Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Luận văn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình – từ thực tiễn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.4 KB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM ÁI NINH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH - TỪ THỰC TIỄN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI – Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM ÁI NINH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH - TỪ THỰC TIỄN


THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8 38 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN TÍNH

HÀ NỘI – Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
phát thanh, truyền hình – từ thực tiễn Thành phố Hà Nội” là công trình nghiên
cứu của riêng tơi. Các kết quả nghiên cứu chưa được cơng bố trong bất cứ một
cơng trình nào khác. Các số liệu, trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính xác thực
và nguồn tin cậy.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về tính trung thực của luận văn.
Tác giả luận văn

Phạm Ái Ninh


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ và dẫn dắt từ các thầy cô giáo, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Lời đầu tiên, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính
Quốc gia, các thầy giáo, cô giáo đã quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt để tơi có
cơ hội học tập, nghiên cứu và phát triển bản thân.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Vũ Văn Tính đã
dành thời gian, cơng sức và tâm huyết để định hướng và chỉ bảo tận tình để tơi
hồn thành được luận văn này.
Hà Nội, ngày..... tháng.....năm 2021
Tác giả luận văn

Phạm Ái Ninh


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...........................................................................1
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ..............................................................2
MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÁT THANH, TRUYỀN
HÌNH ..................................................................................................................12
1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình .....................12
1.1.1. Khái niệm phát thanh, truyền hình và vai trị của phát thanh, truyền hình
....................................................................................................................... 12
1.1.2. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình
....................................................................................................................... 18
1.1.3. Cấu thành của vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền
hình 21
1.1.4. Phân loại hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền
hình 24
1.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình ........27
1.2.1. Khái niệm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh,
truyền hình ....................................................................................................27
1.2.2. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh,
truyền hình ....................................................................................................32

1.2.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh,
truyền hình ....................................................................................................36
1.2.4. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền
hình 38
1.3. Ý nghĩa của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát
thanh, truyền hình ................................................................................................42
Tiểu kết Chương 1 .............................................................................................44
Chương 2: THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI .....................................................................................................45
2.1. Đặc điểm tình hình địa bàn thành phố Hà Nội có liên quan đến xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình ....................................45


2.2. Tình hình vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phát thanh, truyền hình tại thành phố Hà Nội...............................................48
2.2.1. Thực trạng về vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền
hình tại thành phố Hà Nội .............................................................................48
2.2.2. Thực trạng về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh,
truyền hình tại thành phố Hà Nội..................................................................57
2.3. Đánh giá các hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát
thanh, truyền hình ................................................................................................62
2.3.1. Kết quả của hoạt động xử phạt ............................................................62
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân......................................................................63
Tiểu kết Chương 2 .............................................................................................70
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH - TỪ
THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI..............................................................71
3.1. Quan điểm bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh,
truyền hình trên địa bàn thành phố Hà Nội..........................................................71

3.1.1. Xử phạt vi phạm hành chính theo đúng quy định pháp luật ................71
3.1.2. Đảm bảo tính cơng khai minh bạch trong q trình xử phạt vi phạm
hành chính .....................................................................................................72
3.1.3. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp các bên liên quan trong xử phạt vi
phạm hành chính ...........................................................................................73
3.1.4. Gắn với việc nâng cao ý thức pháp luật công vụ của công chức.........73
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình nói chung, thành phố Hà Nội nói
riêng 74
3.2.1. Giải pháp chung...................................................................................74
3.2.2. Giải pháp áp dụng riêng cho thành phố Hà Nội ..................................85
Tiểu kết Chương 3 .............................................................................................91
KẾT LUẬN ........................................................................................................92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................93


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
PTTH

Phát thanh, truyền hình

Cục PTTH&TTĐT

Cục Phát thanh, Truyền hình và Thơng tin điện tử

VPHC

Vi phạm hành chính

Bộ TT&TT


Bộ Thơng tin và Truyền thơng

Sở TT&TT

Sở Thơng tin và Truyền thơng

Nghị định 02

Nghị định 02/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo
chí, xuất bản

Nghị định 159

Nghị định 159/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
báo chí, xuất bản

Nghị định 119

Nghị định 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động
báo chí, hoạt động xuất bản

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CPĐT


Chính phủ điện tử

Nghị định 06

Nghị định 06/2016/NĐ-CP của Chính phủ quản lý,
cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền
hình.

OTT

Nền tảng cung cấp các nội dung về truyền hình qua
internet.

1


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Bảng 1.1: Thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh vực PTTH .........................36
Bảng 2.1: Tổng hợp VPHC trong lĩnh vực PTTH năm 2017-2018 ................49
Bảng 2.2: Số liệu xử phạt VPHC trong lĩnh vực PTTH tại thành phố Hà Nội
năm 2017-2020..............................................................................................57
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tỷ lệ các trường hợp xử phạt VPHC trong lĩnh vực PTTH
phân theo hình thức xử phạt năm 2017-2020 ................................................58
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ số vụ việc và tiền phạt qua các năm 2017-2019 ...........60

2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát thanh, truyền hình (PTTH) là phương tiện truyền thơng đại chúng
nhanh chóng và kịp thời phản ánh thông tin tới nhân dân các thông tin sự kiện
từ thời sự đến kinh tế - xã hội. Một trong những đặc điểm riêng biệt của PTTH
so với các loại hình báo chí khác đó là độ chính xác và tin cậy cao, thơng tin
chính thống và trung thực, tác động đến nhận thức và hành động của con
người.
Trước khi các công nghệ truyền thông đa phương tiện phát triển, đài
phát thanh là phương tiện hiệu quả, phổ cập toàn cầu nhất để truyền tải thơng
tin tới thính giả đặc biệt là những khu vực nghèo, cơ sở vật chất không đầy
đủ, khu vực nông thơn và những khu vực khó tiếp cận. Đối với những người
thường xuyên phải di chuyển thì phát thanh cũng đặc biệt quan trọng để họ có
cơ hội tiếp cận thông tin. Ra đời từ năm 1945, phát thanh đã phát huy vai trị
truyền thơng, thơng tin cho qn và dân ta trong suốt hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ trường kì của dân tộc.
Truyền hình Việt Nam phát sóng chương trình đầu tiên vào năm 1970
với cơng nghệ đen trắng, có khả năng thu nhận tín hiệu sóng vơ tuyến cũng
như truyền dẫn các tín hiệu điện mang hình ảnh và âm thanh được mã hóa,
được phát dưới dạng sóng vơ tuyến hoặc thơng qua cáp quang, đáp ứng cùng
lúc hai chức năng nghe và nhìn. Hình ảnh được chiếu trên màn hình và âm
thanh phát trên hệ thống loa. Truyền hình có mặt sau phát thanh nhưng có sức
thu hút lớn với khán giả. Truyền hình khiến đời sống nhân dân phong phú và
tươi mới hơn. Nhất là vào những năm 90 khi các phương tiện truyền thông
chưa được phổ cập rộng rãi, chiếc vô tuyến là phương tiện chính của các hộ
gia đình để nắm bắt thông tin.

3


Khi xã hội ngày càng phát triển, các dịch vụ trong lĩnh vực PTTH ngày

càng nhiều để khách hàng có sự lựa chọn phù hợp. Những năm vừa qua, lĩnh
vực PTTH đạt được nhiều thành tựu quan trọng về doanh thu của Đài PTTH,
công ty cung cấp dịch vụ PTTH, chất lượng ngày càng được cải tiến nâng cao
và thời lượng của chương trình PTTH được cải thiện. Hiện cả nước có 72 đài
PTTH và đơn vị hoạt động truyền hình Trung ương và địa phương với 283
kênh phát thanh, truyền hình gồm:
- 02 đài quốc gia (Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam);
- 01 Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC (trực thuộc Đài Tiếng nói Việt
Nam);
- 64 đài PTTH địa phương (62 đài PTTH của các tỉnh/thành phố trực
thuộc TW; riêng TP.HCM có hai đài Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh
và Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động độc lập).
- 05 đơn vị hoạt động truyền hình khơng có hạ tầng phát sóng truyền
hình riêng gồm: Truyền hình Quốc hội, Truyền hình Nhân dân, Truyền hình
Thơng tấn (VNews), Truyền hình Cơng an nhân dân (ANTV), Truyền hình
Quốc phịng (QPVN).
Đây là những cơ quan báo hình được hình thành phục vụ yêu cầu tuyên
truyền của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới. Doanh thu (trong đó có doanh
thu quảng cáo) toàn ngành PTTH khoảng trên: 11.079 tỷ đồng; trong đó,
doanh thu của 64 đài PT-TH địa phương là: 6.189 tỷ đồng. Tính đến hết năm
2019, tổng doanh thu thuê bao truyền hình trả tiền ước đạt 8.300 tỷ đồng, tăng
khoảng 2,5 % so với cùng kỳ năm 2018 (khoảng 8.100 tỷ đồng)...[10]
Cùng với đó, só lượng cơng ty hoạt động trong lĩnh vực này khá lớn
nhằm cung cấp các dịch vụ về PTTH nên tạo nên sự cạnh tranh trong việc đáp
ứng các nhu cầu ngày càng cao, chinh phục khách hàng khó tính. Dưới góc độ
kiểm sốt của pháp luật, hiện nay vẫn còn tồn tại những doanh nghiệp, các
4


cơng ty truyền thơng có hành vi vi phạm hành chính (VPHC) và đã được xử

phạt. Cụ thể là hành vi chưa tuân thủ hoặc thực hiện nghiêm các quy định
trong giấy phép hoạt động, giấy phép sản xuất kênh chương trình đã được cấp;
vi phạm trong các nội dung các kênh chương trình: thơng tin chưa được kiểm
chứng, gây ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của tổ chức cá nhân, gây bức xúc
xã hội,...
Hiện nay, có nhiều các nền tảng truyền hình, dịch vụ mới xuất hiện, phù
hợp với sự phát triển trên thế giới, bắt kịp của cuộc cách mạng cơng nghiệp
4.0. Ví dụ, nền tảng phim Netflic – dịch vụ xem video trực tuyến của Mỹ, nội
dung chủ yếu là phim và các chương trình truyền hình nước ngồi thơng qua
kết nối internet. Một trong những hình thức chiếu phim mới này ảnh hưởng
rất lớn đến nền truyền hình truyền thống trong nước bởi các trang phim có đa
dạng các thể loại. Tuy nhiên, hiện chưa có chế tài xử phạt VPHC với các hành
vi vi phạm của Netflic cũng như các trang tương tự của nước ngồi tràn vào
Việt Nam khiến mơi trường kinh doanh không công bằng, doanh thu dịch vụ
PTTH trong nước giảm sút. Một số phim được phát không hợp với thuần
phong mỹ tục Việt Nam, ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức và hành động của
giới trẻ đặc biệt là trẻ em. Khi cơng nghệ càng phát triển thì các hành vi phạm
tội ngày càng tinh vi và khó phát hiện hơn, gây khó khăn trong việc áp dụng
chế tài xử phạt, thẩm quyền xử phạt. Xử phạt VPHC nói chung và xử phạt
VPHC trong lĩnh vực PTTH nói riêng là công cụ quan trọng trong hoạt động
quản lý nhà nước nhằm duy trì sự ổn định và phát triển trong hoạt động quản
lý hành chính của nhà nước, tạo lập môi trường kinh doanh trong sạch và công
bằng, ngăn chặn hành vi phạm tội.
Thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hóa chính trị của đất nước, là nơi chung
chuyển các phương tiện giao thông trong nước và quốc tế. Thủ đô nơi thu hút
các doanh nghiệp tập trung, các công ty truyền thông, đơn vị cung cấp các
5


dịch vụ PTTH. Chính vì vậy, trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng xảy ra khơng

ít các trường hợp vi phạm hành chính đã được xử lý. Căn cứ xử phạt hiện nay
chủ yếu là Nghị định số 159/2013/NĐ-CP (Nghị định 159) ngày 12/11/2013
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí xuất bản. Tính
từ 01/12/2020 nghị định 159 sẽ hết hiệu lực và được thay thế bằng nghị định
119/2020/NĐ-CP (Nghị định 119) ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định
xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản. Nghị
định 159 phát huy được khả năng quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực
PTTH trong những năm vừa qua, tuy nhiên đã bộc lộ một số khó khăn trong
quá trình xử phạt như một số hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Báo chí năm
2016 đang khơng có chế tài xử phạt, một số hành vi xử phạt quá nhẹ, mức
phạt tiền thấp hơn so với tình hình kinh tế ngày càng phát triển,...
Xuất phát từ những lý do trên, tơi chọn đề tài:“Xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình – từ thực tiễn Thành phố Hà Nội”
làm đề tài Luận văn thạc sĩ ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh vực PTTH từ thực
tiễn thành phố Hà Nội.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Hiện nay, lĩnh vực PTTH nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà
nước. Những người làm khoa học và công tác lý luận cũng đã nghiên cứu vấn
đề này ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau. Trong thời gian qua, đã có khá
nhiều các cơng trình nghiên cứu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài
luận văn, cụ thể:
- “Bình luận các quy định về xử phạt vi phạm hành chính”, Cao Vũ
Minh, Nguyễn Nhật Khanh, Nxb. Lao động - xã hội, 2019.

6


- “Bình luận khoa học Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012”,
PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp chủ biên, Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt

Nam, 2017.
- Luận văn “Quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình từ thực tiễn
tỉnh Quảng Nam”, thạc sĩ Trần Thị Bích Uyên, Học viện Khoa học xã hội,
2019. Luận văn nêu lên các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực quản lý nhà nước,
quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh, dưới góc độ là
nhà quản lý. Từ thực trạng quản lý của tỉnh Quảng Nam, nêu lên những thuận
lợi, hạn chế trong công tác quản lý và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam.
- Luận án “Phát triển nguồn nhân lực phát thanh – truyền hình Việt
Nam đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế”, tiến sĩ Kim Ngọc Anh,
Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội, 2014. Luận án tập trung làm rõ
thực trạng về nguồn nhân lực phát thanh, truyền hình ở Việt Nam nói chung
và đưa ra các đề xuất để nguồn nhân lực có thể đáp ứng được yêu cầu của quá
trình hội nhập quốc tế. Đây cũng là một vấn đề quan trọng, nhằm hoàn thiện
hệ thống nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này đồng thời góp phần đưa ra
phương án xây dựng, đào tạo và phát triển đội ngũ có năng lực, trình độ và
bắt nhịp với sự phát triển của các quốc gia trên thế giới.
- Luận văn “Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn
tỉnh Bình Dương”, thạc sĩ Trần Minh Khiêm, Học viện Hành chính quốc gia,
2020. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận để làm rõ quan niệm về báo chí;
quản lý nhà nước và quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí nói chung.
Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động báo chí và cơng tác quản lý nhà nước
đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tác giả đã đề xuất ra

7


một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với
hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

- Luận văn “Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh-truyền hình
từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam”, thạc sĩ Hà Thị Lan Anh, Học viện Khoa học
xã hội, 2020. Nối tiếp luận văn của Thạc sĩ Trần Thị Bích Uyên, tác giả Lan
Anh cũng lựa chọn một khía cạnh khác khơng phải dưới góc độ quản lý mà
rộng hơn đó là thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phát thanh – truyền hình từ
thực tiễn tỉnh Quảng Nam. Tác giả đã thể hiện rõ việc thực hiện pháp luật
trong lĩnh vực này thế nào, phân tích được những hạn chế và nêu nguyên nhân
trong thực hiện pháp luật, từ đó, đề xuất các giải pháp để việc thực hiện pháp
luật trong lĩnh vực phát thanh – truyền hình ở tỉnh Quảng Nam được hiệu quả.
- Luận văn “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật
tự, an toàn xã hội tại địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình”, thạc sĩ Lê
Thị Thủy, Đại học Luật Hà Nội, 2014. Tác giả đã làm sáng tỏ một số vấn đề
lý luận về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
an ninh, trật tự, an tồn xã hội, phân tích được thực trạng, tìm ra ngun nhân,
hạn chế trong hoạt động xử phạt, đưa ra đề xuất để nâng cao hiệu quả hoạt
động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã
hội tại địa bàn huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Các cơng trình khoa học đã được cơng bố ở trên phần nào đã đề cập tới
quản lý nhà nước trong hoạt động báo chí nói chung, vi phạm hành chính và
xử phạt VPHC. Lĩnh vực PTTH cũng có được đề cập tới dưới khía cạnh nào
đó, tuy nhiên, chưa có cơng trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách toàn
diện cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực
PTTH và đưa ra các giải pháp góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động xử
phạt VPHC trong lĩnh vực phát thanh truyền hình trên phạm vi một tỉnh/ thành
phố cụ thể.
8


Trên cơ sở kế thừa các thành quả nghiên cứu của các cơng trình nghiên
cứu khoa học đã được cơng bố về VPHC và xử phạt VPHC, lĩnh vực PTTH,

luận văn tập trung đi sâu về xử phạt VPHC trong lĩnh vực PTTH trên địa bàn
thành phố Hà Nội trên cả hai phương diện: phương diện lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích:
Mục đích của luận văn là nghiên cứu hoạt động xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình trên địa bàn thành phố Hà Nội
trong một số năm gần đây. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện các quy
định của pháp luật, bảo đảm hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực phát thanh truyền hình từ thực tiễn thành phố Hà Nội.
- Nhiệm vụ:
+ Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về vi phạm hành chính và xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng, tìm ra ngun nhân, hạn chế trong hoạt
động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình trên
địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Đưa ra đề xuất nhằm bảo đảm hoạt động xử phạt VPHC trong lĩnh
vực phát thanh truyền hình từ thực tiễn thành phố Hà Nội
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Việc xử phạt VPHC trong lĩnh vực PTTH tại
thành phố Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong khn khổ có hạn, Luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu những vấn đề cơ bản của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực PTTH trên địa bàn thành phố Hà Nội, dưới góc độ khoa học
Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, với số liệu chủ yếu từ chủ thể quản lý là

9


Cục Phát thanh, Truyền hình và Thơng tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền
thông từ năm 2017 đến nay.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về Nhà nước và pháp luật, về tuyên truyền, giáo dục thực hiện pháp luật.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp khoa
học của Luật Hiến pháp và Luật Hành chính một cách linh động, đa dạng và
cụ thể là một số các phương pháp sau:
Phương pháp so sánh, đánh giá: Phương pháp này chủ yếu nhằm đưa
ra các nhận xét, so sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật về vi phạm hành
chính, xử phạt VPHC trong lĩnh vực PTTH, đánh giá hoạt động xử phạt qua
các năm trên địa bàn thành phố Hà Nội để đúc rút khó khăn, vướng mắc và đề
xuất phương hướng giải quyết.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp này được sử dụng
xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn. Phương pháp có tác
dụng hệ thống hóa các quy định pháp luật, hệ thống được các cơng trình
nghiên cứu làm tài liệu tham khảo và làm sáng tỏ cơ sở lý luận về xử phạt
VPHC trong lĩnh vực PTTH, làm rõ thực trạng xử phạt trên địa bàn thành phố
Hà Nội để chỉ ra các kết quả đạt được, bất cập và nguyên nhân. Từ đó, luận
văn đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt VPHC trong lĩnh vực
PTTH.
Phương pháp nghiên cứu các tài liệu thứ cấp: Từ những nguồn tài liệu
đã có, liên quan trực tiếp và gián tiếp tới đề tài luận văn, tác giả luận văn đã
trực tiếp nghiên cứu, tham khảo các vấn đề khác nhau trong lĩnh vực phát
thanh, truyền hình như về quản lý PTTH, nguồn nhân lực PTTH, số liệu vi
phạm lĩnh vực PTTH,...Phương pháp này nhằm phục vụ cho việc tổng hợp,
10


phân tích những khía cạnh khác nhau trong hoạt động xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực PTTH để đưa ra những góc nhìn mới về lĩnh vực này, đề

xuất được các giải pháp phù hợp với thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần xây dựng, làm phong phú một số
vấn đề lý luận về xử phạt VPHC trong lĩnh vực PTTH cũng như thực tiễn xử
phạt VPHC trong lĩnh vực PTTH nói chung và địa bàn thành phố Hà Nội nói
riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Luận văn góp phần đánh giá thực trạng vi phạm và xử phạt VPHC
trong lĩnh vực PTTH trên địa bàn thành phố Hà Nội.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm hoạt động xử phạt VPHC
trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới.
+ Luận văn là tài liệu tham khảo để nghiên cứu chuyên ngành và liên
ngành về xử phạt VPHC trong lĩnh vực PTTH.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và pháp luật về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình.
Chương 2: Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát
thanh, truyền hình trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 3: Quan điểm, giải pháp bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình - từ thực tiễn thành phố Hà Nội.

11


Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC
PHÁT THANH, TRUYỀN HÌNH
1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình

1.1.1. Khái niệm phát thanh, truyền hình và vai trị của phát thanh,
truyền hình
1.1.1.1. Khái niệm phát thanh
Phát thanh chưa có một khái niệm cụ thể, có ý kiến cho rằng: “Phát
thanh là phương tiện truyền thông tức thì. Thính giả có thể nghe thơng tin thời
sự khắp nơi: ở nhà, ngồi phố, tại văn phịng, ngồi đồng ruộng, trên xe, khi
đi du lịch, chỉ cần một máy thu đơn giản có lắp pin là bạn sẽ được kết nối trực
tiếp với thế giới”.
Cũng có ý kiến khác cho rằng: “Phát thanh là loại hình báo chí sử dụng
ngơn ngữ âm thanh tổng hợp, bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc, tác động
trực tiếp vào thính giác của đối tượng tiếp nhận. Trong ba thành tố của ngơn
ngữ phát thanh, lời nói đóng vai trị then chốt. Lời nói cung cấp thơng tin,
chun chở tư tưởng, khơi dậy cảm xúc, là cầu nối hữu hiệu giữa đài phát
thanh và cơng chúng thính giả.[33]
Hay “Báo phát thanh là loại hình báo chí sử dụng kỹ thuật sóng điện từ
và hệ thống truyền thanh, truyền đi âm thanh, trực tiếp tác động vào thính giác
của đối tượng tiếp cận”. [36]
Phát thanh chưa có một định nghĩa cụ thể trong văn bản pháp luật, tuy
nhiên, từ các cách hiểu khác nhau, ta có thể tóm lược đó là một trong những
thể loại báo chí đời đầu tiên gần gũi và thân thuộc với nhân dân trên khắp mọi
miền thế giới. Bằng cách đan dệt ngôn từ thành câu, thành bài, bằng khả năng

12


sử dụng giọng đọc, giọng nói truyền cảm, nhà báo phát thanh có thể vẽ lên
trong tâm trí thính giả một thế giới hiện thực vô cùng sống động, phong phú,
có thể đưa người nghe đến bất cứ nơi đâu, gặp gỡ bất kỳ ai,...
Phát thanh tác động đến thính giả bằng âm thanh, lời nói, tiếng động,
âm nhạc và kích thích trí tưởng tượng, nhằm cung cấp những thơng tin mới

nhất, cập nhật tình hình về con người, sự vật, hiện tượng,…đã, đang và sẽ xảy
ra. Không chỉ ở thành thị, nơi có đầy đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất tốt mà
ngay cả những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thiếu thốn thì một chiếc
đài phát thanh là khơng thể thiếu đối với mỗi gia đình. Phát thanh khơng chỉ
phục vụ mục đích phục vụ cho việc thương mại, quảng cáo, chính trị xã hội,…
mà cịn phục vụ cho lợi ích chung của đơng đảo quần chúng nhân dân. Hiện
nay, dưới sự phát triển của khoa học công nghệ mới, phát thanh ngày càng
hiện đại hơn, có sự đổi mới hấp dẫn để thu hút thính giả, đặc biệt là những
người do yêu cầu công việc phải di chuyển nhiều.
1.1.1.2. Khái niệm truyền hình
Truyền hình là hệ thống điện tử viễn thơng có khả năng thu nhận tín
hiệu sóng và tín hiệu qua đường cáp để truyền tài hình ảnh, âm thanh và là
một loại máy phát hình truyền tải chủ yếu bằng hình ảnh sống động và âm
thanh kèm theo, máy truyền hình là máy nhận tín hiệu đó qua hệ thống thu
qua đó phát bằng hình ảnh.
Sự ra đời của truyền hình đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông
đại chúng càng thêm hùng mạnh, khơng chỉ về số lượng và cịn tăng về chất
lượng. Với các ưu thế về kỹ thuật và cơng nghệ truyền hình đã khiến cuộc
sống thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phong phú hơn về nội dung.
Xét theo góc độ kỹ thuật truyền tải có truyền hình sóng (wireless TV)
và truyền hình cáp (CATV). Xét dưới góc độ thương mại có truyền hình cơng
cộng (public TV) và truyền hình thương mại (commercical TV). Xét theo tiêu
13


chí mục đích nội dung, có thể chia thành truyền hình giáo dục, truyền hình
giải trí,…
Truyền hình sóng: (vơ tuyến truyền hình- Wireless TV) được thực hiện
theo nguyên tắc kỹ thuật như sau: hình ảnh và âm thanh được mã hóa dưới
dạng các tín hiệu sóng và phát vào khơng trung. Các máy thu tiếp nhận các tín

hiệu rồi giải mã nhằm tạo ra hình ảnh động và âm thanh trên máy thu hình (ti
vi). Cịn sóng truyền hình là sóng phát thẳng, vì thế ăngten thu bắt buộc phải
''nhìn thấy'' được ăngten máy phát và phải nằm trong vùng phủ sóng thì mứoi
nhận được tín hiệu tốt. Từ những đặc điểm kỹ thuật trên, truyền hình sóng chỉ
có khả năng đáp ứng nhu cầu của công chúng bằng các chương trình cho các
đối tượng; khơng có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu hay dịch vụ cá nhân.
Truyền hình cáp: (hữu tuyến – CATV- viết tắt tiếng Anh là Community
Antenna Television) đáp ứng nhu cầu phục vụ tốt hơn cho cơng chúng.
Ngun tắc thực hiện của truyền hình cáp là tín hiệu được truyền trực tiếp qua
cáp nối từ đầu máy phát đến từng máy thu hình. Ngồi ra truyền hình cáp cịn
phục vụ nhiều dịch vụ khác mà truyền hình sóng khơng thể thực hiện được.
Sự khác biệt lớn nhất giữa phát thanh và truyền hình là ở chỗ: Phát
thanh chỉ có thể tác động đến thính giác của con người thì truyền hình lại tác
động tới thị giác của con người. Trong truyền hình, cơng chúng khơng còn
phải tưởng tượng ra bối cảnh, địa điểm, thể chất của nhân vật vì được xem
chương trình bằng cả thính giác và thị giác trực tiếp. Trên cơ sở âm thanh,
phát thanh có khả năng ảnh hưởng mạnh đến trí tưởng tượng và sự sáng tạo
nơi thính giả. Truyền hình kế thừa ở Phát thanh việc sử dụng âm thanh (Tiếng
động hiện trường, tiếng động giả, âm nhạc và giọng nói của người dẫn chương
trình…)
Có thể nói hệ thống PTTH trong cả nước hiện nay đang phát triển nhanh
cả về nội dung, chất lượng chương trình, hạ tầng kỹ thuật và phương thức
14


truyền dẫn, phát sóng, góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH của đất
nước. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh, mạnh của hệ thống PTTH đang đặt ra
những thách thức trong công tác quản lý nhà nước.
PTTH là loại hình báo chí mang tính đặc thù, địi hỏi sự gắn kết giữa
nội dung, kỹ thuật và hạ tầng. Vì vậy, quản lý nhà nước về PTTH đòi hỏi sự

thống nhất, mang tính đồng bộ cao cả về nội dung và kỹ thuật. Để PTTH phát
triển, phát huy tối đa vai trò là cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước,
cần tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với lĩnh vực này.
1.1.1.3. Vai trò của phát thanh, truyền hình
Thứ nhất, vai trị hay nhiệm vụ hàng đầu của phát thanh, truyền hình đó
chính là thơng tin.
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu cập nhật, tiếp cận thông tin càng
cao, nên cả phát thanh và truyền hình đều đảm nhiệm trách nhiệm khơng nhỏ
trong việc truyền tải thông tin đến nhân dân một cách nhanh chóng, thời sự và
mới mẻ. Trong thời đại của sự bùng nổ internet, sự cạnh tranh giữa các loại
hình báo chí vơ cùng khắc nghiệt, liên quan đến sự sống cịn của một thể loại
báo chí. PTTH tương tự, sự thành công và phát triển của PTTH phụ thuộc vào
số lượng khán, thính giả, số tiền mà họ bỏ ra mua các kênh truyền hình, sử
dụng các dịch vụ của PTTH,…Đặc biệt phát thanh phù hợp với các cộng đồng
vùng sâu vùng xa và vô cùng hiệu quả trong việc tiếp cận tới những người dân
bị ảnh hưởng bởi thảm họa, trong khi các phương tiện truyền thông khác đang
bị gián đoạn. Phát thanh mặt đất cũng đóng vai trị hữu ích trong việc cung
cấp kịp thời những thơng tin thực tế và có liên quan cho các cộng đồng đang
trong vùng bị hoảng loạn, hay ảnh hưởng bởi thiên tai. Nhanh chóng và hợp
thời là hai yếu tố làm nên giá trị thơng tin báo chí. Nếu thơng tinh nhanh và
đảm bảo tính hợp thời sẽ đem lại hiệu quả tác động lớn.

15


Thứ hai, vai trị cơng tác tư tưởng, tun truyền.
Bất cứ thông tin nào trên đài phát thanh cũng như truyền hình đều phải
phù hợp với hệ thống giá trị văn hóa và đạo lý của dân tộc. Các thơng tin trên
truyền hình nhằm vào việc định hướng dư luận, thái độ, nhận thức và hành vi
cho công chúng. Phát thanh trao cho tất cả mọi người, khơng kể trình độ học

vấn hay địa vị kinh tế xã hội những cơ hội để tưởng tượng, giải trí và tham gia
vào những cuộc tranh luận, tương tác trên kênh phát sóng. Các chương trình
nhà đài có thể là giải đáp thắc mắc, các chính sách pháp luật, sức khỏe, những
vấn đề bức xúc của cuộc sống. Từ đó, định hướng cho thính giá một hướng
đi, cách làm hay đơn giải là một lời khuyên từ chuyên gia trong các ngành cụ
thể. Truyền hình với những lợi thế đặc biệt về âm thanh và hình ảnh có khả
năng tun truyền, thể hiện một lượng thơng tin lớn sinh động cho khán thính
giả của truyền hình và có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng cho người
xem, từ đó quyết định hành vi của họ. Vì thế, thơng tin phải hết sức khách
quan, trung thực, thẳng thắn để đem đến cho khán giả nhận thức đúng đắn,
phù hợp với đường lối của Đảng và Nhà nước.
Báo chí nước ta hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của
Nhà nước, nên mọi thông tin đều phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu thông tin của
công chúng, cũng như nhu cầu tun truyền. Truyền hình ln bám sát đời
sống thực tiễn, tập trung phản ánh những điển hình trong xã hội, đồng thời
phê phán những tiêu cực trong xã hội.
Thứ ba, vai trị khai sáng, giải trí.
Cuộc sống càng hiện đại thì nhu cầu giải trí càng cao. Nhờ vào khoa
học kỹ thuật – công nghệ ngày càng hiện đại, người dân có thể ngồi tại nhà và
chọn lựa tất cả những kênh truyền hình mà họ u thích. Nếu như phát thanh
mới chỉ đáp ứng được yêu cầu về mặt âm thanh thì truyền hình đáp ứng cả âm
thanh và hình ảnh. Ca nhạc, phim ảnh… tất cả những loại hình nghệ thuật đáp
16


ứng nhu cầu giải trí và nâng cao kiến thức của con người. Đây là một ưu điểm
đặc biệt mà khơng phải loại hình báo chí nào cũng có được. Chính vì vậy, mặc
dù xuất hiện sau các loại hình báo chí khác nhưng truyền hình đã nhanh chóng
khẳng định được vị trí và có được một lượng khán giả đơng đảo. Thơng qua
truyền hình, sự giao lưu văn hố với các nước trong khu vực và trên thế giới

đã trở nên dễ dàng hơn. Người xem có điều kiện mở rộng tầm mắt, cho dù
ngồi ở nhà, họ vẫn được xem những hình ảnh mới nhất, sống động động nhất
về nhiều nơi trên thế giới. Đây là một yếu tố quan trọng đối với việc phát triển
văn hoá qua truyền hình.
Có thể lấy ví dụ rất đơn giản về những chương trình trị chơi truyền
hình vừa giúp khán giả giải trí, vừa cho họ có cơ hội học tập thêm như chương
trình: “Ai là triệu phú” của Đài Truyền hình Việt Nam, “Vượt qua thử thách”
của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, “Rồng vàng” của Đài Truyền hình
thành phố Hồ Chí Minh…đó là những chương trình trị chơi kiến thức đang
thu hút được sự theo dõi của khán giả xem truyền hình. Hiện nay, Đài Truyền
hình Việt Nam đã có những kênh chuyên biệt để tạo sự thuận lợi cho người
xem. Kênh VTV1 là chương trình thời sự, VTV2 là kênh khoa học, giáo dục
và kênh VTV3 là kênh thể thao giải trí, thơng tin kinh tế. Khán giả xem truyền
hình có thể lựa chọn bất kỳ kênh truyền hình nào họ thích.
Thứ tư, vai trị giám sát, quản lý xã hội.
Giám sát là một trong các chức năng cơ bản của báo chí. Đảng ta quan
niệm rằng, báo chí là vũ khí sắc bén của Đảng và Nhà nước, là công cụ lợi hại
trong cuộc đấu tranh phị chính trừ tà, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và là
diễn đàn của nhân dân. Trong Nghị quyết Trung ương 6 (khoá VIII) lần 2,
Đảng ta xác định báo chí là một trong 4 hệ thống giám sát xã hội quan trọng.
Đặc thù giám sát của báo chí là giám sát bằng dư luận xã hội, bằng tai mắt của

17


nhân dân, mọi nơi, mọi lúc. Do đó để báo chí làm tốt chức năng giám sát xã
hội của mình, cần chú ý một số vấn đề:
- Tuyên truyền rộng khắp trong nhân dân về đường lối chủ trương chính
sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước.
- Nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân để họ thực sự có thể là người

có năng lực làm chủ, tham gia tích cực các hoạt động kinh tế, văn hố, xã hội;
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở và mở rộng tiến trình dân chủ
hố đời sống xã hội, bảo đảm để mọi người và mọi tổ chức kinh tế – xã hội
đều hoạt động theo pháp luật, giữ nghiêm kỷ cương phép nước; xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN.
- Nâng cao năng lực, đạo đức, phẩm chất chính trị, phẩm chất nghề
nghiệp của người làm báo.
Trong quá trình thực hiện chức năng giám sát xã hội, nhấn mạnh vai trò
đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, phanh phui các vụ việc không lành
mạnh ra công luận. Điều đó thể hiện sự bức xúc của dư luận xã hội trong tình
hình hiện nay. Tuy nhiên, chức năng giám sát được hiểu bằng cả việc kịp thời
biểu dương các hiện tượng tích cực, phát hiện cổ vũ nhân tố mới…
1.1.2. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực phát thanh,
truyền hình
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PTTH là một loại hành vi diễn ra
khá phổ biến trong đời sống xã hội hiện đại, bởi vậy, để phòng ngừa, ngăn
chặn một cách có hiệu quả những tác hại của những hành vi này, việc xác định
dấu hiệu đặc trưng của hành vi VPHC trong lĩnh vực PTTH là vô cùng cần
thiết. Việc xử phạt VPHC chỉ được tiến hành khi có hành vi VPHC của cá
nhân, tổ chức do pháp luật quy định.

18


Vi phạm hành chính trong lĩnh vực PTTH cũng giống như các hành vi
vi phạm hành chính nói chung. Tuy mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội
phạm hình sự, hành vi VPHC là những hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa tới
lợi ích của Nhà nước, của tập thể, của cá nhân cũng như lợi ích chung của
cộng đồng. Ngun nhân chính dẫn đến tình trạng tội phạm nảy sinh trên các
lĩnh vực của đời sống xã hội là nếu như không được ngăn chặn ngay từ đầu

và có hình thức xử lý kịp thời. Chính vì thế, cơng tác đấu tranh trong phịng
và chống vi phạm hành chính nói chung và VPHC trong lĩnh vực PTTH nói
riêng ln được xã hội quan tâm.
Tính tới thời điểm hiện tại, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp
luật quy định về VPHC và biện pháp xử lý đối với loại vi phạm này.
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 (Pháp lệnh năm 1995),
khái niệm “vi phạm hành chính” khơng được định nghĩa cụ thể mà được định
nghĩa một cách gián tiếp, thông qua khái niệm “xử phạt vi phạm hành chính”
tại khoản 2 Điều 1:“Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá
nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước
mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt hành chính”.[37,tr.1]
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (Pháp lệnh năm 2002)
cũng định nghĩa “vi phạm hành chính” một cách gián tiếp, thơng qua khái
niệm “xử phạt vi phạm hành chính” tại khoản 2 Điều 1: “Xử phạt vi phạm
hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung
là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp
luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của
pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.[38,tr.1]
Hiện nay, khái niệm “vi phạm hành chính” được thể hiện rõ tại khoản
1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, theo đó: “Vi phạm hành chính
19


×