Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các hợp chất flavonoid glycoside phân lập từ hoa cây trà hoa vàng camellia chrysantha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.16 KB, 6 trang )

Tạp chí Hóa học, 2018, 56(3), 335-340

Bài nghiên cứu

DOI: 10.15625/vjc.2018-0029

Các hợp chất flavonoid glycoside phân lập từ hoa cây Trà hoa vàng
Camellia chrysantha
Nguyễn Thị Hồng Vân1,2*, Cầm Thị Ính1, Phạm Cao Bách1, Trần Thị Tuyến1, Nguyễn Thị Thanh1,3,
Nguyễn Hương Quỳnh1,4, Phạm Quốc Long1,2
Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

1

Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam

2

3

Lớp CNHH12, Khóa 12, khoa Hóa-Lý kỹ thuật, Học Viện Kỹ thuật quân sự

Trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam

4

Đến Tịa soạn 16-5-2018; Chấp nhận đăng 30-5-2018
Abstract
Camellia chrysantha (the golden camellia, golden tea) is a species of evergreen shrub or small tree belonging to the
family Theaceae. The flowers and the leaves of this plant are used as tea and drank for its health benefits. The aim of
this study was to investigate the chemical constituents of the flowers of Camellia chrysantha. Five flavonoid glycosides


were isolated from the ethyl acetate and the water-soluble fractions of the flowers of Camellia chrysantha, including
vitexin (1), quercetin-3-O-β-D-glucopyranoside (2), quercetin-7-O-β-D-glucopyranoside (3), quercetin-3'-O-β-Dglucopyranoside (4) and quercetin-3-O-rutinose (5). Their chemical structures were elucidated by spectroscopic data
analysis and by comparison with those reported in the literature. Among five compounds, compounds 2, 4 and 5 were
isolated for the first time from this species.
Keywords. Camellia chrysantha, Theaceae, vitexin, quercetin-3-O-β-D-glucopyranoside, quercetin-7-O-β-Dglucopyranoside, quercetin-3'-O-β-D-glucopyranoside, quercetin-3-O-rutinose.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Trà hoa vàng (Camellia chrysantha) thuộc họ
Chè (Theaceae), là loại cây gỗ nhỏ hay cây bụi, sinh
sống trong các khu rừng ẩm có độ cao dưới 500 m.
Cây phân bố ở Trung Quốc và Việt Nam.[1] Ở nước
ta, hiện nay lồi cây này mới chỉ được tìm thấy ở Ba
Chẽ (Quảng Ninh). Trà hoa vàng là một loại dược
liệu quý hiếm. Theo các nghiên cứu ở Trung Quốc,
Trà hoa vàng có chứa rất nhiều các nguyên tố vi
lượng như germanium, selenium, mangan,
molypden, kẽm, vanadium; các hoạt chất trong lá và
hoa Trà hoa vàng có tác dụng hạ huyết áp, giảm tiểu
đường, hạ cholesterol, hạ mỡ máu, chống u bướu,
tăng cường hệ miễn dịch và kéo dài tuổi thọ. Mặc dù
là một loại cây dược liệu quý và có rất nhiều công
dụng, nhưng cho đến nay, các nghiên cứu về Trà hoa
vàng mới chỉ có rất ít, các nghiên cứu này chủ yếu
tập trung vào các đặc tính thực vật và làm cảnh của
Trà hoa vàng. Trong bài báo này, chúng tơi trình bày
việc phân lập và xác định cấu trúc hóa học của năm
hợp chất flavonoid glycoside là vitexin (1),
quercetin-3-O-β-D-glucopyranoside (2), quercetin-7335 Wiley Online Library

O-β-D-glucopyranoside (3), quercetin-3'-O-β-Dglucopyranoside (4) và quercetin-3-O-rutinose (5) từ

hoa cây Trà hoa vàng.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Nguyên liệu
Mẫu hoa Trà hoa vàng Camellia chrysantha được
thu hái tại Ba Chẽ, Quảng Ninh vào tháng 12 năm
2016. Tên khoa học của cây được xác định bởi nhà
thực vật học TS. Nguyễn Quốc Bình, Bảo tàng
Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và
Công nghệ Việt Nam. Tiêu bản mẫu được lưu giữ tại
Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (số tiêu bản
mẫu THV01/BC-QN).
2.2. Hóa chất và thiết bị
Phổ khối lượng (ESI-MS): đo trên máy AGILENT
1100 LC-MSD Trap spectrometer.
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR): đo trên

© 2018 Vietnam Academy of Science and Technology, Hanoi & Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGaA, Weinheim


Tạp chí Hóa học
máy Bruker AM500 FT-NMR Spectrometer, sử
dụng chất nội chuẩn TMS.
Sắc ký cột (CC): sử dụng chất nhồi silica gel pha
thường cỡ hạt 0,040-0,063 mm (60-230 mesh) và
0,063-0,200 mm (230-400 mesh), silica gel pha đảo
YMC RP-18 (30-50 μm) của Merck.
Sắc ký lớp mỏng (TLC): thực hiện trên bản mỏng
tráng sẵn DC-Alufolien 60 F254 (Merck). Phát hiện
vệt chất bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng 254 nm

và 368 nm kết hợp dùng thuốc thử là dung dịch
H2SO4 10 %, sấy khơ rồi hơ nóng từ từ trên bếp điện
đến khi hiện màu.
2.3. Chiết tách và phân lập các chất
Mẫu hoa Trà hoa vàng sau khi thu hái về được sấy
khơ ở nhiệt độ 50 oC và sau đó được nghiền thành
bột. Bột mẫu dược liệu (1 kg) được ngâm chiết với
dung môi etanol kết hợp siêu âm và gia nhiệt ở 50
o
C (3 lần × 2 giờ mỗi lần). Dịch chiết etanol sau đó
được cất loại dung mơi dưới áp suất giảm thu được
cao chiết tổng etanol. Cao ethanol được bổ sung
thêm nước và chiết phân bố lại lần lượt với các dung
môi n-hexan, cloroform và etyl axetat; sau khi cô
quay dưới áp suất giảm để thu hồi dung môi thu
được các phần cặn chiết n-hexan (cặn A), cloroform
(cặn B) và etyl axetat (cặn C), tương ứng. Phần dịch
nước còn lại được sắc ký trên cột diaion và rửa giải
với H2O, sau đó là với metanol; phần rửa giải bởi
methanol được cô quay dưới áp suất giảm để thu hồi
dung môi và thu được cặn D.
Cặn C (35 g) được tẩm khô với silica gel
(Merck, 0,063-0,200 mm) rồi được tiến hành sắc ký
cột với chất hấp phụ là silica gel pha thường (Merck,
0,063-0,200 mm), rửa giải bởi hệ dung môi
CH2Cl2:CH3OH (100 % CH2Cl2, 9:1, 8:2, 7:3, 6:4,
5:5 và 100 % MeOH), thu được 7 phân đoạn (ký hiệu
từ THV/C-1 đến THV/C-7). Phân đoạn THV/C-5 (1,5
g) được tiến hành sắc ký cột với chất hấp phụ là
silica gel pha thường (Merck, 0,04-0,06 mm) và rửa

giải bằng hệ dung môi CH2Cl2:CH3OH (8:1, v/v),
thu được 8 phân đoạn nhỏ (ký hiệu từ THV/C5/1
đến THV/C5/8). Phân đoạn THV/C5/4 được tiếp tục
sắc ký trên cột silica gel pha thường (Merck, 0,040,06 mm) với hệ dung mơi rửa giải CH2Cl2:CH3OH
(10:1, v:v), sau đó được tinh chế trên cột silica gel
pha đảo (YMC RP-18) với hệ dung môi rửa giải
CH3OH:H2O (2:1, v:v) thu được hợp chất 1 (chất rắn
màu vàng nhạt, 8 mg). Phân đoạn THV/C5/5 được
tiếp tục sắc ký trên cột silica gel pha thường (Merck,
0,04-0,06 mm) với hệ dung môi rửa giải
CH2Cl2:CH3OH:H2O (8:1:0,08, v:v:v), sau đó được
tinh chế trên cột silica gel pha đảo (YMC RP-18) với
hệ dung môi rửa giải CH3OH:H2O (1:1,5, v:v) thu
được hợp chất 2 (chất rắn màu vàng nhạt, 10 mg).

Nguyễn Thị Hồng Vân và cộng sự
Phân đoạn THV/C-6 (1,5 g) được tiến hành sắc ký
cột với chất hấp phụ là silica gel pha thường (Merck,
0,04-0,06 mm) và rửa giải bằng hệ dung môi
CH2Cl2:CH3OH (7:1, 5:1, 3:1, v:v), thu được 5 phân
đoạn nhỏ (ký hiệu từ THV/C6/1 đến THV/C6/5).
Phân đoạn nhỏ THV/C6/3 sau đó được tiếp tục sắc
ký trên cột silica gel pha đảo (YMC RP-18) với hệ
dung môi rửa giải CH3OH:H2O (1:2, v:v) thu được
hợp chất 3 (chất rắn màu vàng nhạt, 7 mg).
Cặn D (17 g) được tẩm khô với silica gel
(Merck, 0,063-0,200 mm) rồi được tiến hành sắc ký
cột với chất hấp phụ là silica gel pha thường (Merck,
0,063-0,200 mm), rửa giải bằng hệ dung môi
CH2Cl2:CH3OH:H2O (5:1:0,1, v:v:v) thu được 5

phân đoạn (ký hiệu từ THV/D/1 đến THV/D/5).
Phân đoạn THV/D/4 được sắc ký trên cột silica gel
pha thường và rửa giải bằng hệ dung môi
CH2Cl2:CH3OH (7:1, v:v), sau đó tinh chế trên cột
silica gel pha đảo (YMC RP-18) với hệ dung môi
rửa giải MeOH:H2O (1:1,5, v:v) thu được hợp chất 4
(chất rắn màu vàng nhạt, 5 mg). Phân đoạn
THV/D/4 được tinh chế trên cột silica gel pha đảo
(YMC RP-18) và rửa giải bởi hệ dung môi
MeOH:H2O (1:2, v:v), thu được hợp chất 5 (chất rắn
màu vàng nhạt, 7 mg).
Hợp chất 1: vitexin
Chất rắn màu vàng;
ESI-MS: m/z 433 [M+H]+, C21H20O10;
1
H-NMR (500 MHz, DMSO)  (ppm): 6,28 (s,
H-3), 6,78 (s, H-6), 8,03 (d, J = 8,5 Hz, H-2′, H-6′),
6,90 (d, J = 8,5 Hz, H-3′, H-5′), 4,70 (d, J = 10,0
Hz, H-1′′), 3,85 (br t, J = 9,5 Hz, H-2′′), 3,28 (H-3′′),
3,40 (br s, H-4′′), 3,24 (H-5′′), 3,54 (br m, Ha-6′′),
3,77 (br d, J = 11,5 Hz, Hb-6′′), 13,17 (5-OH);
13
C-NMR (125 MHz, DMSO)  (ppm): 163,98
(C-2), 102,47 (C-3), 182,11 (C-4), 156,02 (C-5),
98,17 (C-6), 162,57 (C-7), 104,63 (C-8), 161,15
(C-9), 104,08 (C-10), 121,64 (C-1′), 128,98 (C-2′,
C-6′), 115,84 (C-3′, C-5′), 160,42 (C-4′), 78,69
(C-1′′), 73,41 (C-2′′), 70,87 (C-3′′), 70,58 (C-4′′),
81,85 (C-5′′), 61,32 (C-6′′).
Hợp chất 2: quercetin-3-O-β-D-glucopyranoside

Chất rắn màu vàng nhạt;
ESI-MS: m/z 463 [M-H]-, C21H20O12
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD)  (ppm): 6,23
(1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,42 (1H, d, J = 2,0 Hz, H8), 7,73 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2'), 6,89 (1H, d, J =
8,5 Hz, H-5'), 7,60 (1H, dd, J = 2,0 Hz, 8,5 Hz, H6'), 5,26 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1"), 3,45 (1H, m, H2"), 3,49 (1H, m, H-3"), 3,35 (1H, m, H-4"), 3,23
(1H, m, H-5"), 3,59 (dd, J = 5,0 Hz, 12 Hz, H-6a"),
3,73 (dd, J = 2,5 Hz, 12 Hz, H-6b").
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD)  (ppm): 159,06

© 2018 Vietnam Academy of Science and Technology, Hanoi & Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGa A, Weinheim

www.vjc.wiley-vch.de

336


Bài nghiên cứu
(C-2), 135,64 (C-3), 179,52 (C-4), 163,07 (C-5),
99,91 (C-6), 166,06 (C-7), 94,73 (C-8), 158,50 (C9), 105,71 (C-10), 123,10 (C-1'), 117,58 (C-2'),
145,93 (C-3'), 149,86 (C-4'), 116,02 (C-5'), 123,20
(C-6'), 104,33 (C-1"), 75,74 (C-2"), 78,13 (C-3"),
71,25 (C-4"), 78,40 (C-5"), 62,58 (C-6").
Hợp chất 3: quercetin-7-O-β-D-glucopyranoside
Chất rắn màu vàng nhạt.
ESI-MS: m/z 463 [M-H]-, C21H20O12
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD)  (ppm): 6,48
(1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,77 (1H, d, J = 2,0 Hz, H8), 7,78 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2'), 6,91 (1H, d, J =

8,5 Hz, H-5'), 7,68 (1H, dd, J = 2,0 Hz, 8,5 Hz, H6'), 5,07 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1"), 3,57 (1H, m, H2"), 3,55 (1H, m, H-3"), 3,52 (1H, m, H-4"), 3,42
(1H, m, H-5"), 3,73 (dd, J = 5,0 Hz, 12 Hz, H-6a"),
3,95 (dd, J = 2,5 Hz, 12 Hz, H-6b").
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD)  (ppm): 148,8
(C-2), 137,62 (C-3), 177,51 (C-4), 162,17 (C-5),
100,22 (C-6), 164,49 (C-7), 95,60 (C-8), 157,74 (C9), 106,29 (C-10), 123,96 (C-1'), 116,16 (C-2'),
146,26 (C-3'), 149,01 (C-4'), 116,27 (C-5'), 121,91
(C-6'), 101,71 (C-1"), 74,76 (C-2"), 77,89 (C-3"),
71,31 (C-4"), 78,39 (C-5"), 62,49 (C-6").
Hợp chất 4: quercetin-3'-O-β-D-glucopyranoside
Chất rắn màu vàng nhạt;
ESI-MS: m/z 463 [M-H]-, C21H20O12
1
H-NMR (500 MHz, CD3OD)  (ppm): 6,19
(1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,45 (1H, d, J = 2,0 Hz, H8), 8,15 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-2'), 6,98 (1H, d, J =
8,5 Hz, H-5'), 7,88 (1H, dd, J = 2,0 Hz, 8,5 Hz, H6'), 4,89 (1H, d, J = 7,0 Hz, H-1"), 3,57 (1H, m, H2"), 3,53 (1H, m, H-3"), 3,51 (1H, m, H-4"), 3,49
(1H, m, H-5"), 3,98 (d, J = 12 Hz, H-6a"), 3,82 (dd, J
= 3,5 Hz, 12 Hz, H-6b").
13
C-NMR (125 MHz, CD3OD)  (ppm): 147,34
(C-2), 137,42 (C-3), 177,36 (C-4), 162,46 (C-5),
99,42 (C-6), 165,88 (C-7), 94,67 (C-8), 158,26 (C9), 104,50 (C-10), 125,08 (C-1'), 117,17 (C-2'),
146,70 (C-3'), 150,41 (C-4'), 118,13 (C-5'), 124,35
(C-6'), 104,36 (C-1"), 75,85 (C-2"), 77,63 (C-3"),
71,24 (C-4"), 78,40 (C-5"), 62,43 (C-6").
Hợp chất 5: quercetin-3-O-rutinose
Tinh thể hình kim mảnh, màu vàng; Mp.: 190192 oC.
ESI-MS: m/z 609 [M-H]-, C27H30O16
1

H-NMR (500 MHz, CD3OD) δ (ppm): 1,14
(3H-CH3, d, J = 6,0 Hz, H-6'''), 3,32 (1H, m, H-5'''),
3,28 (1H, m, H-4'''), 3,56 (1H, dd, J = 9,5 Hz, 3,5
Hz, H-3'''), 3,65 (1H, dd, J = 3,5 Hz, 1,5 Hz, H-2'''),
4,54 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-1'''), 3,83 (1H, dd, J =
10,5 Hz, 1,0 Hz, Hb-6''), 3,49 (1H, d, J = 1,0 Hz, Ha-

Các hợp chất flavonoid glycoside...
6''), 3,25-3,47 (4H, m, H-2'', H-3'', H-4'', H-5''), 5,12
(1H, d, J = 7,5 Hz, H-1''), 7,65 (1H, dd, J = 2,5 Hz,
8,0 Hz, H-6'), 6,89 (1H, d, J = 8,0 Hz, H-5'), 7,69
(1H, d, J = 2,5 Hz, H-2'), 6,42 (1H, d, J = 2,0 Hz,
H-8), 6,29 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6).
13
C-NMR (CD3OD, 125 MHz)  (ppm): 17,8 (C6'''), 69,1 (C-5'''), 73,9 (C-4'''), 72,1 (C-3'''), 72,2 (C2'''), 102,4 (C-1'''), 68,5 (C-6''), 77,2 (C-5''), 71,4 (C4''), 78,1 (C-3''), 75,7 (C-2''), 104,6 (C-1''), 123,5 (C6'), 116,1 (C-5'), 149,8 (C-4'), 145,8 (C-3'), 117,7
(C-2'), 123,1 (C-1'), 105,6 (C-10), 159,3 (C-9), 94,9
(C-8), 166 (C-7), 99,9 (C-6), 162,9 (C-5), 179,4 (C4), 135,6 (C-3), 158,1 (C-2).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Từ phần cặn chiết ethyl acetate và phần cặn nước
của hoa cây Trà hoa vàng, bằng các phương pháp
chiết tách và sắc ký cột, chúng tôi đã phân lập được
năm hợp chất sạch ký hiệu là 1, 2, 3, 4 và 5.
Hợp chất 1 thu được dưới dạng chất rắn màu
vàng nhạt, nóng chảy ở 273-275 oC. Các phổ NMR
của 1 có dạng phổ của một hợp chất flavone
glucoside với hai tín hiệu singlet (do đo trong
DMSO-d6) tại H 6,78 ppm và 6,28 ppm, tín hiệu
singlet rộng khác cộng hưởng ở vùng trường rất thấp
(H 13,17) gợi ý sự có mặt nhóm hydroxyl tại C-5
của khung flavone do sự tạo thành liên kết hydro

giữa proton này với nhóm cacbonyl tại C-4. Ngồi
ra, sự có mặt của một vịng B thế para cũng được
xác định bởi hai tín hiệu doublet tại H 8,03 (2H) và
6,90 (2H) với cùng hằng số tương tác J = 8,5 Hz.
Các proton của một cấu tử đường cũng được phát
hiện trong vùng tín hiệu H 3,24-4,70 ppm. Đặc biệt,
giá trị hằng số tương tác J của proton gắn vào carbon
anome có giá trị cao hơn (J = 10,0 Hz) so với các
giá trị tương ứng trong trường hợp đường nối qua
liên kết O-glycoside. Điều này gợi ý sự có mặt của
một cấu tử đường nối C-C vào aglycon.[2] Phổ 13CNMR của 1 xuất hiện tín hiệu tương ứng của 21
cacbon trong đó có 15 cacbon thuộc vào khung
flavone và 6 cacbon thuộc vào một cấu tử đường.
Nhóm cacbonyl được xác định bởi tín hiệu tại C
182,11; vịng B thế para được xác định bởi các tín
hiệu C 128,98 (CH) và 115,84 (CH) mà chúng cùng
có cường độ píc cao gấp đơi các tín hiệu CH khác.
Các giá trị C của cấu tử đường (C 73,41, 70,87,
78,69, 70,58, 81,85, 61,32) hồn tồn phù hợp với
các tín hiệu tương ứng của đường glucopyranoside
có liên kết C-C.[2] Các giá trị  của 1 được so sánh
với các giá trị tương ứng của hợp chất vitexin (8-C-D-glucopyranosyl-apigenin)[3] và cho kết quả rất
phù hợp. Ngồi ra, việc ghi các phổ HSQC và

© 2018 Vietnam Academy of Science and Technology, Hanoi & Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGa A, Weinheim

www.vjc.wiley-vch.de

337



Tạp chí Hóa học
HMBC của 1 cũng được thực hiện để có thể gán một
cách chính xác các giá trị độ dịch chuyển hố học
của các vị trí tương ứng. Tương tác HMBC của H1′′glc với C-2′′, C-3′′, C-5′′, C-7, C-8, C-9 không
những khẳng định thêm các giá trị  của C-2′′, C-3′′,
C-5′′ mà cịn khẳng định sự có mặt của liên kết C-C
cũng như vị trí của liên kết này tại C-8. Tương tác
HMBC của H-6 (H 6,28) với C-8, C-10, cũng như
tương tác của H-3 (H 6,78) với C-10, C-1′ cũng đã
khẳng định sự có mặt của hai nhóm hydroxyl tại C-5
và C-7, nối đơi tại C-2/C-3. Thêm vào đó, tương tác
HMBC rất rõ của proton 5-OH (H 13,17) với C-5
(C 160,42) và tương tác của H-1′′glc với C-9 (C
156,02) khẳng định giá trị C của C-9 là 156,02 và
của C-5 phải là 160,42.
Các kết quả phân tích nêu trên cho thấy công
thức dự kiến của 1 là C21H20O10. Kết quả này được
khẳng định thêm bằng sự xuất hiện của pic ion giả
phân tử tại m/z 433 [M+H]+ trên phổ khối lượng
ESI-MS. Từ những kết quả nêu trên, kết hợp với tài
liệu tham khảo,[3] hợp chất 1 được xác định là
vitexin.
Hợp chất 2 thu được dưới dạng chất rắn màu
vàng nhạt, có nhiệt độ nóng chảy 183-183 oC. Các
tín hiệu nhận được trên phổ NMR gợi ý cho thấy đây
cũng là một flavone glucoside. Cụ thể, trên phổ 1HNMR, ba tín hiệu đặc trưng cho ba proton vịng
thơm tương tác kiểu ABX tại H 7,73 (d, J = 2,0 Hz),
6,89 (d, J = 8,5 Hz) và 7,60 (dd, J = 2,0 Hz, 8,5 Hz)
thể hiện sự có mặt của vịng thơm B bị thế ở ba vị trí

1, 3 và 4; hai tín hiệu doublet tại H 6,23 (d, J = 2,0
Hz) và 6,42 (d, J = 2,0 Hz) thể hiện sự có mặt của
hai proton ở vị trí metha với nhau của vịng A bị thế
ở 4 vị trí. Về phía trường cao xuất hiện các tín hiệu
cộng hưởng của một cấu tử đường β-Dglucopyranoside, bao gồm một tín hiệu doublet tại
H 5,26 đặc trưng cho proton anome, giá trị hằng số
tương tác J bằng 7,5 Hz cho thấy cấu tử đường nối
qua liên kết O-glycoside vào khung aglycon; hai tín
hiệu doublet doublet tại H 3,73 (dd, J = 2,5 Hz, 12
Hz) và 3,59 (dd, J = 5,0 Hz, 12 Hz) đặc trưng cho
hai proton của nhóm metylen, cùng với bốn tín hiệu
khác nằm trong vùng H 3,23-3,49 của bốn nhóm oxi
methin cịn lại. Tương ứng, trên phổ 13C-NMR và
phổ DEPT của 2 xuất hiện tín hiệu cộng hưởng của
21 nguyên tử cacbon, trong đó có 15 cacbon thuộc
khung flavone và 6 cacbon thuộc cấu tử đường, bao
gồm: 01 nhóm CH2, 10 nhóm CH và 10 cacbon bậc
bốn. Tín hiệu tại C 179,52 ppm đặc trưng cho
cacbon của nhóm cacbonyl C-4. Phổ HSQC cho
phép xác định các proton gắn với các cacbon tương
ứng, trong đó nhóm methylen của cấu tử đường

Nguyễn Thị Hồng Vân và cộng sự
được xác định tại H 3,73 và 3,59 ppm/C 62,58
ppm. Trên phổ HMBC, tương tác giữa proton anome
tại H 5,26 (1H, d, J = 7,5 Hz, H-1") với cacbon C-3
tại H 135,64 ppm chứng tỏ cấu tử đường được gắn
vào vị trí C-3 của khung flavone.
Tổng hợp các dữ liệu phổ thu được của hợp chất
2, kết hợp đối chiếu với các dữ liệu phổ của tài liệu

tham khảo,[4] hợp chất 2 được xác định là quercetin3-O-β-D-glucopyranoside.
Hợp chất 3 thu được dưới dạng chất rắn màu
vàng nhạt. Tương tự như hợp chất 2, các tín hiệu
trên phổ NMR của 3 cũng cho thấy đây là một
flavone glucoside. Cụ thể, trên phổ 1H-NMR, ba tín
hiệu đặc trưng cho ba proton thơm tương tác kiểu
ABX của vòng B bị thế ở ba vị trí 1, 3 và 4 tại H
7,78 (d, J = 2,0 Hz), 6,91 (d, J = 8,5 Hz) và 7,68 (dd,
J = 2,0 Hz, 8,5 Hz); hai tín hiệu doublet tại H 6,48
(d, J = 2,0 Hz) và 6,77 (d, J = 2,0 Hz) thể hiện sự có
mặt của hai proton ở vị trí metha với nhau của vịng
A bị thế ở 4 vị trí. Về phía trường cao hơn cũng thấy
xuất hiện các tín hiệu cộng hưởng của một cấu tử
đường β-D-glucopyranoside, trong đó có một tín
hiệu doublet tại H 5,07 ppm với hằng số tương tác J
bằng 7,5 Hz đặc trưng cho proton anome. Trên phổ
13
C-NMR và phổ DEPT của hợp chất 3 cũng xuất
hiện tín hiệu cộng hưởng của 21 nguyên tử cacbon,
trong đó có 15 cacbon thuộc khung flavone và 6
cacbon thuộc cấu tử đường. Tuy nhiên, khác với hợp
chất 2, trên phổ HMBC của hợp chất 3 có mối tương
tác giữa proton anome tại H 5,07 (1H, d, J = 7,5 Hz,
H-1") với cacbon C-7 tại H 164,49 ppm, chứng tỏ
cấu tử đường được gắn vào vị trí C-7 của khung
flavone.
Tổng hợp các dữ liệu phổ thu được của hợp chất
3, kết hợp đối chiếu với các dữ liệu phổ của tài liệu
tham khảo,[5] hợp chất 3 được xác định là quercetin7-O-β-D-glucopyranoside.
Hợp chất 4 thu được dưới dạng chất rắn màu

vàng nhạt. Tương tự như hợp chất 2 và 3, các tín
hiệu trên phổ NMR của 4 cũng cho thấy đây là một
flavone glucoside: ba tín hiệu đặc trưng cho ba
proton vịng thơm tương tác kiểu ABX tại H 8,15
(d, J = 2,0 Hz), 6,98 (d, J = 8,5 Hz) và 7,89 (dd, J =
2,0 Hz, 8,5 Hz) thể hiện sự có mặt của vịng thơm B
bị thế ở ba vị trí 1, 3 và 4; hai tín hiệu doublet tại H
6,19 (d, J = 2,0 Hz) và 6,45 (d, J = 2,0 Hz) thể hiện
sự có mặt của hai proton ở vị trí metha với nhau của
vịng A bị thế ở 4 vị trí. Về phía trường cao hơn
cũng thấy xuất hiện các tín hiệu cộng hưởng của một
cấu tử đường β-D-glucopyranoside, trong đó có một
tín hiệu doublet tại H 4,89 ppm với hằng số tương
tác J bằng 7,0 Hz đặc trưng cho proton anome.
Tương ứng, trên phổ 13C-NMR và phổ DEPT của

© 2018 Vietnam Academy of Science and Technology, Hanoi & Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGa A, Weinheim

www.vjc.wiley-vch.de

338


Bài nghiên cứu
hợp chất 4 cũng thấy xuất hiện tín hiệu cộng hưởng
của 21 nguyên tử cacbon, bao gồm 15 cacbon thuộc
khung flavone và 6 cacbon thuộc cấu tử đường. Tuy
nhiên, khác với hợp chất 2 và 3, trên phổ HMBC của
hợp chất 4 có mối tương tác giữa proton anome tại
H 4,89 (1H, d, J = 7,0 Hz, H-1") với cacbon C-3' tại

H 146,70 ppm, chứng tỏ cấu tử đường được gắn vào
vị trí C-3' của khung flavone. Tổng hợp các dữ liệu
phổ thu được của hợp chất 4, kết hợp đối chiếu với
các dữ liệu phổ của tài liệu tham khảo,[6] hợp chất 4
được
xác
định

quercetin-3'-O-β-Dglucopyranoside.
Hợp chất 5 thu được dưới dạng tinh thể hình kim
mảnh màu vàng, điểm nóng chảy 190-192 oC.
Tương tự như các hợp chất 2, 3 và 4, các phổ NMR
của hợp chất 5 cũng có dạng phổ của một hợp chất
flavone glycoside nhưng phần đường phức tạp hơn,
bao gồm hai cấu tử đường: rhamnopyranosyl và
glucopyranosyl. Trên phổ 1H-NMR có sự xuất hiện
hai tín hiệu doublet của 2 proton cặp meta của vòng
A tại δH 6,29 (1H, d, J = 2,0 Hz, H-6), 6,42 (1H, d, J
= 2,0 Hz, H-8) và ba tín hiệu doublet khác tại δH
7,69 (1H, d, Jmeta = 2,5 Hz, H-2′), 6,89 (1H, d, Jocto =
8,0 Hz, H-5′) và 7,65 (dd, Jocto và meta = 8,0/2,5 Hz,
H-6′) của vòng B thế 1, 3, 4, chứng tỏ cấu trúc phần
aglycon của hợp chất 5 cũng là quercetin. Điều này
có thể thấy rõ ràng hơn khi trên phổ 13C-NMR xuất
hiện tín hiệu của 15 nguyên tử cacbon của khung
flavonoid, bao gồm 5 cacbon nhóm CH vùng thơm
(δC nằm trong vùng từ 94,9 đến 123,5 ppm), 1
cacbon của nhóm cacbonyl (δC 179,4 ppm) và 9
cacbon bậc 4. Tín hiệu cộng hưởng của các nhóm
CH nằm trong vùng δH 3,25-3,85 ppm trên phổ 1HNMR và δC 68,5 - 78,1 ppm trên phổ 13C-NMR cùng

với sự xuất hiện của 2 tín hiệu doublet của 2 proton
anome tại δH 4,54 (1H, d, J = 1,5 Hz) và 5,12 (1H, d,
J = 7,5 Hz) và các tín hiệu của nhóm methyl và
methylen ở δC 17,87 và 68,5 ppm trên phổ HSQC
cho thấy trong cấu trúc của 5 có chứa hai gốc đường
α-L-rhamnopyranosyl và β-D-glucopyranosyl. Trên
phổ HMBC nhận thấy có sự tương tác giữa proton
anome của cấu tử đường glucopyranosyl (δH 5,12
ppm) và carbon C-3 của khung flavonoid (δC 135,6
ppm), điều này cho thấy gốc đường glucopyranosyl
được gắn vào vị trí C-3 của phần khung aglycon.
Trên phổ HMBC cũng cho thấy tương tác giữa
proton anome của cấu tử đường rhamnopyranosyl tại
δH 4,54 (1H, d, J = 1,5 Hz, H-1''') với cacbon C-6''
(δC 68,5 ppm) của cấu tử đường glucopyranosyl,
tương tác giữa cacbon C-1''' của cấu tử đường
rhamnopyranosyl (δC 102,4 ppm) với proton H-6''
của cấu tử đường glucopyranosyl tại δH 3,83 (1H,
dd, J = 10,5/1,0 Hz, Hb-6''), cho thấy 2 cấu tử đường

Các hợp chất flavonoid glycoside...
này được nối với nhau qua liên kết C-1 với C-6. Các
dữ liệu phổ NMR trên tương ứng với công thức phân
tử C27H30O16. Kết hợp với tài liệu,[7] hợp chất 5 được
xác định là quercetin-3-O-rutinoside.
OH
6''

HO


OH

5''

3''

O

HO

OH
2'

1''

HO

9

O

4'

1'

5'

2

7


1

6'
10
5

OH

4

3

O
OR3
OH

OH
R 2O

2'

9

O

1'

5'


2

7

6'
10

4

3

5

OH

OR1

O

2: R1=β-D-glucopyranoside, R2=R3=H
3: R2=β-D-glucopyranoside, R1=R3=H
4: R3=β-D-glucopyranoside, R1=R2=H
5: R1=α-L-rhamnopyranosyl-(1→6)-β-Dglucopyranoside, R2=R3=H
4. KẾT LUẬN
Từ cặn chiết etyl axetat và phần cặn nước của hoa
cây Trà hoa vàng (Camellia chrysantha) đã phân lập
và xác định cấu trúc hóa học của năm hợp chất
flavonoid glycoside là vitexin (1), quercetin-3-O-βD-glucopyranoside
(2),
quercetin-7-O-β-Dglucopyranoside

(3),
quercetin-3'-O-β-Dglucopyranoside (4) và quercetin-3-O-rutinose (5).
Các hợp chất 2, 3 và 4 lần đầu tiên được phân lập từ
cây Trà hoa vàng Camellia chrysantha.
Lời cảm ơn. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đề tài
Hóa Dược thuộc Chương trình Hóa Dược (Bộ Cơng
thương), mã số đề tài CNHD.ĐT.072/16-18. Tác giả
xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Quốc Bình đã tiến
hành thu hái và giám định mẫu thực vật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. The IUCN Red List of Threatened Species. Camellia
chrysantha, />RLTS.T32315A9695863.en
2. Agrawal P. K.. Carbon 13C-NMR of flavonoids,
Elsevier Science Publishers B. V., 1989.
3. Yin F., Hu L., Pan R.. Novel dammarane-type
glycoside from Gynostemma pentaphyllum, Chem.
Pharm. Bull., 2004, 52, 1440-1444.

© 2018 Vietnam Academy of Science and Technology, Hanoi & Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGa A, Weinheim

www.vjc.wiley-vch.de

339


Tạp chí Hóa học
4. Syed Mustafa Ghanadiana, Abdul Majid Ayatollahi,
Suleiman Afsharypour, Sumaira Hareemd, Omer
Mohamed Abdallad, Jean Jules Kezetas Bankeue.
Flavonol glycosides from Euphorbia microsciadia

Bioss. with their immunomodulatory activities,
Iranian Journal of Pharmaceutical Research, 2012,
11(3), 925-930.
5. Jean Legault, Tommy Perron, Vakhtang Mshvildadze,
Karl Girard-Lalancette, Ste´phanie Perron, Catherine
Laprise, Pascal Sirois, Andre Pichette. Antioxidant
and anti-inflammatory activities of quercetin-7-O-β-Dglucopyranoside from the leaves of Brasenia

Nguyễn Thị Hồng Vân và cộng sự
schreberi, J. Med. Food, 2011, 14(10), 1127-1134.
6. You-Lin Xue, Tomoyuki Ahiko, Takuya Miyakawa,
Hisako Amino, Fangyu Hu, Kazuo Furihata, Kiyoshi
Kita, Takuji Shirasawa, Yoriko Sawano, Masaru
Tanokura. Isolation and Caenorhabditis elegans
lifespan assay of flavonoids from Onion, J. Agric.
Food Chem., 2011, 59, 5927-5934.
7. Abdallah H. M., Almowallad F. M., Esmat A.,
Shehata I. A., Abdel-Sattar E. A. Investigation of
phenolic constituents of Carduncellus eriocephalus
Boiss. var. albiflora Gauba and their biological
activities, Phytochemistry Letters, 2015, 13, 74-80.

Liên hệ: Nguyễn Thị Hồng Vân
Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Số 18, Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
E-mail: ; Điện thoại: +84- 96885681.

© 2018 Vietnam Academy of Science and Technology, Hanoi & Wiley-VCH Verlag GmbH & Co. KGa A, Weinheim


www.vjc.wiley-vch.de

340



×