Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản trở gió (nguyễn ngọc tư)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.35 KB, 2 trang )

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được
thể hiện trong văn bản "Trở gió" (Nguyễn Ngọc Tư)
Bài giảng Ngữ văn 7 Trở gió
Dàn ý Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả
được thể hiện trong văn bản "Trở gió" (Nguyễn Ngọc Tư)
- Mở đoạn: Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm “Trở gió”
- Thân đoạn: Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản
+ Tình cảm mộc mạc, bình dị của tác giả dành cho quê hương
+ Tác giả yêu gió chướng vì những thứ gần gũi, thân quen
+ Những cơn gió chướng như chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống của người
dân lao động lam lũ
+ Thể hiện hững cảm nhận tinh tế của tác giả
- Kết đoạn: Khẳng định những tinh tế trong quan sát, rung cảm và tình yêu quê hương
của tác giả.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể
hiện trong văn bản "Trở gió" (Nguyễn Ngọc Tư) (mẫu 1)
Qua văn bản văn bản Trở gió (Nguyễn Ngọc Tư) người đọc hình dung được
sự thay đổi của cảnh vật dịp cuối năm và cũng thấy được sự thay đổi trong cách cảm,
cách nghĩ của con người. Thông qua cách cảm nhận đó chúng ta tình yêu quê hương,
đất nước tha thiết của tác giả. Phải yêu quê hương, nặng lòng với quê hương thì mới
có những cảm nhận sâu sắc, tỉ mỉ đến như vậy.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được
thể hiện trong văn bản "Trở gió" (Nguyễn Ngọc Tư) (mẫu 2)
Tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện ngay trong văn bản "Trở gió".
Đó là sự thấp thỏm, mong chờ đến bực mình vì gió chướng mãi chưa đến. Đó là cảm


giác nhớ, da diết nếu chẳng may phải đi xa xứ, nơi mà hằng năm đều có gió chướng.
Tình cảm của tác giả đối với gió chướng cũng chính là tình cảm dành cho những
điều gắn bó, yêu thương, là tình cảm quê hương.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được


thể hiện trong văn bản "Trở gió" (Nguyễn Ngọc Tư) (mẫu 3)
Văn bản đã thể hiện tình cảm mộc mạc, bình dị của tác giả dành cho quê
hương, cho những điều đơn giản. Tác giả yêu gió chướng vì những thứ gần gũi, thân
quen, yêu gió chướng cũng là yêu mến chút hồn quê giản dị, gắn bó với cuộc sống
của người dân lao động lam lũ. Trở gió không chỉ sâu sắc bởi những cảm nhận tinh
tế của tác giả mà còn phảng phất hương vị quê hương bởi những điều bình dị, thiết
thân.



×