Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

giai khoa hoc tu nhien 7 bai 17 anh cua vat qua guong phang ket noi tr

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.78 KB, 11 trang )

Bài 17. Ảnh của vật qua gương phẳng
A/ Câu hỏi đầu bài
Câu hỏi trang 82 SGK Khoa học tự nhiên 7: Tại sao chữ AMBULANCE trên đầu
xe cứu thương lại phải viết ngược từ phải sang trái?
Trả lời:

Xe cứu thương là loại xe được ưu tiên, chữ “AMBULANCE” trên đầu xe cứu thương
được viết ngược từ trái sang phải với mục đích khi nghe cịi từ xa các phương tiện
vận chuyển sẽ nhìn vào gương chiếu hậu để dễ dàng đọc được chữ AMBULANCE
theo chiều xi. Từ đó nhận ra xe cứu thương và nhường đường cho xe qua.
B/ Câu hỏi giữa bài
I. Ảnh của vật qua gương phẳng
Câu hỏi 1 trang 82 SGK Khoa học tự nhiên 7: Hãy nêu thêm ví dụ về ảnh của vật
qua gương phẳng hoặc các mặt phản xạ khác.
Trả lời:


- Ảnh của hai chú thiên nga qua gương phẳng.

- Ảnh của bàn, ghế trên gạch men nhẵn bóng.
II. Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng
1. Dự đoán về tính chất của ảnh qua gương phẳng
Câu hỏi 1 trang 82 SGK Khoa học tự nhiên 7: Có thể thu được ảnh qua gương
phẳng trên màn chắn không?
Trả lời:
Ảnh tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn.
Câu hỏi 2 trang 82 SGK Khoa học tự nhiên 7: Khoảng cách từ ảnh tới gương
phẳng có bằng khoảng cách từ vật tới gương phẳng không?
Trả lời:
Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ vật đến
gương.




Câu hỏi 3 trang 82 SGK Khoa học tự nhiên 7: Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của
vật không?
Trả lời:
Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.
2. Thí nghiệm kiểm tra dự đốn
Hoạt động 1 trang 83 SGK Khoa học tự nhiên 7: Hãy nghĩ cách làm thí nghiệm
để kiểm tra xem ảnh của vật qua gương phẳng có thu được trên màn chắn khơng.
Trả lời:
- Dụng cụ thí nghiệm:
+ 1 gương phẳng.
+ 2 viên phấn hoặc 2 pin giống nhau.
+ 1 tấm bìa.
- Bố trí thí nghiệm như hình:

- Tiến hành thí nghiệm:
+ Đặt một viên phấn hoặc 1 pin trước gương phẳng (không đặt sát vào kính).
+ Đưa một tấm bìa dùng làm màn chắn ra sau gương.


- Kết quả thí nghiệm: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn
chắn, gọi là ảnh ảo.
Hoạt động 2 trang 83 SGK Khoa học tự nhiên 7: Hãy tiến hành thí nghiệm theo
các bước sau để kiểm tra dự đoán về khoảng cách từ ảnh, vật tới tấm kính và độ lớn
của ảnh so với vật (Hình 17.2):
- Đặt cây nến 1 trước tấm kính (khơng đặt sát vào kính) và thắp sáng.
- Di chuyển cây nến 2 ra phía sau tấm kính đến đúng vị trí ảnh của cây nến 1 (sao
cho ảnh ngọn lửa của cây nến 1 nằm ở ngọn của cây nến 2).
- So sánh độ lớn ảnh của cây nến 1 với cây nến 2; đo khoảng cách từ hai cây nến đến

tấm kính để từ đó rút ra kết luận.

Trả lời:
Sau khi tiến hành thí nghiệm, ta có kết quả sau:
+ Độ lớn ảnh của cây nến 1 bằng độ lớn của cây nến 2.
+ Khoảng cách từ cây nến 1 đến tấm kính bằng khoảng cách từ cây nến 2 đến
gương.
Hoạt động 3 trang 83 SGK Khoa học tự nhiên 7: Hãy dùng một miếng bìa có viết
chữ: “AMBULANCE” hướng mặt có dịng chữ vào gương phẳng để tìm ảnh của
dòng chữ và trả lời câu hỏi ở phần mở bài.


Trả lời:

Xe cứu thương là loại xe được ưu tiên, chữ “AMBULANCE” trên đầu xe cứu thương
được viết ngược từ trái sang phải với mục đích khi nghe cịi từ xa các phương tiện
vận chuyển sẽ nhìn vào gương chiếu hậu để dễ dàng đọc được chữ AMBULANCE
theo chiều xuôi. Từ đó nhận ra xe cứu thương và nhường đường cho xe qua.
Câu hỏi 1 trang 83 SGK Khoa học tự nhiên 7: Bạn A đứng cách bức tường 4 m,
trên tường treo thẳng đứng một tấm gương phẳng rộng và nhìn thấy ảnh của mình
trong gương. Bạn A phải di chuyển về phía nào, một khoảng bao nhiêu để cách ảnh
của mình 2 m?
Trả lời:

+ Gọi khoảng cách từ người đến gương là x (m).


+ Vì khoảng cách từ vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh đến gương
phẳng.
 Khoảng cách từ gương đến ảnh là x (m).

 Khoảng cách từ người đến ảnh là x  x  2x (m).

+ Theo bài, khoảng cách từ người đến ảnh là 2m
 2x  2  x  1m

+ Người đó phải di chuyển về phía trước theo hướng vng góc với mặt gương 1
đoạn:

4–1=3m

Vậy người đó di chuyển về phía trước theo hướng vng góc với mặt gương sao
cho khoảng cách từ người đến gương là 1 m.
Câu hỏi 2 trang 83 SGK Khoa học tự nhiên 7: Ảnh của chữ “TÌM” trong gương
phẳng là chữ gì?
Trả lời:

Ảnh của chữ TÌM trong gương phẳng là chữ MÍT
III. Dựng ảnh của vật qua gương phẳng
1. Dựng ảnh của một điểm S (nguồn sáng rất nhỏ)
Câu hỏi 1 trang 84 SGK Khoa học tự nhiên 7: Giải thích tại sao chỉ nhìn thấy ảnh
S’ mà không thể thu được ảnh này trên màn chắn.


Vùng ánh sáng của
chùm tia phản xạ

Đường kéo dài của
tia phản xạ

Trả lời:


Ta chỉ nhìn thấy ảnh S’ mà khơng thể thu được ảnh này trên màn chắn vì:
+ Mắt ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì S’ nằm trong vùng ánh sáng của chùm tia phản xạ
truyền đến mắt ta.


+ Ảnh S’ khơng hứng được trên màn chắn vì S’ là giao điểm của chùm phản xạ bằng
cách kéo dài các tia sáng phản xạ nên khơng có ánh sáng thật đến ảnh ảo.
 Ảnh ảo có thể nhìn thấy được nhưng không hứng được trên màn chắn.

Câu hỏi 2 trang 84 SGK Khoa học tự nhiên 7: Hãy tìm cách vẽ hình biểu diễn ảnh
của một vật qua gương phẳng mà không cần vẽ tia sáng.
Trả lời:
Cách vẽ: Lấy S’ đối xứng với S qua gương.

2. Dựng ảnh của một vật qua gương phẳng
Hoạt động 1 trang 84 SGK Khoa học tự nhiên 7: Dựa vào tính chất đối xứng của
ảnh và vật qua gương phẳng, hãy dựng ảnh của vật AB qua gương phẳng (Hình
17.4).

Trả lời:


Em có thể 1 trang 85 SGK Khoa học tự nhiên 7: Giải thích được cách bố trí gương
trong tiệm cắt tóc, tiệm trang điểm, cửa hàng thời trang,..
Trả lời:
Trong các tiệm cắt tóc người ta bố trí 2 cái gương: Một cái treo trước mặt người cắt
tóc và 1 cái treo ở phía sau lưng ghế ngồi.
Gương phía trước dùng để người cắt tóc có thể nhìn thấy mặt và phần tóc phía
trước của mình trong gương.

Gương treo phía sau có tác dụng tạo ảnh của mái tóc phía sau gáy, ảnh này
được gương phía trước phản chiếu trở lại và người cắt tóc có thể quan sát được,
đồng thời ảnh của mái tóc phía trước lẫn phía sau khi nhìn vào gương trước
mặt mình.
Em có thể 2 trang 85 SGK Khoa học tự nhiên 7: Nhận ra vẻ đẹp của cơ thể sinh
vật và các vật dụng có tính đối xứng tương tự như vật và ảnh của nó qua gương.
Trả lời:
+ Con tơm


+ Cái bàn

Em có thể 3 trang 85 SGK Khoa học tự nhiên 7: Tự làm kính tiềm vọng dùng để
quan sát những vật nằm sau vật cản che khuất tầm nhìn của mắt.
Chuẩn bị: Tấm bìa cứng, hai chiếc gương phẳng hình vng, băng dính, keo dán,
kéo và dao rọc giấy.
Tiến hành:
- Tạo một hình hộp chữ nhật như Hình 16.7a (chú ý chiều rộng của hộp lớn hơn độ
dài cạnh của gương).
- Khoét hai lỗ hình chữ nhật trên hai mặt đối diện nhau của một hộp đủ để gắn gương
tại hai vị trí theo sơ đồ Hình 16.7b, ta được một chiếc kính tiềm vọng đơn giản.
1. Quan sát ảnh của vật bằng kính tiềm vọng tự làm.
2. Mơ tả và giải thích tác dụng của kính tiềm vọng.


Trả lời:
1. Tính chất ảnh của vật bằng kính tiềm vọng tự làm giống tính chất ảnh của vật qua
gương phẳng.
2. Loại kính tiềm vọng đơn giản là một cái ống có khe hở ở gần mỗi đầu và hai tấm
gương được đặt nghiêng một góc 450 bên trong ống, mỗi tấm gương đối mặt với khe

hở. Ánh sáng phát ra từ đồ vật được quan sát chiếu vào chiếc gương phía trên, chiếc
gương này sẽ phản xạ tồn bộ ánh sáng nhận được về chiếc gương phía dưới. Tiếp
đó, chiếc gương phía dưới làm cho ánh sáng đó chuyển hướng sang đường nằm
ngang, chiếu vào mắt người quan sát.



×