Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tiết kiệm điện cần trở thành thói quen docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.68 KB, 3 trang )

Tiết kiệm điện cần trở thành thói quen
Sử dụng năng lượng thiếu bền vững
Theo các chuyên gia, nguồn tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam đang bị khai
thác và sử dụng một cách thiếu bền vững. Tài nguyên nước đang bị suy giảm cả về
chất và lượng. Việc áp dụng biện pháp khoa học kĩ thuật cũng như quản lý chưa
thực sự có hiệu quả, trong khi chưa khai thác được các nguồn tài nguyên năng
lượng tái tạo thay thế. Dự tính năm 2015 tại Việt Nam, lượng thiếu hụt nhiên liệu
sản xuất điện khoảng 9 tỉ kWh, năm 2020 sẽ từ 35-64 tỉ kWh.
Còn theo Viện Năng lượng, lượng dầu khí của Việt Nam, chỉ có thể khai thác
được trong khoảng 30 năm, than khoáng thì cần phải khai thác ở độ sâu hàng trăm,
hàng ngàn mét dưới lòng đất, rất khó khăn. Đến năm 2025, nhu cầu năng lượng
của Việt Nam sẽ vào khoảng 180 MTOE (tương đương 180 triệu tấn dầu), trong
khi nguồn cung chỉ đáp ứng 110 MTOE.
Trong khi đó, mỗi năm Việt Nam thiếu khoảng 2% điện. Trong 10 năm nữa, ước
tính nhu cầu tiêu thụ điện sẽ tăng khoảng 15%-20%/năm. Hiện có nhiều dự án
điện được đầu tư, nhưng việc cung cấp điện sẽ khó đáp ứng được nhu cầu vì cần ít
nhất là 4 năm để xây dựng, vận hành một nhà máy điện mới. Một số chuyên gia có
chung nhận định, nếu không có những giải pháp đột phá thì dự báo đến năm 2020,
Việt Nam sẽ phải nhập khẩu năng lượng là điều khó tránh khỏi.
Tạo thói quen tiết kiệm năng lượng
Đứng trước nguy cơ khủng hoảng về năng lượng, đòi hỏi người tiêu dùng năng
lượng phải thực hành tiết kiệm, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất, hiện
trạng sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu thường tiêu tốn nhiều năng lượng.
Chính vì vậy, các hoạt động tiết kiệm năng lượng rất cần sự tham gia của các
doanh nghiệp. Tiết kiệm năng lượng cần phải được tiến hành trước hết ở những
lĩnh vực tiêu tốn nhiều năng lượng như các công trình xây dựng, hoạt động khách
sạn, các tập đoàn kinh tế, phương tiện chiếu sáng công cộng.
Hiện nay, lượng điện năng dùng cho chiếu sáng chiếm tới trên 25% tổng năng
lượng điện tiêu thụ quốc gia. Nhu cầu này sẽ tăng nhanh hơn theo tốc độ đô thị
hóa. Trong khi đó, các phương tiện chiếu sáng vẫn chưa tận dụng tối đa chiếu sáng
tự nhiên, mật độ chiếu sáng còn cao (chiếu sáng thừa), nhiều tuyến phố vẫn sử


dụng phổ biến bóng huỳnh quang T10 và chấn lưu truyền thống, chưa sử dụng
nhiều các loại đèn tiết kiệm năng lượng có hiệu suất cao như đèn compact, đèn
huỳnh quang T5, không sử dụng điều khiển tự động chiếu sáng tại các khu vực
công cộng như khu vệ sinh, sảnh, hành lang, đèn quảng cáo.
Điện thắp sáng bật suốt ngày, đêm là hình ảnh không hiếm gặp ở các khu trọ của
sinh viên hiện nay. Việc tiết kiệm điện là điều khó khăn với các sinh viên vì theo
họ đã đóng tiến thì phải được dùng cho “xứng đáng” với số tiền bỏ ra.

Tại một xóm trọ nhỏ có 8 phòng (toàn là sinh viên) ở Đông Ngạc - Từ Liêm - Hà
Nội, chỉ riêng việc thắp sáng sân phơi chung và nhà vệ sinh (2 bóng tuýp) đã lên
tới gần 30 số điện (kWh)/tháng. Những sinh viên sống tại đây bật đèn nhà vệ sinh
24/24 giờ, đi vệ sinh xong không tắt. Một sinh viên trọ tại đây cho biết: “Một
tháng chủ nhà thu tận 60.000 đồng /tháng điện thắp sáng một người, quá cao!
Nhưng tìm phòng trọ rất khó nên đành phải cắn răng chịu đựng. Vì thế, điện, cứ
phải dùng thoải mái”.
Tại một số trường trên địa bàn Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung, việc sử
dụng điện tiết kiệm cũng không được các sinh viên quan tâm. Rất nhiều giảng
đường, phòng học, đèn và quạt được bật ngay cả khi đã học xong, không ai tắt
điện, tắt quạt khi ra về.
Hãy tạo một thói quen tiết kiệm bởi tài nguyên để làm ra điện của chúng ta ngày
một cạn kiệt tại sao lại không tiết kiệm cái chung của đất nước? Tất cả mọi người
hãy chung tay xây dựng một xã hội tiết kiệm không chỉ để vượt qua khó khăn hiện
tại mà còn vì thế hệ tương lai. Hãy đừng để tiết kiệm điện chỉ là khẩu hiệu.

×