Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tiết kiệm điện trong bếp pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.41 KB, 3 trang )

Tiết kiệm điện trong bếp
Bếp là nơi tiêu thụ khá nhiều lượng điện năng trong gia đình. Bạn có thể tiết
kiệm điện năng từ thiết bị nào trong bếp? tietkiemnangluong.vn giúp bạn một
vài chỉ dẫn tiết kiệm điện năng của những thiết bị trong bếp.
Nồi cơm điện:
- Một nồi cơm điện tiêu thụ khoảng 5,4 kWh điện/tháng nếu nấu 2 cốc gạo với 3
cốc nước (1 lần/ngày). Nó tiêu thụ thêm 2,7 kWh điện mỗi tháng nếu sử dụng chế
độ “giữ ẩm” để hâm nóng đồ ăn trong 2 giờ mỗi ngày.
Ấm điện:
- Một ấm đun điện tiêu tốn 9,78 kWh điện để đun sôi 3,6 lít nước trong 1 tháng.
Nếu so sánh với phích điện thì lượng tiêu thụ điện năng của ấm điện sẽ ít hớn. Vì
vậy, sử dụng ấm đun điện sẽ tiết kiệm điện hơn phích điện.
Lò nướng:
- Một lò nướng điện tiêu thụ mỗi tháng hết 18 kWh điện nếu lò nướng đó sử dụng
1 giờ/ngày và 15 ngày/tháng.
- Để tiết kiệm được điện năng tiêu thụ của lò nướng, nên thường xuyên kiểm tra
lớp giăng cửa của cửa lò để cửa lò cách nhiệt tốt.
- Sử dụng lò nướng cho phần thực phẩm tối đa và có thể và lên kế hoạch để nấu
nhiều món cùng lúc.
Các thiết bị đun nấu khác:
- Đối với những thiết bị sử dụng gas, nên sử dụng thiết bị gas có ngọn lửa xanh
thay vì ngọn lửa màu vàng. Ngọn lửa màu vàng cho ta biết khí gas cháy không
hiệu quả và cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp. Chọn nhà sản xuất hoặc nhà
phân phối có uy tín.
- Nên sử dụng nồi áp suất và lò vi sóng càng nhiều càng tốt, như vậy thời gian nấu
sẽ nhanh hơn và điện năng tiêu tốn sẽ ít hơn.
- Chuẩn bị thực phẩm nấu ngay cả việc thái rau trước khi bắt đầu sử dụng lò để
giảm thời gian đun nấu không hiệu quả và nên nấu các món cùng nhau nếu có thể,
ví dụ nếu cần chế biến 3 món ăn khác nhau trong lò vi sóng với nhiệt độ để nấu
cho từng món là 163 độ C, 180 độ C và 190 độ C, thì bạn nên cho nhiệt độ trung
bình là 180 độ C để nấu cùng một lúc 3 món ăn.


- Không mở nắp lò, nồi…khi đang nấu, vì nếu vậy sẽ làm thất thoát nhiệt và tốn
điện.
- Giữ lò và bếp sạch.
- Tắt lò, bếp ngay sau khi nấu ăn xong, bếp lò có thể giữ nhiệt thêm được đến 30
phút sau khi đun nấu.
- Chọn chế độ thích hợp khi ninh kỹ thức ăn, như vậy sẽ không làm thức ăn bị
cháy xém và giúp tiết kiệm điện năng.
- Ưu tiên sử dụng dụng cụ bếp nhỏ và hợp lý (ví dụ như chảo rán) để giảm thời
gian đun nấu cũng như giảm tần suất sử dụng lò nướng cho những mục đích tương
tự.
- Nói chung, khi các thiết bị đun nấu có công suất và dung tích lớn sẽ tiêu tốn
nhiều năng lượng hơn. Vì vậy, những thiết bị và dụng cụ đun nấu có dung tích và
công suất nhỏ hơn sẽ phù hợp hơn với tiêu dùng trong gia đình.

×