Bài 4. Mạng xã hội và một số kênh trao đổi thông tin trên internet
Câu hỏi
Câu hỏi 4.1. trang 16 vở thực hành Tin lớp 7: Không nên dùng mạng xã hội
cho mục đích nào sau đây?
A. Giao lưu với bạn bè.
B. Học hỏi kiến thức.
C. Bình luận xấu về người khác.
D. Chia sẻ các hình ảnh phù hợp của mình.
Gợi ý:
- Một trong các chức năng quan trọng nhất của mạng xã hội là tương tác. Mạng
xã hội giúp người sử dụng tương tác với nhau dưới nhiều hình thức: trò chuyện,
nhắn tin, chia sẻ quan điểm, chia sẻ thơng tin. Nhờ chức năng này người sử dụng
có thể giao tiếp với nhau rất hiệu quả. Giao tiếp, liên lạc là nhu cầu cần thiết của
con người với những người cách xa về địa lý và điều kiện thời gian hạn chế thì
giao tiếp qua mạng thật sự cần thiết.
- Mạng xã hội có rất nhiều hội nhóm, diễn đàn chia sẻ thơng tin, sở thích, kiến
thức. Những người tham gia có thể trao đổi chia sẻ với nhau để cùng nâng cao
kiến thức, mở rộng hiểu biết. Đây là một hoạt động rất tốt cho người sử dụng
mạnh nhất là các em học sinh.
- Bình luận xấu về người khác là một việc làm không tốt trong cả cuộc sống thực
tế lẫn trên mạng xã hội. Hơn nữa Mạng xã hội có đặc điểm là lan truyền thơng tin
nhanh chóng và rộng khắp, vì vậy bình luận xấu về người khác trên mạng xã hội
có thể đẩy việc đi quá xa và vượt quá giới hạn mà em khơng thể kiểm sốt được.
- Các hình ảnh phù hợp của em mà em muốn chia sẻ cho bạn bè người thân,… thì
mạng xã hội là cơng cụ rất tốt để có thể chia sẻ nhanh chóng và hiệu quả.
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Không nên dùng mạng xã hội để bình luận xấu về người khác, nên thể hiện là
người sử dụng mạng xã hội văn minh, lịch sự.
Câu hỏi 4.2 trang 16 vở thực hành Tin lớp 7: "Đưa thông tin sai sự thật lên
mạng, sử dụng thơng tin vào mục đích sai trái là hành vi bị nghiêm cấm và có thể
bị phạt theo quy định của pháp luật". Theo em điều đó là:
A. Đúng.
B. Sai.
Gợi ý:
- Không gian mạng tuy là xã hội ảo nhưng cũng hoạt động tuân theo quy định của
pháp luật. Nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã xây dựng các bộ luật
áp dụng cho người sử dụng mạng. Ví dụ luật an ninh mạng Việt Nam chính thức
có hiệu lực từ ngày 1/1/2019 quy định: Tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát
tán thông tin trên khơng gian mạng có nội dung địa đặt, sai sự thật gây hoang
mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế -xã hội, gây khó khăn
cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành cơng vụ, xâm phạm
quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân khác phải gỡ bỏ thơng tin
khi có u cầu của lực lượng chun trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách
nhiệm theo quy định của pháp luật.
- Ngày 15/4/2020, nghị định số 15/2020 NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu điện chính, viễn thơng, tần số vô tuyến
điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử chính thức có hiệu lực; Nghị định
gồm 124 điều 09 chương. Nội dung đáng chú ý trong nghị định số 15/2020/NĐCP là quy định rõ mức xử phạt vi phạm hành chính với các hành vi thơng tin giả
mạo, gây hoang mang dư luận trên mạng xã hội. Cụ thể điều 101 của Nghị định
quy định phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để
cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xuyên tạc vu khống xúc
phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự nhân phẩm của cá nhân; Cung cấp chia
sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ
nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc.
Trả lời:
Đáp án đúng là: A
"Đưa thông tin sai sự thật lên mạng, sử dụng thơng tin vào mục đích sai trái là
hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị phạt theo quy định của pháp luật"
Luyện tập
Luyện tập 4.3 trang 17 vở thực hành Tin lớp 7: Em hãy nêu tên ba kênh trao
đổi thông tin trên Internet.
Gợi ý:
Để trả lời câu hỏi này em hãy xét các ví dụ cụ thể khi cần gửi nội dung bài tập về
nhà cho giáo viên, em có thể gửi thư điện tử và đính kèm tệp nội dung bài tập về
nhà. Khi muốn chia sẻ những bức ảnh tập thể lớp chụp trong ngày khai giảng, em
có thể đăng lên tài khoản mạng xã hội của em và chia sẻ cho các bạn cùng lớp.
Khi muốn thể hiện quan điểm của mình, ví dụ nên làm gì để bảo vệ mơi trường,
em có thể vào diễn đàn của trường hay các diễn đàn dành cho những người quan
tâm đến mơi trường để viết ra quan điểm… Đó là các ví dụ về các kênh trao đổi
thơng tin mà em có thể sử dụng trên internet.
Trả lời:
Ba kênh trao đổi thông tin trên Internet: Facebook, Zalo, Instagram.
Luyện tập 4.4 trang 16 vở thực hành Tin lớp 7:
Các câu nói về mạng xã hội sau đây đúng hay sai?
a) Mạng xã hội giúp mọi người tương tác với nhau mà không cần gặp mặt.
b) Tất cả các website đều là mạng xã hội.
c) Người xấu có thể đưa tin giả lên mạng xã hội. Vì vậy, chỉ nên trị chuyện với
người mình quen biết.
d) Bất cứ tuổi nào cũng có thể tham gia mạng xã hội.
Gợi ý:
a) Đặc điểm mạnh nhất của mạng xã hội chính là tương tác. Mạng xã hội phá vỡ
rào cản truyền thống về thời gian và khoảng cách giữa mọi người giúp người sử
dụng trò chuyện, nhắn tin, tương tác mặt đối mặt với sự trợ giúp của các thiết bị
số thông minh như điện thoại, webcam,…
b) Cách tổ chức mạng xã hội phổ biến nhất để người sử dụng tham gia là dưới
dạng các website nhưng không phải tất cả các website đều là mạng xã hội để làm
một mạng xã hội. Các website phải cung cấp được các dịch vụ cần thiết cho người
sử dụng, ví dụ đăng kí, kết nối, chia sẻ thông tin tương tác.
c) Ở lớp 6 em đã được học và biết các nguy cơ rủi ro khi sử dụng mạng. Mạng xã
hội là nơi có nhiều người tham gia và việc tương tác giữa mọi người rất phổ biến.
Vì vậy nhiều người xấu lợi dụng khả năng tương tác của mạng xã hội để tiếp cận
gần hơn với các em, nhất là các em ở lứa tuổi chưa trưởng thành để nhằm mục
đích xấu. Do đó các em chỉ nên chuyện trị với người mình quen biết và phải thật
cẩn thận, cân nhắc trước khi kết bạn trên mạng xã hội.
d) Các mạng xã hội đều có quy định cụ thể về độ tuổi của người tham gia để tránh
các ảnh hưởng không tốt cho các đối tượng không phù hợp. Ví dụ Facebook quy
định người tham gia phải trên 13 tuổi.
Trả lời:
Vận dụng
Vận dụng 4.5 trang 18 vở thực hành Tin lớp 7: Em hãy tìm hiểu kĩ một mạng
xã hội (ví dụ Zalo, Lotus) mà em quan tâm và giới thiệu với các bạn hay người
thân về mạng xã hội đó. Phần giới thiệu của em nên có các thơng tin: chức năng
chính, đối tượng phù hợp để tham gia, cách thức tham gia, những lưu ý cần thiết
khi tham gia, …
Gợi ý: Mạng xã hội là phương tiện truyền thông xã hội dựa trên các nền tảng, hệ
thống, trang web hoặc ứng dụng kỹ thuật cho phép mọi người tạo và chia sẻ nội
dung cũng như kết nối với nhau. Dưới đây là một số trang web phổ biến nhất mà
thanh thiếu niên sử dụng và cách chúng hoạt động:
- Facebook là một mạng xã hội miễn phí mà người tham gia (từ 13 tuổi trở lên)
cần đăng ký để có thể chia sẻ hình ảnh liên kết video và nội dung khác với “bạn
bè” của họ. Bạn bè là những người đăng ký tham gia mạng và kết bạn với nhau.
Khi em tham gia vào Facebook và chia sẻ thơng tin thì các bạn trên Facebook của
em sẽ nhìn thấy thơng tin đó. Em có thể để lựa chọn mức độ tiếp cận thông tin em
chia sẻ cho bạn bè và những người không phải bạn bè tùy thuộc vào cách thiết đặt
của em mà Facebook thường xuyên thay đổi cài đặt quyền riêng tư nên điều quan
trọng là phải luôn cập nhật các cài đặt và chính sách của họ.
- Instagram là một mạng xã hội cung cấp dịch vụ chia sẻ hình ảnh miễn phí được
sử dụng chủ yếu trên các thiết bị di động. Trên Instagram, việc kết nối với những
người mà em khơng biết nhưng có chung sở thích là điều thường thấy. Em có thể
có tài khoản công khai hoặc tài khoản riêng tư mà chỉ bạn bè mới có thể xem bài
viết của em Instagram cũng cho người phép sử dụng quyền cài đặt riêng tư của
họ.
- Snapchat là mạng xã hội cung cấp dịch vụ nhắn tin trên điện thoại di động cho
phép em gửi tin nhắn video hoặc tin nhắn hình ảnh cho một hoặc nhiều người
cùng một lúc. Người gửi có thể xem được tin nhắn trong vài giây tại một thời
điểm, do người gửi xác định. Tuy nhiên vẫn có cách lưu ảnh bằng các chức năng
khác của điện thoại.
- Tik Tok là mạng xã hội cung cấp khả năng chia sẻ video miễn phí, nơi người
dùng có thể quay chỉnh sửa và chia sẻ các video ngắn. Giống như các ứng dụng
truyền thơng xã hội khác người dùng có thể theo dõi, thích và bình luận mọi thứ
thứ họ thấy. Phần lớn người dùng Tik Tok từ 24 tuổi trở xuống.
Trả lời:
- Zalo là một dịch vụ OTT (Over The Top - giải pháp cung cấp nội dung cho người
sử dụng dựa trên nền tảng Internet và không một nhà cung cấp hoặc bất kỳ cơ
quan nào có thể can thiệp vào). Zalo được phát triển và phát hành bởi công ty cổ
phần VNG (cơng ty cơng nghệ Việt Nam). Vì đây là một ứng dụng của người Việt
Nam nên từ giao diện cho đến chức năng đều rất thân thiện, dễ sử dụng.
- Những tính năng của Zalo:
+ Truy cập từ máy tính và điện thoại thơng minh.
+ Gửi tin nhắn Video.
+ Tìm bạn bè quanh mình.
+ Chia sẻ định vị của mình.
+ Nhắn tin bằng giọng nói.
+ Gửi tin nhắn Real – Time
+ Trị chuyện nhóm
+ Có bộ sưu tập biểu tượng cảm xúc phong phú.
+ Game giải trí
- Cách đăng kí tài khoản: Mở ứng dụng Zalo > Chọn Đăng ký > Nhập tên của
bạn > Nhấp vào Tiếp tục > Nhập số điện thoại > Chọn Tiếp tục > Nhấn Xác
nhận > Chọn Kích hoạt tài khoản là xong.
- Lưu ý: Hiện nay, qua công tác quản lý nhà nước, Sở Thông tin và Truyền thông
phát hiện trên nền tảng mạng xã hộ Zalo xuất hiện nhiều đối tượng đánh cắp, giả
mạo tài khoản để lừa đảo vay mượn tiền và thực hiện hành vi chiếm đoạt. Vì vậy
người dùng cần lưu ý một số nội dung sau:
+ Không chuyển tiền khi không gọi điện hoặc gặp trực tiếp người vay mượn
tiền khi chỉ hỏi qua tin nhắn.
+ Không cài đặt ứng dụng (App) lạ và bấm vào đường link khi chưa có thơng
tin cụ thể.
+ Khi mua bán trao đổi máy tính, điện thoại cần reset máy đưa về tình trạng
ban đầu của nhà sản xuất.
+ Cảnh giác khi cung cấp những thông tin quan trọng cho người khác.
+ Cảnh giác với người quen khi đã kết bạn với nhau trên mạng xã hội bỗng
nhiên vào một gửi kết bạn lại.
+ Cảnh giác với lời mời kết bạn là những người bạn đã quen biết bằng cách vào
kiểm tra lịch sử hoạt động (nhật ký trên tường của người gửi lời mời kết bạn…)
nếu người mời kết bạn khơng có hoạt động nào, hoặc chỉ có 1,2 hoạt động mới
đăng là một điều rất nghi ngờ.
+ Có kiến thức về an tồn và bảo mật thông tin.
+ Không đăng nhập tài khoản vào những thiết bị lạ, nếu buộc phải đăng nhập
thì đăng xuất khi hết phiên làm việc.
+ Bật chế độ không kết bạn với người lạ trên Zalo.
+ Đặt mật khẩu đủ mạnh và định kỳ thay đổi mật khẩu. Mật khẩu mạnh bao
gồm: số, chữ thường, chữ in hoa và ký tự đặc biệt (@, #, $...), sử dụng tối thiểu 8
ký tự, và tối đa 15 ký tự… Tránh không sử dụng ngày tháng năm sinh và số Chứng
minh nhân dân để khởi tạo mật khẩu, không dùng chung một mật khẩu cho nhiều
tài khoản khác nhau.
+ Đặt mật khẩu bảo vệ thiết bị: Máy tính, điện thoại (sử dụng mã PIN,
Password, bảo mật vân tay, bảo mật bằng nhận diện khuôn mặt…).
Vận dụng 4.6 trang 19 vở thực hành Tin lớp 7: Em hãy tìm hiểu thêm những
ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thơng tin vào mục đích sai trái. Hãy chia
sẻ với người thân và bạn bè để cùng phòng tránh.
Gợi ý: Internet là kho thông tin khổng lồ là nơi mọi người chia sẻ thơng tin mỗi
người lại có mục đích khác nhau khi sử dụng thơng tin đó. Cũng giống như trong
thế giới thực, tất cả các hoạt động thông tin trên mạng đều cần tuân theo quy định
của pháp luật. Sử dụng thơng tin vào mục đích sai trái sẽ gây ra hậu quả cho chính
bản thân người sử dụng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Có rất nhiều ví
dụ về việc sử dụng thơng tin vào mục đích sai trái như: chia sẻ, phát tán thơng tin
cá nhân của người khác mà chưa được sự cho phép nhằm mục đích bơi nhọ; bịa
đặt thơng tin giật gân sai sự thật để thu hút sự chú ý của mọi người; Chia sẻ thông
tin sai sự thật về chống phá nhà nước… Tất cả các hành động này đều bị nghiêm
cấm và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Em có thể truy cập vào internet,
tìm hiểu nội dung của luật an ninh mạng Việt Nam và tìm thêm các bài báo nói
về các trường hợp cụ thể đã bị pháp luật xử lý và sử dụng thông tin vào mục đích
sai trái.
Trả lời:
Những ví dụ cụ thể về hậu quả của việc sử dụng thơng tin vào mục đích sai trái:
- Những thông tin giả tràn lan trên mạng xã hội vào lúc dịch bệnh gây hoang mang
dư luận, vu khống, xuyên tạc uy tín của một người, một cơ quan, một tổ chức nào
đó.
- Những thơng tin xấu, đoạn video cắt ghép của một người có thể xúc phạm nhân
phẩm, danh dự của người khác, thậm chí ảnh hưởng đến tâm lí và tính mạng của
họ.
- Những thơng tin lừa đảo có thể gây thiệt hại cho nạn nhân.
Bở sung
Bở sung 4.7 trang 20 vở thực hành Tin lớp 7: Em nên làm gì khi tham gia vào
mạng xã hội để phát huy được các ưu điểm của mạng xã hội?
Gợi ý: Để phát huy được các ưu điểm của mạng xã hội em cần biết mạng xã hội
có thể giúp gì người tham gia trong kỉ ngun thơng tin hiện nay:
- Mạng xã hội được sử dụng để tiếp thị và quảng cáo, hỗ trợ mua bán hàng nhanh
chóng, giảm chi phí cho xã hội.
- Mạng xã hội giúp kết nối mọi người đang tải khả năng tương tác và giao tiếp
giữa người với người, hỗ trợ xây dựng các mối quan hệ của mọi người.
- Mạng xã hội là nguồn cung cấp thông tin và cập nhật thông tin mới nhất giúp
lan truyền thơng tin nhanh chóng.
- Mạng xã hội hỗ trợ giáo dục giúp nâng cao nhận thức.
- Mạng xã hội giúp tìm việc làm và được sử dụng để phát triển nghề nghiệp.
- Mạng xã hội giúp kết nối trực tiếp với khán giả/ tương tác với khách hàng.
- Mạng xã hội được sử dụng để giải trí.
Trả lời:
Em nên:
- Sử dụng mạng đăng tải, chia sẻ, cung cấp những thơng tin có ích cho mọi người.
- Kết nối mọi người để lan tỏa những hành động, việc làm đẹp tới mọi người.
- Tìm hiểu những thơng tin bổ ích trên mạng.
Bổ sung 4.8 trang 21 vở thực hành Tin lớp 7: Em nên làm gì khi tham gia vào
mạng xã hội để giảm thiểu được những tác dụng không tốt của mạng xã hội với
bản thân?
Gợi ý: Một số tác dụng không tốt của mạng xã hội đối với người sử dụng:
- Có nguy cơ bị lấy cắp dữ liệu.
- Làm giảm kỹ năng giao tiếp mặt đối mặt.
- Nghiện mạng xã hội.
- Bị bắt nạt hoặc đe dọa trực tuyến.
- Lãng phí thời gian.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.
- Bị tác động tiêu cực bởi các thơng tin khơng chính xác.
Để giảm thiểu được những tác dụng không tốt em nên xây dựng cho mình một
bản quy tắc sử dụng mạng xã hội dựa trên việc hạn chế sử dụng thời gian sử dụng,
giữ gìn thơng tin cá nhân chọn lọc các mạng xã hội, diễn đàn phù hợp với lứa tuổi
và mục đích tham gia của mình.
Trả lời:
Để giảm thiểu những tác dụng không tốt của mạng xã hội với bản thân khi tham
gia mạng xã hội, em nên:
- Thời gian sử dụng internet phải hợp lí.
- Khi em bị đe dọa trên internet, em phải báo với người lớn.
- Không nên xem những thông tin tiêu cực.
- Không chia sẻ những thông tin cá nhân lên mạng xã hội.
- Tham gia các diễn dàn phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với mục đích tham gia của
mình.