Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

“Sếp, tôi còn có gia đình riêng ” pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.75 KB, 2 trang )

“Sếp, tôi còn có gia đình riêng”
Điều quan trọng là bạn phải tìm ra nguyên nhân thực sự đằng sau những yêu cầu
của sếp. Trong nhiều trường hợp đó có thể là những yêu cầu hợp lý như công ty
đang có nhiều thay đổi hay văn phòng bạn vừa nhận được một hợp đồng trị giá
nhiều triệu đô và cần hoàn thành gấp. Bạn cần biết điều gì đang tác động lên cuộc
sống riêng của mình trước khi quyết định nói chuyện với sếp.

Nói chuyện với sếp một cách cởi mở và thành thật: Bạn hẹn nói chuyện với sếp
vào lúc nào đó hợp lý, nói cho sếp hiều những suy nghĩ và cảm nhận của bạn về
vấn đề này. Hãy viết ra những quan tâm cũng như đề nghị của bạn trước buổi nói
chuyện và chắc chắn rằng bạn có những bằng chứng thuyết phục cho việc làm
thêm giờ này ảnh hưởng đến đời sống riêng của bạn. Tuy nhiên nếu sếp bạn trả lời
rằng lượng công việc ở đây luôn nhiều hay cách làm việc của văn phòng này là
như vậy thì đã đến lúc bạn cần nghĩ thêm về công việc bạn đã lựa chọn này.

Cân nhắc xem liệu công việc này đáng giá như thế nào? Sau khi đã xem xét kỹ
các lý do dẫn đến việc này (như hiện tại công ty có quá nhiều việc hay môi trường
làm việc ở đây là như vậy) sau đó việc bạn đi gặp sếp hay không phụ thuộc vào
việc bạn yêu thích công việc này đến đâu? Bạn nghĩ rằng mình đã có khoảng thời
gian tuyệt vời với công việc, các đồng nghiệp trước khi “kẹt” trong tình trạng này
do vậy bạn nghĩ bạn sẽ cố gắng vượt qua nó và giữ lại công việc này.

Bạn chọn công việc hay cuộc sống riêng? Nếu công việc liên tục ảnh hưởng đến
cuộc sống riêng trong thời gian dài thì bạn cần nghiêm túc xem xét tới điều bạn
mong muốn: công việc hay cuộc sống riêng? Hàng triệu người họ cho rằng họ có
thể tìm thấy thành công mà không cần cuộc sống riêng. Bạn có nghĩ quan điểm
này đúng? Chỉ bạn có thể quyết định bạn muốn từ bỏ điều gì.

Nhưng hãy nhớ, cuộc sống bên ngoài văn phòng không chỉ đẹp mà còn giúp bạn
thư thái để có năng suất làm việc cao. Hơn nữa khi bạn quyết định bạn không thể
tiếp tục tình trạng hiện tại và nói với sếp. Nếu sếp muốn giữ bạn thì họ sẽ tìm ra


một giải pháp để trung hoà vấn đề của bạn và công việc.
Bực bội với đồng nghiệp: Bạn cảm thấy khó chịu với bất cứ ai đến gần hoặc định
nói chuyện với bạn. Bạn cảm thấy khó kiểm soát tinh thần và ngày càng dễ nổi
nóng với đồng nghiệp, thậm chí với cả những người rất thân thiết.

Bạn đi làm muộn nhưng chỉ muốn về sớm: Bạn từng dậy rất đúng giờ và háo hức
đi làm vào mỗi buổi sáng, giờ đây mỗi ngày bạn cảm thấy một nỗi sợ mỗi khi nghĩ
đến văn phòng. Đặc biệt sau giờ nghỉ trưa, bạn bắt đầu nhìn đồng hồ liên tục và
đếm từng phút đến khi hết ngày.

Không còn sự nhiệt tình trong công việc mà thay vào đó là sự thờ ơ: Bạn cảm
thấy không còn động lực, không cảm thấy vui mỗi khi công việc được hoàn thành,
không còn háo hức mỗi khi phải đối mặt với những thử thách mới. Những người
quá tải trong công việc thường mất đi hứng thú làm việc cũng như cảm giác tự hào
về những thành quả họ đạt được trong công việc.

Bạn đánh mất các mối quan hệ trong công ty: Bạn không còn hứng thú với bất
kỳ hoạt động nào trong công ty dù trước đây bạn từng đi ăn trưa, đi ra ngoài và
tham gia các hoạt động của công ty rất sôi nổi.
Bạn cảm thấy cơ thể như không có sức sống: Bạn cảm thấy cơ thể kiệt sức,
thường đau đầu, các cơ mỏi mệt và luôn có cảm giác buồn ngủ.

×