Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Luận văn giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn huyện thanh sơn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.38 KB, 107 trang )

i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ........................................................................................ix
MỞ ĐẦU....................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................3
4. Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài ..........................................................3
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC..............................................................................5

1.1. Cơ sở lý luận ..............................................................................................5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản .........................................................................5
1.1.2. Vai trò và đặc điểm cơ bản của kinh tế hộ nông dân .........................11
1.1.3. Các hoạt động cấu thành thu nhập của hộ nông dân .............................13
1.1.4. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ..................15
1.1.5. Ý nghĩa của việc nâng cao thu nhập của người nông dân .....................23
1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .........................................................................24
1.2.1. Kinh nghiệm phát trển kinh tế nông hộ ở một số nước trên thế giới.....24
1.2.2. Tình hình phát kinh tế nơng hộ ở Việt Nam..........................................28
1.2.3. Kinh nghiệm về nâng cao thu nhập cho hộ nông dân tại một số địa
phương trong nước ..............................................................................35
1.2.4. Bài học kinh nghiệm được rút ra cho huyện Thanh Sơn về nâng cao
thu nhập cho hộ nông dân ...................................................................42
1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..................................................................44
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........46



2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...................................................................46


ii
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................46
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ......................................................................50
2.1.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng của huyện Thanh Sơn......................................53
2.1.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện
Thanh Sơn ảnh hưởng đến nâng cao thu nhập cho hộ nông dân ...........54
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................56
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................57
2.3.1. Về phương pháp tiếp cận.......................................................................57
2.3.2. Về xây dựng bảng hỏi ...........................................................................58
2.3.3. Phương pháp chọn mẫu điều tra ............................................................58
2.3.4. Phương pháp xử lý dữ liệu ....................................................................59
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu....................................................................59
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................61

3.1. Thực trạng về lao động làm việc và thu nhập trên địa bàn huyện Thanh
Sơn tỉnh Phú Thọ ...................................................................................61
3.1.1. Thực trạng lao động tham gia thị trường lao động huyện Thanh Sơn
tỉnh Phú Thọ ..........................................................................................61
3.1.2. Thực trạng lao động đang làm việc đã qua đào tạo huyện Thanh Sơn
tỉnh Phú Thọ ..........................................................................................63
3.1.3. Thực trạng thu nhập của người dân huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ....65
3.1.4. Thực trạng đời sống của người dân khu vực nơng thơn huyện
Thanh Sơn.............................................................................................67
3.2. Phân tích thu nhập của hộ nông dân huyện Thanh Sơn qua điều tra
khảo sát..................................................................................................70

3.2.1. Nguồn lực của các hộ điều tra khảo sát .................................................70
3.2.2. Thu nhập bình qn của hộ nơng dân huyện Thanh Sơn qua điều tra
khảo sát..................................................................................................72
3.2.3. Các yếu tố sản xuất ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nông dân.............75


iii
3.3. Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân huyện Thanh Sơn đến
năm 2025 ...............................................................................................85
3.3.1. Mục tiêu nâng cao thu nhập cho hộ nông dân đến năm 2025 ...............85
3.3.2. Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ nông dân huyện Thanh Sơn đến
năm 2025 ...............................................................................................85
KẾT LUẬN .............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................92
PHỤ LỤC ................................................................................................................95


iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

BQ

2


CĐ- ĐH

3

CP

Chi phí

4

Đ

Đồng

5

ĐVT

Đơn vị tính

6

GTSX

Giá trị sản xuất

7

HND


Hộ nơng dân

8

HTX

Hợp tác xã

9

KD

Kinh doanh

10

KTNH

11



12

NĐ-CP

13

NN


14

QĐ-TTg

15

TĐC

16

TN

Thu nhập

17

TT

Trồng trọt

18

UBND

Bình qn
Cao đẳng, đại học

Kinh tế nơng hộ
Lao động

Nghị định - Chính phủ
Nơng nghiệp
Quyết định - Thủ tướng Chính phủ
Tái định cư

Ủy ban nhân dân


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Tình hình sử dụng đất huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019........49

Bảng 2.2.

Giá trị, cơ cấu ngành kinh tế huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 -2019..........50

Bảng 2.3.

Tình hình dân số và lao động trên địa bàn huyện Thanh Sơn
giai đoạn 2017-2019....................................................................52

Bảng 3.1.

Dân số trên 15 tuổi tham gia thị trường lao động ở huyện
Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ .............................................................61

Bảng 3.2.


Lao động đang làm việc đã qua đào tạo ở huyện Thanh Sơn
tỉnh Phú Thọ................................................................................64

Bảng 3.3:

Thu nhập bình quân lao động 1 tháng chia theo nguồn thu của
huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019 ....................................66

Bảng 3.4:

Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo huyện Thanh Sơn giai đoạn
2017 - 2019 .................................................................................67

Bảng 3.5:

Số hộ nghèo và cận nghèo huyện Thanh Sơn giai đoạn 2017 - 2019.....68

Bảng 3.6:

Tình trạng sở hữu tài sản của các hộ gia đình huyện Thanh
Sơn năm 2019 .............................................................................69

Bảng 3.7.

Tình hình nguồn lực nhóm hộ được điều tra khảo sát.................70

Bảng 3.8:

Quy mô thu nhập bình quân/hộ/năm giai đoạn 2017-2019 .........72


Bảng 3.9:

Thu nhập bình quân nhân khẩu một năm giai đoạn 2017-2019 .........73

Bảng 3.10. Nguồn thu nhập bình quân của hộ điều tra phỏng vấn giai
đoạn năm 2017-2019...................................................................74
Bảng 3.11. Thu nhập của hộ thuần nông và hộ hỗn hợp giai đoạn 20172019.............................................................................................76
Bảng 3.12. Thu nhập của hộ theo quy mô nhân khẩu....................................77
Bảng 3.13. Thu nhập bình qn của hộ theo quy mơ lao động .....................77
Bảng 3.14. Bình qn diện tích đất đai trên hộ của nhóm hộ phỏng vấn ......78
Bảng 3.15. Bình qn thu nhập trên hộ theo diện tích đất đai.......................79


vi
Bảng 3.16. Thu nhập theo quy mô vốn sản xuất của hộ................................79
Bảng 3.17. Bảng thu nhập của các hộ có vốn lưu động trên và dưới mức
20 triệu đồng năm 2019...............................................................80
Bảng 3.18. Thu nhập của hộ có và khơng tiếp cận được nguồn tín dụng......81
Bảng 3.19. Thu nhập bình qn nơng hộ theo trình độ học vấn....................82
Bảng 3.20. Thu nhập bình qn nơng hộ theo tiêu chí có và khơng tham
gia các khóa bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ sản xuất...................83


vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu nhập
cho hộ nông dân
- Đánh giá thực trạng thu nhập hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh
Sơn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2019

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao thu nhập hộ nông dân trên địa bàn
huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ đến năm 2025.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập tài liệu thứ cấp và sơ cấp. Điều
tra chọn mẫu các hộ nông dân tại 3 xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ
Phương pháp phân tích số liệu: Phương pháp so sánh, phương pháp thống
kê mô tả và phương pháp chuyên gia chuyên khảo.
3. Kết quả nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu thực trạng thu nhập của hộ nông dân huyện Thanh
Sơn tỉnh Phú Thọ ta thấy được
Mức thu nhập của các hộ nông dân trên địa bàn huyện chưa cao so với
tiềm năng của huyện nhưng có tăng qua giai đoạn 2016 - 2018. Tổng thu nhập
bình quân trên hộ năm 2016
4. Kết luận
Tăng thu nhập cho hộ nông dân đang là vấn đề kinh tế-xã hội rất được
quan tâm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay
vai trị của hộ nơng dân đặc biệt quan trọng. Để nâng cao thu nhập của hộ nông
dân huyện Thanh Sơn những năm tới, luận án đề xuất: i) Phát huy thế mạnh của
huyện Thanh Sơn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên địa bàn
huyện Thanh Sơn nói chung, khu vực nơng thơn nói riêng, tạo cơ hội cho nông
dân tiếp cận được ngày càng nhiều hơn với việc làm mới, sinh kế mới có thu
nhập cao thông qua các biện pháp chủ yếu như cơ cấu lại kinh tế nông thôn gắn


viii
với Chương trình xây dựng nơng thơn mới, gắn với chương trình phát triển nơng
nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ đơ thị, gắn với chương trình đẩy mạnh phát
triển công nghiệp nông thôn; ii) Tăng cường cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản
nhằm làm giàu các yếu tố sản xuất của nơng dân; iii) Hồn thiện mơi trường
chính sách, tăng cường vai trị nhà nước trong tổ chức quản lý và phối hợp giữa

các cấp chính quyền, các tổ chức kinh tế, xã hội trong tổ chức thực hiện các chủ
trương chính sách phát triển nơng nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện.


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thu nhập của người lao động nói chung, của nơng dân nói riêng là một
trong những phạm trù mà khoa học luôn quan tâm. Việc nâng cao thu nhập cho
người lao động không những phản ánh sự phát triển của lực lượng sản xuất mà
cịn đảm bảo hồn thiện quan hệ phân phối, một khâu của quan hệ sản xuất xã
hội. Hộ nông dân là một ngành đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Theo tổng điều tra dân số tính đến tháng 4 năm 2019 thì Việt Nam có dân
số là 96.208.948 người, với hơn 63% dân cư sống ở nông thôn và gần 37 % dân
cư sống tại thành thị qua đó ta thấy vai trị của các hộ nông dân đặc biết quan
trọng trong nền kinh tế hiện nay ( dan-so-viet-nam-2019).
Thực tiễn q trình sản xuất nơng nghiệp của nước ta trải qua hàng ngàn
năm sản xuất theo kinh nghiệm, tuy có những bước tiến quan trọng, nhưng về
căn bản vẫn là nền sản xuất nhỏ lẻ, kĩ thuật lạc hậu mang nặng tính độc canh,
tự cung, tự cấp là chính.
Những năm gần đây, nơng nghiệp và nơng thơn nước ta đã có sự phát
triển vượt bậc, đạt được những thành tựu đáng khích lệ với năng suất và sản
lượng ngày càng tăng. Có sự chuyển biến tích cực đó là nhờ vào sự đổi mới
chính sách kinh tế đúng đắn của Đảng và Nhà nước đó là quyết định tiến hành
công cuộc đổi mới chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền
kinh tế hàng hố nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. Nhất là từ khi
có chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng (1981) về “cải cách cơng tác
khốn, mở rộng khốn sản phẩm đến người lao động trong các hợp tác xã nông
nghiệp”, đặc biệt nghị quyết 10 của Bộ chính trị Trung ương Đảng (1988) về
đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”. Với Nghị quyết này hộ nông dân đã trở

thành đơn vị kinh tế tự chủ góp phần quan trọng vào sự phát triển của nông
nghiệp nước ta trong những năm qua.


2
Bên cạnh mặt đạt được, vẫn còn tồn tại những khó khăn. Đây là tất yếu
khách quan. Đó là nền kinh tế hàng hoá đã tạo ra sự phân hoá giàu nghèo ngày
càng sâu sắc, vấn đề chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng,
giữa thành thị và nông thôn ngày một rõ. Hiện nay, hơn 63%% dân số nước ta ở
nông thôn đây là nguồn lao động dồi dào nhưng chưa được sử dụng hợp lý, tuy
nhiên nó cũng là một thách thức về vấn đề giải quyết việc làm tạo thu nhập cho
người lao động. Bởi vì hiện nay ruộng đất có hạn mà dân số ngày càng tăng lên.
Do vậy việc duy trì thu nhập đã khó nâng cao, thu nhập cho hộ nơng dân lại càng
khó hơn bởi nơng thơn thì sản suất nơng nghiệp vẫn cịn là chủ yếu.
Thanh Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía Nam của huyện Phú Thọ
có lợi thế trong giao lưu phát triển kinh tế. Nhìn chung, so với nhiều huyện của
tỉnh Phú Thọ mặt bằng kinh tế hộ của huyện không phải là thấp. Nhưng sự phát
triển của kinh tế hộ vẫn chưa tương xứng với ưu thế và tiềm năng vốn có của
huyện Mặc dù những năm qua, huyện Thanh Sơn đã có nhiều biện pháp phát
triển nơng nghiệp, nơng thơn, nông dân nhằm cải thiện thu nhập và đời sống
nông dân, song những thành tựu mạng lại còn rất chậm. Nơng dân vẫn cịn
trong tình trạng khó khăn do tình trạng thiếu vốn sản xuất, do tiến bộ kỹ thuật
chưa được áp dụng rộng rãi, việc đa dạng hóa sinh kế, đa dạng hóa phát triển
ngành nghề trong thơn thơn cịn chưa mạnh, các chính sách khuyến nơng phát
huy chưa mạnh, công tác tổ chức và quản lý sản xuất nơng nghiệp, phối hợp
thực hiện của các ban ngành cịn nhiều hạn chế, chưa hỗ trợ tốt cho sự phát
triển sản xuất kinh doanh của nơng dân. Về phía nơng dân, tình trạng tiếp cận
giáo dục, đào tạo thấp, nguồn vật lực, tài lực cịn nhiều khó khăn. Tất cả những
điều đó hạn chế đến tốc độ tăng thu nhập cũng như đa dạng hóa nguồn thu của
nơng dân. Chính vì thế việc nghiên cứu “Giải pháp nâng cao thu nhập cho hộ

nông dân trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ” là có ý nghĩa thiết
thực cả về lý luận và thực tiễn.


3
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về thu nhập cho hộ
nông dân.
- Đánh giá thực trạng thu nhập hộ nông dân trên địa bàn huyện Thanh
Sơn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2017 - 2019.
- Tìm ra được những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thu nhập hộ nông
dân ở huyện Thanh Sơn.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao thu nhập hộ nông dân trên địa bàn
huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ đến 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn về nâng cao thu nhập cho
hộ nông dân.

- Nghiên cứu các hộ thuần nông và các hộ kiêm trên địa bàn huyện Thanh Sơn,
tỉnh Phú Thọ.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề liên quan về lý luận và thực
tiễn việc nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân như các vấn đề về: kinh tế,
phát triển sản xuất, thu nhập, đời sống của các hộ nông dân trên địa bàn huyện
Thanh Sơn.
- Về không gian: Đề tài thực hiện trong phạm vi toàn huyện Thanh Sơn
- Về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp: Đánh giá thực trạng thu nhập của các hộ nông dân trong

thời gian từ năm 2017 - 2019 trên địa bàn huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ
+ Số liệu sơ cấp: Điều tra năm 2019
4. Ý nghĩa và những đóng góp của đề tài
Luận văn là cơng trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, luận
văn được nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân
trên địa bàn huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.


4


5
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm về hộ và hộ nơng dân
a) Khái niệm về Hộ
Có nhiều quan điểm khác nhau về hộ như Tchayanov, nhà khoa học kinh
tế nông nghiệp nổi tiếng hàng đầu của Nga với quan điểm: “Về khái niệm hộ,
đặc biệt trong đời sống nông thôn, không bao giờ cũng tương đương với khái
niệm sinh học làm chỗ dựa cho nó, mà nội dung đó cịn có cả những phức tạp
về đời sống kinh tế và đời sống gia đình” (Trần Văn Dư, 2003).
Năm 1980, tại Hội thảo Quốc tế lần thứ hai về quản lý nông trại tổ chức
ở Hà Lan, các đại biểu thống nhất: “Hộ là một đơn vị của xã hội có liên quan
đến sản xuất, tái sản xuất, tiêu dùng và các hoạt động xã hội khác” (Nguyễn
Quốc Chỉnh, 2007).
Trong từ điền ngơn ngữ Mỹ (Oxford Press - 1987) có định nghĩa: “Hộ là
tất cả những người cùng sống chung trong một mái nhà. Nhóm người đó bao
gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm ăn chung” (Trần

Văn Dư, 2003).
Khi nghiên cứu kinh tế hộ trong quá trình phát triển ở khu vực Châu Á
Giáo sư T.G.Mc.Gee (1989) đã nêu lên: “Hộ là nhóm người chung huyết tộc,
hay không cùng chung huyết tộc, ở chung một mái nhà, ăn chung một mâm
cơm và có chung một ngân quỹ” (Nguyễn Quốc Chỉnh, 2007).
Raul Iturna, giáo sư trường đại học Tổng hợp Liôbon khi nghiên cứu
cộng đồng nông dân trong quá trình quá độ ở một số nước Châu Á đã chứng
minh “Hộ là tập hợp những người cùng chung huyết tộc có quan hệ mật thiết
với nhau trong quá trình sáng tạo ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và
cộng đồng” (Mai Văn Xuân, 1995).


6
Như vậy, các cá nhân hay tổ chức khi nhìn nhận và quan điểm về hộ
khơng giống nhau nhưng có những nét chung (Nguyễn Quốc Chỉnh, 2007):
- Hộ là một nhóm người cùng huyết tộc (cũng có trường hợp đặc biệt vợ
chồng cùng huyết tộc) hay không cùng huyết tộc (bố mẹ ni, con ni, người
tình nguyện và được sự đồng ý của các thành viên trong gia đình,...).
- Hộ sống chung hoặc không sống chung dưới một mái nhà.
- Có chung một ngân quỹ và ăn chung.
- Cùng tiến hành sản xuất chung.
Từ đây cho thấy đã là hộ nhất thiết là một đơn vị kinh tế: Có nguồn lao
động và phân cơng lao động, có vốn và kế hoạch sản xuất kinh doanh chung,
vừa sản xuất và vừa tiêu dùng. Hộ không phải là thành phần kinh tế mà hộ có
thể thuộc thành phần kinh tế cá thể, tư nhân, tập thể,...
Hộ khơng đồng nhất với gia đình mặc dù cùng chung huyết tộc, do hộ là
một đơn vị kinh tế riêng, trong khi đó gia đình có thể không phải là một đơn vị
kinh tế. Một gia đình có thể bao gồm nhiều thế hệ sống chung một mái nhà
nhưng nguồn sinh sống và ngân quĩ lại độc lập với nhau. Do đó một gia đình
có thể bao nhiều hộ.

Qua nghiên cứu các khái niệm khác nhau, chúng tôi nhận thấy: hộ là đơn
vị kinh tế nhỏ nhất trong xã hội, cùng chung một cơ sở kinh tế, gắn bó với nhau
qua hơn nhân, huyết tộc và quan hệ nuôi dưỡng thân nhân khác, cùng tiến hành
sản xuất và hưởng thụ những thành quả sản xuất.
b) Khái niệm về Hộ nông dân
Hộ nông dân (HND) là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông
nghiệp và phát triển nơng thơn vì các hoạt động nơng nghiệp và phi nông nghiệp
ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua các hoạt động của các hộ nông dân.
Các hoạt động nông nghiệp của hộ nông dân theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề
rừng, nghề cá và các hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn như các dịch vụ,


7
các nghề thủ công, chế biết nông sản... Ngành nghề của hộ gắn với tập quán
thôn bản, làng xã; một khi sản xuất kinh doanh khó khăn, họ sẽ thay đổi mặt
hàng sản xuất hoặc giảm bớt quy mô, thậm chí giảm bớt nhu cầu cần thiết.
Tchayanov cho rằng “Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn định” và
ông coi là đơn vị tuyệt vời để “tăng trưởng và phát triển chính sách nơng
nghiệp”. Quan điểm này đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nơng
nghiệp tại nhiều nước trên thế giới (Đồng Văn Tuấn, 2011).
Frank Ellis (1988) đưa ra khái niệm: “Hộ nông dân là hộ có phương tiện
kiếm sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất, ln
nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn nhưng về bản chất được đặc trưng bởi
sự tham gia vào thị trường với mức độ hồn hảo khơng cao” (Nguyễn Quốc
Chỉnh, 2007).
Ở Việt Nam, có nhiều tác giả cập đến khái niệm kinh tế hộ nơng dân, Lê
Đình Thắng (1993) cho rằng “nơng hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh
tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn” (Lê Đình Thắng và các cộng sự,
1993). Đào Thế Tuấn (1997) thì cho rằng “hộ nơng dân là những hộ chủ yếu
hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và các

hoạt động phi nông nghiệp ở nơng thơn” (Đào Thế Tuấn, 1997).
Do đó, nơng hộ có đặc điểm nhưng đặc điểm sau:
- Hộ vừa là đơn vị sản xuất kinh doanh vừa là đơn vị tiêu dùng. Như vậy
đã là hộ phải bảo đảm cả mặt sản xuất và tiêu dùng.
- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất quyết định sự tham gia thị trường
của hộ. Sự tham gia thị trường của nông hộ càng nhiều hàng hóa thể hiện trình
độ của nơng hộ đó.
Như vậy, chúng ta thấy “Nơng hộ là một đơn vị kinh tế cơ sở, sống ở
nông thôn, tiến hành sản xuất nơng nghiệp và cịn có thể tham gia các hoạt động
phi nông nghiệp ở các mức độ khác nhau”.


8
1.1.1.2. Khái niệm về kinh tế hộ nông dân và phát triển kinh tế hộ
a) Kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nơng dân là loại hình kinh tế cơ bản và tự chủ trong nơng
nghiệp, hình thành, tồn tại một cách khách quan, sử dụng lao động gia đình là
chính. Kinh tế hộ nơng dân tồn tại và phát triển lâu đời trong q trình phát
triển nơng nghiệp, nơng thôn ở nước ta.
Các quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống thì tuỳ thuộc vào
của chủ hộ. Hộ có thể khơng th hay th lao động với tỷ lệ thấp để đảm bảo
thời vụ nên không được tính tiền lương và khơng được tính lợi nhuận.
Với Tchayanov, vào những năm 20 của thế kỷ XX, “kinh tế nơng dân”
được hiểu là hình thức tổ chức kinh tế nơng nghiệp chủ yếu dựa vào sức lao
động gia đình và nhằm thỏa mãn nhu cầu cụ thể của hộ gia đình như một tổng
thể mà khơng dựa trên chế độ trả công theo lao động đối với mỗi thành viên
của nó (Nguyễn Đức Truyến, 2003).
Theo Frank Ellis (1988), “Kinh tế hộ nông dân là kinh tế của các hộ gia
đình có nền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động gia
đình. Sản xuất của hộ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở

mức độ khơng hồn hảo vào hoạt động thị trường” (Vũ Thị Ngọc Trân, 1997).
Kinh tế nông hộ thực hiện các khâu từ sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu
dùng. Và là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm sản xuất nơng
nghiệp, thích ứng tồn, tại tại và phát triển trong mọi chế độ xã hội. Loại hình này
cũng khơng giống với các loại hình kinh kế khác (Nguyễn Quốc Chỉnh, 2007).
b) Phát triển kinh tế nông hộ nông dân
Phát triển theo quan niệm chung nhất là sự nâng cao hạnh phúc của người
dân, bao hàm nâng cao chuẩn mực sống, cải thiện điều kiện giáo dục, sức khoẻ,
sự bình đẳng về các cơ hội... Ngoài ra việc bảo đảm các quyền về chính trị và
cơng dân là những mục tiêu rộng hơn của phát triển. Phát triển của một xã hội
hôm nay là sự kế thừa những di sản diễn ra trong quá khứ.


9
Phát triển còn phải gắn tới sự bền vững, nên phát triển bền vững là: “Phát
triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến
khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Mai Thanh Cúc, Quyền
Đình Hà, 2005).
Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh
tế trong thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mơ sản lượng
sản phẩm, hoàn thiện cơ cấu kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi mặt của cuộc
sống. Nhưng chúng ta phải cân nhắc toàn bộ các nguồn vốn vật chất, vốn con
người và vốn thiên nhiên mà thế hệ hiện tại để lại cho thế hệ tương lai.
Kinh tế nông hộ là một thành phần của kinh tế nơng nghiệp, do đó có thể
hiểu rằng phát triển kinh tế nơng hộ chính là q trình tăng trưởng về sản xuất,
thay đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng hiệu quả kinh tế; nâng cao trình
độ sản xuất của chủ hộ; gia tăng thu nhập bình quân của hộ, gia tăng mức sống,
thoả mãn các điều kiện sống cơ bản như nhà ở, điện, nước sạch, nhà vệ sinh...
và ngày càng gia tăng mức tích luỹ của hộ, làm cho nền kinh tế nơng nghiệp
nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung đi lên.

1.1.1.3. Khái niệm về thu nhập của hộ nông dân
Trước sức ép từ sự biến đổi xã hội, sự phát triển của kinh tế thị trường,
của CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế thu nhập của nơng hộ có sự biến
đổi cả về quy mơ lẫn cơ cấu. Để có thu nhập, trước hết nông dân phải là người
sản xuất sản phẩm để họ tiêu dùng và bán trên thị trường. Vì thế, thu nhập của
nơng dân trước hết là từ sản xuất nông nghiệp (theo nghĩa là cả nông, lâm và
ngư nghiệp).
Tuy nhiên, dưới tác động của CNH, HĐH, của kinh tế thị trường và hội
nhập kinh tế quốc tế, nông dân trong điều kiện mới không chỉ thực hiện các
hoạt động nơng nghiệp mà cịn tiến hành các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp.
Thực tế chứng minh các hoạt động phi nơng nghiệp đóng góp từ 20-70% thu
nhập của nơng hộ đối với các gia đình nơng dân ở các quốc gia có nền kinh tế


10
chuyển đổi. Nói cách khác, để có được thu nhập đảm bảo chi tiêu cho đời sống
thì nơng dân ngồi thời gian làm nơng nghiệp, cịn tham gia vào các hoạt động
sản xuất, kinh doanh, và dịch vụ khác. Không những thế, trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế, việc di chuyển lao động quốc tế cũng mang về cho hộ gia
đình nơng dân những khoản thu nhập nhất định.
Ngồi những khoản tiền có được từ sự tham gia vào thị trường lao động
thì nơng hộ cịn nhận được thu nhập từ các khoản cho thuê tài sản, các khoản
chuyển khoản (trợ giúp) của hỗ trợ từ gia đình, người thân, từ chính phủ và
các tổ chức xã hơi khác. Nguồn gốc bản chất của các khoản này cũng có sự
khác nhau.
Đối với khoản thu nhập cho thuê tài sản, về bản chất là sự sinh lời của
lao động q khứ của hộ gia đình, nó do tích lũy của các hộ gia đình mang lại.
Đối với các khoản hỗ trợ từ gia đình, từ người thân cũng là thu nhập có lao
động của các thành viên trong gia đình di chuyển ra huyện Thanh Sơn làm
việc hoặc lao động xuất khẩu mang lại. Như thế, các khoản thu nhập này cũng

là thu nhập có lao động của gia đình hộ nơng dân. Riêng khoản trợ giúp từ
chính phủ, từ các tổ chức xã hội là các khoản không trực tiếp do lao động của
hộ gia đình.
Từ đó, thu nhập của nơng dân được hình thành trên hai nguồn cơ bản: (i)
nguồn do người dân sử dụng sức lao động kiếm được thu nhập từ thị trường lao
động và (ii) nguồn có được nhưng khơng phải thơng qua trao đổi từ sức lao
động của họ trên thị trường. Vậy thu nhập của nơng dân có thể được hiểu là
“Thu nhập là tổng các khoản tiền mà họ thu được trong một khoảng thời gian
nhất định bao gồm các khoản tiền nhận được từ các hoạt động nông nghiệp
của gia đình, các khoản tiền từ các hoạt động phi nơng nghiệp và các khoản
tiền khác như trợ cấp, hỗ trợ từ chính phủ và các tổ chức xã hội khác”.
Nói cách khác, thu nhập của nơng dân được hình thành từ hai nguồn.
(nguồn thứ nhất từ việc làm của họ trên thị trường lao động; nguồn thứ hai


11
từ sự trợ giúp từ chính phủ và các tổ chức xã hội. Ta thấy hộ nông dân thu
nhập từ nguồn thứ nhất là chủ yếu, nó đảm bảo để ni sống người nơng dân
và gia đình họ, cịn nguồn thứ hai, hỗ trợ cho người dân khi gặp phải những
biến đổi không lường trước như thiên tai, địch họa,...
1.1.2. Vai trò và đặc điểm cơ bản của kinh tế hộ nông dân
Trong nền kinh tế quốc dân, sự tồn tại và phát triển của các thành phần
kinh tế, các phương thức sản xuất là hoàn toàn khách quan. Kinh tế nông hộ là
một bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Từ trước đến nay kinh tế hộ dù phát
triển dưới bất kỳ hình thức nào cũng đều là nhân tố quan trọng giúp cho nền
kinh tế quốc dân phát triển. Kinh tế nơng hộ có sắc thái riêng về kinh tế nhân
văn và xã hội.
Ở các nước trên thế giới góp phần khơng nhỏ các nơng sản phẩm cho đời
sống xã hội.
Ở Việt nam, giá trị sản phẩm nơng nghiệp cịn chiếm một tỷ trọng lớn

trong nền kinh tế. Mặt khác đối với nông nghiệp sản xuất hàng hố chưa cao nên
kinh tế nơng hộ càng có vai trị hết sức to lớn, nó thúc đẩy nơng nghiệp và nơng
thơn phát triển. Theo ước tính thì kinh tế hộ nông dân đã cung cấp cho xã hội
khoảng 90% sản lượng thịt và cá, 90% sản lượng lương thực, thực phẩm, cây
công nghiệp, cây ăn quả. Đẩy mạnh xuất khẩu và góp phần sử dụng tốt hơn tài
nguyên đất, lao động, vốn, rừng, biển...nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Từng bước phát triển các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn theo tinh thần mà
Đảng và Nhà nước ta đang hướng tới là CNH - HĐH nông nghiệp và nông thôn.
Trong cơ chế phát triển của nền kinh tế chúng ta đang chủ trương xoá bỏ
thế độc canh tiến đến đa canh cây trồng vật nuôi và phát triển ngành nghề, dịch
vụ ở nông thôn theo điều kiện từng vùng, từng bước xoá bỏ cơ chế sản xuất tự
cung tự cấp sang sản xuất hàng hố theo hình thức trang trại gia đình để tăng
khả năng đầu tư cũng như các tiềm lực khác, góp phần nâng cao năng suất cây
trồng, vật nuôi, phát triển các ngành nghề dịch vụ, nâng cao thu nhập cho người


12
nơng dân, từng bước “thành thị hố” trong lịng nơng thôn để phát triển một
nền nông nghiệp mạnh và bền vững.
1.1.2.2. Đặc điểm cơ bản của kinh tế hộ nông dân
Kinh tế hộ nơng dân có 6 đặc điểm sau
- Thứ nhất: Có sự thống nhất chặt chẽ giữa quyền sở hữu với quá trình
quản lý và sử dụng các yếu tố sản xuất. Bởi vì sở hữu trong nơng hộ là sở hữu
chung, mọi thành viên đều có thể sử dụng và tự quản lý các yếu tố sản xuất như
vốn, đất đai để tạo ra của cải đóng góp vào ngân quỹ chung của nơng hộ.
- Thứ hai: Lao động quản lý và lao động trực tiếp có sự gắn bó chặt chẽ
với nhau và được chi phối bởi quan hệ huyết thống. Thông thường chủ hộ
thường là người quản lý, điều hành và trực tiếp tham gia sản xuất. Với đặc điểm
này, việc tổ chức sản xuất trong nông hộ diễn ra tương đối linh hoạt và thống
nhất, cơ cấu tổ chức rất đơn giản.

- Thứ ba: Quy mô sản xuất nhỏ, hơn nữa các nguồn lực có thể được huy
động hay thu hồi dễ dàng nên các nơng hộ hồn tồn có khả năng thích nghi và tự
điều chỉnh tốt. Gặp điều kiện thuận lợi, nông hộ có thể phát huy tối đa nguồn lực
cho sản xuất ngay cả khi giảm khẩu phần ăn tất yếu của mình. Trong hồn cảnh
bất lợi, sản xuất được thu hẹp, thậm chí có thể quay về với sản xuất giản đơn.
- Thứ tư: Quan hệ huyết thống, họ tộc, văn hố và đặc biệt là lợi ích kinh
tế chung của các thành viên...Tất cả nằm đan xen trong một trật tự tổ chức hết
sức đa dạng và phức tạp, song chúng cùng tác động tạo nên sự đồng tâm, hiệp
lực giữa các thành viên, họ cùng tự giác lao động để phát triển kinh tế mà không
cần đến thưởng phạt. Điều này khơng thể có ở các đơn vị kinh tế khác.
- Thứ năm: Kinh tế hộ được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị
trường. Chính vì thế, trên thị trường đầu vào, hộ chỉ bán từng phần nguồn lực
của mình như: đất đai, sức lao động... với thị trường đầu ra, nông hộ chỉ mua
những gì mà họ khơng có khả năng tự túc như: quần áo, thuốc men hay các đồ
gia dụng khác...


13
- Thứ sáu: Kinh tế hộ nông dân sử dụng sức lao động, nguồn vốn...của
mình là chủ yếu. Chỉ khi nào quy mô sản xuất vượt quá nguồn lực sẵn có, các
hoạt động mua bán hay đi thuê mới diễn ra.
Qua 6 đặc điểm trên, có thể khẳng định rằng kinh tế nơng hộ ln là hình
thức tổ chức kinh tế rất thích hợp với sản xuất nơng nghiệp. Bởi vì, đối tượng
sản xuất của nơng nghiệp là các sinh vật sống rất cần sự chăm sóc trực tiếp và
thường xuyên của con người. Người lao động trong nông hộ vời ý thức trách
nhiệm cao, có sự gắn bó mật thiết với cây trồng vật ni nên hồn tồn có thể
đảm nhận cơng việc đó.
1.1.3. Các hoạt động cấu thành thu nhập của hộ nông dân
Đối với phát triển kinh tế xã hội hiện nay, lao động trong hộ phải làm
nhiều nghề một lúc để duy trì cuộc sống, quan điểm về việc làm của nơng dân

hiện nay, do đó, cũng có nhiều thay đổi để phù hợp với điều kiện hiện tại. Trong
những lúc nông nhàn, nông dân tham gia vào một số hoạt động kinh tế khác để
tìm kiếm thu nhập duy trì cuộc sống của bản thân và gia đình. Đồng thời thực
hiện các chính sách xã hội, Nhà nước cũng đã sử dụng nguồn ngân sách để trợ
giúp nơng dân khi gặp thiên tai, mất mùa,…Vì thế thu nhập của nơng dân được
hình thành từ các nguồn sau đây:
- Thứ nhất, thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ. Thu
nhập từ nông nghiệp của hộ được hiểu là những khoản thu nhập có được khi
nông dân thực hiện những công việc tạo ra nông lâm thủy hải sản. Trong nghiên
cứu này, thu nhập từ nơng nghiệp được tính trên cơ sở giá trị nơng lâm hải sản
được tạo ra trừ đi chi phí sản xuất để có được sản phẩm đó.
- Thứ hai, thu nhập phi nông nghiệp bao gồm những khoản thu bằng tiền
mà người nơng dân có được thơng qua việc tham gia vào các hoạt động kinh tế
ngồi nơng nghiệp ở nông thôn. Hoạt động kinh tế phi nông nghiệp của nông
dân liên quan đến các công việc như gia công thêm một số mặt hàng thủ công
truyền thống (đối với những vùng nơng thơn có làng nghề); lao động làm thuê


14
trong nông thôn như chuyên chở vật liệu xây dựng, nhổ cỏ thuê, cày thuê, gặt
thuê, phun thuốc trừ sâu ….
- Thứ ba, thu nhập từ phục vụ các khu công nghiệp và xuất khẩu lao
động. Trong thực chất, đây là loại thu nhập phi sản xuất nông nghiệp của nông
hộ. Tuy nhiên, trong điều kiện CNH, HĐH diễn ra mạnh mẽ, tác giả muốn tách
các hoạt động mang lại thu nhập này để xem mức độ tác động của công nghiệp
đối với thu nhập của nông hộ thể hiện như thế nào.
Thu nhập có được từ hoạt động này thông qua hoạt động buôn bán nhỏ,
tham gia lưu thông hàng hố từ nơng thơn ra thành thị (bán bn, bán lẻ các
mặt hàng rau quả, lương thực, thực phẩm); từ người lao động di chuyển từ nông
thôn ra thành thị kiếm việc làm trong khu vực phi chính thức như giúp việc gia

đình, chăm người ốm ở bệnh viện, phụ việc ở các cơng trình xây dựng; hoặc
chạy xe ôm, vận chuyển phục vụ khu công nghiệp,… tại các thành phố, đô thị,
khu công nghiệp; hoặc là làm việc trong các doanh nghiệp, các khu công nghiệp
trong nước và xuất khẩu lao động cũng đóng góp một phần thu nhập cho hộ gia
đình nơng dân.
- Thứ tư, các khoản thu nhập từ trợ giúp của chính phủ và cộng đồng.
Các chươngtrình trợ giúp thường xuyên và trợ giúp đột xuất là biểu hiện rõ rệt
nhất từ sự hỗ trợ của nhà nước đến nguồn thu nhập ngoại sinh của nơng dân.
Nguồn thu nhập này có thể bằng tiền hoặc bằng hiện vật tính ra tiền.
Các tổ chức như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh… thực
hiện vận động nhân dân, các cá nhân, doanh nghiệp… trong một vùng nhất định
để hình thành các quỹ hỗ trợ, giúp đỡ các cá nhân, hộ nơng dân gặp khó khăn,
từ đó giúp cho một số đối tượng yếu thế có thêm thu nhập.
Sự đùm bọc lẫn nhau của những người láng giềng ở các vùng nông thôn
thường chặt chẽ hơn so với ở thành thị. Do đó, khi những nơng dân gặp khó
khăn trở ngại như ốm đau, bệnh tật thì nguồn hỗ trợ từ anh em, bạn bè láng
giềng là rất quan trọng. Nguồn này hỗ trợ phần nào những chi phí mà nơng dân


15
phải chịu trong hồn cảnh khó khăn cấp bách. Vì vậy mà nó có ảnh hưởng trực
tiếp tới nguồn thu nhập của nông dân.
- Thứ năm, các khoản thu nhập khác. Ngày nay, trong xu thế tồn cầu
hóa, sự trợ giúp trực tiếp về tài chính từ các tổ chức quốc tế ngày càng diễn ra
phổ biến và trên quy mô ngày càng sâu rộng. Sự hỗ trợ này được thể hiện thơng
qua các chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ và thể hiện rõ nhất
thơng qua hoạt động hỗ trợ bằng tiền mặt có điều kiện hoặc khơng có điều kiện
cho các đối tượng nơng dân yếu thế ở những vùng chịu ảnh hưởng nặng nề từ
biến đổi khí hậu, thiên tai, bệnh dịch, các vùng rất khó khăn….
1.1.4. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ

1.1.4.1. Tác động của sự phát triển công nghiệp và thị trường lao động
Đã có nhiều nghiên cứu về tác động của nhân tố CNH, HĐH và phát triển
của thị trường lao động đến sự biến đổi thu nhập của nông hộ. Các nghiên cứu
cho rằng CNH, HĐH là quá trình chuyển biến từ một nước nơng nghiệp thành
một nước cơng nghiệp. Đó là quá trình chuyển biến kỹ thuật sản xuất từ thủ cơng
sang hiện đại; đồng thời cũng là q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông
nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ; chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang
lao động công nghiệp dịch vụ. Thực tế cho thấy, CNH, HĐH dẫn đến ba tác động
về việc làm và thu nhập đối với nông nghiệp như sau:
- Thứ nhất, trong bối cảnh CNH, HĐH và sự phát triển mạnh mẽ của thị
trường, kỹ thuật sản xuất trong nông nghiệp được đổi mới. Nếu như trước đây,
trong nông nghiệp, kỹ thuật sản xuất là thủ cơng thì trong bối cảnh mới, việc
ứng dụng kỹ thuật sản xuất hiện đại trong nông nghiệp ngày càng phổ biến.
CNH, HĐH và sự phát triển của thị trường đã mở rộng ứng dụng những kỹ
thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, tạo cơ hội cho việc nâng cao năng suất lao
động, năng suất cây trồng, phát triển những sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao
hơn từ đó tăng thu nhập của nơng dân.
- Thứ hai, sự phát triển của CNH, HĐH và sự phát triển thị trường lao
động dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Việc


16
ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp và sự phát triển thị
trường dẫn đến xuất hiện những ngành nghề mới trong nơng nghiệp nơng thơn.
Chính điều này dẫn đến biến đổi cơ cấu kinh tế trong nông thôn tỷ trọng các
ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên, tỷ trong ngành nông nghiệp giảm xuống
trong cơ cấu kinh tế.
- Thứ ba, Kết quả của việc chuyển đổi kỹ thuật sản xuất, chuyển dịch cơ
cấu ngành nghề trong bối cảnh CNH, HĐH và phát triển thị trường lao động
dẫn đến sự biến đổi về cơ cấu lao động. Việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới dẫn

đến tiết kiệm thời gian lao động của nông dân, thời gian nơng nhàn tăng lên.
Trong điều kiện đó, việc phát triển các ngành nghề mới lại có nhu cầu thu hút
lao động, vì thế, lao động nơng nghiệp có điều kiện cần và điều kiện đủ để
chuyển dịch sang lĩnh vực cơng nghiệp và dịch vụ. Phần thì lao động nông
nghiệp tận dụng thời gian nhàn rỗi để phát triển sản xuất các ngành nghề phi
nông nghiệp hoặc làm thuê trong khu vực nơng thơn. Phần thì lao động nơng
nghiệp chuyển tới các KCN, các doanh nghiệp công nghiệp, chuyển ra các
thành phố làm việc trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Việc chuyển dịch
cơ cấu lao động tạo ra việc làm mới, giúp cho lao động nói chung, nơng dân
nói riêng có thêm các nguồn thu nhập ngồi thu nhập từ nông nghiệp.
Ở nước ta, với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP, nhiều tỉnh
thuần nông trước đây thực hiện khuyến khích phát triển KCN. Bộ mặt nơng
thơn đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại. Nhiều nhà máy, xí nghiệp, doanh
nghiệp đầu tư nước ngồi có quy trình sản xuất công nghiệp hiện đại, công nghệ
cao được xây dựng và phát triển thu hút hàng chục tỉ USD và hàng nghìn tỉ
đồng của các nhà đầu tư trong nước.
Sự phát triển công nghiệp sẽ thu hút hàng triệu lao động nông thôn, tạo
ra thị trường sức lao động mới để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
động trong vùng; mặt khác, sự phát triển các KCN làm cho nhu cầu cung ứng


17
các dịch vụ cho KCN cũng tăng lên. Tất cả điều đó tạo cơ hội cho các hộ nơng
dân có thêm việc làm mới, tăng thu nhập của nông hộ.
1.1.4.2. Các yếu tố sản xuất
* Thứ nhất, điều kiện tự nhiên và đất đai cho sản xuất. Quá trình sản
xuất nơng nghiệp là q trình sản xuất gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc rất nhiều
vào điều kiện tự nhiên và đất đai
- Các yếu tố thời tiết, khí hậu là những yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến

sản xuất nông nghiệp, tức là ảnh hưởng đến việc làm của nơng dân. Thời tiết,
khí hậu thuận lợi tạo điều kiện cho nông dân tăng năng suất và hiệu quả sản
xuất nơng nghiệp. Ở những vùng có điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi nơng
dân có thể canh tác nhiều giống cây trồng khác nhau, thực hiện chăn nuôi,
trồng rừng, sản xuất lâm nghiệp hay đánh bắt thủy hải sản… Ở những khu vực
có khí hậu thuận lợi, nơng dân khơng chỉ có thể thực hiện nhiều cơng việc
đồng thời vào một thời điểm, như thâm canh, xen canh nhiều loại cây trồng,
chăn nuôi đồng thời nhiều loại gia súc, gia cầm…, mà cịn có nhiều thời gian
tham gia các hoạt động kinh tế phi nơng nghiệp từ đó nâng cao thu nhập bởi
họ không phải mất nhiều thời gian và công sức để khắc phục những hậu quả
xấu do thiên tai. Ngược lại, ở những vùng điều kiện thời tiết, khí hậu khơng
thuận lợi cơ hội việc làm của nơng dân gặp rất nhiều khó khăn. Điều kiện tự
nhiên không thuận lợi không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nơng
dân từ đó cản trở sự tham gia của họ vào thị trường lao động. Thời tiết quá lạnh,
rét đậm, rét hại, mưa đá, lũ lụt hay băng tuyết khiến họ không thể ra đồng,
không thể chăn nuôi; bão khiến họ không thể đi biển… Việc xuất hiện các hiện
tượng thiên tai như bão, lũ lụt, mưa lũ tăng tạo nguy cơ ngập lụt đối với các
vùng đất thấp, tình trạng nhiễm mặn, nhiễm phèn trên diện rộng. Những đặc
điểm cơ lý của đất như độ tơi xốp, độ liên kết, độ thấm, hàm lượng các chất
dinh dưỡng và hàm lượng vi sinh bị giảm đi đáng kể, đất trở nên khô, cứng, bị
nén chặt hoặc dễ bị xói lở, rửa trơi mạnh, tích tụ sắt nhơm gây nên hiện tượng


×