Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Luận văn nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và hàm lượng hoạt chất palmatin ở cây hoàng đằng (fibraurea tinctoria) sinh trưởng tại vùng bắc trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 57 trang )

i

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN......................................vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát ...............................................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể.....................................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................2
Chương 1.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................................3
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu cây dược liệu trên Thế giới và Việt Nam.........3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về dược liệu trên Thế giới..............................................3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về dược liệu ở Việt Nam................................................5
1.2. Tổng quan về cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria) ...........................................8
1.2.1. Phân loại thực vật..............................................................................................8
1.2.2. Đặc điểm hình thái và phân bố..........................................................................8
1.2.3. Giá trị sử dụng và hiện trạng gây trồng...........................................................10
1.2.4. Giá trị, công dụng và những nghiên cứu về hoạt chất Palmatin trong cây
Hoàng đằng ...............................................................................................................11
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu..........................................................................13
1.3.1. Tỉnh Hà Tĩnh...................................................................................................13
1.3.2. Tỉnh Quảng Bình.............................................................................................17
Chương 2.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........20
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................20
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................20




ii

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................................20
2.2.1. Địa điểm..........................................................................................................20
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................20
2.3. Nội dung nghiên cứu..........................................................................................20
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................24
3.1. Đặc điểm sinh thái học của cây Hoàng đằng ở vùng Bắc Trung Bộ .................24
3.1.1 Kết quả điều tra tại tỉnh Hà Tĩnh......................................................................24
3.1.2. Kết quả điều tra tại tỉnh Quảng Bình ..............................................................26
3.1.3. Đặc điểm hình thái của thân và rễ cây Hoàng đằng........................................28
3.1.4. Một số đặc điểm sinh thái của loài Hoàng đằng .............................................32
3.2. Phân tích hàm lượng hoạt chất Palmatin trong cây Hồng đằng sinh trưởng ở
vùng Bắc Trung Bộ ...................................................................................................36
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển cây Hoàng đằng .............41
3.4.1. Đề xuất biện pháp phát triển loài ....................................................................41
3.4.2. Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hàm lượng Palmatin.................................42
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................48


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Các thông số về OTC lập tại Hà Tĩnh .............................................24
Bảng 3.2. Các thông số về OTC lập tại Quảng Bình.......................................26
Bảng 3.3: Chỉ tiêu về thân cây Hồng đằng ....................................................28
Bảng 3.4: Số đo trung bình 100 lá trưởng thành .............................................29

Bảng 3.5: Số đo trung bình 100 quả trưởng thành ..........................................30
Bảng 3.6: Phân bố cây Hoàng đằng theo độ cao .............................................31
Bảng 3.7: Phân bố cây theo trạng thái rừng ....................................................31
Bảng 3.8: Tổng hợp công thức tổ thành tầng cây gỗ.......................................32
Bảng 3.9: Nguồn gốc, mật độ tái sinh của loài Hoàng đằng ...........................33
Bảng 3.10: Kết quả phẫu diện đất nơi có lồi Hồng đằng phân bố ...............34
Bảng 3.11: Kết quả phân tích mẫu đất ở Hà Tĩnh và Quảng Bình ..................35
Bảng 3.12. Phân tích hàm lượng hoạt chất Palmatin.......................................37
Bảng 3.13: Hàm lượng Palmatin theo vùng sinh thái......................................37
Bảng 3.14: Kết quả phân tích hàm lượng hoạt chất Palmatin .........................38
Bảng 3.15. So sánh hàm lượng Palmatin các vùng khác nhau ........................39


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Hình ảnh OTC 84 tại huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh .......................24
Hình 3.2. Hình ảnh mẫu Hồng đằng tại OTC 78 ...........................................25
Hình 3.2. Hình ảnh OTC 87 tại huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình ..........26
Hình 3.3. Hình ảnh mẫu Hồng đằng tại OTC 87 ...........................................27
Hình 3.4: Thân và rễ cây Hoàng đằng ( Fibraurea tinctoria Lour) ..................28
Hình 3.5: Lá trưởng thành và lá non cây Hồng đẳng
(Fibraurea tinctoria Lour) tại khu vực nghiên cứu ..........................................29
Hình 3.6: Hoa và Quả non cây Hoàng đẳng (Fibraurea tinctoria Lour) tại khu
vực nghiên cứu ................................................................................................30
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh lượng Palmatin giữa các khu vực..........................40


v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
C1.3

Chu vi

D1.3

Đường kính 1,3

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Hdc

Chiều cao dưới cành

Dt

Đường kính tán

OTC

Ơ tiêu chuẩn


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Alkaloid là nhóm hợp chất có nguồn gốc tự nhiên quan trọng về nhiều
mặt. Đặc biệt trong lĩnh vực y học, chúng cung cấp nhiều loại thuốc có giá
trị chữa bệnh cao. Do vậy, lồi người đã biết khai thác và sử dụng chúng,
cho đến nay đã phát hiện hơn 6000 hợp chất alkaloid khác nhau.
Cây

Hoàng

đằng

(Fibraurea

tinctoria)

thuộc

họ

tiết



(Menispermaceae) là một trong những lồi thực vật có chứa alkaloid được
sử dụng rộng rãi. Theo cuốn “Dược liệu” nhà xuất bản Y học - 1983 thì dược
phẩm từ cây Hồng đằng có cơng dụng chữa đau mắt, mụn nhọt, sốt nóng,
kiết lỵ và ngộ độc thức ăn.
Các nghiên cứu từ trước đến nay trên đối tượng cây Hoàng đằng cho thấy
các cơng dụng mà nó có được là do hợp chất alkaloid palmatin - thành phần hoạt
chính trong cây tạo ra. Sách đỏ Việt Nam xếp Hồng đằng ở tình trạng cấp V (sẽ
nguy cấp). Khu phân bố bị thu hẹp do nạn phá rừng và khai thác bừa bãi gây nên.

Mặc dù đặc tính sinh vật học, sinh thái học của cây Hoàng đằng đã được một số
đề tài nghiên cứu, tuy nhiên các nghiên cứu này mang tính nhỏ lẻ chỉ ở một địa
phương nhất định. Mà đặc trưng của sinh vật nói chung là chúng có khả năng
biến dị khi sống ở những vùng sinh thái khác nhau.
Đã có một số cơng trình nghiên cứu về cây Hồng đằng. Tuy nhiên,
các cơng trình nghiên cứu về lồi cây này chủ yếu tập trung vào nghiên cứu
theo hướng chun ngành như phát hiện lồi, mơ tả đặc điểm hình thái, đặc
điểm sinh thái, cơng dụng, thành phần hóa học, cách sử dụng chúng… mà
hầu như chưa có những nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến
hàm lượng hoạt chất palmatin trong phạm vi toàn quốc.
Từ những lí do nêu trên, tơi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
sinh thái học và hàm lượng hoạt chất Palmatin ở cây Hoàng đằng


2

(Fibraurea tinctoria) sinh trưởng tại vùng Bắc Trung Bộ” nhằm góp phần
khai thác phát triển nguồn gen tạo nguồn nguyên liệu sản xuất thuốc.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nhằm cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn trong khai thác
phát triển nguồn gen cây dược liệu, góp phần tạo nguồn nguyên liệu sản
xuất thuốc.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cây Hoàng đằng sinh trưởng ở
vùng Bắc Trung Bộ.
- Xác định được hàm lượng hoạt chất Palmatin trong cây Hoàng
đằng sinh trưởng ở vùng Bắc Trung Bộ.
- Đánh giá hàm lượng hoạt chất Palmatin trong cây Hoàng đằng
sinh trưởng ở vùng Bắc Trung Bộ.

- So sánh được với các vùng sinh thái khác để xây dựng mơ hình
trồng cây Hồng đằng.
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả đề tài là nguồn tư liệu khoa học về đặc điểm sinh học và hàm
lượng hoạt chất Palmatin trong cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria) sinh
trưởng ở vùng Bắc Trung Bộ, giúp cho các nhà quản lý, nhà khoa học và
sinh viên, học viên tham khảo trong lĩnh vực mới về cây dược liệu quý nói
chung và cây Hồng đằng nói riêng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài là cơ sở thực tiễn để giúp cho các nhà quản lý, các nhà
khoa học có cơ sở để định hướng phát triển nguồn nguyên liệu cung cấp cho
sản xuất thuốc.


3

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu cây dược liệu trên Thế giới và Việt
Nam
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về dược liệu trên Thế giới
Từ ngàn xưa, trong quá trình hái lượm các loại cây cỏ để làm thức
ăn, con người đã phát hiện ra những cây cỏ có độc thì tránh, những cây
cỏ ăn được thì sử dụng làm lương thực, thực phẩm; những loại cây cỏ ăn
vào khỏi bệnh thì dần được tích lũy thành kinh nghiệm sử dụng làm
thuốc và được truyền tụng từ đời này qua đời khác. Cùng với sự tiến hóa
và phát triển của xã hội, kho tàng kiến thức về cây thuốc của nhân loại
ngày càng trở nên phong phú.
Năm 2838 Trước công nguyên, Thần Nông đã biên soạn cuốn sách

“Thần nơng bản thảo”. Cuốn sách có ghi chép về 364 vị thuốc và cách
sử dụng. Đây là cuốn sách nền tảng cho sự phát triển của ngành y học
dược thảo Trung Quốc cho đến ngày nay.
Năm 1595, Lý Thời Trân đã tổng kết tất cả các kinh nghiệm về cây
thuốc, kinh nghiệm sử dụng và soạn ra cuốn “Bản thảo cương mục”. Đây
là cuốn sách vĩ đại nhất của Trung Quốc về lĩnh vực dược liệu, mô tả
1094 cây thuốc và vị thuốc từ cây cỏ.
Năm 348 - 322 Trước cơng ngun, Aristote người Hy Lạp đã có
những ghi chép về cây cỏ của Hy Lạp. Sau đó năm 340 Theophrate với
tác phẩm “Lịch sử vạn vật” đã giới thiệu gần 480 lồi cây cỏ và cơng
dụng của chúng. Tuy tác phẩm chỉ mới dừng lại ở mô tả các đặc điểm
của cây cỏ, nhưng nó đã đặt nền tảng cho các khoa học nghiên cứu về
thực vật sau này.


4

Năm 60 - 20 Trước công nguyên, thầy thuốc Dioscorides người Hy
Lạp đã mơ tả 600 lồi cây cỏ chủ yếu để chữa bệnh, ơng cũng là người
đặt nền móng cho y dược học Hy Lạp.
Năm 79 - 24 Trước công nguyên, nhà tự nhiên học Plinus người La
Mã đã soạn thảo bộ sách “Vạn vật học” gồm 37 tập, giới thiệu gần 1000
lồi thực vật có ích.
Petelot, A. (1952) đã soạn thảo cuốn sách “Les plantes de
médicinales du Cambodye, du Laos et du Vietnam” gồm 4 tập đã giới
thiệu về các loại cây thuốc và sản phẩm làm thuốc ở Đông Dương.
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (2003), trong tổng số
khoảng 250.000 loài thực vật bậc thấp cũng như bậc cao đã biết, khoảng
20.000 loài được sử dụng làm thuốc ở mức độ khác nhau. Trong đó, Ấn
Độ được biết trên 6000 lồi; Trung Quốc trên 5000 lồi; riêng về thực

vật có hoa ở một vài nước Đơng Nam Á đã có tới 2000 lồi là cây thuốc.
Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã có tài liệu hướng dẫn
thực hành nơng nghiệp tốt đối với cây thuốc (Guidelines on good
agricultural and collection practices for medicinal plants). Tài liệu đã
đưa ra những hướng dẫn cụ thể từ chọn cây thuốc, chọn vùng trồng trọt
thích hợp, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sau thu
hoạch. Đây là một hướng dẫn và là thước đo chất lượng sản phẩm dược
liệu khi trở thành sản phẩm hàng hóa trên Thế giới. Trung Quốc và Nhật
Bản là hai nước đã dựa trên tài liệu hướng dẫn này để xây dựng khung
quy định cho sản xuất cây dược liệu, nhằm đưa cây dược liệu và các sản
phẩm dược liệu trở thành sản phẩm hàng hóa trên toàn Thế giới.
Trong vài thập kỷ gần đây, các nước trên thế giới đã đẩy mạnh
việc nghiên cứu các chế phẩm mới từ cây thuốc. Ở Mỹ, 25% các đơn
thuốc được pha chế tại các cửa hàng dược gồm các chất chiết từ cây cỏ,


5

13% từ các loài vi sinh và 3% từ động vật với nhu cầu hàng tỷ USD/
năm.
Ở Trung Quốc, có 940 xí nghiệp và xưởng sản xuất thuốc từ cây cỏ
với 6266 mặt hàng; doanh thu các thuốc từ cây cỏ chiếm 33,1% thị
trường thuốc năm 1995; tổng giá trị xuất khẩu dược liệu và thuốc cổ
truyền từ năm 1997 đạt 600 triệu USD.
Hiện nay, Trung Quốc có chủ trương đầu tư mạnh cho công tác
nghiên cứu dược liệu, đã tự túc được khoảng 90% nhu cầu thuốc trong
nước, trong đó thuốc sản xuất từ nguồn gốc thực vật chiếm ưu thế.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về dược liệu ở Việt Nam
Nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có nguồn
tài ngun thực vật vơ cùng phong phú và đa dạng. Từ xa xưa, ông cha

ta đã biết sử dụng các lồi cây thuốc sẵn có trong tự nhiên với các
phương pháp bào chế khác nhau để sử dụng chữa bệnh cho mọi người.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, từ thế hệ trước truyền cho thế hệ sau đã
đúc kết được các kinh nghiệm từ thực tiễn lâm sàng, xây dựng nên lý
luận về các phương pháp phòng và chữa bệnh.
Từ thời Hồng Bàng và các Vua Hùng (2879-257 Trước cơng
ngun), người dân đã có tục ăn trầu và nhuộm răng đen với mục đích
bảo vệ răng, làm chắc răng. Việc sử dụng gừng, tỏi, ớt, sả làm gia vị
trong các bữa ăn hàng ngày giúp tiêu hóa tốt, phịng trừ các bệnh đường
ruột.
Cuối thế kỷ III Trước công nguyên, ở Nam Việt giao chỉ đã phát
hiện và sử dụng các loại cây thuốc để chữa bệnh như sắn dây, gừng,
riềng, đậu khấu, ích trí, lá lốt, sả, quế, vông nem....
Dưới các thời phong kiến, các ty Thái y, viện Thái y đã hình thành
để chữa bệnh cho vua, quan và nhân dân. Dưới triều Trần, danh y Tuệ


6

Tĩnh (Nguyễn Bá Tĩnh) đã nói “Nam dược trị Nam nhân”, ông cũng đề
xuất việc trồng cây thuốc và chữa bệnh trong nhân dân. Ông đã biên
soạn cuốn sách “Nam dược thần hiệu”, mô tả 499 vị thuốc và các
phương thuốc để chữa 184 bệnh. Năm 1717, “Nam dược thần hiệu” đổi
tên thành “Hồng nghĩa giác lĩnh tư y thư” gồm 590 vị thuốc.
Dưới triều đại nhà Lê, nổi bật trong nền y học nước nhà là danh y
Hải Thượng lãn ơng - Lê Hữu Trác. Ơng đã để lại nhiều kinh nghiệm
quý báu trong sử dụng các loại dược liệu chữa bệnh trong bộ sách “Hải
Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển.
Nền y học cổ truyền Việt Nam có lịch sử phát triển từ rất lâu đời.
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam có nhiều kinh nghiệm độc đáo trong

việc sử dụng các loài cây cỏ để làm thuốc.
Theo Viện Dược liệu (2010), số lượng thực vật bậc cao có mạch đã
thống kê được ở nước ta khoảng 10.500 lồi, dự đốn khoảng 12.000
lồi. Trong đó các loài cây được sử dụng làm thuốc khoảng trên 3900
loài thuộc 307 họ thực vật.
Trương Thị Tố Uyên (2010), khi nghiên cứu tính đa dạng thực vật
và tài nguyên cây thuốc ở xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái
Nguyên đã phát hiện 56 họ, 107 chi, 135 loài và phân loại được 13 nhóm
cây thuốc. Trong đó có 28 cây thuốc thông tiểu, thông mật; 27 cây thuốc
chữa tê thấp; 22 cây thuốc chữa bệnh tiêu hóa; 21 cây thuốc chữa ho
hen; 16 cây thuốc có tác dụng cầm máu; 17 cây thuốc có tác dụng giải
độc; 16 cây thuốc chữa cảm sốt; 14 cây thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa;
9 cây thuốc chữa bệnh dạ dày; 6 cây thuốc trị giun sán; 3 cây thuốc giúp
hạ huyết áp; 3 cây thuốc chữa bệnh về mắt và 2 cây thuốc có tác dụng
chữa ung thư.


7

Báo cáo khoa học “Tài nguyên cây thuốc ở Sơn La và kết quả
nghiên cứu trồng thử nghiệm một số cây thuốc có giá trị tại Chiềng Sinh,
thị xã Sơn La” (1993) đã cơng bố 500 lồi cây thuốc ở Tây Bắc. Riêng
Sơn La có 70 họ, 109 chi và 249 lồi cây thuốc. Trong đó: Nhóm cây 2
lá mầm gồm 54 họ, 159 chi và 203 lồi; nhóm cây 1 lá mầm gồm 10 họ,
27 chi và 31 loài. nhóm cây hạt trần gồm 2 họ, 2 chi và 2 lồi; nhóm
thơng đất gồm 1 họ, 1 chi và 1 lồi; nhóm dương xỉ gồm 3 họ, 9 chi và
12 loài.
Năm 2005, Bộ y tế, Vụ y học cổ truyền biên soạn cuốn sách “Cây hoa
cây thuốc”, hướng dẫn cách sử dụng 29 lồi cây hoa cây cảnh có tác dụng
chữa bệnh thông thường. Cuốn sách sau khi xuất bản đã được đơng đảo cán

bộ và nhân dân tìm đọc, trở thành nhu cầu cần thiết đối với cộng đồng.
Cùng với các cơng trình nghiên cứu về đặc điểm, công dụng của
các loại cây thuốc trong tự nhiên. Để cây thuốc sử dụng rộng rãi, trở
thành sản phẩm hàng hóa, đồng thời bảo vệ các nguồn gen cây thuốc
ngồi tự nhiên đang bị cạn kiệt dần. Các cơ sở nghiên cứu và các nhà
khoa học đã nghiên cứu biện pháp kỹ thuật gây trồng các lồi cây thuốc,
trong đó có các nghiên cứu như:
Nguyễn Bá Hoạt, Nguyễn Văn Thuần (2005) trong cuốn “Kỹ thuật
trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc”. Cuốn sách đã trình bày chi tiết kỹ
thuật trồng trọt, chăm sóc, phịng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản đối
với 38 cây thuốc thông dụng; đồng thời cũng mô tả đặc điểm, cách sử
dụng 124 vị thuốc chữa bệnh phụ khoa, 10 loại rau, 21 loại quả và một
số loại hạt có tác dụng chữa bệnh.
Nguyễn Bá Hoạt và Nguyễn Văn Thuần (2005) đã hướng dẫn kỹ thuật
trồng trọt sử dụng và chế biến 30 cây thuốc có nhu cầu lớn làm nguyên liệu
cho sản xuất thuốc phòng, chữa bệnh xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu sản xuất đại


8

trà trên diện tích lớn, xây dựng vùng dược liệu theo hướng an toàn theo tiêu
chuẩn GAP (Good agricultural pratice). Cuốn sách cịn cung cấp một số thơng
tin cơ bản về giá trị của từng cây nhằm quảng bá, xây dựng thương hiệu sản
phẩm. Trong phần chế biến, các tác giả giới thiệu một số phương pháp chế
biến theo y học cổ truyền, giúp cho cơ sở trồng trọt đầu tư làm tăng chất
lượng của sản phẩm và dễ bảo quản hơn.
1.2. Tổng quan về cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria)
1.2.1. Phân loại thực vật
Hoàng


đằng

(Fibraurea

tinctoria

Lour)

thuộc

họ

Tiết



(Menispermaceae), bộ Mao lương (Ranunculales).
Theo hệ thống phân loại thực vật APG II (Angiosperm Phylogeny
Group II) năm 2003, Họ Tiết dê (Menispermaceae) có 75 chi, 450 lồi.
Trong đó có chi Hồng đằng (Fibraurea) là chi gồm 5 loài dây leo, chủ
yếu phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á. Loài Fibraurea elliptica phân bố
tại bán đảo Luzon Phillipines, loài Fibraurea laxa phân bố tại Indonesia,
loài Fibraurea recisa phân bố tại các tỉnh Nam Bộ của Việt Nam, loài
Fibraurea trotteri phân bố tại Ấn Độ, loài Fibraurea tinctoria Lour phân
bố tại Việt Nam, Lào, Campuchia.
1.2.2. Đặc điểm hình thái và phân bố


9


de

Theo

Joannis

Loureiro

(1790)

mơ tả

cây

Hồng

đằng trong tập Quần
thể thực vật Đàng
Trong

(Flora

Cochinchinensis).
Hồng đằng là
cây dây leo bằng thân

Hình 01: Cây Hồng đằng (Fibraurea tinctoria)

quấn, dài tới 10 m. Vỏ ngoài của thân già nứt nẻ và gỗ có màu vàng.
Thân non nhẵn, màu lục, ít phân nhánh. Lá mọc so le, hình trái xoan

hoặc thuôn, dài 9 - 18 cm, rộng 3 - 7 cm, gốc bằng hoặc hơi trịn, đầu có
mũi nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm bóng, mặt dưới nhạt, 3
gân chính rõ; cuống lá dài 5 - 14 cm, phình ở hai đầu. Hoa đơn tính khác
gốc, cụm hoa chùm mọc ra ở phần thân già đã rụng lá. Hoa nhỏ màu
vàng chanh, có 6 lá đài, cánh hoa 3 rộng và mỏng hơn lá đài. Hoa đực có
6 nhị, chỉ nhị dài hơn bao phấn, hoa cái nhị lép hoặc khơng rõ, bầu hình
trứng. Quả hạch hình xoan hay trứng thn, khi chín màu vàng, mùi hơi
khó chịu. Hạt hình thn hơi dẹt. Hồng đằng ra hoa vào tháng 4 - 5, quả
chín vào tháng 11 - 12. Cây có khả năng tái sinh bằng hạt và chồi sau khi
khai thác.
Hồng Đằng cịn có tên gọi khác như Hoàng liên đằng, Dây vàng
giang, Nam Hoàng liên. Trên thế giới phân bố từ Ấn Độ, Malaysia, Lào,
Campuchia, Philippines, Indonesia. Ở nước ta thường gặp tại các tỉnh
Hịa Bình, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lào Cai vào đến Nghệ An, Hà Tĩnh,
Thừa Thiên Huế (Hốt Mít), Đà Nẵng (Liên Chiểu), Quảng Nam (Đại
Lộc, Trà My), Phú Yên (Sông Cầu), Khánh Hòa (Nha Trang), Kom Tum


10

(Đăk Gle, Sa Thầy), Lâm Đồng (Đan Kia, Bảo Lộc). Cây sống dưới tán
rừng thứ sinh ở độ cao 10 - 200 m, mọc trên đất hoặc trên đất lẫn đá, cây
ưa ẩm. Cây mọc hoang ở ven rừng nơi ẩm mát, ở thung lũng, bờ suối ven
nương rẫy.
1.2.3. Giá trị sử dụng và hiện trạng gây trồng
Sách đỏ Việt Nam xếp Hồng đằng ở tình trạng cấp V (sẽ nguy
cấp). Khu phân bố bị thu hẹp do nạn phá rừng và khai thác bừa bãi gây
nên. Danh mục đỏ Việt Nam phân hạng Hoàng đằng ở hạng VU a1, b, c,
d. Cơ sở phân hạng: lồi tuy có phân bố không hẹp nhưng khu phân bố
tại nhiều điểm rừng bị chặt phá nghiêm trọng. Cây cũng bị khai thác lấy

nguyên liệu làm thuốc.
Đề nghị biện pháp bảo vệ: cấm phá rừng tại khu vực này và có kế
hoạch luân chuyển để cây kịp tái sinh. Trong số các tỉnh miền Trung,
Quảng Bình là địa phương có rừng che phủ thuộc loại cao. Song kể từ
khi cơn sốt Hoàng đằng lan đến Quảng Bình, thì những khoảnh rừng cấm
bắt đầu bị hạ sát để tìm Hồng Đằng. Hầu hết người dân đi tìm Hồng
đằng đều khơng biết Hồng đằng dùng làm gì, nhưng thấy bán được với
giá cao nên đổ xơ đi tìm. Tất cả thân cây, rễ, lá Hồng Đằng đều được
các tiểu thương mua với giá cao; sau đó, Hồng đằng được bán sang
Trung Quốc để làm thuốc bắc. Theo sách “Những cây thuốc và vị thuốc
Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi: Hoàng đằng dùng để thanh nhiệt, giải
độc, lợi tiểu tiện, chữa đinh nhọt, nóng tím, viêm ruột cấp tính, đau
họng, viêm kết mạc, đau mắt và bệnh Hoàng đảm, chữa lị, thân và lá sắc
uống chữa đau lưng. Hồng đằng cịn làm nguồn ngun liệu chiết xuất
palmatin. Trong Hồng đằng, rễ cây của nó được mua với giá cao nhất;
chính vì vậy, người ta tìm mọi cách để lấy rễ, để lấy được rễ Hoàng
đằng, người ta phải triệt hạ các loài cây rừng khác rộng hàng chục mét


11

vng. Sau khi khai thác được Hồng đằng người dân bán cho thương lái
ngay tại cửa rừng với giá khoảng 5.000 - 10.000 đồng/1kg, sau đó được
đi tiêu thụ với giá khoảng 17.000 - 18.000 đồng /1kg. Trước nạn khai
thác bừa bãi Hồng đằng, Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình, năm 2009 đã
bắt giữ 60.458kg Hồng đằng.
1.2.4. Giá trị, cơng dụng và những nghiên cứu về hoạt chất Palmatin
trong cây Hồng đằng
Dược liệu: Những đoạn thân và rễ hình trụ thẳng hoặc hơi cong,
dài 10 - 30 cm, đường kính 1 - 3 cm, có khi tới 10 cm. Mặt ngồi màu

nâu có nhiều vân dọc và sẹo của cuống lá (đoạn thân) hay sẹo của rễ con
(đoạn rễ). Mặt cắt ngang có màu vàng gồm 3 phần rõ rệt: phần vỏ hẹp,
phần gỗ có những tia ruột xếp thành hình nan hoa bánh xe, phần ruột ở
giữa trịn và hẹp; thể chất cứng, khó bẻ gãy, vị đắng.
Bộ phận dùng: Vị thuốc là thân già và rễ phơi khô của cây Hoàng
đằng (Fibraurea recisa Pierre hay F. tinctoria Lour.)
Thu hái: rễ và thân cây vào tháng 8 - 9, cạo sạch lớp bần bên
ngồi, chặt từng đoạn, phơi khơ hay sấy khơ. Thành phần hố học:
Alkaloid (3%), chủ yếu là palmatin 1- 3,5% ngồi ra cịn có jatrorrhizin,
columbamin và berberin.
Các nhà khoa học đã tiến hành chiết xuất Palmatin từ cây Hoàng
đằng. Qua thử dược lý sử dụng thành phần hóa học chiết xuất từ cây
Hồng đằng để sản xuất thuốc chữa bệnh về đường ruột cho thấy loại
thuốc trên không độc, không gây ra các tác dụng phụ, được Bộ Y tế cho
phép sử dụng ngay loại thuốc này ở Hà Sơn Bình (cũ), Hải Phịng, Hải
Hưng (cũ), Hà Nam Ninh (cũ), Thái Nguyên… Cố Giáo sư Tôn Thất
Tùng đã trực tiếp sử dụng codanxit và palmatin cho chính mình và cho
các bệnh nhân ở bệnh viện Việt Đức, đã xác định thuốc có hiệu quả tốt.


12

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, bác sỹ Nguyễn Văn Hưởng cũng đã sử dụng
Codanxit và xác định thuốc có hiệu lực trị lỵ. Nhờ có hai loại thuốc này,
dịch lỵ nguy hiểm và phức tạp ở miền Bắc trong những năm trước đây đã
được dập tắt.
Việc nghiên cứu sản xuất thành công ở quy mô lớn các chất
codanxit, palmatin của trường Đại học Dược phối hợp với xí nghiệp
dược phẩm Trung ương 2 Hà Nội và tiếp đó là quy mơ sản xuất đại trà
palmatin từ cây Hồng đằng của nhiều xí nghiệp dược phẩm đã cung cấp

thuốc phịng chống dịch lỵ dùng trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm
này có hiệu lực tốt, dùng an tồn, giá thành rẻ. Codanxit và palmatin cịn
có tác dụng tốt chữa bệnh tiêu chảy và điều trị viêm đại tràng, nhất là
phòng tiêu chảy khi ăn hải sản.
Trước đây, người ta chỉ biết đến Hoàng đằng và palmatin được
dùng chủ yếu để trị những bệnh tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy..., nhưng
giờ đây người ta lại biết đến palmatin - thành phần chính của cây Hồng
đằng có khả năng ức chế sự di căn ung thư của tế bào mang tên LLC.
Kết quả này đã đặt nền móng và đem đến những hy vọng mới cho những
người mắc phải căn bệnh nan y này. Đây cũng là cơ sở để phát triển gây
trồng cây Hồng đằng quy mơ lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
chế biến Dược.
Trần Đức Lương (2009), khi nghiên cứu mẫu thu thập từ một số
vùng cây Hoàng Đằng mọc hoang dã của Nghệ An đã mơ tả: Cả 3 mẫu
cây Hồng đằng thu được tại 3 huyện Con Cuông, Anh Sơn, Yên Thành
ở Nghệ An đều thuộc loài Fibraurea tinctoria. Lour. Về cấu tạo giải phẫu
rễ, thân, lá của loài F. tinctoria.L tại một số vùng của Nghệ An nói
chung cũng tuân theo thể thức cấu tạo của cây 2 lá mầm thân gỗ leo
cuốn. Ngồi ra có một số sai khác chi tiết đặc biệt là vịng mơ cứng phát


13

triển mạnh. Hàm lượng alkaloid tồn phần tính theo palmatin của các
cây Hoàng đằng tại Nghệ An là khá cao. Theo quy định của dược điển
Việt Nam nguyên liệu này đủ tiêu chuẩn để làm thuốc.
1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.3.1. Tỉnh Hà Tĩnh
* Vị trí địa lý
Tĩnh Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung bộ (vùng duyên hải Miền

Trung), có toạ độ địa lý từ 17053'50'' đến 18045'40'' vĩ độ Bắc và
105005'50'' đến 106o30'20'' kinh độ Đơng.
- Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An;
- Phía Nam giáp Quảng Bình;
- Phía Đơng giáp biển Đơng với 137 km bờ biển;
- Phía Tây giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với 145
km đường biên giới.
Diện tích đất tự nhiên 6.025,6 km2.
* Đặc điểm địa hình
Hà Tĩnh nằm phía Đơng dãy Trường Sơn có địa hình hẹp và dốc
nghiêng dần từ Tây sang Đơng. Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện
tích tự nhiên, đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi,
sơng suối, có 4 dạng địa hình sau:
1) Núi trung bình uốn nếp khối nâng lên mạnh: Kiểu địa hình này
tạo thành một dãy hẹp nằm dọc theo biên giới Việt Lào, bao gồm các núi
cao từ 1000 m trở lên, trong đó có một vài đỉnh cao trên 2000 m như
Pulaleng (2711 m), Rào cỏ (2.335 m).
2) Núi thấp uốn nếp nâng lên yếu: Kiểu địa hình này chiếm phần
lớn diện tích của tỉnh có độ cao dưới 1000 m, cấu trúc địa chất tương đối
phức tạp.


14

3) Thung lũng kiến tạo - xâm thực: Kiểu địa hình này chiếm một
phần diện tích nhỏ nhưng có nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Độ cao chủ yếu dưới 300 m, bao gồm các thung lũng sông Ngàn Sâu,
nằm theo hướng song song với các dãy núi, cấu tạo chủ yếu bởi các trầm
tích vụn bở, dễ bị xâm thực.
4) Vùng đồng bằng Hà Tĩnh nằm dọc theo ven biển với có địa hình

trung bình trên dưới 3m, bị uốn lượn theo mức độ thấp ra cửa biển từ
vùng đồi núi phía Tây, càng về phía Nam càng hẹp. Nhìn chung, địa hình
tương đối bằng phẳng nhất là vùng hình thành bởi phù sa các sơng suối
lớn trong tỉnh, đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nhẹ.
* Đặc điểm khí hậu
Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng
của khí hậu miền Bắc có mùa đơng lạnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió
mùa Đơng Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt
lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt 1
mùa lạnh và mùa nóng. Nhiệt độ bình qn ở Hà Tĩnh thường cao. Nhiệt độ
khơng khí vào mùa đơng chênh lệch thấp hơn mùa hè.
Nhiệt độ đất bình qn mùa đơng thường từ 18-22oC, ở mùa hè
bình qn nhiệt độ đất từ 25,5 – 33oC. Tuy nhiên nhiệt độ đất thường
thay đổi theo loại đất, màu sắc đất, độ che phủ và độ ẩm của đất.
Hà Tĩnh có lượng mưa nhiều, trừ một phần nhỏ ở phía Bắc, cịn lại
các vùng khác có lượng mưa bình qn hàng năm đều trên 2000 mm, cá
biệt có nơi trên 3000 mm.
Thống kê một số chỉ tiêu trong 5 năm:


15

Trích yếu

ĐVT

2005

2006


2007

2008

2009

1. Nhiệt độ trung
bình
2. Số giờ nắng

0c

24,9

25,4

25,0

26,2

25,6

giờ

1.259

1.299

1.257


1.085

1.206

3. Lượng mưa

mm

4. Độ ẩm

1.724,1 1.966,5 3.092,5 2.647,2 2.159,8

%

84

84

72

70

66

(Theo Niên giám thống kê 2009)
* Sơng, hồ và biển
1) Sơng, hồ:
Sơng ngịi nhiều nhưng ngắn. Dài nhất là sông Ngàn Sâu 131 km,
ngắn nhất là sông Cày 9 km; sông Cả đoạn qua Hà Tĩnh giáp Nghệ An
cũng chỉ có 37 km. Sơng ngịi nơi đây có thể chia làm 3 hệ thống:

- Hệ thống sơng Ngàn Sâu: Có lưu vực rộng 2.061 km2; có nhiều
nhánh sơng bé như sơng Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi.
- Hệ thống sông Ngàn Phố: Dài 86 km, lưu vực 1.065 km2, nhận
nước từ Hương Sơn cùng với Ngàn Sâu đổ ra sơng La dài 21 km, sau đó
hợp với sông Lam chảy ra Cửa Hội.
- Hệ thống cửa sơng và cửa lạch ven biển có: Nhóm Cửa Hội, Cửa
Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu.
2) Biển:
Hà Tĩnh có 137 km bờ biển. Do chế độ thuỷ triều, độ sâu, địa mạo,
địa hình, đường đẳng sâu đáy biển, gió mùa Đơng Bắc... nên vùng biển
này có đầy đủ thực vật phù du của Vịnh Bắc Bộ (có 193 lồi tảo) và
lượng phù sa của vùng sông Hồng, sông Cả, sông Lam.
Biển Hà Tĩnh có 267 lồi cá thuộc 97 họ trong đó 60 lồi có giá trị
kinh tế cao, có 27 lồi tơm; vùng ven biển rất thuận lợi cho việc sản xuất
muối và nuôi tôm, cua, ốc, nghêu, hàu...


16

- Hải đảo: Cách bờ biển Nghi Xuân 4km có hịn Nồm, hịn Lạp;
ngồi khơi Cửa Nhượng có hịn Én (cách bờ 5km), hòn Bơớc (cách bờ
2km); ở nam Kỳ Anh cách bờ biển 4km có hịn Sơn Dương độ cao 123m,
xa hơn phía Đơng có hịn Chim nhấp nhơ trên mặt nước.
* Rừng và động, thực vật
Hà Tĩnh hiện có 276.003 ha rừng. Trong đó rừng tự nhiên 199.847
ha, trữ lượng 21,13 triệu m3, rừng trồng 76.156 ha, trữ lượng 2,01 triệu
m3, độ che phủ của rừng đạt 45 %.
Rừng tự nhiên thường gặp là kiểu rừng nhiệt đới, vùng núi cao có
thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Rừng trồng phần lớn là thông
nhựa, hiện có trên 18.000 ha trong đó có trên 7.000 ha có khả năng khai

thác, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có trữ lượng rừng giàu của cả
nước (trữ lượng rừng trồng đạt 1.469.863 m3, trữ lượng rừng tự nhiên đạt
21.115.828 m3).
Thảm thực vật rừng Hà Tĩnh rất đa dạng, có trên 86 họ và 500 lồi
cây gỗ. Trong đó có nhiều loại gỗ quý như lim xanh, sến, táu, đinh, gụ,
pơmu... và nhiều loài thú quý hiếm như hổ, báo, hươu đen, dê sừng
thẳng, trĩ, gà lôi và các lồi bị sát khác.
Đặc biệt có Vườn Quốc gia Vũ Quang (thuộc huyện Vũ Quang và
Hương Khê) có khoảng 300 loại thực vật và nhiều loại động vật quý
hiếm. Đã phát hiện được 2 loại thú quý hiếm là Sao La và Mang Lớn.
Rừng Vũ Quang có địa hình núi cao hiểm trở, tách biệt với xung quanh,
khí hậu nhiệt đới ẩm rất thuận lợi cho các loại động, thực vật phát triển.
Đây là khu rừng nguyên sinh quý hiếm cịn có ở Việt Nam là một trong
những hệ sinh thái có giá trị kinh tế, khoa học và cảnh quan.


17

Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ cũng là một địa điểm có giá trị
cao, theo số liệu điều tra, tại đây có hơn 414 lồi thực vật, 170 lồi thú,
280 lồi chim, trong đó có 19 lồi chim được ghi vào sách đỏ Việt Nam.
Ngoài ra, hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển Hà Tĩnh cũng khá
phong phú, có nhiều loại thực động vật thuỷ sinh có giá trị kinh tế cao.
Tập trung phần lớn ở khu vực các cửa sơng lớn như Cửa Hội, Cửa Sót,
Cửa Nhượng, Cửa Khẩu...
* Đất đai, khống sản
Đất đai: Diện tích đất tự nhiên 6.025 km2,
Đất đai phân bố theo đơn vị hành chính:
Đơn vị
Thành phố Hà Tĩnh


Diện tích
Đơn vị
2
(km )
56 Thị xã Hồng Lĩnh

Hương Sơn

Diện tích
(ha)
59

1.104 Đức Thọ

202

Vũ Quang

638 Nghi Xuân

220

Can Lộc

301 Hương Khê

1.278

Thạch Hà


355 Cẩm Xuyên

637

Kỳ Anh

1.056 Lộc Hà

119

(Theo số liệu Niên giám thống kê 2009)
Tình hình sử dụng đất năm 2008 như sau (602.560 ha):
- Đất nông nghiệp:

461.833 ha

chiếm 76,65%

- Đất phi nông nghiệp: 77.063 ha

chiếm 12,79%

- Đất chưa sử dụng:

chiếm 10,56%

63.614 ha

1.3.2. Tỉnh Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ, Việt Nam, với diện tích tự
nhiên 8.000 km2, dân số năm 2015 có 872.925 người.
* Vị trí địa lý
Toạ độ địa lý ở phần đất liền là:


18

- Điểm cực Bắc: 18005’ 12" vĩ độ Bắc
- Điểm cực Nam: 17005’ 02" vĩ độ Bắc
- Điểm cực Đông: 106059’ 37" kinh độ Đông
- Điểm cực Tây: 105036’ 55" kinh độ Đơng
Tỉnh có bờ biển dài 116,04 km ở phía Đơng và có chung biên giới
với Lào 201,87 km ở phía Tây, có cảng Hịn La, cảng Hàng khơng Đồng
Hơi, Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh, đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 12
và tỉnh lộ 20, 16 chạy từ Đông sang Tây qua cửa khẩu Quốc tế Cha Lo
và một số cửa khẩu phụ khác nối liền với Nước CHDCND Lào
* Địa hình
Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đơng. 85%
Tổng diện tích tự nhiên là đồi núi. Tồn bộ diện tích được chia
thành vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng
đồng bằng, vùng cát ven biển.
* Khí hậu
Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và ln bị tác động bởi
khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình
hàng năm 1.500 - 2.000mm/năm. Thời gian mưa tập trung vào các tháng
9, 10 và 11.
+ Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 với nhiệt độ trung bình 24oC 25oC. Ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7 và 8.
* Tài nguyên đất

Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng
đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi với 15 loại và các nhóm
chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó


19

nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình
đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.
* Tài ngun động, thực vật
Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn
- nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen
quý hiếm. Đặc trưng cho đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst
Phong Nha - Kẻ Bàng.
- Về động vật
Có: 493 lồi, 67 lồi thú, 48 lồi bị sát, 297 lồi chim, 61 lồi
cá... trong đó có nhiều lồi q hiếm như Voọc Hà Tĩnh, Gấu, Hổ, Sao
La, Mang Lớn, Gà Lôi lam đuôi trắng, Gà Lôi lam mào đen, Trĩ...
- Về đa dạng thực vật
Với diện tích rừng 486.688 ha, trong đó rừng tự nhiên 447.837 ha,
rừng trồng 38.851ha, trong đó có 17.397 ha rừng thơng, diện tích khơng
có rừng 146.386 ha. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống lồi: có
138 họ, 401 chi, 640 lồi khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều loại gỗ
quý như lim, gụ, mun, huỵnh, thông và nhiều loại mây tre, lâm sản quý
khác. Quảng Bình là một trong những tỉnh có trữ lượng gỗ cao trong
tồn quốc. Hiện nay trữ lượng gỗ là 31triệu m3.
* Tài ngun nước
Quảng Bình có hệ thống sơng suối khá lớn với mật độ 0,8 - 1,1
km/km2. Có năm sơng chính là sơng Rn, sơng Gianh, sơng Lý Hồ,
sơng Dinh và sơng Nhật Lệ. Có khoảng 160 hồ tự nhiên và nhân tạo với

dung tích ước tính 243,3 triệu m3.


20

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Cây Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour) thuộc họ Tiết dê
(Menispermaceae), bộ Mao lương (Ranunculales).
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1. Địa điểm
Tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.
2.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 7 năm 2019 đến tháng 8 năm 2020.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học (hình thái và sinh thái) của cây
Hoàng đằng sinh trưởng ở vùng Bắc Trung Bộ.
- Phân tích hàm lượng hoạt chất Palmatin trong cây Hoàng đằng
sinh trưởng ở vùng Bắc Trung Bộ.
- Đánh giá hàm lượng hoạt chất (palmatin) trong cây Hoàng đằng
sinh trưởng ở vùng Bắc Trung Bộ..
- So sánh kết quả nghiên cứu với các vùng sinh thái khác, từ đó đề
xuất xây dựng mơ hình trồng cây Hồng đằng thích hợp.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Nội dung 1. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của cây Hoàng đằng ở
vùng Bắc Trung Bộ

- Thu thập, tổng hợp các thông tin từ các tài liệu đã công bố, dữ liệu
tiêu bản, mẫu vật của nguồn gen Hoàng đằng.


×