Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Luận văn nghiên cứu đặc điểm sinh thái học, sinh học và nhân giống bằng phương pháp giâm hom loài khôi tía tại thạch an, cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 49 trang )

i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................1
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................ii
MỤC LỤC......................................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................vii
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................1
3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................................2
3.1. Ý nghĩa khoa học......................................................................................................2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................................2
Chương 1.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................................3
1.1. Một số đặc điểm về lồi Khơi tía..............................................................................3
1.2. Những nghiên cứu về lồi Khơi tía ở Việt Nam.......................................................4
1.3. Những nghiên cứu về lồi Khơi tía trên thế giới ......................................................5
1.4. Đánh giá chung về tình hình tổng quan nghiên cứu .................................................6
1.5. Tổng quan về giâm hom ...........................................................................................7
1.6. Đặc điểm chung về khu vực nghiên cứu huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng.............11
1.6.1. Vị trí địa lý...........................................................................................................11
1.6.2. Địa hình ...............................................................................................................11
1.6.3. Khí hậu - thủy văn ...............................................................................................12
1.6.4. Đặc điểm tài nguyên rừng ...................................................................................12
Chương 2.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ..............................................................................................................................14
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................14
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...........................................................................14
2.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................14
2.3.1. Nghiên cứu các đặc điểm sinh thái học của lồi Khơi tía....................................14
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của lồi Khơi tía .................................................14




ii
2.3.3. Nghiên cứu nhân giống cây Khơi tía bằng phương pháp giâm hom ...................14
2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................15
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu ...............................................................................15
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và nghiên cứu đặc điểm sinh thái học lồi
Khơi tía ..........................................................................................................................15
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu giâm hom lồi cây Khơi tía.........................................17
2.4.5. Phương pháp theo dõi, thu thập và xử lý số liệu .................................................19
Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................................23
3.1. Đặc điểm sinh thái học của lồi Khơi tía................................................................23
3.1.1. Đặc điểm phân bố của lồi Khơi tía.....................................................................23
3.1.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn khu vực phân bố Khơi tía ........................................24
3.1.3. Đặc điểm đất đai khu vực phân bố Khơi tía ........................................................24
3.1.4. Một số đặc điểm cấu trúc rừng nơi có lồi Khơi tía phân bố...............................25
3.2. Đặc điểm sinh học của cây Khơi tía .......................................................................29
3.2.1. Đặc điểm hình thái thân Khơi tía.........................................................................29
3.2.2. Đặc điểm hình thái lá của cây Khơi tía................................................................30
3.2.3. Đặc điểm hình thái hoa của cây Khơi tía.............................................................30
3.2.4. Đặc điểm cấu tạo hình thái quả, hạt.....................................................................31
3.3. Kết quả nghiên cứu nhân giống Khơi tía bằng phương pháp giâm hom ................31
3.3 1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của loại hom đến nhân giống giâm hom Khơi tía31
3.3.2. Kêt quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến nhân giống giâm hom cây Khơi
tía

33

3.3.3. Ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến nhân giống giâm hom cây Khơi tía.....35
3.3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến nhân giống giâm hom cây Khơi

tía

38

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................41
1. Kết luận .....................................................................................................................41
2. Kiến nghị ...................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................43


iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
IAA : Indole-3-acetic acid
IBA : Indole butyric acid
NAA : α-naphthaleneaceticd.
OTC : Ô tiêu chuẩn
Cs : Cộng sự


iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Sự phân bố lồi Khơi tía theo độ cao ............................................................23
Bảng 3.2 Hình thái phẫu diện đất đại diện nơi Khơi tía phân bố.................................24
Bảng 3.3. Tổ thành tầng cây gỗ ở khu vực nghiên cứu .................................................26
Bảng 3.4. Thành phần cây bụi tại khu vực điều tra .......................................................27
Bảng 3.5. Thành phần thảm tươi khu vực điều tra ........................................................28
Bảng 3.6. Kết quả ảnh hưởng của loại hom đến nhân giống giâm hom Khơi tía ..........32
Bảng 3.7. Kết quả ảnh hưởng của thời vụ đến nhân giống giâm hom cây ....................34
Khơi tía ..........................................................................................................................34

Bảng 3.8. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến tỉ lệ sống và sự
hình thành rễ của hom Khơi tía .....................................................................................36
Bảng 3.9. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến tỉ lệ sống và sự hình thành rễ
của hom Khơi tía............................................................................................................38


v
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Cây Khơi tía tại khu vực nghiên cứu ...............................................................4
Hình 3.1. Đặc điểm đất nơi Khơi tía phân bố................................................................25
Hình 3.2. Khu vực nơi có lồi Khơi tía phân bố............................................................29
Hình 3.3. Thân Khơi tía.................................................................................................29
Hình 3.4. Đo đếm kích thước lá Khơi tía ......................................................................30
Hình 3.5. Hoa và quả Khơi tía.......................................................................................31
Hình 3.6. Hom Khơi tía non và già sau 30 ngày giâm hom ..........................................33
Hình 3.7. Hom Khơi tía bánh tẻ sau 30 ngày giâm hom ...............................................33
Hình 3.8. Giâm hom Khơi tía vụ Xn .........................................................................35
Hình 3.9. Giâm hom Khơi tía sử dụng chất kích thích ra rễ NAA 200 ppm .................38
Hình 3.10. Thí nghiệm nghiên cứu giá thể giâm hom Khơi tía .....................................40


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay cây thuốc ngày càng có vai trị quan trọng đối với đời sống của người
dân. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2015), khoảng 80% dân số thế giới sử dụng
thuốc thảo dược từ các cây dược liệu. Cao Bằng là tỉnh có rất nhiều điều kiện thuận lợi
về đất đai và khí hậu để trồng và phát triển các loài cây thuốc. Kết quả điều tra cơ bản
về cây thuốc tại Cao Bằng cho thấy nguồn cây thuốc tự nhiên Cao Bằng có rất nhiều
lồi, rất đa dạng, huyện nào cũng có, tập trung nhiều nhất là các huyện: Thơng Nơng,

Bảo Lâm, Bảo Lạc, Hà Quảng, Ngun Bình, Thạch An…Một trong số các loài cây
thuốc quý phân bố tại huyện Thạc An tỉnh Cao Bằng đó là cây Khơi tía.
Khơi tía (Ardisia silvestris Pitard) là lồi cây bụi, cao 1 - 2m, phân cành ít, vỏ
màu nâu tía hay nâu xám. Theo y học cổ truyền, lá Khơi tía có chứa các thành phần
chính là tanin và glucosid, có tác dụng chống viêm, làm se vết loét, làm liền sẹo và
giảm sự gia tăng axit dạ dày. Nhờ cơ chế này, lá Khơi tía có tác dụng điều trị dạ dày tá
tràng, làm giảm bớt ợ chua, nóng rát vùng thượng vị, kích thích lên da non và làm lành
dạ dày, tá tràng nhanh chóng, giúp người bệnh có cảm giác dễ chịu khoan khối. Khơi
tía là cây thuốc quý, tuy phân bố ở nhiều nơi nhưng số lượng không nhiều do tái sinh
hạt kém, lại bị khai thác với số lượng lớn nên mất nguồn hạt. Mặt khác, những nơi cây
con mọc lại bị khai thác phá rừng mạnh, nên khơng cịn mơi trường sống thích hợp.
Khơi tía được liệt kê trong Sách Đỏ Việt Nam với mức độ đe dọa bậc V - sẽ nguy cấp
“chỉ khai thác có mức độ và giữ lại những cây con chưa đến tuổi thu hái. Cấm khai
thác loài này trong các Vườn quốc gia”. Do vậy lồi khơi tía cần được nghiên cứu
nhân giống và bảo tồn.Xuất phát từ thực tiễn này chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học, sinh học và nhân giống bằng phương pháp
giâm hom lồi Khơi tía (Ardisia silvestris Pitard) tại Thạch An, Cao bằng” làm cơ
sở cho việc bảo tồn và Phát triển mở rộng các vùng trồng Khơi tía trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được đặc điểm sinh thái, sinh học của lồi Khơi tía.


2
- Nghiên cứu được kỹ thuật nhân giống Khơi tía bằng phương pháp giâm hom
như xác định được loại hom, thời vụ, các chất kích thích ra rễ, giá thể thích hợp để
đem lại hiệu quả nhân giống tốt nhất.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để nghiên cứu nhân giống và

phát triển lồi Khơi tía.
- Làm tài liệu cho cơng tác nghiên cứu khoa học, tài liệu tham khảo khác về lồi
Khơi tía.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thơng tin trong việc nhận dạng lồi
Khơi tía, điều kiện sinh thái gây trồng và đồng thời nghiên cứu được kỹ thuật nhân
giống Khơi tía, trên cơ sở đó có thể giúp người dân mở rộng mơ hình trồng cây Khơi
tía góp phần tạo việc làm nâng cao đời sống phát triển kinh tế các hộ gia đình.
- Việc nghiên cứu về lồi góp phần bổ sung tài liệu, bảo tồn lồi Khơi tía.


3
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Một số đặc điểm về lồi Khơi tía
Khơi tía có tên Khoa học: Ardisia silvestris Pitard. Tên tiếng Việt: Khơi tía,
Cơm nguội rừng, Lá khơi tía, Khơi nhung, Đơn tướng qn.
Khơi tía thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae), bộ Anh Thảo (Primulalales).
Phân bố và nơi sống: Cây phân bố ở Việt Nam và Trung Quốc (Hải Nam). Ở
Việt Nam, có gặp từ Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Tây,
Hịa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An vào tới Quảng Nam và Đà Nẵng. Cây ưa
bóng dưới tán rừng rậm ẩm ướt, phát triển tốt trên lớp đất nhiều mùn trong rừng
nguyên sinh, ở độ cao từ 400 - 1200m (Phạm Hoàng Hộ, 2006).
Đặc điểm thực vật: Cây nhỏ cao khoảng 50 -200cm, khơng lơng, thân rỗng xốp,
ít phân nhánh, thân non có sẹo lá sâu, có vỏ màu xám. Lá mọc so le, sít nhau ở đầu
thân, phiến hình giáo ngược hoặc trứng ngược dài 20 - 40cm, rộng 6 - 12cm, đầu thon
và nhọn, gốc thon dài và men rộng ở gốc, màu lục sẫm ở trên, nhạt màu hơn ở dưới
hoặc có màu đỏ tím, mép khía răng cưa nhỏ; gân bên 28 - 32 đôi, cuống lá không có.
Cụm hoa ở bên, thành chùm dài 5 - 10cm, trục chính mang 4 - 6 trục thứ cấp mang
mỗi cái 5 - 10 hoa tập hợp thành tán. Hoa mẫu 5. Hoa mọc thành chùm, dài 10-15m,

màu trắng pha hồng tím gồm 5 lá đài và 3 cánh hoa. Lá đài thn, nhọn, ở mép có lơng
mi, có răng, có tuyến. Cánh hoa xoan, ngọn giáo, tù, có tuyến. Nhị có chỉ nhị ngắn.
Bầu hình trứng, vịi mảnh, đầu nhụy hình chấm. Quả mọng, khi chín màu đỏ. Hạt hình
cầu, hơi dẹp, có một hốc nhỏ ở gốc. Mùa hoa tháng 5 - 7, mùa quả chín tháng 10 - 12
năm sau. Tái sinh tự nhiên bằng hạt (Sách đỏ Việt Nam, 2007).
Tại Việt Nam loài này được đánh giá là sẽ nguy cấp. Mức độ đe dọa: Bậc V.
Tuy phân bố nhiều nơi nhưng số lượng không nhiều do tái sinh hạt kém, lại bị khai
thác với số lượng lớn nên mất nguồn hạt để tái sinh. Mặt khác những nơi có cây con
mọc lại bị khai thác phá rừng mạnh nên có thể bị tuyệt chủng vì khơng cịn mơi trường
sống thích hợp (Đỗ Tất Lợi, 2004).
Thành phần hóa học và tác dụng dược lý:Thành phần chính là Tanin có cơng
dụng trung hịa, làm giảm độ acid của dạ dày, giảm đau, đặc biệt có tác dụng làm se
vết loét, kích thích lên da non và làm lành vết thương nên được dùng để trị viêm loét


4
dạ dày tá tràng. Lá Khơi tía được sử dụng làm thuốc chữa đau bụng, đau dạ dày; còn
dùng nấu nước tắm sài lở và giã đắp nhọt cho trẻ em. Rễ cũng được dùng uống chữa
kiết lỵ ra máu, đau yết hầu và đau cơ nhục (Đỗ Tất Lợi, 2004)..
Thị trường: Lá Khơi tía trên thị trường giá bán khoảng 40.000 đồng/ 1kg lá
tươi, và 220.000 đồng/kg lá khơ.

Hình 1.1. Cây Khơi tía tại khu vực nghiên cứu
1.2. Những nghiên cứu về lồi Khơi tía ở Việt Nam
Nói về tác dụng chữa bệnh của cây khơi tía phải kể

đến nghiên cứu tác

dụng của chế phẩm HPmax trong điều trị loét hành tá tràng có Helicobacter pylori
của Phạm Bá Tuyến với việc kết hợp cây Cao khô Chè dây, Dạ cẩm và Lá Khơi.

Kết quả Hpmax có tác dụng chống loét dạ dày tá tràng, giảm đau, liền sẹo, giảm
thể tích dịch rỉ viêm, chống viêm mạn tính, Phạm Bá Tuyến (2014).
Về thành phần hóa học của các lồi trong chi Aridisia, theo Lưu Tuấn Anh
(2013), đã Nghiên cứu thành phần hóa học lồi Ardisia balansana thuộc họ Đơn
nem (Myrsinaceae) ở Việt Nam, kết quả đã thành công trong việc phân lập và xác
định cấu trúc hóa học của các hợp chất phân lập được từ lá, thân, rễ cây Ardisia
balansana. Mới đây trong nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học
một số lồi Ardisia thuộc họ Myrsinaceae ở Việt Nam của Trịnh Anh Viên (2017)
đã phân lập và xác định được cấu trúc của 40 hợp chất trong đó có 2 hợp chất mới,
12 hợp chất lần đầu tiên được phân lập từ chi Ardisia; ngoài ra trong nghiên cứu


5
cịn thăm dị các hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virut và hoạt tính gây
độc tế bào của một số hợp chất phân lập được.
Một số nghiên cứu nhân giống Khơi tía bằng giâm hom được tiến hành sử dụng
kích thích ra rễ NAA với nồng độ 250ppm (Đặng Thị Minh (2013); Nguyễn Đình Ưng
và Cs (2009). Nghiên cứu nhân giống cây Khơi tía (Ardisia sylvestris Pitard) bằng kỹ
thuật nuôi cấy in vitro được tác giả Nguyễn Văn Việt và cộng sự nghiên cứu năm
2016, kết quả nghiên cứu cho thấy, cảm ứng tạo đa chồi trên môi trường khoáng MS
bổ sung 0,4mg/l BAP, 0,2 mg/l Kinetin và 30g/l Sucroza, cho tỷ lệ mẫu tạo cụm chồi
97,77% với hệ số nhân đạt 3,66 lần/chu kỳ nhân giống sau 6 tuần ni cấy. Chồi ra rễ
93,33%, số rễ trung bình 4,14 rễ/cây và chiều dài rễ Sucroza sau 6 tuần nuôi cấy.
Các nghiên cứu về nhân giống cây Khôi Nhung trong thời gian qua đã ghi nhận
nhiều kết quả tích cực. Trong nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây Lá khôi
tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long của kỹ sư Nguyễn Đình Ưng năm 2009. Kết quả trong
thời gian thực hiện 36 tháng (tháng 10.2009 - 9.2012) đề tài đã nhân giống được 4.000
cây Lá khôi và xây dựng thành cơng mơ hình trồng thử nghiệm cây lá Khơi trên diện
tích 1 ha, tỷ lệ sống đạt 92,5%, chiều cao cây trung bình đạt 99,6 cm, đường kính gốc
2,6 cm. Đồng thời nhóm thực hiện đề tài cũng đã xây dựng được bản hướng dẫn kỹ

thuật nhân giống và trồng cây lá Khôi. Kết quả thu được của đề tài đã góp phần bảo
tồn nguồn gen lồi cây dược liệu quý này tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long.
1.3. Những nghiên cứu về lồi Khơi tía trên thế giới
Khơi tía có tên khoa học là Ardisia silvestris Pitard, thuộc họ Myrsinaceae
(Thomas, 2006). Loài này phân bố ở một số tỉnh như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng
Đông của Trung quốc. Là cây bụi, cao 1 - 2m, phân cành ít; vỏ màu nâu tía hay nâu
xám (Thomas, 2006). Tại Trung quốc, lá Khơi tía đang được thu mua với giá 25 tệ
(tương đương 60.000 đồng Việt Nam). Trung Quốc là nước có lịch sử rất dài trong sử
dụng các lồi Khơi tía như một loại thảo dược q (Bulpitt, 2005). Theo y học cổ
truyền, lá Khơi tía có chứa các thành phần chính là tanin và glucosid, có tác dụng
chống viêm, làm se vết loét, làm liền sẹo và giảm sự gia tăng axit dạ dày. Nhờ cơ chế
này, lá Khơi tía có tác dụng điều trị dạ dày tá tràng, làm giảm bớt ợ chua, nóng rát
vùng thượng vị, kích thích lên da non và làm lành dạ dày, tá tràng nhanh chóng, giúp
người bệnh có cảm giác dễ chịu khoan khoái (Thomas, 2006).


6
Các loài thực vật thuộc chi Ardisia họ Myrsinaceae đã được nghiên cứu từ rất
sớm trên thế giới. Ngay từ năm 1968, Ogawa Hideko và các cộng sự đã tìm thấy các
hợp chất ardisiaquinon A, B, C từ loài Ardisiasieboldi của Nhật Bản. Trong nghiên
cứu về các hợp chất Triterpene Saponins chiết suất từ Ardisia crispa của Jansakul C.
(1986) đã phân lập trong rễ Ardisia crispa có 19 hợp chất

tritecpen

saponin

trong đó 2 hợp chất ardisiacrispin A & B cịn được tìm thấy từ lồi A. crispa, A.
brevicaulis. Năm 1987, từ rễ và thân loài A. cornudentata, lần đầu tiên đã phân lập
được 2 hợp chất 1,4-benzoquinon trong bài nghiên cứu Quinones từ Ardisia

cornudentata của Tian Z .
Nghiên cứu phân lập Antitubercular Resorcinol Analogs và Benzenoid CGlucoside từ rễ cây Ardisia cornudentata của ChunPo Chang và cộng sự (2010) đã
phân lập gốc rễ của Ardisia Cornudentata Mez thành ba hợp chất mới là 3-methoxy-2methyl-5-pentylphenol, 3-methoxy-2-methyl-5-(1′-ketopentyl)phenol và cornudoside
và 26 hợp chất khác đã được biết đến, 13 trong số những hợp chất này cho thấy các
hoạt động chống vi trùng, 2 hợp chất cho kết quả chống lại tế bào ung thư .
1.4. Đánh giá chung về tình hình tổng quan nghiên cứu
Nhìn chung các nghiên cứu về Lồi Khơi tía ở Việt Nam và trên thế giới các tác
giả đã đưa ra được đặc điểm hình thái, đặc điểm phân bố chung chung của lồi Khơi
tía. Tuy nhiên chưa so sánh được sự sai khác về đặc điểm hình thái, phân bố Khơi tía
giữa các vùng khác nhau.
Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và công bố về thành phần hóa học và tác
dụng dược lý của lồi Khơi tía từ đó cho thấy được tầm quan trọng và tác dụng chữa
bệnh hiệu quả của loài. Các nghiên cứu về bảo tồn và nhân giống lồi Khơi tía trên thế
giới và Việt Nam cũng đã có một số cơng trình được công bố, tuy nhiên nghiên cứu về
nhân giống Khôi tía chưa nhiều, và áp dụng các phương pháp nhân giống hiệu quả và
thích hợp cho từng vùng, địa phương chưa cụ thể. Chính vì vậy để bảo tồn và phát
triển lồi Khơi tía theo từng vùng miền địa phương, cần có các cơng trình nghiên cứu
từ đặc điểm phân bố sinh thái, đặc điểm sinh học, các biện pháp nhân giống cho từng
vùng cụ thể để đưa ra được kết quả tốt nhất áp dụng vào thực tế triển khai mở rộng
quy mơ trồng lồi Khơi tía đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.


7
1.5. Tổng quan về giâm hom
Giâm hom là phương pháp nhân giống vơ tính cây trồng bằng cơ quan sinh dưỡng.
Nhân giống vơ tính bằng phương pháp giâm hom là phương pháp nhân giống đem lại
hiệu quả cao và được áp dụng phổ biến cả trong và ngoài nước trong suốt thời gian
qua. Phương thức này dựa trên cơ sở phân bào ngun nhiễm khơng có sự kết hợp vật
chất di truyền giao hợp giữa giao tử cái và giao tử đực nên cây mới tạo ra mang đầy đủ
vật chất di truyền của cây mẹ (Lê Đình Khả và CS, 2003).

Nhân giống bằng hom là phương pháp sử dụng đoạn thân, cành, lá để tạo ra 1
cây mới mang đặc tính di truyền của cây mẹ. Đây là phương pháp tương đối dễ thực
hiện, hệ số nhân giống cao nên được áp dụng phổ biến trong công tác nhân giống cây trồng.
Các loại hom được dùng trong nhân giống: có thể là thân cây non, cành, lá, rễ Hom
thân và hom cành: là hom được cắt từ một phần của thân cây non, từ chồi vượt hoặc
cành non của cây. Như một số loại tre, luồng.... hom giâm có thể là một đoạn thân,
một đoạn thân có gốc, đoạn cành hoặc đoạn gốc cành sát thân. Hom của các loài thân
gỗ đều được lấy từ thân cây non hoặc cành non của cây. Các loại cành giâm thường là
cành non, cành hóa gỗ yếu, cành nửa hóa gỗ, cành hóa gỗ.
Hom rễ là loại hom được cắt từ rễ cây. Một số loại cây có thể dùng rễ để giâm
hom như Xoan, Long não, Lê, Hồng. Ngoài ra ở một số lồi thực vật người ta có thể
giâm hom từ lá (thu hải đường, Sống đời,...) hoặc từ củ (Khoai lang, Khoai tây,...) Ở
một số loài khi nhân giống hom thường có hiện tượng bảo lưu cục bộ là hiện tượng mà
cây hom tiếp tục sinh trưởng và phát triển hình thái theo đặc trưng của cành được lấy
từ cây mẹ.
* Cơ sở tế bào học:
Tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể mang đầy đủ thông tin di truyền cho quá trình
phát triển của sinh vật. Trong quá trình sinh sản vơ tính, cây con được tạo ra có nguồn
gốc từ bản sao của cây mẹ.
* Cơ sở di truyền học:
Trong quá trình sinh trưởng phát triển trải qua nhiều lần phân bào liên tiếp cùng
với quá trình phân hóa các cơ quan. Q trình phân bào giảm nhiễm kết quả từ 1 tế bào
mẹ cho ra 2 tế bào con mang bộ nhiễm sác thể y hệt tế bào mẹ. Các loại hom đều xuất


8
phát từ 1 bộ phận sinh dưỡng của cây mẹ nên khi tạo ra 1 cây mới luôn mang đủ đặc
tính vốn có của cây mẹ.
* Sự hình thành rễ bất định:
Nhân giống bằng hom dựa trên cơ sở hình thành tái sinh rễ bất định của 1 đoạn

thân hoặc đoạn cành trong điều kiện thích hợp để tạo thành cơ thể mới. Rễ bất định là
rễ ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây, ngoài hệ rễ của nó trong giâm hom và điều quan
trọng là hình thành được rễ bất định. Có hai rễ bất định là rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh. Rễ
tiềm ẩn là rễ có nguồn gốc tự nhiên trong thân, trong cành cây, nhưng chỉ phát triển
khi thân hoặc cành đó tách khỏi thân cây. Rễ mới sinh chỉ được hình thành khi cắt
hom.
* Cơ sở sinh lý:
Sự hình thành rễ trong q trình giâm hom chịu ảnh hưởng của các
nhóm nhân tố: Nội sinh và ngoại sinh .
- Đặc điểm di truyền của từng suất xứ, từng cá thể:
+ Tuổi cây mẹ lấy hom: Khả năng ra rễ không những do tính di truyền quyết định
mà cịn phụ thuộc rất lớn vào tuổi cây mẹ lấy cành. Thông thường cây chưa sinh sản hạt
dễ nhân giống bằng hom hơn khi cây đã sinh sản hạt, hom lấy từ cây tuổi non dễ ra rễ hơn
hom lấy từ cây tuổi già. Ví dụ : Hom lấy từ các cây Mỡ 1 tuổi, 3 tuổi, 20 tuổi có khả năng
ra rễ tương ứng là 98%, 47%, 0% (Lê Đình Khả, 2003). Cây non khơng những có tỷ lệ ra
rễ lớn mà thời gian ra rễ cũng ngắn hơn. Khả năng ra rễ giảm xuống ở hom giâm của cây
nhiều tuổi được giải thích là do tỷ lệ đường tổng số trên đạm tổng số (tỷ lệ đường/đạm)
cao ở thân cây, nói cách khác là do hàm lượng đạm ở thân giảm xuống như trường hợp
ở Quercusrobur. Song có người cho rằng sở dĩ cây nhiều tuổi ra rễ kém là do tính mềm
dẻo của chúng bị giảm đi .
+ Vị trí cành và tuổi cành lấy hom: Hom lấy từ các phần khác nhau trên thân sẽ
có tỷ lệ ra rễ khác nhau. Thơng thường thì hom lấy từ cành ở tầng dưới rễ ra rễ hơn
cành ở tầng trên, cành cấp 1 dễ ra rễ hơn cành cấp 2, cấp 3. Cành chồi vượt dễ ra rễ
hơn cành lấy từ tán cây. Tuy nhiên khả năng ra rễ cao của cành chồi vượt cũng thay
đổi theo vị trí lấy hom. Tuổi cành cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ ra rễ. Thơng
thường cành nửa hóa gỗ (cành bánh tẻ) là loại cành thường cho tỷ lệ ra rễ cao nhất,
cành hóa gỗ yếu hoặc đã hóa gỗ thơng thường cho tỷ lệ ra rễ kém hơn.


9

- Các chất kích thích ra rễ: Trong các chất điều hịa sinh trưởng thì Auxin được
coi là chất quan trọng nhất trong quá trình ra rễ của hom. Song nhiều chất khác tác
động cùng Auxin và thay đổi hoạt tính của Auxin cùng tồn tại một cách tự nhiên trong
các mô của hom giâm và tác động đến quá trình ra rễ của chúng. Trong đó quan trọng
nhất là Khizocalin, đồng nhân tố ra rễ, các chất kích thích kìm hãm ra rễ .
- Thời vụ giâm hom:
Là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự ra rễ của hom giâm. Tỷ lệ ra rễ của
hom giâm phụ thuộc vào thời vụ lấy cành và thời vụ giâm hom. Một số lồi có thể
giâm hom quanh năm, song nhiều lồi cây có tính chất thời vụ rõ rệt. Hom được lấy
trong các thời kỳ cây mẹ hoạt động sinh trưởng mạnh có tỷ lệ ra rễ cao hơn các thời kỳ
khác.
- Chế độ ánh sáng:
Ánh sáng đóng vai trị sống cịn trong ra rễ của hom giâm .Khơng có ánh sáng
và khơng có lá thì hom khơng có hoạt động quang hợp, q trình trao đổi chất khó xảy
ra, do đó khơng có hoạt động ra rễ. Chất lượng ánh sáng cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ ra
rễ của hom giâm. Ánh sáng tự nhiên là cần thiết cho ra rễ, còn ánh sáng đỏ và ánh sáng
xanh làm giảm tỷ lệ ra rễ của hom giâm ở một số loại cây ưa sáng.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của ánh sáng đến khả năng ra rễ của hom giâm thường
mang tính chất tổng hợp theo kiểu phức hệ ánh sáng chỉ tác động đến ra rễ của hom
với sự có mặt của lá cây, hom khơng có lá thì khơng chịu ảnh hưởng của ánh sáng và
cũng khơng có hoạt động ra rễ.
- Nhiệt độ:
Nhiệt độ là một trong nhưng nhân tố quyết định tốc độ ra rễ của hom giâm . Ở
nhiệt độ quá thấp hom giâm nằm ở trạng thái tiềm ẩn và khơng ra rễ, cịn ở nhiệt độ quá
cao lại tăng cường nhiệt độ và bị hỏng, từ đó làm giảm tỷ lệ ra rễ.
Các lồi cây nhiệt đới cần nhiệt độ khơng khí trong nhà giâm hom thích hợp
cho ra rễ là 28-33 0 C và nhiệt độ giá thể thích hợp là 25-30 0 C (Longman, 1993).
Nếu nhiệt độ khơng khí trên 35 0 C làm tăng tỷ lệ héo của lá (Nguyễn Ngọc Tân và
cộng sự, 1984).
Nói chung nhiệt độ khơng khí trong nhà giâm hom nên cao hơn nhiệt độ giá thể

2-3 oC.


10
- Độ ẩm:
Độ ẩm khơng khí và độ ẩm giá thể là nhân tố hết sức quan trọng trong quá trình
giâm hom. Các hoạt động quang hợp, hơ hấp, phân chia tế bào và chuyển hóa vật chất
trong cây đều cần nước. Thiếu nước thì hom bị héo, nhiều nước quá thì hoạt động của
men thủy giải tăng lên, quá trình quang hợp bị ngừng trệ. Khi giâm hom mỗi lồi cây
đều cần một độ ẩm thích hợp, làm mất độ ẩm của hom 15-20% thì hom hồn tồn mất
khả năng ra rễ. Đối với nhiều loại cây độ ẩm giá thể thích hợp cho giâm hom là 5070%. Yêu cầu độ ẩm khơng thay đổi theo lồi cây mà cịn theo mức độ hóa gỗ của
hom giâm. Để đảm bảo độ ẩm cho hom bắt buộc phải phun sương vừa làm tăng độ ẩm,
vừa làm giảm nhiệt độ không khí, giảm sự bốc hơi của lá.
- Giá thể giâm hom:
Các giá thể được dùng hiện nay chủ yếu là cát tinh, mùn cưa hoặc xơ Dừa băm
nhỏ hoặc đất vườn ươm. Khi giâm hom chỉ tạo ra rễ, sau đó mới cấy cây hom vào bầu
thì giá thể thường là cát tinh, còn khi giâm hom trực tiếp vào bầu để tạo thành cây hom
thì giá thể thường là mùn cưa để mục, xơ Dừa băm nhỏ, đất vườn ươm hoặc có thể
trộn lẫn chúng với cát tinh. Một giá thể giâm hom tốt là có độ thống khí tốt và duy trì
được độ ẩm trong thời gian dài mà không ứ nước, tạo điều kiện cho rễ phát triển tốt
đồng thời phải sạch, không bị nhiễm nấm, không có nguồn sâu bệnh, độ pH khoảng 6-7.
* Ý nghĩa của nhân giống bằng hom:
- Nhân giống hom là phương pháp truyền đạt các biến dị di truyền của cây mẹ
cho cây hom.
- Nhân giống hom là phương thức lưu giữ được ưu thế lai cho đời F1. Nhân
giống hom làm rút ngắn chu kỳ sinh sản, rút ngắn thời gian thực hiện.
- Nhân giống hom là một phương pháp phát triển nhân nhanh các loại quý hiếm
đang bị khai thác cạn kiệt, là phương pháp phát triển bảo tồn nguồn gen cây rừng.
- Nhân giống hom là phương thức nhân giống bổ sung cho các loại cây khó thu
hái và bảo quản.

* Ưu điểm của phương pháp giâm hom:
- Hệ số nhân cao: Từ một cây mẹ, giống tốt có thể lấy được nhiều cành hom để
tạo ra nhiều cây con (Mai Quang Trường và cs, 2007).
- Giữ nguyên đặc tính cây mẹ, chất lượng và tính chống chịu ổn định.


11
- Năng suất, sản lượng cao.
* Nhược điểm của giâm hom:
Giâm hom địi hỏi kỹ thuật cơng phu, giá thành cao hơn nhân giống bằng hạt
(chi phí cao gấp 6-8 lần so với trồng bằng hạt). Hạn chế tuổi của cây mẹ lấy hom (Mai
Quang Trường và cs, 2007).
1.6. Đặc điểm chung về khu vực nghiên cứu huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng
Theo Báo cáo Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất năm 2016- 2020 của Phịng tài
ngun và mơi trường huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng thì huyện Thạch An có các đặc
điểm về vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, đặc điểm tài ngun rừng như sau:
1.6.1. Vị trí địa lý
Diện tích tự nhiên của huyện là 690,79 km2. Thị Trấn Đông Khê là trung tâm
hành chính của huyện. Huyện có đường biên giới Việt - Trung dài 5,5 km.
Huyện Thạch An nằm ở phía đơng nam của tỉnh Cao Bằng, có vị trí tọa độ địa
lý: 106005’ – 106050’ vĩ độ bắc và 22020’ – 22050’ độ kinh đơng.
- Phía Bắc giáp huyện Hịa An, Thành phố Cao Bằng.
- Phía Đơng nam giáp huyện Tràng Định (tỉnh Lạng Sơn).
- Phía Tây giáp huyện Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn).
- Phía Đơng giáp huyện Long Châu (tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc).
1.6.2. Địa hình
- Địa hình:
Là huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng, huyện Thạch An có địa hình dốc
nghiêng từ Tây Bắc xuống Đơng Nam, xen giữa các dãy núi là các thung lũng, phần
lớn là các thung lũng nhỏ hẹp. Điểm cao nhất so với mực nước biển là núi Khuổi

Moọng thuộc xã Quang Trọng (1.009 m), điểm thấp nhất thuộc Bản Luồng xã Thuỵ
Hùng (200 m).
Do kiến tạo của địa chất, địa hình của huyện khá phức tạp, thấp dần từ tây sang
đông, có nhiều nếp gấp tạo nên những khe sâu và được hình thành 3 vùng rõ rệt: Vùng
núi đá, vùng núi đất và thung lũng trong đó rừng và đất rừng chiếm trên 90% diện tích
canh tác tồn huyện.


12
1.6.3. Khí hậu - thủy văn
Khí hậu huyện Thạch An mang những nét chung của nền khí hậu tỉnh Cao
Bằng, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa và có đặc trưng khí hậu á nhiệt đới, chia thành
hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, lượng mưa trung bình hàng
năm của huyện từ 1.300 mm đến 1.500 mm, nhưng phân bố không đều, tập trung vào
tháng 6, 7, 8, nhiệt độ trung bình cao 30-320C; số ngày mưa trung bình năm khoảng 92
ngày, số giờ nắng khoảng 1.500-1.600 giờ/năm, trong những tháng mùa mưa vẫn có
những đợt hạn hán, nắng nóng kéo dài có nguy cơ cháy rừng. Mùa khơ hạn từ tháng 11
năm trước đến tháng 4 năm sau, có nhiệt độ trung bình thấp 5-80C và lạnh nhất vào
tháng 12, 01, 02, mùa khô lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20-30% lượng mưa trung bình
năm; trong các tháng mùa khơ độ ẩm khơng khí thấp, có những đợt rét đậm, rét hại
kéo dài kèm theo sương muối và gió mùa Đơng Bắc thổi làm thực bì khơ kiệt rất dễ
bắt lửa và lan tràn nhanh khi có cháy xảy ra.
Huyện có hệ thống sông, suối, hồ đập, kênh mương và các khe suối nhỏ sen kẽ
trong các khu rừng, khá thuận lợi trong việc tưới tiêu ở các xã và đây là nguồn nước có
khả năng cung cho chữa cháy rừng.
1.6.4. Đặc điểm tài ngun rừng
Tổng diện tích đất có rừng trên địa bàn huyện 45.276,73 ha. Trong đó:
- Rừng tự nhiên: 42.664,42 ha.
- Rừng trồng: 2.612,3 ha.
Đặc điểm: rừng tự nhiên trên địa bàn huyện Thạch An chủ yếu là rừng mới tái

sinh phục hồi, rừng hỗ giao và có nhiều lồi cây rụng lá vào mua động, rừng có trữ
lượng thấp, nhưng vật liệu cháy lại có khối lượng rất lớn, thường xa khu dân cư, đi lại
khó khăn... diện tích rừng liền vùng, liền khoảnh rộng lớn nên dễ xảy ra cháy lớn và
lan tràn nhanh, rất khó khăn trong việc chữa cháy khi xảy ra cháy rừng.
Nhiều diện tích đồi chăn thả, trảng cỏ, sim mua, lau lách cỏ cây bụi liền kề với
nương rẫy đang canh tác nên có nhiều nguy cơ cháy rừng xảy ra.
Trong rừng, ven rừng có nhiều hoạt động của con người gắn liền với rừng tự
nhiên như phát đốt rừng làm nương rẫy, đốt đồng cỏ để lấy cỏ non chăn thả gia súc,
khai hoang, phát đốt bờ ruộng rẫy, khai thác rừng, tìm kiếm lâm sản, xử lý thực bì


13
trồng rừng, đốt ong... Việc sử dụng lửa ở trong rừng, ven rừng của người dân rất khó
kiểm sốt nên nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất cao.
Rừng tự nhiên cơ bản phân bố ở nơi một số dân tộc ít người sinh sống, địa hình
phức tạp hệ thống giao thông, thông tin liên lạc không thuận tiện nên nếu có cháy rừng
xảy ra thì việc tổ chức cứu chữa rất khó khăn và nguy hiểm.
Đặc điểm rừng trồng : Rừng trồng trên địa bàn huyện cơ bản là trồng trồng tập
trung, thuần lồi, đồng tuổi với mục đích phủ xanh đất trống đồi núi trọc để bảo vệ
môi trường sinh thái và phát triển kinh tế. Thảm thực vật ở khu vực rừng trồng chủ yếu
là cỏ tranh, guột, lau lách là những loài phát triển trong mùa mưa và khơ nỏ vào những
ngày hanh khơ, nắng nóng, giá rét.
* Đặc điểm khu vực nghiên cứu nhân giống giâm hom Khơi tía (Thơn Nà
Vai, xã Kim Đồng, huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng)
Thôn Nà Vai thuộc xã Kim Đồng, huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng có vị trí
địa lý: Phía đơng giáp huyện Hịa An; Phía tây giáp xã Canh Tân; Phía nam giáp
xã Đức Thơng và xã Thái Cường; Phía bắc giáp thành phố Cao Bằng và huyện Hịa
An. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa và có đặc trưng khí hậu á nhiệt đới, chia thành hai
mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô.
Đất đai thôn Nà Vai tơi xốp, nhiều mùn và có độ ẩm cao. Điều kiện tự nhiên,

khí hậu tương đồng với điều kiện sinh thái phát triển của cây Khơi tía tạo điều kiện
thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây Khơi tía.


14
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Lồi Khơi tía phân bố tại huyện Thạch An, tỉnh Cao
Bằng.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học, sinh học và nhân
giống giâm hom cây Khôi tía.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Điều tra thu thập số liệu về đặc điểm điểm sinh thái học, sinh
học của cây Khơi tía tại xã Lê Lai, xã Đức Long, xã Đức Thông huyện Thạch An tỉnh
Cao Bằng.
- Nghiên cứu nhân giống giâm hom cây Khơi tía tại vườn ươm thơn Nà Vai,
xã Kim Đồng, huyện Thạch An, Tỉnh Cao Bằng.
- Thời gian: Từ tháng 5/2019 – 9/2020.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu các đặc điểm sinh thái học của lồi Khơi tía
- Đặc điểm đất đai, địa hình khu vực có lồi phân bố.
- Đặc điểm khí hậu thủy văn khu vực có loài cây phân bố.
- Đặc điểm cấu trúc rừng, quần xã thực vật rừng khu vực có lồi cây phân bố
(tầng cây cao, cây bụi, thảm tươi, cây tái sinh...).
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của lồi Khơi tía
- Nghiên cứu các đặc điểm: Thân, lá, hoa, quả, hạt của lồi cây Khơi tía.
- Đặc điểm sinh học: đặc điểm thời kỳ sinh trưởng, ra hoa, quả.
2.3.3. Nghiên cứu nhân giống cây Khơi tía bằng phương pháp giâm hom
- Nghiên cứu ảnh hưởng của loại hom đến tỷ lệ ra rễ và nảy chồi của hom Khơi

tía.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ ra rễ và nảy chồi của hom Khơi
tía.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến tỷ lệ ra rễ và nảy chồi của
hom Khơi tía.


15
- Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ ra rễ và nảy chồi của hom Khơi
tía.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
- Kế thừa các tài liệu, cơng trình nghiên cứu có liên quan về đặc điểm nơng sinh
học của lồi.
- Thu thập các tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu như: bản đồ địa hình,
bản đồ hiện trạng rừng, các tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, các báo
cáo nghiên cứu khoa học về thực vật ở khu vực điều tra.
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và nghiên cứu đặc điểm sinh thái học
lồi Khơi tía
Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu tiến hành điều tra nghiên cứu thu thập
thông tin tại xã Lê Lai, xã Đức Long, xã Đức Thông huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng.
- Phương pháp phỏng vấn: Sử dụng phương pháp điều tra nhanh nông thôn
PRA để tiến hành điều tra phỏng vấn các hộ gia đình cá nhân. Số lượng phỏng vấn 30
phiếu/ 1 xã. Đối tượng phỏng phấn là các hộ gia đình và cá nhân, bà con nơng dân có
hiểu biết về lồi cây Khơi tía. Nội dung bộ câu hỏi phỏng vấn tìm hiểu về thực trạng
bảo tồn và phát triển, đặc điểm phân bố, kỹ thuật gây trồng lồi Khơi tía ở địa
phương.
- Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh thái học lồi Khơi tía
Trên cơ sở xác định được vùng có phân bố cây Khơi tía tiến hành lập các OCT
để đo đếm. Mỗi xã lập 3 OTC, tổng có 9 OCT. Diện tích mỗi OTC là 500 m2. tiến

hành xác định tổ thành cây cao. Trong mỗi OCT tiến hành lập 3 ô dạng bản (5m x
5m) để đo đếm cây tái sinh, cây bụi, thảm tươi và lấy phẫu diện đất. Phương pháp
lập OTC và đo đếm các chỉ tiêu tuân thủ theo điều tra trong lâm học.
- Nhân tố địa lý, địa hình: Được xác định qua tọa độ địa lý, độ cao, độ dốc,
hướng phơi. Thiết bị sẽ sử dụng là GPS, địa bàn, bản đồ.


16
- Nhân tố đất: Tại mỗi địa điểm trên từng OTC, đào 1 phẫu diện đất. Phẫu diện
được đào ở dưới tán Khơi tía nơi chưa bị đào xới. Phương pháp lấy mẫu đất theo Tiêu
chuẩn Việt Nam TCVN 7538-4:2007, hướng dẫn quy trình điều tra các vùng tự nhiên,
bán tự nhiên và vùng đất canh tác. Mẫu đất được lấy từ các phẫu diện theo 2 độ sâu
thống nhất 0 – 20 cm, 20 – 40 cm. Sau đó tiến hành quan sát, phân tích mặt quan trắc
của phẫu diện mô tả tập trung vào các đặc điểm: Màu sắc, độ chặt, thành phần cơ giới,
tỉ lệ đá lẫn....theo sách “Cẩm nang đánh giá đất phục vụ trồng rừng” của tác giả Đỗ
Đình Sâm, Ngơ Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005).
- Nhân tố khí hậu: Yếu tố khí hậu được sử dụng của các trạm quan trắc khí
tượng gần nhất. Ngoài ra, nhiệt độ và ẩm độ tại vị trí điều tra xác định bằng nhiệt ẩm kế.
- Nhân tố thảm thực vật: Cấu trúc rừng nơi có lồi Khơi tía phân bố, bao gồm
cấu trúc tổ thành, cấu trúc tầng thứ, cấu trúc mật độ cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, độ che
phủ, v.v.
- Điều tra đặc điểm trạng thái rừng nơi lồi Khơi tía phân bố.
+ Điều tra tầng cây gỗ: Theo quan điểm lâm học, cây tầng gỗ là những cây có
tán tham gia vào tầng chính (tầng A) và D1.3 > 6cm.
Xác định tên cây: Tên cây được ghi theo tên phổ thơng, lồi chưa biết tên
được lấy tiêu bản giám định.
- Điều tra cây bụi, thảm tươi: Theo ODB diện tích 25 m2 (5mx5m).
+ Cây bụi: cây thân gỗ thuộc tầng thấp. Chỉ tiêu xác định là: Tên loài cây chủ
yếu, số lượng, phẩm chất, Hvn được đo bằng thước mét, độ che phủ bình qn chung
các lồi được tính theo tỷ lệ phần trăm bằng phương pháp ước lượng.

+ Thảm tươi: lớp cây cỏ phủ trên bề mặt đất rừng. Chỉ tiêu điều tra: Tên lồi
cây chủ yếu, chiều cao trung bình, độ che phủ chung được xác định bằng phương pháp
ước lượng.
* Sau khi điều tra các đặc điểm khu rừng nơi Khơi tía phân bố tiến hành phân
loại trạng thái rừng theo Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 Quy định


17
về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng và quyết định số 142/QĐ-UBND ngày
20/01/2020 về việc phê duyệt và công bố kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm
nghiệp huyện Thạch An năm 2019.
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học lồi Khơi tía
Trên các ơ tiêu chẩn điều tra có sự phân bố của lồi Khơi tía tiến hành quan sát,
mơ tả và đo đếm chi tiết các đặc điểm hình thái, để làm cơ sở cho việc nhận biết và
phân loại.
Sử dụng phương pháp quan sát mô tả trực tiếp đối tượng lựa chọn đại diện kết
hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh với các tài liệu đã có. Đây là phương pháp
thông dụng được dùng trong nghiên cứu thực vật học.
+ Hình thái và vật hậu: Quan sát, mơ tả hình thái và xác định kích thước của các
bộ phận: Thân cây, lá, hoa, quả và rễ của cây Khôi tía.
Lấy mẫu tiêu bản, so sánh với tiêu bản trước đây hoặc những lồi cây có hình
thái tương tự nhằm xác định tính chính xác lồi.
Dụng cụ, thiết bị hỗ trợ: máy ảnh, thước dây, thước kẹp, GPS, kẹp tiêu bản,…
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu giâm hom lồi cây Khơi tía
* Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của loại hom đến nhân giống giâm hom
cây Khơi tía
Bố trí thí nghiệm với 3 loại hom: Hom non, hom bánh tẻ và hom già. Hom có
chiều dài từ 10 – 15cm, hom khỏe không bị sâu bệnh, mỗi công thức lặp lại 3 lần tổng
là 90 hom. Tất cả các hom được giâm trên giá thể là đất tầng A
Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hom sống (%), số ngày bật chồi trung bình (ngày), tỷ lệ

hom ra rễ (%), số rễ trung bình/hom (cái), chiều dài rễ trung bình (cm), chỉ số ra rễ,
chất lượng chồi sau 30 ngày giâm.
* Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến nhân giống giâm hom
Khơi tía


18

Công thức

Thời gian giâm hom

Lần 1

Lần 2

Lần 3

CT1

Vụ Xuân

01/03/2020 10/03/2020 20/03/2020

CT2

Vụ Hè

01/06/2020 10/06/2020 20/06/2020


CT3

Vụ Thu

01/09/2019 10/09/2019 20/09/2019

CT4

Vụ Đông

01/12/2019 10/12/2019 20/12/2019

Sau khi lựa chọn được loại hom tốt nhất cho giâm hom tiến hành nghiên cứu
thời vụ giâm hom, tiến hành trên giá thể đất tầng A. Thí nghiệm bố trí ngẫu nhiên,
nhắc lại 3 lần, mỗi lần 30 hom cụ thể như sau:
Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hom sống (%), Tỷ lệ hom ra rễ (%), số ngày bật chồi
trung bình (ngày), chất lượng chồi sau 30 ngày giâm hom.
* Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ra rễ đến nhân giống
giâm hom cây Khơi tía
Bố trí thí nghiệm với các cơng thức sử dụng chất kích thích ra rễ như sau: NAA
với các nồng độ (100 ppm; 200 ppm; 300 ppm); IAA với các nồng độ (100 ppm; 200
ppm; 300 ppm); IBA với các nồng độ (100 ppm; 200 ppm; 300 ppm). Công thức đối
chứng là cơng thức khơng sử dụng chất kích thích ra rễ.
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Chỉ tiêu theo dõi:
Tỷ lệ hom sống (%), tỷ lệ ra rễ (%), số rễ trung bình/hom (cái) và chiều dài rễ trung
bình (cm), chỉ số ra rễ và chất lượng chồi sau 30 ngày giâm.
* Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến nhân giống giâm hom cây
Khơi tía
- Bố trí thí nghiệm với 5 công thức giá thể như sau:
CT1: 80% Đất tầng A + 15% Cát + 5% Phân chuồng hoai mục

CT2: 85% Đất tầng A + 10% Cát + 5% Phân chuồng hoai mục
CT3: 90% Đất tầng A + 5% Cát + 5% Phân chuồng hoai mục
CT4: 95% Đất tầng A + 5% Phân chuồng hoai mục
CT5: 95% Cát + 5% Phân chuồng hoai mục
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, mỗi lần 30 hom.


19
- Chỉ tiêu theo dõi: Chỉ tiêu theo dõi: Tỷ lệ hom sống (%), tỷ lệ hom ra rễ (%), số
rễ trung bình/hom (cái), chiều dài rễ trung bình (cm), chỉ số ra rễ, chất lượng chồi sau
30 ngày giâm.
2.4.5. Phương pháp theo dõi, thu thập và xử lý số liệu
* Đặc điểm sinh thái:
- Đặc điểm cấu trúc rừng
Đặc điểm cấu trúc rừng có lồi Khơi tía phân bố được điều tra trên ƠTC đại
diện điển hình cho từng trạng thái rừng, độ cao, độ che phủ. Các đặc điểm cấu trúc
rừng bao gồm: Cấu trúc tầng thứ, cấu trúc mật độ, tổ thành cây gỗ, tổ thành cây tái
sinh, thành phần loài cây đi kèm, mật độ tái sinh, thành phần cây bụi thảm tươi.
Các tầng rừng được mơ tả về thành phần lồi cây, các lồi ưu thế, độ che phủ
của tầng ưu thế sinh thái dựa trên sự quan sát thực tế kết hợp với kết quả điều tra trên ô
tiêu chuẩn.
Cấu trúc mật độ: được tính bằng số cây được xác định trên một ha
Cơng thức xác định mật độ như sau:

N/ha 

n
 10.000
S


Trong đó:
n: Số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong ƠTC
S: Diện tích ƠTC (m2)
Cấu trúc tổ thành: những lồi có số cá thể khơng nhỏ hơn số cá thể bình qn của
một lồi trong ơ tiêu chuẩn thì được tham gia vào cơng thức tổ thành. Hệ số tổ thành
của các lồi được tính theo hệ số phần mười của số lượng cá thể lồi đó so với tổng số
cá thể trong ô tiêu chuẩn.
Xác định số cây trung bình theo lồi dựa vào cơng thức:
m

n 
Trong đó:
n là số cây trung bình theo lồi
m là tổng số cá thể điều tra


i 1

ni

m


20
ni là số lượng cá thể loài i.
- Tổ thành tầng cây gỗ
Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỉ lệ mỗi lồi hay nhóm lồi tham gia tạo thành
rừng, tùy thuộc vào số lượng lồi có mặt trong lâm phần mà phân chia lâm phần thành
rừng thuần loài hay rừng hỗn lồi, các lâm phần rừng có tổ thành lồi khác nhau thì
chức năng phịng hộ, bảo vệ mơi trường sinh thái và đa dạng sinh học cũng khác nhau.

Để đánh giá đặc điểm cấu trúc tổ thành sinh thái của quần hợp cây gỗ cần sử
dụng chỉ số quan trọng (Importance Value Index = IVI) tính theo cơng thức:

Ai  Di  RFi

IVIi (%) 

3

Trong đó:
IVIi: là chỉ số mức độ quan trọng (tỉ lệ tổ thành) của loài thứ i
Ai: là độ phong phú tương đối của lồi thứ i

Ai(%) 

Ni
S

100

 Ni
i1

Trong đó:
Ni: là số cá thể loài thứ i
S: là số loài trong quần hợp
Di: là độ ưu thế tương đối của lồi thứ
Di=
Trong đó:
Gi: là tiết diện thân của loài thứ i

Gi(cm2)= 

2
 Di 

 
 2 

Trong đó:
Di: là đường kính 1,3m (D1.3) của loài cây thứ i
RFi: là tần xuất xuất hiện tương đối của loài cây thứ i


×