Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Luận văn xác định và phân chia lập địa thích hợp cho trồng rừng tại huyện bát xát tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.08 KB, 72 trang )

i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

DLĐCT

Danh lục đỏ cây thuốc

SĐVN

Sách đỏ Việt Nam

EN

Nguy cấp

VU

Sẽ nguy cấp

IUCN

International Union for Conservation of Nature
Hiệp hội quốc tế bảo vệ thiên nhiên

KVNC

Khu vực nghiên cứu


NĐ-CP

Nghị định - Chính phủ

NXB

Nhà xuất bản

ODB

Ô dạng bản

OTC

Ô tiêu chuẩn

VQG

Vườn quốc gia

WWF

Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên

WB

Ngân hàng thế giới

WHO


Tổ chức y tế thế giới

FAO

Tổ chức lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc

UNEP

Chương trình mơi trường Liên hợp quốc


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT......................................iii
MỤC LỤC........................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................vii
PHẦN MỞ ĐẦU ...............................................................................................1
1. Đặt vấn đề......................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
3. Ý nghĩa thực tiễn, khoa học...........................................................................2
3.1. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................2
3.2. Ý nghĩa khoa học........................................................................................2
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................4
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu....................................................................4
1.1.1. Cơ sở lý thuyết về lập địa........................................................................4
1.1.2. Một số nguyên tắc trong phân chia lập địa lâm nghiệp...........................6
1.2. Tình hình nghiên cứu lập địa trên thế giới .................................................7
1.2.1. Tình nghiên cứu lập địa trên thế giới ......................................................7

1.2.2. Những nghiên cứu về lập địa cho trồng rừng ở Việt Nam ....................10
1.2.3. Vấn đề lập địa trong trồng rừng ............................................................13
1.2.4. Kết luận .................................................................................................20
1.3 Tổng quan khu vực nghiên cứu.................................................................21
1.3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Bát Xát .........................................................21
1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................26
1.4. Giới hạn của đề tài nghiên cứu.................................................................27
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................28


iii
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................28
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................28
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................28
2.1.3. Thời gian tiến hành................................................................................28
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................28
2.2.1. Xác định đặc điểm lập địa tại khu vực nghiên cứu ...............................28
2.2.2. Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa phục vụ cho việc trồng rừng . 28
2.2.3. Đánh giá mức độ thích hợp của cây trồng trên các dạng lập địa...........28
2.2.4. Phân tích thuận lợi, khó khăn nhằm đề xuất những giải pháp
trong sử dụng lập địa trồng rừng đạt hiệu quả.................................................29
2.3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................29
2.3.1. Phương pháp luận nghiên cứu...............................................................29
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................29
2.3.3. Công tác nội nghiệp...............................................................................34
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................37
3.1. Kết quả các yếu tố cấu thành dạng lập địa ...............................................37
3.1.1. Dạng khí hậu .........................................................................................37
3.1.2. Dạng ẩm lập địa.....................................................................................38

3.1.3. Dạng địa hình - địa thế ..........................................................................40
3.1.4. Dạng đất và nền vật chất tạo đất ...........................................................42
3.1.5. Kết quả về trạng thái thực vật ...............................................................44
3.2. Kết quả phân chia điều kiện lập địa phục vụ cho việc trồng rừng ...........47
3.2.1. Tổng hợp các dạng lập địa tại thị trấn Bát Xát......................................49
3.2.2. Đánh giá mức độ thích hợp cây trồng ...................................................51
3.2.3. Đề xuất hướng sử dụng các dạng lập địa...............................................54
3.3. Thuận lợi, khó khăn nhằm đề xuất những giải pháp trong sử dụng
lập địa trồng rừng đạt hiệu quả........................................................................57
3.3.1 Thuận lợi ................................................................................................57


iv
3.3.2. Khó khăn ...............................................................................................57
3.3.3. Đề xuất hướng sử dụng các dạng lập địa...............................................58
3.3.4. Một số giải pháp nhằm thực hiện ..........................................................59
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................61
1. Kết luận .......................................................................................................61
2. Kiến nghị .....................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................63
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................63
II. Tài liệu nước ngoài .....................................................................................66


v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân chia điều kiện thoát nước của Trectov....................................8
Bảng 1.2. Bốn đơn vị lập địa cơ bản của H. I. Friedler, W. H. Nerber .............9
Bảng 3.1. Phân chia dạng khí hậu của các xã trong khu vực nghiên cứu........38
Bảng 3.2: Kết quả các dạng ẩm lập địa tại khu vực nghiên cứu .....................39

Bảng 3.3: Thống kê các dạng địa hình - địa thế tại khu vực ...........................40
Bảng 3.4: Các dạng đất và nền vật chất tạo đất tại khu vực nghiên cứu .........42
Bảng 3.5: Dạng trạng thái thực vật trên các OTC Cốc San.............................44
Bảng 3.6: Dạng trạng thái thực vật trên các OTC Bản Qua ............................45
Bảng 3.7: Dạng trạng thái thực vật trên các OTC Tòng Sành.........................45
Bảng 3.8: Dạng trạng thái thực vật trên các OTC Bát Xát..............................46
Bảng 3.9 Các dạng trạng thái thực vật ............................................................46
Bảng 3.10. Tổng hợp dạng lập địa tại xã Tòng Sành ......................................47
Bảng 3.11: Các dạng lập địa tại xã Cốc San ...................................................48
Bảng 3.12: Tổng hợp các dạng lập địa xã Bản Qua ........................................49
Bảng 3.13: Tổng hợp các dạng lập địa thị trấn Bát Xát ..................................50
Bảng 3.14 : Phân hạng thích hợp cho 3 loài cây trồng....................................51
Bảng 3.15. Đề xuất hướng sử dụng các dạng lập địa ở Tòng Sành.................54
Bảng 3.16: Đề xuất hướng sử dụng các dạng lập địa ở Cốc San.....................54
Bảng 3.17: Đề xuất hướng sử dụng các dạng lập địa ở Bản Qua....................56
Bảng 3.18: Đề xuất hướng sử dụng các dạng lập địa ở Bát Xát......................56


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của xã hội lồi người, vai trị và ý nghĩa to lớn của
tài nguyên rừng ngày càng được khẳng định và chú trọng. Theo đánh giá của
các nhà quản lý, nguyên liệu gỗ và lâm sản của nước ta mới đáp ứng được hơn
70% nhu cầu của ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trong nước. Nhu
cầu ngày càng tăng cao, đòi hỏi doanh nghiệp trồng rừng và các địa phương
cần đẩy mạnh hơn nữa diện tích rừng trồng, nâng cao năng suất, chất lượng các
vùng nguyên liệu lâm sản. Hiện có 183 giống cây lâm nghiệp được cơng nhận,
trong đó 55 giống đang được trồng phổ biến. Các lồi keo và bạch đàn chiếm

70% diện tích rừng trồng sản xuất, với diện tích tương đương hơn một triệu ha.
Cả nước có khoảng hơn 700 đơn vị, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống có
đăng ký, trong đó có 30% số này thuộc ban quản lý rừng phịng hộ, công ty
lâm nghiệp, sản xuất khoảng 20% số lượng cây giống hằng năm và hơn 500
doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình sản xuất khoảng 80% số lượng cây giống
cung cấp cho trồng rừng. Nhờ giống tốt và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,
năng suất rừng trồng cả nước ngày càng tăng, đạt bình quân khoảng 15
m3/ha/năm, tăng 50% so 10 năm trước. Đứng trước nhu cầu ngày càng tăng
của xã hội về các sản phẩm gỗ và ngồi gỗ thì thực tiễn lâm nghiệp khơng
ngừng địi hỏi phải nghiên cứu và chọn lọc những lồi cây có giá trị để bổ sung
vào tập đồn cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên việc chọn loại cây trồng tốt chưa
chắc đã mang lại hiệu quả kinh tế cũng như sinh thái được đưa ra vì lồi cây
khơng phù hợp với loại đất đai của địa phương. Do đó việc nghiên cứu lập địa
vi mô phục vụ cho công tác trồng rừng hiện nay được coi như là điều kiện tiên
quyết cho công tác chọn loại cây trồng và nâng cao năng xuất rừng trồng.
Nguyên nhân năng suất, chất lượng trồng rừng thấp có rất nhiều nguyên
nhân như: Giống xô bồ, chất lượng không được cải thiện; trồng rừng ít chú ý
đến thâm canh rừng;... khi trồng rừng họ mới chỉ quan tâm đến loại đất đai, mà
chưa chú ý đến phân chia lập địa.


2

Vì vậy, để năng cao được năng suất, chất lượng và sản lượng rừng trồng
thì người trồng rừng cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, như: Chọn
giống, cải thiện giống, trồng rừng thâm canh (làm đất trồng rừng, bón phân,
chăm sóc rừng,...); đặc biệt khi trồng rừng cần phải chú ý đến phân chia lập địa
và đánh giá mức độ thích hợp của cây trồng trên các lập địa đó. Việc phân chia
lập địa theo mức độ thích hợp và chất lượng thương phẩm cho một lồi cây
trồng nào đó có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp. Nó khơng chỉ

cho phép thực hiện ngun tắc “đất nào cây ấy”, mà còn cho phép thực hiện
“thị trường nào tổ hợp cây trồng ấy”.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, cũng như xác định vai trò đặc biệt
quan trọng của phân chia lập địa trồng rừng, mà từ lâu các nhà khoa học trong
và ngoài nước đó có những cơng trình nghiên cứu về phân chia lập địa. Từ
những lý do trên tôi tiến hành thực hiện đề tài “Xác định và phân chia lập địa
thích hợp cho trồng rừng tại huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Về lý luận: Góp phần xây dựng cơ sở lý luận phục vụ trồng rừng tại khu
vực nghiên cứu
- Về thực tiễn:
+ Xác định và phân loại được điều kiện lập địa cho trồng rừng tại huyện
Bát Xát, tỉnh Lào Cai
+ Đề xuất được hướng sử dụng lập địa thích hợp với cây trồng phục vụ
trồng rừng
3. Ý nghĩa thực tiễn, khoa học.
3.1. Ý nghĩa thực tiễn
Các giải pháp đề xuất là thông tin quan trọng cho chính quyền địa
phương tham khảo trong cơng tác trồng rừng
3.2. Ý nghĩa khoa học
Xây dựng được một số luận cứ khoa học cho việc đề xuất một số giải
pháp phát triển rừng tại địa bàn nghiên cứu.


3

Góp phần bổ sung thơng tin về cơ sở khoa học cho các nhà quản lý đánh
giá một cách đầy đủ các chỉ tiêu trong phát triển rừng.



4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở lý thuyết về lập địa
1.1.1.1. Khái niệm về lập địa
- Ở Liên Xô, lập địa được gọi là điều kiện nơi sinh trưởng, nghĩa là tác
động tổng hợp của các yếu tố ngoại cảnh hình thành nên các kiểu rừng nhất
định và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của thực vật rừng
- Ở Đức, lập địa được hiểu là một phạm vi địa bàn nhất định với tất cả
những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự sinh tưởng của cây cối.
W.Schwanecker (1971), trên cơ sở thuyết lâm hình của Suchaev (1958) đã đưa
ra khái niệm cụ thể về lập địa như sau:
* Các yếu tố tĩnh:
- Khí hậu.
- Địa hình
- Đất Sinh thái cảnh (lập địa theo nghĩa hẹp) Sinh địa quần thể tự nhiên
(lập địa theo nghĩa rộng) Sinh địa quần thể tác nhân.
* Các yếu tố động:
- Thế giới động vật
- Thế giới thực vật
- Thế giới sinh vật Quần thể sinh vật
* Các yếu tố tác nhân: Xã hội con người
- Ở Mỹ, D.M Smith (1996) cho rằng lập địa là tổng thể hồn cảnh của một
địa phương và có ý nghĩa truyền thống Water (1925) cho rằng lập địa là tất cả
các yếu tố ngoại cảnh (khí hậu - thủy văn, đá mẹ - thổ nhưỡng, sinh vật, con
người) thường xuyên tác động đến sự sống của sinh vật. Pogrebnhiac (Ucraina)
đã phân chia lập địa làm cơ sở cho trồng rừng và xác định các kiểu rừng dựa



5

trên hai yếu tố chính là độ phì và độ ẩm của đất. Trong khi đó Blaglovidop và
Buadop (1958), Tretop (1981) thì nền lập địa ở vùng Sankt-Peterburg lại được
phân chia dựa vào các yếu tố: đá mẹ hình thành 6 đất, địa hình và chế độ thốt
nước. Tretop trong q trình nghiên cứu cịn bổ sung thêm tiêu chuẩn phân
chia lập địa là kiểu mùn vì ơng cho rằng kiểu mùn phản ánh quá trình hình
thành và phát triển độ phì đất rừng.
Theo Đỗ Thanh Hoa, (1993) có liệt kê các khái niệm về lập địa, như: Lập
địa tiếng Anh là site, tiếng Pháp là Station, tiếng Đức là Srandort đây là từ
ghép của stand và ort có nghĩa là hoàn cảnh tự nhiên ở một địa phương hay địa
bàn cụ thể. Ở Việt Nam dùng theo phiên âm Hán - Việt là Lập địa.
Theo Đỗ Thanh Hoa, (1993) trích dẫn nghiên cứu của Sucasov một
chuyên gia phân loại rừng ở miền Bắc Liên Xô (cũ), nay là Liên bang Nga cho
rằng: Kiểu điều kiện lập địa là tập hợp những khoảnh đất có khả năng xuất
hiện những thực vật giống nhau, nghĩa là ở phức hệ giống nhau về các yếu tố
tự nhiên như khí hậu đất đai...
Trong giáo trình trồng rừng - trường Đại học Lâm nghiệp có định nghĩa
về lập địa như: Lập địa là hồn cảnh nội bộ của rừng ở đây bao gồm khí hậu và
thổ nhưỡng, giới hạn dưới của nó là tầng đất mà rễ cây có thể đạt được, giới
hạn biên giới bên trên của tán cây, đồng thời phải hiểu là biên giới này khơng
rõ rệt. Khơng những thế, hồn cảnh bên trong và hồn cảnh bên ngồi của rừng
cịn có ảnh hưởng tương hỗ, chuyển hố lẫn nhau; các nhà lâm nghiệp nên hiểu
lập địa ở nghĩa rộng về cấp độ phì của sinh thái học là độ phì khí hậu và độ phì
thổ nhưỡng.
Đỗ Thanh Hoa trích dẫn khái niệm Walter (1925): lập địa là tất cả các yếu
tố ngoại cảnh thường xuyên tác động đến sinh trưởng và phát triển của thực
vật. Theo tác giả cho rằng: Lập địa bao gồm tất cả các yếu tố như: Khí hậu, địa
hình, sinh vật (thực vật, động vật, vi sinh vật) tạo thành một quần lạc sinh địa.

Tất cả các yếu tố trong quần lạc sinh địa có ảnh hưởng qua lại, tác động lẫn


6

nhau và phụ thuộc vào nhau, trong đó con người có vai trị đặc biệt quan
trọng...
Nguyễn Văn Khánh, (1996) khi nghiên cứu về lập địa đã đưa ra khái niệm
như: Lập địa bắt đầu từ khái niệm phát sinh và mang tính khu vực, khơng gian
thuộc về một lãnh thổ bất kỳ bắt đầu từ toàn bộ trái đất và kết thúc ở một
khoảnh nhỏ bé.
1.1.2. Một số nguyên tắc trong phân chia lập địa lâm nghiệp
1.1.2.1. Nguyên tắc khách quan
Trong điều tra thu thập và xử lý số liệu phải mang tính khách quan, trung
thực. Vì mỗi vùng miền khác nhau có những nét đặc trưng riêng của thiên nhiên,
cũng như sự tác động của con người ở đó, tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của
người dân địa phương. Vì vậy khi điều tra, thu thập số liệu cần phải tuân thủ
tính khách quan.
1.1.2.2. Nguyên tắc chung lãnh thổ
Mỗi đơn vị phân vùng lớn hoặc nhỏ đều là một lãnh thổ cụ thể, chỉ tồn tại
trong tự nhiên có một và một tên địa lý riêng.
1.1.2.3. Nguyên tắc đồng nhất tương đối
Một cá thể phân ra thường mang tính đại điện và cá thể thuộc cấp phân vị
càng nhỏ tính đại điện càng cao. Vì tự nhiên vơ cùng phức tạp, một địa tổng
thể được coi là đồng nhất, thực ra cũng chỉ đồng nhất trên nét lớn, theo đa số,
đây đó cịn xen kẽ những đặc điểm khác và luôn tạo ra những cái riêng bên
cạnh những cái chung.
Dựa vào tính đồng nhất tương đối cho phép xác định một đơn vị lãnh thổ
bằng những ưu thế, đặc thù của nó bỏ qua những điều kiện phụ.
1.1.2.4. Nguyên tắc tổng hợp

Phân vùng lập địa lâm nghiệp được coi như là phân vùng địa tổng thể thì
nguyên tắc tổng hợp là ngun tắc rất quan trọng. Vì nó địi hỏi phải tính tốn đến
mọi thành phần tham gia và như thế đã tránh cho phân vùng lập địa lâm nghiệp


7

dù có lấy khí hậu làm thành phần chủ đạo cũng khơng biến thành phân vùng riêng
về khí hậu. Mà xem xét một cách tổng hợp và ràng buộc giữa các thành phần,
thống nhất chúng lại với nhau thành một thể tổng hợp hoàn chỉnh.
1.1.2.5. Nguyên tắc đặt và gọi tên
Phân vùng lập địa là sự phát triển và giới hạn một cách đúng đắn, các lập
địa có đặc thù riêng và cần một biện pháp tác động riêng, do đó tên gọi phải
đạt những yêu cầu sau:
- Chỉ rõ vị trí địa lý và tính khơng lặp lại trong không gian.
- Dễ hiểu nhưng phải phản ánh được bản chất của lập địa.
- Nhất quán từ trên xuống dưới.
- Thường mang theo tên địa phương.
Như vậy tên gọi của lập địa ngoài những cá thể mang đặc điểm riêng ra, tên
gọi của chúng còn mang theo tên của địa phương nơi các thể đó sinh ra.
1.2. Tình hình nghiên cứu lập địa trên thế giới
1.2.1. Tình nghiên cứu lập địa trên thế giới
Những hiểu biết của nông dân thế giới về đất trải qua hàng chục thế kỷ là
những thông tin quý báu. Những thông tin này được bổ sung uyên bác của các
nhà khoa học, tạo sự phát triển từng bước, để ra đời nhiều cơng trình nghiên
cứu về đất, đặc biệt là những nghiên cứu về đánh giá đất và phân chia lập địa
đã giúp con người hiểu và nắm được về khoa học đất, từ đó họ có thể quản lý
sử dụng đất đai ngày một hiệu quả hơn.
Kauritrev và Gretrin (1969) có trích dẫn nghiên cứu của Pogrebnhiac
(Ucraina - 1962) một chuyên gia đã phân chia lập địa làm cơ sở cho trồng rừng và

xác định các kiểu rừng dựa trên 2 tiêu chí chính là độ phì và độ ẩm của đất. Độ
phì được chia làm 4 cấp: Mỗi nhóm ứng với một kiểu rừng nhất định (Thông,
Bạch dương...) và biểu thị bằng chữ cái A, B, C, D. Rất xấu (A), xấu (B), trung
bình (C), tốt (D). Độ ẩm chia làm 6 cấp từ khô đến đầm lầy và biểu thị bằng các
chữa số: rất khô (0), khô (1), ẩm vừa (2), ẩm (3), ướt (4) và đầm lầy (5). Việc xác


8

định độ phì có thể dựa vào tác dụng chỉ thị của tầng cây gỗ do chúng có bộ rễ ăn
sâu và quan hệ chặt chẽ với độ phì của đất, còn độ ẩm dựa vào lớp thảm tươi do
chúng nhạy cảm với sự thay đổi của độ ẩm.
Glazovskaia, M.A (1972) trích dẫn nghiên cứu của Trectov (1981) về 3
yếu tố: Đá mẹ hình thành đất, địa hình, chế độ thoát nước phản ánh tiềm năng
sản xuất của lập địa và tác động tổng hợp thơng qua sự hình thành các kiểu
mùn được hình thành ở vùng Đơng Bắc Liên Xơ (cũ), mối quan hệ các kiểu
mùn hình thành với tác động của con người và năng suất của lâm phần. Theo
ơng chính các kiểu mùn rừng là thực tại của các lập địa trong một sinh khí hậu
nhất định phân loại lập địa được phân chia như sau:
- Nhóm lập địa dựa vào điều kiện thoát nước để phân chia.
- Nhóm phụ lập địa dựa vào điều kiện thốt nước và đá mẹ hình thành đất
để phân chia.
- Kiểu lập địa dựa vào 3 yếu tố trên: Điều kiện thốt nước, đá mẹ hình
thành đất và địa hình.
Với điều kiện thoát nước Trectov phân chia thành 6 kiểu như:
Bảng 1.1. Phân chia điều kiện thoát nước của Trectov
- Thoát nước mạnh

Độ ẩm đất thường rất khơ và khơ


- Thốt nước bình thường

Độ ẩm đất thường ẩm vừa

- Thốt nước khơng tốt

Độ ẩm đất thường

- Thốt nước kém

Độ ẩm đất ướt

- Tạo thành dòng chảy rất yếu

Đất rất ẩm ướt

- Tạo thành dịng chảy yếu

Đất ướt

Đỗ Thanh Hoa, 1993 trích dẫn những nghiên cứu của Đức, trong đó tiêu
biểu với các tác giả: H. I. Friedler, W. H. Nerber và W. Hunger (1982) thuộc


9

trường đại học Dresden đã soạn thảo ra một giáo trình: “Giáo trình điều tra lập
địa chú ý tới vùng nhiệt đới”, 4 đơn vị lập địa cơ bản được đưa ra và có sự so
sánh với các đơn vị cảnh quan và khí hậu như:
Bảng 1.2. Bốn đơn vị lập địa cơ bản của H. I. Friedler, W. H. Nerber...

Đơn vị cảnh quan tự nhiên

Đơn vị khí hậu

Đơn vị lập địa

Đại cảnh quan

Vùng khí hậu

Vùng sinh trưởng

Cảnh quan (riêng rẽ)

Dạng khí hậu

Khu sinh trưởng

Bộ phận cảnh quan

Dạng khí hậu

Phạm vị bức khảm

Cảnh quan cơ sở

Dạng khí hậu địa hình

Dạng lập địa


Đỗ Thanh Hoa, 1993 cũng trích dẫn về nghiên cứu lập địa của nhà khoa
học Trung Quốc, Dương Kế Cảo và các cộng sự cho thấy: Áp dụng phương
pháp điều tra và phân vùng lập địa ở một số nơi thuộc Đơng Bắc Trung Quốc
(vùng Thái Hồng Sơn, rộng khoảng 100.000 km2), các tác giả đưa ra 6 cấp
phân vị để điều tra:
- Cấp khu lập địa (Site region);
- Cấp á khu lập địa (Site subregion): Phân chia sự khác nhau của khí hậu
có sự tham gia của địa mạo và thực vật;
- Cấp tiểu khí hậu lập địa (Site type district): Phân chia theo địa mạo và nham thạch;
- Nhóm kiểu lập địa (Group of site type): Phân chia theo độ cao tuyệt đối,
hướng dốc, vị trí dốc, độ dốc (dưới 150 và trên 150);
- Kiểu lập địa (Site types): Phân chia theo độ dày tầng đất mặt (dưới 15
cm và lớn hơn hoặc bằng 30 cm), chất đất (sét, thịt pha cát, cát);
- Kiểu phụ lập địa (Site type variety): Phân chia theo độ dày tầng đất mặt
(dưới 15 cm và lớn hơn hoặc bằng 15 cm), độ pH (chua nhỏ hơn 6,5; trung tính
từ 6,5  7,5; kiềm lớn hơn 7,5), nước ngầm (nông: nhỏ hơn 0,5 m; trung bình
0,5  1,5 m; sâu: Lớn hơn 1,5 m).


10

1.2.2. Những nghiên cứu về lập địa cho trồng rừng ở Việt Nam
Ở Việt Nam có nhiều cơng trình nghiên cứu phân chia lập địa, như:
1.2.2.1. Phân chia lập địa cấp vĩ mô và trung gian
Đỗ Thanh Hoa, 1993 cho rằng: Từ những năm 1961 trong công tác thiết kế
trồng rừng, chúng tôi đã phân chia lập địa (điều tra lập địa cấp 1) theo hướng
dẫn của Lơman, nguyên tắc phân chia của Lơman dựa vào các yếu tố khí hậu,
địa hình và đất để phân chia. Sau Lơman, ở Việt Nam có rất nhiều nhà khoa học
nước ngồi phân chia lập địa, trong đó đặc biệt có Schwanecker, 1971, ông đã
xây dựng được quy trình tạm thời về điều tra lập địa lâm nghiệp Việt Nam.

Đỗ Đình Sâm, 1990 trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh khí hậu ở Việt
Nam, đặc biệt chế độ khô hạn vào mùa khơ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của
rừng và hình thành các kiểu rừng khác nhau nên đã đề xuất tiêu chí mức độ khơ
hạn mùa khơ, cùng mức độ thốt nước để xác định nhóm lập địa ở Việt Nam.
Mức độ khô hạn được chia làm 4 cấp: Rất khô, khô, ẩm và ẩm thường xuyên, dựa
trên chế độ nhiệt ẩm, đai cao so với mặt biển, đặc điểm đất, địa hình.
Căn cứ vào đặc điểm tự nhiên ở Việt Nam, Vũ Cao Thái và Nguyễn Văn
Khánh, 1996 đề xuất một hệ thống phân cấp lập địa lâm nghiệp cho toàn quốc gồm:
- Miền lập địa: Là một lãnh thổ khép kín được đặc trưng bới một chế độ
nhiệt riêng, trong đó có hay khơng có mùa đơng lạnh (mùa đơng lạnh là mùa
đơng có số tháng ở đó nhiệt độ bình quân dưới 200C) là dấu hiệu để phân chia;
- Á miền lập địa: Là một lãnh thổ khép kín, có đặc trưng của miền lập địa
là chế độ nhiệt đồng thời cịn có đặc trưng riêng của á miền, đó là thời gian
mưa (mùa mưa) trong năm;
- Vùng lập địa: Là một lãnh thổ khép kín được phân ra từ á miền lập địa.
Vùng lập địa là kết quả đan xen của một vùng địa mạo, một vùng khí hậu,
trong đó miền Bắc lấy trường độ và cường độ lạnh làm dấu hiệu phân chia,
miền Nam lấy trường độ và cường độ khô hạn làm dấu hiệu phân chia.
- Tiểu vùng lập địa: Là một vùng lãnh thổ khép kín được phân ra từ vùng
lập địa mang các đặc trưng chung của các cấp phân vị trên nó, đồng thời mang


11

đặc trưng riêng của nó, đó là tổng hợp của một kiểu địa hình, một kiểu khí hậu
và một nhóm đất chính hoặc phụ, trong đó kiểu khí hậu bào gồm 4 yếu tố:
Nhiệt độ bình quân năm, nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất, lượng mưa năm
và số lượng tháng khô hạn.
- Dạng đất đai: Là cấp trung gian giữa tiểu vùng lập địa và cấp dạng lập
địa (đơn vị cơ sở của lập địa), dạng đất đai được chia nhỏ ra từ kiểu vùng lập

địa bởi thêm vào kiểu địa hình, yếu tố độ dốc (cấp độ dốc) hoặc thốt nước,
thêm vào nhóm đất chính hoặc phụ, cấp độ dày tầng đất hoặc cấp thành phần
cơ giới.
- Dạng lập địa: Là đơn vị cơ sở của lập địa có khí hậu của tiểu vùng lập
địa, được đặc trưng bởi một đơn vị địa mạo thấp nhất (Chân, sườn, đỉnh..) một
bậc độ dốc, một đơn vị thổ nhưỡng thấp nhất (Thổ chủng hoặc biến chủng) và
bao chiếm một diện tích nhất định.
Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Ngọc Bình, 2001 khi nghiên cứu đề tài: “Đánh
giá tiềm năng sản xuất lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập
địa” đã xác định hệ thống tiêu chuẩn phân chia dạng lập địa theo nguyên tắc sau:
- Không sử dụng các yếu tố và tiêu chuẩn phân chia giống nhau trong phân
chia lập địa;
- Cần xét tới yếu tố chủ đạo trong phân chia lập địa;
- Các yếu tố lựa chọn cần được xem xét phù hợp và thoả mãn với mục đích
kinh doanh, mức độ thâm canh rừng.
Có thể nói cơng trình nghiên cứu của nhóm tác giả Đỗ Đình Sâm, Ngơ
Đình Quế và Vũ Tấn Phương, 2005 đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa những
thành tựu của các hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp và phân chia lập địa đã và
đang áp dụng ở Việt Nam, đặc biệt là việc điều chỉnh tiêu chí và chỉ tiêu cho
phù hợp với thực tế. Cơng trình đã mở ra hướng nghiên cứu tiếp cho nhiều
nghiên cứu cụ thể được tiến hành trên các địa bàn khác nhau, từ phân chia lập
địa cấp vĩ mô và trung gian đến phân chia lập địa cấp vi mô.


12

1.2.2.2. Phân chia lập địa cấp vi mô
Phân chia lập địa cấp vi mô là phân chia cho từng vùng cụ thể, phân chia
cho cấp huyện, cấp xã, cấp thôn bản và cụ thể đến từng đơn vị đất đai. Có nhiều
đơn vị, nhiều tác giả đã đề cập đến việc phân chia lập địa vi mô như:

Năm 1971 Viện Điều tra quy hoạch rừng xuất bản tài liệu Điều tra vẽ bản
đồ lập địa lâm nghiệp và được tái bản năm 2000. Theo tài liệu này thì:
⬩ Dạng lập địa gồm 6 yếu tố: Dạng đai khí hậu, dạng địa thế, dạng đất,
dạng cấp hàm lượng nước và trung khí hậu theo địa thế, dạng nước ngầm và
nước đọng, dạng trạng thái.
• Dạng lập địa theo 4 yếu tố: Loại đất, độ dốc, Độ dày tầng đất và tỷ lệ đá
lẫn, thực bì.
 Nhóm dạng lập địa
Những lập địa có quan hệ gần gũi về mặt sinh thái và lâm sinh có cùng biện
pháp kinh doanh được tập hợp lại thành nhóm dạng lập địa. Nhóm dạng lập địa
bao gồm 5 thành phần: (i) nhóm khí hậu; (ii) nhóm địa thế; (iii) nhóm độ phì;
(iv) nhóm ẩm và (vi) nhóm nền vật chất.
Nhóm dạng lập địa được tạo ra trên cơ sở thành quả của điều tra lập địa cấp
I trên một diện rộng. Việc áp dụng phương pháp điều tra lập địa trên thực tế còn
hạn chế.
Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng thuộc viện Khoa học
Lâm nghiệp Việt Nam, 1996 đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng phân chia lập
địa cấp vi mô phục vụ cho công tác trồng rừng. Hệ thống phân chia lập địa này
được xây dựng và ứng dụng khá rộng rãi trong các dự án trồng rừng trên nhiều
vùng và đối tượng khác nhau trên cả nước. Ở mỗi vùng và dự án cụ thể,các
tiêu chí và chỉ tiêu phân chia lập địa là khác nhau.
Dạng lập địa là đơn vị cuối cùng của hệ thống phân vị lập địa và được xác
định trên một đơn vị nhỏ (xã, lâm trường, đơn vị sản xuất) với tỷ lệ bản đồ
1/10.000 hay 1/5000 phục vụ cho công tác trồng rừng. Các yếu tố cấu thành
dạng lập địa được coi là đồng nhất.


13

Để đơn giản và dễ áp dụng trong sản xuất, nhóm dạng lập địa được đề xuất

và là tổ hợp của các dạng lập địa có điều kiện gần tương tự nhau về độ phì tổng
quát và hướng sử dụng. Trên cơ sở này, cơ cấu loài cây trồng và hướng sử dụng
lập địa được đề xuất.
Nhằm đáp ứng yêu cầu trên, mục tiêu của việc xác định tiêu chuẩn phân
chia lập địa là:
- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên của vùng, mục tiêu của các dự án lựa chọn
để đưa ra các yếu tố lập địa phù hợp, đơn giản và dễ áp dụng.
- Trên cơ sở điều tra phân chia dạng lập địa, đề xuất hướng sử dụng và tập
đồn cây trồng cho từng nhóm lập địa.
1.2.3. Vấn đề lập địa trong trồng rừng
1.2.3.1. Vai trò của phân chia lập địa trong trồng rừng
Trong trồng rừng, điều kiện lập địa có tính chất quyết định đến sự thành
bại của công tác trồng rừng, nhân tố trạng thái hồn cảnh cũng góp phần quan
trọng. Từ những vấn đề về đất trồng rừng cho thấy lập địa có vai trị rất lớn
trong cơng tác trồng rừng.
Theo Đỗ Thanh Hoa, 1993 nhận thấy vai trò của lập địa như:
- Lập địa là cơ sở cho việc thiết kế trồng rừng: Căn cứ vào bản đồ lập địa
tỷ lệ 1/10.000 hay 1/5.000 (Gồm bản đồ địa hình, bản đồ đất, bản đồ hiện
trạng) để trên diện tích trồng rừng chia ra từng khu, tiểu khu, khoảng và phân
tới lơ (Có đánh số thứ tự).
- Các yếu tố lập địa được điều tra, kết quả đánh giá phân cấp lập địa
(Tiềm năng đất đai) phân hạng đất là chỗ dựa cơ bản cho những nội dung tiếp
theo của thiết kế trồng rừng, như:
+ Vạch các đường đai phòng lửa, đường vận chuyển;
+ Chuẩn bị đất trồng rừng và đất gieo ươm, kỹ thuật tạo cây con để cung
cấp kịp thời theo kế hoạch trồng rừng, thời vụ gieo ươm, thời vụ trồng.
- Lập địa là căn cứ để đề ra biện pháp bảo vệ cây con gieo ươm và trồng
rừng, ngăn ngừa những tác hại do sâu bệnh, lửa rừng và quy hoạch sử dụng đất,
như định giới khu chăn thả gia súc tránh cho cây trồng khỏi bị phá hại...



14

- Lập địa là cơ sở để xác định phương pháp, phương thức và biện pháp kỹ
thuật lâm sinh trong trồng rừng. Đề ra biện pháp cải tạo nâng cao sức sản xuất
của lập địa, thông qua kỹ thuật canh tác vào đất và cây trồng: Xáo xới, làm cỏ,
chăm sóc, bón vơi, bón phân, che phủ gốc hoặc tưới nước. Đề ra biện pháp tỉa
cành, trồng dặm, tỉa thưa...cho phù hợp với không gian dinh dưỡng và cây trồng.
- Lập kế hoạch thi công cụ thể, vấn đề thời vụ gieo ươm cây giống, thời
vụ trồng hết sức quan trọng, yếu tố khí hậu trong lập địa làm cơ sở căn cứ cho
việc định ra thời gian thi công cụ thể. Mỗi vùng lập địa đều có mùa mưa, mùa
khô, mùa trồng rừng phải được thực hiện vào đầu mùa mưa mới đảm bảo tỷ lệ
sống cao và thuận lợi cho sinh trưởng của rừng mới trồng.
- Lập địa là cơ sở để lựa chọn loài cây trồng. Mỗi lồi cây trồng đều thích
ứng với một điều kiện lập địa nhất định, ở đó cây mới phát huy được tiềm năng
sẵn có của nó, nhưng sinh trưởng, phát triển, sức chống chịu sâu bệnh hại... Có
như vậy, khơng những cây trồng có năng suất cao mà chính cây trồng mới bảo
vệ và cải thiện tính chất của đất.
Trong những vấn đề lập địa, một số công việc quan trọng và cần thiết để
phục vụ trồng rừng là: Xác định được đơn vị sử dụng đất đai để trồng rừng, đánh
giá tiềm năng sản xuất của đất và đánh giá độ thích hợp của cây trồng.
1.2.3.2. Xác định đơn vị sử dụng đất đai
Theo George N. Baur, (1976) cho rằng: Đơn vị đất đai trong kinh doanh
rừng là “lơ”, vì đây sẽ là cơ sở mãi mãi cho việc khai thác và ghi chép lại các
công việc tiến hành cho nên cần phải rất cẩn thận trong khi chia lô...
Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, (2001) từ kết quả nghiên cứu đã xác
định đơn vị sử dụng đất đai phải thể hiện các đặc điểm đất đai và điều kiện tự
nhiên liên quan đến việc sử dụng đất. Mỗi một đơn vị đất đai được xác định
dựa vào sự thống nhất về một số yếu tố chính của điều kiện tự nhiên, đất đai.
Các tác giả chọn 5 yếu tố chủ đạo xác định đơn vị sử dụng đất đai:

- Độ cao so mặt biển; nhóm hay loại đất chính; độ dốc; độ dày tầng đất;
lượng mưa.


15

Mỗi yếu tố phân chia theo cấp khác nhau tuỳ đặc điểm của từng vùng. Sự
phân chia các cấp bậc của từng yếu tố càng chi tiết thì số đơn vị sử dụng đất
đai ngày càng tăng lên. Kết quả đánh giá tiềm năng sản xuất đất vùng đồi núi
của 7 vùng kinh tế lâm nghiệp được các tác giả trình bày theo 2 nội dung chủ
yếu sau:
- Phân chia các đơn vị đất đai của mỗi vùng;
- Phân cấp tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp mỗi vùng theo 4 cấp: cấp 1,
cấp 2, cấp 3 và cấp 4.
1.2.3.3. Đánh giá tiềm năng sản xuất đất đai
Mỗi một đơn vị sử dụng đất đai đều có sự khác nhau về các yếu tố lập địa,
dẫn đến tiềm năng sản xuất của đất cùng khác nhau. Vì vậy việc tìm hiểu và
xác định tiền năng sản xuất của đất đai là hết sức quan trọng làm cơ sở cho quy
hoạch định hướng cho cơng tác trồng rừng có hiệu quả cao.
Năm 1984, FAO xuất bản cẩm nang hướng dẫn “Đánh giá đất đai cho
lâm nghiệp”, trên cơ sở đó một số nội dung hoặc khái niệm được xác định
như sau:
Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai là việc phân chia hay phân hạng đất đai
thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng đất, như:
độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng sói mịn, úng ngập, khơ hạn, mặn hố
v.v trên cơ sở đó lựa chọn những kiểu sử dụng đất phù hợp.
Việc đánh giá tiềm năng sử dụng đất thường áp dụng trên quy mô lớn,
như trong phạm vi cả nước, một tỉnh hay một huyện. Đánh giá tiềm năng đất
được áp dụng thành công ở Mỹ và một số nước khác. Yếu tố hạn chế là những
yếu tố hầu như không thay đổi như độ dốc, độ dày tầng đất, khí hậu.

Yếu tố hạn chế chủ yếu được thể hiện qua chữ viết tắt như xói mịn là e,
dư thừa nước là w ví dụ: IV -e, IV - w là nhóm đất 4 có yếu tố giới hạn là đất
xói mịn, bị ngập úng.
Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, 2001 nghiên cứu đề tài cấp nhà nước,
mã số KN03-01, “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp Việt Nam” (1992


16

- 1995) cho rằng việc đánh giá tiềm năng của đất đai hầu như chưa áp dụng ở
Việt Nam và cịn rất ít nghiên cứu. Do vậy cần phải lựa chọn và xây dựng một
phương pháp đánh giá thích hợp đặc biệt đối với đất lâm nghiệp.
a) Xác định tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá
Đỗ Đình Sâm, Ngơ Đình Quế và Vũ Tấn Phương, 2005 khi nghiên cứu và
áp dụng đánh giá đất lâm nghiệp Việt Nam đã dựa trên các tính chất và đặc
điểm cơ bản của độ phì đất vùng đồi núi, các tác giả đã lựa chọn 4 tiêu chí
đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng đồi núi, đó là: Độ dốc, độ
dày tầng đất, hàm lượng hữu cơ tầng mặt và thành phần cơ giới đất.
- Độ dốc: Độ dốc có liên quan chặt chẽ đến độ phì đất, tới quá trình xói
mịn, rửa trơi và các phương thức sử dụng đất. Dựa vào bản đồ địa hình chúng
ta có thể dễ dàng xác định được độ dốc và phân là 4 cấp.
+ Cấp 1: Độ dốc dưới 150.
+ Cấp 2: Độ dốc từ 150  250.
+ Cấp 3: Độ dốc từ 250  350.
+ Cấp 4: Độ dốc trên 350.
- Độ dày tầng đất: Là một trong những tiêu thức quan trọng xác định độ
phì đất. Các bản đồ thổ nhưỡng đều đã xác định yếu tố này. Độ dày được chia
là 3 cấp:
+ Cấp 1 và cấp 2: Độ dày tầng đất trên 100 cm
+ Cấp 3: Độ dày tầng đất từ 50  100 cm

+ Cấp 4: Độ dày tầng đất dưới 50 cm.
- Hàm lượng hữu cơ tầng mặt: Đây là yếu tố quan trọng phản ánh độ phì
đất rừng. Hàm lượng hữu cơ đất rừng biến đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc
biệt là: độ cao so mặt nước biển, loại đất, thực bì. Do vậy việc phân cấp hàm
lượng hữu cơ không thể áp dụng thống nhất cho các loại đất.
- Thành phần cơ giới đất: Đây là yếu tố có quan hệ chặt chẽ với độ phì đất
và có thể dựa vào bản đồ đất để phân cấp, theo tư liệu bản đồ đất thành phần


17

cơ giới đất được chia ra làm 3 cấp: Đất cát, đất thịt và đất sét, v.v. Vì vậy tác
giả phân cấp thành phần cơ giới như sau:
+ Cấp 1: Đất thịt
+ Cấp 2: Đất sét
+ Cấp 3: Đất cát.
Cuối cùng các tác giả tổng hợp đánh giá chung tiềm năng sản xuất của đất
khi 4 yếu tố cùng tác động với mức độ phân cấp khác nhau. Dựa vào phương
pháp cho điểm, tác giả lấy trị số giữa tổ để phân cấp: 1,5  2,5  3,5. Tiềm
năng sản xuất đất lâm nghiệp được phân thành 4 cấp:
+ Cấp I: Đất có ít yếu tố hạn chế trong sử dụng, độ phì tiềm tàng của đất
cịn cao, điểm trung bình là 1,5.
+ Cấp II: Đất có một số yếu tố hạn chế trong sử dụng, độ phì tiềm tàng
của đất cịn khá, điểm trung bình từ 1,51 2,5.
+ Cấp III: Đất còn một số yếu tố hạn chế đáng kể trong sử dụng, độ phì
tiềm tàng của đất trung bình, điểm trung bình từ 2,51 3,5.
+ Cấp IV: Đất có nhiều yếu tố hạn chế trong sử dụng đất, độ phì tiềm tàng
thấp, điểm trung bình trên 3,5.
Đánh giá sử dụng đất có hiệu quả nên dựa vào nhiều yếu tố như tiềm năng
đất đai, độ thích hợp của cây trồng và điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng.

(Đỗ Đình Sâm, 2005) có kết quả nghiên cứu về các thành phần này như:
b) Tiềm năng của đơn vị đất đai: Sẽ được xác định trên cơ sở tổng điểm của
từng đơn vị đất đai dựa vào quy định điểm số cho từng chỉ tiêu như đã nêu trên.
Tiềm năng sản xuất của đơn vị đất đai đã xác định theo 3 hạng như sau:
Hạng 1: Tiềm năng sản xuất cao: Đơn vị đất đai có tổng điểm từ 21
điểm trở lên.
Hạng 2: Tiềm năng sản xuất trung bình: Đơn vị đất đai có tổng điểm từ
12  21 điểm.
Hạng 3: Tiềm năng sản xuất thấp: Đơn vị đất đai có tổng điểm dưới 12 điểm.


18

1.2.3.4. Đánh giá độ thích hợp cây trồng
Hệ thống đánh giá sử dụng đất đai: Theo FAO Đánh giá đất đai cho lâm
nghiệp”, gồm những nội dung sau:
- Kiểu sử dụng đất và lồi cây trồng thích hợp (Viết tắt là S - Suitable) với
điều kiện đất đai.
- Kiểu sử dụng đất và lồi cây trồng khơng thích hợp (Viết tắt là N - Not
suitable) với điều kiện đất đai.
- Mức độ thích hợp (s) được phân ra thành 3 mức:
+ Thích hợp cao (S1): Đất hầu như khơng có hạn chế đáng kể khi thực
hiện các biện pháp canh tác.
+ Thích hợp trung bình (S2): Đất có hạn chế nhất định làm giảm năng suất
cây trồng hoặc nâng cao chi phí canh tác nhưng vẫn thích hợp cho cây trồng
hoặc kiểu sử dụng đất.
+ Thích hợp kém (S3): Đất có hạn chế đáng kể làm giảm mạnh năng suất
và tăng cao chi phí canh tác rõ rệt. Hiệu quả kinh tế bị suy giảm đáng kể.
- Mức độ không thích hợp (N) có thể phân thành 2 mức:
+ Khơng thích hợp hiện tại (N1): Đất có hạn chế lớn, trong điều kiện kỹ

thuật và chi phí hiện tại kiểu sử dụng đất sẽ khơng có hiệu quả. Tuy nhiên
trong tương lai các điều kiện kỹ thuật, đầu tư thay đổi các kiểu sử dụng đất có
thể thích hợp ở mức độ nào đó với cây trồng.
+ Khơng thích hợp vĩnh viễn (N2): Đất có hạn chế khơng thể khắc phục được.
- Xác định yếu tố hạn chế cho từng mức độ thích hợp thể hiện bằng các
chữ như e: Xói mịn, w: ẩm ướt, t: địa hình, địa mạo, v.v. Ví dụ như S2e là
mức độ thích hợp trung bình nhưng có hạn chế do bị xói mịn. S2et là mức độ
thích hợp trung bình những có hạn chế về xói mịn và địa hình. S3w là mức độ
thích hợp kém và có hạn chế về nguồn nước trong đất...v.v.
- Xác định yêu cầu về mặt quản lý thể hiện bằng con số 1.2.3...(để trong
ngoặc), ví dụ như S2e (2) là mức độ thích hợp trung bình nhưng do hạn chế về
xói mịn và mức độ quản lý đơn giản. v.v...


19

Nghiên cứu về đánh giá độ thích ứng cây trồng, Hồng Xn Tý (1998)
đã xác định mức độ thích hợp các lồi cây trồng chính: Thơng nhựa, thơng mã
vĩ, thơng ba lá, điều, bạch đàn trắng, keo lá tràm cho toàn quốc và áp dụng
phương pháp phổ biến về đánh giá mức độ thích hợp cây trồng mà FAO đang
áp dụng. Kết quả nêu lên các chỉ tiêu phân chia và nhận xét một cách tổng
quát. Mức độ phân chia S1, S2, S3, hoặc S4 cụ thể có thể hiểu là: S1: rất
thích hợp; S2: thích hợp; S3: thích hợp trung bình; S4 hoặc N: hạn chế hoặc ít
thích hợp.
Đỗ Đình Sâm, Ngơ Đình Quế và Vũ Tấn Phương (2005), cho rằng độ
thích hợp của cây trồng được đánh giá theo 4 cấp thích hợp sau:
- S1: Thích hợp cao
- S2: Thích hợp trung bình
- S3: Thích hợp thấp
- S4 hay N: Khơng thích hợp.

Đánh giá độ thích hợp cây trồng bằng phương pháp so sánh dựa trên tính
sinh thái của loài cây với điều kiện tự nhiên của đơn vị đất đai. Xác định độ
thích hợp cây trồng được tiến hành như sau:
- Xác định mức độ thích hợp của cây trồng dựa trên đặc tính sinh thái của
từng lồi theo các tiêu chí và chỉ tiêu về điều kiện tự nhiên. So sánh cấp thích
hợp chuẩn của lồi cây dự kiến trồng rừng với tiêu chí của đơn vị đất đai đã
xác định ở khu vực đánh giá để xác định độ thích hợp của lồi cây đó với đơn
vị đất đai đang đánh giá. Trong quá trình so sánh, độ thích hợp cây trồng được
xác định dựa trên nguyên tắc yếu tố hạn chế, cụ thể là:
+ Nếu 1 trong 6 tiêu chí đánh giá ở mức khơng thích hợp (N) thì cây trồng
thuộc cấp khơng thích hợp (N).
+ Nếu 1 trong 2 tiêu chí độ dốc, độ dày tầng đất ở cấp thích hợp kém (S3)
thì cây trồng thuộc cấp thích hợp thấp (S3).
+ Nếu đa số (trên 50%) các tiêu chí đánh giá nằm ở cấp thích hợp nào cây
trồng thuộc cấp thích hợp đó.


20

Các tác giả còn nhận định: Tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội mà
lựa chọn loài cây trồng cho phù hợp hơn. Việc lựa chọn cây trồng theo các tác giả
đề xuất như sau:
+ Với điều kiện kinh tế - xã hội thuộc mức 1 (khu vực I) và mức 2 (khu
vực II) chọn lồi cây thích hợp ở cả 3 cấp gồm cấp S1, S2 và S3.
+ Với những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội thuộc mức 3 (khu vực III)
chọn loài cây thích hợp ở 2 cấp gồm cấp S1 và S2.
Ví dụ: Dự án khu vực lâm nghiệp ADB - LOAN NO. 1515 - VIE (SF)
thuộc tỉnh Gia Lai, Phú Yên, Quảng Trị, Thanh Hố, (1998) [1] cho thấy mức
độ thích hợp của các loài cây trồng rừng với các dạng lập địa, như: Từ kết quả
điều tra phân dạng lập địa mà đã đề xuất được các loài cây trồng cụ thể theo

nhóm dạng lập địa vùng Dự án: Tại Quảng Trị, các dạng lập địa thuộc loại đất
(Fk, Fs, Fp) ở nhóm dạng lập địa C, theo thứ tự cây ưu tiên trồng là Keo lá
tràm, Keo lai, Keo tai tượng sau đó mới đến các lồi Thơng (Caribeae) hoặc là
hỗn giao với các loài Keo (Acacia) hoặc trồng thuần lồi.
Tóm lại, nghiên cứu về phân chia lập địa luôn luôn được tiến hành trước
tiên và là căn cứ, cơ sở khoa học không thể thiếu trong sản xuất lâm nghiệp nói
chung và cơng tác trồng rừng nói riêng, cũng như trong quá trình sử dụng đất
đai ngày càng đạt hiệu quả kinh tế cao và bền vững.
1.2.4. Kết luận
Tìm hiểu về những nghiên cứu trong vấn đề lập địa với trồng rừng, chúng
tơi thấy lập địa có vai trị rất lớn trong cơng tác trồng rừng, đặc biệt là các yếu
tố của lập địa ảnh hưởng sâu sắc và có tính chất quyết định đến sự thành cơng
hay thất bại của công tác trồng rừng. Tuy nhiên với mỗi một yếu tố của lập địa
thì sự tác động đến cây trồng rừng là khác nhau.
Lập địa là cơ sở cho việc thiết kế trồng rừng. Các yếu tố lập địa đã được
điều tra, kết quả đánh giá phân cấp lập địa (tiềm năng đất đai) phân hạng đất là
chỗ dựa cơ bản cho những nội dung tiếp theo của thiết kế trồng rừng là: Vạch


×