Tải bản đầy đủ (.pdf) (499 trang)

CÁC CHUYÊN ĐỀ MÔN NGỮ VĂN ĐẠT GIẢI TẠI HỘI THẢO KHOA HỌC CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ NĂM 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 499 trang )

CÁC CHUYÊN ĐỀ MÔN NGỮ VĂN ĐẠT GIẢI TẠI HỘI THẢO KHOA HỌC
CÁC TRƯỜNG CHUYÊN KHU VỰC DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
NĂM 2022
- Giải Nhất: Chuyên đề Rèn kĩ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí
luận văn học cho học sinh giỏi quốc gia mơn ngữ văn, trường THPT Chun Biên
Hịa, Hà Nam (trang 4 – 115)
- Giải Nhì: Chuyên đề Rèn kỹ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí
luận văn học cho học sinh giỏi quốc gia, tác giả Nguyễn Thị Hương, trường THPT
Chuyên Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc (trang 116 – 206)
- Giải Ba: Chuyên đề Rèn kỹ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí
luận văn học cho học sinh giỏi quốc gia, tác giả Lê Thị Thúy Hằng, Lê Nam Linh,
trường THPT Chuyên Chuyên Lê Quý Đôn, Quảng Trị (trang 207 – 295)
- Giải Ba: Chuyên đề Rèn kỹ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí
luận văn học cho học sinh giỏi quốc gia, tác giả Phùng Huệ Anh, trường THPT
Chuyên Lê Thánh Tông, Quảng Nam (trang 296 – 388)
- Giải Ba: Chuyên đề Rèn kỹ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí
luận văn học cho học sinh giỏi quốc gia, tác giả Cô Đào, trường THPT Chuyên
Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quảng Nam (trang 389 – hết)

CHUYÊN ĐỀ
RÈN KĨ NĂNG CHỨNG MINH TRONG KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ VẤN
ĐỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN
3


Tác giả: tổ Ngữ Văn
Trường THPT Chuyên Biên Hòa, Hà Nam
(Chuyên đề đạt giải Nhất)
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thomas fuller đã từng nói: Kĩ năng, chứ khơng phải sức mạnh, điều khiển con tàu.


Tàu có đi đúng hướng hay khơng, về đến đích hay khơng phải dựa vào kĩ năng của người
thuyền trưởng. Sự thành thạo, thuần thục, nhuần nhuyễn trong các thao tác, các hoạt động
chính là sự thể hiện của kĩ năng. Muốn có một cuộc sống tốt đẹp, ta cần có kĩ năng sống,
muốn hồn thành tốt cơng việc của mình, ta cần có kĩ năng chun mơn và kĩ năng xử lí
vấn đề,… Đặc biệt trong lĩnh vực nghệ thuật, lĩnh vực của cảm hứng, cảm xúc nhưng nếu
khơng có kĩ năng thì cũng khơng thể tạo nên được những tác phẩm có giá trị. Đối với một
học sinh giỏi văn, kĩ năng viết là vô cùng quan trọng. Làm thế nào để có một bài văn hay?
Làm thế nào để văn có sức hút và hấp dẫn người đọc? Thiên bẩm ư? Đó là một phần, phần
cịn lại làm nên thành cơng của một bài viết đó chính là kĩ năng: kĩ năng xử lí đề, kĩ năng
giải thích, kĩ năng chứng minh, kĩ năng bình luận, đánh giá vấn đề,… Vì vậy rèn kĩ năng
cho học sinh giỏi văn, học sinh có năng khiếu văn là một trong những cơng việc không thể
thiếu của người giáo viên dạy văn, nhất là giáo viên dạy các lớp chuyên văn.
Trong những năm gần đây, đề thi học sinh giỏi quốc gia và đề thi các trường
chuyên khu vực duyên hải đồng bằng Bắc Bộ thường tập trung vào kiểu bài lí luận văn
học, yêu cầu trình bày quan điểm, làm sáng tỏ một hoặc một số vấn đề có tính chất lí luận.
Dạng đề này đòi hỏi học sinh phải vận dụng, phát huy kĩ năng và kiến thức tổng hợp kết
hợp với tư duy sáng tạo trong xử lí vấn đề mới có thể đạt được thành cơng trong bài viết.
Nền tảng lí luận là cái chung nhưng làm thế nào để lí luận rõ nét, cụ thể và dễ hiểu khiến
người ta tin, trầm trồ, ngưỡng mộ, khâm phục,… đó là cái tài của người viết. Muốn chạm
tới cái đích đó, học sinh phải thực sự thành thạo, nhuần nhuyễn và thăng hoa trong kĩ năng
chứng minh vấn đề lí luận văn học. Chứng minh đúng hướng, mới mẻ, sáng tạo thì bài
viết thuyết phục, chứng minh lạc hướng, sơ sài, qua loa thì hoặc là sẽ lạc đề hoặc là không
thể hoặc sức thuyết phục yếu ớt. Hơn nữa phần chứng minh trong kiểu bài lí luận lại là
4


phần trọng tâm, cơ bản, chiếm nhiều điểm nhất trong bài văn. Có thể giúp học sinh hình
thành được kĩ năng chứng minh là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình
bồi dưỡng học sinh giỏi của người giáo viên.
Người ta thường nói: Đủ nắng thì hoa sẽ nở…, khi được trang bị đầy đủ kiến thức,

kĩ năng cùng với cảm xúc đong đầy thì nhất định ngịi bút sẽ nở hoa. Nhưng thế nào là đủ
để hoa nở thực sự là một điều không dễ dàng. Với chuyên đề: RÈN KĨ NĂNG CHỨNG
MINH TRONG KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO
HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA, chúng tơi mong muốn sẽ góp phần củng cố, nâng cao
kĩ năng viết phần chứng minh trong bài viết của học sinh đồng thời cũng khao khát
được chia sẻ với các bạn đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm trong quá trình bồi
dưỡng học sinh giỏi.
2. Mục đích nghiên cứu
Với chun đề này, chúng tơi hướng tới nhiều mục đích:
Thứ nhất, xây dựng một cách hệ thống cách thức rèn kĩ năng chứng minh trong
kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học cho học sinh giỏi.
Thứ hai, rèn luyện cho học sinh giỏi đội tuyển HSG Quốc gia thành thạo kĩ năng
chứng minh trong bài văn nghị luận về vấn đề lí luận văn thơng qua lí thuyết và các ví dụ
minh họa.
Thứ ba, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các thầy cô đồng nghiệp nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học Ngữ văn trong nhà trường, đặc biệt nâng cao chất lượng bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Ngữ văn đáp ứng yêu cầu của kì thi HSG cấp Quốc gia được tổ chức
hàng năm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Kĩ năng chứng minh là một trong những kĩ năng vô cùng quan trọng cần được rèn
luyện lâu dài, đặc biệt là đối với đối tượng học sinh giỏi trong các trường chuyên. Đây
cũng là đối tượng khảo sát chính của chuyên đề.
Một bài văn nghị luận về vấn đề lí luận văn học cần phải trải qua một quá trình
gồm nhiều bước, nhiều kĩ năng. Ở đây chúng tôi tập trung sâu vào kĩ năng chứng minh
qua việc hệ thống lí thuyết và các ví dụ minh họa cụ thể.
5


4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện chuyên đề, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu

cơ bản sau đây:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết: dựa vào chương trình chuyên
sâu, sách giáo khoa, sách giáo viên về các tiết học liên quan đến các bước tiến hành
kiểu bài lí luận văn học; dựa vào các tài liệu tham khảo, chuyên đề về kĩ năng làm văn
nghị luận dành cho học sinh THPT, học sinh giỏi… để đúc kết những vấn đề lý thuyết
về kĩ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học.
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: sau khi hướng dẫn kĩ năng, từ
thực tế quá trình học tập của học sinh, rút ra những kinh nghiệm để vận dụng rộng rãi
vào thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng bài văn với kiểu bài nghị luận về vấn đề lí
luận văn học của học sinh giỏi.
5. Cấu trúc chuyên đề
Chuyên đề gồm ba phần: Mở đầu, Nội dung và Kết luận
Phần Nội dung chuyên đề triển khai qua các mục sau:
I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
II. Rèn kĩ năng chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học dành
cho học sinh giỏi Quốc gia
III. Một số đề minh họa (10 đề)
Ngồi ra cịn có 02 bài viết hoàn chỉnh của học sinh và Danh mục tài liệu tham
khảo.

PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận
1.1. Văn nghị luận
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của văn nghị luận
6


Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, nghị luận là bàn và đánh giá cho rõ về
một vấn đề nào đó. Văn nghị luận là thể văn dùng lí lẽ phân tích, giải quyết vấn đề.

Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử cũng viết: Văn nghị
luận: Thể văn nghị luận viết về những vấn đề nóng bỏng thuộc nhiều lĩnh vực đời sống
khác nhau: chính trị, xã hội, triết học, văn hóa. Mục đích của văn bản chính luận là
bàn bạc, thảo luận, phê bình hay truyền bá tức thời một tư tưởng, một quan điểm nào
đó. Đặc trưng cơ bản nhất của văn chính luận là tính chất luận thuyết. Văn chính luận
trình bày tư tưởng và thuyết phục người đọc chủ yếu bằng lập luận, lí lẽ.
Sách giáo khoa Ngữ văn 10 Nâng cao, tập II cũng viết: Văn nghị luận là bài văn
trình bày tư tưởng, quan điểm của người viết về một vấn đề.
Như vậy, có thể hiểu: Văn nghị luận là một loại văn được viết ra nhằm xác lập
cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó bằng những luận điểm rõ
ràng, với lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng xác thực, làm cho người đọc hay người nghe hiểu,
tin, có thái độ, hành động đúng với vấn đề đó.
Văn nghị luận là loại văn phổ biến trong chương trình THCS và THPT, đặc biệt
là các đề thi HSG Tỉnh và HSGQG hiện nay đều tập trung vào dạng văn này. Muốn
làm tốt văn nghị luận yêu cầu người viết cần có tư duy logic, khả năng lập luận sắc sảo
để trình bày vấn đề một cách thuyết phục. Tư duy này thể hiện rất rõ ở bố cục của bài
bao giờ cũng gồm có ba phần:
- Mở bài: nêu vấn đề nghị luận
- Thân bài: triển khai vấn đề nghị luận
- Kết bài: chốt vấn đề nghị luận
Khơng những thế, nó cịn được thể hiện ở các yếu tố cơ bản như:
- Vấn đề nghị luận: luận đề - luận điểm chính, bao trùm của bài văn
- Luận điểm: là ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết được diễn đạt
sáng rõ, dễ hiểu, nhất quán (hiểu là hệ thống các ý chính)
- Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm có sức
thuyết phục
7


- Lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận điểm, luận cứ sao cho luận

cứ trở thành các căn cứ thuyết phục, làm rõ được luận điểm, hướng người đọc, người
nghe đến kết luận hay quan điểm mà người viết, người nói muốn đạt tới. Lập luận
càng chặt chẽ, hợp lí thì sức thuyết phục của văn bản càng cao.
Dựa vào nội dung nghị luận, có thể chia văn nghị luận thành hai loại: nghị luận
văn học và nghị luận xã hội. Trong phạm vi chuyên đề này, chúng tơi chỉ đi tìm hiểu
một kiểu bài trong dạng đề nghị luận văn học.
1.1.2. Nghị luận văn học
Nghị luận văn học là những bài văn dùng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận để bàn bạc,
thuyết phục người khác về một vấn đề liên quan đến văn chương, nghệ thuật: Có thể là
phân tích, bình luận, đánh giá về vẻ đẹp, giá trị của một tác phẩm văn học, làm sáng tỏ
một nhận định về tác phẩm hoặc một vấn đề lí luận văn học. Tuy nhiên đề văn nghị
luận dành cho học sinh giỏi thường tập trung vào một số kiểu bài sau:
- Nghị luận về một vấn đề văn học sử, hoặc ý kiến bàn về nội dung, nghệ thuật
của tác phẩm hoặc nhóm tác phẩm
- Dạng đề so sánh, đối chiếu
- Dạng đề nghị luận về một vấn đề lí luận văn học.
Trong đó, kiểu bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học là kiểu bài phổ biến
nhất, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức lí luận sâu sắc, có kiến thức tác phẩm văn học
phong phú và có kĩ năng làm bài tốt.
1.2. Kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học
1.2.1. Khái niệm, vai trị và đặc điểm
Lí luận văn học hiểu một cách đơn giản là bộ mơn nghiên cứu văn học ở bình
diện khái qt, bao gồm trong đó sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức
năng xã hội – thẩm mỹ của nó, đồng thời xác định phương pháp luận và phương pháp
phân tích văn học nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học.
Kiến thức lí luận văn học sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi có tính chất khái
quát như: Văn học bắt nguồn từ đâu? Một tác phẩm văn học do những yếu tố nào tạo
8



thành? Văn học được sáng tạo và được tiếp nhận như thế nào? Văn học sinh ra để làm
gì?... Vận dụng lí luận, người viết có thể lí giải được ngọn nguồn các vấn đề về văn
học, tác phẩm, lịch sử văn học của từng giai đoạn, từng thời kì cụ thể.... Thực ra lí luận
khơng xa vời, khơng khơ khan, khó hiểu mà rất gần gũi.
Bài viết của học sinh giỏi nhất thiết phải biết cách đưa lí luận, sử dụng lí luận để
làm sáng tỏ vấn đề. Nó thể hiện được chiều sâu của sự hiểu biết, của tư duy sắc sảo,
của tài năng người viết. Ở kiểu đề nào của nghị luận văn học chúng ta cũng có thể vận
dụng được kiến thức lí luận ở những mức độ khác nhau. Tuy nhiên trong chuyên đề
này, chúng tôi chỉ đề cập đến kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học, khơng đề
cập đến các dạng văn nghị luận khác.
Các chuyên đề lí luận văn học cơ bản trong chương trình Ngữ văn chuyên
THPT bao gồm: Văn học, nhà văn và quá trình sáng tác; Thể loại văn học: thơ, truyện
ngắn, tiểu thuyết, kịch; Tiếp nhận văn học và các giá trị văn học; Một số vấn đề về
quá trình văn học; Phong cách văn học... Nội dung lí luận khá phong phú dẫn đến sự
đa dạng trong các đề văn về vấn đề lí luận văn học. Vậy thế nào là kiểu bài nghị luận
về vấn đề lí luận văn học?
Kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học là một dạng bài văn nghị luận u
cầu phân tích, chứng minh, bình luận... một hoặc kết hợp nhiều nhận định có tính chất
lí luận văn học.
So với các kiểu bài nghị luận văn học khác thì đây là kiểu bài khó, thường chỉ
dành riêng cho học sinh giỏi. Kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học cũng có
những đặc điểm giống với các dạng đề nghị luận văn học về bố cục, về luận điểm, luận
cứ, lập luận,... Tuy nhiên, điểm khác của kiểu bài này là đề có thể đưa ra các nhận định
có tính chất lí luận, tuy nhiên khơng phải lúc nào vấn đề lí luận cũng hiện ra rõ ràng
trên bề mặt câu chữ mà ẩn đi sau lớp ngơn từ. Đề có thể gồm một hoặc nhiều mệnh đề
kết hợp, có thể là một hoặc nhiều ý kiến; có thể là một đơn vị kiến thức lí luận, cũng
có thể là nhiều hơn. Để xác định được đúng đề bài đang đề cập đến vấn đề lí luận nào
cũng là một điều khơng hề đơn giản. Không những thế làm thế nào để làm sáng tỏ vấn
đề đó lại địi hỏi lối tư duy sắc bén, vốn kiến thức dày dạn, phong phú, sự tinh tế,
thông minh trong việc lựa chọn dẫn chứng,...

9


1.2.2. Các dạng đề của kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học
a. Dạng đề bàn về một nhận định lí luận văn học
Đề đưa ra một ý kiến, một nhận định bàn về một hoặc một số phương diện lí
luận văn học nào đó (Đặc trưng, chức năng, nhà văn và quá trình sáng tác, thơ, truyện
ngắn, phong cách, quy luật sáng tạo và tiếp nhận,...), yêu cầu người viết bình luận,
làm sáng tỏ bằng trải nghiệm văn học của mình hoặc qua một (một số) tác phẩm được
ấn định trước. Nhận định có thể là một ý kiến của một nhà văn, nhà thơ, người nghiên
cứu văn học, nhà phê bình,... bằng một câu văn, một đoạn văn ngắn, một câu thơ hoặc
một đoạn thơ; cũng có thể là một câu hỏi có tính chất mở để người viết trả lời. Nhận
định có thể được diễn đạt bằng một hoặc nhiều mệnh đề, có mệnh đề chính, có mệnh
đề phụ, hoặc mệnh đề song song,... Nói chung, cách hỏi khá đa dạng nhằm kích thích
được sự tị mị, hứng thú của học sinh.
Ví dụ: Đề thi HSGQG năm 2014 đưa ra ý kiến:
Văn học chân chính ngay cả khi nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm thể hiện
khát vọng về cái đẹp, cái thiện.
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
b. Dạng đề bàn về nhiều nhận định lí luận văn học
Đây cũng là dạng đề quen thuộc với học sinh giỏi. Đề đưa ra không chỉ một mà
nhiều nhận định (thường là hai nhận định), yêu cầu học sình bàn luận và làm sáng tỏ.
Ví dụ:
Đề thi HSGQG năm 2016 xuất hiện hai ý kiến cùng bàn về một vấn đề văn học:
Marcel Proust quan niệm: Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi
lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập. Tơ Hồi cho
rằng: Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời.
Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy bình luận những nhận
định trên.
Đề thi năm 2018:

10


Chế Lan Viên viết trong bài thơ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?: Hãy biết
ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn!
Trong bài Làm thế nào để có tác phẩm tốt? Lưu Trọng Lư cho rằng: Sự sống
phải được chắt lọc, phải được trau chuốt, phải được nâng lên, phải được tập trung
cao độ, nó mới biến thành nghệ thuật, cũng như dâu xanh phải biến thành kén vàng,
gạo trắng phải bốc thành men rượu. sự thực phải được sáng tạo, phải được nâng cao
lên đôi cánh của tư tưởng để lại tác động vào lòng người còn sâu mạnh hơn cả sự
sống.
Bằng những hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận những quan niệm trên.
Hai ý kiến khác nhau hoặc cùng bàn về một vấn đề lí luận văn học (Đề thi
2016, cả hai ý kiến cùng bàn về sự sáng tạo của người nghệ sĩ, vừa mang dấu ấn cá
nhân độc đáo, lại vừa in đậm dấu ấn thời đại); hoặc bàn về những khía cạnh có tính
chất bổ sung cho nhau; hoặc trái ngược nhau hồn tồn.
Như vậy, với dạng đề này địi hỏi học sinh phải đi sâu khám phá, giải thích từng
ý kiến, sau đó tổng hợp lại, rút ra mối quan hệ giữa các ý kiến đó để làm sáng tỏ vấn
đề.
c. Dạng đề lí luận văn học mở
Đây là xu hướng ra đề HSG trong những năm gần đây của mơn Ngữ văn. Đề
khơng trích nhận định có tính chất lí luận của một tác giả cụ thể mà đưa ra những câu
hỏi gợi mở để người viết suy nghĩ và trả lời.
- Đề thi năm 2018 - 2019 lại đặt ra một câu hỏi yêu cầu học sinh phải trả lời bằng
cách trình bày quan điểm của mình:
Rồi đây, có thể xuất hiện những cỗ máy biết viết văn, làm thơ. Lúc đó, sáng tạo
có cịn là độc quyền của con người?
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình.
- Đề thi năm 2019-2020:
Thời đại ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều áp lực trong đời sống tinh

thần. Liệu văn học có khả năng giúp con người hóa giải được những áp lực đó?
11


1.2.3. Cách làm kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học
- Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Thân bài:
+ Giải thích: Khái niệm, từ ngữ then chốt; cách diễn đạt -> rút ra vấn đề nghị luận.
+ Bình luận: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề bằng kiến thức lí luận văn học.
+ Chứng minh: Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề bằng dẫn chứng tác phẩm.
+ Đánh giá: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề đối với người sáng tác và người tiếp nhận.
- Kết bài: Khái quát, chốt lại vấn đề.
1.3. Chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học
1.3.1. Khái niệm, mục đích, vai trị của chứng minh
- Khái niệm:
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, chứng minh là làm cho thấy rõ là có
thật, là đúng, bằng sự việc hoặc lí lẽ.
Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ và bằng
chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy.
- Mục đích:
+ Trong cuộc sống mỗi khi hồi nghi, chúng ta ln có nhu cầu chứng minh sự
thật, thuyết phục mọi người tin vào những lời mình nói, việc mình làm là thật. Đó
chính là mục đích của chứng minh trong đời sống.
+ Cịn trong văn nghị luận nói chung và trong kiểu bài lí luận văn học nói riêng,
chứng minh chính là cách để làm sáng tỏ luận điểm, làm cho luận điểm trở nên đáng
tin cậy, làm tăng sức thuyết phục của bài văn. Tuy nhiên cũng cần phân biệt sự khác
nhau về mục đích chứng minh giữa kiểu bài lí luận với các kiểu bài nghị luận văn học
khác dành cho học sinh giỏi.
- Vị trí, vai trò:


12


Trong kiểu bài lí luận văn học, chứng minh là một thao tác vô cùng quan trọng,
là phần trọng tâm của bài viết, chiếm số điểm nhiều nhất.
Ở chương trình Ngữ văn cấp 2, học sinh được học về kiểu văn nghị luận chứng
minh, ở đó, thao tác lập luận chứng minh là thao tác chính. Trong chương trình Ngữ
văn THPT, đặc biệt là các dạng đề thi dành cho học sinh giỏi, kiểu bài này được diễn
đạt bằng các cụm từ: Chứng minh nhận định trên hoặc Hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua
một số tác phẩm cụ thể…
Với các dạng đề khác như: Bình luận ý kiến trên; Trình bày suy nghĩ của anh/chị
về ý kiến trên? Hoặc đề có thể ra ở dạng mở, khơng nêu rõ yêu cầu nghị luận thì chứng
minh vẫn là thao tác cơ bản.
1.3.2. Cách chứng minh
a. Dùng lí lẽ để chứng minh
Lí lẽ là những suy nghĩ biểu hiện thành những nhận xét, nhận định cho thấy cách
hiểu vấn đề của người viết. Lí lẽ trong phần chứng minh thường là những chân lí được
mọi người thừa nhận. Đối với dạng đề nghị luận về vấn đề lí luận văn học, chúng ta
cần phân biệt lí lẽ để giải thích, bình luận với lí lẽ để chứng minh. Lí lẽ để giải thích,
bình luận nhằm mục đích để người ta hiểu được vấn đề nghị luận đó là gì? Nó có
chuẩn xác khơng? Cịn lí lẽ trong phần chứng minh phải có tính chất thuyết phục để
người ta tin vấn đề. Nghĩa là nó phải mang tính chân lí, đúng đắn được thừa nhận. Do
đó những đánh giá, nhận xét, những kết luận được đưa ra phải thật đúng đắn, chính
xác nhằm hướng đến làm sáng tỏ luận điểm. Lí lẽ trong phần chứng minh có thể chia
làm hai loại: Thứ nhất là lí lẽ dùng để làm sáng tỏ cho luận điểm. Nói cách khác, sau
khi đưa luận điểm, người viết phải dùng những lí lẽ để triển khai, làm rõ hơn luận
điểm đó. Thứ hai là lí lẽ dùng để phân tích dẫn chứng chứng minh. Nếu dẫn chứng
khơng nhờ có những lí lẽ để cắt nghĩa, lí giải, bình giá,… thì dẫn chứng khơng thể làm
sáng tỏ được vấn đề. Mặc dù khơng giữ vai trị chính trong bài chứng minh nhưng lí lẽ
cũng quan trọng bởi dẫn chứng chỉ được làm rõ ý nghĩa nhờ những lí lẽ phân tích sắc

sảo.
b. Dùng dẫn chứng để chứng minh
13


- Khái niệm và phân loại dẫn chứng:
Dẫn chứng là những sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng, số liệu, ý kiến,…
rút ra từ thực tế hay từ sách ở để chứng minh cho một ý kiến, một nhận định nào đó.
Trong văn nghị luận văn học nói chung và trong kiểu bài lí luận nói riêng, dẫn
chứng là những tác giả, tác phẩm, hiện tượng văn học, giai đoạn, trường phái, trào
lưu,… được đưa ra để làm chỗ dựa vững chắc cho luận điểm, làm cho lập luận thuyết
phục, vấn đề nghị luận được sáng tỏ.
Đối với dạng bài nghị luận về một vấn đề có tính chất lí luận, có thể phân loại
dẫn chứng dựa trên cơ sở yêu cầu của đề bao gồm: Dẫn chứng bắt buộc, dẫn chứng tự
chọn và dẫn chứng mở rộng. Dẫn chứng bắt buộc là dẫn chứng nằm trong phạm vi đề
đưa ra; dẫn chứng tự chọn gắn với những đề bài yêu cầu người viết phải tự xác định,
tự tìm kiếm dẫn chứng; dẫn chứng mở rộng là dẫn chứng nằm ngoài phạm vi yêu cầu
của đề, được người viết đưa ra để so sánh, đối chiếu, khắc sâu và mở rộng thêm vấn
đề.
Bên cạnh đó, trong kiểu bài lí luận nhất thiết người viết phải xác định được dẫn
chứng diện và dẫn chứng điểm (dẫn chứng trọng tâm). Dẫn chứng diện gắn liền với
phần chứng minh khái quát sẽ đem đến một cái nhìn bao quát hơn về văn học, thể hiện
vốn kiến thức sâu rộng và khả năng hiểu vấn đề của người viết. Dẫn chứng điểm là
dẫn chứng được lựa chọn để chứng minh, phân tích sâu, kĩ nhằm làm sáng tỏ vấn đề lí
luận.
- Vai trị của dẫn chứng trong phần chứng minh kiểu bài lí luận văn học:
Vấn đề lí luận văn học được đặt ra trong đề bài chỉ có thể được làm sáng tỏ
thông qua việc soi chiếu vào những tác phẩm văn học cụ thể. Không thể nào thuyết
phục người ta tin vào luận điểm của mình chỉ bằng các lí lẽ, các lập luận sng. Bởi
suy cho cùng, lí luận được đúc kết từ thực tiễn, muốn làm sáng tỏ lí luận ta buộc phải

quay trở về thực tiễn. Bởi vậy, dẫn chứng có vai trị vơ cùng quan trọng trong kiểu bài
lí luận văn học. Dẫn chứng thể hiện được cái tầm của người viết. Sự đa dạng, mới mẻ,
chính xác,… của dẫn chứng khẳng định người viết có một vốn hiểu biết rất phong phú,
sâu rộng, có tư duy sắc bén,… Đó là cách để tạo nên niềm tin, sức thuyết phục của bài
14


văn. Trái lại, dẫn chứng nghèo nàn, cũ kĩ sẽ khiến bài viết rơi vào sáo mịn, hạn hẹp,
khơng tạo ra được điều gì mới mẻ, hấp dẫn, do vậy cũng không khơi dậy được hứng
thú của người đọc. Vốn dẫn chứng ít ỏi sẽ khiến người viết khơng có cơ hội để lựa
chọn được những dẫn chứng phù hợp nhất để làm sáng tỏ vấn đề. Sự gò ép làm cho
luận điểm trở nên khơng cịn tin cậy và thuyết phục nữa.
c. Kết hợp lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh
Trong phần chứng minh, lí lẽ và dẫn chứng có sự kết hợp chặt chẽ. Chứng minh
chỉ có lí lẽ mà khơng có dẫn chứng hoặc chỉ có dẫn chứng mà khơng có lí lẽ thì sẽ
khơng đạt được được mục đích. Tuy nhiên với kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận thì
dẫn chứng đóng vai trị trọng tâm, lí lẽ chủ yếu là dùng để phân tích, cắt nghĩa, bình
giá,… dẫn chứng làm sáng tỏ vấn đề.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học trong đề thi HSG Quốc gia
môn Ngữ văn
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn trong mười năm trở lại đây hầu hết
đều tập trung vào kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận văn học. Sau đây là hệ thống một
số đề thi học sinh giỏi Quốc gia từ 2010-2020
Chủ yếu là dạng đề lí luận văn học chiếm tới 90%.
- Đề thi năm 2010 - 2011:
Tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng là sự tơn vinh con người qua những
hình thức nghệ thuật độc đáo.
Bằng việc phân tích một tác phẩm đã học, anh/chị hãy bình luận nhận định trên.
- Đề thi năm 2011 - 2012:

Các nhà văn, nhà thơ nhân đạo lớn thường gửi vào sáng tác một cách nhìn sâu
sắc về con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc
Bằng việc phân tích một vài tác phẩm trung đại và hiện đại đã học, anh/chị hãy
bình luận ý kiến trên.
- Đề thi năm 2012 - 2013:
15


Trong tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật quan trọng, đặc sắc nhất,
nhiều khi khơng phải ở hình tượng con người mà ở hình tượng đồ vật, sự vật: một thứ
thuốc chữa bệnh quái lạ (“Thuốc” - Lỗ Tấn), một bức thư pháp đẹp và quý (“Chữ
người tử tù” - Nguyễn Tn), một cơng trình kiến trúc kì vĩ, tinh xảo (“Vũ Như Tô” Nguyễn Huy Tưởng), một cây đàn huyền thoại (“Đàn ghi ta của Lor-ca” - Thanh
Thảo),... Đó là những đồ vật, sự vật mang ý nghĩa biểu trưng cho nhận thức, nhân
cách, ý chí, khát vọng, số phận... của con người.
Ý kiến của anh/chị về nhận định trên? Hãy phân tích hai trong những hình tượng
đồ vật, sự vật đã nêu để làm sáng tỏ ý kiến của mình.
- Đề thi năm 2013 - 2014:
Văn học chân chính ngay cả khi nói về cái xấu, cái ác cũng chỉ nhằm thể hiện
khát vọng về cái đẹp, cái thiện.
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
- Đề thi năm 2014 - 2015:
Hình tượng nhân vật được sinh ra từ tâm trí của nhà văn nhưng chỉ thực
sự sống bằng tâm trí của người đọc.
Bằng tri thức và trải nghiệm văn học của mình, bạn hãy bình luận ý kiến
trên.
- Đề thi năm 2015 - 2016:
Marcel Proust quan niệm: Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà
mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập. Tơ Hồi
cho rằng: Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời.
Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy bình luận những nhận

định trên.
- Đề thi năm 2016 - 2017:
Mỗi nhà văn chân chính bước lên văn đàn, về thực chất, là sự cất tiếng bằng
nghệ thuật của một giá trị nhân văn nào đó được chưng cất từ những trải nghiệm sâu
sắc trong trường đời.
16


Bằng những hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
- Đề thi năm 2017 - 2018:
Chế Lan Viên viết trong bài thơ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?: Hãy biết
ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn!
Trong bài Làm thế nào để có tác phẩm tốt? Lưu Trọng Lư cho rằng: Sự sống
phải được chắt lọc, phải được trau chuốt, phải được nâng lên, phải được tập trung
cao độ, nó mới biến thành nghệ thuật, cũng như dâu xanh phải biến thành kén vàng,
gạo trắng phải bốc thành men rượu. Sự thực phải được sáng tạo, phải được nâng cao
lên đôi cánh của tư tưởng để lại tác động vào lòng người còn sâu mạnh hơn cả sự
sống.
Bằng những hiểu biết về văn học, anh/chị hãy bình luận những quan niệm trên.
- Đề thi năm 2018-2019:
Rồi đây, có thể xuất hiện những cỗ máy biết viết văn, làm thơ. Lúc đó, sáng tạo
văn học có cịn là độc quyền của con người?
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình.
- Đề thi năm 2019-2020
Thời đại ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều áp lực trong đời sống tinh
thần. Liệu văn học có khả năng giúp con người hóa giải được những áp lực đó?
- Đề thi 2020 - 2021:
Trên con đường sáng tạo, Nam Cao đã nghĩ tới “một tác phẩm thật giá trị, phải
vượt lên bên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả
lồi người”. Đó cũng là khát vọng của Nguyễn Minh Châu khi ông trăn trở vì sao văn

học Việt Nam “khơng phải là văn học của cả thiên hạ, của cả loài người”
Bằng hiểu biết và trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình
về những niềm khát khao, trăn trở ấy.
Trên cơ sở khảo sát, thống kê trên, ta có thể nhận thấy dạng đề nghị luận văn
học về một vấn đề có tính chất lí luận chiếm tỉ lệ lớn trong đề thi chọn học sinh giỏi
Quốc gia. Điều đó chứng tỏ được ưu thế của kiểu bài này trong việc đánh giá năng lực
17


của học sinh giỏi Văn. Hầu hết các đề thi học sinh giỏi Quốc gia đều yêu cầu học sinh
làm sáng tỏ vấn đề bằng trải nghiệm văn học của mình. Để giải quyết được u cầu
của đề, ngồi năng lực giải thích, bình luận, học sinh cần có kĩ năng chứng minh
thuyết phục. Rèn luyện kĩ năng này là điều vô cùng cần thiết để nâng cao chất lượng
bài viết của học sinh giỏi.
2.2. Cách viết phần chứng minh trong kiểu bài nghị luận về vấn đề lí luận
văn học của học sinh giỏi Quốc gia
Để thăng hoa và tỏa sáng trong 180 phút thi HSGQG, các em cần phải thực sự
nỗ lực và cố gắng rất nhiều, bởi bên cạnh tố chất văn chương, học sinh còn phải có
một vốn kiến thức phong phú và thành thạo các kĩ năng làm bài, từ kĩ năng tìm hiểu
đề, lập dàn ý, kĩ năng giải thích, chứng minh, bình luận,...
Từ thực tế giảng dạy, ôn luyện, chấm bài của học sinh đội tuyển, chúng tôi nhận
thấy được những ưu điểm và những hạn chế phổ biến mà học sinh mắc phải. Những
hạn chế đó nằm ở nhiều phương diện, có thể về kiến thức, có thể về kĩ năng nhưng
nhiều hơn là về kĩ năng, đặc biệt là kĩ năng chứng minh.
- Hạn chế đầu tiên chính là học sinh viết phần giải thích, bình luận một đằng
nhưng chứng minh một nẻo. Nói cách khác chính là lí luận khơng đi với thực tiễn, thực
tiễn không làm sáng tỏ được lí luận, lí luận và chứng minh khơng liên quan gì đến
nhau. Học sinh chứng minh khơng đúng u cầu của đề bài, tất yếu sẽ không tạo nên
sự thuyết phục. Nguyên nhân của hạn chế này xuất phát từ việc nắm lí thuyết mà
khơng gắn với thực tế, khơng hiểu gốc rễ, căn nguyên của lí luận cùng với kĩ năng

chứng minh cịn non yếu, do đó chưa biết cách phân tích dẫn chứng để làm rõ được
vấn đề lí luận.
- Một hạn chế nữa có thể nhận thấy ở bài viết của nhiều học sinh chính là có
hướng vào chứng minh để làm rõ vấn đề lí luận, tuy nhiên cịn mờ nhạt, khơng rõ nét,
khơng thực sự thuyết phục được người đọc.
- Bên cạnh đó, một lỗi sai mà giáo viên lãnh đội thường nhận thấy ở học sinh là
chứng minh không đúng yêu cầu của đề hoặc chứng minh thiếu. Nguyên nhân của
thực trạng này là do học sinh xác định đề chưa đúng hoặc xác định chưa đầy đủ vấn đề
18


nghị luận dẫn đến chứng minh lệch hoàn toàn hoặc chỉ làm rõ được một phần của vấn
đề nghị luận.
- Một trong những điểm yếu của học sinh còn nằm ở khâu chọn và phân tích dẫn
chứng để chứng minh. Có những em chọn dẫn chứng cịn chưa sát, chưa phù hợp,
chưa tiêu biểu; chọn quá nhiều dẫn đến bài khơng sâu, khơng có điểm nhấn hoặc là
q ít khiến bài trở nên sơ sài; chọn dẫn chứng còn hạn hẹp, không bao quát được các
thể loại, các giai đoạn, trào lưu, khuynh hướng, văn học dân gian - văn học viết, văn
học trong nước - văn học nước ngoài;... Hơn nữa, việc sắp xếp các dẫn chứng nhiều
khi còn lộn xộn, khơng hợp lí,...
- Trong phần phân tích dẫn chứng, có những học sinh chỉ phân tích tác phẩm
chung chung, khơng hướng vào làm nổi bật vấn đề lí luận. Nguyên nhân quan trọng
nằm ở chỗ học sinh không biết cách chứng minh, khơng biết phân tích dẫn chứng như
thế nào để làm nổi bật được yêu cầu của đề.
- Có một thực tế khác khơng thể khơng nói đến trong bài viết của học sinh đó là
phần chứng minh chưa đạt được sự thuyết phục do khơng có điều gì mới mẻ, khơng
hấp dẫn đối với người đọc. Ngun nhân có thể vì học sinh chọn những dẫn chứng quá
cũ, dẫn chứng không tiêu biểu, không mới, không có sức nặng khiến cho bài viết rơi
vào tình trạng sáo mòn. Hoặc nếu chọn những dẫn chứng quen thuộc, đúng trọng tâm,
tiêu biểu nhưng lại không biết cách khai thác những hướng mới, góc nhìn mới, khơng

có cách diễn đạt mới,... Tất cả khiến bài viết khơng có sức hấp dẫn, không thu hút
được người đọc,... Bản chất của văn chương là sáng tạo, đòi hỏi người viết văn cũng
cần phải sáng tạo, phải có nét riêng, mới mẻ, độc đáo, để lại dấu ấn cá nhân. Đó là điều
vô cùng cần thiết để tạo nên một bài viết hay, đặc sắc.
II. RÈN KĨ NĂNG CHỨNG MINH TRONG KIỂU BÀI NGHỊ LUẬN VỀ
VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VĂN HỌC CHO HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
1. Rèn kĩ năng tìm hiểu đề để xác định vấn đề cần chứng minh
Một trong những hạn chế trong thực trạng viết bài của học sinh chính là chứng
minh khơng đúng vấn đề lí luận mà đề đặt ra. Đề yêu cầu một đằng nhưng giải thích và
chứng minh một nẻo. Đề đề cập đến đặc trưng văn học nhưng học sinh lại chứng minh
19


chức năng dẫn đến bài viết lạc hồn tồn, khơng đúng hướng, khơng làm sáng tỏ được
lí luận. Ở trên, chúng tôi đã chỉ ra nguyên nhân cơ bản của thực trạng này chính là học
sinh xác định sai vấn đề lí luận ngay từ đầu. Bởi vậy muốn viết được phần chứng minh
đúng hướng, tập trung làm sáng tỏ được yêu cầu của đề bài thì một điều quan trọng là
xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
Tìm hiểu đề là khâu đầu tiên giúp cho học sinh định hướng được chính xác
những yêu cầu cơ bản về:
- Kiểu/Dạng bài: Cần xác định đó là dạng bài một ý kiến hay nhiều ý kiến
- Vấn đề lí luận:
- Các thao tác nghị luận, thao tác lập luận chủ yếu:
- Phạm vi dẫn chứng:
Trong chuyên đề này, chúng tôi muốn tập trung vào việc tìm hiểu đề để xác định
đúng vấn đề lí luận cần làm sáng tỏ trong phần chứng minh. Muốn vậy, giáo viên cần
hướng dẫn học sinh xem xét kĩ lưỡng để tìm ra luận đề bao trùm là gì? (những vấn đề
lí luận nào? Có một hay hai hoặc nhiều hơn hai vấn đề lí luận; vấn đề lí luận nào là
chính, vấn đề nào là phụ,…). Muốn xác định được chính xác, học sinh phải thực hiện
các bước sau:

+ Đọc kĩ ý kiến
+ Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng, có ý nghĩa then chốt
+ Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của các từ ngữ đó, chú ý cách diễn đạt,…
+ Từ đó khái quát được vấn đề nghị luận mà nhận định đề cập đến là gì?
Ví dụ 1:
Tơi thu thập hình tượng cũng như con ong hút mật vậy. Một con ong phải bay
một đoạn đường bằng sáu lần xích đạo trong một năm ba tháng và đậu lên bảy triệu
bông hoa để làm nên một gam mật.
Bằng trải nghiệm văn học của mình, anh/chị hãy làm sáng tỏ vấn đề trong lời tâm
sự trên của P.Povlenko .
20


Với đề bài trên, học sinh cần đọc kĩ ý kiến, gạch chân dưới những từ ngữ then
chốt như hình tượng, các hình ảnh so sánh tơi – con ong, hình tượng – mật để nói lên
q trình kiếm tìm chắt lọc, công phu nhọc nhằn của người cầm bút. Về phạm vi dẫn
chứng, yêu cầu của đề bài được diễn đạt bằng cụm từ Bằng trải nghiệm văn học…
-> Từ đó xác định được vấn đề lí luận cần làm sáng tỏ: Q trình sáng tạo hình
tượng văn học
Ví dụ 2:
Marcel Proust quan niệm: Thế giới được tạo lập không phải một lần, mà mỗi lần
người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện thì lại một lần thế giới được tạo lập. Tơ Hồi cho
rằng: Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời.
Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy bình luận những nhận định
trên
(Đề thi Học sinh giỏi quốc gia 2015-2016)
Đề văn đưa ra hai ý kiến khác nhau, học sinh cần đọc kĩ, gạch chân các từ ngữ
chứa đựng ý nghĩa quan trọng và giải thích được các từ ngữ đó. Ý kiến thứ nhất là các
từ như thế giới, tạo lập, người nghệ sĩ độc đáo; ý kiến thứ hai là soi bóng, thời đại mà
nó ra đời.

-> Trên cơ sở kết nối các từ ngữ qua cách diễn đạt của từng nhận định, chúng ta
sẽ xác định được vấn đề lí luận cần chứng minh: Quan niệm của Marcel Peoust nói về
phong cách của nhà văn; ý kiến của Tơ Hoài khẳng định đặc trưng phản ánh hiện thực
của tác phẩm văn học và phong cách thời đại. Hai ý kiến khác nhau nhưng không đối
lập mà bổ sung cho nhau cùng bàn về sự sáng tạo của người nghệ sĩ vừa mang dấu ấn
cá nhân độc đáo, riêng biệt vừa in dấu ấn của thời đại. Đây chính là quy luật của sáng
tạo nghệ thuật.
Như vậy, muốn xác định đúng vấn đề lí luận cần chứng minh trong yêu cầu của
đề bài nhất thiết phải rèn khâu tìm hiểu đề. Đây là cánh cửa đầu tiên mà học sinh buộc
phải tìm được chìa khóa để mở mới có thể đi sâu vào bên trong.
2. Rèn kĩ năng xác định và sắp xếp các luận điểm chứng minh
21


Có một thực tế trong phần chứng minh của học sinh giỏi là khơng có luận điểm,
luận điểm khơng rõ ràng, không đúng với vấn đề nghị luận dẫn đến bài viết lan man,
dài dịng mà khơng đúng trọng tâm, khơng làm sáng tỏ được vấn đề lí luận. Bởi vậy
việc xác định được những luận điểm cần chứng minh là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên
để xác định được luận điểm, luận cứ lại không phải là điều dễ dàng.
2.1. Rèn kĩ năng tìm, sắp xếp các luận điểm chứng minh
Tìm luận điểm thực chất là một quá trình vận động của tư duy qua đó làm nảy
sinh hoặc tái hiện trong đầu những phán đoán, những tư tưởng, những ý kiến liên quan
trực tiếp tới luận đề do chính đề bài gợi ra. Trong q trình xây dựng lập luận, việc xác
định các luận điểm chính là việc xác định các kết luận cho lập luận. Những kết luận
này có thể xuất hiện ở nhiều dạng và nhiều vị trí khác nhau trong bài. Luận điểm để
chứng minh cần phải đúng đắn, sáng rõ, tập trung, mới mẻ, có khả năng làm sáng tỏ
vấn đề nghị luận. Đúng đắn nghĩa là luận điểm phải phù hợp với lẽ phải được thừa
nhận. Sáng rõ là luận điểm diễn đạt chuẩn xác, không mập mờ, không mâu thuẫn. Tập
trung là các luận điểm đều hướng vào làm rõ vấn đề nghị luận. Mới mẻ là luận điểm
không lặp lại giản đơn những điều đã biết mà cần phải nêu ra được những ý mới chưa

ai đề xuất.
Luận điểm trong kiểu bài lí luận văn học đã được định hướng từ phần giải thích
và bình luận. Tuy nhiên đến phần chứng minh, giáo viên cần rèn cho học sinh định
hướng lại các luận điểm để chứng minh cho đúng hướng, đúng trọng tâm. Trong
chuyên đề này, dựa trên kiểu đề nghị luận về vấn đề lí luận văn học hiện nay, chúng
tôi tạm chia thành: Đề bài chứa luận điểm hiển ngôn và đề bài chứa luận điểm hàm ẩn
2.1.1. Luận điểm hiển ngôn
a. Thế nào là luận điểm hiển ngôn?
Luận điểm hiển ngôn ở đây được hiểu là những ý chính cần làm sáng tỏ đã lộ hay
được gợi ra ngay từ đề bài. Ta thường gặp dạng này ở kiểu đề yêu cầu bàn luận về một
ý kiến hoặc hai ý kiến. Hiển ngơn có thể đọc lên sẽ thấy ln hoặc cần nhìn sâu hơn
một chút xun qua lớp ngơn từ diễn đạt. Trường hợp sau địi hỏi học sinh phải giải

22


nghĩa được các kí hiệu để tìm ra luận điểm cần chứng minh. Bởi trong đề có khi là một
hình ảnh ẩn dụ, một phép so sánh hay một cách nói hàm ý cần suy luận...
b. Cách tìm, sắp xếp các luận điểm
Muốn tìm luận điểm cho dạng đề này, học sinh cần:
- Đọc thật kĩ đề bài
- Ngẫm nghĩ, phân tích cách diễn dạt, cách nói để nắm bắt trúng tinh thần, đủ yêu
cầu. Nhận định được chia thành các vế rõ ràng hay lồng vào trong nhau? Các vế có
mối quan hệ với nhau như thế nào? (bình đẳng, song song, đối lập hay đòn bẩy,...?)
- Trả lời các câu hỏi: Có mấy luận điểm? Luận điểm nào chính cịn luận điểm
nào phụ hay các luận điểm tương đương nhau? Luận điểm nào nói trước, luận điểm
nào theo sau?
Ví dụ 1
Có ý kiến cho rằng: Văn học chỉ tồn tại vì người khác và thơng qua người khác
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ vấn đề qua một số tác

phẩm văn học đặc sắc.
Qua việc phân tích đề có thể nhận thấy đề văn trên gồm có 2 ý: Ý thứ nhất là
Văn học chỉ tồn tại vì người khác, ý thứ hai là Văn học tồn tại thông qua người khác.
Liên từ và cho thấy hai ý có sự phân tách rõ rệt, có mối quan hệ bình đẳng, tương
đương nhau, khơng có ý nào là ý chính, ý nào là ý phụ. Nếu ý thứ nhất Văn học chỉ tồn
tại vì người khác đề cập đến chức năng của văn học nói chung thì ý thứ hai Văn học
tồn tại thơng qua người khác lại nhấn mạnh vai trò của người tiếp nhận tác phẩm. Như
vậy dựa vào việc phân tích đề bài, trả lời các câu hỏi, ta có thể xác định được hai luận
điểm cơ bản cần làm sáng tỏ trong phần chứng minh.
Ví dụ 2
Người vẫn cịn mang vết thương đã toan đi chữa vết thương cho người khác. Tôi
nghĩ về nghề viết và người viết cũng đơn giản vậy, chữa lành, an ủi những vết thương
của người đời để làm dịu vết thương của chính mình.
(Sỏi đá buồn tênh - Nguyễn Ngọc Tư)
23


Anh/Chị hãy bàn luận ý kiến trên.
Ý kiến của Nguyễn Ngọc Tư đề cập đến tư chất và sứ mệnh cao cả của người
nghệ sĩ: có trái tim nhạy cảm, giàu lịng nhân ái, và ln khát khao hướng tới những
giá trị chân, thiện, mỹ. Tuy nhiên muốn xác định luận điểm chứng minh cho đề bài này
cần phải đọc thật kĩ. Các ý không tách biệt với nhau mà lồng trong nhau: Người vẫn
còn mang vết thương đã toan đi chữa vết thương cho người khác… Ý đầu tiên ta xác
định được là người nghệ sĩ là những người thường mang những vết thương. Ý thứ hai
là người nghệ sĩ vẫn cịn mang vết thương đó đã toan đi chữa vết thương cho người
khác. Cùng với cách diễn đạt này ta thấy trọng tâm của đề rơi vào ý thứ hai nghĩa là
cần tập trung làm nổi bật tư chất và sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ. Vì thế ý đầu là
luận điểm phụ, ý thứ 2 là luận điểm chính. Từ đó, trong phần chứng minh học sinh cần
chỉ ra 2 luận điểm sau:
Luận điểm 1: Nhà văn gửi vào tác phẩm những vết thương nào của chính mình?

Luận điểm 2: Nhà văn hướng tới chữa lành những vết thương gì cho con người?
Ví dụ 3
Có ý kiến cho rằng: Tình cảm là sinh mệnh của thơ.
Ý kiến khác lại khẳng định: Tình cảm của người làm thơ là yếu tố cần nhưng
chưa đủ để tránh cho đứa con tinh thần của mình một cái chết yểu.
Bằng trải nghiệm văn học của bản thân, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên
Đây là dạng đề nghị luận về hai ý kiến bàn về vấn đề lí luận văn học. Ý kiến thứ
nhất nhấn mạnh vai trò của tình cảm trong thơ, ý kiến thứ hai khơng phủ nhận vai trị
quan trọng của tình cảm nhưng cho rằng chỉ có tình cảm khơng là chưa đủ để tránh
cho thơ một cái chết yểu. Nghĩa là ngồi tình cảm, sức sống của thơ còn phụ thuộc vào
tài năng nghệ thuật của người nghệ sĩ. Hai nhận định nêu lên hai phương diện về đặc
trưng thơ và yêu cầu sáng tạo thơ ca. Mỗi nhận định có thể coi là một ý lớn, bổ sung
cho nhau, và có vị trí tương đương nhau. Như vậy trong phần chứng minh, học sinh
cần làm sáng tỏ được hai luận điểm sau:
Luận điểm 1: Tình cảm là sinh mệnh của thơ.
24


Luận điểm 2: Tình cảm được thể hiện qua hình thức nghệ thuật đặc sắc để tránh
cho thi phẩm chết yểu.
2.1.2. Luận điểm hàm ẩn
a. Thế nào là luận điểm hàm ẩn?
Luận điểm hàm ẩn được hiểu là những ý chính cần chứng minh chưa được gợi ý
trong cách diễn đạt của đề bài. Người ra đề đặt những câu hỏi có tính chất mở hoặc chỉ
gieo vấn đề bỏ ngỏ để người viết tự suy nghĩ trả lời.
b. Cách tìm và sắp xếp luận điểm
Dạng đề này khơng dễ, vừa có sự kết hợp kiến thức thực tế đời sống và kiến thức
lí luận văn học, đặt kiến thức lí luận văn học trong hồn cảnh thực tế đang diễn ra để
buộc người đọc phải suy nghĩ để khẳng định hoặc phủ định. Muốn tìm được luận
điểm, học sinh phải:

- Đọc thật kĩ đề bài
- Dựa vào kiến thức nền, khả năng tư duy và nắm bắt đề để xác định luận điểm.
Cần khai thác triệt để các dữ liệu mà đề bài đã cho (từ ngữ, câu hỏi gợi mở) để định
hướng cho chính xác vấn đề. Có thể xác định luận điểm bằng cách đưa ra những câu
trả lời khác nhau đối với câu hỏi gợi mở ở đề bài hoặc từ những ý tưởng bất ngờ có thể
nảy sinh. Từ đó sắp xếp luận điểm tìm được một cách hợp lí.
Ví dụ:
Rồi đây, có thể xuất hiện những cỗ máy biết viết văn, làm thơ. Lúc đó, sáng tạo
văn học có cịn là độc quyền của con người?
Bằng trải nghiệm văn học, anh/chị hãy trình bày quan điểm của mình.
(Đề thi Học sinh giỏi quốc gia 2018-2019)
Đề văn có hình thức một câu hỏi mở. Để tìm luận điểm cho đề bài này, học sinh
trước hết cần:
- Đọc kĩ đề, tập trung giải thích và khai thác ý nghĩa của các từ ngữ như cỗ máy
biết viết văn, làm thơ; sáng tạo văn học; câu hỏi mở.
25


+ Cỗ máy là sản phẩm sáng tạo kì diệu của con người trong nghiên cứu khoa học
kĩ thuật nhằm hỗ trợ, giúp đỡ con người, thậm chí thay thế con người trong nhiều lĩnh
vực như công nghiệp, y tế, giáo dục... đặc biệt là các ngành đòi hỏi độ tinh vi và nhiều
nguy hiểm.
+ Sáng tạo văn học là hoạt động tạo ra tác phẩm văn học nhằm phản ánh hiện
thực đời sống và thể hiện tư tưởng, tình cảm, tài năng của nhà văn. Sáng tạo văn học
vốn là độc quyền của con người mà cụ thể là người nghệ sĩ ngôn từ.
+ Câu hỏi sáng tạo văn học có cịn là độc quyền của con người trong tương lai?
gợi ra nhiều băn khoăn, trăn trở
-> Định hướng luận điểm liên quan đến vấn đề nghị luận: Đặc trưng và chức
năng văn học, quá trình sáng tạo và những phẩm chất vốn có của người nghệ sĩ
- Đưa ra câu trả lời cho câu hỏi của đề bài và lí giải được vì sao sáng tạo văn học

vẫn là độc quyền của con người? chính là tìm ra luận điểm.
Kết hợp phần giải thích từ ngữ, trả lời câu hỏi, ta có thể tìm được các luận điểm
chứng minh sau:
+ Trí tuệ nhân tạo là những sản phẩm sáng tạo kì diệu của con người trong thời
đại cơng nghệ 4.0
+ Sáng tạo văn học đòi hỏi người nghệ sĩ phải có những tư chất đặc biệt mà
khơng một cỗ máy nào có thể thay thế được, đó chính là tài năng, tấm lịng, và cái
nhìn hiện thực sắc sảo,...
+ Đặc điểm chung của những cỗ máy là được lập trình để làm những cơng việc
giống nhau, lặp đi lặp lại nhưng bản chất của văn chương là sự sáng tạo. Khoa học
hướng đến cái chung, văn chương hướng đến cái tơi riêng địi hỏi sự tìm tịi, khám phá
khơi những nguồn chưa ai khơi... Điều này thì những cỗ máy khơng thể làm được.
Máy móc khơng có những rung cảm mãnh liệt, những buồn vui, căm hơn, say mê,
phấn khởi,...
+ Sáng tạo văn học là nhu cầu thiết yếu của con người (người sáng tác và người
thưởng thức)
26


3. Rèn kĩ năng triển khai hướng chứng minh
3.1. Thế nào là hướng chứng minh?
Hướng là đi theo một phía nào đó. Hướng chứng minh là cách triển khai các
luận điểm, luận cứ theo một hướng xác định để đến được đích.
3.2. Sự cần thiết phải xác định hướng chứng minh
Trong cuộc sống nếu bạn khơng biết mình đang đi đâu thì bạn chọn con đường
nào cũng khơng quan trọng nữa. Viết văn cũng vậy, đầu tiên phải xác định được đích
đến và tìm được hướng đi thích hợp để chạm đích. Khơng có hướng đi cụ thể nhất
định, người viết sẽ cảm thấy chênh vênh dẫn đến bài viết lộn xộn, không rõ ràng, mạch
lạc, không thể làm rõ được vấn đề lí luận.
3.3. Một số hướng chứng minh

Để đi đến đích khơng phải chỉ có một con đường, khơng phải có một hướng đi
mà có nhiều hướng đi. Giáo viên cần dạy cho học sinh cách chứng minh để làm sáng
tỏ vấn đề theo nhiều hướng: có thể kết hợp vừa bình luận vừa chứng minh, tách phần
chứng minh thành phần riêng, sau đó làm sáng tỏ vấn đề theo từng luận điểm hoặc
theo từng tác phẩm. Lựa chọn hướng chứng minh nào là phụ thuộc vào tính chất của
đề cũng như trình độ, khả năng tư duy,… của học sinh.
3.3.1. Chứng minh theo từng luận điểm
Đây là hướng chứng minh địi hỏi học sinh phải có kĩ năng nhuần nhuyễn, tư duy
nhanh nhạy, logic, sắc bén, vốn hiểu biết rộng, sâu, nắm bắt được cái gì là trọng tâm,
tiêu biểu nhất… mới có thể viết được. Đi theo hướng này, học sinh cần:
- Nêu luận điểm (sau đó phân tích, cắt nghĩa, lí giải luận điểm nếu vừa bình vừa
chứng minh)
- Đưa lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm đó
- Luận điểm tiếp theo có thể tiến hành tương tự
Ví dụ:
Thơ ca trong bản chất của nó là mây, một hình thể vơ định và huyền ảo, và thơ
ca, cũng còn là bão tố.
27


×