Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ứng viên xuất sắc liệu sẽ thành nhân viên giỏi? pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.53 KB, 3 trang )

Ứng viên xuất sắc liệu sẽ
thành nhân viên giỏi?
Tìm được một công việc, đối với nhiều người - mà đặc biệt là các sinh viên
sau khi tốt nghiệp, là điều đáng mơ ước. Tuy nhiên, mọi thứ có thực sự tốt
đẹp khi bạn được nhà tuyển dụng chiêu nạp?

Ứng viên xuất sắc liệu sẽ thành nhân viên giỏi?
Có khá nhiều nhân viên hòa nhập nhanh chóng và hài lòng với công việc vừa
tìm được. Nhưng, bỡ ngỡ, lạ lẫm, thậm chí là chán nản là những trạng thái
tâm lý cũng dễ bắt gặp ở nhiều nhân viên mới sau những phút giây đầu hân
hoan khi vượt qua các vòng tuyển dụng.

Công việc mới, môi trường mới, sếp mới, đồng nghiệp mới và những xáo trộn
nhất định về giờ giấc có thể biến một ứng viên nhiệt tình, hăng hái thành một
nhân viên mới luôn thường trực bên mình tâm trạng lo âu, mệt mỏi. Những kỹ
năng mà họ đã thể hiện trước nhà tuyển dụng phần nào bị mai một.

Một ứng viên xuất sắc không chắc sẽ trở thành một nhân viên giỏi.

Những khác biệt không nằm ở trình độ, kỹ năng làm việc mà ở khả năng thích
ứng. Chuyên môn, nghiệp vụ tốt sẽ không có điều kiện thể hiện nếu nhân viên
mới không thể thích ứng với môi trường làm việc.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể xuất phát từ một vài lý do như:

• Không tìm hiều kỹ về tính chất công việc trước khi nộp hồ sơ dự tuyển.
Trong trường hợp này, sự bỡ ngỡ là điều khó tránh khỏi.

• Quá mộng tưởng về công việc. Nguyên nhân này thường bắt gặp ở những
người chưa từng trải. Họ nghĩ về công việc đơn giản hơn so với thực tế của
nó, thiên về những yếu tố tích cực nhiều hơn là những bất tiện mà nó có thể


gây ra.

• Khả năng thích nghi kém. Sự thay đổi từ cuộc sống của một người đi học
đến cuộc sống của một người đi làm, sự thay đổi từ môi trường làm việc này
sang môi trường làm việc khác có thể khiến nhiều người không thích ứng kịp.

Bên cạnh đó, giai đoạn thử việc cũng là giai đoạn khó khăn nhất vì bạn phải
đối mặt với nhiều vấn đề như: tiền lương ở mức thử việc, chưa quen việc, bị
“để ý” nhiều, tâm lý phấp phỏng lo âu xem liệu mình có chính thức được chấp
nhận sau thời gian thử việc, hạn chế về các chế độ đãi ngộ…

Những khó khăn này cùng với cú “shock” tâm lý do những yếu tố từ môi
trường mới mang lại có thể khiến nhiều nhân viên mới nảy sinh ý nghĩ từ bỏ
công việc mà mình đã rất cố gắng để giành được trong cuộc đua với các đối
thủ cạnh tranh khác.

Hãy cân nhắc giữa việc thích nghi với điều kiện mới và việc từ bỏ nó để bắt
đầu kiếm tìm lại một công việc mới; định tính, định lượng tất cả các yếu tố
liên quan để biết được quyết định nào mang lại cho bạn nhiều thuận lợi, ít khó
khăn nhất.

Không phải ai cũng tìm được công việc phù hợp với mình ngay trong lần đầu.
Tuy nhiên, hãy suy nghĩ thấu đáo để không làm vuột mất những cơ hội nghề
nghiệp đang ở trong tầm tay.

×