Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

LV ths luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của thương nhân theo quy định của bộ luật dân sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464 KB, 101 trang )

MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG CỦA THƯƠNG NHÂN

1.1.

6

Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
của thương nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

6

1.1.1. Khái niệm hợp đồng

6

1.1.2. Khái niệm vi phạm hợp đồng

7

1.1.3. Khái niệm thương nhân

10

1.1.4. Khái niệm bồi thường thiệt hại



11

1.1.5. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng
của thương nhân
1.2.

Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng của thương nhân

1.3.

15

Vai trò của việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại vi phạm
hợp đồng của thương nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 2015

1.4.

13

16

Sự phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam về quy định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của thương nhân
qua hai Bộ luật dân sự 2005 và 2015

18

Chương 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 VỀ

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP
ĐỒNG CỦA THƯƠNG NHÂN

2.1.

24

Các điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng của thương nhân theo Bộ luật dân sự 2015

24

2.1.1. Có hành vi vi phạm hợp đồng

25

2.1.2. Có thiệt hại thực tế xảy ra

28

2.1.3. Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt
hại xảy ra

30


2.1.4. Yếu tố lỗi

32


2.2.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

36

2.3.

Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

40

2.3.1. Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do thỏa thuận

41

2.3.2. Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi có sự kiện bất khả kháng

43

2.3.3. Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do bên có quyền có lỗi

47

2.3.4. Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do phải thực hiện quyết định
2.4.

của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

48


Xác định mức bồi thường thiệt hại

50

2.4.1. Những loại thiệt hại được bồi thường

50

2.4.2. Xác định mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp các bên có
thỏa thuận trước
2.4.3. Xác định mức bồi thường trong trường hợp khơng có thỏa thuận trước

56
60

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO VI PHẠM HỢP
ĐỒNG CỦA THƯƠNG NHÂN

3.1.

Hoàn thiện quy định của pháp luật

72
73

3.1.1. Hoàn thiện quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại


73

3.1.2. Hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến miễn trách nhiệm
bồi thường thiệt hại

75

3.1.3. Hoàn thiện quy định của pháp luật liên quan đến nguyên tắc bồi
thường thiệt hại do vi pham hợp đồng

78

3.1.4. Hoàn thiện pháp luật về xác định mức bồi thường thiệt hại do vi
phạm hợp đồng

79

3.2.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật

84

3.3.

Nâng cao chất lượng của hoạt động xét xử

87

KẾT LUẬN


89

TÀI L IỆU THAM KHẢO

91

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS

: Bộ luật Dân sự

BTTH

: Bồi thường thiệt hại

LTM

: Luật thương mại


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Chế định hợp đồng là một trong những bộ phận cấu thành quan trọng và đồ
sộ nhất của bất cứ Bộ luật dân sự (BLDS) nào. Với tư cách là sự thỏa thuận giữa các
bên, là một trong những phương diện pháp lý chủ yếu được mọi cá nhân, tổ chức sử

dụng nhằm thỏa mãn các nhu cầu về mọi mặt trong cuộc sống, do vậy, hợp đồng
ln có vai trò quan trọng đối với sự vận hành của nền kinh tế. Do tầm quan trọng
của hợp đồng đối với đời sống xã hội nên các hệ thống pháp luật trên thế giới đều
đặt luật hợp đồng ở vị trí trung tâm của luật tư và ln quan tâm hồn thiện, phát
triển lĩnh vực pháp luật này.
Nếu như xác lập hợp đồng là quá trình các bên thỏa thuận, thống nhất với
nhau về các điều khoản hợp đồng thì thực hiện hợp đồng lại là quá trình các bên
biến các điều khoản họ đã tự nguyện cao kết thành hiện thực để đáp ứng các quyền
và nghĩa vụ mà họ mong muốn đạt được. Khi xác lập hợp đồng, thông thường các
bên sẽ tự giác thực hiện đầy đủ các điều khoản mà họ tự nguyện cam kết. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp, vì những lý do chủ quan hoặc khách quan mà bên
có nghĩa vụ khơng thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết, gây thiệt hại cho bên có
quyền trong quan hệ hợp đồng. Để khắc phục hậu quả bất lợi do hành vi vi phạm
hợp đồng của bên có nghĩa vụ mang lại, luật hợp đồng các quốc gia đều dự liệu một
biện pháp mà các bên bị thiệt hại khắc phục những hậu quả mà hành vi vi phạm hợp
đồng của bên có nghĩa vụ gây ra, qua đó giúp bên bị thiệt hại bảo vệ được các
quyền và lợi ích hợp pháp do vi phạm hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại (BTTH) do vi phạm hợp đồng là biện pháp pháp lý
quan trọng có vai trị bù đắp cho bên bị thiệt hại (bên có quyền) những tổn thất là
hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ của bất
cứ BLDS nào cũng là xây dựng cơ chế pháp lý để việc BTTH đó được diễn ra một
cách thuận lợi. Đây không phải là vấn đề pháp lý mới trong các hệ thống pháp luật

1


hiện đại nhưng lại là vấn đề chưa nhận được sự quan tâm đúng mức trong hệ thống
pháp luật Việt Nam. Chẳng hạn như những thiệt hại nào có thể được bồi thường,
căn cứ áp dụng biện pháp BTTH? Trong trường hợp nào bên vi phạm hợp đồng
được miễn trách nhiệm BTTH? Đây là những vấn đề vẫn chưa thực sự được giải

quyết triệt để trong pháp luật hợp đồng Việt Nam. Hiện nay, tại Việt Nam chế định
về BTTH do vi phạm hợp đồng được quy định tại các văn bản pháp luật khác nhau
như: BLDS, Luật thương mại (LTM), Luật kinh doanh bảo hiểm… Quy định về
trách nhiệm BTTH trong các luật chuyên ngành cần phải đảm bảo sự phù hợp với
BLDS với tư cách là luật gốc của hệ thống luật tư.
Bộ luật dân sự năm 2015 quy định trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp
đồng, đã có nhiều điểm mới, tiến bộ hơn so với BLDS năm 2005. Với nền kinh tế
thị trường phát triển như hiện nay, chế tài bồi thượng thiệt hại đã và đang là công cụ
vô cùng cần thiết để bảo vệ các thương nhân tham gia vào các quan hệ hợp đồng.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách tồn diện về chế tài này - đặc biệt trong bối
cảnh BLDS năm 2015 mới có hiệu lực thi hành được gần 3 năm là một vấn đề mang
tính cấp bách, có ý nghĩa quan trọng nhằm góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của các thương nhân. Đặc biệt, thơng qua việc nghiên cứu, tìm hiểu quy định
của BLDS năm 2015 về chế tài BTTH do vi phạm hợp đồng, chúng ta có thể phát
hiện những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, chưa phù hợp, từ đó đề xuất, kiến nghị
hoàn thiện quy định của pháp luật trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu
chế tài BTTH do vi phạm hợp đồng còn giúp các thương nhân Việt Nam vận dụng
pháp luật một cách có hiệu quả hơn.
Vì những lý do trên, tác giả xin chọn đề tài: "Trách nhiệm bồi thường thiệt
hại do vi phạm hợp đồng của thương nhân theo quy định của
Bộ luật dân sự 2015" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng được nhiều nhà khoa học nghiên
cứu pháp luật quan tâm. Đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về trách

2


nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng nói chung, trong đó có đề cập đến trách nhiệm
BTTH do xâm phạm hợp đồng như các bài viết:

Đinh Văn Quế: "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vi phạm hợp đồng", Tạp
chí Tịa án nhân dân, số 10, tháng 5-2004;
Tưởng Duy Lượng - Nguyễn Văn Cường: "Cách tính bồi thường do vi
phạm hợp đồng ", Tạp chí Tịa án nhân dân, số 10, tháng 5-2004;
Đinh Hồng Ngân: "Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng", Luận văn thạc sĩ
Luật học, năm 2006;
Trần Thùy Linh: "Bồi thường thiệt hại do hàng hóa khơng phù hợp với hợp
đồng theo quy định của Công ước Viên 1980 - So sánh với pháp luật Việt Nam",
Luận văn thạc sĩ Luật học, năm 2009;
Lê Thị Yến: "Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng dân sự - Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn", Luận văn thạc sĩ Luật học, năm 2013;
Nguyễn Thị Thu Huyền: "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng trong hoạt động thương mại", Luận văn thạc sĩ Luật học, năm 2013;
Bùi Thị Thanh Hằng: "Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng", Luận án
tiến sĩ Luật học, năm 2018;...
Nhìn chung, các đề tài đó đã nêu và phân tích những vấn đề chung về trách
nhiệm BTTH trong luật dân sự; đưa ra các yêu cầu cơ bản trong việc xác định trách
nhiệm BTTH, các quy định của pháp luật dân sự trong việc BTTH do vi phạm hợp
đồng, cơ sở để xác định trách nhiệm BTTH, các hình thức và mức bồi thường,
những trường hợp miễn hoặc giảm trách nhiệm bồi thường...
Tuy nhiên, các đề tài này hoặc đề cập ở dạng khái quát về trách nhiệm
BTTH do do vi phạm hợp đồng hoặc có đề cập chi tiết cụ thể hơn nhưng vào thời
điểm của BLDS năm 2005 đang tồn tại hiệu lực pháp lý. Tìm hiểu một cách có hệ
thống, chi tiết về trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng của thương nhân theo
BLDS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn mới thì chưa có một cơng trình khoa
học nào cho đến thời điểm hiện tại.

3



3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở nghiên cứu một cách chuyên sâu
các vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng theo quy
định tại BLDS năm 2015; trên cơ sở so sánh đối chiếu với qui định trách nhiệm
BTTH do vi phạm hợp đồng của một số quốc gia và một số văn bản pháp lý quốc tế

và BLDS năm 2005 nhằm góp phần làm rõ và làm phong phú thêm về cơ sở lý luận,
thực tiễn và pháp lý của vấn đề trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng, tiếp thu có
chọn lọc những điểm tiến bộ trong pháp luật quốc tế; đồng thời đưa ra những kiến
nghị cụ thể để sửa đổi, bổ sung các qui định còn bất cập, thiếu sót trong pháp luật
hiện hành, hồn thiện cơ chế pháp lý điều chỉnh trách nhiệm bồi thường do vi phạm
hợp đồng theo xu hướng hiện đại và hội nhập, qua đó nâng cao hiệu quả điều chỉnh
của pháp luật hợp đồng Việt Nam.
Để đạt được mục đính này, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu
các qui định của các văn bản pháp luật hiện hành về trách nhiệm BTTH do vi phạm
hợp đồng của thương nhân theo BLDS năm 2015; tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp
luật về BTTH do vi phạm hợp đồng của thương nhân theo BLDS năm 2015, qua đó
chỉ ra những bất cập trong các qui định của pháp luật và phương hướng hồn thiện
qui định của pháp luật về BTTH nói chung, pháp luật về BTTH do vi phạm hợp
đồng của thương nhân nói riêng.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu đề tài cao học luật, tôi chỉ nghiên cứu
những vấn đề lý luận cơ bản nhất về trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng của
thương nhân, đồng thời xem xét thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự do vi phạm
hợp đồng của thương nhân,
Luận văn này cũng đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc
trong giải quyết BTTH do vi phạm hợp đồng của thương nhân khi áp dụng các quy
định của BLDS năm 2015.

4



5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận nhận thức của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
Ngồi ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như phương
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp
phân tích, tổng hợp, thống kê... cũng được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của cơng trình nghiên cứu
Luận văn sẽ đề cập một cách có hệ thống, chi tiết trong qui định của pháp
luật về trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng của thương nhân; chỉ ra những khó
khăn, bất cập trong việc áp dụng pháp luật, đồng thời có những kiến nghị trong việc
hoàn thiện và áp dụng pháp luật trong việc xác định trách nhiệm BTTH do do vi
phạm hợp đồng của thương nhân trong thực tế hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm
hợp đồng của thương nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.
Chương 2: Thực trạng quy định của Bộ luật dân sự 2015 về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của thương nhân.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do
vi phạm hợp đồng của thương nhân trong Bộ luật dân sự 2015.

5


Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT
HẠI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG CỦA THƯƠNG NHÂN

1.1. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của
thương nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
1.1.1. Khái niệm hợp đồng
Hợp đồng xuất hiện cùng với sự xuất hiện của phân công lao động xã hội và
nhu cầu trao đổi hàng hóa của xã hội loài người với nhiệm vụ quan trọng là điều tiết
các quan hệ tài sản. Cùng với sự phát triển của nhân loại, vị trí và vai trị quan trọng
của hợp đồng ngày càng được khẳng định và ngày nay luật hợp đồng được xem là
bộ phận không thể thiếu trong mọi hệ thống pháp luật trên thế giới.
"Hợp đồng", "thỏa thuận", "cam kết" hay "thỏa ước" được xem là những
thuật ngữ tương đương cho dù có sự khác biệt về sắc thái sử dụng những thuật ngữ
này, trong số các thuật ngữ được sử dụng, "hợp đồng" là thuật ngữ được sử dụng
phổ biến trong các văn bản pháp lý quốc gia cũng như quốc tế. Mặc dù được sử dụng
phổ biến nhưng đến nay định nghĩa hợp đồng chỉ được tìm thấy trong hệ thống pháp
luật quốc gia mà hồn tồn vắng bóng trong các văn bản pháp lý quốc tế.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, định nghĩa hợp đồng được ghi nhận tại
Điều 388 BLDS năm 2005 và Điều 385 BLDS năm 2015. Theo đó, hợp đồng được
hiểu là "sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự". Có thể nhận thấy định nghĩa hợp đồng của BLDS năm 2015 được
thể hiện cơ đọng, có tính khái quát cao, phản ánh được bản chất của hợp đồng và do
đó, đáp ứng được yêu cầu được đặt ra đối với quy phạm của đạo luật gốc - điều
chỉnh mọi quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực tư. Dựa trên định nghĩa hợp đồng được
ghi nhận tại Điều 388 BLDS năm 2005, Điều 385 BLDS năm 2015 và các cách tiếp
cận khái niệm hợp đồng chính trên thế giới hiện nay, có thể nhận thấy BLDS Việt
Nam đã có cách tiếp cận khái niệm hợp đồng tương tự các quốc gia theo hệ thống

6


Civil law. Như vậy, cách tiếp cận khái niệm hợp đồng của BLDS năm 2005 cũng
như BLDS năm 2015 đã thể hiện rõ bản chất của hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các

chủ thể nhằm thiết lập các quyền và nghĩa vụ nhất định của các chủ thể, điều này
được thể hiện rõ thông qua mối liên hệ pháp lý chặt chẽ giữa các chủ thể đã tự
nguyện xác lập hợp đồng, theo đó quyền của chủ thể quyền chỉ có thể được đáp ứng
thơng qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của chủ thể nghĩa vụ.
Từ những phân tích trên, khái niệm hợp đồng có thể hiểu như sau: Hợp
đồng là sự ràng buộc pháp lý giữa các chủ thể đã tự nguyện thỏa thuận, xác lập các
quyền và nghĩa vụ nhằm đáp ứng hiệu quả các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

1.1.2. Khái niệm vi phạm hợp đồng
Các hệ thống pháp luật trên thế giới sử dụng các thuật ngữ khác nhau như
"không thực hiện hợp đồng (inexécution hay non-performance)", "vi phạm hợp
đồng (breach of contract)" hay "vi phạm nghĩa vụ (Pflichtverletzung)". Qua
nghiên cứu so sánh, chúng ta thấy Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng sử dụng
thuật ngữ "inexécution" được định nghĩa tại khoản 4, Điều 1:301 là "thể hiện việc
thiếu thực hiện nghĩa vụ từ hợp đồng, cho dù có thuộc trường hợp miễn trách
nhiệm hay không và cũng được áp dụng đối với việc chậm thực hiện, thực hiện
kém và từ chối hợp tác". Bộ nguyên tắc Unidroit cũng quy định tương tự về hợp
đồng thương mại quốc tế (chương 7). Ở Đức, thuật ngữ sử dụng phổ biến là "vi
phạm nghĩa vụ" [8].
Các quốc gia thuộc hệ thống Common law như Anh, Ireland hay Scotland
lựa chọn sử dụng thuật ngữ "vi phạm hợp đồng" để chỉ đến mọi hành vi không thực
hiện đúng hợp đồng [8].
Trên cơ sở các thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản pháp lý quốc tế
cũng có thể nhận thấy hai thuật ngữ được sử dụng phổ biến để chỉ đến trường hợp
không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng mà các bên đã tự nguyện cam kết trước đó
là "vi phạm hợp đồng" và "không thực hiện hợp đồng". "Vi phạm hợp đồng" là
thuật ngữ chủ yếu được sử dụng trong hệ thống Common law, trong khi thuật ngữ

7



"không thực hiện hợp đồng" lại được biết đến rộng rãi hơn trong hệ thống Civil law
nhưng nhìn chung trong các hệ thống pháp luật, thuật ngữ "không thực hiện hợp
đồng" và "vi phạm hợp đồng" được xem là hai thuật ngữ đồng nghĩa và được sử
dụng thay thế cho nhau và đều chỉ đến cùng một nội hàm là bao hàm mọi hành vi
không thực hiện đúng hợp đồng, cho dù là không thực hiện một phần, không thực
hiện tồn bộ, chậm thực hiện hay có khiếm khuyết trong việc thực hiện hợp đồng.
Khác với các hệ thống pháp luật trên thế giới, pháp luật hợp đồng Việt Nam
sử dụng cả thuật ngữ "vi phạm" và "không thực hiện" để chỉ đến hành vi không thực
hiện đúng hợp đồng.
Định nghĩa "vi phạm hợp đồng" được ghi nhận trực tiếp trong LTM năm
2005, theo đó vi phạm hợp đồng được hiểu là "việc một bên không thực hiện, thực
hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các
bên hoặc theo quy định của Luật này". Khác với LTM năm 2005, BLDS năm 2015
không trực tiếp đưa ra định nghĩa "vi phạm hợp đồng" mà khái niệm vi phạm hợp
đồng được biết đến thông qua khái niệm "vi phạm nghĩa vụ" được quy định như
sau: "Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời
hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của
nghĩa vụ" [20, khoản 1 Điều 351]. Như vậy theo quy định này thì "khơng thực hiện
nghĩa vụ đúng thời hạn", "thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ", "thực hiện không đúng
nội dung của nghĩa vụ" được hiểu là các trường hợp vi phạm nghĩa vụ nói chung và
vi phạm nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng nói riêng. Nói cách khác, thuật ngữ vi
phạm nghĩa vụ/vi phạm hợp đồng theo BLDS năm 2015 chỉ đến mọi trường hợp vi
phạm về thời hạn thực hiện, thực hiện nghĩa vụ có khiếm khuyết, khơng thực hiện
một phần nghĩa vụ hoặc khơng thực hiện tồn bộ nghĩa vụ đã cam kết. Như vậy, có
thể nhận thấy BLDS năm 2015 cũng như LTM 2005 đã lựa chọn cách tiếp cận đơn
khi đề cập đến khái niệm vi phạm nghĩa vụ, vi phạm hợp đồng.
Như vậy, có thể nhận thấy khái niệm vi phạm nghĩa vụ/vi phạm hợp đồng
được ghi nhận trong BLDS năm 2015:


8


Thứ nhất, bản chất của nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng là một loại nghĩa vụ
nên thuật ngữ "nghĩa vụ" được ghi nhận tại Điều 351 BLDS năm 2015 chỉ đến cả
các nghĩa vụ phát sinh ngoài hợp đồng và các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.
Thứ hai, theo quy định của khoản 1 Điều 351 BLDS năm 2015, "không thực
hiện nghĩa vụ đúng thời hạn", "thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ", "thực hiện không
đúng nội dung của nghĩa vụ" là các trường hợp vi phạm nghĩa vụ nói chung và vi
phạm nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng nói riêng. Cũng tương tự như vậy, khái niệm
vi phạm hợp đồng được ghi nhận tại khoản 12 Điều 3 LTM năm 2005 bao gồm các
hành vi "không thực hiện", "thực hiện không đầy đủ", "thực hiện không đúng nghĩa
vụ" theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của LTM năm 2005. Tuy
nhiên, có thể nhận thấy "không thực hiện", "thực hiện không đầy đủ" là những
trường hợp của "thực hiện không đúng nghĩa vụ".
Theo quy định tại BLDS 2015 nội dung của hợp đồng (nghĩa vụ) có thể bao
gồm: Đối tượng của hợp đồng; Số lượng, chất lượng; Giá, phương thức thanh toán;
Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; Quyền, nghĩa vụ của các bên;
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp [20, Điều 398].
Như vậy, trên cơ sở khoản 1 Điều 351, Điều 398 BLDS 2015 và khoản 12
Điều 3 LTM năm 2005, ta có thể nhận thấy khái niệm vi phạm nghĩa vụ được quy
định tại khoản 1 Điều 351 BLDS năm 2015 cũng như khoản 12 Điều 3 LTM năm
2005 chưa thật sự chính xác do có sự trùng lặp bởi theo Điều 398 BLDS năm 2015
thời hạn thực hiện hợp đồng, số lượng, chất lượng, giá cả… là các nội dung của hợp
đồng và "không thực hiện", "thực hiện không đầy đủ" là những trường hợp của
"thực hiện không đúng nghĩa vụ".
Như vậy, vi phạm hợp đồng được hiểu là hành vi khơng thực hiện đúng hợp
đồng của bên có nghĩa vụ, bao gồm hành vi không thực hiện một phần, không thực
hiện tồn bộ, chậm thực hiện hay có khiếm khuyết trong việc thực hiện hợp đồng.


Mặc dù có sự khác biệt trong việc sử dụng thuật ngữ chỉ đến hành vi không
thực hiện đúng nghĩa vụ mà các bên đã xác lập hợp đồng hợp pháp nhưng các thuật

9


ngữ được sử dụng trong pháp luật hợp đồng Việt Nam cũng như luật hợp đồng của
hầu hết các hệ thống pháp luật trên thế giới đều chỉ đến cùng một nội hàm là bao
hàm bất cứ sự không thực hiện hợp đồng nào, cho dù là hành vi không thực hiện
một phần, khơng thực hiện tồn bộ, chậm thực hiện hoặc có khiếm khuyết trong
việc thực hiện hợp đồng.
1.1.3. Khái niệm thương nhân
Quá trình phát triển, trong pháp luật Việt Nam, khái niệm thương nhân lần
đầu tiên được quy định trong LTM 1997 theo luật này thương nhân bao gồm cá
nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình, có đăng ký kinh doanh hoạt động thương
mại độc lập, thường xuyên [17, Điều 5]. Tuy nhiên, do nội hàm của khái niệm hoạt
động thương mại bị bó hẹp [17, Điều 45] nên đối tượng được coi là thương nhân
không nhiều. Hơn nữa, theo quy định của LTM 1997 thì một cá nhân, pháp nhân, tổ
hợp tác, hộ gia đình có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên thì
được coi là thương nhân và thuộc đối tượng điều chỉnh của LTM khi các chủ thể này
thực hiện một thủ tục hành chính bắt buộc đó là "đăng ký kinh doanh". Từ quy định
này của luật đã dẫn đến khơng ít trường hợp chủ thể hoạt động thương mại thường
xuyên, độc lập (đây chính là "thương nhân thực tế") nhưng lại khơng được coi là
"thương nhân" vì thế các hành vi thương mại của họ không chịu sự điều chỉnh của
LTM năm 1997. Chính điều này dẫn đến nhiều trường hợp chủ thể kinh doanh lợi dụng
quy định của LTM để lẩn trốn việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bạn hàng.
Để khắc phục hạn chế này, LTM 2005 ra đời, bên cạnh đó LTM 2005 còn
mở rộng khái niệm hoạt động thương mại "là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao
gồm mua bán hàng hóa cung cấp dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt
động khác nhằm mục đích sinh lợi" đã làm cho số lượng chủ thể là thương nhân

được mở rộng đáng kể. Theo quy định của LTM 2005 thì thương nhân là tổ chức, cá
nhân thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập, thường xuyên như một nghề
nghiệp. Cũng theo quy định của luật thì "đăng ký kinh doanh" chỉ là nghĩa vụ của
thương nhân. Điều này đồng nghĩa với việc luật cơng nhận có thương nhân thực tế

10


là các chủ thể có hoạt động thương mại độc lập thường xuyên nhưng chưa thực hiện
việc đăng ký kinh doanh và đối tượng này cũng phải chịu sự điều chỉnh của LTM.
Theo pháp luật Việt Nam hiện hành "thương nhân bao gồm các tổ chức
kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động một cách độc lập, thường
xuyên và có đăng ký kinh doanh" [19, Điều 6].
1.1.4. Khái niệm bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là chế tài quan trọng và cơ bản nhất nhằm bảo đảm lợi
ích của các bên khi hợp đồng bị vi phạm, tạo ra khả năng đảm bảo lợi ích một cách
tối đa cho mọi bên có liên quan trong quan hệ hợp đồng. Chính vì thế, chế tài này
được áp dụng cho hầu hết các hành vi vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, thế nào là
BTTH trong lĩnh vực hợp đồng là vấn đề chưa được BLDS làm rõ. Định nghĩa
BTTH do vi phạm hợp đồng không được đưa ra trong BLDS năm 2005, thay vào
đó, BLDS năm 2005 chỉ quy định các trường hợp vi phạm hợp đồng cụ thể như
chậm thực hiện nghĩa vụ, không thực hiện nghĩa vụ giao vật, không thực hiện một
công việc hay thực hiện một công việc không được phép thực hiện hoặc chậm tiếp
nhận việc thực hiện nghĩa vụ dân sự và buộc bên vi phạm hợp đồng phải BTTH cho
bên bị vi phạm khi thiệt hại xảy ra là hệ quả của hành vi vi phạm hợp đồng.
Bộ luật dân sự năm 2015 cũng không đưa ra định nghĩa BTTH mà chỉ nêu
lên quyền dân sự khi bị vi phạm thì được BTTH, "cá nhân, pháp nhân có quyền dân
sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa
thuận khác hoặc luật có quy định khác" [20, Điều 13]. LTM năm 2005 đưa ra định
nghĩa BTTH như sau: "Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những

tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm". Như vậy, có thể
nhận thấy LTM năm 2005 tiếp cận BTTH do vi phạm hợp đồng dưới góc độ là
quyền yêu cầu của bên có quyền lợi bị vi phạm đối với bên vi phạm, theo đó bên vi
phạm phải "trả tiền bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng gây ra".
Thực tế khi áp dụng các quy định của pháp luật dân sự, người ta thường hay
nhầm lẫn giữa phạt vi phạm và BTTH, một phần bởi hai hình thức trên đều là chế

11


tài về mặt vật chất, kết quả là khi áp dụng chế tài BTTH hoặc phạt vi phạm, bên bị
vi phạm đều nhận được một khoản tiền từ bên vi phạm. Do đó, một số hợp đồng tên
điều khoản là "Phạt vi phạm", nhưng nội dung điều khoản lại thể hiện là BTTH
hoặc ngược lại. Tuy nhiên, đó chỉ là hiện tượng bên ngồi, về mặt bản chất pháp lý
thì đây là hai chế tài hoàn toàn khác biệt. Sự khác biệt được thể hiện trên những nội
dung sau:
Một là, BTTH và phạt vi phạm các bên có thể thỏa thuận ghi trong hợp
đồng cả hai nội dung này hoặc chỉ ghi nhận thỏa thuận phạt vi phạm mà không yêu
cầu BTTH hoặc chỉ yêu cầu BTTH mà không phạt vi phạm. Điều quan trọng là
nghĩa vụ chứng minh của bên bị vi phạm để được áp dụng chế tài đã thỏa thuận.
Không chỉ phải chứng minh tồn tại hành vi vi phạm mà cịn phải chứng minh được
rằng có thiệt hại thực thực tế xảy ra, hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực
tiếp gây ra thiệt hại; mức độ tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra đồng thời,
bên yêu cầu BTTH phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất.
Hai là, xuất phát từ bản chất của hai chế định này là khác nhau, chế định
phạt vi phạm nhằm ngăn ngừa các vi phạm có thể xảy ra trong hợp đồng, còn chế
định BTTH nhằm vào việc khắc phục thiệt hại do hậu quả của hành vi vi phạm xảy
ra. Một chế định xuất phát từ sự dự liệu về quan hệ của các bên khi tiến hành ký kết
hợp đồng, còn một chế định xuất phát từ yêu cầu bù đắp những tổn thất do hành vi
vi phạm gây ra. Vì thế, chế tài phạt vi phạm có thể áp dụng cho dù chưa có thiệt hại

xảy ra hoặc thiệt hại nhỏ hơn mức phạt vi phạm. Trong khi đó, chế tài BTTH nhằm
bù đắp tổn thất nên sẽ chỉ bằng thiệt hại đã xảy ra hoặc thậm chí nhỏ hơn thiệt hại
đã xảy ra. Các bên khi tham gia vào quan hệ hợp đồng, tùy thuộc vào vị trí pháp lý
của mình để có thể thỏa thuận những điều khoản hợp lý nhất. Vấn đề xác định thiệt
hại theo khoản 1 Điều 419, BLDS năm 2015, thiệt hại được bồi thường do vi phạm
nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 419; Điều 13
và Điều 360 BLDS năm 2015. Trong khi đó, Điều 13 và Điều 360 BLDS năm 2015
chỉ nêu nguyên tắc chung là nếu một bên gây thiệt hại cho một bên khác thì phải bồi

12


thường cho bên này toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hay luật có
quy định khác. Khoản 2 Điều 419 BLDS năm 2015 chỉ đề cập thiệt hại là lợi ích mà
lẽ ra người có quyền (bên bị vi phạm) sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại và các
chi phí phát sinh do khơng hồn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với
mức BTTH cho lợi ích mà hợp đồng mang lại. Theo tác giả, rất khó để xác định
được các loại thiệt hại mà bên bị vi phạm có thể yêu cầu bồi thường từ các quy định
này. Nên đây sẽ là vướng mắc cần được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời
ban hành hướng dẫn làm cơ sở thống nhất về nhận thức và áp dụng khi cơ quan nhà
nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến nội dung này.
Mặt khác, thường số tiền BTTH do vi phạm hợp đồng được xác định bởi
Tịa án có thẩm quyền hay tổ chức trọng tài trên cơ sở thiệt hại mà bên bị vi phạm
phải chịu. Nhưng trong thực tế, các bên liên quan trong hợp đồng thường thỏa thuận
trước trong hợp đồng về số tiền BTTH khi xảy ra vi phạm là một con số cụ thể hay
được tính theo một cơng thức nhất định thơng qua điều khoản xác định mức BTTH
cụ thể (liquidated damages clause). Điều này hướng đến việc giảm thiểu chi phí
thương lượng hay chi phí tố tụng, hạn chế mức BTTH mà bên vi phạm phải trả hay
trong trường hợp ngược lại gây áp lực cho bên vi phạm thông qua việc quy định
một số tiền bồi thường lớn

Như vậy, theo tác giả: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là biện
pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng, nhằm bảo đảm cho trách
nhiệm dân sự theo hợp đồng được thực hiện bằng cách bù đắp những tổn thất là
hậu quả của hành vi vi phạm hợp đồng do bên vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị
vi phạm.
1.1.5. Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của
thương nhân
Trước khi được hiểu là một loại trách nhiệm pháp lý chịu sự điều chỉnh của
Luật tư như hiện nay thì "trách nhiệm bồi thường thiệt hại" đã trải qua một quá trình
phát triển với nhiều giai đoạn thể hiện bản chất khác biệt. Cổ luật Việt Nam cũng

13


không tách biệt trách nhiệm BTTH là một loại trách nhiệm thuộc luật tư và cũng chỉ
giải quyết các vấn đề thuộc trật tự cơng. Vì vậy, các điều luật trong bộ luật cổ như
bộ Quốc triều Hình luật của nhà Lê hay Hoàng Việt Luật lệ của Gia Long đều quy
định các điều khoản trách nhiệm về luật hình ví dụ: Điều 582 Quốc triều hình luật
đã quy định "Nếu những súc vật và chó đã húc, đá và cắn người mà cách làm hiệu
và ràng buộc không đúng phép - (theo đúng phép vật nào hay húc người thì phải cắt
hai sừng, đá người thì phải buộc hai chân, cắn người thì phải cắt hai tai)- hay là chó
dại mà khơng giết thì người chủ phải phạt 60 lượng. Nếu vì cớ trên, có người chết
hay bị thương thì phải tội quá thất. Nếu cố ý thả ra để làm cho người chết hay bị
thương thì phải tội kém tội đánh người bị thương hay đánh chết người một bậc.
Người được thuê đến để chữa bệnh cho súc vật, hay là người cố trêu chọc những vật
kia, mà bị thương hay chết, thì người chủ khơng phải tội".
Giai đoạn hiện nay, trách nhiệm BTTH được quy định và điều chỉnh bởi
Luật tư và các nguyên tắc tổng quát về trách nhiệm này đã được đặt ra ở tất cả các
nước. Ở Việt Nam, BTTH hiện nay được hiểu là một loại trách nhiệm dân sự theo
đó người có hành vi gây ra thiệt hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất

mà mình gây ra.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì trách nhiệm BTTH
được BLDS 2015 quy định tại Điều 360 về trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp
đồng và chương XX về trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Với quy định "Trường
hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường
tồn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác",
Điều 360 BLDS năm 2015 đã ghi nhận khái quát trách nhiệm BTTH do vi phạm
nghĩa vụ bao gồm quát trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng và trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi hợp đồng là căn cứ chủ
yếu làm phát sinh nghĩa vụ. Bên cạnh đó, Điều 360 BLDS năm 2015 còn chỉ rõ
nguyên tắc của BTTH và điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH. Theo đó, để
làm phát sinh trách nhiệm BTTH địi hỏi phải có 3 điều kiện: có hành vi vi phạm

14


nghĩa vụ; có thiệt hại; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm nghĩa vụ và
thiệt hại xảy ra.
Như vậy, theo tác giả: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp
đồng của thương nhân là một loại trách nhiệm dân sự phát sinh kể từ lúc một bên vi
phạm nghĩa vụ hợp đồng là thương nhân đã gây cho bên kia một sự thiệt hại, theo
đó bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra cho
bên kia. Các khoản thiệt hại đòi bồi thường phải nằm trong phạm vi được pháp luật
ghi nhận. Hình thức trách nhiệm này khơng nhằm duy trì hay chấm dứt hợp đồng
mà áp dụng ngay cả khi hợp đồng được tiếp tục thực hiện hay chấm dứt.
1.2. Đặc điểm của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của
thương nhân
Trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng là loại trách nhiệm dân sự mà
theo đó người có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng gây ra thiệt hại cho người
khác thì phải chịu trách nhiệm bồi thường những tổn thất mà mình gây ra. Như vậy,

trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng có các đặc điểm sau:
- Trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng bao giờ cũng phải dựa trên cơ
sở một hợp đồng có trước tức là giữa người được hưởng bồi thường và người gây ra
thiệt hại trước đó phải có một quan hệ hợp đồng.
- Trách nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng chỉ phát sinh khi có hành vi vi
phạm nghĩa vụ theo hợp đồng tức là không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
hợp đồng gây ra. Nếu giữa các bên tồn tại quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây
thiệt hại không phải là do vi phạm hợp đồng thì trách nhiệm phát sinh cũng khơng
phải là trách nhiệm theo hợp đồng.
- Chủ thể gây thiệt hại và người bị thiệt hại chính là các bên trong quan hệ
hợp đồng đó, trong đó một bên là thương nhân. BTTH do vi phạm hợp đồng được
áp dụng khi hành vi gây thiệt hại là hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng. Hành
vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng chỉ có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của các
bên tham gia trong hợp đồng đó. Do đó, nếu người thứ ba có lỗi để gây ra thiệt hại

15


cho một bên trong hợp đồng hoặc một bên trong hợp đồng gây ra thiệt hại cho
người thứ ba thì trách nhiệm dân sự phát sinh chỉ có thể là trách nhiệm ngồi hợp
đồng. Trường hợp này khơng áp dụng đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba
bởi lẽ đây là trường hợp ngoại lệ vì người thứ ba cũng là người có quyền lợi liên
quan và được đề cập đến trong hợp đồng.
1.3. Vai trò của việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại vi phạm hợp
đồng của thương nhân theo quy định của Bộ luật dân sự 2015
Như chúng ta đã biết, khi hợp đồng bị vi phạm dưới hình thức khơng thực hiện
nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng cam kết, bên vi phạm sẽ phải gánh chịu
một số biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với bên có quyền. Pháp luật nước ta quy
định hai hình thức chế tài vật chất cơ bản để bảo đảm thực hiện hợp đồng của thương
nhân nói riêng và các chủ thể quan hệ hợp đồng nói chung đó là bồi thường thiệt hại

và phạt vi phạm hợp đồng. Đây là hai chế tài được quy định trong khá nhiều văn
bản quy phạm pháp luật khác nhau, nổi bật nhất là BLDS 2015 và LTM 2005.
Trong hệ thống các văn bản quốc gia, BLDS được coi là đạo luật xương
sống áp dụng cho mọi giao dịch có tính chất bình đẳng, tự nguyện giữ các chủ thể
tham gia. Theo đó, đối với chế định hợp đồng của BLDS, các nhà làm luật quy định
theo hướng BLDS là nền tảng cho các loại hợp đồng bất kể chúng được ký kết ở
đâu, lĩnh vực hoạt động cụ thể của con người. Những đặc thù của mỗi hợp đồng sẽ
được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, trên cơ sở nguyên tắc ưu
tiên áp dụng luật chuyên ngành nếu pháp luật chuyên ngành khơng quy định thì áp
dụng quy định của BLDS, trong đó có chế định BTTH do vi phạm hợp đồng.
Trách nhiệm BTTH được ghi nhận tại các điều 13, 360, 361, 419 của BLDS
2015, quy định những vấn đề chung nhất về BTTH cũng như thiệt hại nào được bồi
thường, giải thích thế nào là thiệt hại vật chất? thế nào là thiệt hại về tinh thần?...
LTM 2005 với tính chất là luật chuyên ngành điều chỉnh các hoạt động thương mại
tại các điều 294, 295, 302 đến 307 sẽ quy định cụ thể các vấn đề như: Chủ thể trong
quan hệ BTTH, nguyên tắc áp dụng chế tài BTTH, căn cứ áp dụng, nghĩa vụ chứng

16


minh thiệt hại, nghĩa vụ hạn chế tổn thất, các trường hợp miễn trách nhiệm BTTH,
mối quan hệ giữa chế tài BTTH với các hình thức chế tài thương mại khác.
Như vậy, theo quy định của BLDS 2015, BTTH được khai thác theo hướng
bồi thường do vi phạm nghĩa vụ, bởi lẽ, hợp đồng là một căn cứ chủ yếu phát sinh
nghĩa vụ. Với tư cách là văn bản gốc điều chỉnh các quan hệ luật tư, quy định của
BLDS là cơ sở để các văn bản pháp luật khác quy định về chế định BTTH trong
những lĩnh vực hoạt động đặc thù.
Trong quan hệ giữa các thương nhân, pháp luật thương mại ra đời là cần
thiết để duy trì vào bảo đảm sự bình đẳng cho các chủ thể tham gia quan hệ hợp
đồng. Khi một hợp đồng thương mại đã được giao kết hợp pháp và phát sinh hiệu

lực pháp luật thì các bên phải thực hiện các nghĩa vụ mà mình đã thỏa thuận trong
hợp đồng. Nếu một bên có hành vi vi phạm hợp đồng thì phải gánh chịu những hậu
quả pháp lý bất lợi nhất định mà khoa học pháp lý gọi là chế tài. Chế tài có nhiều
loại nhưng cơ bản được chia thành hai loại là chế tài tài sản và chế tài nghiệp vụ.
Đối với mỗi chế tài đều có điều luật riêng để điều chỉnh. BTTH do vi phạm hợp
đồng là mọi chế tài dân sự được áp dụng nhằm bù đắp những thiệt hại thực tế mà
bên vi phạm gây ra cho bên bị vi phạm.
Theo đó, khi thương nhân thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng, thì họ phải
gánh chịu những tác động bất lợi từ phía Nhà nước và đối tác. Mục đích của các
biện pháp tác động này là nhằm nâng cao ý thức chấp hành hợp đồng, bảo đảm trật
tự kinh tế cũng như quyền và lợi ích của các chủ thể trong hoạt động sản xuất - kinh
doanh, nên việc áp dụng các chế tài mang tính tài sản trong đó có chế tài BTTH là
tất yếu, trừ khi chính bên bị vi phạm trong quan hệ hợp đồng không muốn áp dụng
chế tài này đối với bên vi phạm.
Tóm lại, thương nhân sinh ra là để thực hiện hoạt động thương mại, là để
kiếm tiền một cách hợp pháp. Vì vậy, các quan hệ hợp đồng mà thương nhân xác
lập chủ yếu là quan hệ hàng hóa - tiền tệ và việc thực hiện thành công hay không
thành công các quan hệ này có ảnh hưởng rất lớn đến mục đích hoạt động thương

17


mại của thương nhân. Chính vì vậy, nhà lập pháp đã phải căn cứ vào nhu cầu của
các thương nhân để xác định biện pháp chế tài nào là cần thiết phải áp dụng khi một
chủ thể nào đó "bội ước" (không thi hành hoặc thi hành không đúng hợp đồng). Và
nhà lập pháp đã đúng khi chọn chế tài BTTH là một chế tài tài sản. Đánh vào túi
tiền của các bên vi phạm hợp đồng và gây ra thiệt hại thì chỉ có biện pháp chế tài tài
sản là hữu hiệu nhất.
Chính vì vậy, BTTH do vi phạm hợp đồng là một công cụ pháp lý quan
trọng bảo đảm thực hiện đúng hợp đồng của thương nhân. Việc quy định trách

nhiệm BTTH do vi phạm hợp đồng trong BLDS 2015 là vô cùng quan trọng và
không thể thiếu trong pháp luật của quốc gia.
1.4. Sự phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam về quy định trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của thương nhân qua hai Bộ luật dân sự
2005 và 2015
Qua gần 10 năm thi hành và áp dụng, BLDS 2005 đã bộc lộ khơng ít những
điểm hạn chế và bất cập, nhiều quy định pháp luật đã dần trở nên lạc hậu hơn so với
sự phát triển mạnh mẽ của những quan hệ dân sự đang diễn ra ngày càng phong phú
và đa dạng trong thực tiễn. Việc sửa đổi, bổ sung những quy định pháp lý khơng cịn
phù hợp là một trong những yêu cầu cấp thiết để BLDS ln đóng vai trị là luật gốc
- luật mẹ trong hệ thống luật tư. Sau một thời gian dài xây dựng, BLDS 2015 đã
được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thơng qua và có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01/01/2017. Với việc sửa đổi, bổ sung gần như tồn bộ các quy định, BLDS
2015 đã có nhiều điểm mới phát triển, tiến bộ hơn so với BLDS 2005, đặc biệt là
chế định BTTH do vi phạm hợp đồng.
Trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ là một trong những nội dung được
bổ sung cơ bản so với quy định tại BLDS 2005. Thay vì chỉ quy định chung trong
một điều luật (Điều 307). BLDS 2015 dành tới 04 điều luật để quy định về nội dung
này (từ Điều 360 đến Điều 363 BLDS 2015). Từ quy định tại những điều này, có thể
thấy một số nội dung mới phát triển, nổi bật như sau:

18


Thứ nhất, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường được ghi nhận đầy đủ và
rõ ràng hơn.
Với quy định: "Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra khi bên
có nghĩa vụ phải bồi thường tồn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc luật có quy định khác" [20, Điều 360] - đây là quy định mới được bổ sung tại
BLDS 2015. Quy định này chỉ rõ trách nhiệm BTTH sẽ phát sinh khi có các yếu tố

sau: (i) Có thiệt hại; (ii) có hành vi vi phạm nghĩa vụ; (iii) có mối quan hệ nhân quả
giữa thiệt hại và hành vi vi phạm nghĩa vụ; (iv) có lỗi. Tuy "lỗi" khơng phải là một
điều kiện được nhắc đến trực tiếp trong điều luật nhưng có thể hiểu, khi các bên
trong hợp đồng có hành vi vi phạm nghĩa vụ thì hành vi đó được coi là có lỗi. Bên
cạnh đó, bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ gây thiệt hại những sẽ khơng phải BTTH
khi rơi vào trường hợp "luật có quy định khác" hoặc "các bên có thỏa thuận khác".
Như vậy, thay vì quy định trách nhiệm BTTH một cách chung chung như
quy định tại BLDS 2005, việc quy định trách nhiệm BTTH do vi phạm nghĩa vụ
thành một điều độc lập như BLDS 2015 đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng hơn trong việc
xác định các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường. Đồng thời, quy định này còn
tạo hành lang pháp lý cụ thể cho các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng trong việc
thỏa thuận về trách nhiệm BTTH khi một trong các bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ.
Thứ hai, các loại thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ trong hợp
đồng cũng được xác định cụ thể, đầy đủ và rõ ràng, hợp lý hơn so với trước đây.
Trên cơ sở những quy định chung về thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ, thiệt hại
được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được quy định tài Điều 419 BLDS
2015, cụ thể như sau:
"1. Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác
định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
2. Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra
mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền cịn có thể u cầu
người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do khơng hồn thành nghĩa vụ hợp đồng
mà khơng trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

19


3. Theo u cầu của người có quyền, Tịa án có thể buộc người có nghĩa vụ
bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án
quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc".

Đây là một quy định mới, có nội dung tiến bộ vượt bậc của BLDS 2015 so với
BLDS 2005. Theo đó, Điều 419 đã thể hiện được các điểm mới quan trọng như sau:

Một là, các thiệt hại được bồi thường không chỉ là các thiệt hại thực tế hiện
hữu như trước đây BLDS 2005 đã quy định mà còn cả các thu nhập bị bỏ lỡ (khoản
lợi mà đáng lẽ ra trong điều kiện bình thường thì bên bị thiệt hại có được nhưng do
hành vi vi phạm của bên kia mà mình đã khơng thu được).
Hai là, quy định thêm một loại thiệt hại được bồi thường, đó là các chi phí
mà bên bị vi phạm đã phải gánh chịu trong q trình thực hiện hợp đồng. Ví dụ, chi
phí th luật sư tham gia tố tụng Tịa án hoặc Trọng tài. Trong các tranh chấp dân
sự, phí luật sư hầu như chưa bao giờ được bên thua kiện hoàn trả cho bên thắng
kiện. Nay theo Khoản 2 của điều luật trên thì Tịa án đã có cơ sở pháp lý để buộc
bên thua kiện phải thực hiện nghĩa vụ này. Và đây cần phải được coi là một quy
định tiến bộ của BLDS 2015 liên quan đến chế định trách nhiệm BTTH do vi phạm
hợp đồng.
Ba là, theo Khoản 3 của Điều luật này thì người vi phạm có thể phải BTTH
về tinh thần cho người bị thiệt hại. Đây là một điểm mới liên quan đến các loại thiệt
hại được bồi thường mà trước đây được quy định cịn mập mờ, khơng rõ ràng, gây
tranh chấp khơng đáng có.
Thứ ba, về nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
Bộ luật dân sự 2005 đã có những quy định về nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế
thiệt hại trong một số hợp đồng nhất định, nhưng những quy định này chỉ mang tính
chất rời rạc, chưa trở thành một nội dung mang tính nguyên tắc. Ví dụ nhưng liên
quan đến nghĩa vụ của bên mua bản hiểm,bên được bảo hiểm và của bên bảo hiểm
khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, BLDS 2005 có quy định riêng về trường hợp này tại
Điều 575 cụ thể:

20



1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm hoặc bên được bảo hiểm
phải báo ngay cho bên bảo hiểm và phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết mà khả
năng cho phép để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
2. Bên bảo hiểm phải thanh toán chi phí cần thiết và hợp lý mà người thứ
ba đã bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại…
Hay liên quan đến vấn đề BTTH trong thời hạn bảo hành, Khoản 2 Điều 448
BLDS 2005 quy định: "bên bán không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh
được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bên bán được giảm mức bồi thường thiệt
hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép
nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại".
Vì vậy, để khắc phục hạn chế nêu trên, BLDS 2015 quy định việc ngăn
chặn, hạn chế thiệt hại trở thành một xử sự bắt buộc của bên có quyền. Điều 362
quy định: "Bên có quyền pháp áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại
không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình".
Việc quy định nghĩa vụ của bên ngăn chặn, hạn chế thiệt hại xảy ra là có
căn nguyên, đạo lý của đó. Bản chất của vấn đề này nằm ở chỗ, mọi vấn đề liên
quan đến quá trình ký kết cũng như thực hiện hợp đồng đều phải dựa trên nguyên
tắc thiện chí và hợp tác. Sẽ thật lãng phí và khơng hợp lý nếu như buộc bên vi phạm
nghĩa vụ phải gánh chịu toàn bộ thiệt hại, trong khi khơng buộc bên có quyền phải
hạn chế thiệt hại khi họ hồn tồn có thể làm việc đó. Quy định này rõ ràng thúc
đẩy sự hợp tác, thiện chí của các bên trong hợp đồng, đảm bảo sự cân bằng lợi ích
và hướng tới việc tất cả các bên trong hợp đồng cùng phát triển.
Thứ tư, về việc BTTH trong trường hợp bên vi phạm có lỗi.
Đây cũng được xem là một quy định có nhiều điểm mới của BLDS 2015 và
thể hiện sự tiến bộ của tư duy lập pháp của các nhà làm luật Việt Nam. Trước đây,
những quy định của BLDS 205 chỉ thể hiện được nội dung: bên có nghĩa vụ khơng
phải gánh chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ khơng thực hiện
được là hồn tồn do lỗi của bên có quyền. Tuy nhiên, trên thực tế đã gặp phải

21



trường hợp khi một bên vi phạm nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại là do lỗi một phần
của bên có quyền. Thực tiễn xét xử tại Tịa án cho thấy, Tòa án đã giải quyết theo
hướng bên vi phạm đương nhiên sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ
thiệt hại cho bên bị vi phạm mà chỉ chịu trách nhiệm BTTH một phần. Để đi đến
cách giải quyết này, rõ ràng Tịa án chỉ có thể áp dụng tương tựu những quy định
của BLDS 2005 về BTTH ngoài hợp đồng.
Để giải quyết tồn tại trên, BLDS 2015 đã bổ sung Điều 363 quy định trách
nhiệm BTTH trong trường hợp thiệt hại xảy ra do một phần lỗi của bên vi phạm
như sau: "Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phận lỗi của bên
bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi
của mình". Quy định này là hệ quả tất yếu của việc không thực hiện nghĩa vụ ngăn
chặn, hạn chế thiệt hại theo quy định tại Điều 362 BLDS 2015 của bên có quyền.
Đồng thời, quy định này phù hợp với thực tiễn và nguyên tắc tự chịu trách nhiệm
theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 BLDS 2015. Ngoài ra, quy định mới này cũng bảo
đảm sự phù hợp của quy định pháp luật với lẽ công bằng.
Kết luận Chương 1
Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng làm một trong hai biện pháp
trách nhiệm tài sản được BLDS 2015 ghi nhận. So với chế tài phạt vi phạm, chế tài
BTTH được BLDS quan tâm hơn nhiều vi tính chất phức tạp của nó (về điều kiện
áp dụng, về cách thức chứng minh thiệt hại và nhiều vấn đề liên quan khác). Điều
này giải thích tại sao, xét về quy mơ điều chỉnh pháp luật thì các quy định về BTTH
bao giờ cũng đồ sộ, đa dạng và rắc rối hơn nhiều so với chế tài phạt vi phạm. Nội
dung chương 1 tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản nhất về trách nhiệm
BTTH do vi phạm hợp đồng. Nội dung đầu tiên được triển khai trong chương 1 là
một số vấn đề lý luận cơ bản nhất về hợp đồng, vi phạm hợp đồng và trách nhiệm
BTTH do vi phạm hợp đồng của thương nhân theo quy định tại BLDS 2015. Và có
sự so với BLDS 2005, các quy định về chế tài BTTH do vi phạm hợp đồng đã có
tiến bộ hơn rất nhiều. Điều này thể hiện ở những điểm sau:


22


×