Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài tập Kinh Tế Học Lao Động pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.8 KB, 7 trang )

Họ và tên : Trần Minh Quang
Lớp : Kinh tế Học K34
MSSV : 108206729
Bài tập Kinh Tế Học Lao Động
Câu 1 : Tại sao đường cầu lao động lại dốc xuống ?
Trả lời :
● Như chúng ta đã biết khi lao động L tăng, với lượng vốn K và công nghệ không thay
đổi, mỗi giờ lao động tăng thêm thì kém hiệu quả hơn đơn vị lao động trước đó. Đây
được gọi là hiệu suất biên giảm dần
● - Hình dưới đây thể hiện quan điểm này, điều này đưa chúng ta đến với nhu cầu về lao
động.
● Chúng ta giả định rằng các doanh nghiệp đang tối đa hoá lợi nhuận, và CHỈ thuê thêm
lao động nếu việc đó làm cho lợi nhuận của họ tăng lên.
● Điều này có nghĩa là họ sẽ thuê thêm lao động NẾU:
Lợi nhuận từ việc thuê thêm lao động >= chi phí lao động tăng thêm
HOẶC NẾU
P
sản lượng
x tổng sản lượng tăng thêm >= mức tiền công.
HOẶC NẾU
P x MP
L
>= W.
● Doanh nghiệp sẽ thuê thêm lao động cho đến khi biểu thức này cân bằng: P x MP
L
=
W.
● Để chuyển sang mức lương thực tế, chúng ta chia cả hai vế biểu thức trên cho P:
MP
L
= , hay lợi nhuận thực tế của việc thuê lao động = chi phí thực tế của việc thuê


lao động.
Đây là quyết định làm tối đa hoá lợi nhuận, và do đó nó diễn tả nhu cầu lao động của
doanh nghiệp cho một doanh nghiệp cụ thể.
● Với đường MP
L
dốc xuống như chúng ta thấy trong hình trên, chúng ta có thể chuyển
thành đường cầu lao động, như trong hình dưới đây.
● Nếu mức tiền công thực tế là , doanh nghiệp sẽ thuê L
0
giờ lao động.
● Nếu mức tiền công tăng lên , thì nhu cầu lao động của doanh nghiệp giảm xuống
L
1
giờ lao động.
● Chính hiệu suất biên giảm dần của lao động đã cho chúng ta một đường cầu lao
động có độ dốc xuống.
Hình Đường cầu Lao động
Cầu 2: tại sao có sự khác biệt giàu và nghèo ?
Trả lời:
Em xin trích một bài viết có tựa : Nguyên nhân của giàu và nghèo ( KIM TỨ ĐỒ THU
NHẬP) của một thành viên của diễn đàn www.baihocthanhcong.com :
Bạn mong muốn gì ở cuộc sống này? Bạn có mơ ước hay không? Mơ ước của bạn là gì?
Vĩ đại hay giản dị? Nếu bạn là một người hoàn toàn bình thường, tôi tin chắc rằng, bạn
muốn hạnh phúc và thành công.
Tại sao tôi có thể khẳng định như vậy. Bởi đã có một danh nhân nổi tiếng nói rằng: “Tất
cả mọi người trên thế giới dù giàu hay nghèo, địa vị cao hay thấp, ở bất cứ nơi đâu, dù
nói ra hay không nói ra thì trong sâu thẳm lòng họ luôn có một MƠ ƯỚC xây dựng cuộc
sống tốt hơn hiện tại”. Mơ ước đó có thể vô cùng giản dị, cũng có thể đầy hoài bão xa
xôi, và trong thời đại ngày nay, điều mà bất cứ một người nào đều mong muốn, đó là một
ngôi nhà đẹp, một chiếc xe hơi sang trọng hay những chuyến du lịch tuyệt vời vòng

quanh thế giới dành cho cả gia đình. Những ước mơ trong cuộc sống, đó là điều vừa làm
cho chúng ta cảm thấy phấn khích, say mê vừa làm cho trái tim nhiều người trong chúng
ta cảm thấy sợ hãi. Tại sao chúng ta lại sợ hãi? Bởi hầu hết các bạn đều biết để thực hiện
được những ước mơ đó, chúng ta cần thực sự làm chủ được khả năng tài chính của bản
thân mình. Đôi khi trong cuộc sống, có nhiều người trong chúng ta thường tự hỏi, tại sao
cũng 24h như nhau nhưng có những người sống một cuộc sống thật thảnh thơi, thoải mái,
giàu sang, trong khi nhiều người khác lại phải luôn chật vật với cuộc sống của mình thậm
chí luẩn quẩn trong vòng quay tài chính không lối thoát. Liệu đó có phải do người giàu
may mắn hơn người nghèo hay anh này có số giàu còn anh kia có số nghèo? Hoặc bạn
nghĩ người giàu thường thông minh hơn người nghèo? Tất cả đều không phải, đó là sự
khác nhau đơn giản về tư duy kiếm tiền giữa một người giàu có và một người lao động
thông thường.
Bạn có muốn biết sự khác nhau quan trọng đó là gì hay không? Đây là một bí mật được
sử dụng bởi tất cả những người giàu mà những người lao động trung bình không biết. Sự
thiếu hiểu biết của chúng ta về bí mật này chính là lý do mà 94% người dân Việt Nam đã
nghỉ hưu với hoặc dưới mức sống tối thiểu. Bí mật đó là: Người giàu xây dựng HỆ
THỐNG!! Họ xây dựng việc kinh doanh của chính mình và tận dụng lực đòn bẩy thời
gian của người khác. Họ hiểu sâu sắc một điều rằng, họ không thể làm giàu một mình
cũng như dùng thời gian và sức khỏe của bản thân để đánh đổi lấy tiền bạc suốt cuộc đời.
Người giàu, họ dành thời gian để xây dựng một hệ thống sản sinh lợi nhuận và khi hệ
thống đó hình thành, nó sẽ mang lại thu nhập suốt đời cho họ.
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, có một bộ sách dạy làm giàu mà hiện nay đã rất nổi
tiếng trên thế giới mang tên “Cha giàu, cha nghèo” của tác giả Robert Kiyosaki. Bộ sách
này thường xuyên đứng ở vị trí cao nhất trong các bảng xếp hạng về những quyển sách
dạy làm giàu bán chạy nhất thế giới. Xuyên suốt bộ sách này, ông đã đề cập đến Kim tứ
đồ nói về tất cả các phương pháp kiếm tiền trên thế giới. Ông nói rằng: Dù bạn kiếm tiền
bằng bất cứ phương pháp gì, bạn cũng sẽ ở một trong 4 góc của Kim tứ đồ này và khi bạn
đã hiểu rõ Kim tứ đồ, bạn sẽ dễ dàng nhận ra Bạn đang làm việc vì tiền hay Tiền đang
làm việc cho bạn.


4 NHÓM NGƯỜI TRONG XÃ HỘI:
NHÓM E NHÓM B

NHÓM S NHÓM I
1, NHÓM THỨ NHẤT: Nhóm E là những người làm công ăn lương, tức là họ có
một công việc cố định, làm thuê cho một tổ chức, cơ quan hay một ông chủ và được trả
lương. Họ thường làm việc 8h một ngày, tối thiểu 5 ngày một tuần, 4 tuần một tháng, 12
tháng một năm trong suốt khoảng 30 năm cuộc đời. Họ hưởng lương cố định hàng tháng
và phải đánh đổi thời gian, sức khoẻ, trí tuệ và đôi khi cả hạnh phúc của mình để lấy
khoản lương đó. Có thể bạn thấy rõ nếu chỉ kiếm tiền theo phương pháp này, bạn sẽ
không bao giờ giàu. Tuy nhiên hầu hết người dân lại chọn kiếm tiền theo phương pháp
này. Họ gọi đó là một công việc ổn định với một nguồn thu nhập ổn định. Nhưng trên
thực tế, nguồn thu nhập đó không phải do họ quyết định và nó phụ thuộc hoàn toàn vào
ông chủ, vào sự biến động của nền kình tế và vào sức khoẻ của họ. Đặc biệt, cho dù họ có
được công việc đó suốt đời, thì họ cũng luôn ở trong tình trạng suốt đời đổi thời gian lấy
tiền bạc. Robert Kiyosaki gọi đó là vòng Rat Race. (Bạn có đang ở góc này của Kim tứ
đồ? Quan trọng hơn: Bạn đã hài lòng hay có nhận thấy nhu cầu thay đổi?)
2, NHÓM THỨ 2: Nhóm S là những người làm kinh doanh nhỏ hay còn gọi là
những người tự làm công, họ thường là chủ một cơ sở kinh doanh nhỏ của riêng mình ví
dụ như phòng mạch tư, văn phòng tư vấn hay kinh doanh kiểu gia đình như quán internet,
tiệm may, tạp hoá, cửa hàng quần áo… Những người làm việc ở góc thứ 2 của Kim tứ đồ
thông thường là những người giỏi và có năng lực trong lĩnh vực họ đang làm. Do đó, họ
không thích làm công cho người khác mà tự mình làm chủ một cơ sở kinh doanh riêng
hoặc một công ty riêng. Điểm mạnh của họ là nếu mọi thứ tốt đẹp, họ kiếm được thu
nhập khá hơn nhiều so với một người làm công ăn lương thông thường và phần nào tự
quyết định được nguồn thu nhập của mình. Điểm yếu lớn nhất của họ là: Họ vừa là ông
chủ, vừa là nhân công, nên Robert Kiyosaki gọi những người này là làm công cho chính
mình. Nếu họ dừng làm việc, nguồn thu nhập của họ có nguy cơ bị đe doạ ngay. Họ vẫn
phải đổi thời gian, sức khỏe, trí tuệ và đôi khi kể cả hạnh phúc để lấy tiền. (Bạn có là
người của góc thứ 2?)

3, NHÓM THỨ 3: Nhóm B là những người làm chủ hệ thống, họ dành thời gian
vào việc xây dựng và duy trì một hệ thống sản sinh lợi nhuận và sau đó hệ thống mang lại
thu nhập suốt đời cho họ. Những người làm việc trong góc thứ 3 này hiểu rất rõ sức mạnh
của hệ thống, họ cũng biết rằng khi xây dựng thành công một hệ thống có khả năng mang
lại lợi nhuận, hệ thống sẽ giải thoát họ khỏi công việc và mang lại cho họ sự giàu có.
4, NHÓM CUỐI CÙNG: Nhóm I là những nhà đầu tư, họ bắt đồng tiền làm việc
cho mình bằng cách đầu tư tiền vào các hạng mục khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu hay
bất động sản,
Khi kiếm tiền bằng các phương pháp bên trái Kim tứ đồ, bạn đang có dạng thu nhập
chủ động, tức là khi bạn còn làm việc, bạn còn có thu nhập, bạn dừng làm việc, bạn dừng
thu nhập. Đương nhiên nếu chỉ kiếm tiền theo cách này, chúng ta sẽ không bao giờ được
tự do về tài chính. Hơn nữa có lẽ bạn cũng giống như tôi, chúng ta không muốn dành cả
cuộc đời của mình chỉ để đi đánh đổi thời gian, sức khỏe và trí tuệ để lấy tiền bạc. Khôn
ngoan hơn, bạn có thể bắt đầu tìm cách vượt rào sang phía bên phải Kim tứ đồ để xây
dựng một nguồn thu nhập thụ động, lúc đó Hệ thống sẽ làm việc cho bạn.
Bạn sẽ lựa chọn phương pháp làm việc nào?
Cố gắng nỗ lực và kiên trì từ 3 đến 5 năm sau đó tận hưởng cuộc sống giàu có, hạnh
phúc; hay sẽ lam lũ cần mẫn làm việc và nghèo khó cả đời ?
Qua bài viết này theo quan điểm của em về sự khác biệt giàu và nghèo
chính là ở sự khác nhau cơ bản về tư duy kiếm tiền ( giữa người giàu có
và người lao động thông thường ) hay nói cách khác người biết kiếm
tiền là người biết xây dựng “ hệ thống”.
Câu 3 : tại sao tỷ lệ thất nghiệp ở các nước Bắc âu như Na Uy, Thụy
Điển, Phần Lan, Đan Mạch… lại thấp ?
Trả lời : Ta có thể nhận thấy đặc điểm chung ở phần lớn các nước Bắc Âu là :
- Ít chịu ảnh hưởng từ chiến tranh và có chính sách phát triển kinh tế vững mạnh.
- Dân số ít, mức độ đầu tư cho giáo dục cao.
- Thu nhập bình quân đầu người cao nhất thế giới.
- Chỉ số phát triển con người Liên hợp quốc thuộc hàng cao nhất trên thế giới.
- Và đặc biệt hệ thống phúc lợi và chăm lo xã hội rộng khắp. Đây cũng chính là nguyên

nhân chính làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở các nước này thấp bậc nhất trên thế giới, các nước
này xây dựng một hệ thống phúc lợi xã hội như một dự án chính trị và được đẩy mạnh
bao gồm tất cả mọi người từ trẻ em đến những người về hưu, đặc biệt bảo hiểm và trợ cấp
thất nghiệp rất cao.
Các quốc gia Bắc Âu được đề cập trong bài viết bao gồm Đan Mạch, Thụy Điển, Phần
Lan, Na Uy, Bỉ, Ailen và Hà Lan. Đây là những quốc gia công nghiệp phát triển có các
hệ thống an sinh xã hội khá toàn diện với các chương trình trợ cấp xã hội thông qua thuế
dành cho người thu nhập thấp và các chương trình an sinh xã hội dựa trên sự đóng góp
của người lao động và chủ sử dụng lao động dưới cả hai hình thức bắt buộc và tự nguyện.
Với đặc thù kinh tế xã hội của khu vực này, hầu hết người lao động của các nước Bắc Âu
làm việc trong khu vực kinh tế chính thức và được bảo hiểm bởi các chương trình bảo
hiểm thất nghiệp dựa trên đóng góp hoặc thông qua thuế thu nhập.
Khi bị mất việc làm không tự nguyện, có khả năng làm việc, sẵn sàng cho việc làm mới
và đã đăng ký thất nghiệp tại cơ quan bảo hiểm thất nghiêp thì người thất nghiệp sẽ được
hưởng một mức lương thất nghiệp tương ứng với mức đóng góp trước đó của họ cho đến
khi họ tìm được việc làm mới. Khoản lương thất nghiệp này được các quỹ bảo hiểm thất
nghiệp chi trả trong một khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào mức đóng, thời gian
đóng góp trước đó của người lao động và quy định của từng quốc gia nhằm giúp cho
người thất nghiệp duy trì một mức thu nhập ổn định trong thời gian tìm kiếm việc làm
mới hoặc nâng cao kỹ năng nghề nghiệp để tham gia vào thị trường lao động sớm nhất
trong điều kiện có thể. Nếu người thất nghiệp không tìm được việc làm mới mà hết thời
gian hưởng lương thất nghiệp theo quy định thì họ có thể đăng ký nhận trợ cấp xã hội
thay vì lương thất nghiệp. Khoản trợ cấp xã hội này sẽ cung cấp cho người thất nghiệp
một khoản thu nhập cơ bản thấp hơn lương thất nghiệp nhằm mục đích duy trì mức sống
tối thiểu và thường không có quy định giới hạn thời gian hưởng trợ cấp xã hội.
Theo thông lệ chung của các chương trình bảo hiểm thất nghiệp, với mục đích khuyến
khích người thất nghiệp tìm việc làm và không ỷ lại vào khoản lương thất nghiệp, các
chương trình bảo hiểm thất nghiệp tại các quốc gia Bắc Âu thường quy định người thất
nghiệp phải có một thời gian làm việc và đóng bảo hiểm nhất định trong năm trước khi bị
mất việc. Ngoài ra người thất nghiệp phải đăng ký với cơ quan hỗ trợ việc làm tìm kiếm

việc làm mới và chờ một khoảng thời gian (waiting period) từ 1 đến 2 tuần trước khi
được quyền hưởng lương thất nghiệp. Các chương trình bảo hiểm thất nghiệp thường quy
định thời gian hưởng chế độ thất nghiệp giới hạn trong khoảng từ 6 tháng 2 năm tùy
thuộc vào độ tuổi và thời gian tham gia bảo hiểm của người lao động để đảm bảo tính bền
vững tài chính của quỹ bảo hiểm thất nghiệp và khuyến khích người lao động tái hòa
nhập vào thị trường lao động.
Câu 4:
Ngắn hạn Dài hạn Siêu dài hạn
Lao động (L) Có thay đổi Có thay đổi Có thay đổi
Vốn (K) Không thay đổi Có thay đổi Có thay đổi
Công nghệ (Tech) Không thay đổi Tùy ngành Có thay đổi
Ngắn hạn : Doanh nghiệp chỉ có thể thay đổi sản lượng bằng cách thay đổi lượng lao
động (L) nhưng khó có thể thay đổi vốn (K) và Công nghệ (Tech) với một thời gian ngắn.
Siêu dài hạn: Doanh nghiệp hoàn toàn có thể thay đổi lượng lao động (L), vốn (K) và
công nghệ (Tech) để mở rộng quy mô sản xuất và tăng sản lượng như thuê thêm kho bãi,
mở rộng phân xưởng, tăng cường sản xuất đồng thời có thể thay đổi công nghệ đế nâng
cao năng xuất trong thời gian siêu dài hạn.
Dài hạn : Doanh nghiệp cũng có thể thay đổi lượng lao động (L) và Vốn (K) để mở rộng
quy mô nhưng riêng công nghệ thì tùy ngành và tính chất mỗi ngành:
- Đối với ngành như điện tử, viễn thông… thì có thể dễ thay đổi công nghệ trong một thời
gian nhất định.
- Đối với các ngành như chế biến, may mặc, hóa chất … thì khó có thể thay đổi công
nghệ trong dài hạn, đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu, áp dụng thử nghiệm lâu dài.

×