Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

PHÉP BIỆN CHỨNG về mối LIÊN hệ PHỔ BIẾN và vận DỤNG PHÂN TÍCH mối LIÊN hệ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH tế với bảo vệ môi TRƯỜNG SINH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.23 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
……….o0o……….

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ VẬN DỤNG PHÂN
TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG SINH THÁI

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Mai Chi
Mã sinh viên

: 2215210024

Số thứ tự

: 08

Lớp tín chỉ

: TRI114.4

Giáo viên hướng dẫn: TS. Đào Thị Trang

Hà Nội, 2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 2
NỘI DUNG.............................................................................................................................................. 3


I. PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN......................................... 3
1. Khái quát về phép biện chứng........................................................................................... 3
1.1. Khái niệm biện chứng, phép biện chứng............................................................ 3
1.2. Phép biện chứng duy vật............................................................................................... 3
2. Nguyễn lý về mối liên hệ phổ biến................................................................................... 4
2.1. Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến.................................................... 4
2.2. Tính chất của các mối liên hệ.................................................................................... 4
2.3. Ý nghĩa phương pháp luận......................................................................................... 5
II. MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG SINH THÁI................................................................................................................... 6
1. Tăng trưởng kinh tế................................................................................................................ 6
1.1. Tăng trưởng kinh tế là gì?........................................................................................... 6
1.2. Các hoạt động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế................................................... 6
2. Môi trường sinh thái............................................................................................................... 7
2.1. Khái niệm............................................................................................................................... 7
2.2. Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sinh thái.............................7
3. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ mối trường sinh thái
thông qua phép biện chứng.......................................................................................................... 7
3.1. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ mối trường sinh
thái............................................................................................................................................................... 7
3.2. Thực trạng............................................................................................................................ 9
3.3. Giải pháp cho vấn đề cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ
môi trường............................................................................................................................................. 11
KẾT LUẬN.......................................................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................... 14


LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới bao la rộng lớn, mọi sự vật, mọi sự việc, mọi hiên tương đều có
mối tương quan, liên kết, liên hệ chặt chẽ với nhau. Mọi thứ như được kết nối

bằng một mạng lưới rộng lớn, chúng bổ trợ nhau cũng ảnh hưởng lẫn nhau,
không một sự vật sự việc hay hiện tương nào có thể tồn tại một cách độc lập,
cách biệt và hiển nhiên sự sống của chúng ta cũng luôn tồn tại và phát triển cùng
với sự hỗ trợ của môi trường và ngược lại.
Hiện nay cùng với tốc độ tăng trưởng của kinh tế và đời sống của con
người ngày càng được cải thiện thì những điều đó cũng đã và đang gây ảnh
hưởng không nhỏ về mặt sinh thái môi trường. Việt Nam là một quốc gia đang
trên đà phát triển kinh tế, điều này cải thiện rất nhiều về mặt vật chất cũng như
cuộc sống của con người nhưng bên cạnh đó nó cũng đang đè áp lực rất lớn đến
vấn đề bảo vệ môi trường, để trả cái giá cho việc phát triển kinh tế thì đồng
nghĩa là sẽ mất đi nguồn tài nguyên thiên nhiên khi bị khai thác trầm trọng.
Những điều đó đã gây tiêu cực về các mối liên hệ phổ biến. Chính vì vậy tơi
đã quyết định chọn đề tài “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận
dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
sinh thái” nhằm mục đích làm rõ hơn về tình hình tổng quan về mối liên hệ
giữa kinh tế và mơi trường, tìm ra các biện pháp để cải thiện đồng thời hai mặt,
để chúng có thể bổ trợ lẫn nhau chứ không phải tác động tiêu cực. Đồng thời
tuyên truyền về mơi trường có tính quan trọng đến thế nào để mọi người thấy và
hiểu rõ, cùng nhau chúng tay bảo vệ môi trường sinh thái hiện nay.
Đay la mọt đê tai mang tinh khai quat cao, mạc du rât cô gắng, song, bai
tiêu luạn khong tranh khoi nhưng han chê, thiêu sot vê nọi dung cung nhu hinh
thưc. Kinh mong thây co xem xét va gop ý đê bai tiêu luạn nay đuơc hoan thiẹn
hon.


NỘI DUNG
I. PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
1. Khái quát về phép biện chứng
1.1. Khái niệm biện chứng, phép biện chứng
Trong chủ nghĩa Mác – Lênin, biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ,

tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện
tượng, quá trình trong tự nhiên xã hội và tư duy.
Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Biện
chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất, còn biện chứng chủ
quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào trong đời sống con người.
Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế
giới thành hệ thống các nguyên lýý́, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống
các nguyên tác phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn. Với nghĩa như
vậy, phéý́p biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan, đồng thời nó cũng đối lập
với phéý́p siêu hình – phương pháp tư duy về sự vật, hiện tượng của thế giới
trong trạng thái cô lập và bất biến.
1.2. Phép biện chứng duy vật
Phéý́p biện chứng đã phát triển qua ba giai đoạn, ba hình thức cơ bản, trong
đó giai đoạn phát triển cao nhất trong lịch sử triết học là phéý́p biện chứng duy
vật của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Trên cơ sở khái quát các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, những quy
luật phổ biến của các quá trình vận động phát triển của mọi sự vật, hiện tượng
trong tự nhiên, xã hội và tư duy, phéý́p biện chứng duy vật cung cấp những
nguyên tắý́c, phương pháp luận chung nhất cho quá trình nhận thức và cải tạo thế
giới. Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “Phéý́p biện chứng… là môn khoa học về
những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã
hội loài người và của tư duy”.


2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
2.1. Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
Trong phéý́p biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự
tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt,
các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên

hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối
liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên
hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế
giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của phéý́p biện chứng. Đó là các mối liên hệ
giữa các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái chung và cái
riêng, bản chất và hiện tượng, v.v. Như vậy, giữa các sự vật hiện tượng của thế
giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ
biến ở những phạm vi nhất định. Đồng thời, cũng tồn tại những mối liên hệ phổ
biến nhất, trong đó những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ
phổ biến trong những điều kiện nhất định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và
phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa dạng và ngược lại, tính đa
dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư
duy.
2.2. Tính chất của các mối liên hệ
Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú là những tính
chất cơ bản của các mối liên hệ.
Tính khách quan: Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của
các sự vật, hiện tượng của thế giới là có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự
quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng (hoặc
trong bản thân chúng) là cái vốn có, tồn tại độc lập khơng phụ thuộc vào ýý́ chí
của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó
trong hoạt động thực tiễn của mình.


Tính phổ biến: Theo quan điểm biện chứng thì khơng có bất cứ sự vật, hiện
tượng hay q trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay
q trình khác. Đồng thời, cũng khơng có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không
phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối
liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống,
hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác

và làm biến đổi lẫn nhau.
Tính đa dạng, phong phú: Quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác –
Lênin không chỉ khẳng định tính khách quan, tính phổ biển của các mối liên hệ
mà cịn nhận mạnh tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ. Tính đa dạng,
phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay
q trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai
trị khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối
liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng nhưng trong những điều kiện cụ thể
khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát triển của
sự vật hiện tượng thì cũng có những tính chất và vai trị khác nhau. Như vậy,
khơng thể đồng nhất tính chất và vị trí, vai trị cụ thể của các mối liên hệ khác
nhau đối với mỗi sự vật, hiện tượng nhất định trong những điều kiện xác định.
Đó là các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ bản chất và hiện
tượng, mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp, ... của
mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Quan điểm về tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm
quan niệm về sự thể hiện phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phỏ biến ở các
mối liên hệ dặc thù trong mỗi sự vật, mỗi hiện tương, mỗi q trình cụ thể trịn
những điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
2.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm tồn diện.
Quan điểm tồn diện địi hỏi trong nhận thức và xử lýý́ các tình huống thực
tiễn cần phải xem xéý́t sự vật, hiện tượng tròn mối quan hệ biện chứng qua lại


giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt chính của sự vật, hiện tượng và
trong sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng
khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng và xử lýý́
có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. Như vậy, quan điểm toàn diện đối

lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn. V.I.

Lênin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được các sự vật, cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự
vật đó”.
Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm tồn diện thì đồng thời
cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm này thể yêu
cầu trong việc nhận thức và xử lýý́ các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần
phải xéý́t đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình hống phải
giải quyết khác nhau tròn thực tiễn. Phải xác định rõ vị trí, vai trị khác nhau của
mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể để từ đó có được những
giải pháp đúng đắý́n và có hiệu quả trong việc xử lýý́ các vấn đề thực tiễn. Như
vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắý́c phục quan
điểm phiến diện, siêu hình mà còn phải tránh và khắý́c phục quan điểm chiết
trung, ngụy biện.
AI.

MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI BẢO VỆ MÔI

TRƯỜNG SINH THÁI
1. Tăng trưởng kinh tế
1.1. Tăng trưởng kinh tế là gì?
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc
tổng thu nhập quốc dân (GNP) trong một thời gian nhất định. Tăng trưởng kinh
tế còn được định nghĩa là sự gia tăng mức sản xuất mà nền kinh tế tạo ra theo
thời gian. Nó thể hiện sự thay đổi về số lượng, chất lượng, quy mô của một nền
kinh tế theo chiều hướng đi lên. Chính vì vậy, tăng trưởng kinh tế đang được
xem là nhiệm vụ cấp thiết quan trọng ở hầu hết các quốc gia.
1.2. Các hoạt động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế



Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, kể từ năm 1986
Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống xã
hội. Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu,
bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lí của Nhà nước. Để đất nước có thể hội nhập với thế giới,
chính phủ đã và đang đẩy mạnh các chính sách như khuyến khích đầu tư trong
nước và nước ngồi, đầu tư phát triển khoa học cơng nghệ, chính sách thương
mại thự do,... Từ đó thu được những thành quả khơng nhỏ cho công cuộc phát
triển kinh tế.
2.

Môi trường sinh

thái 2.1. Khái niệm
Sinh thái đượcc hiểu là nhà ở, nơi cư trú, sinh sống. Trong khi môi trường là
một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngồi của một hệ thống
nào đó. Qua đó có thể hiểu môi trường sinh thái là “bao gồm tất cả những điều
kiện xung quanh có liên quan đến sự sống”. Đối với con người, mơi trường
sinh thái là tồn bộ các điều kiện tự nhiên và xã hội, cả vơ cơ và hữu cơ, có mối
liên hệ tới sự sống của con người, sự tồn tại và phát triển của xã hội.
2.2. Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sinh thái
Môi trường cung cấp cho con người không gian để sống, nguồn tài nguyên
để sản xuất và cũng chính là nơi chứa đứng rác thải. Vì vậy, bảo vệ mơi trường
cũng chính là bảo vệ sự sống của chúng ta. Bảo vệ môi trường sinh thái là giữ
cho môi trường luôn trong lành, sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện
môi trường, đồng thời ngăn chặn, khắý́c phục hậu quả xấu do con người và thiên
nhiên tạo ra, khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên. Đây chính là nhiệm
vụ trọng yếu, cấp bách của mỗi quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân, là trách

nhiệm của bất kì tổ chức cá nhân nào.
3.

Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh

thái thông qua phép biện chứng
3.1. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường
sinh thái


Giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ln có mối quan hệ tác động
qua lại lẫn nhau, đó chính là mối liên hệ biện chứng bao gồm hai mặt thống nhất
và mâu thuẫn.
Tăng trưởng kinh tế được sinh ra, tồn tại và phát triển hoàn toàn phụ thuộc
vào con người nên nó là cái tồn tại chủ quan. Trong khi đó, mơi trường sống
sinh ra và tồn tại trong tự nhiên, tồn tại một cách khách quan độc lập với ýý́ thức
của con người. Tuy nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái lại phụ thuộc vào ýý́ muốn
chủ quan của con người, con người trực tiếp tác động làm môi trường tốt lên hay
xấu đi. Môi trường chịu tác động của con người, tăng trưởng kinh tế cũng phụ
thuộc vào con người, do đó có thể nói môi trường chịu tác động của tăng trưởng
kinh tế và ngược lại. Hai yếu tố này thống nhất với nhau về mục đích trong q
trình phát triển một chỉnh thể là tự nhiên – xã hội. Điều đó được thể hiện qua
một số khía cạnh như sau:
-

Về tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên: nước giàu và nghèo có một

số sự chênh lệch về việc nhìn nhận mức độ tiêu dùng nguồn tài nguyên. Cụ thể,
đối với nước giàu thì sự phát triển kinh tế bền vững phải gắý́n với cắý́t giảm đáng
kể mức độ tiêu dùng lãng phí về năng lượng của các nguồn tài nguyên thiên

nhiên trong khi nước nghèo chỉ chú tâm vào việc khai thác để xuất thô một cách
cạn kiệt. Phát triển kinh tế giúp nâng cao đời sống con người, đồng thời nâng
cao nhận thức con người, ýý́ thức về bảo vệ mội trường cũng tăng lên.
-

Về bầu khí quyển: Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho con người tạo nên

những máy móc, cơng cụ sản xuất ít gây ảnh hưởng đến môi trường. Các khu công
nghiệp đang dần cố gắý́ng giảm thiểu lượng khí thải bay vào bầu khí quyển.

-Về mơi trường nước: Kinh tế càng phát triển, hệ thống xử lí nước sạch càng
hiện đại, máy móc xử lí rác thải giúp giảm lượng rác đổ ra biển, hồ, sông,..
Như vậy, xéý́t về một khía cạnh nào đó thì phát triển kinh tế đã tác động tích
cực đến bảo vệ môi trường. Ngược lại, môi trường sinh thái trong lành, ổn định
cũng là điều kiện, cơ sở và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế vì:


-

Môi trường sinh thái trong lành giúp con người cảm thấy thoải mái, hưng

phấn trong cuộc sống, đảm bảo sức khỏe tốt cũng là cách để tăng hiệu quả làm
việc.
-

Bảo vệ môi trường sinh thái tạo nên môi trường sống ổn định, phát triển

bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng là phát triển nền kinh tế lâu dài.
Từ đó, có thể thấy sự phát triển kinh tế một cách tiến bộ là khi có sự kết
hợp hài hịa giữa hai mục tiêu: phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái.

Mặc dù vậy, thực trạng đang dần chứng tỏ mặt mâu thuẫn trong mối liên hệ
của hai vấn đề trên. Trên thế giới, nền kinh tế đang phát triển chóng mặt, chính
điều đó kéý́o theo nhiều hệ lụy xấu và mối hiểm họa đến môi trường. Tài nguyên
là có hạn, nếu chỉ tăng trưởng kinh tế mà khơng cải tạo mơi trường thì sẽ đến lúc
tăng trưởng kinh tế phải dừng lại do sự suy thoái của mơi trường. Đó cũng là lúc
con người phải gánh chịu hậu quả do chính họ gây ra. Ngược lại, nếu tăng
trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường thì khơng những đời sống con người
ngày càng tốt lên mà chính mơi trường cũng được cải thiện do khi nền kinh tế
phát triển, ngân sách cho những dự án bảo vệ sinh thái tăng lên, nguồn tài
nguyên thiên nhiên sẽ dần được thay thế bằng những nguồn tài nguyên mới do
con người tự tạo ra.
3.2. Thực trạng
Hiện nay, môi trường đang là vấn đề nóng của tồn nhân loại. Con người đã
tác động quá nhiều đến môi trường sinh thái. Những số liệu càng chứng minh
tính thuận chiều của tăng trưởng kinh tế và suy thối mơi trường:
Trong cơng nghiệp, tăng trưởng công nghiệp từ xuất phát điểm chỉ có 0,6%
năm 1980 tăng lên đến 6,07% năm 1990 và giai đoạn 1991-2000 tăng lên trung
bình 12,9%/năm, trong thời kỳ 1991-1995 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt
17%/năm. Tỷ trọng cơng nghiệp đã có sự dịch chuyển đáng kể theo hướng
cơng nghiệp hóa, từ mức 22,7% GDP năm 1991 tăng lên 36,6% năm 2000. Đi
đôi sự tăng trưởng kinh tế là sự suy thối mơi trường:
Chất thải rắý́n của nền công nghiệp là một mối đe dọa lớn đối với mơi trường.
Trong q trình sản xuất và chế biến, các kim loại nặng như chì, asen, crom,


đồng và kẽm bị thải ra môi trường. Việc quản lí chất thải rắý́n lại gặp nhiều khó
khăn, do khơng có đủ kho chứa đủ tiêu chuẩn để lưu giữ các chất thải độc hại
trước khi xử lí, khơng có nhà máy xử lí chất độc.
Ngồi ra, q trình cơng nghiệp còn thải ra một lượng nước thải khá lớn.
Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến sông Cầu thành màu đen, mặt

nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu cơng nghiệp Việt Trì xả mỗi
ngày hàng ngàn méý́t khối nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy
dệt,… xuống sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể.
Khí thải cũng là nhân tố khơng nhỏ gây ơ nhiễm mơi trường. Những khí
thải như CO2, CH4, CFC,… ngày càng làm ơ nhiễm khơng khí. Ví dụ ở nhà máy
nhiệt điện ng Bí, nồng độ bụi đo trong 1 giờ từ 4 đến 4,7 mg/m3, gấp 13 đến
16 lần trị số cho phéý́p. Nồng độ chất độc hại trong khơng khí xung quanh các
nhà máy và khu công nghiệp đều vượt tiêu chuẩn cho phéý́p 1,5 đến 2,5 lần.
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa càng phát triển thì nhu cầu khai
thác các thành phần môi trường để làm nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản
xuất ngày càng tăng. Quá trình này thể hiện mối liên hệ cơ bản giữa phát triển
và môi trường, đồng thời cũng là một vấn đề nan giải. Việc khai thác quá mức
nguồn tài nguyên là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hao kiệt về tài nguyên, mất
cân bằng sinh thái và suy giảm chất lượng môi trường.
Trong nông nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam hiện nay vẫn
chủ yếu dựa vào tài nguyên, nông sản và hàng sơ chế. Kim ngạch xuất khẩu
hàng nông lâm thủy sản chiếm tới 63% kim ngạch xuất khảu cả nước. Tuy nhiên
đi đôi với sự gia tăng này của các hoạt động sản xuất là khả năng gây ô nhiễm
và hủy hoại môi trường ngày càng lớn. Các ngành nơng nghiệp, trồng trọt, chăn
ni có nhiều cơ hội thâm canh, gia tăng sản lượng dẫn đến việc phá hủy tài
nguyên thiên nhiên do khai thác, trồng trọt và chăn ni khơng hợp lí. Để tăng
sản lượng các loại rau củ, quả,… người nông dân thường phun các loại chất kích
thích, thuốc trừ sâu,… gây ơ nhiễm nghiêm trọng đất và nguồn nước ngầm.
Trong ngành du lịch, năm 2001 toàn ngành du lịch nước ta đón hơn 2,3 triệu
lượt khách quốc tế, tăng gần 9% so với năm 2000, vượt kế hoạch 6%. Du lịch


phát triển tạo nhiều công ăn việc làm cho người dân đồng thời tăng thu nhập quốc
gia. Tuy nhiên, nó cũng kéý́o theo sự tác động đến môi trường về nhiều mặt. Đất đai
bị khai phá để xây dựng đường giao thông, khách sạn, các khu thể thao, các khu

vui chơi giải trí,… Sự phát triển du lịch cịn tạo nên mối đe dọa như phá rừng ngập
mặn để xây dựng khu du lịch, làm mất hoặc chia cắý́t nơi cư trú của các loài sinh
vật, khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng, biển để sản xuất các sản phẩm du lịch
như tiêu bản các loại thú rừng, hoa lan, tắý́c kè, đồi mồi, san hô,…

Hậu quả để lại đằng sau những con số trên quả thực không nhỏ, tạo hồi
chuông cảnh tỉnh ýý́ thức của con người trong việc bảo vệ môi trường sinh thái
cũng là bảo vệ cuộc sống của chính mình. Trong nhiều thập kỉ qua, hiện tượng
Trái Đất nóng lên đã mang lại nhiều tác động tiêu cực: gây nên sự gia tăng mực
nước biển, băng lùi về hai cực, những đợt bão, lụt, hạn hán bất thường… Bên
cạnh đó, ơ nhiễm mơi trường làm sức khoẻ con người xuống cấp trầm trọng,
phát sinh nhiều bệnh dịch nghiêm trọng. Đã đến lúc chúng ta cần nhìn lại giới
hạn của sự tăng trưởng để biết dừng đúng lúc, đúng chỗ để giảm thiểu tối đa mối
đe dọa đến cuộc sống của mình.
3.3. Giải pháp cho vấn đề cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo
vệ môi trường
Đảm bảo một sự cân bằng giữa nhu cầu tăng trưởng kinh tế với đòi hỏi bảo
vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và tái tạo môi trường, vừa đáp ứng được
nhu cầu sử dụng của thế hệ hiện tại trong tăng trưởng và phát triển, vừa không
làm phương hại gì đến nhu cầu và khả năng ứng dụng các nguồn tài nguyên
của các thế hệ tương lai là một yêu cầu bức thiết.
-

Thứ nhất, thay đổi nhận thức của các chủ thể kinh tế theo định hướng mới

cần thiết về phát triển kinh tế (cả cấp vĩ mô và vi mô) trong việc ngăn cản sự
chuyển biến nhanh những nhận thức về sinh thái trong hoạt động kinh tế, chấm
dứt cách tư duy: một nền kinh tế hài hịa với mơi trường sẽ làm thiệt hại đến
mục tiêu lợi nhuận, tăng trưởng kinh tế thật cao là vấn đề trọng tâm cần làm
trước cịn việc bảo vệ mơi trường thì sẽ thực hiện sau.



-

Thứ hai, việc đưa các vấn đề môi trường vào trong q trình lập kế hoạch

phát triển quốc gia nói chung, trong phát triển kinh tế nói riêng phải được coi là
một trong những giải pháp quan trọng để vượt qua thách thức về môi trường;
cần sớm đưa bảo vệ mơi trường thành một ngành kinh tế, thành chính sách kinh
tế điều tiết hoạt động phát triển. Đó vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để nền
kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững.
-

Thứ ba, giảm thiểu giới hạn mâu thuẫn giữa hệ thống kinh tế và hệ thống sinh

thái thơng qua việc thích ứng mục tiêu kinh tế và cách thức tác động nó vào nhu
cầu sinh thái. Khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên trong hệ thống tự nhiên,
hệ sinh thái sử dụng trên nguyên tắý́c bảo vệ và phát triển bền vững. Phát hiện và
khuyến khích mục tiêu hài hồ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường bằng
cách sử dụng công nghệ mới, thực hiện chuyển giao công nghệ, thực hiện công
nghệ “xanh và sạch” trong hoạt động kinh tế. Cụ thể, nhất là đối với những nước
đang phát triển, chúng ta cần có nhiều biện pháp thắý́t chặt quản lí và thực hiện
nghiêm túc luật môi trường trong hoạt động kinh tế.


KẾT LUẬN
Nền kinh tế ngày càng phát triển kéý́o theo đó là những ảnh hưởng tiêu cực
đến mơi trường sinh thái. Nhận thức được vấn đề này, chúng ta cần phải có kế
hoạch phát triển kinh tế đi đơi với bảo vệ mơi trường trong dài hạn vì một tương
lai bền vững.

Nhận thức đúng đắý́n về mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường sinh thái theo phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin là bước đệm
lí luận cần thiế beeys muốn hướng đến sự phát triển bền vững. Chúng ta cần lưu
ýý́ rằng bảo vệ mơi trường khơng nhằm mục đích hạn chế sự tăng trưởng của nền
kinh tế mà là tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước, cho những thế hệ
mai sau. Hy vọng trong tương lai gần thế giới sẽ có sự quan tâm đúng mực đến
mơi trường, cùng những chính sách tiến bộ và biện pháp đúng đắý́n. Chất lượng
cuộc sống con người chắý́c chắý́n sẽ được cải thiện tốt đẹp lên nếu biết kết hợp hài
hồ hai yếu tố mơi trường và kinh tế.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình những nguyên lý cơ bản của

chủ nghĩa Mác – Lênin , NXB Chính trị quốc gia, 2011.
2.

Nhiều tác giả, Bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển bền vững, Tạp

chí bảo vệ mơi trường, số 6, 2002.
3.

Tun giáo, Tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường trong phát

triển bền vững, />4.

Tổng cục thống kê, Tình hình kinh tế - xã hội 10 năm 1991-2000,


/>


×