Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

(TIỂU LUẬN) thảo luận nhóm TMU môn khởi sự kinh doanh xây DỰNG kế HOẠCH KINH DOANH RAU SẠCH tươi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (674.96 KB, 29 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

Bài thảo luận môn: Khởi sự kinh doanh
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH RAU SẠCH TƯƠI
Mã lớp học phần: 2165CEMG3111
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Trịnh Thị Nhuần
Sinh viên thực hiện: Nhóm 1

Hà nội 2021
MỤC LỤC
1


Contents
CHƯƠNG I: TÓM TẮT DỰ ÁN RAU SẠCH TƯƠI..................................................4
I.

Giới thiệu dự án.................................................................................................... 4
1. Lý do chọn ý tưởng.............................................................................................4
2. Mô tả dự án........................................................................................................5

II.

Nghiên cứu thị trường.......................................................................................5

1. Nghiên cứu thị trường.......................................................................................5
a. Thị trường theo yếu tố nhân khẩu học.............................................................5
b. Thị trường theo yếu tố địa lý.............................................................................6
c. Chân dung khách hàng.....................................................................................6
d. Đối thủ cạnh tranh...........................................................................................7


2. Phân tích SWOT................................................................................................8
a) Điểm mạnh...................................................................................................... 8
b) Điểm yếu.........................................................................................................9
c) Cơ hội............................................................................................................10
d) Thách thức....................................................................................................10
III.

Đánh giá sự phù hợp của nhóm đối với dự án...............................................11

CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH.......................................................13
I.

Kế hoạch marketing và bán hàng......................................................................13
1. Chính sách sản phẩm.......................................................................................13
2. Chính sách giá.................................................................................................13
3. Chính sách phân phối......................................................................................14
4. Chính sách truyền thơng..................................................................................14
5. Bán hàng và chăm sóc khách hàng.................................................................15

II.

Phương án sản xuất và vận hành...................................................................15

1. Nguồn hàng, trang thiết bị...............................................................................15
a) Nguồn hàng..................................................................................................15
b) Trang thiết bị.................................................................................................16
2. Bố trí mặt bằng.................................................................................................17
2



3. Quy trình vận hành..........................................................................................17
III.

Kế hoạch nhân sự và tài chính........................................................................17

1. Kế hoạch nhân sự............................................................................................17
2. Kế hoạch tài chính...........................................................................................20
IV.

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cửa hàng........................................................27

1. Thời gian hoàn vốn..........................................................................................27
2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng....................................................27
V. Mơ hình CANVAS...............................................................................................27
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN............................................................................................30

3


CHƯƠNG I: TÓM TẮT DỰ ÁN RAU SẠCH TƯƠI

I.

Giới thiệu dự án

1. Lý do chọn ý tưởng
Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển hơn, thì
nhu cầu của con người khơng chỉ dừng lại ở việc ăn, ở, mặc một cách đơn thuần mà
chúng ta còn cần quan tâm đến việc thực phẩm chúng ta ăn vào có nguồn gốc từ đâu.
Bên cạnh những người nội trợ có nhiều thời gian dành cho việc đi chợ để có thể tự mình

lựa chọn được những sản phẩm tươi ngon cho gia đình thì những người phụ nữ vừa phải
đi làm, vừa phải chăm lo cho gia đình thì lại khác, họ khơng có nhiều thời gian cho việc
đi chợ để chọn ra sản phẩm tươi ngon nhất cho mình.
Nhóm chúng em đều là những người đến từ ngoại thành của Hà Nội, chúng em
nhận thấy với mỗi hộ gia đình ở quê họ đều có vườn rau sạch để tự cung tự cấp cho gia
đình mình. Họ sẽ lập thành những hợp tác xã trồng rau sạch và có những khoảng thời
gian những sản phẩm rau sẽ bị dư thừa. Khi đó, họ sẽ phải bán rau với giá khá rẻ, thậm
chí cịn không thu lại được tiền gốc trồng rau. Trong khi đó, ở nội thành Hà Nội thì
4


nguồn cung rau sạch lại khá khó tìm, khó tiếp cận. Hơn nữa, khi đại dịch Covid-19 diễn
ra phức tạp gần 2 năm vừa qua khiến người tiêu dùng dần chuyển từ mua hàng trực tiếp
qua online rất nhiều.
Chính vì hai lý do trên, chúng em đưa ra ý tưởng bán rau sạch online với nguồn
cung rau từ vùng ngoại thành của Hà Nội. Tuy nhiên, sản phẩm của chúng em sẽ được
sơ chế sẵn như việc nhặt rau, rửa rau, thái rau và người tiêu dùng chỉ cần mua về và chế
biến, không mất thời gian để chuẩn bị nữa. Mục tiêu mà chúng em hướng tới chính là
việc đưa những sản phẩm ở những nơi dư thừa tới những nơi thiếu hụt theo một cách
thuận tiện nhất.
2. Mô tả dự án


Tên cửa hàng: Rau sạch Tươi



Slogan: Tươi tận ngọn - Gọn gian bếp




Chuyên về những sản phẩm sau sạch đã được sơ chế.



Thời gian dự kiến hoạt động: Tháng 12/2021



Địa điểm: Cửa hàng online hoạt động trên địa bàn Hà Nội, chủ yếu là quận Cầu
Giấy.



Đối tượng khách hàng hướng tới: chủ yếu là phụ nữ văn phòng có gia đình và con
nhỏ, có quan tâm đặc biệt tới sức khỏe gia đình. Họ ln muốn tự tay mình chuẩn bị
những bữa ăn đảm bảo cả về dinh dưỡng và vệ sinh cho gia đình. Tuy nhiên, họ sẽ
khơng có nhiều thời gian trong việc đi chợ để chọn sản phẩm. Với tệp khách hàng
mục tiêu này, họ sẽ khá am hiểu về công nghệ và hay mua đồ online.
II.

Nghiên cứu thị trường

1. Nghiên cứu thị trường
a. Thị trường theo yếu tố nhân khẩu học
Tính đến tháng 7/2021, theo website World Population Review thì dân số Hà Nội
đạt 8.418.883 người và có mật độ 2.400 người/km. Ta có thể dễ dàng nhận thấy đây là
một thị trường có mật độ dân số khá cao và kéo theo đó, nhu cầu về rau sạch cũng cao
theo.
Hà Nội cũng là một khu đô thị mới tập trung nhiều chung cư cùng với nhiều địa

giới hành chính quan trọng của nước ta. Và người dân sinh sống ở Hà Nội thu nhập cũng
khá cao với 6800 USD/năm. Và ta cũng có thể thấy rằng rất nhiều người dân ở Hà Nội
có thu nhập cao và am hiểu về cơng nghệ.
Theo tìm hiểu của nhóm em, chúng em nhận thấy nghề nghiệp chủ yếu của người
dân Hà Nội có 3 loại hình kinh doanh chủ yếu đó là: Kinh doanh sản xuất, kinh doanh
5


thương mại và kinh doanh dịch vụ. Và nghề nghiệp của người dân cũng được đa dạng
hóa theo từng loại hình này.
b. Thị trường theo yếu tố địa lý
Là thủ đơ của Việt Nam, Hà Nội có một vị trí khá lý tưởng với thời tiết được cho là
thuận lợi cho việc trồng rau. Ta có thể thấy rằng, Hà Nội có 4 mùa quanh năm và mỗi
một mùa lại có những loại rau củ khác nhau. Bên cạnh đó, việc giao thông giữa các quận
với nhau khá là dễ dàng.
Và quận Cầu Giấy là một trong những quận nội thành của thành phố Hà Nội, quận Cầu
Giấy nằm ở phía tây trung tâm thành phố Hà Nội, với vị trí địa lí:
+ Phía đơng giáp quận Ba Đình và quận Đống Đa với ranh giới là sông Tô Lịch
+ Phía tây giáp quận Nam Từ Liêm
+ Phía Nam giáp quận Thanh Xuân
+ Phía Bắc giáp quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm
- Quận có diện tích khá lớn 12.44km2 , đây là nơi có diện tích khá lớn, có tiềm năng
để phát triển và kinh doanh các loại hình khác nhau.
c. Chân dung khách hàng


Độ tuổi: 25-40




Giới tính: Chủ yếu là nữ và các giới tính cịn lại



Thu nhập trung bình hàng tháng: 15.000.000-40.000.000 triệu đồng



Nghề nghiệp: Nhân viên văn phịng, giáo viên, người làm kinh doanh, cơng viên
chức nhà nước,... các công việc khác.



Vấn đề của khách hàng: Do bận rộn với cơng việc và khơng có nhiều thời gian
cho việc đi chợ để lựa chọn cho mình và gia đình mình những bó rau tươi sạch nhưng
khách hàng lại muốn tự tay chuẩn bị cho gia đình mình những bữa ăn đảm bảo. Mà
thêm vào đó, nỗi lo về vấn đề an toàn thực phẩm, vấn đề thuốc trừ sâu đang ngày
càng phổ biến. Nhóm đã phát hiện ra vấn đề và đề xuất với mô hình kinh doanh rau
sạch đã được sơ chế qua, giúp người tiêu dùng có thể giảm bớt thời gian nhặt rau, rửa
rau. Bên cạnh đó, sản phẩm của nhóm em sẽ được bán online và giao tận nhà cho
khách hàng, điều này sẽ làm giảm bớt khoảng thời gian đi chợ cho khách.



Hành vi khách hàng: Những người phụ nữ đã có gia đình và con nhỏ, rất quan
tâm đến sức khỏe và vấn đề an toàn thực phẩm nhưng họ lại khá bận bịu với cơng
việc của mình. Họ thường có thời gian làm việc ở cơng ty khá nhiều và thường đi
làm về muộn, bên cạnh đó cịn rất am hiểu về công nghệ, các app đặt đồ ăn và
thường xuyên mua đồ online.
6





Mục đích của khách hàng: Đến với rau sạch Tươi, khách hàng mong muốn tìm
cho mình những sản phẩm rau an toàn, tươi mới và đặc biệt là tiết kiệm thời gian.



Mức giá chấp nhận của khách hàng: 15.000-30.000 tiền rau cho mỗi bữa ăn.



Tần suất mua: 7 ngày/tuần



Thời gian mua: thường là buổi chiều muộn khi các gia đình đang chuẩn bị bữa tối
( 16h-18h30 )

d. Đối thủ cạnh tranh
Theo nhóm đã tìm hiểu thì trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều nhà cung cấp rau sạch. Đặc
biệt phải kể đến:
-

Nơng sản Dũng Hà có địa chỉ tại:
 683 Giải Phóng, quận Hồng Mai, Hà Nội
 A10, ngõ 100 Trung Kính, phường n Hịa, Cầu Giấy, Hà Nội

-


Thực phẩm sạch GreenLife:
 Số 5 lô I4 khu đô thị n Hịa, Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
 Số 146 Nguyễn Khuyến, Đống Đa, Hà Nội
 Chung cư A1, ngõ 229 phố Vọng, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

-

Cửa hàng thực phẩm sạch Nơng Sản Ngon:
 Số 224B, Hồng Ngân, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

-

Thực phẩm sạch BigGreen Việt Nam:
 11-115 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội
 44 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
 109E3 Thái Thịnh, Đống Đa

-

Tâm Đạt hữu cơ:
 110 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
 Trần Bình, Cầu Giấy, Hà Nội
 N06B2 Khu đơ thị Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội

-

Rau sạch Bác Tôm:
 111 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
 6 Nguyễn Công Trứ, Phạm ĐÌnh Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội

 50 Lê Đại Hành, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng
7


-

Hệ thống siêu thị Orfarm:
 Tầng 1, 72 Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy, Hà Nội
 Tầng 1, TTTM Syrena Tower, 51 Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội

-

Cửa hàng rau hữu cơ Tràng An:
 Số 68 phố Linh Lang, Cống Vị, Ba ĐÌnh, Hà Nội

-

Cửa hàng HomeFood:
 Số 19, Trúc Khê, Đống Đa, Hà Nội
 26 Trần Bình Trọng, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hà Nội

-

Rau sạch Vân Nội:
 Xóm Đầm, Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội

-

Rau sạch CleverFood:
 36 Lưu Hữu Phước, Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội

 38 ngõ 26 Đỗ Quang, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
 Tầng 1 tịa S3, khu đơ thị Goldmark City, 136 Hồ Tùng Mậu, Bắc Từ
Liêm, Hà Nội

Nếu liệt kê tất cả những cửa hàng cung cấp rau sạch trên thành phố Hà Nội thì lá
rất nhiều. Ta có thể thấy, ở mỗi quận đều có ít nhất 1 cửa hàng bán rau sạch. Tuy nhiên,
những cửa hàng này đều là mua trực tiếp, chưa có cửa hàng nào là giao đồ tận phịng và
sơ chế sẵn. Nhưng nói tóm lại, với từng này cửa hàng rau sạch trên cùng một thị trường
thì mức độ cạnh tranh của ngành là khá lớn. Nếu mơ hình kinh doanh của nhóm em
khơng có điểm mới thì chắc chắn khơng thể cạnh tranh được.
2. Phân tích SWOT
a) Điểm mạnh
Các nhân tố sau sẽ là điểm mạnh của mơ hình kinh doanh của bọn em:
 Do bán online nên có thể tiếp cận với rất nhiều khách hàng khác nhau.
 Sản phẩm có tính mới như việc được sơ chế qua, khách hàng không mất thời gian
sơ chế. Và sản phẩm cũng khá đa dạng.
 Nguồn cung rau sạch uy tín, cố định, giá cả phải chăng.
 Giá cả tới tay khách hàng rất phù hợp.
Việc bán hàng online sẽ giúp nhóm tiếp cận được với rất nhiều khách hàng mục
tiêu hơn là đặt cửa hàng cố định. Và một điều rất đáng nói chính là chi phí sẽ được giảm
8


đi khá nhiều, và khơng mất chi phí cho mặt bằng, nhóm sẽ tập trung vào chất lượng sản
phẩm nhiều hơn.
Sản phẩm có tính mới bằng việc đã được sơ chế qua, được giao tận nhà sẽ tiết
kiệm cho khách hàng rất nhiều thời gian. Khách hàng cũng sẽ có rất nhiều lựa chọn cho
mình bởi sản phẩm của nhóm khá đa dạng và theo mùa.
Với nguồn cung rau sạch cố định, cơng việc kinh doanh của nhóm sẽ thuận lợi
hơn và việc hết hàng sẽ không xảy ra. Giá cả phải chăng sẽ giúp cho lợi nhuận của nhóm

cao hơn, khả năng thu hồi vốn nhanh.
Với việc có nguồn cung giá cả phải chăng nên việc khách hàng mua sản phẩm
của nhóm với giá phải chăng là điều đương nhiên. Với giá cả phải chăng, khách hàng sẽ
có thể mua nhiều sản phẩm hơn, tạo được lòng trung thành của khách hàng tới rau sạch
Tươi hơn. Và bên cạnh đó, giá cả phải chăng cũng làm tăng tính cạnh tranh cho sản
phẩm hơn.
b) Điểm yếu
Điểm yếu luôn luôn là thứ cần phải nhắc đến mỗi khi muốn phát triển một mơ hình kinh
doanh nào đó. Và với mơ hình của bọn em, nhóm đã tìm ra được một số điểm yếu như:
 Quán mới thành lập, chưa có nhiều khách hàng biết đến, khách hàng thân thiết
khơng có, khó khăn trong giai đoạn đầu tiên trong việc thu hút khách hàng.
 Chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý hay xử lý tình huống do thương
hiệu mới thành lập.
 Do bán online nên sẽ khiến khách hàng khó lịng tin tưởng vào sản phẩm do họ
khơng có cơ hội tiếp xúc trực tiếp sản phẩm.
Trong giai đoạn đầu tiên khi mới thành lập doanh nghiệp thì việc khó khăn nhất
chính là làm thế nào để có thể thu hút được khách hàng và tạo ra nhóm khách hàng thân
thiết. Chính vì vậy, nhóm khách hàng đầu tiên đến với cửa hàng việc quan trọng là phải
giữ chân họ, làm họ tin tưởng vào sản phẩm và dần trở thành khách hàng trung thành của
cửa hàng.
Và là một cửa hàng mới thành lập, mọi sự cố xảy ra đều là mới cho nên khi gặp
tình huống khó xử gì sẽ rất khó trong việc xử lý. Hoặc có thể xử lý tình huống khơng
được chun nghiệp và gây mất thiện cảm.
Việc quyết định bán online sẽ vừa là điểm mạnh đồng thời nó cũng là điểm yếu
của cửa hàng. Sẽ có rất nhiều khách hàng chưa tin tưởng vào sản phẩm và bên cạnh đó,
việc mua rau online cũng chưa quá phổ biến. Khách hàng sẽ muốn trực tiếp tiếp xúc với
sản phẩm để có thể an tâm tự mình chọn sản phẩm.
c) Cơ hội
9



Với mơ hình kinh doanh của mình, nhóm em đã tìm hiểu và khái quát lại một số cơ hội
cho mình:
 Người dân ngày càng quan tâm đến vấn đề sức khỏe, vấn đề an tồn thực phẩm.
Do đó, nhu cầu về rau sạch ngày càng cao.
 Hà Nội là một khu đơ thị, có nhiều cơ quan, doanh nghiệp. Đặc biệt là rất nhiều
chung cư. Vì vậy, khách hàng mục tiêu nhiều => cơ hội phát triển mơ hình kinh
doanh là rất cao.
 Số lượng người dân am hiểu công nghệ nhiều, các ứng dụng giao hàng rất phát
triển.
Ngày nay thì vấn đề an tồn thực phẩm ngày càng được đặt lên hàng đầu, nhất là
đối với tập khách hàng mục tiêu mà bọn em đang hướng đến-nữ có gia đình và thu nhập
cao. Và việc truyền thơng báo đài đưa tin về những cơ sở sản xuất, phân phối rau có
thuốc trừ sâu đã ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng rất nhiều. Do đó, nhu cầu về
những thực phẩm hữu cơ, những sản phẩm sạch ngày càng tăng cao. Đây là một cơ hội
lớn để chúng em có thể phát triển mơ hình kinh doanh của chúng em.
Hà Nội đang là một thành phố có rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp hoạt động do
đó số lượng người dân rất đông và tập khách hàng mục tiêu của chúng em cũng rất
nhiều. Xây dựng mơ hình kinh doanh ở một nơi có nhiều khách hàng mục tiêu thì cơ hội
thành cơng sẽ cao hơn.
Cơng nghệ thơng tin ngày càng phát triển, các ứng dụng giao hàng tận nhà ngày
càng phổ biến. Đây là một cơ hội rất lớn để có thể phát triển cửa hàng rau online. Và đặc
biệt, đại dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng khá nhiều đến thói quen mua hàng của người
tiêu dùng. Thay vì mua hàng trực tiếp, rất nhiều người sẽ đặt hàng qua mạng để tránh
tiếp xúc với nhiều người.
d) Thách thức
Bên cạnh những cơ hội mà nhóm đã tìm hiểu thì những thách thức thì điều khơng thể
thiếu. Và nhóm cũng đã tìm hiểu và đưa ra một số thách thức:
 Số lượng cửa hàng rau sạch đã khá phổ biến hay nói cách khác là khá nhiều trên
thị trường Hà Nội.

 Việc mua rau sạch online dường như vẫn chưa phổ biến với người tiêu dùng.
Thay vào việc mua rau online, người tiêu dùng vẫn có thói quen mua trực tiếp.
Như đã phân tích về đối thủ cạnh tranh ở trên thì thị trường cung cấp rau sạch
dường như đã khá phổ biến với người tiêu dùng. Tuy nhiên, họ chỉ là cung cấp sản phẩm
đơn thuần là rau sạch thơi cịn việc sơ chế sẵn và giao tận nhà thì chưa được phổ biến
10


lắm. Nhóm em đã tận dụng khe hở này của thị trường để có thể cung cấp cho khách hàng
được những sản phẩm chất lượng và tiện dụng nhất.
Ta có thể nhận thấy tâm lý của người tiêu dùng rằng họ rất quan ngại khi mua đồ
online, đặc biệt là rau củ - thứ trực tiếp ăn vào cơ thể. Chính vì vậy, việc truyền thơng ra
sao để người tiêu dùng có thể chuyển dần từ việc mua rau trực tiếp qua đặt hàng qua
mạng dường như cũng khá khó khăn.
III.
-

Đánh giá sự phù hợp của nhóm đối với dự án

Tính cách/phẩm chất.

+ Đều là những người trẻ, năng động, có niềm đam mê kinh doanh, đặc biệt là đối
với thực phẩm sạch, thuận tiện.
+ Biết sáng tạo, biết khách hàng muốn gì, biết được nỗi đau của khách hàng là gì
để từ đó điều chỉnh sản phẩm của mình sao cho phù hợp nhất.
+ Kiên trì, chịu khó trong công việc.
-

Kiến thức, kỹ năng.
+ Về kiến thức


·
Được đào tạo trong môi trường là sinh viên kinh tế, được trang bị nhiều kiến thức
liên quan để khởi nghiệp.
·

Nhóm có kiến thức về các mảng truyền thơng, marketing,….

·
Có sự am hiểu nhất định về các sản phẩm đến từ rau bởi các thành viên đều có xuất
thân từ nơng thơn.
+ Về kỹ năng
·

Nhóm có thành viên có khả năng lãnh đạo, tổ chức làm việc nhóm hiệu quả

·

Có khả năng giao tiếp, phân tích insight khách hàng, lập kế hoạch kinh doanh.
-

Điều kiện khác:

+ Có đủ tiềm lực về kinh tế ( cho mỗi thành viên trong nhóm đóng góp, vay vốn
người thân,...)
+ Đều là những người muốn hướng tới lối sống nhanh-sạch, luôn chú ý tới sức
khỏe bản thân cũng như của cộng đồng.
Mặc dù vẫn còn một số thiếu sót trong các kỹ năng cũng như điều kiện
khởi nghiệp, nhưng nhìn tổng thể, nhóm vẫn là những đối tượng phù hợp với khởi
nghiệp.


11


CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
I.

Kế hoạch marketing và bán hàng
1. Chính sách sản phẩm

Thương hiệu rau sạch Tươi cung cấp cho khách hàng sản phẩm rau sạch kèm với dịch vụ
sơ chế và giao hàng tận nhà:
-

Các loại Rau ăn lá:

Bí ăn ngọn, Cải bó xơi, Cải canh lá vàng, Cải cúc, Cải xanh ngọt, Cải thảo, Cải cúc, Cải
xanh, Cải xoong, Cần tây, Rau mầm Súp lơ xanh, Hành hoa, Húng quế, Mùi tàu, Mùi ta,
Rau Muống cạn, Thì là, Tỏi Tây, Xà lách HP, Xà lách Romanie, Rau dền, Mồng tơi, Rau
đay, Tía tơ, Rau mầm đỗ xanh…
-

Các loại rau củ quả:

Cà rốt, cà tím, củ cải, củ dền, đậu, hành tây, khổ qua, khoai lang, khoai tây, cà rốt, xu
hào, su su, tỏi, gừng, măng tây, bí đao, bí đỏ, cà chua, mướp, ớt...
-

Các loại rau gia vị:


Rau mùi - ngị rí, Mùi tàu - ngị gai, Thì là, Ngị om, Rau răm, Hành lá, Cần tây - cần
tàu, Tỏi tây - hành baro, Bạc hà, Húng lủi, Lá lốt, Húng quế, Húng láng, Húng chanh,
Kinh giới, Tía tơ, Diếp cá, Sả, Riềng, Lá sung, Lá đinh lăng, Lá mơ, Lá chanh, Lá cách,
Xương sông, Lá xá xị, Lá nguyệt quế…
-

Các loại nấm:

Nấm hương, nấm đùi gà, nấm bào ngư, mấm mèo, nấm kim châm, nấm rơm, nấm mộc
nhĩ, nấm tuyết, nấm hầu thủ, nấm mỡ, nấm thái dương....
Các sản phẩm rau sạch của Công ty Tươi sau khi được đưa qua máy kiểm tra chất
lượng rau củ, sơ chế phù hợp với từng loại ( cắt, thái, bỏ vỏ…)sẽ được đem rửa sạch qua
máy rửa khử trùng cơng nghiệp rồi đến đóng gói và hút chân khơng, qua các khâu chế
biến và kiểm sốt chất lượng nghiêm ngặt đem đến cho khách hàng những sản phẩm
tươi ngon và đảm bảo an toàn sức khỏe nhất.
2. Chính sách giá
Các sản phẩm của Tươi sẽ có mức giá linh hoạt phụ thuộc vào yếu tố thay đổi
gồm nguồn hàng, nhu cầu của thị trường và độ phức tạp trong các khâu xử lí tạo nên sản
phẩm.
Mức giá bán ra = Mức giá sản phẩm rau hữu cơ tương đương trên thị trường +
chi phí dịch vụ ( xử lí, sơ chế, giao hàng) + 35% lợi nhuận tính trên trên chi phí

12


Ví dụ: 1kg bắp cải hữu cơ hiện tại được nhập là 20.000 đồng cộng với chi phí dịch vụ xử
lí, sơ chế và giao hàng 10.000 đồng, lợi nhuận mục tiêu là 10.000 đồng vậy mức giá bán
ra của 1kg bắp cải sẽ là 40.000 đồng
Gía của các sản phẩm sẽ được cập nhật theo ngày trên trang web của công ty sẽ
được thông báo đến khách hàng nếu có sự thay đổi giá đáng kể thơng qua các kênh

tương tác với khách hàng là Zalo, Facebook
3. Chính sách phân phối
Sản phẩm của rau sạch Tươi chủ yếu được phân phối trực tiếp tới khách hàng.
Các đơn hàng sau khi được tổng hợp theo từng khu chung cư, địa bàn sẽ được tính tốn
về khối lượng, qng đường di chuyển sau đó được chia ra và bắt đầu đóng gói, phân
loại đơn hàng giao cho nhân viên vận chuyển bằng xe phù hợp với khối lượng hàng đến
địa điểm nhận hàng, sau khi đến các địa điểm giao hàng (các khu chung cư, tổ dân phố)
hàng sẽ được dỡ xuống và giao tận phịng của khách hàng.
Chính sách phân phối của công ty chủ yếu tập trung thỏa mãn nhu cầu của những
khách hàng có nhu cầu nhận hàng tận nhà nên mục tiêu áp dụng chính sách giao hàng
của công ty nhắm vào các khu chung cư lớn trong địa bàn Hà Nội, ban đầu tập trung tại
các khu chung cư gần với xưởng nhất sau đó sẽ lan ra tùy thuộc vào doanh thu đạt được
và thậm chí có thể mở thêm văn phịng để phục vụ riêng từng khu chung cư nếu nhu cầu
đủ lớn.
Chính sách giao hàng tận nơi của công ty chỉ áp dụng với các khu vực trọng điểm
công ty nhắm tới và đạt được lượng khách hàng mua lớn, điều này nhắm giảm tối thiểu
cơng sức và chi phí vận chuyển mà vẫn đạt được mục tiêu là trải nghiệm tiện lợi, mua
hàng dễ dàng cho khách hàng.
4. Chính sách truyền thơng
Chiến lược truyền thông chủ đạo của công ty là tiếp thị trực tiếp và tiếp thị tương
tác với khách hàng. Cụ thể sau khi khoanh vùng các thị trường trọng điểm là các khu
chung cư mục tiêu sau đó thực hiện marketing trực tiếp:
-

Đặt standee, banner, poster tại các điểm qua lại đông đúc, phát tờ rơi cho các khách
hàng có đặc điểm giống với chân dung khách hàng mục tiêu ( nữ từ 20-44 tuổi)

-

Đặt quầy hàng trưng bày sản phẩm tại nơi dễ chú ý của khu trung cư trong thời gian

ngắn nhằm chuyển đổi khách hàng bằng việc quảng bá sản phẩm, dùng thử sản phẩm
miễn phí qua đó thu thập thơng tin khách hàng, thuyết phục khách hàng sử dụng sản
phẩm và cải thiện sản phẩm qua phản hồi của khách hàng.

-

Nhằm nâng cao hiệu quả của chiến dịch truyền thông tới khách hàng, công ty sử
dụng công cụ quảng cáo trên mạng xã hội Zalo và Facebook để phụ trợ cho việc sau
13


khi tiếp thị trực tiếp thì cần phải nhắc nhở khách hàng sử dụng sản phẩm và tương
tác với khách hàng thông qua 2 kênh mạng xã hội này từ đó sử dụng các kênh này
nhằm nhận phản hồi và chăm sóc khách hàng.
5. Bán hàng và chăm sóc khách hàng
Đặt hàng và thanh tốn:
-

Khuyến khích khách hàng sử dụng phương thức đặt hàng bằng bằng số điện thoại,
Zalo từ đó sử dụng phương thức thanh tốn trực tiếp khi nhận hàng hoặc qua
Zalopay, ví điện tử khác. Mỗi khách hàng sẽ được yêu cầu đăng ký một số tài khoản
hoặc ví điện tử để thanh tốn, trong những lần thanh toán đầu khách hàng sẽ nhận
được ưu đãi giảm giá .

-

Khách hàng thanh toán trước khi nhận hàng với những khách hàng đã đăng kí sử
dụng hình thức thanh tốn online qua stk hoặc ví điện tử, các khách hàng thanh tốn
bằng hình thức thanh tốn sau khi nhận hàng sẽ phải trả thêm mức phí là 10% đơn
hàng.


Giao hàng:
-

Nhân viên giao hàng phải có thái độ nhiệt tình, chuyên nghiệp giúp khách hàng cảm
thấy thoải mái. Nếu gặp khách hàng phải chào lịch sự và xin phản hồi của khách
hàng về sản phẩm lần trước, nếu khách hàng hài lịng thì nhân viên sẽ cảm ơn cịn
nếu chưa hài lịng thì cần lắng nghe và ghi lại vấn đề sau đó báo lại với bộ phận
chăm sóc khách hàng.

Chăm sóc khách hàng:
-

Số điện thoại chăm sóc khách hàng và fanpage Facebook, Zalo online 24/24 giải đáp
các thắc mắc, xử lý các yêu cầu của khách hàng và tiếp nhận phản hồi về dịch vụ của
công ty

-

Thông qua quá trình bán hàng, chăm sóc khách hàng, các thơng tin về khách hàng
được thu lại và đặc biệt là các đặc điểm, yêu cầu đặc biệt của từng khách hàng nhằm
cá nhân hóa trải nghiệm mua hàng của khách hàng.

-

Áp dụng chương trình tích lũy điểm để nắm được thơng tin khách hàng, giảm giá,
tặng quà dành cho khách hàng thân thiết, giảm giá vào các dịp sinh nhật của khách
hàng,...

-


Mỗi tháng sẽ có 2 lần khảo sát về mức độ hài lịng của khách hàng từ đó có những
chiến lược marketing hiệu quả hơn, mang lại chất lượng sản phẩm - dịch vụ tốt nhất,
nâng cao lòng trung thành của khách hàng.

II.

Phương án sản xuất và vận hành
14


1. Nguồn hàng, trang thiết bị.
a) Nguồn hàng
Sản phẩm rau sạch địi hỏi về chất lượng rất cao. Chính vì vậy, chọn mua nguồn
nguyên liệu là khâu rất quan trọng, phải chú ý lựa chọn những nguyên liệu thật tươi
ngon, cách bảo quản đảm bảo chất lượng, vệ sinh an tồn thực phẩm, tốt cho sức khỏe
và có nguồn gốc rõ ràng.
Nguồn hàng được coi là nhân tố quyết định sự thành công của một cửa hàng kinh
doanh thực phẩm, vì thế lựa chọn được nguồn hàng tốt, bảo đảm an toàn vệ sinh thực
phẩm, nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo số lượng và chất lượng là yêu cầu đầu tiên với doanh
nghiệp. Cửa hàng sẽ tập trung vào những cơ sở sản xuất rau sạch được trồng theo tiêu
chuẩn hữu cơ và phải có chứng nhận theo tiêu chuẩn Vietgap.
-

Nguồn cung cấp rau củ sạch: Hợp tác xã, cơ sở rau sạch tại Hà Nội (chủ yếu các
vùng ngoại thành).

+ Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ tổng hợp Đạt Thắng (huyện Phúc Thọ)
+ Hợp tác xã nông nghiệp xã Tam Hưng (huyện Thanh Oai)
+ Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ)

+ Hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp Thanh Trì (huyện Thanh Trì)
+ Hộ sản xuất kinh doanh Bùi Thị Thanh Hà (huyện Thường Tín)
Tất cả các nguồn cung cấp này đều có chứng nhận Vietgap và được cửa hàng nhập xoay
vòng để đảm bảo ln có đủ hàng với nhiều loại rau củ khác nhau.
-

Các nguyên liệu khác: hộp đựng rau, túi giấy...

-

Vận chuyển nguồn nguyên liệu: các nhà cung cấp sẽ vận chuyển các nguyên liệu tới
cửa hàng thông qua các xe chở hàng của nhà cung cấp.

-

Các nguyên liệu được quản lý nhận hàng, kiểm tra số lượng, chất lượng kỹ càng rồi
đưa vào bảo quản tại cơ sở sản xuất.
b) Trang thiết bị

-

Thiết bị trong cơ sở sơ chế và đóng gói gồm:

+ 01 máy kiểm tra chất lượng rau củ: Karma Automatic Inspection Machine for Fruits &
Vegetables (hãng Karma Innovations & Solutions Pvt. Ltd., giá
+ 01 máy rửa và khử trùng rau củ: Máy rửa rau củ công nghiệp Viễn Đông hiện đại
2020, giá
+ 02 tủ mát đựng rau củ: Tủ mát cơng nghiệp hai cánh 1200, kích thước
1200x760x850mm, dung tích 250l (hàng đặt sản xuất, giá 20 triệu/ 1 cái)
15



-

Các trang thiết bị khác như: máy tính, máy thái, máy hút khơng khí, máy in…

-

Ngồi ra với một cơ sở kinh doanh thực phẩm, mà cụ thể là rau sạch, điều khơng thể
thiếu đó là Giấy phép kinh doanh hộ cá thể và Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
2. Bố trí mặt bằng

- Địa điểm đặt cơ sở: Quận Cầu Giấy, Hà Nội
- Diện tích: 50m2
- Chi phí mặt bằng: 9 triệu đồng/ tháng
- Địa chỉ: 91, đường Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
3. Quy trình vận hành
- Trước khi hoạt động: Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, liên hệ và ký hợp đồng với các
bên cung cấp nguồn hàng.
- Phát triển kênh bán hàng online:
+ Đây là kênh bán hàng chính của doanh nghiệp nên cần phải xây dựng và chăm chút
một cách cẩn thận.
+ Chủ yếu xây dựng website riêng của doanh nghiệp để bán hàng, cung cấp thông tin và
cập nhật cho khách hàng.
+ Mở các kênh bán hàng khác như: facebook, shopee food, lazada…
- Ghi nhận đánh giá nhận xét của khách hàng về sản phẩm của cửa hàng từ đó có những
điều chỉnh cho phù hợp.
III.

Kế hoạch nhân sự và tài chính


1. Kế hoạch nhân sự
Nhân viên của cửa hàng rau củ sạch Tươi được chọn lựa và đào tạo kỹ càng về
kiến thức và chuyên môn nông nghiệp. Nguồn nhân lực của cửa hàng do các thành viên
trong nhóm trực tiếp đảm nhận các vị trí phù hợp cụ thể là:
Bộ phận quản lý: Chủ cửa hàng kiêm quản lý là người nảy sinh ra ý tưởng cửa hàng rau
sạch Tươi vì họ là người nắm rõ tình hình, cách hoạt động của cửa hàng, đồng thời cũng
là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi vấn đề của cửa hàng. Ngoài ra, ngươi
quản lý chịu trách nhiệm về việc đảm bảo nguồn hàng luôn đủ, giải quyết các vấn đề
nguồn hàng, khiếu nại của khách hàng.
Bộ phận kế toán: Là người theo dõi ghi chép lại tất cả hoạt động của cửa hàng, tinh chi
phí thu tiền theo hóa đơn tổng hợp chi phí, doanh thu, xác định lợi nhuận làm các báo
cáo thuế của cửa hàng. Ngồi ra cịn kiêm nhiệm trực đơn đặt hàng qua điện thoại.
16


-

Yêu cầu: có kinh nghiệm làm việc trên 2 năm, chun mơn tốt

-

Số lượng: 1 người

Bộ phận nhân viên: Có trách nhiệm đảm bảo tất cả các quy trình nhập hàng, sơ chế,
đóng gói và lưu trữ hàng.
-

Yêu cầu: Có kiến thức về nông nghiệp, thực phẩm và sinh học, biết điều hành máy
móc cơng nghiệp.


-

Số lượng: 3 người

Bộ phận bán hàng và chăm sóc khách hàng: Có nhiệm vụ xây dựng, phát triển web cũng
như các kênh social của cửa hàng, giải đáp thắc mắc, bán hàng cho khách hàng, tiếp
nhận khiếu nại của khách hàng.
-

Yêu cầu: Là sinh viên có bằng đại học về kinh tế trở lên, có kiến thức về marketing,
sale, có kinh nghiệm về marketing 1 năm trở lên.

-

Số lượng: 3 người
Tuyển dụng nhân sự:


-

Dựa trên mối quan hệ quen biết để tìm được những người ở vị trí phù hợp

-

Đăng lên các hội nhóm facebook, các trang thơng tin tìm kiếm việc làm
Đào tạo


-


Các nhân viên sẽ được đào tạo và hướng dẫn bởi quản lý trong thời gian là 1
tháng trước khi bắt đầu khai trương về điều hành máy móc, kiến thức về an toàn
vệ sinh thực phẩm, bán hàng, marketing.
Đãi ngộ


-

Ngoài việc trả lương cứng cho nhân viên, quản lý thỏa mãn những nhu cầu tinh
thần của nhân viên như là: tổ chức những chuyến đi du lịch hàng năm, x2 lương
cho nhân viên làm việc vào các ngày nghỉ, ngày lễ.

* Các bước xử lý kể từ khi khách hàng đặt hàng:

17


Nhân viên bán hàng
nhận đơn

Liên lạc bên vận
chuyển

Chuyển cho nhân viên
sơ chế

Nhân viên sơ chế chuẩn
bị đơn


Nhân viên sơ chế giao
cho bên vận chuyển

Vận chuyển giao cho
khách hàng

Nhân viên bán hàng
chăm sóc khách hàng sau
mua

18


2. Kế hoạch tài chính
Bảng 1: Dự kiến chi phí mua đồ đạc, thiết bị ban đầu

STT

Tên hàng

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Máy kiểm tra chất lượng rau củ


1

50.000.000

50.000.000

2

Máy rửa và khử trùng rau củ

1

18.000.000

18.000.000

3

Tủ mát đựng rau củ

2

20.000.000

40.000.000

4

Máy cắt rau củ đa năng


1

13.000.000

13.000.000

5

Máy tính cây

1

10.000.000

10.000.000

6

Máy hút chân khơng

2

8.000.000

16.000.000

7

Máy in thu ngân


1

5.000.000

5.000.000

8

Hộp đựng rau củ

1000

1.000

1.000.000

9

Túi giấy

1000

500

500.000

10

Các vật dụng khác


1

2.000.000

2.000.000

Tổng

155.500.000
Đơn vị tính: Đồng
19


Bảng 2: Dự tính chi phí hàng tháng
STT

Loại chi phí

Số tiền

1

Chi phí nguyên liệu

40.000.000

2

Chi phí nhân sự


46.500.000

3

Thuế

100.000

4

Chi phí cố định

10.000.000

5

Chi phí điện nước dự tính

5.000.000

Tổng

101.600.000
Đơn vị tính: Đồng
Bảng 3: Dự tính nhu cầu tài chính ban đầu

STT

Loại chi phí


Số tiền

1

Chi phí mua đồ đạc, thiết bị ban đầu

155.500.000

2

Chi phí hàng tháng

101.600.000

3

Chi phí quảng cáo, marketing

15.000.000

4

Đăng ký kinh doanh

1.000.000

5

Chi phí dự trù


30.000.000

20


Tổng

303.100.000
Đơn vị tính: Đồng

Bảng 4: Ước tính doanh thu của qn

Giai
đoạn

Thán
g

Sản
phẩm

Giá/kg

Khối
lượng
rau
(kg)
bán ra
trung
bình/

ngày

Doanh thu

Doanh thu
sau khi trừ
đi khuyến
mãi

Tổng
doanh thu

1

1

Rau
ăn lá

80.000

32

76.800.000

38.400.000

79.650.000

Các

loại
đậu,
cà rốt

60.000

14

25.200.000

12.600.000

Các
loại
khoai,


55.000

12

Các
loại

175.00
0

9.900.000
19.800.000


6

31.500.000
21

15.750.000


nấm

2

3

2

3

Rau
gia vị

50.000

4

6.000.000

3.000.000

Rau

ăn lá

80.000

30

72.000.000

54.000.000

Các
loại
đậu,
cà rốt

60.000

12

21.600.000

16.200.000

Các
loại
khoai,


55.000


10

13.500.000

10.125.000

Các
loại
nấm

175.00
0

5

22.500.000

16.875.000

Rau
gia vị

50.000

4

4.800.000

3.600.000


Rau
ăn lá

80.000

31

74.400.000

59.520.000

22

100.800.00
0

117.120.000


4

4

Các
loại
đậu,
cà rốt

60.000


13

15.600.000

18.720.000

Các
loại
khoai,


55.000

9

14.850.000

11.880.000

Các
loại
nấm

175.00
0

5

26.250.000


21.000.000

Rau
gia vị

50.000

5

7.500.000

6.000.000

Rau
ăn lá

80.000

33

79.200.000

79.200.000

Các
loại
đậu,
cà rốt

60.000


14

25.200.000

25.200.000

Các
loại
khoai,


55.000

10

16.500.000

16.500.000

23

166.650.00
0


Các
loại
nấm


175.00
0

7

36.750.000

36.750.000

Rau
gia vị

50.000

6

9.000.000

9.000.000

Đơn vị tính: Đồng
Bảng 5: Thu nhập dự kiến trong 3 tháng đầu

Chỉ tiêu

Tháng 1

1

TỔNG DOANH 79.650.000

THU

2

CÁC LOẠI CHI
PHÍ

Tháng 2

100.800.000 117.120.000

Chi phí mua đồ 155.500.000
đạc, trang thiết bị
ban đầu
Chi phí hàng
tháng

Tháng 3

0

0

101.600.000 101.600.000 101.600.000

24

Tháng 4
166.650.000


0

101.600.000


Chi phí quảng
cáo, marketing

15.000.000

10.000.000

Đăng ký kinh
doanh

1.000.000

0

Tổng chi phí

273.100.000 111.600.000 106.600.000

106.600.000

-10.800.000
193.450.000

60.050.000


3

Lợi nhuận

5.000.000

5.000.000

0

10.520.000

0

Đơn vị tính: Đồng
IV.

Đánh giá hiệu quả kinh tế của cửa hàng

Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng nhân tài, đánh
giá hiệu quả kinh doanh lâu dài của một dự án.
Với việc thành lập một cửa hàng rau sạch online, nhóm xét một số chỉ tiêu đánh giá hiệu
quả kinh tế của cửa hàng như sau:
1. Thời gian hồn vốn
Ta có: Vốn đầu tư ban đầu: 303.100.000 vnđ
Từ bảng 5, ta có thể ước tính thời gian hồn vốn của cửa hàng là khoảng 7 tháng,
đạt mục tiêu kinh doanh đề ra.
2. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng là mối quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận kiếm
được so với doanh thu mà doanh nghiệp thu về trong kỳ dựa trên tất cả các hoạt động

sản xuất kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng:

T(st) =
Trong đó:
T(st): Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bán hàng
25


×