Tải bản đầy đủ (.pdf) (268 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ biến đổi xã hội vùng ven đô hà nội trong bối cảnh đô thị hóa (trường hợp huyện từ liêm từ 1996 đến 2013) luận án TS ngôn ngữ và văn hoá việt nam 622201

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.96 MB, 268 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

Bùi Văn Tuấn

BIẾN ĐỔI XÃ HỘI
VÙNG VEN ĐƠ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐƠ THỊ HĨA
(TRƢỜNG HỢP HUYỆN TỪ LIÊM TỪ 1996 ĐẾN 2013)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2017
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

Bùi Văn Tuấn

BIẾN ĐỔI XÃ HỘI
VÙNG VEN ĐƠ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH ĐƠ THỊ HĨA
(TRƢỜNG HỢP HUYỆN TỪ LIÊM TỪ 1996 ĐẾN 2013)

CHUYÊN NGÀNH: VIỆT NAM HỌC
MÃ SỐ: 62 22 01 13
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VIỆT NAM HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Mai Quỳnh Nam


2. PGS.TS Đoàn Minh Huấn

Xác nhận của
Chủ tịch HĐ cấp ĐHQGHN

Xác nhận (đại diện) của cán
bộ hƣớng dẫn

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc

PGS.TS Mai Quỳnh Nam

HÀ NỘI - NĂM 2017
2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận án Biến đổi xã hội vùng ven đô Hà Nội trong bối cảnh
đô thị hóa (Trường hợp huyện Từ Liêm từ 1996 đến 2013) là cơng trình nghiên cứu
của riêng tơi. Các số liệu và tài liệu sử dụng trong luận án là trung thực, chính xác,
các ý kiến khoa học nêu trong luận án được tác giả kế thừa và trích nguồn theo đúng
quy định và tham chiếu đầy đủ.
Hà Nội, ngày 2 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận án

Bùi Văn Tuấn

3


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới hai Thầy hướng dẫn
khoa học, PGS.TS Mai Quỳnh Nam và PGS.TS Đoàn Minh Huấn. Các Thầy đã giúp
đỡ tôi từ lúc xây dựng ý tưởng cho đến chỉnh sửa bản thảo và hoàn thành luận án này
bằng sự nghiêm từ và bằng cả những khích lệ q báu.
Tơi cũng dành sự biết ơn và kính trọng tới Ban lãnh đạo, Thầy Cô và các bạn
đồng nghiệp ở Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển (ĐHQGHN), những người
đã giúp tôi cả về tinh thần lẫn vật chất cũng như những góp ý thẳng thắn và q giá
trong q trình tơi thực hiện luận án.
Tơi xin được gửi lời cảm ơn tới cán bộ, nhân dân huyện Từ Liêm (nay là hai
quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm), nơi tôi đã tiến hành khảo sát thực địa và khai
thác được một số tài liệu rất có giá trị mà nếu như khơng có chúng thì bản luận án cũng
khó để hồn thành được.
Tơi xin được cảm ơn các Thầy, Cô giáo, các nhà khoa học, chuyên gia tham
gia Hội đồng chấm các chuyên đề, semina chun mơn trong q trình học tập đã có
những chia sẻ, đóng góp tâm huyết, trách nhiệm và định hướng để cơng trình nghiên
cứu của tơi được hồn thiện.
Cuối cùng, xin dành tình cảm tới gia đình tơi và bạn bè thân thiết, những người
đã luôn động viên và mong sớm nhìn thấy bản luận án này hơn ai hết và đó chính là
động lực cho tơi hồn thành nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 2 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận án

Bùi Văn Tuấn

4


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................4
DANH MỤC BẢNG ..………………………………………………………………5
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ..…………………………………………………..7
MỞ ĐẦU . …………………………………………………………………………..9
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 9
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................. 11
3. Đối tượng và khu vực nghiên cứu ......................................................................... 12
4. Câu hỏi, giả thuyết và khung lý thuyết nghiên cứu .............................................. 13
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án ................................................................ 15
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ............................................................... 16
7. Kết cấu của luận án ............................................................................................... 16
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ
KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU - HUYỆN TỪ LIÊM .. ………………18
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 18
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới .................................................................................... 18
1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................. 23
1.1.3. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu và hướng nghiên cứu của luận án ....... 31
1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu ................................................. 32
1.2.1. Một số khái niệm nghiên cứu ............................................................................ 32
1.2.2. Cách tiếp cận và lý thuyết nghiên cứu ........................................................... 40
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật phân tích, xử lý số liệu ........................ 47
1.3. Khái quát địa bàn nghiên cứu - huyện Từ Liêm ........................................... 52
1.3.1. Vị trí địa lý .......................................................................................................... 52
1.3.2. Địa hình địa mạo và đất đai ............................................................................... 55

1.3.3. Khí hậu, thủy văn và nguồn nước...................................................................... 57
1.3.4. Dân cư và nguồn nhân lực ................................................................................. 58
1.3.5. Kinh tế ................................................................................................................. 58
1.3.6. Hệ thống cơ sở hạ tầng ....................................................................................... 60
1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


1.3.7. Di tích lịch sử và danh thắng ............................................................................. 61
1.3.8. Văn hóa - Giáo dục - Y tế .................................................................................. 62
Tiểu kết ........................................................................................................................ 64
Chƣơng 2. BIẾN ĐỔI DÂN CƢ HUYỆN TỪ LIÊM.. ………………………….66
2.1. Biến đổi quy mô dân cƣ ................................................................................... 66
2.1.1. Quy mô và mật độ dân cư .................................................................................. 66
2.1.2. Biến động dân cư ................................................................................................ 72
2.2. Di cƣ ................................................................................................................... 79
2.2.1. Thực trạng di cư ở Từ Liêm............................................................................... 79
2.2.2. Tác động của di cư đến đời sống cộng đồng dân cư huyện Từ Liêm ............. 92
2.3. Cơ cấu dân cƣ ................................................................................................... 97
2.3.1. Biến đổi cơ cấu dân cư theo giới tính, tuổi ....................................................... 97
2.3.2. Cơ cấu dân cư theo trình độ văn hóa và chun mơn kỹ thuật ........................ 99
2.3.3. Biến đổi tương quan dân số nông thôn, thành thị ......................................... 106
2.4. Ảnh hƣởng xã hội của áp lực gia tăng dân số .............................................. 108
2.4.1. Tình trạng thất nghiệp và tệ tạn xã hội............................................................ 108
2.4.2. Ảnh hưởng đến giáo dục .................................................................................. 110
2.4.3. Ảnh hưởng của gia tăng dân số đến môi rường .............................................. 112
Tiểu kết ................................................................................................................... 113
Chƣơng 3. BIẾN ĐỔI SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƢ HUYỆN TỪ
LIÊM ...................................................................................................................... 116

3.1. Biến đổi nguồn vốn sinh kế............................................................................ 116
3.1.1. Nguồn vốn con người ....................................................................................... 116
3.1.2. Nguồn vốn vật chất........................................................................................... 118
3.1.3. Nguồn vốn tài chính ......................................................................................... 120
3.1.4. Nguồn vốn tự nhiên .......................................................................................... 123
3.1.5. Nguồn vốn xã hội ............................................................................................. 125
3.2. Biến đổi sinh kế của cộng đồng dân cƣ ........................................................ 128
3.2.1. Mơ hình sinh kế nông nghiệp .......................................................................... 129

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.2.2. Mơ hình sinh kế hỗn hợp ................................................................................. 136
3.2.3. Sự phát triển của các mơ hình sinh kế phi nơng nghiệp ................................ 137
3.3. Kết quả sinh kế và một số biến đổi điều kiện sống của cộng đồng dân cƣ144
3.3.1. Biến đổi việc làm phi nông nghiệp.................................................................. 144
3.3.2. Biến đổi mức thu nhập, chi tiêu ....................................................................... 145
3.3.3. Phân hóa giầu nghèo ........................................................................................ 155
3.3.4. Bất bình đẳng xã hội......................................................................................... 158
3.3.5. Biến đổi môi trường vệ sinh của cộng đồng cư dân ....................................... 163
3.3.6. Sự thích ứng của cộng đồng............................................................................. 166
Tiểu kết ................................................................................................................... 170
Chƣơng 4. BIẾN ĐỔI ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VÀ TÍNH CỐ KẾT CỦA CỘNG
ĐỒNG DÂN CƢ HUYỆN TỪ LIÊM………………………………………… .. 172
4.1. Biến đổi đời sống văn hóa .............................................................................. 172
4.1.1. Biến đổi về không gian cư trú ....................................................................... 172
4.1.2. Biến đổi đời sống văn hóa tinh thần ................................................................ 181
4.1.3. Biến đổi hình thức tiếp cận thơng tin và cách sử dụng thời gian rảnh rỗi .... 186

4.1.4. Biến đổi thói quen ăn uống và tiêu dùng ...................................................... 194
4.2. Biến đổi tính cố kết cộng đồng ...................................................................... 201
4.2.1. Tính cố kết trong hoạt động kinh doanh, bn bán ........................................ 201
4.2.2. Tính cố kết cộng đồng trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp .......................... 206
4.2.3. Tính cố kết trong q trình chuyển đổi nghề nghiệp...................................... 210
4.2.4. Tính cố kết cộng đồng trong áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ......... 211
4.2.5. Tính cố kết cộng đồng trong giao tiếp, ứng xử............................................... 212
Tiểu kết ................................................................................................................... 217
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 220
DANH MỤC CÔNG TR NH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.......226
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 228
PHỤ LỤC

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BB, DV, KD

Buôn bán, dịch vụ, kinh doanh

BĐXH

Biến đổi xã hội

BCH


Ban chấp hành

CBVC

Cán bộ viên chức

CCXH

Cơ cấu xã hội

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa

ĐTH

Đơ thị hóa

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HTX

Hợp tác xã

Km

Ki-lô-mét


KT-XH

Kinh tế - Xã hội



Lao động

NCS

Nghiên cứu sinh

NXB

Nhà xuất bản

PGS.TS

Phó Giáo sư, Tiến sĩ

STT

Số thứ tự

THCS

Trung học cơ sở

THPT


Trung học phổ thông

TP

Thành phố

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

UBND huyện

Ủy ban nhân dân huyện

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Những đặc điểm nhân khẩu - xã hội của mẫu khảo sát ............................49
Bảng 2.1: Dân cư Từ Liêm so với các huyện ngoại thành Hà Nội, 2000 - 2013......68
Bảng 2.2: Quy mô dân cư huyện Từ Liêm phân theo các xã, thị trấn giai đoạn
1996 - 2013 ...............................................................................................................70
Bảng 2.3: Mật độ dân cư huyện Từ Liêm và các xã, thị trấn giai đoạn
1996 - 2013 ...............................................................................................................71
Bảng 2.4: Tỷ suất sinh thô, tử thô và gia tăng tự nhiên của dân cư huyện Từ Liêm
qua một số năm .........................................................................................................73
Bảng 2.5: Số người di chuyển và tỷ suất di cư phân theo quận, huyện TP Hà Nội
giai đoạn 2004 - 2009 ................................................................................................80

Bảng 2.6: Thực trạng di cư huyện Từ Liêm 1996 - 2012 .........................................85
Bảng 2.7: Tương quan địa bàn khảo sát với trình độ học vấn nhóm ......................100
Bảng 2.8: Tương quan giữa trình độ học vấn nhóm với nghề nghiệp ....................101
Bảng 2.9: Đánh giá của người dân về chất lượng giáo dục - đào tạo ....................101
Bảng 2.10: Tương quan trình độ chun mơn của lao động bị mất đất giữa các xã ..103
Bảng 2.11: Tương quan trình độ chun mơn kỹ thuật với giới tính .....................104
Bảng 2.12: Thực trạng đào tạo chuyên môn cho nguồn lao động ở Hà Nội...........104
Bảng 2.13: Tỷ lệ dân số các tầng lớp xã hội ở Từ Liêm 1996 và 2013 ..................105
Bảng 2.14: Dân số trung bình thành thị phân theo đơn vị hành chính....................106
Bảng 2.15: Dân số nơng thơn - đơ thị huyện Từ Liêm 1996 - 2013 .......................107
Bảng 2.16: Tình trạng thiếu việc làm của người dân ..............................................108
Bảng 2.17: Thực trạng giáo dục ở các bậc học của Từ Liêm giai đoạn
1996 - 2013 .............................................................................................................111
Bảng 3.1: Tương quan nghề nghiệp ở Từ Liêm/công cụ sản xuất ..........................119
Bảng 3.2: Quan hệ và hình thức hợp tác phát triển tiểu thủ cơng nghiệp ...............126
Bảng 3.3: Đánh giá của cộng đồng về hiệu quả hỗ trợ của các tổ chức xã hội trong
nông nghiệp .............................................................................................................128
Bảng 3.4: Nguồn thu nhập chính của hộ gia đình ở Từ Liêm qua các giai đoạn ....145
5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bảng 3.5: Các khoản chi tiêu của gia đình năm 2013 so với trước năm 2000 .......147
Bảng 3.6: Số lượng đồ dùng và tiện nghi sinh hoạt trong gia đình năm 2013........150
Bảng 3.7: Đánh giá của người dân về cuộc sống năm 2013 so với năm 2000 .......152
Bảng 3.8: Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng năm 2013 so với trước năm 2000 ....153
Bảng 3.9: Cuộc sống ở Từ Liêm năm 2013 so với trước năm 2000 .......................154
Bảng 3.10: Nguồn nước sinh hoạt của hộ gia đình năm 2013 so với trước
năm 2000 .................................................................................................................163

Bảng 3.11: Loại hình nhà vệ sinh của hộ gia đình năm 2013 so với trước
năm 2000 .................................................................................................................164
Bảng 3.12: Nơi xả nước thải sinh hoạt của gia đình của hộ gia đình năm 2013
so với trước năm 2000.............................................................................................164
Bảng 3.13: Ý kiến của cộng đồng dân cư về các vấn đề môi trường năm 2013
so với trước năm 2000.............................................................................................165
Bảng 3.14: Những khó khăn của cộng đồng dân cư liên quan đến việc làm ..........166
Bảng 4.1: So sánh loại hình và diện tích nhà ở năm 2103 với năm 2000 ...............178
Bảng 4.2: Hình thức tham gia duy trì, tơn tạo và phát huy các giá trị di tích
lịch sử văn hóa của người dân .................................................................................182
Bảng 4.3: Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động phát huy các giá trị của
di tích, danh lam thắng cảnh ...................................................................................185
Bảng 4.4: Cách thức sử dụng thời gian rảnh rỗi của cộng đồng dân cư .................187
Bảng 4.5: Đánh giá của cộng đồng dân cư về hoạt động vui chơi giải trí trên
địa bàn huyện theo nhóm tuổi, nghề nghiệp, nơi làm việc và mức sống ................191
Bảng 4.6: Bữa cơm chung của các thành viên trong gia đình năm 2013 so với
trước năm 2000 .......................................................................................................196
Bảng 4.7: Hoạt động của các thành viên trong gia đình sau bữa cơm năm 2013
so với trước năm 2000.............................................................................................198
Bảng 4.8: Mối quan hệ và hình thức hợp tác trong kinh doanh, buôn bán, dịch vụ ....202
Bảng 4.9: Quan hệ và hình thức hợp tác trong phát triển tiểu thủ công nghiệp .....207
Bảng 4.10: Quan hệ của cộng đồng dân cư............................................................. 213
6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1: Khung phân tích ....................................................................................................14
Hình 1.1: Vị trí địa lý huyện Từ Liêm.............................................................................55

Hình 1.2: Hiện trạng sử dụng đất huyện Từ Liêm các năm 1993 - 2010..................57
Hình 1.3: Một số tuyến đường giao thơng của TP qua huyện Từ Liêm .........................61
Hình 2.1: Bản đồ dân số huyện Từ Liêm..................................................................68
Biểu đồ 2.1: Dân cư huyện Từ Liêm từ 1996 đến 2013…………………………...71
Biểu đồ 2.2: Mức sinh, tử và gia tăng tự nhiên của dân cư Từ Liêm 2001 - 2013 ........74
Hình 2.2: Bản đồ tỷ suất gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học phân theo quận, huyện
Hà Nội năm 2012 ..............................................................................................................76
Biểu đồ 2.3: Thời gian nhập cư đến Từ Liêm sinh sống..................................................82
Hình 2.3: Bản đồ chuyển cư huyện Từ Liêm ...................................................................84
Biểu đồ 2.4: Thực trạng nhập cư huyện Từ Liêm qua các năm,1996 - 2012..…….86
Biểu đồ 2.5: Thực trạng xuất cư của người dân huyện Từ Liêm 1996 - 2012 ...............86
Hình 2.4: Thực trạng nhập cư huyện Từ Liêm qua các năm, 1996 - 2012.....................88
Biểu đồ 2.6: Thực trạng di cư huyện Từ Liêm năm 2012 ...............................................88
Biểu đồ 2.7: Lý do chuyển đến sinh sống ở Từ Liêm ......................................................89
Biểu đồ 2.8: Cơ cấu giới tính trong dân cư huyện Từ Liêm ............................................98
Biểu đồ 3.1: Công cụ sử dụng làm nông nghiệp của người dân Từ Liêm năm 2013 ..119
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ hộ dân có vay vốn theo địa bàn khảo sát .........................................122
Biểu đồ 3.3: Diện tích đất canh tác huyện Từ Liêm qua các năm, 1996 - 2013 ..........124
Biểu đồ 3.4: Diện tích đất còn lại sau thu hồi .................................................................125
Biểu đồ 3.5: Các tổ chức xã hội hỗ trợ người dân trong nông nghiệp ..........................127
Biểu đồ 3.6: Số lượng người trong hộ chuyển đổi nghề giai đoạn 2000 - 2013 ..........130
Biểu đồ 3.7: Sự thay đổi nghề nghiệp trong các năm, 1996 - 2013 ..............................131
Biểu đồ 3.8: Việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất năm 2013 ........................133
Biểu đồ 3.9: Lý do không làm nông nghiệp ...................................................................134
Biểu đồ 3.10: Công việc người dân muốn chuyển đổi ..................................................135
Biểu đồ 3.11: Loại đồ dùng và tiện nghi sinh hoạt của các hộ dân ...............................149
7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



năm 2013 so với năm 2000 ..............................................................................................149
Biểu đồ 3.12: Thực trạng kinh tế hộ gia đình năm 2013 ...............................................150
Biểu đồ 3.13: Kinh tế của hộ gia đình năm 2013 so với trước năm 2000 ...................151
Biểu đồ 3.14: So sánh tỷ lệ gia đình ngh o theo số người trong gia đình có thay đổi
nghề…………………………………………………………………………………159
Biểu đồ 3.15: Ước lượng giá trị bất động sản của hộ gia đình theo 5 mức...…….160
Biểu đồ 3.16: Tâm trạng của cộng đồng dân cư có việc làm thường xuyên ...............168
Hình 4.1: Ảnh biến động lớp phủ mặt đất huyện Từ Liêm, 1995, 2002 và 2009 ........173
Hình 4.2: Kiến trúc nhà ở truyền thống ở Từ Liêm………………………………178
Hình 4.3: Kiến trúc nhà ở truyền thống - hiện đại đan xen............................................177
Biểu đồ 4.1: Tình trạng nhà ở của cộng đồng dân cư qua các năm, 2000 - 2013 ........178
Biểu đồ 4.2: Sự tham gia của người dân vào các hoạt động văn hóa cộng đồng…190
Biểu đồ 4.3: Điểm trung bình về mức độ tham gia các sinh hoạt văn hóa tinh thần của
cộng đồng dân cư (theo thang điểm 5) ............................................................................191
Biểu đồ 4.4: Thay đổi trong hoạt động đi chợ của dân cư năm 2130 so với năm 2000 .195
Biểu đồ 4.5: Mức độ ăn uống ở nhà hàng năm 2013 so với trước năm 2000……199
Biểu đồ 4.6: Giao tiếp với hàng xóm láng giềng theo mức độ đơ thị hố ...................216

8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đơ thị hóa đã và đang tạo ra những biến đổi sâu sắc về kinh tế, văn hoá, xã
hội của các vùng trong cả nước, đặc biệt đối với các cộng đồng cư dân từ nông thôn
sang thành thị, đem lại cho cộng đồng điều kiện và năng lực để dần dần thích nghi
và hội nhập vào đô thị.

Ở Việt Nam, từ khi thực hiện đường lối Đổi mới (1986), đặc biệt từ cuối thập
niên 90 của thế kỷ XX trở lại đây, quá trình đơ thị hóa (ĐTH) diễn ra ngày càng
rộng về quy mô và nhanh về tốc độ. Nhiều vùng nông thôn trở thành đô thị và sự
mở rộng địa giới hành chính các đơ thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Hải Phịng,… kéo theo sự biến đổi về nhiều mặt trong đời sống xã hội của
cộng đồng dân cư: từ biến đổi địa giới hành chính, kinh tế, cơ sở hạ tầng, phương
thức sản xuất cho đến cơ cấu dân cư, sinh kế, cơ cấu nghề nghiệp, quan hệ xã hội
của cộng đồng dân cư. Thực chất, đây là quá trình thay đổi trong cơ cấu xã hội nông
thôn truyền thống sang cơ cấu xã hội nông thôn mới và đô thị, từ hoạt động nông
nghiệp là chủ yếu sang hoạt động phi nông nghiệp là chính và từ những khn mẫu
xã hội nơng thơn truyền thống sang khuôn mẫu xã hội nông thôn mới và đơ thị. Q
trình đơ thị hóa đã tạo nên bức tranh đa dạng về cấu trúc xã hội, không ít thơn xóm
nay đã trở thành tổ dân phố và làng xã trở thành phường của một quận mới.
Hà Nội với vai trị là trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế, giáo dục của cả
nước, cùng với Thành phố (TP) Hồ Chí Minh là hai đơ thị có tốc độ ĐTH cao nhất
trong cả nước, với xu hướng lan tỏa từ trung tâm ra ngoại vi, kiểu “vết dầu loang”.
Quá trình này đã hình thành nên những vùng chuyển tiếp, vùng đệm với những đặc
điểm kinh tế, xã hội, văn hóa khá đặc thù, điển hình với tên gọi “vùng ven đô”.
Trong hai thập niên qua, vùng ven Hà Nội đã và đang có những chuyển biến nhanh,
làm đổi thay và có tác động trực tiếp đến đời sống xã hội của cộng đồng dân cư. Sự
phát triển mạnh về kinh tế cùng với sự xuất hiện của nhiều khu đô thị hiện đại đã
k o theo những chuyển biến sâu sắc về dân cư, lao động - việc làm, sinh kế, đời
sống văn hóa và quan hệ cộng đồng. Có thể nói, sự phát triển chung của Hà Nội
9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trong mấy thập niên qua cũng là sự mở rộng liên tiếp của vùng nội đô ra các làng xã
ven đô và đây thực chất là sự mở rộng vùng trung tâm ra ngoại vi của nó.

Từ Liêm là một huyện nằm ở phía Tây thành phố Hà Nội, trong bối cảnh đơ
thị hóa, kinh tế - xã hội đã có nhiều biến đổi, cơ sở hạ tầng được xây dựng, nhiều khu
đô thị hiện đại xuất hiện, đời sống xã hội của người dân cũng có nhiều biến đổi.
Trước những năm 2000, Từ Liêm là một huyện thuần nông, nhưng với chính sách
của Hà Nội về phát triển khu vực phía Tây của TP trở thành trung tâm văn hóa, thể
thao và thương mại, dịch vụ, Từ Liêm đã được quy hoạch, xây dựng, phát triển mạnh
mẽ, nông nghiệp khơng cịn là hoạt động chính của địa phương. Đơ thị hóa, một mặt
có những tác động tích cực làm thay đổi bộ mặt của vùng ven đô về cơ sở hạ tầng,
nâng cao mức sống người dân, làm biến đổi tổ chức xã hội, lối sống, tính cố kết cộng
đồng, quan hệ xã hội.… Mặt khác, quá trình này cũng có những ảnh hưởng tiêu cực
như chuyển đổi nghề nghiệp, ô nhiễm môi trường, quá tải về nhà ở, cơ sở hạ tầng,
giáo dục và các vấn đề tệ nạn xã hội gia tăng, bảo tồn và phát huy những giá trị văn
hóa truyền thống,… đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong quá trình phát triển
chung của cộng đồng cư dân ven đơ.
Từ góc độ khoa học, nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ hơn thực trạng biến đổi xã
hội vùng ven đô TP Hà Nội trong bối cảnh ĐTH với những đặc điểm chung của quá
trình ĐTH trong cả nước và những đặc điểm riêng về ĐTH vùng ven đô TP Hà Nội.
Đồng thời, làm rõ hơn một số biến đổi xã hội tiêu biểu ở vùng ven đô TP Hà Nội
trong bối cảnh ĐTH, liệu những biến đổi đó có phải là nhân tố “vừa là động lực vừa
là mục tiêu” của biến đổi xã hội và phát triển ở khu vực ven đô TP Hà Nội trong
bối cảnh ĐTH hiện nay? Với mục đích tìm hiểu thực trạng biến đổi xã hội của vùng
ven đô làm cứ liệu thực tiễn phục vụ cho việc đề xuất chính sách và giải pháp phù
hợp cho việc xây dựng, quản lý phát triển bền vững khu vực ven đơ trong bối cảnh
đơ thị hóa. Đây cũng chính là hướng nghiên cứu luận án Biến đổi xã hội vùng ven
đơ Hà Nội trong bối cảnh đơ thị hóa (Trƣờng hợp huyện Từ Liêm từ 1996 đến
2013) của tác giả.
Tác giả luận án chọn huyện Từ Liêm làm địa bàn nghiên cứu là vì các lý do:

10


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


(1) Từ Liêm là một khơng gian văn hóa xã hội phát triển đang có nhiều biến đổi
năng động, đa chiều. Từ 1996 đến 2013 được coi là giai đoạn chuyển đổi và phát
triển từ xã hội nông thôn - nông nghiệp truyền thống sang xã hội nông thôn mới và
phát triển đô thị. Do vậy, trong bối cảnh CNH-HĐH và ĐTH chung của cả nước và
đô thị Hà Nội thì khu vực ven đơ Từ Liêm là một khơng gian đặc thù. (2) Từ Liêm
là địa phương diễn ra tốc độ đơ thị hóa nhanh so với các địa phương khác nhưng lại
có những đặc thù chung và riêng với khu vực ven đơ trong q trình đơ thị hóa của
Thủ đơ, nơng nghiệp khơng cịn là hoạt động chính của địa phương; (3) Từ Liêm là
địa phương được quy hoạch, xây dựng và phát triển thành khu thương mại, văn hóa
thể thao Quốc gia nói chung và Hà Nội nói riêng. Do đó, sự giao thoa trong sinh
hoạt đời sống xã hội của cư dân ven đô với nội đơ diễn ra với tần suất lớn, nên tính
chất đô thị đã xuất hiện nhiều trong cuộc sống của cộng đồng dân cư huyện Từ
Liêm. Vị thế của một bộ phận không nhỏ dân cư đã thay đổi về căn bản, từ cư dân
nông thôn đã được công nhận là thị dân một cách chính thức. (4) Những biến đổi về
hệ thống giá trị với tư cách là nhân tố điều chỉnh hành vi của các chủ thể hành động
sẽ cho chúng ta thấy khả năng thích ứng của người dân đang sống ở Từ Liêm nói
riêng và vùng ven Hà Nội nói chung trước sự biến đổi chức năng từ một xã hội tự
cung, tự cấp sang xã hội bị điều tiết bởi kinh tế thị trường có sự can thiệp trực tiếp
của nhà nước, từ sự biến đổi chức năng sản xuất dần tới biến đổi cấu trúc nghề nghiệp
xã hội. Cuối cùng, Từ Liêm là địa bàn nghiên cứu trước đây khi tác giả làm luận văn
thạc sĩ (2009), thuận lợi cho việc triển khai nghiên cứu, có thể kế thừa các nguồn tư
liệu, thơng tin liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, hỗ trợ cho việc so
sánh, đối chiếu về biến đổi xã hội ở Từ Liêm trong gần hai thập niên qua.
Tất cả những lý do trên sẽ được tác giả phân tích một cách rõ nét ở các phần,
các chương nghiên cứu dưới đây của luận án.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu

Tìm hiểu thực trạng biến đổi xã hội của cộng đồng dân cư vùng ven đô Hà
Nội trong bối cảnh ĐTH, qua nghiên cứu trường hợp huyện Từ Liêm từ 1996 đến
2013. Trên cơ sở những kết luận, luận án đưa ra một số khuyến nghị nhằm quản lý
và phát triển khu vực ven đô trong bối cảnh ĐTH một cách bền vững.

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Biến đổi xã hội là một khái niệm rộng và đa chiều, luận án tập trung nghiên
cứu một số khía cạnh của biến đổi xã hội đặt trong bối cảnh ĐTH, bao gồm: (i) Biến
đổi xã hội về cơ cấu dân cư; (ii) Biến đổi xã hội về sinh kế; (iii) Biến đổi xã hội về
đời sống văn hóa và tính cố kết cộng đồng. Cụ thể như sau:
- Hệ thống hóa và xác định cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu biến đổi xã hội
của cộng đồng dân cư vùng ven đô Hà Nội: hệ thống khái niệm, lý thuyết và
phương pháp và cách tiếp cận nghiên cứu;
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng biến đổi xã hội của cộng đồng dân
cư ven đơ ở một số khía cạnh như: biến đổi cơ cấu dân cư; biến đổi sinh kế; biến
đổi đời sống văn hóa và tính cố kết cộng đồng của người dân trong bối cảnh ĐTH
hiện nay;
- Tìm hiểu sự biến đổi đó có tác động như thế nào đến sự phát triển chung
của khu vực ven đô Hà Nội trong bối cảnh đơ thị hóa;
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất
một số khuyến nghị nhằm quản lý, phát triển xã hội vùng ven đô trong bối cảnh
ĐTH hiện nay.
3. Đối tƣợng và khu vực nghiên cứu
31


ối tượng nghi n cứu: Biến đổi xã hội của cộng đồng dân cư vùng ven

đô Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa.
3.2. Khách thể nghiên cứu: Cộng đồng dân cư huyện Từ Liêm, thành phố Hà
Nội (TP Hà Nội).
3.3. Phạm vi nghi n cứu
- Về thời gian: Biến đổi xã hội của cộng đồng dân cư ven đô TP Hà Nội là
một quá trình liên tục, diễn ra qua các thời kỳ lịch sử với những đặc điểm và kết quả
khác nhau. Sau hơn hai thập niên (tính từ 1996 khi TP Hà Nội bắt đầu đẩy nhanh
tốc độ đô thị hố), cộng đồng dân cư ven đơ nói chung và huyện Từ Liêm nói riêng
đã có những biến đổi sâu sắc và toàn diện. Trong phạm vi của luận án, chỉ tập trung
vào một số chiều cạnh biến đổi chính yếu nhất và nổi trội nhất bao gồm: biến đổi xã
hội về cơ cấu dân cư, biến đổi xã hội về sinh kế, biến đổi xã hội về đời sống văn
hóa, tính cố kết cộng đồng và những thay đổi của nó trong bối cảnh ĐTH qua

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


trường hợp huyện Từ Liêm, TP Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 1996 đến
năm 2013. Đây là giai đoạn huyện Từ Liêm có sự chuyển đổi từ xã hội nông thôn nông nghiệp cổ truyền sang xã hội nông thôn mới và đô thị với tốc độ khá nhanh,
phần lớn diện tích đất nơng nghiệp được chuyển sang đất phi nông nghiệp và phát
triển đô thị.
- Về không gian: Khảo sát, nghiên cứu tại địa bàn huyện Từ Liêm từ 1996
đến 2013.
4. Câu hỏi, giả thuyết và khung lý thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Xã hội của cộng đồng dân cư vùng ven đô đã và đang biến đổi như thế nào
trong bối cảnh đơ thị hóa? Cụ thể biến đổi về xã hội như: dân cư; sinh kế, mức

sống, văn hóa, quan hệ xã hội và tính cố kết cộng đồng trong bối cảnh ĐTH ra sao?
Cộng đồng dân cư huyện Từ Liêm và vùng ven đơ thích ứng như thế nào
trước những biến đổi xã hội của khu vực này trong bối cảnh ĐTH?
Trước những biến đổi về xã hội của khu vực ven đô, Hà Nội cần có những
chính sách, giải pháp gì để quản lý, phát triển xã hội của cộng đồng dân cư khu vực
này một cách bền vững?
4.2. Giả thuyết
(1) Bối cảnh ĐTH ở khu vực ven đô từ 1996 đến 2013 đã làm cho cộng đồng
dân cư huyện Từ Liêm và khu vực ven đơ có những biến đổi mạnh mẽ, song khơng
giống nhau ở các cộng đồng có mức độ ĐTH khác nhau.
(2) Sự biến đổi nhanh chóng về xã hội như: (i) dân cư; (ii) sinh kế; (iii) đời
sống văn hóa và tính cố kết cộng đồng là nguyên nhân và kết quả của chính sách phát
triển và mở rộng của TP Hà Nội trong hơn hai thập niên qua.
(3) Bên cạnh những tác động tích cực thì bối cảnh ĐTH cũng có những tác
động tiêu cực ngồi mong muốn cho cộng đồng dân cư vùng ven đô nói chung và
huyện Từ Liêm nói riêng. Việc khơng thích ứng hay thích ứng khơng kịp, khơng
đúng cách với các yếu tố tích cực của bối cảnh đơ thị hóa đem lại đã tạo nên các rào
cản, thách thức và đặt ra những vấn đề mới cho sự phát triển chung của TP Hà Nội.
4.3. hung l thuyết
-C

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


+ Các đặc điểm cá nhân, khu vực nghiên cứu
+ Bối cảnh đơ thị hóa
-C
+ Biến đổi cơ cấu dân cư;

+ Biến đổi sinh kế cộng đồng;
+ Biến đổi đời sống văn hóa và tính cố kết cộng đồng.
-C
+ Chính sách, bối cảnh kinh tế xã hội ở Hà Nội, Việt Nam;
+ Bối cảnh ĐTH của Hà Nội;
+ Văn hóa, phong tục, tập quán địa phương;
- Hệ th ng chỉ báo
Hệ thống chỉ báo xác định cơ cấu xã hội
+ Cơ cấu dân cư;
+ Sinh kế (nguồn vốn, chiến lược sinh kế, mức sống, thu nhập, sự thích ứng);
Hệ thống chỉ báo xác định TH
+ Nghề nghiệp phi nông nghiệp;
+ Áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ và thông tin trong sản xuất;
+ Đầu tư sản xuất;
+ Thu nhập từ khu vực phi nông nghiệp so với khu vực nơng nghiệp.
- Khung phân tích
Chính sách
phát triển đơ thị
Đơ thị hóa
vùng ven đơ HN
Biến đổi xã hội
huyện Từ Liêm

Biến đổi
cơ cấu dân cư

Biến đổi sinh kế
cộng đồng dân cư

Biến đổi đời

sống văn hóa,
tính cố kết cộng
đồng

Hình 1: Khung phân tích

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Từ khung phân tích, luận án xác định chính sách phát triển đơ thị TP Hà Nội
nói chung và khu vực ven đơ nói riêng từ sau năm 1996 là những yếu tố chính tác
động đến sự biến đổi xã hội của cộng đồng dân cư ven đô. Sự tác động này đã dẫn
đến những thay đổi lớn như mất đất nông nghiệp, dân cư biến đổi, dân số cơ học
tăng nhanh, bước đầu xuất hiện các nhóm xã hội mới, cơ sở hạ tầng phát triển, địa
bàn nông thôn truyền thống bị thu hẹp, sinh kế, chiến lược sinh kế biến đổi, đời
sống văn hóa và tính cộng đồng có nhiều biến đổi,…
Nội dung luận án được phân tích theo từng thành tố được trình bày trong
Khung phân tích nêu trên để nhằm làm rõ sự biến đổi xã hội của cộng đồng dân cư
ven đô trong bối cảnh đơ thị hóa qua trường hợp huyện Từ Liêm từ 1996 đến 2013.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Quá trình thực hiện đường lối Đổi mới ở Việt Nam trong những thập niên
qua đã có những tác động mạnh mẽ đến hệ thống đô thị trong cả nước. Hà Nội là
trái tim của cả nước, là đầu não chính trị - hành chính quốc gia; là trung tâm lớn về
văn hoá, khoa học, giáo dục, đào tạo và giao dịch quốc tế, là một trong hai thành
phố lớn (TP Hồ Chí Minh) có tốc độ ĐTH cao nhất của cả nước nhưng vẫn cịn
thiếu vắng những cơng trình nghiên cứu về biến đổi xã hội vùng ven đơ gắn với bối
cảnh ĐTH.
Luận án phân tích các quan điểm về biến đổi xã hội, ĐTH, đồng thời làm rõ

thêm cách thức vận dụng các lý thuyết như: đô thị hóa, biến đổi xã hội, vốn xã hội,
thuyết sinh thái xã hội vào nghiên cứu biến đổi xã hội vùng ven đô trong bối cảnh
ĐTH thời gian qua.
Luận án bổ sung những ý tưởng mới cho việc nghiên cứu về biến đổi xã hội,
nhất là biến đổi xã hội vùng ven đô trong bối cảnh ĐTH ở nước ta hiện nay từ cách
tiếp cận liên ngành, khu vực học, xã hội học và nghiên cứu phát triển,…
Trên cơ sở những tư liệu khảo sát, điều tra, nghiên cứu sẽ trình bày rõ thực trạng
biến đổi xã hội ở vùng ven đơ trong bối cảnh đơ thị hóa. Kết quả nghiên cứu của luận
án góp phần lý giải những nhân tố cụ thể và trực tiếp dẫn đến biến đổi xã hội trong
trong bối cảnh ĐTH ở nước ta nói chung và khu vực ven đơ TP Hà Nội nói riêng.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cung cấp cho các nhà quản lý, hoạch định
chính sách có thêm một góc nhìn về sự biến đổi trong đời sống xã hội của cộng
đồng dân cư ven đô của cả nước nói chung và ven đơ TP Hà Nội nói riêng.
Kết quả của luận án là nguồn tư liệu tham khảo góp phần xây dựng giáo trình
và chun ngành Hà Nội học trong tương lai.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6 1 Ý nghĩa về lý luận
Với việc sưu tầm, hệ thống hóa những vấn đề lý luận, lý thuyết và làm rõ các
khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án, luận án đã có những đóng
góp nhất định, làm phong phú thêm cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu biến đổi xã
hội cộng đồng dân cư ven đô trong bối cảnh ĐTH dưới tiếp cận liên ngành, khu vực
học, xã hội học và nghiên cứu phát triển,…
Thông qua việc thao tác hóa các khái niệm dùng trong điều tra, khảo sát thực
tiễn và việc xử lý các thông tin thu thập được từ địa bàn nghiên cứu, luận án cũng

có những đóng góp nhất định, làm giàu thêm kinh nghiệm áp dụng các phương pháp
nghiên cứu liên ngành, khu vực học, xã hội học và nghiên cứu phát triển trong các
nghiên cứu Việt Nam học cụ thể về kinh tế, văn hóa, xã hội của cộng đồng xã hội
ven đơ trong bối cảnh ĐTH.
6 2 Ý nghĩa về thực tiễn
Những nhận xét, kết luận rút ra trong quá trình nghiên cứu của luận án cũng
có ý nghĩa nhất định đối với các nhà quản lý, chính quyền trong việc hoạch định và
thực hiện các chính sách xã hội nhằm quản lý, phát triển trong trường hợp huyện Từ
Liêm nói riêng và các vùng ven đơ nói chung một cách bền vững trong bối cảnh
ĐTH chung của cả nước.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và khái quát địa
bàn nghiên cứu - huyện Từ Liêm. Nội dung của chương này trình bày tổng quan tình
hình nghiên cứu, cơ sở lý luận, các khái niệm, quan điểm tiếp cận, lý thuyết liên

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, tổng quan địa bàn nghiên cứu.
Chương 2: iến đổi dân cư huyện Từ Liêm. Nội dung của chương này tập
trung nghiên cứu về thực trạng biến đổi quy mô, cơ cấu, mật độ và phân bố dân cư,
vấn đề di dân,…, và những tác động của biến đổi dân cư ở Từ Liêm, ven đơ trong
bối cảnh đơ thị hóa.
Chương 3: iến đổi sinh kế của cộng đồng dân cư huyện Từ Liêm. Nội dung
của chương này tập trung nghiên cứu về thực trạng biến đổi nguồn vốn, chiến lược
sinh kế và kết quả sinh kế. Phân tích, lý giải những yếu tố tác động và sự lựa chọn
của cộng đồng dân cư khi tiến hành thay đổi chiến lược sinh kế của họ trong bối

cảnh đơ thị hóa.
Chương 4: Biến đổi đời sống văn hóa và tính cố kết cộng đồng của dân cư
huyện Từ Liêm. Nội dung trình bày những biến đổi cụ thể về đời sống văn hóa như
không gian cư trú, các cách thức hoạt động và quan hệ văn hố của người dân. Bên
cạnh đó, tính cố kết cộng đồng quan hệ xóm giềng, quan hệ gia đình, kinh doanh
bn bán cũng là chủ đề có nhiều biến đổi trong bối cảnh đơ thị hóa hiện nay ở Từ
Liêm và vùng ven đô Hà Nội.

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU - HUYỆN TỪ LIÊM
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Biến đổi xã hội trong bối cảnh ĐTH là một chủ đề được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm. Bên cạnh rất nhiều cơng trình nghiên cứu được thực hiện và công bố
dưới dạng bản cứng (sách, vở…) với nhiều loại ngơn ngữ khác cịn có hàng trăm
trang web, mạng truyền thơng nói về biến đổi xã hội trong q trình ĐTH, cơng
nghiệp hóa. Đã có khơng ít thành tựu quan trọng nghiên cứu về vấn đề này, mỗi
cơng trình lại có một hướng tiếp cận nghiên cứu riêng, những kết quả nghiên cứu
tập hợp lại tạo thành một bức tranh đa dạng và phong phú về xã hội vùng ven đô
trong bối cảnh đô thị hóa.
1.1 1 Nghi n cứu tr n thế giới
Biến đổi xã hội là thuộc tính vốn có của mỗi xã hội. Mọi chiều cạnh cuộc
sống xung quanh ta liên tục biến đổi, từ cấu trúc xã hội cho đến giá trị văn hóa. Biến
đổi xã hội là một trong những chủ đề quan trọng không chỉ trong khoa học xã hội
mà còn trong thực tế cuộc sống. Trong nhiều cơng trình nghiên cứu đáng lưu ý, biến

đổi xã hội luôn là một chủ đề không thể bỏ qua. H.Raymond (1996), ơ thị hóa và sự
biến đổi xã hội, tác giả đã sử dụng những tư liệu thống kê và lý thuyết xã hội học để
phân tích và chứng minh cho luận điểm “sự phát triển của đô thị đồng thời vừa là
nguyên nhân, vừa là hậu quả của biến đổi xã hội”[165, tr.7]. Trong khi đó, Jary
(1991) cho rằng: Biến đổi xã hội là sự thay đổi của tình trạng hiện thời so với tình
trạng trước đó của những khía cạnh cấu trúc xã hội hay thiết chế xã hội được xem xét
[83, tr.18]. Brinkerhoff và cộng sự cũng cho rằng: Biến đổi xã hội là bất kỳ sự chuyển
đổi, hay thay đổi đáng kể nào đó của các cấu trúc xã hội hay thiết chế xã hội [83,
tr.21]. Điều này cho thấy, khi nói đến biến đổi xã hội người nghiên cứu thường làm
rõ hai vấn đề: (1) khía cạnh xã hội cụ thể được xem xét; (2) các mốc thời gian đặt ra
để xem xét. Từ đó, người nghiên cứu tiến hành so sánh xem tình trạng của khía cạnh

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


xã hội được xem x t đó thay đổi như thế nào qua các mốc thời gian.
D. Popenoe (1996),

ời sống đơ thị và sự biến đổi, bài viết phân tích một vài

quan điểm lý thuyết về lối sống đô thị, từ khái niệm đơ thị hố đến lối sống đơ thị, với
trường phái Chicago, các quan điểm thành phần (đại diện là Louis Wirth), quan điểm
phân hệ văn hoá (với đại diện là Claude Fischer); tiếp đó, tác giả phân tích những
nghiên cứu thực nghiệm và phân tích mạng xã hội và đời sống đô thị [165, tr.9].
G. Tapinos (1996), Sự di cư và vấn đề đơ thị hố, đã phân tích cho thấy sự

tăng trưởng của dân số thế giới và những tiến bộ trong vấn đề đô thị hoá từ 1800
đến 1925. Theo nghiên cứu của tác giả, trên phạm vi quốc tế có sự khác biệt đáng

kể về tỷ lệ dân số đô thị giữa các vùng phát triển và kém phát triển [165, tr.9].
Mohamed Larbi Bouguerra về Vai trò của cộng đồng địa phương trong
khung cảnh đơ thị cho rằng, các cộng đồng địa phương có vai trị quan trọng trong
đơ thị cổ truyền và các cộng đồng này ngày nay vẫn có thể nhận thấy được ở nhiều
cấp độ khác nhau tùy theo từng quốc gia. Hơn nữa, sự năng động và phát triển của
các cộng đồng cho thấy vai trò truyền thống của họ vẫn được duy trì trước q trình
tồn cầu hóa và tự do hóa quá nhanh [165, tr10].
Fukutake Tadashi với nghiên cứu Sự chuyển đổi của xã hội Nhật Bản qua
quá trình hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa từ thời kỳ tiền hiện đại cho đến thời kỳ xã
hội hiện đại ngày nay. Ơng phân tích sự biến động của xã hội của Nhật Bản dưới
tác động của hiện đại hóa và đơ thị hóa. Tác giả cho rằng sự phát triển đô thị và sự
thay đổi đột biến của nông nghiệp đã dẫn tới sự thay đổi hoàn toàn của cộng đồng
làng xã. Sự tăng trưởng nhanh chóng của đơ thị trong thời kỳ tăng trưởng cao cũng
làm thay đổi cơ cấu đơ thị, sự cưỡng chế có tính chất cộng đồng và cấu trúc phi dân
chủ đã mất đi, chủ nghĩa cá nhân của những cá nhân trở nên mạnh mẽ, nên tính cố
kết cộng đồng bị yếu đi, do vậy mà tính chất cộng đồng thơn xã cũng dần mất đi
[165, tr.10].
Theo quan điểm của John Macionis biến đổi xã hội có bốn đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, biến đổi xã hội diễn ra liên tục. Nói cách khác, các khía cạnh khác nhau
của thiết chế xã hội và cấu trúc xã hội không ngừng thay đổi theo thời gian. Thứ

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hai, biến đổi xã hội có thể được đặt kế hoạch trước, cũng có thể khơng có dự tính
trước. Chẳng hạn, những chương trình phát triển kinh tế xã hội được đặt ra, và được
thực thi tạo nên những biến đổi của các khía cạnh cấu trúc xã hội và thiết chế xã hội
có thể dự tính trước. Tuy nhiên, những biến đổi khơng dự tính được cũng xuất hiện

vơ vàn trong cuộc sống của chúng ta. Khi tạo ra mạng internet, chắc tác giả của nó
chẳng dự đốn được những thay đổi trên hầu hết các khía cạnh của cuộc sống mà
internet đã mang lại cho con người. Thứ ba, biến đổi xã hội thường gây tranh cãi.
Những tranh cãi về biến đổi xã hội xuất hiện rất phổ biến. Từ sự thay đổi cấu trúc
xã hội cho đến thay đổi cách ăn mặc ln có những ý kiến trái ngược nhau. Thứ tư,
có những biến đổi xã hội có ý nghĩa lớn hơn những biến đổi khác. Chẳng hạn, nếu
việc thay đổi mốc thời trang của một nhóm người nào đó chỉ là một biến đổi xã hội
mang ý nghĩa khơng lớn lắm thì việc tạo ra máy tính và mạng internet lại làm thay
đổi tồn bộ thế giới [142].
Michael Leaf (2008), Những biên giới đô thị mới: q trình đơ thị hóa vùng
ven đơ và (tái) lãnh thổ hóa ở

ơng Nam á, đã nêu lên các quan điểm mới về vùng

ven và ranh giới đô thị ở Đơng Nam . Trong bài viết tác giả phân tích về ranh giới
vùng ven đô thị trong bối cảnh thành phố Hồ Chí Minh và nhấn mạnh vấn đề phát
triển nhà ở, khu công nghiệp tại vùng ven đô cũng như là các ranh giới quản lý nhà
nước ở các khu vực này [180, tr.120].
Terry Mc Gee (2008), Nhìn lại vấn đề vùng ven: ánh giá lại các thách thức
đối với tiến trình đại đơ thị hóa ở ơng Nam , đã cho rằng những thách thức lớn mà
sự tăng trưởng của đơ thị hóa tại Đơng Nam

đặt ra cho vấn đề chính sách. Nghiên

cứu tập trung vào sự hình thành các vùng đại đô thị (VĐĐT). Tác giả nhấn mạnh để
các vùng đô thị phát triển bền vững và duy trì hoạt động kinh tế, an sinh xã hội, tạo
điều kiện sống tốt cần đề ra các chính sách, hệ thống quản lý, điều hành, và quy
hoạch đô thị hữu hiệu. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh khi tìm hiểu về đơ thị hóa ở
Đơng Nam , cần phải x t trong bối cảnh lịch sử nhân loại, trong thế kỷ 21 với trên
50


dân số toàn cầu sẽ sống ở các khu đô thị. Việc chuyển dịch dân số từ nông thôn

sang thành thị này sẽ k o theo sự thay đổi về phân bố dân cư đô thị, tạo nên sự khác

20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


biệt giữa các khu đơ thị có quy mơ khác nhau. Điều này đặt ra những thách thức lớn
cho việc quản lý nhà nước, tính bền vững của mơi trường, và sự phát triển kinh tế - xã
hội, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam [180, tr.1].
Mike Douglass (2008), Nỗi lo toàn cầu hố đơ thị hố vùng ven ở ơng Nam
: ỏ rơi khơng gian cơng cộng, đã phân tích một cảnh quan hoàn toàn mới đang
bao quanh các thành phố lớn ở Đông Nam

. Mọc lên từ đất nông nghiệp và làng

mạc là những cơng trình xây dựng mới, bao gồm các khu đô thị mới rộng lớn và
những khu nhà ở biệt lập bên cạnh những trung tâm mua sắm, trung tâm bán lẻ và
siêu thị ngoại ô mới xây, tất cả đều lớn về số lượng và quy mô. Do vậy, cần có
những hình thức quản lý khác nhau. Tác giả nhấn mạnh, với tốc độ đơ thị hóa nhanh
như hiện nay, nếu không sớm cải tổ về quản lý, thì việc tư hữu hóa vùng ven ở
Đơng Nam

thơng qua các khu nhà ở rộng lớn và biệt lập sẽ không phải là một

bước tiến của lịch sử, mà chỉ tiếp tục xây dựng lại đơ thị có thành lũy bao quanh
như ngày xưa với hình thức siêu hiện đại tồn cầu mà thơi [180, tr.71].

Lisa Drummond (2008), Những hình ảnh của tầng lớp trung lưu ở một thành
phố đang chuyển mình: Hà Nội trong thế kỷ XXI, tác giả phân tích sự chuyển mình
nhanh chóng của phong cảnh đô thị ở Hà Nội trong 20 năm qua và phần lớn những
thay đổi này diễn ra trong thập kỷ gần đây. Bài viết nhấn mạnh với sự chuyển đổi
của mơi trường sống hiện nay ở Hà Nội có thể cũng là một thúc đẩy cho những hình
thức lối sống đang nổi lên mà chúng ta có thể xem đó là sự xuất hiện của “tầng lớp
trung lưu” mới ở khu vực này [180, tr.23].
Jian Hua Lee, Nguyễn Thị Thu Thủy (2012), Nghiên cứu về mối quan hệ
giữa đô thị hóa và phát triển bền vững vùng nơng thơn, đã nhấn mạnh q trình
ĐTH là động lực chính cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở cả khu vực đô thị và nơng
thơn, đồng thời nó cũng tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến nơng dân mất đất. Vì
thế, việc xây dựng chính sách cần phải được cân nhắc một cách chặt chẽ để đảm
bảo sự cân bằng giữa ĐTH và phát triển bền vững nông thôn [189].
Steven Lim, Trần Quang Tuyến (2012), Bất bình đẳng thu nhập ở khu vực
ngoại thành Hà Nội: Bằng chứng từ số liệu khảo sát hộ gia đình Nghiên cứu đã sử

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×