Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

soan bai doc duong xu nghe canh dieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.49 KB, 4 trang )

Soạn bài Dọc đường xứ Nghệ
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 27 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1)
- Đọc trước văn bản Dọc đường xứ Nghệ và tìm hiểu thơng tin về nhà văn Sơn
Tùng.
- Khái quát về tác phẩm Búp sen xanh nói chung và đoạn trích Dọc đường xứ Nghệ
nói riêng.
Trả lời:
- Tác giả: Tên thật là Bùi Sơn Tùng (1928-2021), sinh tại làng Hoa Lũy ( nay là
Kim Lũy), Diễn Châu, Nghệ An. Ông là một trong những nahf văn có nhiều tác
phẩm viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân cách mạng, danh nhân văn
hóa.
- Tác phẩm Búp sen xanh là tiểu thuyết lịch sử, viết về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí
Minh (từ thời niên thiếu gắn với gia đình, quê hương đến tuổi thanh niên đi tìm
đường cứu nước).
Đoạn trích “Dọc đường xứ Nghệ” kể chuyện Bác Hồ khi còn nhỏ, cùng anh trai
theo cha là ơng Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đi thăm bạn bè của ông, qua nhiều vùng
đất quê hương.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính:
- Văn bản “Dọc đường xứ Nghệ” kể chuyện Bác Hồ khi còn nhỏ, cùng anh trai theo
cha là ơng Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đi thăm bạn bè của ông, qua nhiều vùng đất
quê hương.


* Trả
lời câu hỏi giữa bài
Câu 1 (trang 28 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý những quan sát, câu hỏi của
cậu bé Côn trong phần 1.
Trả lời:
Côn quan sát khung cảnh phía trước, ngơi đền cổ kính mộ cách kĩ lưỡng và muốn


biết rõ về sự tích ngôi đền.
Câu 2 (trang 29 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Cậu bé Cơn phê phán điều gì và coi
trong giá trị gì qua sự đánh giá về An Dương Vương?
Trả lời:
- Cậu bé Côn phê phán sự không đề phòng của vua nước ta và nàng Mỵ Châu ruột
để ngoài da; sự nham hiểm, gian giảo, bội ước của vua nhà Triệu. Qua đó, cậu bé coi
trọng giá trị của sự công bằng, công tư phân minh thể hiện qua hành động nhà vua


tự tay chém con và nhà vua tự nhảy xuống biển chứ khơng cam chịu nộp mình cho
giặc.
Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Ý nghĩa của các địa danh được nhắc
tới ở đây là gì?
Trả lời:
- Các địa danh được nhắc đến gợi cho người đọc những hình dung về nguồn gốc
hình thành của những địa danh đó cũng như ghi nhớ cơng ơn đánh giặc của vị tướng
quân.
Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chú ý sự giải thích về Uy Minh hầu
Lý Nhật Quang của cụ Phó bảng tác động đến nhận thức, tình cảm của cậu bé Cơn.
Trả lời:
- Cậu bé Côn đã hiểu ra vấn đề khi sống làm những điều giúp ích cho dân thì dân sẽ
ghi nhớ công lao.
Câu 5 (trang 31 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Ý nghĩa câu vè mà bà ngoại cậu bé
Cơn đã đọc là gì?
Trả lời:
- Câu về mà bà ngoại cậu bé Côn đã đọc mang ý nghĩa: Thời thế sẽ thay đổi, làm
quan thì chỉ có thời, cịn làm dân thì mãi mãi. Vì thế ai làm quan thì hãy thương lấy
dân, thương dân thì dân lập đền thờ nếu hại dân thì dân nguyền rủa, sỉ mắng.
* Trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Câu chuyện được kể theo ngôi kể nào?

Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể ấy trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ.
Trả lời:


- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba.
- Tác dụng: giúp câu chuyện được kể một cách linh hoạt, khách quan.
Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện
lịch sử cho thấy Cơn là cậu bé có tâm hồn, suy nghĩ như thế nào? Em có nhận xét
gì về tính cách của nhân vật này?
Trả lời:
- Những câu hỏi và sự lí giải về sự kiện lịch sử cho thấy cậu bé Côn là một người
ham học hỏi, ln muốn được tìm hiểu tường tận mọi việc. Cậu là một người yêu
nước, biết lo xa, luôn suy nghĩ thấu đáo mọi việc.
Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo
dục các con tu dưỡng làm người bằng cách nào? Em có nhận xét gì về tính cách của
nhân vật cụ Phó bảng?
Trả lời:
- Trong đoạn trích, cụ Phó bảng đã giáo dục con tu dưỡng làm người bằng cách kể
và giảng giải những câu chuyện lịch sử. Cụ Phó bảng là một người hiểu biết, ân
cần, khí tiết.y được sự tỉ mỉ, ân cần đối đãi với các con và Người có vốn học vấn
sâu rộng.
Câu 4 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản Dọc đường xứ Nghệ của cha
con cụ Phó bảng gợi cho em những suy nghĩ gì?
Trả lời:
- Câu chuyện Dọc đường xứ Nghệ của cha con cụ Phó bảng gợi cho em những suy
nghĩ về quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của ông cha ta.




×