Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Luận văn thạc sĩ UEH xây dựng và phát triển thương hiệu ngân hàng ngoại thương việt nam trong thời kỳ hội nhập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
---------------

NGUYỄN TẤN NGHI

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP

Chuyên ngành
Mã số

: Kinh tế tài chính – Ngân hàng
: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HÙNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRẦN HUY HOÀNG

TP.Hồ Chí Minh – Năm 2008

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt được sử dụng trong luận văn
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ


LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU
1.1. Khái niệm về thương hiệu ............................................................................... 1
1.1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 1
1.1.2. Các đặc tính của thương hiệu .................................................................. 3
1.1.3. Vai trò của thương hiệu ........................................................................... 5
1.1.4. Tài sản của thương hiệu........................................................................... 6
1.1.5. Phương pháp định giá thương hiệu .......................................................... 9
1.2. Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu ........................................... 11
1.2.1. Căn cứ pháp lý để xây dựng và phát triển thương hiệu ......................... 11
1.2.2. Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu ....................................... 11
1.2.2.1. Chiến lược tổng thể xây dựng và bảo vệ thương hiệu .................. 13
1.2.2.2. Thiết kế và tạo dựng các yếu tố thương hiệu ............................... 15
1.2.2.3. Đăng ký bảo hộ các yếu tố thương hiệu ........................................ 18
1.2.2.4. Quảng bá thương hiệu ................................................................... 19
1.2.2.5. Bảo vệ và phát triển thương hiệu ................................................. 21
1.3. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu của một số ngân hàng
hàng đầu trên thế giới........................................................................................... 21
1.3.1. Ngân hàng Citibank............................................................................... 21
1.3.2. Ngân hàng HSBC ................................................................................. 22
Kết Luận Chương 1............................................................................................... 24

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG
HIỆU CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Vietcombank .......................................................................... 25
2.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển ............................................ 25
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Vietcombank............................... 30

2.1.3. Thực trạng về năng lực cạnh tranh của Vietcombank ........................... 35
2.1.3.1. Phân tích các đối thủ cạnh tranh của Vietcombank ...................... 35
2.1.3.2. Những điểm mạnh và điểm yếu của Vietcombank....................... 41
2.2. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu Vietcombank................. 43
2.2.1. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của các NHTM VN .... 43
2.2.2. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu Vietcombank .............. 45
2.2.2.1. Xây dựng chiến lược tổng thể ....................................................... 45
2.2.2.2. Các hoạt động xây dựng thương hiệu đã thực hiện ....................... 46
2.2.2.3. Phân tích những mặt được và mặt hạn chế trong việc xây dựng và
phát triển thương hiệu Vietcombank.......................................................... 49
2.3. Sự cần thiết khách quan của việc phát triển bền vững thương hiệu của
Vietcombank trong quá trình hội nhập .............................................................. 52
2.3.1. Hội nhập quốc tế ngân hàng, những cơ hội và thách thức đặt ra đối với
Vietcombank ................................................................................................... 53
2.3.2. Sự cần thiết khách quan của việc phát triển bền vững thương hiệu
Vietcombank ................................................................................................... 55
Kết luận chương 2 ................................................................................................. 56

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển ngành Ngân hàng ............................... 57
3.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Vietcombank đến năm 2015....... 58
3.2.1. Một số chỉ tiêu tăng trưởng cụ thể của Vietcombank đến năm 2015 .... 58
3.2.2. Các bước đi cụ thể của lộ trình Cổ phần hoá và phát triển thành Tập
đoàn tài chính đa năng cho tới năm 2015 ........................................................ 58

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


3.2.3. Định hướng mục tiêu xây dựng và phát triển thương hiệu Vietcombank

......................................................................................................................... 59
3.3. Giải pháp xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu Vietcombank .. 59
3.3.1. Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ..................................... 59
3.3.1.1. Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng....................................... 59
3.3.1.2. Nâng cao năng lực điều hành và quản trị rủi ro ngân hàng .......... 61
3.3.1.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................................ 62
3.3.1.4. Đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ trên nền tảng công nghệ
hiện đại ...................................................................................................... 64
3.3.1.5. Hiện đại hoá công nghệ và hệ thống thanh toán ........................... 65
3.3.1.6. Lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính............................ 66
3.3.1.7. Mở rộng mạng lưới phân phối các chi nhánh trong và ngoài nước
................................................................................................................... 67
3.3.2. Nhóm giải pháp nhằm củng cố và nâng cao hình ảnh thương hiệu
Vietcombank ................................................................................................... 68
3.3.2.1. Đăng ký bảo hộ thương hiệu ......................................................... 68
3.3.2.2. Nâng cao nhận thức về thương hiệu .............................................. 68
3.3.2.3. Thành lập bộ phận, nhóm chuyên trách về thương hiệu ............... 69
3.3.2.4. Thành lập phòng marketing và tăng cường công tác marketing ... 69
3.3.2.5. Củng cố và nâng cao văn hóa kinh doanh Vietcombank .............. 70
3.3.2.6. Nâng cao hiệu qủa công tác thông tin tuyên truyền đồng thời xác
lập hình ảnh Vietcombank ngày càng hiện đại và gần gũi với công chúng
................................................................................................................... 71
3.3.2.7. Xây dựng website chuyên nghiệp ................................................. 72
3.3.2.8. Tăng cường các hoạt động xã hội.................................................. 73
3.3.2.9. Một số kiến nghị ........................................................................... 74
Kết luận.................................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ABA

Hiệp hội ngân hàng Châu Á

ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

ANZ

Ngân hàng ANZ

ATM

Máy rút tiền tự động

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam


CAR

Hệ số an toàn vốn

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

DPRR

Dự phòng rủi ro

Eximbank

Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam

HSBC

Hongkong and Shanghai Banking Corporation

IAS

Tiêu chuẩn kế toán quốc tế

IMF

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Incombank (NHCT VN) Ngân hàng Công thương Việt Nam

IPO

Phát hành trái phiếu lần đầu ra công chúng

NH

Ngân hàng

MHB

Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NHTMCP

Ngân hàng Thương mại Cổ phần

NHTMNN

Ngân hàng Thương mại Nhà nước

ROA


Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên Tổng tài sản

ROE

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên Vốn tự có

Vietcombank (VCB)

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Sacombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín

SHCN

Sở hữu công nghiệp

SHTT

Sở hữu trí tuệ

SWIFT

Hiệp hội Tài chính viễn thông liên ngân hàng toàn cầu

SWOT

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


TCTD

Tổ chức Tín dụng

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

VPĐD

Văn phòng đại diện

XHCN

Xã hội chủ nghóa

WB

Ngân hàng Thế giới

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng năm 2002-2007
Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng và tốc độ tăng trưởng năm 2002-2007
Bảng 2.3: Hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 2002-2007

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu 1.1: Mô hình về tài sản thương hiệu
Biểu 1.2: Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu
Biểu 2.1: Biểu đồ phản ánh nguồn vốn huy động và tốc độ tăng trưởng từ năm
2002 – 2007.
Biểu 2.2: Biểu đồ phản ánh tình hình dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng năm
2002 – 2007.
Biểu 2.3: Biểu đồ tăng trưởng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu và thị phần
thanh toán xuất nhập khẩu trong nước của Vietcombank từ năm 2002 - 2007.
Biểu 2.4: Biểu đồ về doanh số phát hành thẻ Tín dụng quốc tế và Thẻ Connect 24
từ năm 2003 – 2007

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài


Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có những bước đột phá và
phát triển mạnh mẽ; xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là lónh vực tài
chính ngân hàng đang diễn ra ngày càng nhanh chóng. Là một phần không thể
tách rời trong quá trình phát triển và cũng là một trong những ngành kinh tế
huyết mạch của đất nước, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước đổi
mới toàn diện nhờ tiếp cận những phương thức quản lý mới, đổi mới công nghệ,
mở rộng thị trường trên cơ sở kế thừa những thành tựu từ các ngân hàng
lớn,…Tuy nhiên các NHTM Việt Nam sẽ phải chịu sự cạnh tranh gay gắt không
chỉ với các NHTM nội địa mà còn với các ngân hàng nước ngoài.
Để có thể tồn tại và phát triển trong xu thế hội nhập, các NHTM trong
nước ngoài việc nâng cao năng lực cạnh tranh cần phải có kế hoạch xây dựng
và phát triển thương hiệu. Việc xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu sẽ
giúp các NHTM có chỗ đứng vững chắc không chỉ ở thị trường trong nước mà
còn cả thị trường quốc tế nhất là các ngân hàng có định hướng trở thành tập
đoàn tài chính đa năng, khi đó mạng lưới hoạt động không chỉ ở trong nước mà
còn vươn ra nước ngoài.
Là một người đang công tác trong hệ thống Vietcombank, với mong muốn
thương hiệu Vietcombank phát triển bền vững không chỉ phạm vi trong nước
mà còn trên trường quốc tế, tôi mạnh dạn nghiên cứu và thực hiện luận văn
Thạc só Kinh tế với đề tài:

“XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG
NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP”
2.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu các yếu tố để góp phần vào việc xây dựng thương hiệu
mạnh Vietcombank trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là tổng thể các hoạt động kinh doanh

cũng như các hoạt động xây dựng thương hiệu của Vietcombank trong mối quan
hệ tương tác với toàn bộ các NHTM trên phạm vi cả nước và thế giới.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


-

Các nhóm giải pháp trình bày mang tính định hướng ở tầm vó mô và vi

mô.
3.

Mục đích và ý nghóa của đề tài

- Hệ thống hoá lý luận cơ bản về thương hiệu cho quá trình xây dựng một
thương hiệu mạnh trong lónh vực ngân hàng.
- Nhận diện và phân tích các đối thủ cạnh tranh, qua đó sẽ hiểu rõ hơn về
những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Vietcombank. Ngoài ra,
đánh giá về thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của Vietcombank để
nhận biết những mặt được và những mặt còn hạn chế trong quá trình xây dựng
và phát triển thương hiệu.
- Đề xuất giải pháp nhằm xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu
Vietcombank gồm: nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và nhóm giải
pháp củng cố và nâng cao hình ảnh thương hiệu của Vietcombank trong thời kỳ
hội nhập.
4.

Phương pháp luận


Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã được sử dụng các phương pháp
sau: Phương pháp hệ thống, lịch sử, khái quát, tổng hợp, phân tích thống kê,
diễn giải, so sánh.
5. Kết cấu luận văn: Toàn bộ nội dung của đề tài được trình bày qua 03
chương như sau:
-

Chương 1: Lý luận chung về thương hiệu

- Chương 2: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam.
- Chương 3: Giải pháp xây dựng và phát triển bền vững thương hiệu
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Xây dựng thương hiệu trong lónh vực ngân hàng còn khá mới mẻ, đòi hỏi
phải có nhiều thời gian, công sức và kinh nghiệm. Do hạn chế về thời gian, tài
liệu nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân, vì vậy, luận văn này khó tránh
những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô, các anh chị đồng
nghiệp và các bạn quan tâm.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trang 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU
1.1. Khái niệm về thương hiệu
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
Trong quá trình phát triển sản xuất và lưu thông, các nhà sản xuất hoặc nhà
phân phối hàng hóa hoặc nhà cung ứng dịch vụ muốn mặc định hàng hóa hay dịch
vụ của mình, họ đã sử dụng những dấu hiệu (a mark) dưới hình thức nào đó để thể

hiện.
-

Thương hiệu (trade mark) là những dấu hiệu được nhà sản xuất hoặc phân

phối hàng hóa hoặc nhà cung ứng dịch vụ sử dụng trong thương mại nhằm ám chỉ sự
liên quan hàng hoá hay dịch vụ đối với người có quyền sử dụng dấu hiệu đó với tư
cách là chủ sở hữu hoặc đăng ký thương hiệu.
-

Thương hiệu thường được hiểu đồng nghóa với nhãn hiệu hàng hóa. Tuy

nhiên, trên thực tế khái niệm thương hiệu được hiểu rộng hơn nhiều, nó có thể là
bất kỳ cái gì được gắn liền với sản phẩm hoặc dịch vụ nhằm làm cho chúng được
nhận diện dễ dàng và khác với các sản phẩm cùng loại.
-

Nhãn hiệu là sự biểu hiện của thương hiệu.

Hiện nay các văn bản pháp lý của Việt Nam không có định nghóa về thương
hiệu. Tuy nhiên, thương hiệu không phải là một đối tượng mới trong sở hữu trí tuệ,
mà là một thuật ngữ phổ biến trong marketing thường được sử dụng khi đề cập tới
như: a) Nhãn hiệu hàng hóa (thương hiệu sản phẩm); b) Tên thương mại tổ chức, cá
nhân dùng trong hoạt động kinh doanh (thương hiệu doanh nghiệp); c) Các chỉ dẫn
địa lý và tên gọi quốc gia; hay d) Kiểu dáng công nghiệp.
-

Định nghóa về “Nhãn hiệu hàng hoá”, Điều 72 Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005

như sau: “Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới hạng chữ cái,

từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được
biểu hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ
của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác”.
-

Định nghóa về “Tên thương mại”, Điều 4, Khoản 26 Luật Sở Hữu Trí Tuệ

2005 như sau:”Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trang 2

kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh
trong cùng lónh vực và khu vực kinh doanh”.
-

Định nghóa về “Chỉ dẫn địa lý”, Điều 4, Khoản 22 và Điều 79, Khoản 2

Luật Sở Hữu Trí Tuệ 2005 như sau: ”Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản
phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Sản
phẩm chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện
địa lý khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó
quyết định”. Chỉ dẫn địa lý là một nhãn hiệu hàng hoá đặc biệt, trong đó tên địa
danh của nơi sản xuất được để đặt tên cho sản phẩm với hàm ý chỉ chất lượng, danh
tiếng hoặc đặc tính nhất định gắn liền với các yếu tố của địa phương đó và chỉ có
địa phương đó mới có. Yếu tố địa lý bao gồm yếu tố tự nhiên (khí hậu, thuỷ văn, địa
chất, địa hình, hệ sinh thái và các điều kiện tự nhiên khác) và yếu tố về con người
(kỹ năng, kỹ xảo của người sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa

phương).
-

Định nghóa về “Kiểu dáng công nghiệp”, Điều 4, Khoản 3 Luật Sở Hữu

Trí Tuệ 2005 như sau: ” Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản
phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu
tố này”.
Qua nghiên cứu bản chất của các đối tượng sở hữu trí tuệ trên, có thể thấy
rằng việc sử dụng thương hiệu không chỉ để tăng khả năng nhận biết và tạo nên
hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng mà ngày nay thương hiệu
còn được sử dụng như một hình tượng văn hóa doanh nghiệp. Hình tượng đó được
tạo bởi các yếu tố hữu hình có khả năng nhận biết như tên gọi, logo, biểu tượng,
khẩu hiệu, đoạn nhạc,… hoặc kết hợp các yếu tố đó (thường gắn liền với các đối
tượng sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công
nghiệp,…).
-

Theo định nghóa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Thương hiệu là một

cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ, hay tổng hợp tất cả
các yếu tố kể trên nhằm xác định một sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một
nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thủ cạnh
tranh”.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trang 3


Có thể nói, thương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài, tạo ra ấn tượng, thể
hiện bên trong (cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp). Thương hiệu tạo ra nhận thức và
niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung
ứng. Giá trị của một thương hiệu là triển vọng lợi nhuận mà thương hiệu đó có thể
đem lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Nói cách khác thương hiệu là tài sản vô hình
của doanh nghiệp.
1.1.2. Các đặc tính của thương hiệu
Thương hiệu như một sản phẩm: Ở phương diện là một sản phẩm, thương
hiệu sẽ được quan tâm nhất tới phạm vi sản phẩm, thuộc tính sản phẩm, giá trị và
chất lượng, tính hữu dụng, người sử dụng và người xuất xứ. Theo đó, phạm vi sản
phẩm hướng tới trong mối quan hệ với khách hàng sẽ được khẳng định rõ qua chủng
loại sản phẩm, mang tính cơ bản nhất đặc tính này sẽ trả lời câu hỏi bản chất của
thương hiệu: Sản phẩm đó là cái gì? Đối với Coca-cola là nước uống giải khát, đối
với Visa là thẻ tín dụng,… tạo dựng mối quan hệ với khách hàng tức là thương hiệu
của sản phẩm đó sẽ xuất hiện đầu tiên trong tâm trí của khách hàng khi họ có nhu
cầu về loại sản phẩm chung đó. Với các thuộc tính, giá trị và chất lượng đặc trưng
mà nhà sản xuất cam kết cung cấp qua sản phẩm mang thương hiệu đã ăn sâu vào
tâm trí người tiêu dùng cũng như tính hữu dụng của sản phẩm đã tạo nên sự liên kết
đặc biệt giữa khách hàng với sản phẩm được chào bán, mối liên hệ đó sẽ có sự đảm
bảo mặc dù không phải bằng một văn tự hay hợp đồng pháp lý nào nhưng nó là
chắc chắn nhất cho sự tồn tại sản phẩm mang thương hiệu của nhà sản xuất – khi
tạo được mối liên hệ và cam kết như trên doanh nghiệp cũng đồng nghóa khẳng định
sản phẩm và dịch vụ của mình là một thương hiệu mạnh.
Thương hiệu như một tổ chức: Với tư cách là một tổ chức, thương hiệu sẽ
được tập trung vào những đặc điểm mang tính tổ chức quản lý hơn là vào xem xét
tới các sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cam kết cung cấp, khi đó tính chất
về điều hành quản lý, phạm vi quan hệ và cam kết bảo hành của một thương hiệu
mạnh đối với các yếu tố như: sự đổi mới, chất lượng khoa học công nghệ, dẫn đầu
về chất lượng và số lượng hoặc đơn giản là các chỉ số về văn hoá, môi trường hay
các cam kết pháp lý mà doanh nghiệp đó đăng ký, đảm bảo với người tiêu dùng

trên dịch vụ và sản phẩm mà họ tung ra thị trường. Những đặc tính sẽ thể hiện rõ

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trang 4

nét nhất qua trình độ năng lực của các nhân viên, trong văn hoá kinh doanh, giao
tiếp khách hàng và trên các chương trình truyền thông của doanh nghiệp. Thương
hiệu đó được đánh giá là hàng đầu trong các sản phẩm và dịch vụ cùng loại trong
cùng một thời điểm và khu vực. Ở Việt Nam, với khẩu hiệu “Luôn mang tới cho bạn
sự thành đạt”, trong những năm vừa qua thương hiệu Vietcombank được coi là một
điển hình cho các đặc tính trên.
Thương hiệu như một con người: Cũng giống như con người, thương hiệu
cũng có thể được cảm nhận với các cá tính như tính vượt trội, tính cạnh tranh, độc
đáo – ấn tượng, tin cậy, hài hước, hóm hỉnh, năng động, cầu kỳ hay trẻ trung, hoặc
trí tuệ. Những cá tính này có thể tạo nên một thương hiệu mạnh qua các cách khác
nhau. Thứ nhất: Nó có thể giúp khách hàng tự thể hiện bản thân tức là như một
công cụ để họ thể hiện những cá tính riêng của mình. Ví dụ: một chiếc máy tính
Apple sẽ cho thấy chủ nhân là một người thực tế, độc lập và sáng tạo; Thứ hai:
Cũng như cá tính của con người có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của họ trong xã
hội, còn cá tính của thương hiệu cũng có thể là cơ sở cho mối quan hệ giữa thương
hiệu và khách hàng. Ví dụ: Mercedez Benz là một người có uy tín và được trọng
vọng. Word Perfect là một chuyên gia cạnh tranh; Thứ ba: Đặc tính của thương hiệu
có thể giúp biểu hiện những đặc tính của sản phẩm và vì vậy nó đóng góp vào
những lợi ích chức năng của sản phẩm.
Thương hiệu như một biểu tượng: Một biểu tượng ấn tượng và sâu sắc có thể
dễ dàng gợi nhớ và được chấp nhận. Việc xem xét một số biểu tượng như một trong
những đặc trưng cơ bản của thương hiệu đã phần nào phản ánh năng lực tiềm tàng
cũng như khả năng phát triển mạnh của doanh nghiệp. Biểu tượng thường được xem

xét và thể hiện qua 3 hình thức: đó là biểu tượng hữu hình, biểu tượng ẩn dụ và biểu
tượng thừa kế địa lý. Thứ nhất: Biểu tượng hữu hình được coi là có ấn tượng, dễ
nhận thấy và dễ nhớ hơn cả. Hãy liên tưởng tới những những biểu tượng đơn giản
như hình lưỡi liềm của Nike, màu vàng của Kodak, màu xanh của Vietcombank.
Mỗi hình ảnh biểu tượng là sự kết hợp màu sắc, hình khối không gian hay đơn giản
là các ký tự, hình vẽ đặc trưng sẽ thu hút được nhiều chú ý, ấn tượng về biểu tương
đó sẽ đi sâu vào tâm trí khách hàng. Kết quả chỉ với một cái liếc nhìn hay sự thoảng
qua về biểu tượng đó cũng có thể gợi nên sự liên tưởng về một thương hiệu quen

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trang 5

thuộc; Thứ hai: Biểu tượng ẩn dụ là biểu tượng chứa đựng nhiều ý nghóa sâu sắc và
truyền tải một cách ẩn dụ các cam kết mang lại cho khách hàng một sản phẩm hay
dịch vụ khi mua thương hiệu. Ví dụ: biểu tượng Prudential tạo cho ta sự tin cậy và
ân cần chăm sóc, bảo vệ; Thứ ba: Biểu tượng kế thừa địa lý là biểu tượng có sự gắn
kết chặt chẽ và phù hợp với những địa danh hoặc những thương hiệu đã nổi tiếng
trong tiềm thức khách hàng đôi khi làm nên tính mạnh mẽ, độc đáo của một thương
hiệu với niềm tin sâu sắc. Ví dụ: nước nắm Knorr Phú Quốc, Chè Thái Nguyên,…
gợi đến một truyền thống và chuẩn mực đáng tin cậy.
1.1.3. Vai trò của thương hiệu:
Thứ nhất, Đối với danh thu và lợi nhuận: Thương hiệu là tài sản vô hình của
doanh nghiệp, góp phần thu được doanh lợi trong tương lai bằng những giá trị tăng
thêm của hàng hoá. Thương hiệu dù chỉ là những từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng, màu
sắc được kết hợp để chỉ sản phẩm, phân biệt sản phẩm đối với các doanh nghiệp
khác nhưng nó là một tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Đây chính là tài sản vô
hình được xây dựng, tích tụ một cách có ý thức trong một quá trình phát triển lâu dài
của doanh nghiệp. Giá trị của thương hiệu cũng được cộng vào giá trị hàng hoá, vì

thế giá trị của những hàng hoá mang thương hiệu mạnh thường có xu hướng cao hơn
hàng hoá khác. Từ đó, thương hiệu góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận chung của
toàn doanh nghiệp.
Thứ hai, Đối với thị phần doanh nghiệp: Thương hiệu duy trì lượng khách
hàng truyền thống, đồng thời thu hút thêm nhiều khách hàng mới, khách hàng tiềm
năng.
Hàng hoá tuy rất đa dạng và được nhiều người cung cấp nhưng mỗi loại đều
có những tên tuổi lớn đại diện cho nó, mỗi khi đưa ra quyết định mua một loại hàng
hóa mới nào đó mọi người thường lựa chọn những tên hiệu, hãng lớn nổi tiếng sẵn
có và e ngại việc dùng thử các sản phẩm cùng loại của các hãng kém tên tuổi hơn.
Người tiêu dùng không chỉ trả tiền cho giá trị sản phẩm mà còn trả tiền cho
sự hài lòng của mình khi được mua sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng. Những
doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng đã tạo ra và củng cố được lòng trung thành
trong một lượng lớn khách hàng truyền thống, đồng thời nó còn có nhiều cơ hội thu
hút thêm những tiềm năng khác, có thể là những khách hàng chưa sử dụng sản

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trang 6

phẩm của doanh nghiệp bao giờ, hay thậm chí là cả khách hàng của đối thủ cạnh
tranh. Tiếng tăm của thương hiệu luôn được xem là một sức hút lớn và lâu dài đối
với khách hàng.
Thứ ba, Thương hiệu giúp doanh nghiệp giảm các chi phí liên quan đến hoạt
động Marketing.
Thứ tư, Quá trình đưa sản phẩm mới của doanh nghiệp ra thị trường sẽ thuận
lợi dễ dàng hơn nếu doanh nghiệp đã có sẵn có thương hiệu.
Thứ năm, Thương hiệu mang lại những lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp,
giúp doanh nghiệp có điều kiện phòng thủ và chống lại những đối thủ khác.

1.1.4. Tài sản của thương hiệu
Tài sản của thương hiệu bao gồm tất cả những giá trị đặc thù mà thương hiệu
mang đến cho những người liên quan (khách hàng, nhân viên, cổ đông, cộng
đồng,…). Những giá trị này sẽ được cộng vào sản phẩm hay dịch vụ nhằm để gia
tăng giá trị đối với những người liên quan. Những thành tố cấu thành tài sản thương
hiệu này phải được kết nối với biểu tượng, logo của công ty hoặc sản phẩm.
Nếu một công ty thay đổi tên hay biểu tượng bên ngoài thì tài sản thương
hiệu này sẽ bị ảnh hưởng và trong một số trường hợp có thể bị mất đi. Những thành
tố cấu thành nên tài sản thương hiệu có thể khác nhau tùy theo mỗi trường hợp. Tuy
vậy, trên nguyên tắc thì sẽ có 5 thành tố chính như sau:
-

Sự trung thành của thương hiệu (brand loyalty)

-

Sự nhận biết thương hiệu (brand awareness)

-

Chất lượng cảm nhận (perceived quality)

-

Thuộc tính thương hiệu (brand associations)

-

Các yếu tố sở hữu khác nhau như: bảo hộ thương hiệu, quan hệ kênh phân


phối,…
Biểu 1.1: Mô hình về tài sản thương hiệu
Mô hình bao gồm 5 thành tố chính để tạo nên tài sản thương hiệu và những
giá trị mà tài sản thương hiệu này tạo ra đối với khách hàng cũng như là công ty.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trang 7

Nhận biết
thương hiệu

Trung thành
thương hiệu

Giá trị thương hiệu đối với
khách hàng
 Mang đến thông tin
 Tăng tự tin trong quyết
định mua sắm
 Tăng sự hài lòng

-

Giá trị
cảm nhận

Tài sản
thương hiệu


Thuộc tính
thương hiệu

Tài sản thương
hiệu khác

Giá trị thương hiệu đối với
công ty
 Giảm thiểu chi phí tiếp thị
 Trung thành thương hiệu
 Chính sách giá cao
 Mở rộng thương hiệu
 Mở rộng bán hàng
 Tạo lợi thế cạnh tranh

Sự trung thành của thương hiệu (brand loyalty): Thông thường thì việc

tìm kiếm một khách hàng mới sẽ tốn kém hơn rất nhiều so với việc duy trì được
khách hàng cũ. Điều này đặc biệt quan trọng trong thị trường mà việc chuyển đổi
sang sử dụng các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh dễ dàng (low switching cost).
Đối với một khách hàng trung thành và họ hài lòng với sản phẩm thì công ty còn
được một lợi ích rất lớn đó là những khách hàng này giới thiệu và thuyết phục người
thân và bạn bè sử dụng sản phẩm của công ty (word of mouth). Ngoài ra, sự trung
thành thương hiệu sẽ làm cho đối thủ cạnh tranh nản chí trong việc tìm cách lôi kéo
khách hàng mới với chi phí mà họ bỏ ra sẽ rất lớn mà hiệu qủa mang lại thì không
cao.
-

Sự nhận biết thương hiệu (brand awareness): Người mua thường lựa chọn


thương hiệu mà mình đã biết bởi vì họ cảm thấy được an toàn và thoải mái hơn.
Người ta thường chỉ rằng, một thương hiệu nhiều người biết đến thì đáng tin cậy
hơn, và chất lượng sẽ tốt hơn. Thông thường thì mọi người thường chọn lựa sản

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trang 8

phẩm có thương hiệu biết đến thay vì chọn sản phẩm mà họ chưa bao giờ nghe đến.
Sự nhận biết thương hiệu sẽ rất quan trọng đối với các mặt hàng mua sắm, vì mỗi
khi mua hàng hoá người ta thường hoạch định thương hiệu từ trước. Trong trường
hợp này thì những thương hiệu không được biết đến sẽ không có cơ hội được chọn
lựa.
-

Chất lượng cảm nhận (perceived quality): Một thương hiệu thường đi kèm

theo một cảm nhận tổng thể của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Chẳng hạn,
với các sản phẩm của Toyota thì người ta thường liên tưởng đến sự bền bỉ của chiếc
xe, hay nói đến Sony thì người ta nghó ngay đến sự sáng tạo với những tính năng
vượt trội của sản phẩm.
Chất lượng cảm nhận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua sắm và sự
trung thành của khách hàng, đặc biệt là trong trường hợp người mua không có thời
gian hoặc không thể nghiên cứu kỹ lưỡng các tính năng sản phẩm trước khi mua.
Chất lượng cảm nhận còn hỗ trợ cho việc xác định một chính sách giá cao vì thế sẽ
tạo ra lợi nhuận nhiều hơn để tái đầu tư vào việc xây dựng thương hiệu. Ngoài ra,
chất lượng cảm nhận còn đóng vai trò to lớn trong việc mở rộng thương hiệu. Nếu
một thương hiệu được định giá cao ở một sản phẩm nào đó thì sẽ dễ dàng được

người mua đánh giá cao ở sản phẩm mà họ sắp giới thiệu.
-

Thuộc tính thương hiệu (brand associations): Giá trị tiềm ẩn sau cái tên

của thương hiệu chính là thuộc tính riêng biệt được gắn kết với thương hiệu đó. Các
thuộc tính sẽ khác nhau ở từng thương hiệu. Chẳng hạn, khi nhìn hay nghe nhắc tới
Toyota, người ta thường liên tưởng tới chất lượng vượt bậc, đáng tin cậy với độ bền
cao, khả năng tiết kiệm nhiên liệu. Hay thương hiệu McDonald’s với hình ảnh
Ronald McDonald, chiếc bánh hamburger, khoai tây chiên, nhóm khách hàng mục
tiêu là trẻ em và biểu tượng là chữ M hình vòng cung màu vàng.
Thuộc tính thương hiệu là một nền tảng cho việc mở rộng thương hiệu như
Sony đã dựa trên thương hiệu Sony để mở rộng sang lónh vực máy tính xách tay là
Sony Vaio, hay sang lónh vực game như Sony Play Station,… Nếu một thương hiệu
được định vị trên những thuộc tính quan trọng đặc thù cho loại sản phẩm đó thì đối
thủ cạnh tranh sẽ rất khó khăn trong việc tấn công hoặc sẽ tạo ra được một rào cản
vững chắc cho những đối thủ cạnh tranh mới.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trang 9

-

Những tài sản sở hữu thương hiệu khác: Một số tài sản sở hữu thương hiệu

khác đó là sự bảo hộ của pháp luật hay là mối quan hệ với kênh phân phối. Việc
bảo hộ của pháp luật để tránh hiện tượng một đối thủ cạnh tranh sử dụng tên hay
kiểu dáng hoàn toàn giống sản phẩm của công ty. Mối quan hệ của kênh phân phối

sẽ giúp cho sản phẩm chiếm được những vị trí tốt trên vị trí trưng bày.
1.1.5. Phương pháp định giá thương hiệu
Có rất nhiều phương pháp sử dụng để đánh giá thành tích và giá trị của
thương hiệu nhưng phổ biến vẫn là nghiên cứu ước lượng tài sản thương hiệu hoặc
sử dụng các chỉ số tài chính.
Thương hiệu được định giá bằng cách xác định thu nhập trong tương lai có
thể kiếm được nhờ thương hiệu, sau đó quy số tiền này về giá trị hiện tại bằng cách
sử dụng lãi suất chiết khấu (lãi suất chiết khấu phản ánh mức độ rủi ro của số tiền
trong tương lai). Phương pháp “kinh tế” do interbrand đề ra năm 1988 và đã trở
thành hệ phương pháp được thừa nhận rộng rãi nhất, được áp dụng ở hơn 3.500 cuộc
định giá trên toàn thế giới. Phương pháp này dựa trên những nguyên tắc cơ bản của
marketing và tài chính.
-

Ở khía cạnh marketing: Người ta quan tâm đến khả năng tạo ra lợi nhuận

của thương hiệu đối với các hoạt động kinh doanh. Đầu tiên thương hiệu giúp khơi
dậy nhu cầu mua ở người tiêu dùng (người tiêu dùng ở đây có thể là cá nhân hoặc
doanh nghiệp, tập đoàn). Nhu cầu của người tiêu dùng có thể thông qua doanh thu
dựa trên số lượng mua, giá cả và mức độ thường xuyên. Thứ hai, thương hiệu thu
hút được lòng trung thành của người tiêu dùng trong dài hạn.
-

Ở khía cạnh tài chính: Giá trị thương hiệu chính là giá trị quy về của thu

nhập mong đợi trong tương lai có được nhờ thương hiệu. Theo lý thuyết tài chính
quốc tế, dòng tiền mặt được chiết khấu (discounted cash flow –DCF) và giá trị hiện
tại ròng (net present value –NPV) của thu nhập trong tương lai là những khái niệm
thích hợp để đo lường giá trị của bất kỳ tài sản nào. Kể cả những tài sản hữu hình
vốn được định giá theo chi phí thì nay được định giá một cách chuyên môn hơn theo

DCF. Phương pháp quy về giá trị hiện tại ròng lúc đầu dựa trên dòng tiền mặt được
chiết khấu nhưng ngày nay nhiều công ty xem nó như mô hình kinh tế dùng để dự

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trang 10

báo tài chính. Theo định nghóa, cả thuật ngữ DCF lẫn lợi nhuận quy về giá trị hiện
tại ròng sẽ có giá trị tương tự nhau.
Sau đây là 5 bước cơ bản để định giá một thương hiệu:
Bước 1: Phân khúc thị trường
Thương hiệu ảnh hưởng đến sự lựa chọn của người tiêu dùng, song có sự
khác biệt ở mỗi thị trường. Thị trường của thương hiệu được chia thành nhiều nhóm
khách hàng tương đối đồng nhất với nhau theo những tiêu chuẩn như sản phẩm hay
dịch vụ, kênh phân phối, bằng sáng chế, khu vực địa lý, khách hàng tiện tại và
khách hàng mới,… Thương hiệu được định giá theo mỗi phân khúc và tổng giá trị
của các phân khúc sẽ cấu thành tổng giá trị của thương hiệu.
Bước 2: Phân tích tài chính
Tiếp theo bước 1, ở mỗi phân khúc, xác định và dự báo doanh thu lẫn thu
nhập từ các tài sản vô hình có được nhờ thương hiệu. Khoản thu nhập vô hình bằng
doanh thu thương hiệu trừ đi chi phí hoạt động, các khoản thuế liên quan và lãi vay.
Có thể nói khái niệm này cũng giống như khái niệm lợi nhuận về mặt kinh tế.
Bước 3: Phân tích nhu cầu
Chỉ số “ Vai trò của xây dựng thương hiệu” thể hiện phần trăm đóng góp của
thu nhập vô hình có được nhờ thương hiệu. Nó được tính bằng cách xác định những
nhánh nhu cầu khác nhau của việc kinh doanh dưới cùng thương hiệu, sau đó đo
lường mức độ ảnh hưởng của thương hiệu. Thu nhập của thương hiệu bằng chỉ số
“Vai trò của xây dựng thương hiệu” nhân với thu nhập vô hình.
Bước 4: Tiêu chuẩn cạnh tranh

Phân tích những thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp nhằm xác định lãi
suất khấu trừ thương hiệu (lãi suất này phản ánh độ rủi ro của thu nhập kỳ vọng
trong tương lai có được nhờ thương hiệu), được đo lường bởi “Điểm số sức mạnh
thương hiệu. Để có được kết quả này, người ta kết hợp xem xét các tiêu chuẩn cạnh
tranh và tập kết quả đánh giá về thị trường của thương hiệu, mức độ ổn định, vị trí
lãnh đạo, xu hướng phát triển, hỗ trợ, độ phủ thị trường,…

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trang 11

Bước 5: Tính toán giá trị thương hiệu
Giá trị thương hiệu là giá trị hiện thời (NPV) của thu nhập dự đoán có được
nhờ thương hiệu, bị khấu trừ bởi tỷ lệ khấu trừ thương hiệu. Kết quả NPV không chỉ
rút ra ở thời điểm dự đoán mà còn ở thời điểm xa hơn để có thể phản ánh khả năng
tạo ra nguồn thu nhập liên tục trong tương lai của thương hiệu.
1.2. Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu
1.2.1. Căn cứ pháp lý để xây dựng và phát triển thương hiệu
Hệ thống pháp luật đồng bộ, rõ ràng, cụ thể và mang tính quốc tế sẽ tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận thông tin về thương hiệu, hiểu biết về quyền lợi
cũng như nghóa vụ của mình trong việc kinh doanh và đặc biệt là trong cuộc xây
dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu của mình ra thị trường quốc tế.
a. Các công ước quốc tế
-

Công ước Paris 1883 về Bảo hộ quyền SHCN.

-


Thoả ước Madrid 1891 về đăng ký quốc tế nhãn hiệu và Nghị định thư

liên quan đến đăng ký nhãn hiệu.
-

Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật.

-

Hiệp định TRIPS.

-

Hiệp ước Hợp tác Patent (PCT)

b. Các quy định của Việt Nam về thương hiệu
Trước đây các quy định về thương hiệu được quy định ở một số văn bản pháp
luật về SHTT như Bộ Luật Dân Sự (1995), Bộ luật hình sự và các văn bản dưới luật
như Nghị định 63/CP ban hành ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về bảo hộ quyền
SHCN (sau đó được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định 06/2001/NĐ-CP
ngày 21/02/2001 của Chính phủ); Nghị định 54/2000/NĐ-CP, ban hành ngày
03/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn
địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên
quan đến ở hữu công nghiệp… Tuy nhiên, ngày 29/11/2005 Quốc hội thông qua
Luật Sở hữu trí tuệ và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. Bộ luật này đã thống nhất tất
cả các quy định của Việt Nam liên quan đến thương hiệu và là cơ sở pháp lý quan
trọng nhất cho doanh nghiệp trong công tác xây dựng và phát triển thương hiệu.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Trang 12

1.2.2. Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu
Biểu 1.2: Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu
Xây dựng chiến lược
thương hiệu tổng thể
- Tên gọi
- Logo
- Khẩu hiệu
- Đoạn nhạc
- Bao bì
- Các yếu tố khác

Thiết kế và tạo
dựng các yếu tố
thương hiệu

Đăng ký bảo hộ các
yếu tố thương hiệu
Quảng bá thương
hiệu, thông tin sản
phẩm trung thực,
thuyết phục người
tiêu dùng hiệu quả.

- Nâng cao chất
lượng sản phẩm &
dịch vụ chăm sóc
khách hàng.

- Đầu tư vào nghiên
cứu & phát triển,
tạo sản phẩm mới
đáp ứng nhu cầu
người tiêu dùng

- Tầm nhìn và sứ
mạng thương hiệu.
- Phân tích SWOT
- Hình thành mục tiêu
và kế hoạch chiến
lược thương hiệu
- Xác định cơ chế
kiểm soát thương
hiệu.

Đăng ký bảo hộ các
yếu tố thương hiệu ở
trong nước và ngoài
nùc.

THƯƠNG HIỆU

Quảng bá
thương hiệu

Bảo vệ và phát
triển thương hiệu

- Xây dựng trang web

- Quảng cáo
- Các hoạt động PR…

Xây dựng mạng lưới
phân phối đưa thương
hiệu đến người tiêu
dùng.

Tác động tích cực tới nhận thức của đối tượng tiêu dùng
Tạo dựng phong cách đặc biệt và khác biệt của thương hiệu

Đối tượng tiêu dùng chấp nhận và gắn bó với thương hiệu

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trang 13

1.2.2.1. Chiến lược tổng thể xây dựng và bảo vệ thương hiệu
Chiến lược thương hiệu là kế hoạch chỉ ra đường lối và trọng tâm cho việc quản lý
thương hiệu, đồng thời tạo nền tảng vững chắc giúp nhà quản lý thực hiện đồng bộ
mọi hoạt động liên quan đến thương hiệu đó. Việc hình thành chiến lược thương
hiệu bao gồm 4 bước sau:
a. Xác lập tầm nhìn và sứ mạng thương hiệu: Việc xác định sứ mạng đúng đắn
đóng vai trò rất quan trọng cho thành công của chiến lược thương hiệu. Nó tạo cơ sở
quan trọng cho việc lựa chọn đúng đắn các mục tiêu và chiến lược của công ty, mặt
khác nó có tác dụng tạo lập và củng cố hình ảnh của thương hiệu trước công chúng
xã hội, cũng như tạo ra sự hấp dẫn đến các đối tượng có liên quan (khách hàng, cổ
đông, đại lý, nhà cung cấp, ngân hàng, chính phủ,…). Một bản tuyên bố sứ mạng tốt
thường phải thể hiện được các nội dung sau:

-

Sản phẩm dịch vụ: Dịch vụ hay sản phẩm chính của công ty là gì?

-

Thị trường: Thị trường chính của doanh nghiệp ở đâu?

-

Khách hàng: Đối tượng khách hàng của công ty là ai?

-

Lợi nhuận: Công ty có ràng buộc với các mục tiêu kinh tế không?

-

Triết lý: Niềm tin cơ bản, giá trị, nguyện vọng và các triết lý của công ty?

-

Tự đánh giá: Điểm mạnh và ưu thế cạnh tranh chủ yếu của công ty?

-

Hình ảnh cộng đồng: Hình ảnh cộng đồng có phải là quan tâm chủ yếu của
công ty hay không?

b. Phân tích SWOT

Bước tiếp theo trong quá trình hoạch định chiến lược thương hiệu của doanh
nghiệp, đó là phân tích SWOT (Strenghts - điểm mạnh, Weaknesses - điểm yếu,
Opportunities - cơ hội và Threats - nguy cơ). SWOT là công cụ phân tích chiến lược,
rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh
doanh. Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố nội tại của công ty (Strenghts và
Weakness) và các nhân tố tác động bên ngoài (Opportunities và Threats).
Một chiến lược hiệu qủa là tận dụng được các cơ hội bên ngoài và sức mạnh
bên trong cũng như vô hiệu hoá được những nguy cơ bên ngoài và hạn chế hoặc
vượt qua được những yếu kém của bản thân doanh nghiệp.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trang 14

c. Hình thành mục tiêu và kế hoạch chiến lược thương hiệu
Mục tiêu là phải đo lường được, mang tính khả thi và có thời hạn thực hiện
thông qua các kế hoạch được thiết lập một cách chi tiết.
Một kế hoạch chiến lược hoàn chỉnh về xây dựng và phát triển thương hiệu
phải thể hiện được chiến lược về thời gian cho từng giai đoạn, chiến lược về tài
chính và nhân sự cho xây dựng thương hiệu.
Trong chiến lược xây dựng thương hiệu, một trong những nội dung quan trọng
nhất là lựa chọn mô hình xây dựng thương hiệu. Có ba mô hình như sau:
-

Mô hình thương hiệu gia đình: là mô hình mà doanh nghiệp chỉ xây dựng

một thương hiệu duy nhất, khi đó mọi hàng hóa và dịch vụ đều mang cùng một
thương hiệu, cho dù có sự khác biệt khá nhiều về chủng loại sản phẩm mà doanh
nghiệp kinh doanh.

o Ưu điểm: Chi phí xây dựng thương hiệu thấp; khả năng quản trị đối với
thương hiệu dễ dàng và phù hợp với doanh nghiệp có quy mô vừa và
nhỏ.
o Ngược điểm: Nguy cơ rủi ro cao. Chỉ cần một chủng loại hàng hoá nào
đó mất uy tín hoặc bị tẩy chay sẽ ảnh hưởng ngay lập tức đến thương
hiệu chung của doanh nghiệp; Cản trở khả năng mở rộng mặt hàng và
lónh vực hoạt động của doanh nghiệp. Không thích hợp khi doanh
nghiệp kinh doanh đa ngành, đa lónh vực.
-

Mô hình thương hiệu cá biệt: là mô hình mà doanh nghiệp xây dựng

thương hiệu riêng cho từng hàng hóa dịch vụ. Mỗi chủng loại hàng hoá có thể có
những thương hiệu riêng chính vì thế mà doanh nghiệp có thể sở hữu đồng thời
nhiều thương hiệu.
o Ưu điểm: Hạn chế được rủi ro và sự suy giảm uy tín của doanh nghiệp
ngay cả trong trường hợp hàng hóa có sự cố. Thương hiệu có thể thất
bại nhưng uy tín của doanh nghiệp gần như không ảnh hưởng. Thích
hợp với doanh nghiệp kinh doanh đa ngành, đa lónh vực.
o Nhược điểm: chi phí cho xây dựng thương hiệu, đòi hỏi đội ngũ nhân
viên quản trị thương hiệu đông đảo và kinh nghiệm.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Trang 15

-

Mô hình đa thương hiệu: Đây là mô hình tạo dựng đồng thời cả thương


hiệu gia đình và thương hiệu cá biệt. Mô hình này được áp dụng khi mà sự xuất
hiện của những chủng loại hoặc kiểu dáng mới của hàng hóa đòi hỏi phải có sự
phân đoạn và cá biệt hoá trong khi doanh nghiệp vẫn muốn khai thác tất cả lợi thế
của những thương hiệu đi trước hoặc thương hiệu gia đình.
o Ưu điểm: Khai thác lợi thế và uy tín của thương hiệu gia đình nhằm
khuếch trương thương hiệu cá biệt; hạn chế rủi ro nếu một thương hiệu
cá biệt nào đó gặp sự cố.
o Nhược điểm: Chi phí cao cho quản trị thương hiệu; không thích hợp đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đòi hỏi đội ngũ nhân viên quản trị
thương hiệu đông đảo và kinh nghiệm.
d. Xác định cơ chế kiểm soát chiến lược thương hiệu
Cơ chế kiểm soát chiến lược là cơ chế quản lý và tổ chức chiến lược mà
doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát bất cứ bước nào trong các bước hình thành
chiến lược nhằm đảm bảo quá trình thực hiện đi theo đúng định hướng mục tiêu của
chiến lược. Căn cứ kế hoạch cụ thể của chiến lược thương hiệu, doanh nghiệp sẽ
kiểm soát việc thực hiện sao cho nó đi đúng mục tiêu đề ra.
1.2.2.2. Thiết kế và tạo dựng các yếu tố thương hiệu
Nguyên tắc chung nhất khi thiết kế các yếu tố thng hiệu là làm sao cho
thương hiệu có khả năng phân biệt tốt nhất so với các thương hiệu của những hàng
hoá cùng loại và làm cho người tiêu dùng có khả năng nhận biết tốt nhất về thương
hiệu. Thông thường, một thương hiệu mạnh phải kết hợp được sức mạnh của ngôn
từ, hình ảnh và các công cụ khác có khả năng thu hút sự chú ý của khách hàng.
Chọn một cái tên dễ nhớ và thiết kế logo đơn giản nhưng ấn tượng, bên cạnh đó là
nghó ra một câu slogan diễn đạt súc tích, yếu tố phân biệt độc đáo của sản phẩm.
Tên gọi: Cái tên là ấn tượng đầu tiên trong chiến lược thu hút khách hàng
và một cái tên tốt là phải giành được ưu thế ngay từ khi tiếp xúc đầu tiên. Dưới góc
độ xây dựng thương hiệu, tên gọi là thành tố cơ bản vì nó là yếu tố chính hoặc là
liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng và tinh tế. Tên gọi là ấn tượng đầu
tiên về một doanh nghiệp hay một loại sản phẩm, dịch vụ trong nhận thức của người

tiêu dùng. Vì thế tên gọi là một yếu tố quan trọng thể hiện khả năng phân biệt của

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×