Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Luận văn thạc sĩ VNU UET đảm bảo hiệu năng và độ tin cậy cho hệ thống thư điện tử lưu lượng lớn luận văn ths công nghệ thông tin 1 01 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 124 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NGUYỄN QUỐC ANH

ĐẢM BẢO HIỆU NĂNG VÀ ĐỘ TIN CẬY CHO HỆ THỐNG
THƢ ĐIỆN TỬ LƢU LƢỢNG LỚN

LUẬN VĂN THẠC SỸ

HÀ NỘI - 2006

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ

NGUYỄN QUỐC ANH

ĐẢM BẢO HIỆU NĂNG VÀ ĐỘ TIN CẬY CHO
HỆ THỐNG THƢ ĐIỆN TỬ LƢU LƢỢNG LỚN
Ngành: Công nghệ thông tin
Mã số: 1.01.10.

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Tơn Quốc Bình

LUAN VAN CHAT LUONG download : add




3
HÀ NỘI - 2006

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... 9
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 10
CHƢƠNG 1: CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG ...................................... 11
THƢ ĐIỆN TỬ ................................................................................................... 11
1.1. Thành phần POP3 ......................................................................................... 11
1.2. Thành phần chuyển thƣ(MTA) ...................................................................... 14
1.3. Thành phần SMTP: ........................................................................................ 19
1.4. Thành phần IMAP ......................................................................................... 23
1.5. Thành phần MSS ........................................................................................... 24
1.6. Thành phần chỉ mục(Directory) .................................................................... 28
1.7. Webmail Server ............................................................................................ 29
1.8. Một số thành phần khác có liên quan ........................................................... 31
1.9. Kiến trúc hệ thống Mail tập trung ................................................................ 31
1.10 Kiến trúc hệ thống Mail phân tán ................................................................ 33
1.11. Kiến trúc lai ghép........................................................................................ 33
1.12. Kiến trúc hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ ............................................. 34

CHƢƠNG 2: CÁC KỸ THUẬT CẦN ÁP DỤNG KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƢ
ĐIỆN TỬ DÀNH CHO NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP................... 36
2.1.Đảm bảo hiệu năng ........................................................................................ 36
2.1.1. Định cỡ hệ thống .................................................................................. 36
2.1.2. Phát triển kiến trúc của hệ thống: ....................................................... 41
2.1.3. Các phƣơng pháp nâng cấp, tách tải trên 1 cụm ................................. 43
2.1.4. Các phƣơng pháp phân chia tải cho nhiều cụm .................................... 44

2.1.5. Một số đề xuất và khuyến nghị: ........................................................... 44
2.2. Đảm bảo độ sẵn sàng cao ............................................................................. 45
2.2.1. Đối với các thành phần xử lý ................................................................ 45
2.2.2. Chế độ tin cậy cao đối với các thành phần lƣu trữ ............................... 49
2.2.3. Một số đề xuất và khuyến nghị ............................................................. 56
2.3. An ninh thƣ điện tử....................................................................................... 57
2.3.1. Tổng quan về Công cụ chống spam và virus ........................................ 57
2.3.2. Xây dựng các chính sách chống spam và virus: ................................... 63
2.3.3. Triển khai các thành phần an ninh trong hệ thống: ............................. 65

CHƢƠNG 3: HỆ THỐNG MAIL QUY MÔ LỚN VÀ CÁC THÁCH THỨC ................. 72
3.1. Hệ thống thƣ điện tử quy mô lớn .................................................................. 72
3.2. Các thách thức đối với hệ thống thƣ điện tử quy mô lớn .............................. 72
3.2.1. Vấn đề lƣu lƣợng lớn ............................................................................ 72
3.2.2. Virus, Spam, Relay ............................................................................... 72
3.2.3 Các khó khăn về băng thơng trên mạng diện rộng ............................... 75

CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG THƢ ĐIỆN
TỬ LƢU LƢỢNG LỚN ....................................................................................... 76
4.1.
4.2.
4.3.
4.4.

Về mặt kiến trúc ......................................................................................... 76
Yêu cầu về tính năng chung của hệ thống .................................................. 76
Yêu cầu về tính sẵn sàng của hệ thống. ..................................................... 76
Yêu cầu về hạ tầng cho hệ thống................................................................ 77

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



4
4.5.
4.6.

Yêu cầu về nền tảng phần cứng và phần mềm ........................................... 77
Yêu cầu về các tính năng của MTA ............................................................. 77

4.7.
4.8.
4.9.
4.10.
4.11.
4.12.
4.13.
4.14.
4.15.

Yêu cầu về các tính năng của POP3 ............................................................ 78
Yêu cầu về các tính năng hỗ trợ IMAP4 ...................................................... 78
Yêu cầu về các tính năng hỗ trợ Webmail .................................................. 78
Yêu cầu về các tính năng của MSS ............................................................. 79
Yêu cầu về các tính năng chống virus và spam .......................................... 80
Yêu cầu về cơ sở dữ liệu hộp thƣ của hệ thống .......................................... 80
Yêu cầu về hệ thống quản trị...................................................................... 81
Yêu cầu về kiểm soát chất lƣợng dịch vụ ................................................... 81
Yêu cầu về một số tính năng khác .............................................................. 82

CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG THƢ ĐIỆN TỬ CHO MẠNG

VNN ................................................................................................................. 83
5.1. Tiêu chí và căn cứ thiết kế hệ thống.............................................................. 83
5.2. Thiết kế tổng thể: .......................................................................................... 88
5.3. Thiết kế chi tiết ............................................................................................. 96
5.4. Đảm bảo độ tin cậy cao ............................................................................... 106
5.5. Quản trị hệ thống ........................................................................................ 110
5.6. Giải pháp chống Virus/Spam ....................................................................... 111
5.7. Giải pháp mở rộng hệ thống ........................................................................ 119

KẾT LUẬN....................................................................................................... 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 124

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ
Thuật ngữ
Mail
POP
IMAP
MSS
SMTP
LDAP/Directory
Webmail
Virus
Spam
Relay
MTA
ISP

DNS
Message
LMTP
Dispacher
Queue
LAN
WAN
RFC
ACL
DIT
Replication
FireWall
Load Balancer
DNS Round Robin
RAID
SLED
LUN
MTDL
Mailling list
Authenticate
Mail Filter
Black List
SSL
Router
VPN
Multiplexor
Appliance
Multi-Process
Foward
Attached File

Quota
Sieve
MultiMaster

Diễn giải
Thư điện tử
Một giao thức truy nhập thư, sử dụng chủ yếu năng lực của Client
Một giao thức nhận thư, sử dụng chủ yếu năng lực máy chủ
Thành phần lưu trữ thư
Thành phần gửi nhận thư
Thành phần chỉ mục
Thành phần phục vụ truy nhập thư qua Web
Các phần mềm/đoạn mã phát tán gây hại trên mạng
Các thư rác không mong muốn/hoặc quấy rối
Hiện tượng sử dụng máy chủ để gửi thư không hợp lệ
Chịu trách nhiệm định tuyến, phân phối thư
Nhà cung cấp dịch vụ Internet
Dịch vụ tên miền
Tin nhắn, có thể hiểu tương đương thư điệntử
Giao thức thu gọn để chuyển thư
Là một trình gửi lưu lượng đa nhiệm, chuyên gửi kết nối SMTP hoặc LMTP
đến tổ hợp của các luồng SMTP hoặc LMTP server để xử lý theo từng giao
thức cụ thể.
Hàng đợi
Mạng cục bộ
Mạng diện rộng
Bản ghi nhớ - phục vụ việc bàn luận và duyệt các chuẩn
Access Control List
Cây thông tin thư mục
Đồng bộ dữ liệu

Tường lửa
Thiết bị chia tải cứng
Chia tải thông qua DNS
Redundant Array of independent Disks
Single Large Expensive Disks - Đĩa đơn dung lượng lớn giá thành cao
Logical Unit Khối cục bộ
Mean time to data loss - Thời gian dừng dịch vụ do mất dữ liệu
Danh bạ gửi thư
Xác thực người dùng
Thành phần lọc thư
Danh sách đen - dùng cho chống spam
Secure Sockets layer
Định tuyến
Virtual Private Network
Trung chuyển cho thành phần lưu thư
Thiết bị cứng hoá dùng cho lọc thư
Xử lý đa tiến trình
Chuyển tiếp(thư)
File đính kèm
Hạn mức(hộp thư)
Một ngôn ngữ tiêu chuẩn dùng cho lọc thư
Nhiều chủ thể chính - Dùng cho đồng bộ LDAP

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


6
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng

Bảng
Bảng
Bảng
Bảng

1:
2:
3:
4:

Các chế độ tin cậy cao
So sánh các cấu hình Raid
Các luồng an tồn MTA trọng yếu
Ánh xạ điều khiển truy nhập

Trang
45
51
60
61

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


7
DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình
Hình
Hình

Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

Hình vẽ
1: Thành phần cơ bản của hệ thống thư điện tử
2: Giao thức POP3
3: Kiến trúc kênn
4: Kênh hốn chuyển
5: Mơ hình 2 lớp khơng có LMTP
6: Mơ hình 2 tầng có LMTP
7: Kiến trúc SMTP
8: Giao thức SMTP
9: Giao thức IMAP
10: Kiến trúc MSS
11: Minh hoạ cây thư mục

12: Các thành phần dịch vụ HTTP
13: Kiến trúc đấu nối tập trung
14: Kiến trúc đấu nối phân tán
15: Kiến trúc đấu nối lai ghép
16: Kiến trúc đấu nối của nhà cung cấp dịch vụ
17: Kiến trúc hai lớp
18: Kiến trúc một lớp
19: Chia sẻ tải
20: Tin cậy cao bất đối xứng
21: Tin cậy cao đối xứng
22: Chế độ tin cậy cao N+1
23: Hệ thống lọc virus
24: Hệ thống chống thư rác
25: Hệ thống Danh sách đen
26: Bảng ánh xạ kích hoạt
27: Lây nhiễm Virus
28: Thư rác
29: Minh hoạ kết quả thử nghiệm CPU
30: Mơ hình thử nghiệm
31: Mơ hình thiết kế tổng thể
32: Các thành phần chính
32: Thư vào MTA-in
33: Thư ra MTA-out
33: Hoạt động của MMP
34: Thiết kế chi tiết
35: Đồng bộ LDAP
36: Đồng bộ nhiều chiều
37: Giao dịch LDAP thường
38: Giao dịch LDAP với LMTP
39: Cân bằng tải

40: Giao dịch Directory
41: Chống Spam
42: Tổng quan Symantec Brightmail AntiSpam
43 Các thành phần Symantec Brightmail AntiSpam
44: Bộ lọc Brightmail AntiSpam
45: Kiểm tra Virus/Spam
46: Hệ thống đã tích hợp
47: Tính sẵn sàng của hệ thống lọc thư
48: Mơ hình hệ thống mở rộng

Trang
5
7
8
9
11
12
13
15
17
18
22
23
24
25
26
27
33
34
36

37
38
39
51
52
52
57
63
64
75
77
80
81
82
83
83
85
86
87
87
88
89
92
100
101
102
103
104
105
106

109

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


8

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


9

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn, tiến sỹ Tơn Quốc Bình, người đã
giành nhiều thời gian chỉ bảo để tơi có thể hoàn thành luận văn. Những lời cảm ơn chân
thành nhất cũng xin được gửi đến các đồng nghiệp, những người thực sự mong muốn và
giúp đỡ tôi đạt được các hiểu biết sâu hơn về lĩnh vực này.
Khơng có sự hỗ trợ của gia đình và nhà trường, chắc chắn q trình học tập và nghiên cứu
của tơi sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn.
Một lần nữa, tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả những người đã ủng hộ và giúp
đỡ tơi hồn thành đề án tốt nghiệp, xin gửi lời chúc sức khoẻ và hạnh phúc.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


10

MỞ ĐẦU


Ngày nay hệ thống thư điện tử vẫn đang giữ vị thế là một phương tiện trao đổi thông
tin hữu ích hàng đầu trên mạng Internet và là một dịch vụ cơ bản của các ISP(Internet
Service Provider). Trong môi trường Internet đang phát triển rất nhanh dẫn đến sự bùng nổ
thuê bao cùng các hiệu ứng spam, lây nhiễm virus …, đòi hỏi của khách hàng đối với các
nhà cung cấp dịch vụ ngày càng cao kéo theo các khó khăn khơng ngừng gia tăng đối với
các hệ thống thư điện tử quy mô lớn về hiệu năng, độ tin cậy, chịu đựng quá tải, khả năng
chống spam, virus, …
Chúng ta đã biết khá nhiều các phần mềm hệ thống thư điện tử, phần mềm lọc thư, các
phương thức chia sẻ tải, các phương thức cài đặt cụm…, nhưng thiết kế như thế nào để tích
hợp được một hệ thống thư điện tử với quy mô của nhà khai thác chun nghiệp lại là một
vấn đề khó khăn, vì những thiết kế của các nhà khai thác lớn như Yahoo, Google, China.com
… thường không được tiết lộ.
Trong khuôn khổ của đề tài, ngồi việc trình bày các kiến thức nền tảng để có thể xây dựng
hệ thống thư điện tử quy mô lớn, học viên đưa ra đề xuất về các yêu cầu kỹ thuật đối với hệ
thống thư điện tử cho các nhà cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng được các yêu cầu khắt khe
của người sử dụng. Phần cuối của đề tài trình bày giải pháp xây dựng hệ thống thư điện tử
cho mạng VNN với thiết kế đảm bảo cung cấp dịch vụ với 500 nghìn hộp thư, có kiến trúc
mở rộng được đến 2,5 triệu hộp thư, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đã đặt ra. Giải
pháp này có thể sử dụng để tham khảo như một một ví dụ.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng đề tài khơng thể tránh khỏi các thiếu sót, rất
mong nhận được sự chỉ bảo góp ý của các thầy cơ giáo, các đồng nghiệp để đề tài được
hoàn thiện hơn.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


11

CHƢƠNG 1: CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG
THƢ ĐIỆN TỬ

Những thành phần cơ bản của một hệ thống thư điện tử, bao gồm MTA, MSS, LDAP, POP,
IMAP, HTTP có thể thấy qua hình vẽ dưới đây.

Hình 1: Thành phần cơ bản của hệ thống thư điện tử

1.1. Thành phần POP3 [2,3]
Trên Internet, các trạm có nhu cầu duy trì một cơ chế chuyển đổi thơng điệp, nhưng thường
khơng có khơng đủ nguồn tài ngun(năng lực xử lý, bộ nhớ trong và ngoài) để cài đặt một
máy phục vụ SMTP giúp duy trì hệ thống phân phối thư cục bộ thường trú.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


12
Tuy nhiên, nhu cầu quản lý thư điện tử trên các trạm làm việc là bức thiết, nên người ta
thường sử dụng một trình duyệt để thực hiện các tác vụ về thư điện tử. Một trạm làm việc
hoặc một máy phục vụ có thể hỗ trợ chức năng thư điện tử để cung cấp dịch vụ cho các
máy trạm khác. Giao thức POP3(Post Ofice Protocol Version 3) được cung cấp để cho phép
các máy trạm tự động truy nhập thư điện tử trên máy phục vụ. Điều này đồng nghĩa với việc
giao thức POP3 được sử dụng để cho phép các máy trạm lấy thư về từ máy phục vụ đang
lưu giữ thư.
POP3 không được thiết kế để phục vụ các tác vụ về thư điện tử ngay trên máy phục vụ,
thơng thường thì thư bị xóa ngay sau khi tải về máy trạm. Nhu cầu lưu thư và giao dịch
ngay trên máy phục vụ sẽ được giải quyết với các giao thức có tính năng cao cấp hơn như
IMAP4.
Giao thức POP3:
Để khởi tạo, máy phục vụ sẽ khởi động dịch vụ POP3(POP3 Service) trên cổng TCP 110. Khi
một máy trạm có nhu cầu sử dụng dịch vụ, nó sẽ thiết lập một kết nối TCP đến máy phục
vụ. Sau khi thiết lập xong kết nối, máy phục vụ POP3 sẽ gửi một lời chào mừng đến máy
trạm. Máy trạm và máy phục vụ POP3 sẽ trao đổi các lệnh và phản hồi với nhau cho đến khi

kết nối đóng lại hoặc mất kết nối.
Sau đây là một ví dụ về phiên làm việc POP3:
S: <wait for connection on TCP port 110> // Chờ đợi kết nối tại cổng 110
C: <open connection> // Mở kết nối
S: +OK POP3 server ready
C: APOP mrose c4c9334bac560ecc979e58001b3e22fb // Sử dụng hàm băm MD5 để
tóm lược chuỗi bí mật được chia sẻ trong phiên làm việc để xác thực đối tượng làm
việc.
S: +OK mrose's maildrop has 2 messages (320 octets): // Hộp thư có 2 thư điện tử
C: STAT // Bắt đầu giao dịch
S: +OK 2 320 // Trạng thái chờ lệnh
C: LIST // Liệt kê số lượng thư
S: +OK 2 messages (320 octets)
S: 1 120
S: 2 200
S: .
C: RETR 1
S: +OK 120 octets
S: <the POP3 server sends message 1> Gửi thư thứ nhất đi
S: .
C: DELE 1 // Xóa thư thứ nhất
S: +OK thư điện tử 1 deleted // Đã xóa xong
C: RETR 2
S: +OK 200 octets
S: <the POP3 server sends message 2> Gửi thư thư hai đi
S: .
C: DELE 2 // Xóa thư số 2
S: +OK message 2 deleted // Xóa xong
C: QUIT
S: +OK dewey POP3 server signing off (maildrop empty)

C: <close connection> // Đóng kết nối
S: <wait for next connection> // Chờ đợi kết nối tiếp theo

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


13

Hình 2: Giao thức POP3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


14
1.2. Thành phần chuyển thƣ(MTA) [2,3]

Để phục vụ việc chia thư cho các kênh xử lý, MTA tra cứu thông tin người dùng và tên miền
trực tiếp từ máy phục vụ chỉ mục(LDAP server), máy phục vụ chỉ mục trở thành kết nối quan
trọng trong quá trình chuyển nhận thư điện tử. Kết quả của các truy vấn LDAP được lưu trữ
bộ nhớ đệm(cached) trong quá trình khai thác, với kích thước và thời gian có thể định hình
được, do vậy có thể điều chỉnh được hiệu suất.
Thành phần MTA chịu trách nhiệm định tuyến, chuyển và phân phối thư. Các luồng thư đi
qua các kênh giao tiếp khác nhau, được trình bày qua hình vẽ dưới đây(sở dĩ có các kênh
khác nhau vì mỗi thư có thể có một đích đến khác nhau, và có các đặc điểm khác nhau đòi
hỏi phải phân loại và chia ra các kênh xử lý khác nhau). Người quản trị có thể cấu hình để
thư được chuyển thẳng đến các kênh giao tiếp khác nhau dựa vào địa chỉ của thư.

Hình 3: Kiến trúc kênn
Kiến trúc kênh: Có thể lập cấu hình cho các kênh từ tập tin cấu hình dạng văn bản. Qua
thơng tin cấu hình kênh, quản trị viên có thể thiết lập các thơng số kiểm sốt, xử lý thư điện

tử. Phương pháp xử lý bao gồm chỉnh hiệu suất, báo cáo hiện trạng hệ thống. Ví dụ, các
kênh có thể được xem là lưu lượng phân đoạn theo nhóm hoặc đơn vị, theo kích thước thư
điện tử, giới hạn có thể xem là lưu lượng giới hạn, và các luật thơng báo hiện trạng chuyển
giao(delivery status notification rules) có thể được lập ra theo yêu cầu của quản trị hệ thống.
Các thuộc tính chẩn đốn có thể được lập cấu hình theo cơ sở từng kênh. Con số thơng số
lập theo kênh có thể rất lớn.
Mỗi kênh sẽ chứa từ 1 đến 2 chương trình gọi là slave, có trách nhiệm xử lý thư điện tử vào
các kênh, và một chương trình gọi là master, sẽ có trách nhiệm đưa thư điện tử ra khỏi
kênh. Ở đây sẽ tồn tại một hàng đợi thư ra để lưu tạm thư chờ chuyển thư ra ngồi.
Các chương trình sẽ có các chức năng khác nhau như:
Chƣơng trình Slave:
1. Chấp nhận thư vào từ các giao diện khác
2. Đưa chúng vào hàng đợi
3. Hoặc từ chối thư nếu không được phép đưa vào hệ thống.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


15
Chƣơng trình Master:
1. Xử lý các thư trong hàng đợi.
2. Lưu thư nếu các thư cần được xử lý thêm bởi các kênh khác
3. Chuyển vận thư đến các giao diện khác, xóa đi sau khi chuyển xong
4. Phân phối thư đến các hệ thống đích, ví dụ như các hệ thống lưu trữ thư.
Máy phục vụ thƣ điện tử cung cấp các kênh mặc định nhƣ sau:
 Kênh SMTP: Cho phép các thư điện tử trên mạng IP được phân phối hoặc nhận. Cả hai
kênh master và slaver đều được cung cấp.
 Kênh LMTP: Cho phép thư định hướng thẳng từ MTA đến thành phần lưu trữ thư điện tử.
Kênh này không thông qua SMTP mà kết nối thằng với MSS(Messaging Store System).
 Kênh Pipe: Sử dụng cho các chương trình chia thư luân phiên. Cho phép chia thư tới các

thành phần lưu trữ thư chứ không đưa thẳng vào hộp thư.
 Kênh Local: Chia thư tới /var/mail, tương thích với các Unix mail client dạng cũ.
 Kênh xử lý lại(Reprocessing): Dùng cho các thư điện tử được chấp nhận lại
 Kênh Defracmentation: Tập hợp lại các thành phần vào 1 thư điện tử nguyên gốc để hỗ
trợ thư điện tử dạng MIME.
 Kênh hoán chuyển(Conversion): Thực hiện hoán chuyển các phần của thư điện tử, hữu
ích cho các việc thay lại địa chỉ hoặc tái định dạng lại kiểu nội dung.

Hình 4: Kênh hốn chuyển
Thư điện tử được định tuyến đến một kênh tùy thuộc theo kết quả ghi lại các địa chỉ đến
theo các luật ghi lại tên miền(domain rewriting rules). Các luật ghi lại này chuyển địa chỉ
thành địa chỉ tên miền thật, và xác định các kênh tương ứng của chúng. Các địa chỉ xuất
hiện trong lớp chuyển vận và đầu mục thư điện tử được ghi lại theo các luật này. Lớp
chuyển vận là phong bì của thư điện tử, có chứa thơng tin định tuyến và người dùng không
thấy được. Đây thực sự là cơ chế chuyển giao thư điện tử đến người nhận tương ứng.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


16
Các luật viết lại địa chỉ và bảng kênh kết hợp với nhau để xác định cách sắp xếp của từng
địa chỉ. Kết quả của quá trình ghi lại là các địa chỉ và hệ thống định tuyến, vốn là hệ thống
thư điện tử được gửi đến. Tùy theo sơ đồ mạng, hệ thống định tuyến có thể là bước đầu
tiên để đến nơi cần đến, hoặc có thể là điểm đến sau cùng.
Sau khi hồn tất q trình ghi lại, hệ thống định tuyến sẽ được kiểm tra các phần kênh của
tập tin cấu hình. Mỗi kênh có một hoặc nhiều tên host đi kèm với nhó. Tên hệ thống định
tuyến được so sánh với từng cái tên để xác định sẽ xếp thư điện tử vào kênh nào. Chẳng
hạn luật ghi lại đơn giản là thor.innosoft.com $U@$D. Qui tắc này chỉ phù hợp với địa chỉ
trong tên miền thor.innosoft.com. Các địa chỉ trùng khớp được ghi lại với template $U@$D,
$U chỉ định phần tên người dùng bên trái của địa chỉ (trước chữ @), và $D chỉ định phần tên

miền phía bên phải của địa chỉ (sau chữ @). Thư điện tử sẽ được xếp hàng đến kênh có
nhãn đi tên miền thor.innosoft.com.
Các luật ghi lại thường là cực mạnh, và có thể thực hiện các thay thế phức tạp dựa trên
bảng ánh xạ, tra cứu thư mục LDAP, và tra cứu cơ sở dữ liệu. Tuy đôi khi khó hiểu, chúng
rất tiện lợi vì vận hành ở mức thấp, và chỉ dùng chi phí trực tiếp khá thấp trong chu kỳ xử lý
thư điện tử.
Chƣơng trình quản lý thƣ điện tử - Điều khiển công việc(Job Controller): Các
chương trình kênh vận hành theo cơ chế kiểm sốt cơng việc của chương trình điều khiển
cơng việc, chương trình kiểm soát hàng đợi thư điện tử và chạy các chương trình thực hiện
chuyển giao thư điện tử. Chương trình điều khiển cơng việc vận hành theo tiến trình đa
nhiệm và là một trong số ít các tiến trình ln chạy trong hệ thống thư điện tử. Các tác vụ
xử lý kênh được tạo ra bởi chính chương trình điều khiển công việc, nhưng chúng hiện diện
rất ngắn ngủi và khơng xuất hiện khi khơng có tác vụ nào cần chúng.
Các kênh Slave vốn phản ứng với những kích thích từ phía ngồi, sẽ báo cho chương trình
điều khiển cơng việc những tập tin thư điện tử mới lập ra. Chương trình điều khiển cơng việc
nhập thơng tin này vào cấu trúc dữ liệu cục bộ của nó, và nếu cần thiết, tạo một kênh
master để xử lý thư điện tử. Q trình tạo ra cơng việc này có thể khơng cần thiết nếu
chương trình quản lý thư điện tử xác định một kênh có thể xử lý tập tin thư điện tử vừa mới
lập. Khi công việc kênh master bắt đầu, nó nhận tác vụ thư điện tử từ chương trình quản lý
thư điện tử. Khi hồn tất, nó sẽ cập nhật chương trình quản lý thư điện tử về hiện trạng tiến
trình xử lý: thư điện tử đã xóa khỏi hàng đợi, hoặc thư điện tử cần được lên kế hoạch để xử
lý lại. Chương trình quản lý thư điện tử duy trì thơng tin về thư điện tử ưu tiên và các lần xử
lý chuyển giao bị lỗi trước đây, cho phép lập kế hoạch khá tốt cho cơng việc của các kênh.
Chương trình quản lý thư điện tử cịn theo dõi tình trạng của các phần cơng việc, nó có rỗi,
rỗi bao lâu, nó có bận khơng.
Dispatcher: Dispatcher là một tiến trình khác ln hiện diện trong hệ thống phục vụ thư
điện tử. Là một trình gửi lưu lượng đa nhiệm, chuyên gửi kết nối SMTP hoặc LMTP đến tổ
hợp của các luồng SMTP hoặc LMTP server để xử lý theo từng giao thức cụ thể. Chương
trình SMTP và LMTP server cung ứng một tổ hợp các luồng trong phạm vi của dispatcher.
Sau khi xử lý một thơng điệp, có thể là từ chối nhận nó, hoặc xếp nó vào kênh đích, luồng

cơng việc, sẵn sàng nhận thêm phần việc từ dispatcher.
Dispatcher có thể chặn lưu lượng đến dựa theo địa chỉ IP và có thể giảm lưu lượng để ngăn
chặn tấn công từ chối dịch vụ (DoS). Nó cịn tạo và đóng các tiến trình SMTP hoặc LMTP

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


17
server dựa theo tải và cấu hình. Như vậy các chương trình slave SMTP hoặc LMTP nằm dưới
sự kiểm sốt của dispatcher, chứ khơng phải chương trình quản lý thư điện tử.

LMTP: MTA của hệ thống có thể dùng LMTP(Local Mail Transfer Protocol), định nghĩa trong
RFC 2033) để chuyển giao lưu trữ thư điện tử trong tình huống triển khai một máy phục vụ
thư điện tử nhiều tầng. Trong trường hợp này, ở nơi ta sử dụng trình chuyển tiếp thư bên
trong và kho lưu trữ thư ở tầng dưới, các trình chuyển tiếp chịu trách nhiệm mở rộng địa chỉ
và phương pháp chuyển giao, như tự động phản hồi và chuyển tiếp, ngồi ra cịn dùng để
mở rộng danh sách thư(mailling list). Việc chuyển giao đến thành phần lưu trữ thư thông
thường sẽ qua SMTP, thành phần này thường yêu cầu hệ thống lớp dưới tra cứu lần nữa địa
chỉ người nhận trong thư mục LDAP. Để nhanh và hiệu quả, MTA có thể dùng LMTP thay vì
SMTP để chuyển giao thư điện tử đến kho lưu thư. LMTP server của của một số hệ thống
thư điện tử không phải là một LMTP server đa chức năng, nhưng đúng hơn, là một giao
thức riêng giữa các trình chuyển tiếp thư và các kho lưu thư ở tầng dưới.
Tính năng chuyển giao của LMTP: LMTP server của MTA hiệu quả hơn trong việc chuyển
giao các thư điện tử đến kho lưu thư vì:
Giảm tải trên các thành phần lƣu thƣ: Vì các trình chuyển tiếp có tính năng mở
ngang và các kho lưu trữ lại khơng có, tốt nhất là chuyển quá trình xử lý cho trình
chuyển tiếp càng nhiều càng tốt.
Giảm tải trên các máy phục vụ LDAP: Hạ tầng LDAP thường là yếu tố giới hạn
trong việc triển khai hệ thống nhắn tin thư tín lớn.
Giảm số hàng đợi thƣ điện tử: Số hàng đợi càng nhiều trên cả trình chuyển tiếp

và kho lưu trữ khiến thư điện tử bị mất, và khiến quản trị viên gặp khó khăn triển
khai hệ thống thư tín.
Xử lý thƣ trong triển khai hai lớp khơng có LMTP: Hình dưới thể hiện phần trình bày
tình huống triển khai 2 lớp khơng có LMTP.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


18
Hình 5: Mơ hình 2 lớp khơng có LMTP

Khơng có LMTP, trong quá trình triển khai hai mức với các trình chuyển tiếp ở trước hệ
thống lưu trữ, việc xử lý thư điện tử vào bắt đầu bằng kết nối với cổng SMTP được sử dụng
bởi dispatcher trên máy chuyển tiếp thư và được chuyển qua xử lý trên tiến trình
tcp_smtp_server. Tiến trình này thực hiện nhiều việc với thư điện tử gửi vào, bao gồm:
Tra cứu người dùng trong thư mục (đọc đĩa)
Xác định người dùng trong domain được lưu trú bởi hệ thống thư điện tử này
Xác định liệu người dùng là hợp lệ trên domain
Ghi lại địa chỉ phong bì thư, như @mailhost:user@domain
Sắp vào hàng đợi thư điện tử để chuyển giao đến thành phần lưu thư
Tiến trình smtp_client sẽ chọn lấy thư điện tử thư tín từ hàng đợi và gửi nó đến máy phục
vụ lưu thư. Trên máy phục vụ lưu thư, một số quá trình xử lý tương tự sẽ diễn ra. Dispatcher
sẽ lấy cổng SMTP và lập kết nối, và chuyển nó đến xử lý ở tiến trình tcp_smtp_server. Quá
trình này thực hiện một loạt các thao tác, bao gồm:
Tra cứu người dùng trong thư mục (đọc đĩa)
Xác định người dùng trong domain được lưu chứa bởi hệ thống thư điện tử này
Xác định liệu người dùng là hợp lệ trên domain(đọc đĩa)
Ghi lại địa chỉ phong bì để dẫn hướng thư điện tử đến kênh ims_ms(ghi đĩa)
Sắp vào hàng đợi để chuyển giao thư điện tử đến nơi lưu trữ (ghi đĩa)
Quá trình ims_ms sẽ chọn thư điện tử và cố chuyển nó đến nơi lưu trữ (ghi đĩa).

Q trình này mất 5 thao tác I/O : 2 lần đọc đĩa và 3 lần ghi đĩa.
Xử lý thƣ trong triển khai hai tầng dùng LMTP: Hình dưới thể hiện tiến trình triển khai
2 lớp có dùng LMTP.

Hình 6: Mơ hình 2 tầng có LMTP

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


19
Khi có LMTP, kết nối trên cổng SMTP của máy chuyển tiếp thư được dispatcher chọn và
chuyển cho quá trình tcp_smtp_server. Tiến trình này thực hiện nhiều việc xử lý thư điện tử
tới, trong đó có:
Tra cứu người dùng trong thư mục (đọc đĩa)
Xác định người dùng trong tên miền của hệ thống thư điện tử này
Xác định liệu người dùng là hợp lệ trên tên miền hay không
Xác định máy chứa thư điện tử nào lưu chứa hộp thư người dùng
Ghi lại địa chỉ phong bì thư, @mailhost: hoặc là
mailhost: (ghi đĩa)
Sắp vào hàng đợi thư điện tử để chuyển giao đến thành phần lưu trữ thư (ghi đĩa)
Địa chỉ của định dạng và sẽ được định tuyến đến
hệ thống lưu thư điện tử qua kênh tcp_lmtp hoặc kênh tcp_lmtpnative. Các kênh này
giao tiếp với kho lưu thư dùng LMTP thay vì SMTP. Trên máy lưu trữ, dispatcher sẽ nhận kết
nối đến cổng LMTP và chuyển cho quá trình lmtp_server. LMTP server sẽ đưa thư điện tử
vào trong hộp thư người dùng hoặc vào hộp thư bản địa UNIX (ghi đĩa). Nếu quá trình
chuyển giao thư điện tử thành cơng, thư điện tử sẽ được xóa khỏi hàng đợi trên máy chuyển
tiếp thư. Nếu không thành công, thư điện tử sẽ còn ở máy chuyển tiếp thư. Lưu ý rằng q
trình LMTP trên máy lưu thư khơng liên kết bất cứ máy MTA vào để xử lý địa chỉ hay thư
mực.
Cả quá trình này chỉ mất 3 thao tác IO: 1 đọc đĩa và 2 ghi đĩa.


1.3. Thành phần SMTP [2,3]:
Là thành phần đảm trách việc chuyển thư giữa các máy phục vụ trên mạng Internet. SMTP
có hai hướng là SMTP vào và SMTP ra. SMTP ra phục vụ việc chuyển thư từ trong hệ thống
đi ra các hệ thống khác bên ngoài cho đến khi giao nhận xong với máy phục vụ SMTP vào
của hệ thống đích(hệ thống thư đến theo địa chỉ yêu cầu của khách hàng). SMTP vào phục
vụ tiếp nhận các thư từ ngồi chuyển đến, sau đó chuyển sang thành phần chia thư để lưu
trữ vào các thiết bị lưu trữ, chờ khách hàng tải về.
SMTP tuân thủ chuẩn giao thức sẽ nêu dưới đây, dẫn tới sự giao nhận thư thành công cho
dù các hệ thống Mail được cài đặt trên các nền khác nhau công nghệ của Sun, Openwave,
Critical Path, Microsoft …
Giao thức SMTP:
SMTP là một giao thức để phục vụ việc chuyển thư điện tử tin cậy và hiệu quả. SMTP không
phụ thuộc vào các hệ thống giao nhận và chỉ địi hỏi kênh truyền dữ liệu. Một tính năng
quan trọng của SMTP là có khả năng giao vận qua mạng, thường gọi là “SMTP mail
relaying”. Một mạng sẽ bao gồm nhiều trạm TCP có khả năng truy nhập trên mạng Internet
công cộng, các trạm TCP trong một mạng bị cô lập bởi tường lửa, hoặc các trạm trong một
môi trường mạng LAN hoặc WAN sử dụng giao thức khơng phải TCP/IP. Sử dụng SMTP, một
tiến trình có thể chuyển vận thư điện tử tới một tiến trình khác trong cùng một mạng hoặc
tới vài mạng khác thông qua một cổng chuyển tiếp giữa hai mạng.
Với cách này, một thư điện tử có thể đi qua một số các phương tiện trung gian hoặc
gateway trên đường đi từ người gửi đến người nhận. Cơ chế chuyển thư của hệ thống tên
miền được sử dụng để nhận dạng các trạm đích tiếp theo cho các thư điện tử sẽ được
chuyển vận.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


20
Mơ hình SMTP - Kiến trúc cơ bản:

Thiết kế SMTP có thể được biểu diễn như sau:

+----------+

+----------+

|

|

|

|

| User |<-->|

|

|

|

+------+
+------+

|

+------+

|


SMTP

Client- |Commands/Replies| ServerSMTP

|<-------------->|

| Tập tin |<-->|

|

|System|

|

|

+------+

+----------+
SMTP client

and Mail

|

SMTP

|


|
|

+------+
|<-->| Tập tin |

|

|System|

+----------+

+------+

SMTP server

Hình 7: Kiến trúc SMTP
Khi một máy khách(SMTP client) có một thư điện tử cần chuyển đi, nó khởi tạo một kênh
chuyển vận tới một máy phục vụ SMTP(SMTP server). Trách nhiệm của một máy khách là
chuyển thư điện tử tới một hoặc nhiều máy phục vụ SMTP, hoặc báo cáo tình trạng chuyển
thư thất bại.
Mục tiêu của một thư điện tử là được chuyển tới một máy khách khác, và máy khách xác
định tên miền như thế nào để thư điện tử có thể chuyển vận là một vấn đề cần quan tâm.
Trong một số trường hợp, máy khách SMTP sẽ xác định địa chỉ cuối của thư điện tử. Trong
một số trường hợp khác, máy khách SMTP sẽ thi hành một giao thức POP hoặc IMAP, hoặc
khi một máy khách SMTP ở trong môi trường dịch vụ chuyển vận, tên miền xác định được sẽ
cho một đích trung gian để thư điện tử chuyển qua. Các máy khách SMTP sẽ chú trọng tới
tên miền đích trong thư điện tử. Một máy phục vụ SMTP với đầy đủ năng lực xử lý, có thể
chịu đựng được chuyển tiếp thư từ các máy phục vụ SMTP không đủ năng lực và hỗ trợ tất
cả các hàng đợi, các tính năng địa chỉ trong các đặc tả. Điều này có nghĩa là với một máy

khách SMTP, trước hết là cần xác định tên miền đích, xác định được một máy phục vụ SMTP
để có thể chuyển thư đến, sau đó thực hiện chuyển thư.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


22

Hình 8: Giao thức SMTP
Một máy phục vụ SMTP có thể là đích cuối hoặc là một trạm trung chuyển, hoặc là một cổng
vận chuyển. Lệnh của SMTP được sinh bởi máy khách SMTP và gửi tới máy phục vụ SMTP.
Máy phục vụ SMTP phản hồi lại cho máy khách để giải phóng lệnh.
Việc chuyển thư điện tử có thể xảy ra với một kết nối đơn giữa bên gửi SMTP và bên nhận
cuối, hoặc có thể xảy ra trong một chuỗi các hệ thống trung chuyển. Trong tình huống khác,
một phản hồi kết thúc giao vận xảy ra: hoặc giao vận đòi hỏi máy phục vụ chấp nhận thư
điện tử hoặc sẽ có một báo cáo lỗi phân phối thư.
Khi kênh vận chuyển được khởi tạo và thiết lập xong giao thức bắt tay, có thể khởi tạo giao
dịch thư điện tử. Một giao dịch chứa một dãy các lệnh mơ tả q trình các bên gửi nhận thư
và quá trình vận chuyển thư(chứa cả các tiêu đề và các cấu trúc khác). Khi cùng một thư
được gửi đến nhiều người nhận, giao thức này sẽ khuyến khích các giao vận với một bản sao
cho tất cả mọi người nhận tại cùng một tên miền đích(destination domain).
Máy phục vụ sẽ phản hồi cho từng câu lệnh, thông tin phản hồi sẽ chỉ ra câu lệnh đã được
chấp nhận, các lệnh bổ sung được chờ đợi thực hiện.
Khi một thư điện tử được gửi thành cơng, máy khách có thể yêu cầu ngắt kết nối hoặc có
thể khởi tạo một tác vụ khác. Hơn nữa, một máy khách SMTP có thể sử dụng một kết nối

đến máy phục vụ SMTP để xác minh một địa chỉ thư điện tử hay lấy một danh sách địa chỉ
thư điện tử(mailing list).

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


23
Ví dụ về một thủ tục SMTP: Thư điện tử gửi bởi Smith tại máy Alpha.ARPA tới Jones, Green,
và Brown tại máy Beta.ARPA. Giả định rằng máy Alpha kết nối trực tiếp đến máy Beta:
S: MAIL FROM:<>
R: 250 OK
S: RCPT TO:<>
R: 250 OK
S: RCPT TO:<>
R: 550 No such user here
S: RCPT TO:<>
R: 250 OK
S: DATA
R: 354 Start mail input; end with <CRLF>.<CRLF>
S: Blah blah blah...
S: ...etc. etc. etc.
S: <CRLF>.<CRLF>
R: 250 OK
Thư điện tử này được chấp nhận bởi Jones và Brown. Green khơng có hộp thư trên máy
Beta.

1.4. Thành phần IMAP [2,3]
Thành phần phục vụ IMAP là chương trình cho phép máy khách truy nhập tới hộp thư đặt
trên máy phục vụ để thao tác trên thư điện tử. Thư điện tử sẽ được lưu trú trên máy phục
vụ và không cần tải về máy khách. Máy khách sử dụng giao thức này sẽ chỉ tải các đề mục

của thư điện tử trong hộp thư về trình duyệt trên máy khách và các thao tác xử lý sẽ được
trình duyệt gửi yêu cầu đến để thực hiện trên máy phục vụ. Như vậy sử dụng tính năng này
sẽ chuyển hầu hết các công việc cần thực hiện đối với thư điện tử sang cho máy phục vụ
tiến hành. Giao thức này nếu được triển khai sẽ đòi hỏi hiệu năng máy phục vụ rất lớn nếu
có nhiều người sử dụng dịch vụ loại này.
Giao thức IMAP:
+--------------------------------------+
|Khởi tạo kết nối và chào

|

+--------------------------------------+
|| (1)

|| (2)

|| (3)

VV

||

||

+-----------------+

||

||


|Không xác thực

|

||

||

+-----------------+

||

||

|| (4)

||

||

VV

VV

||

|| (7)
||
||


+----------------+

||

||

| Xác thực

||

||

+----------------+

|<=++
||

||

||

|| (7)

|| (5)

|| (6)

||

||


||

VV

||

||

||

||

||

||

+--------+

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


24
||

||

|

Chọn


|==++

||

||

||

+--------+

||

||

|| (7)

||

VV

VV

VV

VV

||

+--------------------------------------+

|

logout và đóng kết nối

|

+--------------------------------------+

(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)

Kết nối mà khơng có tiền-xác thực (OK greeting)
Tiền-xác thực cho kết nối (PREAUTH greeting)
Từ chối kết nối (BYE greeting)
Login thành công hoặc xác thực thành công
Thành công lựa chọn hoặc lệnh kiểm tra
Lệnh close, hoặc thất bại lệnh select hoặc examine
Lệnh logout, tắt máy phục vụ, hoặc đóng kết nối
Hình 9: Giao thức IMAP

1.5. Thành phần MSS [2]
Thành phần phục vụ lưu thư(Messaging Store System - MSS) là thành phần chịu trách nhiệm
lưu trữ cho người sử dụng. MSS được dùng để phân phối thư, lấy thư. Thành phần MSS làm
việc với truy nhập IMAP4 và POP3 để cung cấp các phương thức dễ dàng cho việc truy nhập
gửi nhận thư điện tử.

MSS cũng làm việc với WebMail để cung cấp khả năng truy nhập hệ thống thư điện tử thơng
qua trình duyệt Web. MSS là một tập hợp các thư mục hoặc là các hộp thư người dùng, thư
mục hoặc hộp thư chứa các thư điện tử. Mỗi người sử dụng sẽ có một hoặc nhiều thư mục
để lưu trữ thư. Thư mục có thể chứa các thư mục khác được bố trí theo cây thư mục. Hộp
thư thuộc về người sử dụng như một thư mục riêng. Thư mục riêng có thể được chia sẻ với
người sử dụng khác trên cùng một nơi chứa thư.
Với các phiên bản hiện tại của các phần mềm, thành phần lưu thư có thể chia sẻ các thư
mục. Có hai vùng lưu trữ trong MSS, một dùng cho các thư mục người dùng và một dùng
cho các tập tin hệ thống.
Tại vùng lưu trữ cho người dùng, vị trí của mỗi người dùng được xác định bởi thuật toán
băm hai mức. Mỗi hộp thư người dùng hoặc thư mục được trình diễn bởi một thư mục khác
trong thư mục cha, mỗi thư điện tử được lưu trữ như một tập tin dạng text sử dụng chuẩn
định dạng MIME. Khi có nhiều thư trong thư mục, hệ thống sẽ tạo chỉ dẫn băm cho thư mục
đó.
Một MSS có thể lưu chứa nhiều phân vùng lưu trữ thư khác nhau. Một phân vùng lưu trữ thư
được chứa trong một vùng lưu trữ. Khi vùng lưu trữ này đầy, có thể khởi tại thêm vùng lưu
trữ và phân chia phân vùng lưu trữ thư trên các vùng lưu trữ.
MSS duy trì duy nhất một bản sao của mỗi thư điện tử trên mỗi phân vùng với khái niệm bản
sao đơn(single-copy). Khi một MSS nhận một thư điện tử được gửi tới nhiều người hay một
nhóm người, nó sẽ bổ sung một tham chiếu đến thư điện tử này cho mỗi hộp thư người
nhận. Làm như vậy sẽ giảm thiểu được việc nhân bản dữ liệu một cách lãng phí. Các trạng
thái của thư điện tử như “đọc”, “trả lời”, “xóa” … sẽ được duy trì trong thư mục cho mỗi
người sử dụng.

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


25
Thông tin của hệ thống MSS được chứa trong các dữ liệu có thể truy cập rất nhanh như
Berkeley Database(Openwave và Sun đều có tùy chọn cho cơ sở dữ liệu này và Oracle).

Thơng tin có thể được cấu trúc lại từ các vùng của người sử dụng. Khi cần, chúng ta có thể
nhanh chóng khơi phục dữ liệu để biết được trạng thái. MSS trên các phiên bản phần mềm
thư điện tử hiện đại có thể khơi phục rất nhanh, trong trường hợp dữ liệu bị hỏng, chúng ta
có thể tắt MSS và khôi phục ngay lập tức mà không cần đợi xây dựng lại dữ liệu.
MSS hiện đại thường hỗ trợ IMAP quota extention(RFC2087) - Cơ chế giới hạn dung lượng.
Cơ chế này có thể được bật hay tắt. Ta có thể cấu hình giới hạn dung lượng người sử dụng
bằng cách sử dụng số byte hoặc số lượng thư trong hộp thư.
Ta cũng có thể thiết lập ngưỡng cảnh báo nếu người sử dụng chạm đến ngưỡng hạn định.
Một hệ thống MSS hiện đại sẽ có tính năng gửi thư cảnh báo. Khi người sử dụng vượt quá
hạn mức, các thư mới đến có thể bị giữ lại trong một khoảng thời gian mà không phân phối
vào hộp thư. Sau khoảng thời gian này, các thông báo không phân phối được thư do quá
hạn định dung lượng hộp thư sẽ được phản hồi đến người gửi thư.
Với các ứng dụng đặc biệt khi hạn định được thiết lập, nhưng các thư điện tử phải được
phân phối bất kể trạng thái hạn mức của người sử dụng. Có một kênh đảm bảo phân phối
thư được sử dụng để phân phối thư đi bất kể trạng thái. Các công cụ giám sát sẽ báo cáo
hạn mức sử dụng và gửi cảnh báo về hạn mức.
Kiến trúc kho lƣu trữ: Kho lưu trữ(Message Store) được sắp xếp thành một tập hợp các
thư mục hoặc các hộp thư của người sử dụng. Mỗi người dùng đều có một hộp nhận thư để
chứa các thư gửi đến và có một hoặc nhiều thư mục khác để chứa thư. Các thư mục có thể
chứa một cây thư mục khác. Nếu người dùng theo tư cách cá nhân thì hộp thư của họ là
các thư mục riêng, nhưng cũng có thể dùng chung với người dùng khác tuỳ ý.
Dưới đây là toàn bộ kiến trúc của một Message Store.

Hình 10: Kiến trúc MSS

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×