Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Chủ đề Ma túy học đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.44 KB, 10 trang )

Chủ đề : Ma túy học đường
I.

Tính cấp thiết của vấn đề
Ma túy luôn là một vấn đề nhức nhối được cả xã hội quan tâm hàng đầu

bởi lẽ nó không chỉ để lại những hệ lụy đau đớn đối với bản thân, gia đình
người sử dụng mà cịn trở thành hiểm hoạ đối với toàn xã hội, đe doạ sự phát
triển bền vững của đất nước. Theo số liệu thống kê của Ủy ban quốc gia
phòng chống AIDS và tệ nạn ma túy, tính đến ngày 15/11/2017, cả nước có là
222.582 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 11.831 người so với năm
2016. Trong đó 58/63 địa phương có số người nghiện tăng. Độ tuổi dưới 16
chiếm 0,1%; từ 16 đến dưới 30 là 49%; từ 30 tuổi trở lên chiếm 50,9%. Nam
chiếm 96%, nữ chiếm 4%. Số người nghiện ma túy tổng hợp và các chất
hướng thần tiếp tục gia tăng. Theo số liệu báo cáo của 21 địa phương, số
người sử dụng ma túy tổng hợp (ATS) chiếm 46% số người nghiện ma túy có
hồ sơ quản lý (15.447/33.338 người). Và một điều chắc chắn, con số này
không chỉ dừng lại ở đây mà vẫn tiếp tục gia tăng hàng ngày, hàng giờ. Điều
đáng lo ngại hơn cả là ma túy đang tấn công ngày càng mạnh vào môi trường
học đường; hướng đến đối tượng học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương
lai của đất nước.
Cụm từ “Ma túy học đường” ngày càng được nhắc đến nhiều hơn, phần
nào cho thấy tình trạng đáng báo động về việc học sinh, sinh viên lạm dụng
chất gây nghiện ở trường học hiện nay. Nếu tình trạng này không được ngăn
chặn; các em học sinh, sinh viên không được bảo vệ kịp thời trước sự đe dọa
của “cái chết trắng” thì chúng ta thật khó có thể tưởng tượng được những hậu
quả kinh hoàng nào sẽ xảy đến.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tơi đã có mặt ở đây thực
hiện cuộc trị chuyện , trao đổi “Nhận thức của học sinh, sinh viên về ma túy
và các hoạt động truyền thơng phịng chống ma túy trong trường học” để phần
nào các bạn có những cái nhìn đúng hơn về tác hại của ma túy đối với sức


khỏe của bản thân cũng như sự phát triển của gia đình và tồn xã hội. Hãy là


những người trẻ sống có trách nhiệm, sống vì một mơi trường lành mạnh, nói
khơng với “ ma túy”.
II.

Khái niệm và một số loại ma túy

1. Khái niệm :
Năm 1988, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa: “Ma túy
là bất kỳ một dạng chất nào, khi đưa vào cơ thể làm thay đổi trạng thái ý thức
và hành vi như là kết quả tác động của chất đó lên hoạt động của não”. Từ
định nghĩa này có thể hiểu: Ma túy là một số chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc
tổng hợp, khi được đưa vào cơ thể con người qua đường tiêm, chích, hút, hít,
nhai, nuốt… làm thay đổi trạng thái ý thức hoặc hành vi của người đó. Nếu
lạm dụng ma túy, con người sẽ lệ thuộc vào nó.
Luật Phịng, chống ma túy nước ta nêu rõ: “Ma túy là các chất gây
nghiện, các chất hướng thần được quy định trong danh mục do Chính phủ
ban hành”.
2. Phân loại các chất ma túy

Trên thế giới có nhiều cách phân loại các chất ma túy song phổ biến
nhất vẫn là 3 cách sau:
- Phân loại theo nguồn gốc, xuất xứ;
- Phân loại theo tác động của chất ma túy lên cơ thể người sử dụng;
- Phân loại theo tính hợp pháp hay bất hợp pháp.
*Về phân loại chất ma túy theo nguồn gốc, xuất xứ
Theo cách phân loại này, chất ma túy được chia làm 03 nhóm, đó là:
Ma túy có nguồn gốc tự nhiên: Cây anh túc (cây thuốc phiện), cần sa,

cây cô ca, cây khát,…
Ma túy bán tổng hợp: Móc-phin, heroin,… được tổng hợp một phần
từ một số loại ma túy có sẵn trong tự nhiên.


Ma túy tổng hợp: Là tên gọi của một nhóm các chất ma túy khơng hề
có trong tự nhiên. Chúng là những loại ma túy được tổng hợp nên từ các loại
hóa chất (các hóa chất này được gọi là tiền chất). Ma túy tổng hợp gồm một
nhóm khoảng 20 chất có nguồn gốc từ Amphetamine (viết tắt theo tiếng Anh
là: ATS), là chất được một nhà khoa học người Nhật tổng hợp nên từ
Ephedrine - chất chủ yếu có trong cây Ma hoàng cách đây trên một thế kỷ. Từ
chất này, người ta lại điều chế ra các loại ma túy tổng hợp khác như:
Methamphetamine (hàng đá, hồng phiến), ecstasy (thuốc lắc), v.v…
*Về phân loại chất ma túy theo tác động của chất ma túy lên cơ thể
người sử dụng
Theo cách phân loại này, chất ma túy được chia làm các nhóm sau:
Các chất ma túy gây ức chế: Thuốc phiện, Heroin, Cần sa (cịn có các
tên goi khác là: bồ đà, tài mà, cỏ Canada,...), các loại thuốc ngủ (secobarbital,
immenoctal), thuốc an thần kinh (benzodiazepine, seduxen, mekohexen).
Khi đưa vào cơ thể chúng làm chậm tốc độ dẫn truyền các xung động
thần kinh lên não. Người sử dụng có cảm giác tỉnh táo song chân tay không
muốn cử động do máu dồn ra khu vực ngoại biên.
Các chất kích thích: Chủ yếu gồm các loại ma túy tổng hợp ATS và
Cocain. Khi sử dụng, các chất này làm gia tăng tốc độ dẫn chuyền các xung
động thần kinh. Người sử dụng cảm thấy hưng phấn, tự tin, thích tranh luận
song sau đó là sự mệt mỏi về thể xác và bạc nhược về tinh thần.
Các chất gây ảo giác: Là nhóm các chất ma túy làm cho người sử dụng
cảm nhận một cách sai lệch, méo mó các thơng điệp về hình ảnh, màu sắc, âm
thanh, v.v... khi đến não. Nhóm này chủ yếu gồm các chất như LSD (được
tổng hợp từ một loại nấm mọc trên cây lúa mạch ở khu vực Trung Á),

Ecstasy, MDMA, các loại ma túy tổng hợp thế hệ mới (Canabinoids,
Kratome, v.v…)


*Về phân loại chất ma túy theo tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp
Một số chất gây nghiện ví dụ như: Morphine, Dolagan, Methadone,
v.v… nếu được sử dụng để điều trị cho người bệnh thì khơng bị coi là ma túy.
Chúng là các chất gây nghiện hợp pháp. Tuy nhiên, những chất này, nếu sử
dụng sai mục đích chữa bệnh, khơng do cấp có thẩm quyền quy định thì bị coi
là ma túy. Hành vi sử dụng trái phép các chất này bị coi là hành vi sử dụng ma
túy, bị pháp luật nghiêm cấm.
III.

Tác hại của ma túy
Sử dụng ma tuý ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tinh thần của

con người :
- Ma túy làm mất khả năng lao động, học tập, làm cho thần kinh người
nghiện bị tổn hại. Dùng ma tuý quá liều có thể dẫn đến tử vong.
- Dùng ma túy sẽ gây nghiện mạnh, khiến sức khoẻ con người giảm sút.
Tiêm chích ma tuý dùng chung bơm kim tiêm không tiệt trùng dẫn đến lây
nhiễm viêm gan virut B, C, đặc biệt là HIV/AIDS. Thực tế đã chứng minh
việc tiêm chích ma tuý là một trong những con đường lây nhiễm HIV phổ
biến nhất tại Việt Nam
- Ma túy gây thoái hoá nhân cách con người, gây rối loạn hành vi, lối
sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật, mâu thuẫn và bất hoà với bạn bè, thầy
cơ giáo và gia đình.
- Người nghiện thường mất lòng tin với mọi người, dễ bị người khác lợi
dụng, học tập giảm sút hoặc bỏ học, ảnh hưởng đến tương lai, nếu đã có việc
làm thì rất dễ bị mất việc.

Ma túy ảnh hưởng đến gia đình :
- Ma túy làm tiêu hao tiền bạc của bản thân và gia đình. Khi lên cơn
nghiện, người nghiện ma tuý có thể tiêu tốn hết tiền của, tài sản, đồ đạc của
gia đình vào việc mua ma tuý để thoả mãn cơn nghiện của mình, hoặc để có


tiền sử dụng ma tuý, nhiều người đã trộm cắp, hành nghề mại dâm, hoặc thậm
chí giết người, cướp của.
- Trong gia đình có người nghiện, sức khoẻ các thành viên khác cũng bị
giảm sút (lo lắng, mặc cảm, ăn khơng ngon, ngủ khơng n... vì trong gia đình
có người nghiện)
- Gây tổn thất về tình cảm của mọi người (thất vọng, buồn khổ, hạnh
phúc gia đình tan vỡ, ...)
- Gia đình tốn thời gian, chi phí chăm sóc và điều trị các bệnh của
người nghiện do ma tuý gây ra.
Ma túy còn để lại những hệ lụy xấu cho cộng đồng xã hội:
- Gây mất trật tự an toàn xã hội, gia tăng các tệ nạn xã hội: lừa đảo,
trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm...
- Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của dân
tộc. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội. Tăng chi phí ngân sách
xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa, khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma
tuý đem lại. Ma tuý còn là nguồn gốc, là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại
dịch HIV/AIDS (một hiểm hoạ tồn cầu chưa có thuốc chữa...)
- Các chất ma tuý ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống hoocmon sinh sản,
làm giảm khả năng sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình
thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gen độc có điều kiện hoạt hố, dẫn tới
suy yếu nịi giống.
IV.

Thực trạng sử dụng ma túy hiện nay


1. Trên thế giới
Theo Báo cáo tình hình ma tuý thế giới vừa được Cơ quan Phòng,
chống ma tuý và tội phạm của Liên Hợp Quốc (UNODC) công bố, số người
trên thế giới sử dụng các chất ma tuý ít nhất 1 lần trong năm 2016 là khoảng
275 triệu người, hay khoảng 5,6% dân số toàn cầu trong độ tuổi từ 15 đến 64.


- Báo cáo thấy rằng sử dụng ma túy cao nhất trong số những người trẻ
tuổi và trẻ từ 12 đến 17 tuổi có nguy cơ nghiêm trọng nhất.
- Trong khi phần lớn những người lạm dụng ma túy là đàn ông, phụ nữ
cũng sử dụng một số loại ma tuý nhưng thường bắt đầu lạm dụng ma túy ở
giai đoạn muộn hơn nam giới.
- Cần sa là một loại ma tuý phổ biến trong những người trẻ tuổi. Tuy
nhiên, việc sử dụng ma túy trong giới trẻ khác nhau giữa các quốc gia và phụ
thuộc vào hoàn cảnh kinh tế và xã hội. Có 2 loại hình sử dụng ma túy trong
giới trẻ: sử dụng trong các câu lạc bộ, hoạt động giải trí của giới trẻ giàu có và
sử dụng giữa trẻ em đường phố để đối phó với hồn cảnh khó khăn.
- Trên tồn cầu, tử vong trực tiếp gây ra bởi việc sử dụng ma tuý tăng
60% từ năm 2000 đến năm 2015. Những người trên 50 tuổi chiếm 27% trong
số này
2. Ở Việt Nam
- Theo báo cáo của Chính phủ, từ 1/10/2018-30/9/2019 lực lượng chức
năng đã phát hiện 23.328 vụ, 36.222 đối tượng phạm tội về ma túy, thu giữ
1.222 kg heroin, 6.254 kg ma túy tổng hợp. Mặc dù số vụ phát hiện phạm tội
về ma túy giảm so với cùng kỳ năm 2018 nhưng số lượng ma túy bị thu giữ
trong từng vụ đã tăng, lên đến hàng tạ, hàng tấn ma túy
- Đáng lo ngại hơn, trong số 230.000 người nghiện có hồ sơ quản lý độ
tuổi thanh niên từ 16-30 chiếm 48%, nếu tính đến 35 tuổi thì con số này là
76%. Thế hệ tương lai của đất nước đang bị ma túy hủy hoại từng ngày. Tỷ lệ

sử dụng ma túy tổng hợp tăng nhanh cũng chủ yếu tập trung vào các đối
tượng là thanh thiếu niên. Các loại ma túy tổng hợp ngày nay đa dạng về
chủng loại, giá thành rẻ, dễ sử dụng, độc tính cao. Ma túy tổng hợp đã và


đang len lỏi vào học đường, tấn công trực tiếp vào các đối tượng thanh thiếu
niên bằng những cái tên mỹ miều như: Tem giấy, nước vui, trà sữa. Tình trạng
thanh, thiếu niên sử dụng ma túy tập thể trong các quán bar, vũ trường cũng
ngày càng phổ biến.
( ở Hà Tĩnh: cái này a có số liệu cụ thể thì gửi e nha :D )
 Đặc biệt theo báo cáo từ các địa phương đối tượng nghiện ma túy chủ
yếu là trong độ tuổi thanh, thiếu niên chiếm đến 70% , trong đó khơng
ít đối tượng là học sinh, sinh viên
 Tình trạng mua bán lẻ , tổ chức sử dụng ma túy tổng hợp có chiều
hướng gia tăng đặc biệt tại các quán bar, vũ trường, nhà nghỉ…với sự
tham gia của nhiều học sinh, sinh viên
 Các cuộc ăn chơi thâu đêm , suốt sáng của giới trẻ thường khơng thể

thiếu các chất gây nghiện như (shisha, bóng cười, cần sa…), những loại
ma túy tổng hợp và đặc biệt nguy hiểm là ma túy đá.
V.
Nguyên nhân và biện pháp
1. Ngun nhân
1.1. Ngun nhân về phía đình:
Những gia đình phức tạp: bố mẹ ly hôn, mâu thuẫn, bố mẹ nghiện ma
túy, bn bán ma túy có tỷ lệ con mắc nghiện, VPPL rất cao. Gia đình khá giả
q nng chiều con cái, quản lý lỏng lẻo hoặc không quan tâm đến con cái,
hay đánh đập cũng là nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy và các tệ nạn xã
hội khác.
Gia đình thì bng lỏng quản lý, cộng với những thói hư, tật xấu rất dễ

xâm nhập nên đây cũng là nguyên nhân quan trọng mà thanh thiếu niên dễ sa
vào TNXH.
1.2. Nguyên nhân xã hội:
Đa số đối tượng nghiện ma túy đều thất học, hoặc có trình độ học vấn
thấp. Khơng nghề nghiệp, khơng có địa vị trong xã hội, thu nhập khơng có,
cuộc sống bấp bênh, vì thế họ ln có cảm giác thua thiệt về tâm lý, dễ sinh
chán chường, bất mãn, bế tắc sinh ra nghiện ngập, VPPL.
Các em đang thiếu những “sân chơi” lành mạnh, nếu muốn giải trí các
em phải tìm đến những địa điểm tự do (vd: các quán Internet, quán bi a…) mà


ở đó vì lợi nhuận, hay đã có sẵn những kẻ xấu và một số kẻ không từ một thủ
đoạn nào để lôi kéo các em sa ngã đi vào con đường nghiện ma túy.
Mơi trường cịn nhiều ma túy: bọn tội phạm tàng trữ, buôn bán và tổ
chức sử dụng ma túy chưa được qt sạch, vì lợi ích kinh tế, chúng đã mù
quáng lừa gạt, lôi kéo nhiều thanh niên đến với ma túy.
Hiện nay công tác tuyên truyền, giáo dục hậu quả tác hại của ma túy
nhằm tạo phong trào rộng khắp nhằm phòng ngừa, lên án, đấu tranh chống tội
phạm ma túy và tệ nạn ma túy trong các nhà trường chưa thường xuyên và đủ
mạnh, chưa đến được nhiều với từng nhà trường, từng lớp học và từng HSSV.
Tuyên truyền nặng về hình thức mà chưa gắn với hoạt động thực tế. Do vậy
vẫn còn khơng ít HSSV chưa nhận thức và hiểu biết được tác hại của ma túy,
nhất là các loại ma túy tổng hợp.
Công tác cai nghiện cũng đã được đẩy mạnh trong thời gian qua (cả
nước có 40 trung tâm cai nghiện) nhưng tỷ lệ tái nghiện vẫn cao (80%)
1.3. Nguyên nhân từ phía bạn bè cùng lứa tuổi
Ngồi gia đình với sự chăm sóc, kèm cặp sát sao của cha mẹ, nhà
trường với sự quản lý chặt chẽ của thầy cơ giáo thì HSSV cịn chịu ảnh hưởng
lớn của mơi trường bạn bè.
Bản chất của mối quan hệ này là dựa trên sự tương hợp về sở thích và

hứng thú. Điều này ln có tác động hai mặt, nếu các em tiếp xúc với nhóm
bạn tốt sẽ có thể học theo bạn những cử chỉ, hành vi đẹp, biết giúp đỡ quan
tâm đến mọi người.
Ngược lại nếu các em tiếp xúc với nhóm bạn xấu, sẽ học từ bạn bè
những hành vi khơng tốt, như thói vơ trách nhiệm, địi hỏi quá đáng và không
nghe lời. Kết quả điều tra cho thấy 100% số người nghiện có nhóm bạn cũng
là người nghiện, hoặc có tiền án, tiền sự khác.
“Hãy nói cho tôi biết bạn thân của bạn là ai, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn
là người như thế nào”.
Vì vậy, các thầy cô, đặc biệt giáo viên chủ nhiệm lớp cần quan tâm
giám sát, phát hiện các em HS giao du, chơi bời với những đối tượng xấu
ngoài xã hội, cần phối hợp với gia đình và lực lượng công an tăng cường quản
lý số HS này.
1.4. Nguyên nhân từ chính đối tượng nghiện
- Do thiếu hiểu biết về ma túy, nghiện ma túy và tác hại của nghiện ma
túy. Nhiều thanh niên có tính tị mị sử dụng ma túy chỉ để thử cho biết nhưng
đã thử lần đầu thì lại muốn thử lần thứ 2, thứ 3 đến lúc phát hiện ra mình
khơng thể thiếu ma t thì đã muộn.
-Do trong cuộc sống có những chấn động về tâm lý như: Bố mẹ ly hôn,
thi trượt, thất tình, … nhiều em đã tìm đến ma tuý.


- Ở lứa tuổi mới lớn, các em muốn thoả mãn trí tị mị, cảm thấy mình
là người lớn, muốn độc lập, muốn thuộc về một nhóm nào đó nên đã nghe
theo một số bạn xấu, sử dụng ma tuý.
2. Biện pháp từng bước đẩy lùi tệ nạn ma tuý ra khỏi học đường
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tệ nạn ma
túy, HIV/AIDS trong học sinh, sinh viên, với các nội dung: Các loại ma tuý
phổ biến hiện nay và tác hại của ma tuý, biện pháp phòng chống ma tuý trong
trường học; các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn ma tuý,

xử lý các hành vi có liên quan đến tệ nạn ma tuý và các quy định khác có liên
quan.
Các hoạt động trên gắn với các hoạt động ngồi giờ lên lớp, ngoại khóa
bộ mơn, trong “Tuần sinh hoạt công dân - học sinh, sinh viên” đầu năm học.
- Phát động phong trào tố giác, vận động tự giác khai báo về tình trạng
sử dụng ma túy trái phép trong học sinh; các trường xây dựng và tổ chức
đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thơng tin của học sinh cán bộ, nhà giáo và
nhân dân có liên quan đến cơng tác phịng, chống ma túy của nhà trường.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ trong học sinh; kiểm tra, xét nghiệm
ngẫu nhiên để phát hiện việc sử dụng ma túy và xét nghiệm đột xuất khi cần
thiết đối với học sinh, sinh viên nhằm rà soát, phát hiện học sinh sử dụng,
tàng trữ các chất ma túy hoặc gây nghiện khác.
- Tổ chức cho tập thể học sinh cán bộ, giáo viên của đơn vị ký cam kết
và giao ước thi đua không liên quan đến tệ nạn ma túy.
- Tăng cường nâng cao chất lượng sinh hoạt của các tổ chức đoàn thể
trong nhà trường; nhất là tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; xây dựng lực lượng đoàn viên, đội
viên tại đơn vị thật sự vững mạnh để làm nịng cốt trong cơng tác đấu tranh,
tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma tuý và các tệ nạn xã hội xâm nhập
vào nhà trường.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngồi giờ, các câu lạc bộ văn hóa,
nghệ thuật phịng chống ma túy; các hoạt động thể dục, thể thao nhằm thu hút
đông đảo học sinh, sinh viên cùng tham gia vào các hoạt động vui chơi lành
mạnh. Nâng cao chất lượng giáo dục phịng, chống ma túy trong chương trình
chính khóa ở các cấp học, bậc học.
- Tổ chức các cuộc thi nhằm tuyên truyền về tác hại của ma túy với
nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, vui tươi, sinh động nhằm thu hút sự
tham gia đông đảo của học sinh, sinh viên như: Hát, nhạc, tiểu phẩm, vẽ tranh
tuyên truyền phòng, chống ma túy.
- Nhà trường phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh quản lý tốt giờ

giấc sinh hoạt của học sinh; thông qua các kỳ họp phụ huynh học sinh theo
định kỳ, nhà trường chủ động thông báo cho phụ huynh biết kế hoạch phòng,
chống tệ nạn ma túy trong nhà trường và yêu cầu phụ huynh quan tâm tới con
em, giúp phát hiện sớm những trường hợp con em có liên quan đến các tệ nạn


ma túy, tệ nạn xã hội để kịp thời uốn nắn, giáo dục giúp các em tránh xa ma
túy, tệ nạn xã hội.
- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an cơ sở để đấu tranh, làm trong
sạch môi trường trong và ngồi trường học, ký túc xá, khơng để tội phạm ma
túy lợi dụng tổ chức lôi kéo học sinh, sinh viên sử dụng và buôn bán các chất
ma túy.
- Những trường hợp học sinh có hành vi vi phạm liên quan đến ma túy
cần được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, tuyệt đối không vì thành
tích mà giấu diếm.
Như vậy, chúng ta phải khẳng định rằng: Cơng tác phịng chống ma túy
và tội phạm hình sự là nhiệm vụ của tồn Đảng, tồn dân trong đó lực lượng
cơng an là nịng cốt.
Với phương châm là chủ động phịng ngừa, tích cực đấu tranh, trong đó
phịng ngừa là chính, là chủ yếu.



×