Tải bản đầy đủ (.docx) (360 trang)

Phân tích sở thích, thái độ của người sản xuất và người tiêu dùng đối với phát triển nuôi trồng thủy sản tốt trong nuôi tôm tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.56 MB, 360 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG NGỌC PHONG

PHÂN TÍCH SỞ THÍCH, THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI SẢN XUẤT
VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN TỐT TRONG NUÔI TÔM TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯƠNG NGỌC PHONG

PHÂN TÍCH SỞ THÍCH, THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI SẢN XUẤT
VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN TỐT TRONG NUÔI TÔM TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 9310105

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VÕ TẤT THẮNG
GS.TS. NGUYỄN TRỌNG HOÀI



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2022


1
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan Luận án “Phân tích sở thích, thái độ của người sản xuất và
người tiêu dùng đối với đối với phát triển nuôi trồng thủy sản tốt trong nuôi tôm
tại Việt Nam” do tác giả nghiên cứu và thực hiện dưới dự hướng dẫn của PGS.TS Võ
Tất Thắng và GS.TS Nguyễn Trọng Hoài. Các kết quả nghiên cứu được báo cáo trung
thực và chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác. Các tài liệu
tham khảo đều có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ trong Luận án.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022
Tác giả

Trương Ngọc Phong


1
LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của nhiều Quý Thầy Cô, cùng
với sự hỗ trợ của gia đình, đồng nghiệp, và bạn bè. Tác giả luận án xin gửi lời tri ân
đến tất cả những người trực tiếp và gián tiếp đóng góp cho sự hình thành của luận án
này.
Trước tiên, tơi xin dành lời tri ân và lòng biết ơn sâu sắc nhất đến hai Thầy
hướng dẫn khoa học trực tiếp của tôi là PGS.TS Võ Tất Thắng và GS.TS Nguyễn
Trọng Hoài. Quý Thầy đã cho tôi sự dạy bảo, và những lời khuyên quý giá cả về mặt
khoa học lẫn đạo lý làm người. Những kiến thức và kinh nghiệm mà Quý Thầy truyền
thụ cho tơi trong q trình tập sự nghiên cứu khoa học là tài sản quý giá đối với tôi.
Tôi xin dành sự tri ân sâu sắc nhất đến Quý Thầy thông qua Luận án này.
Tôi trân trọng cảm ơn Q Thầy Cơ trong Hội đồng góp ý đề cương nghiên cứu,

Hội đồng chấm chuyên đề, Hội đồng đánh giá luận án cấp cơ sở, và Quý Thầy Cô
phản biện độc lập đã dành nhiều thời gian để đánh giá nghiên cứu này! Các ý kiến
phản biện sâu sắc của Q Thầy Cơ đã góp phần nâng cao chất lượng của luận án, và
cung cấp cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm q giá trong nghiên cứu.
Tơi xin dành sự biết ơn chân thành nhất đến Quý Thầy Cô đã giảng dạy tôi trong
thời gian tôi học nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Q
Thầy Cơ cũng đã có những nhận xét, góp ý sâu sắc cho luận án từ khi cịn là ý tưởng
đến lúc hoàn thiện. Những kiến thức mà Q Thầy Cơ đã truyền thụ rất hữu ích cho
nghiên cứu cũng như công việc của tôi sau này.
Qua luận án này tôi cũng gửi lời cảm ơn đến những đồng nghiệp của tôi, những
người đã gánh vác nhiều công việc để tôi được tập trung vào nghiên cứu và hồn thành
Luận án. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đế Quý anh chị đang công tác tại các
công ty sản xuất thủy sản và cán bộ khuyến nông địa phương đã dành nhiều thời gian
tham gia thảo luận và trả lời các câu hỏi của tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Tơi trân trọng sự đóng góp của 450 người ni tơm tại Khánh Hịa, Ninh Thuận,
Sóc Trăng, Bạc Liêu, và Cà Mau; và 459 người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh, Nha
Trang, Đà Nẵng, và Hà Nôi đã dành thời gian và sự kiên nhẫn để hồn thành cuộc
khảo sát, giúp tơi có được dữ liệu tốt nhất để phục vụ nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi dành sự ghi ơn sâu sắc cho bố mẹ tôi, bố mẹ vợ tôi, và đặc biệt là
vợ và con trai tôi - những người đã phải hi sinh rất nhiều trong những năm tôi học
nghiên cứu sinh và thực hiện luận án này. Họ đã luôn ở bên, động viên, và hỗ trợ tơi để
luận án này được hồn thành, và kết quả nghiên cứu này là dành cho họ.
Trân trọng cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2022
Tác giả


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................ii

MỤC LỤC.....................................................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ TIẾT TẮT................................................................................................viii
DANH MỤC BẢNG BIỂU.........................................................................................................ix
DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ........................................................................................xi
TĨM TẮT LUẬN ÁN................................................................................................................xii
ABSTRCTS................................................................................................................................xiii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU..........................................................................................................1
1.1. Bối cảnh nghiên cứu........................................................................................................1
1.1.1. Bối cảnh ngành ni trồng thủy sản tồn cầu..............................................................1
1.1.2. Bối cảnh ngành nuôi tôm Việt Nam.............................................................................2
1.1.3. Bối cảnh thị trường tiêu thụ thủy sản tại Việt Nam......................................................4
1.1.4. Bối cảnh lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm............................................................5
1.2. Vấn đề nghiên cứu...........................................................................................................8
1.3. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................12
1.4. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu..............................................................................16
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................16
1.4.2. Dữ liệu nghiên cứu................................................................................................17
1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................17
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................17
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................17
1.5.2.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu.............................................................................17
1.5.2.2. Phạm vi không gian nghiên cứu.........................................................................18
1.5.2.3. Phạm vi thời gian nghiên cứu.............................................................................18
1.6. Ý nghĩa của luận án.......................................................................................................18
1.6.1. Ý nghĩ về mặt lý thuyết.........................................................................................18
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................................19
1.7. Bố cục của luận án........................................................................................................19
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU.................................................20
2.1. Lý thuyết đo lường sở thích và mức sẵn lịng trả..........................................................20
2.1.1. Lý thuyết lợi ích đa thuộc tính (Multi-Attribute Utility Theory).........................20

2.1.2. Lý thuyết lợi ích ngẫu nhiên (Random Utility Theory – RUT)...........................21
2.2. Mối quan hệ giữa thái độ môi trường và hành vi sinh thái...........................................24
2.2.1. Khái niệm về thái độ môi trường và hành vi sinh thái..........................................24
2.2.2. Mối quan quan hệ giữa thái độ môi trường và hành vi sinh thái...........................26
2.3. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan...................................................27
2.3.1. Tóm tắt nghiên cứu sở thích của nơng dân đối với nông nghiệp bền vững...........27


3

2.3.1.1. Sở thích của nơng dân đối với phát triển GAqPs và nơng nghiệp bền vững......27
2.3.1.2. Sở thích của nơng dân đối với các thuộc tính của chính sách...........................30
(5) Tuân thủ qui định bảo vệ môi trường.........................................................................34
2.3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sở thích và mức sẵn lịng trả của nơng dân..........36
2.3.2. Tóm tắt nghiên cứu sở thích của người tiêu dùng đối với thủy sản bền vững......44
2.3.2.1. Sở thích của người tiêu dùng đối với thủy sản bền vững...................................44
2.3.2.2. Sở thích đối với các thuộc tính của thủy sản được nuôi bền vững.....................48
2.3.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sở thích tiêu dùng thủy sản bền vững......................53
2.3.3. Các phương pháp đo lường sở thích trong các nghiên cứu thực nghiệm..............62
2.3.4. Nghiên cứu kết hợp phân tích sở thích của các bên liên quan liên quan...............64
2.3.5. Nghiên cứu đánh giá thái độ giữa các bên liên quan.............................................66
2.3.5.1. Nghiên cứu đánh giá thái độ của công chúng....................................................66
2.3.5.2. Nghiên cứu đánh giá thái độ của nông dân nuôi trồng thủy sản.......................67
2.3.5.3. Nghiên cứu đánh giá thái độ đối với NTTS của các bên liên quan....................67
2.4. Tóm tắt các khoảng trống nghiên cứu...........................................................................69
2.4.1. Khoảng trống lý thuyết..........................................................................................69
2.4.2. Khoảng trống phương pháp luận...........................................................................69
2.4.3. Khoảng trống thực nghiệm....................................................................................70
2.5. Khung phân tích của luận án.........................................................................................71
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................................................74

3.1. Quy trình nghiên cứu đề xuất........................................................................................74
3.2. Phương pháp đánh giá thái độ của người sản xuất và người tiêu dùng.........................75
3.2.1. Phương pháp đo lường thái độ..............................................................................75
3.2.2. Xây dựng thang đo đo lường thái độ của nông dân và người tiêu dùng...............76
3.2.3. Đo lường kiến thức của người sản xuất và người tiêu dùng..................................79
3.2.3.1. Phương pháp đo lường kiến thức.......................................................................79
3.2.3.2. Đo lường kiến thức của nông dân và người tiêu dùng về nuôi tôm...................79
3.2.3.3. Đo lường kiến thức của người tiêu dùng về các chứng nhận GAqPs.................80
3.2.4. Phương pháp đánh giá thái độ của người sản xuất và người tiêu dùng.................80
3.2.5. Mơ hình Đa chỉ số, Đa ngun nhân (MIMIC) và phương pháp phân tích..........82
3.2.6. Mơ hình phân tích đánh giá thái độ của người sản xuất và người tiêu dùng.........84
3.3. Phương pháp nghiên cứu sở thích người sản xuất và người tiêu dùng.........................85
3.3.1. Lựa chọn phương pháp phân tích sở thích và ước lượng WTP.............................85
3.3.2. Thiết kế thí nghiệm lựa khám phá sở thích của nơng dân đối với GAqPs............87
3.3.2.1. Xác định thuộc tính và cấp độ thuộc tính...........................................................88
3.3.2.2. Thiết kế thí nghiệm và thẻ lựa chọn....................................................................94
3.3.3. Thiết kế thí nghiệm lựa khám phá sở thích của người tiêu dùng..........................95
3.3.3.1. Lựa chọn thuộc tính và cấp độ thuộc tính..........................................................95
3.3.3.2. Thiết kế thí nghiệm và thẻ lựa chọn....................................................................97


4

3.3.4. Thiết kế khảo sát....................................................................................................99
3.3.5. Mơ hình phân tích và phương pháp ước lượng sở thích........................................99
4.3.5.1. Các mơ hình phân tích sở thích của nơng dân....................................................99
3.3.5.2. Các mơ hình phân tích sở thích của người tiêu dùng.......................................103
3.3.6. Mơ hình, phương pháp ước lượng và các vấn đề ước lượng...............................104
3.3.6.1. Mô hình và phương pháp ước lượng................................................................104
3.3.6.2. Vấn đề ước lượng - khơng gian sở thích và khơng gian sẵn lịng trả..............107

3.4. Công cụ và phương pháp thu thập dữ liệu..................................................................108
3.4.1. Xây dựng công cụ khảo sát dữ liệu.....................................................................108
3.4.2. Xác định cỡ mẫu nghiên cứu...............................................................................109
3.4.3. Phương pháp thu thập mẫu nghiên cứu từ nông dân nuôi tôm qui mô nhỏ........109
3.4.4. Phương pháp thu thập mẫu nghiên cứu từ người tiêu dùng.................................110
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................................112
4.1. Tổng quan dữ liệu nghiên cứu.....................................................................................112
4.1.1. Tổng quan dữ liệu khảo sát nông dân nuôi tôm qui mô nhỏ...............................112
4.1.2. Tổng quan dữ liệu khảo sát người tiêu dùng.......................................................116
4.2. Thái độ và kiến thức của người sản xuất và người tiêu dùng......................................117
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thái độ............................................................117
4.2.1.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thái độ đối với nuôi tôm thông thường.......117
4.2.1.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thái độ đối với phát triển GAqPs...............120
4.2.2. Đánh giá kiến thức của người tiêu dùng và của người sản xuất..........................122
4.2.2.1. Đánh giá kiến thức của người tiêu dùng về nuôi tôm truyền thống.................122
4.2.2.2. Khám phá kiến thức của người nuôi tôm và người tiêu dùng về GAqPs.........122
4.2.2.3. Khám phá kiến thức của người tiêu dùng về các chứng nhận GAqPs.............123
4.3. Phân tích sở thích của nơng dân nuôi tôm qui mô nhỏ đối với phát triển GAqPs......123
4.3.1. Sở thích của nơng dân qui mơ nhỏ đối với GAqPs.............................................124
4.3.2. Sở thích của nơng dân qui mơ nhỏ đối với chính sách phát triển GAqPs...........129
4.3.3. Ảnh hưởng của các đặc điểm kinh tế - xã hội lên sở thích của nơng dân...........136
4.4. Phân tích sở thích của người tiêu dùng đối với tơm ni theo GAqPs.......................138
4.4.1. Sở thích của người tiêu dùng đối với tôm nuôi theo GAqPs...............................139
4.4.2. Ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân lên sở thích của người tiêu dùng.............141
4.5. Phân tích ảnh hưởng của thái độ lên sở thích của nơng dân và người tiêu dùng........143
4.5.1. Ảnh hưởng của thái độ đối lên sở thích của nông dân........................................143
4.5.2. Ảnh hưởng của thái độ, kiến thức lên sở thích của người tiêu dùng...................147
4.6. Đánh giá thái độ của người sản xuất và người tiêu dùng............................................156
4.6.1. Đánh giá thái độ đối với tác động tiêu cực từ hoạt động nuôi tôm truyền thống 156
4.6.2. Đánh giá thái độ đối với phát triển nuôi tôm theo GAqPs..................................161

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH......................................................164
5.1. Kết luận.......................................................................................................................164


5

5.2. Hàm ý chính sách........................................................................................................170
5.2.1. Hàm ý chính sách thúc đẩy phát triển ni tơm theo GaqPs...............................170
5.3.2. Hàm ý chính sách phát triển thị trường tiêu thu tôm nuôi theo GAqPs..............173
5.2.3. Hàm ý chính sách thúc đẩy đồng thời sản xuất và tiêu dùng tơm GAqPs...........175
5.3. Các đóng góp mới của nghiên cứu..............................................................................176
5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo......................................................................179
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ................................180
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................181
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt............................................................................................181
Tài liệu tham khảo Tiếng Anh............................................................................................182
PHỤ LỤC...................................................................................................................................203
Phụ lục 1: Hình ảnh mơ tả thực trạng nuôi tôm truyền thống tại Việt Nam.......................203
Phụ lục 1a. Quang cảnh trang trại nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng.........................203
Phụ lục 1b. Hình ảnh xả thải chưa qua xử lý của trang trại ni tơm...........................203
Phụ lục 1c. Tóm tắt các tác động tiêu cực lên môi trường từ hoạt động ni tơm............203
Phụ lục 2: Một số chính sách nổi bật để phát triển bền vững nghề nuôi tôm đã được phê
duyệt trong giai đoạn 2012-2021.......................................................................................204
Phụ lục 3. Dàn ý tham vấn chuyên gia...............................................................................206
Phụ lục 4: Danh sách chuyên gia được tham vấn...............................................................210
Phụ lục 5. Dàn ý thảo luận nhóm với nơng dân.................................................................211
Phụ lục 6: Danh sách nơng dân tham gia thảo luận nhóm.................................................213
Phụ lục 7: Bảng hỏi khảo sát chuyên gia về mức độ quan trọng của các yêu cầu mà nông
dân phải thực hiện để đạt được các tiêu chuẩn của GAqPs................................................214
Phụ lục 8: Xếp hạng của các chuyên gia về mức độ quan trọng của các yêu cầu mà nông

dân phải thực hiện để đạt được các tiêu chuẩn của GAqPs................................................216
Phụ lục 9: Bảng hỏi khảo sát nông dân về mức độ quan trọng của lợi ích tiềm năng của
GAqPs và các khuyến khích để thúc đẩy nông dân áp dụng..............................................217
Phụ lục 10: Xếp hạng của nông dân về mức độ quan trọng của các lợi ích tiềm năng của
GAqPs trong nuôi tôm........................................................................................................220
Phụ lục 11. Xếp hạng của nông dân về mức độ quan trọng của các hỗ trợ cần thiết để áp
dụng GAqPs trong nuôi tơm...............................................................................................220
Phụ lục 12: Kết quả thiết kế thí nghiệm lựa chọn nghiên cứu sở thích của nơng dân.......221
Phụ lục 12a: Kết quả thiết kế thí nghiệm lựa chọn khám phá sở thích của nơng dân đối
với GAqPs..........................................................................................................................221
Phụ lục 12b: Tổng hợp thẻ lựa chọn thí nghiệm lựa chọn khám phá sở thích của nơng
dân đối với chính sách phát triển GAqPs...........................................................................222
Phụ lục 13: Khảo sát giá tôm trên thị trường.....................................................................223
Phụ lục 13a: Kết quả khảo sát giá bán tôm tại các chợ truyền thống và siêu thị..........223
Phụ lục 13b: Kết quả khảo sát mức sẵn lòng trả cho các loại tôm................................224


6

Phụ lục 13c: Kết quả thăm dò sự sẵn lòng trả cho tôm nuôi thông thường...................224
Phụ lục 14: Tổng hợp thẻ lựa chọn của thí nghiệm phân tích sở thích người tiêu dùng....225
Phụ lục 15: Bảng câu hỏi khảo sát nông dân......................................................................226
Phụ lục 16: Tài liệu hỗ trợ giới thiệu thề GAqPs...............................................................243
Phụ lục 17: Bảng câu hỏi khảo sát người tiêu dùng...........................................................245
Phụ lục 18: Danh sách các xã được lựa chọn khảo sát nông dân.......................................262
Phụ lục 19. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu nông dân.....................................................263
Phụ lục 20. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu người tiêu dùng...........................................265
Phụ lục 21. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thái độ đối với tác động môi trường và xã hội
của NTTS...........................................................................................................................266
Phụ lục 22. Đánh giá độ tin cậy của thang đo thái độ đối GAqPs.....................................271

Phụ lục 23. Đánh giá kiến thức của người tiêu dùng và nông dân....................................274
Phụ lục 24. Kết quả phân tích sở thích của nơng dân ni tơm qui mô nhỏ......................279
Phụ lục 24a. Kết quả hồi qui sở thích của nơng dân đối với GAqPs.................................279
Phụ lục 24b. Kết quả hồi qui sở thích đố với chính sách phát triển GAqPs......................283
Phụ lục 24c: Mơ hình phân ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân lên sở thích của nơng
dân......................................................................................................................................294
Phụ lục 25. Phân tích sở thích của người tiêu dùng...........................................................296
Phụ lục 25a. Kết quả phân tích sở thích của người tiêu dùng đối với tôm nuôi theo
GAqPs................................................................................................................................296
Phụ lục 25b. Kết quả phân tích ảnh hưởng của các đặc điểm kinh tế xã hội lên sở thích
của người tiêu dùng đối với tơm ni theo GAqPs............................................................298
Phụ lục 26. Phân tích ảnh hưởng của thái độ lên sở thích của người sản xuất và người tiêu
dùng....................................................................................................................................300
Phụ lục 26a: Mơ hình phân tích tác động của thái độ lên sở thích của nơng dân..........300
Phụ lục 26b. Phân tích ảnh hưởng của thái độ và kiến thức lên sở thích của người tiêu
dùng....................................................................................................................................301
Phụ lục 27. Phân tích thái độ của người sản xuất và người tiêu dùng đối với hoạt động nuôi
tôm truyền thống................................................................................................................314
Phụ lục 28. Kết quả phân tích thái độ của người sản xuất và người tiêu dùng đối với phát
triển nuôi trồng thủy sản tốt...............................................................................................326


DANH MỤC CHỮ TIẾT TẮT
Viết tắt
AES
AHP
AIC
ASC
ATTP
BAP

BIC
CAIC
CE
CFI
CFA
CLM
CV
FA
FAO
GAP
GAqPs
GIZ
EA
EFA
IMTA
LCM
MARD

Tiếng Anh
Agri-Environmental Scheme
Analytical Hierarchy Pricess
Akaike Information Criterion
Aquaculture Stewardship Council
Best Aquaculture Practice
Bayesian Information Criterion
Consistent Akaike Information Criterion
Choice Experiment
Comparative Fit Index
Confirmatory Factor Analysis
Conditional Logit model

Contingent Valuation
Food Insecurity Attitudes
Food and Agriculture Organization
Good Agriculture Practices
Good Aquaculture Practices
Deutsche Gesellschaft für Internationale
Zusammenarbeit
Environmental Attitudes
Exploratory Factor Analysis
Integrated Multi-Trophic Aquaculture
Latent Class model
Ministry of Agriculture and Rural
Development
Multiple Indicators Multiple Causes
Mixed Logit model
Multinominal Logit model
Marine Stewardship Council

MIMIC
MXL
MNL
MSC
NTTS
RAS
Recirculating Aquaculture Systems
RMSEA Root Mean Square Error of
Approximation
SRMSR Standardized Root Mean Square
Residual
TLI

Tucker Lewis Index
VASEP Vietnam Association of Seafood
Exporters and Producers
WTA
Willingness to accept
WTP
Willingness to pay

Tiếng Việt
Chương trình mơi trường nơng nghiệp
Quy trình phân tích thứ bậc
Hội đồng quản lý ni trồng thủy sản
An tồn thực phẩm
Thực hành ni trồng thủy sản tốt nhất

Thí nghiệm lựa chọn
Phân tích nhân tố khẳng định
Mơ hình Logit điều kiện
Định giá ngẫu nhiên
Thái độ đối với mất an tồn thực phẩm
Tổ chức nơng lương quốc tế
Thực hành nông nghiệp tốt
Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt
Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức
Thái độ mơi trường
Phân tích nhân tố khám phá
Ni trồng thủy sản đa năng tích hợp
Mơ hình phân lớp tiềm ẩn
Bộ nơng nghiệp và phát triển nơng thơn
Mơ hình Đa chỉ số, Đa ngun nhân

Mơ hình Logit hỗn hợp
Mơ hình Logit đa thức
Hội đồng quản lý biển
Nuôi trồng thủy sản
Hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn

Hiệp hội chế viến và xuất khẩu thủy sản
Việt Nam
Sẵn lòng chấp nhận
Sẵn lòng trả


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tóm tắt sở thích và mức WTP của nông dân đối với sản xuất bền vững.................29
Bảng 2.2: Tóm tắt sở thích của nơng dân đối với đặc tính của GAqPs và GAPs.....................35
Bảng 2.3: Tóm tắt yếu tố tác động đến sở thích và mức WTP của nơng dân...........................43
Bảng 2.4: Tóm tắt nghiên cứu sở thích tiêu dùng thủy sản ni theo GAqPs..........................46
Bảng 2.5. Sở thích người tiêu dùng đối với thuộc tính của thủy sản bền vững........................52
Bảng 2.6: Tóm tắt yếu tố tác động lên sở thích tiêu dùng thủy sản bền vững..........................61
Bảng 2.7: Phương pháp đo lường sở thích của nơng dân.........................................................63
Bảng 2.8: Phương pháp đo lường sở thích của người tiêu dùng...............................................64
Bảng 3.1. Thang đo chính thức đo lường thái độ mơi trường đối với tác động tiêu cực của
NTTS truyền thống...................................................................................................................78
Bảng 3.2. Thuộc tính và cấp độ thuộc tính trong hai thí nghiệm lựa chọn khám phá sở thích
của nơng dân.............................................................................................................................93
Bảng 3.3. Thẻ lựa chọn trong thí nghiệp GAqPs DCE.............................................................95
Bảng 3.4. Thẻ lựa chọn trong thí nghiệp GAqPs Policy DCE..................................................95
Bảng 3.5. Thuộc tính và cấp độ thuộc tính trong thí nghiệm lựa chọn khám phá sở thích của
người tiêu dùng đối với tôm được chứng nhận GAqPs............................................................97
Bảng 3.6: Thẻ lựa chọn trong thí nghiệm khám phá sở thích của người tiêu dùng..................98

Bảng 3.7. Các biến số trong các phương trình phân tích sở thích của nơng dân....................101
Bảng 4.1. Tổng quan đặc điểm trang trại nuôi tôm qui mô nhỏ được khảo sát......................113
Bảng 4.2. Hiện trạng hoạt động của các trang trại nuôi tôm trong mẫu khảo sát...................114
Bảng 4.3. Tổng quan đặc điểm của người tiêu dùng và hộ gia đình.......................................116
Bảng 4.4. Mơ tả thái độ của nông dân và người tiêu dùng đối với các tác động môi trường và
xã hội của ni tơm truyền thống............................................................................................118
Bảng 4.5. Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha và phân tích EFA cho thái độ đối với nuôi tôm
thông thường...........................................................................................................................119
Bảng 4.6. Thống kê mô tả thái độ của nông dân, người tiêu dùng đối với GAqPs................120
Bảng 4.7. Phân tích Cronbach’s alpha và EFA cho thái độ đối với GAqPs............................121
Bảng 4.8. Đánh giá kiến thức của người tiêu dùng về hoạt động nuôi tôm............................122
Bảng 4.9. Đánh giá kiến thức về GAqPs của nông dân và người tiêu dùng...........................123
Bảng 4.10. Đánh giá kiến thức về các chứng nhận GAqPs của người tiêu dùng...................123
Bảng 4.11. Phân tích sở thích của nông dân nuôi tôm đối với GAqPs...................................125
Bảng 4.12. Mức sẵn trả của nơng dân cho các lợi ích ni tơm theo GAqPs.........................128
Bảng 4.13: Sở thích của nơng dân đối với chính sách phát triển GAqPs...............................131


9
Bảng 4.14. Sở thích của nơng dân đối với chính sách phát triển GAqPs thơng qua mơ hình
LCM..............................................................................................................................................
134
Bảng 4.15. Mức sẵn lịng trả lãi suất của nơng dân................................................................136
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của đặc điểm kinh tế-xã hội lên sở thích của nâng dân.....................137
Bảng 4.17. Kết quả phân tích sở thích tiêu dùng tôm nuôi chứng nhận GAqPs....................139
Bảng 4.18. Mô phỏng WTP cho các sản phẩm tôm................................................................140
Bảng 4.19: Ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân lên sở thích tiêu dùng...............................142
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của thái độ lên sở thích của nông dân...............................................146
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của thái độ, kiến thức lên sở thích của người tiêu dùng....................148
Bảng 4.22. Mơ hình LCM đo lường tác động của thái độ, kiến thức lên sở thích tiêu dùng tơm

ni theo GAqPs.....................................................................................................................152
Bảng 4.23. WTP cho các loại tôm dưới dảnh hưởng của thái độ và kiến thức.......................155
Bảng 4.24: Đánh giá thái độ đối với tác động tiêu cực của nuôi tôm truyền thống................160
Bảng 4.25. Đánh giá thái độ người sản xuất và người tiêu dùng đối với GAqPs...................162


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ T
Hình 1.1: Tỷ trọng ngành nuôi tôm nước lợ trong ngành thủy sản năm 2021............................2
Hình 1.2: Giá trị xuất khẩu mặt hàng tơm trong giai đoạn 2016-2021.......................................2
Hình 1.3: Mối quan tâm đến ATTP và tìm kiếm tơm sạch của người tiêu dùng.........................5
Hình 2.1: Khung phân tích đề xuất của luận án........................................................................72
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu đề xuất....................................................................................74
Hình 3.2: Mơ hình MIMIC.......................................................................................................83
Hình 3.3: Mơ hình MIMIC đánh giá thái độ với NTTS truyền thống......................................84
Hình 3.4: Mơ hình MIMIC đánh giá thái độ đối với ni trồng thủy sản tốt...........................84
Hình 4.1. Nguồn vốn ni tơm của nơng dân trong mẫu khảo sát..........................................115
Hình 4.2. Hiện trạng và nhu cầu Bảo hiểm NTTS của nơng dân............................................115
Hình 4.3. Phương thức điều trị khi có dịch bệnh trong các trang trại ni tơm.....................115
Hình 4.4. Một số khó khăn khi nơng dân tiếp cận chính sách phát triển GAqPs...................116
Hình 4.5. Nhu cầu vay vốn đầu tư GAqPs của nông dân nuôi tôm qui mô nhỏ.....................128

Y


TĨM TẮT LUẬN ÁN
PHÂN TÍCH SỞ THÍCH, THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI SẢN XUẤT VÀ NGƯỜI TIÊU
DÙNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỐT TRONG NUÔI
TÔM TẠI VIỆT NAM
Thủy sản bền vững rất ít được sản xuất và tiêu dùng trên thế giới. Cho đến nay,
chưa có nghiên cứu đánh giá đồng thời thái độ và sở thích đối với việc phát triển sản

xuất bền vững ở cả hai phía cung và cầu trong một chuỗi cung cấp thủy sản. Mục tiêu
tổng quát của nghiên cứu là phân tích thái độ và sở thích của người sản xuất và người
tiêu dùng đối với phát triển nuôi trồng thủy sản tốt (GAqPs) trong nuôi tôm tại Việt
Nam. Nghiên cứu áp dụng phương pháp thí nghiệm lựa chọn và thực hiện các phân
tích thực nghiệm với sự kết hợp các mơ hình Conditional Logit, Mixed Logit, Latent
Class Model, và Multiple Indicator Multiple Cause trên hai bộ dữ liệu được thu thập từ
450 nông dân nuôi tôm, và 459 người tiêu dùng tại Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nông dân thích và sẵn lịng trả để áp dụng GAqPs
nhằm đạt được các lợi ích kinh tế như giảm rủi ro dịch bệnh, tăng năng suất và giá bán.
Tuy nhiên, hơn một nửa nông dân trong nghiên cứu này không sẵn lịng đầu tư vào
GAqPs, ngay cả khi có chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi. Nông dân yêu cầu trợ cấp
cho các việc xử lý nước thải và tuân thủ quy định sử dụng kháng sinh khi áp dụng
GAqPs vào ni tơm. Ngồi ra, thái độ tiêu cực đối với các tác động môi trường và xã
hội từ nuôi tơm truyền thống làm tăng sở thích của nơng dân đối với GAqPs và chính
sách phát triển GAqPs. Người tiêu dùng Việt Nam thích và sẵn lịng trả cao hơn cho
tôm nuôi theo GAqPs so với tôm nuôi thông thường, tỷ lệ chênh lệch mức sẵn lịng trả
giữa tơm ni theo GAqPs và tôm thông thường dao động từ 39% đến 57%. Sự ưa
thích và sẵn lịng trả cao hơn của người tiêu dùng được thúc đẩy bởi mối quan tâm đến
an toàn thực phẩm và kiến thức về các tiêu chuẩn GAqPs. Người sản xuất và người
tiêu dùng có chung có thái độ tiêu cực đối với các tác động môi trường từ hoạt động
nuôi tôm, nhưng người sản xuất thể hiện thái độ tiêu cực cao hơn. Ngược lại, người
tiêu dùng cho thấy họ lo lắng nhiều về mất an toàn thực phẩm hơn so với người sản
xuất. Đáng chú ý, người sản xuất và người tiêu dùng đều có chung thái độ ủng hộ đối
với phát triển GAqPs trong nuôi tôm. Các kết quả nghiên cứu cho thấy tiềm năng phát
triển nuôi trồng thủy sản bền vững dựa trên sự ủng hộ từ thị trường bản địa, và con
đường xây dựng ngành nuôi tôm bền vững là tiếp cận từ các tiêu chuẩn sản xuất thấp
đến các tiêu chuẩn sản xuất cao hơn.


12

Từ khóa: Sở thích, Thái độ, sẵn lịng trả, Ni trồng thủy sản tốt, Việt nam.


ABSTRCT
ANALYSIS OF PREFERENCES AND ATTITUDES OF PRODUCERS AND
CONSUMERS TOWARDS THE DEVELOPMENT OF GOOD AQUACULTURE
PRACTICES IN SHRIMP FARMING IN VIETNAM
There is little sustainable seafood produced and consumed around the world. To
date, no study has evaluated attitudes and preferences towards sustainable production
and consumption development on both the supply and demand sides of a seafood
supply chain. This study's general objective is to analyze producers' and consumers'
attitudes and preferences toward developing good aquaculture practices (GAqPs) in
shrimp farming in Vietnam. The study applies the choice experiment method with a
combination of the Conditional Logit Model, Mixed Logit Model, Latent Class Model,
and Multiple Indicator Multiple Cause Models. The two primary data were collected
from 450 small-scale shrimp farmers and 459 consumers in Vietnam.
The results showed that farmers preferred and were willing to pay to apply
GAqPs to achieve economic benefits such as reduced disease risk and increased yield
and premium price. However, more than half of the farmers in this study were
unwilling to invest in GAqPs, even with a soft loan policy. Subsidies for wastewater
treatment and compliance with antibiotic use regulations are necessary to promote
small-scale farmers applying GAqPs to shrimp farming. In addition, negative attitudes
towards environmental and social impacts of traditional shrimp farming increase
farmers' preferences for GAqPs and GAqPs development policy. Vietnamese
consumers preferred and were willing to pay a premium price for GAqPs labeled
farmed shrimp than conventionally farmed shrimp, with the difference in willingness
to pay between GAqPs labeled shrimp and conventional shrimp ranging from 39% to
57%. Food safety concerns and consumers' knowledge of GAqPs standards drove
consumer preferences and willingness to pay a premium price for labeled shrimp.
Producers and consumers shared a typically negative attitude towards the

environmental impacts of shrimp farming, but producers showed a higher negative
attitude. In contrast, consumers worried more about food safety loss than producers.
Notably, producers and consumers shared a supportive attitude towards the
development of GAqPs in shrimp farming. The results show the potential for
sustainable aquaculture development based on support from the local market. The path
to building a sustainable shrimp farming industry is to approach step by step from low
to higher production standards.


14
Keywords: Preferences, Attitudes, Willingness to Pay, Good Aquaculture Practices,
Vietnam.


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Bối cảnh nghiên cứu
1.1.1. Bối cảnh ngành ni trồng thủy sản tồn cầu
Ni trồng thủy sản (NTTS) đã đóng góp vào một nửa sản lượng thủy sản tồn
cầu và duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình 4,5%/năm trong giai đoạn 2011-2018
(FAO, 2020). Sản lượng ni trồng tăng đã giảm áp lực khai thác thủy sản tự nhiên,
tạo điều bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Pradeepkiran, 2019). Đến nay, nuôi trồng thủy sản
đã được coi là một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều quốc gia (FAO, 2020;
Sampantamit và cộng sự, 2020). Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh và thiếu quy
hoạch đã gây ra những tác động tiêu cực lên môi trường và xã hội (FAO, 2020;
Sampantamit và cộng sự, 2020). Tác động tiêu cực tập trung ở (1) tác động môi trường
gây ra bởi chất thải hữu cơ, hóa chất diệt khuẩn, lắng đọng trầm tích, du nhập sinh vật
ngoại lai gây mất cân bằng sinh thái, lây lan dịch bệnh (Alexander và cộng sự, 2016;
Bjørkan và Eilertsen, 2020); và (2) tác động xã hội như mất an toàn thực phẩm (ATTP)

từ dư lượng thuốc kháng sinh, hóa chất sử dụng trong ni trồng thủy sản (Jacobs và
cộng sự, 2018), và xung đột của các bên liên quan trong sử dụng tài nguyên biển
(Bjørkan và Eilertsen, 2020).
Để giảm thiểu các tác động tiêu cực, nhiều quốc gia đã thúc đẩy áp dụng dụng
các thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (Good Aquaculture Practices - GAqPs) bằng
cách ban hành khung pháp lý và chính sách trợ cấp (European Commission, 2016;
FAO, 2020; Sampantamit và cộng sự, 2020). GAqPs là các hoạt động, các quy trình,
hoặc các cân nhắc trong nuôi trồng thủy sản nhằm tăng cường tối đa tính bền vững
mơi trường và kinh tế, chất lượng và an toàn thực phẩm, sức khỏe động vật, an tồn
lao động, và kiểm sốt dịch bệnh tại các trang trại (Schwarz và cộng sự, 2017). Mặc dù
vậy, không có nhiều trang trại áp dụng GAqPs, và chỉ khoảng 14,2% lượng thủy sản
tiêu thụ trên toàn cầu đạt chứng nhận GAqPs (Potts và cộng sự, 2016), nhưng đa số
được sản xuất bởi các trang trại qui mô lớn (European Commission, 2016). Trong khi,
hầu hết trang trại nuôi trồng thủy sản có quy mơ nhỏ và ở các nước đang phát triển
(FAO, 2020). Mặc dù, nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ mang lại sinh kế cho hàng triệu
nông dân, cung cấp protein cho hàng tỷ người (FAO, 2020), và đảm bảo an ninh lương
thực cho người nghèo ở các nước đang phát triển (Pradeepkiran, 2019). Tuy nhiên, các


2

trang trại này lại chính là các nguồn gây ơ nhiễm mơi trường (Na nakorn và cộng sự,
2017). Vì vậy, việc thúc đẩy phát triển GAqPs là rất cần thiết.
1.1.2. Bối cảnh ngành ni tơm Việt Nam
Việt Nam hiện có 30 tỉnh thành ven biển có hoạt động ni tơm, với diện tích
khoảng 740 nghìn ha và sản lượng đạt 950 nghìn tấn (VASEP, 2020a). Theo kế hoạch
đến năm 2025, cả nước sẽ có 750 nghìn ha ni tơm nước lợ, sản lượng đạt mức 1,1
triệu tấn (MARD, 2018), và kim ngạch xuất khẩu tôm đạt mức 5,6 tỷ USD (VASEP,
2021). Sản lượng tôm chỉ chiếm khoảng 11%, nhưng chiếm tới 44% tổng giá trị kim
ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, cho thấy nuôi tôm mang lại giá trị kinh tế cao

và là ngành kinh tế quan trọng (xem Hình 1.1).
Giáp xác;
21.24%

10.88%
44.90%

Mực;
3.48%

44.22%

Cá ngừ;
8.54%

Khai thác

NTTS khác

Ni tơm

(a) Tỷ trọng sản lượng tôm

Cá tra;
18.20%

Thủy sản
khác;
3.37%
Nhuyễn

thể; 1.57%

Tôm;
43.60%

(b) Tỷ trọng giá trị xuất khẩu tơm

Hình 1.1: Tỷ trọng ngành ni tơm nước lợ trong ngành thủy sản năm 2021
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ dữ liệu của Tổng cục Thuỷ sản (2022) và VASEP
(2021).
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu tôm lớn thứ 3 thế giới sau Ecuador và Ấn Độ
(FAO, 2019b), với thị phần lần lượt là 13,6%, 14,0%, và 15,7% (VASEP, 2021). Tôm
của Việt Nam hiện được xuất khẩu sang 100 quốc gia, với giá trị xuất khẩu đạt 3,9 tỷ
USD vào năm 2021, và luôn ở mức xấp xỉ 4 tỷ USD trong giai đoạn 2016-2021 (xem
Hình 1.2). Thị trường xuất khẩu tôm chủ yếu của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,
Trung Quốc, và Hàn Quốc, và Australia (VASEP, 2021).


3

3.90

2021

8.9

3.70

2020


8.5

3.38

2019

8.6

3.60

2018

8.8

3.85

2017

8.3

3.15

2016
0

Tổng
giá trị2xuất khẩu 3thủy sản (tỷ4 USD)
1

7.1

5

Tổng
giá trị7XK tôm (tỷ
6
8 USD)

9

10

Hình 1.2: Giá trị xuất khẩu mặt hàng tơm trong giai đoạn 2016-2021
Nguồn: Tính tốn của tác giả từ số liệu của Tổng cục Thuỷ sản (2021).
Nuôi tôm là một ví dụ về sự thành cơng của ni trồng thủy sản và đóng góp
đáng kể vào sự phát triển kinh tế các vùng ven biển Việt Nam (Joffre và cộng sự,
2019). Tuy nhiên, ô nhiễm nguồn nước, suy giảm đa dạng sinh học, và mất an toàn
thực phẩm đang là các vấn đề nổi cộm của ngành tôm (Chi và cộng sự, 2017; Nguyễn
Văn Công, 2017). Nước thải không qua xử lý là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn
nước, phì dưỡng, và lắng đọng trầm tích (Nguyễn Văn Cơng, 2017; Trần Lê Tiểu Trúc
và cộng sự, 2018) (xem Phụ lục 1). Hoạt động nuôi tôm cũng làm suy giảm đa dạng
sinh học, giảm diện tích và chất lượng rừng ngập mặn, giảm số lượng và chất lượng
thủy sản tự nhiên (Phạm Thu Thủy và cộng sự, 2019). Ô nhiễm môi trường, mất cân
bằng sinh thái khiến dịch bệnh trong nuôi tôm xảy ra thường xuyên hơn, dẫn đến việc
nông dân sử dụng nhiều kháng sinh và hóa chất hơn (Chi và cộng sự, 2017). Hiện có
khoảng 32 loại loại kháng sinh dùng trong nuôi tôm thịt và 39 loại dùng trong sản xuất
tôm giống (Lê Hồng Phước và cộng sự, 2018). Nhiều bằng chứng cho thấy nông dân
đã sử dụng quá mức kháng sinh và hóa chất diệt khuẩn để trị bệnh và xử lý ao nuôi
(Chi và cộng sự, 2017), gây ra mối lo ngại về an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng
(Thuy và cộng sự, 2011; Eliot và cộng sự, 2016) và gặp khó khăn trong xuất khẩu
(Hoàng Thị Thu Hiền và cộng sự, 2014; Tổng cục Thuỷ sản, 2021). Sử dụng quá mức

kháng sinh và hóa chất khiến mơi trường ngày càng ơ nhiễm hơn (Anh và cộng sự,
2010a; Nguyễn Văn Công, 2017), và các biện pháp nhằm giảm rủi ro mất mùa này lại
chính là yếu tố làm cho thiệt hại trở nên trầm trọng hơn (Xuan và Sandorf 2020).
Để đạt được cả mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, Chính phủ Việt
Nam đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy GAqPs (chi tiết xem Phụ lục 2). Nhìn
chung, các chính sách tác động đến nhiều khía cạnh khác nhau như tín dụng ưu đãi,
xây dựng và cấp chứng nhận GAqPs, bảo vệ môi trường, qui định sử dụng kháng sinh
và hóa chất, phát triển sản xuất giống, và qui hoạch vùng nuôi tôm (Tam, 2015;


4

VASEP, 2020b). Trong đó, nổi bật là chính sách hỗ trợ vốn vay ưu đãi có lãi suất thấp
hơn lãi suất thị trường từ 0,5% đến 1,5% so với vốn vay thương mại để nông dân đầu
tư nuôi tôm theo GAqPs (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2017). Tuy nhiên, khơng có
nhiều nơng dân Việt Nam áp dụng GAqPs vào sản xuất. Hiện chỉ có khoảng 2.410 ha
được cấp chứng nhận VietGap, chiếm khoảng 0,34% tổng diện tích ni tơm của cả
nước (Tổng cục Thuỷ sản, 2021). Các chứng nhận quốc tế khác như GlobalGAP, ASC,
Naturland cũng chỉ mới được cấp trên diện tích khoảng trên 9.000 ha, chiếm khoảng
1,3% tổng diện tích ni tơm (VASEP, 2020a). Nơng dân ni tơm ít áp dụng GAqPs
do hạn chế về năng lực tài chính và kỹ thuật, giá bán tơm thấp, hạ tầng thủy lợi thiếu
đồng bộ (GIZ, 2020).
1.1.3. Bối cảnh thị trường tiêu thụ thủy sản tại Việt Nam
Ở góc độ thị trường, người tiêu dùng ngày càng quan tâm và sẵn sàng trả một
mức giá cao hơn cho thủy sản được chứng nhận (Tsantiris và cộng sự, 2018), vì những
sản phẩm này đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm (Carlucci và cộng sự, 2015).
Tuy nhiên, thủy sản được chứng nhận chủ yếu tiêu thụ ở Nhật Bản, Bắc Mỹ và Châu
Âu (Tsantiris và cộng sự, 2018), và chưa đầy 15% thủy sản tiêu thụ trên toàn cầu đã
được chứng nhận (Potts và cộng sự, 2016). Đa số thủy sản khơng có chứng nhận, được
bày bán chủ yếu ở chợ truyền thống. Do đó, người tiêu dùng khó đánh giá chất lượng

vì thơng tin bất cân xứng (Verbeke và Roosen, 2009; Washington và Ababouch, 2011).
Việt Nam là 1 trong 10 nước tiêu thụ thủy sản lớn nhất toàn cầu, với mức trung
bình là 36,3 kg/người/năm (FAO, 2019a), và có thể đạt mức 80,1 kg vào năm 2030
(Eliot và cộng sự, 2016). Trong đó, mức tiêu thụ tơm bình qn đạt khoảng 1,81
kg/người/năm (năm 2014), và có thể đạt mức 2,27 kg/người/năm vào năm 2030 (Tổng
cụ Thủy sản, 2018). Theo dự báo, dân số Việt Nam sẽ đạt 103,9 triệu người vào năm
2030 thì nhu cầu tiêu dùng tơm trong nước sẽ đạt khoảng 235,5 nghìn tấn (Tổng cục
Thuỷ sản, 2018). Bên cạnh đó, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam dự kiến
là 35 triệu khách mỗi năm sẽ tạo thêm giá trị xuất khẩu tại chỗ khoảng 700 triệu USD
(Tổng cục Thuỷ sản, 2021). Thị trường tôm nội địa cơ bản vẫn được cung cấp bởi các
nhà sản xuất nhỏ (Eliot và cộng sự, 2016). Mơ hình phân phối phổ biến là tôm phải trải
qua một chuỗi gồm nhiều trung gian trước khi đến thị trường tiêu thụ. Ví dụ, tơm có
thể được đổi chủ 5 lần từ trang trại đến người bán lẻ hoặc nhà máy chế biến (Tran và
cộng sự, 2013). Chuỗi trung gian phức tạp này gây khó khăn cho việc truy xuất nguồn
gốc và kiểm sốt chất lượng khi tơm bị trộn lẫn từ nhiều trang trại khác nhau.


5

Mối quan tâm an toàn thực phẩm (Food Safety Concerns) ngày càng lan rộng ở
sau các vụ bê bối về mất an toàn thực phẩm (Ha và cộng sự, 2019; Nguyen-viet và
cộng sự, 2017). Truyền thông Việt Nam đã dành nhiều sự quan tâm về vấn đề an toàn
thực phẩm (Nguyen-viet và cộng sự, 2017), trong đó có hành vi bơm tạp chất, và sử
dụng chất cấm để bảo quản tôm (VTV1, 2019a; 2019b). Nhận thức về rủi ro an toàn
thực phẩm ngày càng cao, cùng sự gia tăng thu nhập đã thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng
thực phẩm an toàn và chất lượng ở Việt Nam (Eliot và cộng sự, 2016; Ha và cộng sự,
2019; Meng, 2020). Hình 1.3 mô tả mối quan tâm của người tiêu dùng Việt Nam đối
với vấn đề vi phạm an toàn thực phẩm và tìm kiếm tơm sạch.
120
100

80
60
40
20
0
01 06 11 04 09 02 07 12 05 10 03 08 01 06 11 04 09 02 07 12 05 10 03 08 01 06 11
1- 11- 11- 12 - 12 - 13 - 13 - 13 - 14- 14- 15 - 15 - 16- 16- 16- 17- 17- 18- 18- 18- 19- 19- 2 0- 2 0- 2 1- 2 1- 2 11
0 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20 20
2 0 2 0 2 0 2 0 2 0 2 0 2 0 2 0 2Tơm
sạch
Vi phạm an tồn thực phẩm

Hình 1.3: Mối quan tâm đến ATTP và tìm kiếm tơm sạch của người tiêu dùng
Nguồn: Google Trends, tháng 4 năm 2022.
Tôm là thực phẩm phổ biến trong khẩu phần ăn của các gia đình Việt Nam. Tuy
nhiên, hầu hết tơm là hàng tươi sống, khơng chứng nhận, khơng bao bì được bán trong
chợ truyền thống, nên người tiêu dùng khó đánh giá chất lượng và tính an tồn. Để
khắc phục những vấn đề này, các chứng nhận GAqPs được xem là một giải pháp hiệu
quả (Hinkes và Schulze-Ehlers, 2018). Hơn nữa, các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của
GAqPs là một dấu hiệu cho phép người tiêu dùng đặt mối quan tâm bảo vệ mơi trường
và an tồn thực phẩm của họ trong quyết định tiêu dùng (Washington và Ababouch,
2011; Grunert và cộng sự, 2014). Mặc dù vậy, cho đến nay, vẫn rất ít tơm ni có
chứng nhận GAqPs được cung cấp trên thị trường Việt Nam.
1.1.4. Bối cảnh lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm
Tầm quan trọng của nuôi trồng thủy sản bền vững đối với việc đảm bảo an ninh
lương thực, cải thiện dinh dưỡng, giảm áp lực khai thác tài nguyên đã được ghi nhận
(Pradeepkiran, 2019). Tuy nhiên, sự chấp nhận của nông dân, nhất là nông dân ở các
nước đang phát triển còn chậm và thấp (Bukchin và Kerret, 2018; Olum và cộng sự,



6

2019). Vì vậy, phân tích hành vi áp dụng các qui trình sản xuất bền vững của nơng dân
đã được thực hiện khá nhiều (Olum và cộng sự, 2019). Các nghiên cứu trước đây
thường vận dụng (1) Mơ hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model TAM), (2) Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB), và (3)
Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance
and Use of Technology - UTAUT) để phân tích hành vi của nơng dân (Bukchin và
Kerret, 2018). Tuy nhiên, điểm yếu của các lý thuyết này là không xuất phát từ lý
thuyết kinh tế chuẩn tắc, chủ yếu nhấn mạnh vào các giá trị cá nhân (nhận thức, thái
độ), và các yếu tố xã hội, địa lý hơn là các yếu tố kinh tế. Trong khi rào cản về nhận
thức, và rào cản xã hội khơng giải thích tồn diện cho việc áp dụng qui trình sản xuất
mới của nơng dân, vì ngay cả khi các rào cản này được dỡ bỏ, nhiều nông dân vẫn
không áp dụng (Bukchin và Kerret, 2018).
Mặc dù khơng thể bỏ qua đóng góp của các lý thuyết này trong việc giải thích
hành vi, nhưng việc xem xét các yếu tố kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến quyết định
của nông dân là cần thiết (Olum và cộng sự, 2019). Nơng dân áp dụng một qui trình
sản xuất mới đòi hỏi sự sẵn sàng và khả năng tài chính, nên mức sẵn lịng trả được
xem là biểu hiện quan trọng của ý định áp dụng (Tey và Brindal, 2012), đặc biệt trong
bối cảnh nông dân qui mô nhỏ có thể ưa thích một số khía cạnh của qui trình mới
nhưng khơng đủ khả năng tài chính (Olum và cộng sự, 2019). Định giá kinh tế, tức là
đo lường mức sẵn lòng trả (Willingness To Pay - WTP) cho từng khía cạnh của qui
trình sản xuất bền vững, cho phép xác định mức sẵn lịng trả đó là đủ hay vẫn cần một
sự hỗ trợ để nông dân áp dụng trong thực tiễn (Collier và Dercon, 2014; Olum và cộng
sự, 2019). Với những yêu cầu như vậy, phương pháp thí nghiệm lựa chọn (Choice
Experiment – CE) dựa trên Lý thuyết lợi ích đa đặc tính (Multi-Attribute Utility
Theory) và Lý thuyết lợi ích ngẫu nhiên (Random Utility Theory – RUT) đang được
áp dụng phổ biến hơn vì cho phép ước tính WTP cho từng khía cạnh của qui trình sản
xuất (Olum và cộng sự, 2019).
Ở góc độ tiêu dùng, thủy sản là thực phẩm cung cấp protein quan trọng và an
toàn nên được tiêu dùng phổ biến, nhất là ở các quốc gia phát triển. Vì thế, nghiên cứu

sở thích tiêu dùng thủy sản được quan tâm rất sớm để xác định WTP cho một số thuộc
tính của thủy sản nhằm mục đích hỗ trợ cho các nhà sản xuất, người bán lẻ trong các
quyết định về sản phẩm và thị trường (Cantillo và cộng sự, 2020). Có nhiều phương
pháp để xác định WTP cho thủy sản như định giá ngẫu nhiên, qui trình phân tích thứ
bậc, phân tích nhân tố, và phân tích cụm. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp này


7

không phù hợp với lý thuyết kinh tế chuẩn tắc (Cantillo và cộng sự, 2020). Nhiều
nghiên cứu gần đây áp dụng phương pháp thí nghiệm lựa chọn để phân tích sở thích và
tính tốn WTP cho thủy sản bền vững. Khác với các phương pháp nêu trên, CE bắt
nguồn từ một lý thuyết đã được kiểm nghiệm tốt về hành vi lựa chọn là RUT
(Louviere và cộng sự, 2010). Hơn nữa, thí nghiệm lựa chọn được cho là tạo ra các kết
quả gần với hành vi của người tiêu dùng trên thị trường thực (Louviere và cộng sự,
2000; Zander và Feucht, 2018; Ankamah-Yeboah và cộng sự, 2019).
Có nhiều dạng hàm lợi ích ngẫu nhiên để phân tích sở thích và ước tính WTP,
trong đó phổ biến là Logit điều kiện (Conditional Logit Model - CLM), Logit đa thức
(Multinomial Logit – MNL), Logit hỗn hợp (Mixed Logit – MXL), Phân lớp tiềm ẩn
(Latent Class Model - LCM) (Olum và cộng sự, 2019; Cantillo và cộng sự, 2020).
Trước đây, Logit điều kiện và Logit đa thức được áp dụng rất phổ biến, nhưng các mơ
hình này giả định sở thích của người ra quyết định là đồng nhất, một giả định rất hạn
chế so với bối cảnh thực tế rất đa dạng của ngành ni trồng thủy sản. Các mơ hình
linh hoạt hơn cho phép khám phá tính khơng đồng nhất trong sở thích đã được phát
triển như Logit hỗn hợp và Phân lớp tiềm ẩn (Train, 2003), và đang dần phổ biến hơn
nhờ sự phát triển của các kỹ thuật ước lượng (Cantillo và cộng sự, 2020). Trong nhiều
nghiên cứu ứng dụng mơ hình Logit hỗn hợp, tham số của thuộc tính tiền tệ được ràng
buộc cố định với mục đích thuận tiện cho việc ước lượng và tính tốn WTP (được gọi
là mơ hình trong khơng gian sở thích - models in preferences space) (Train và Weeks,
2005). Giả định này là phi thực tế vì mọi người có thể có lợi ích khác nhau đối với

thuộc tính tiền tệ. Do đó, việc cố định tham số tiền tệ có thể dẫn đến các ước lượng bị
thiên lệch, và các kết luận về WTP không đáng tin cậy (Train và Weeks, 2005). Một
phương pháp thay thế được Train và Weeks (2005) đề xuất là ước lượng trực tiếp các
giá trị WTP từ mơ hình Logit hỗn hợp, tránh việc chỉ định phân phối của tham số
thuộc tính tiền tệ một cách chủ quan bởi nhà nghiên cứu (được gọi là mô hình trong
khơng gian sẵn lịng trả - models in WTP space).
Tuy nhiên, vì kỹ thuật ước lượng trong khơng gian WTP còn hạn chế (Lancsar và
cộng sự, 2017), nên các nghiên cứu trước đây (cả góc độ sản xuất và tiêu dùng) chỉ
ước lượng mơ hình Logit hỗn hợp trong khơng gian sở thích (Olum và cộng sự, 2019;
Cantillo và cộng sự, 2020). Hơn nữa, đa số nghiên cứu thực nghiệm chỉ áp dụng một
dạng hàm, mà phổ biến nhất là Logit hỗn hợp (Olum và cộng sự, 2019; Cantillo và
cộng sự, 2020). Chưa có nghiên cứu kết hợp các hàm lợi ích ngẫu nhiên nêu trên để
khám phá tốt nhất sở thích của người trả lời, và cũng khơng có nghiên cứu nào ước


×