Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận môn văn hóa nghệ thuật, tìm hiểu vai trò của nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.13 KB, 19 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Văn hoá - Nghệ thuật, với tư cách là một hình thái ý thức xã hội đặc
trưng, chỉ xuất hiện và phát triển trong đời sống xã hội của con người, cho
con người và vì con người.
Văn hố - Nghệ thuật, bao gồm toàn bộ những hoạt động sáng tạo của
con người nhằm tạo ra một hiện thực thứ hai bên cạnh hiện thực đã có của
thế giới tự nhiên của con người đang sống. Và như thế, Văn hố - Nghệ thuật
chính là sự phản ánh các khát vọng nhận thức, khám phá thế giới hiện thực
khách quan khơng ngồi mục đích làm cho cái thế giới hiện thực ấy ngày
càng đầy đủ hơn, tốt đẹp hơn, cao cả hơn...
Giáo dục - đào tạo Văn hoá - Nghệ thuật xuất hiện từ trong lòng đời
sống xã hội và được thực hành một cách hồn nhiên như một thứ kỹ năng
sinh tồn ngay từ thuở sơ khai của xã hội loài người. Việc phân chia giai cấp
dẫn đến sự xuất hiện của Nhà nước thì cũng ra đời các quy chế về đào tạo,
giáo dục, giảng dạy với hệ thống trường sở, hệ thống giáo trình, các quy
trình sư phạm cũng như hàng loạt các quy chế về thi cử, tuyển dụng, bổ
nhiệm... Đào tạo, giáo dục Văn hoá - Nghệ thuật trở thành một bộ phận của
kiến trúc thượng tầng, được sử dụng như một công cụ điều hành và quản lý
xã hội. Và giáo dục - đào tạo chính là động lực tích cực khơng thể thiếu
được, thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội lồi người.
Đào tạo, giáo dục Văn hố - Nghệ thuật vốn là một loại hình đào tạo
đặc thù. Đó là một q trình thực hành cơng việc giảng dạy và học tập một
loại kiến thức đặc biệt, một loại kỹ năng lao động đặc biệt chứ không thông
dụng, phổ cập như các loại kiến thức tự nhiên, xã hội thơng thường khác. Nó
vừa mang chức năng xã hội về phương diện nghề nghiệp: dạy và học một
loại kiến thức và kỹ năng đặc biệt. Nó lại vừa mang chức năng tâm sinh lý
đặc thù khi tiêu chí về năng khiếu bẩm sinh được đặt lên hàng đầu. Ta vẫn
1


quen dùng thuật ngữ thiên tài, thần đồng để chỉ những con người xuất


chúng, kiệt xuất trên lĩnh vực này là vì vậy.
Để có thể hồn thành được những nhiệm vụ nêu trên, các cơ sở đào
tạo văn hóa nghệ thuật phải nhìn nhận được những mặt thuận lợi và khó
khăn trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế một cách khách quan thì mới
có thể tìm ra được giải pháp để khắc phục. Đây chính là lý do tác giả chọn
đề tài “Tìm hiểu vai trị của nghệ thuật với việc xây dựng nhân cách con
người” cho môn học Văn hóa nghệ thuật của mình.

2


CHƯƠNG I
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA
VĂN HÓA NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Khái niệm nghệ thuật
Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội đặc thù phản ánh đời sống
xã hội con người bằng phương thức hình tượng. Nghệ thuật là một trong
những đặc trưng quan trọng nhất biểu hiện phẩm chất con người.
Nghệ thuật là một hình thái đặc thù, qua mỗi thời đại, nghệ thuật là
một dấu ấn tồn tại như là một bộ phận cấu thành của nền văn minh nhân
loại.
Xét về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức, nghệ thuật là một
hình thái ý thức phản ánh tồn tại vật chất và chịu sự quy định của vật chất.
Xét từ bình diện cấu trúc xã hội, nghệ thuật là hình thái ý thức thuộc kiến
trúc thượng tầng. Tồn tại và phát triển lệ thuộc vào cơ sở kinh tế của xã hội,
vào phương thức sản xuất của mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
I. Canto- nhà mỹ học cổ điển Đức quan niệm: Nghệ thuật là đỉnh cao
nhất của lý trí, là sự kết thúc của triết học. Mỹ học Mác- Leenin quan niệm:
Nghệ thuật là sản phẩm của ý thức bậc cao của con người, là thành tựu cao
nhất của văn hóa thẩm mỹ. Lê-nin cũng đã từng nói: “Nghệ thuật là hình ảnh

chủ quan của thế giới khách quan”. Theo Ăng ghen: Quá trình phát triển văn
hóa nghệ thuật chính là q trình con người hóa tự nhiên và “Tác phẩm nghệ
thuật là sản phẩm đặc biệt của sự sáng tạo của tư tưởng con người”.
Con người tồn tại trong một xã hội nhất định, có sự gắn kết với những
con người khác trong cộng đồng. Hoạt động của xã hội quy định cuộc sống

3


và sự tồn tại của mỗi cá thể người. Ngay từ khi mới ra đời. Con người đã
hình thành tư duy nhận thức, nhận thức bản thân mình, nhận thức tồn bộ
thực tại xung quanh, quan hệ của mình với tự nhiên và với xã hội con người.
Sự nhận thức đó hình thành trong q trình lao động mang tính cộng đồng
xã hội.
Nghệ thuật ra đời tất yếu do nhu cầu thẩm mỹ của con người. Nghệ
thuật phản ánh thực tại bằng hình tượng nghệ thuật. Tác phẩm nghệ thuật
phản ánh cuộc sống đương thời- vì thế, người nghệ sỹ được ví như người thư
ký của thời đại.
Q trình hoạt động sáng tạo nghệ thuật là một quy trình liên tục, gồm
nhiều khâu có quan hệ chặt chẽ, hữu cơ, logic với nhau, trong đó người nghệ
sỹ đóng vai trị quyết định. Thực tế cuộc sống được người nghệ sỹ chưng cất
thành các tác phẩm nghệ thuật. Những đưa con tinh thần này được cơng
chúng đón nhận, thưởng thức và nghiệm thu. Thế có nghĩa là cái đẹp của
cuộc sống lại được đưa về cuộc sống nhưng ở dạng thức, hình thái cao hơn,
hư cấu, chắt lọc, thổi vào nó một linh hồn.Như vậy ta có thể được hình dung
quy trình đó được phân làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Từ cuộc sống đến nghệ sĩ-là quá trình sáng tạo.
Giai đoạn 2: Tác phẩm nghệ thuật trở về với cuộc sống-là quá trình
cảm thụ. Giữa sáng tạo và cảm thụ là đánh giá, phê bình nghệ thuật.
1.2. Văn hóa nghệ thuật

Cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau nhưng phần
lớn các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở bốn điểm cơ bản sau:
Văn hóa nghệ thuật là một trong những bộ phận nhạy cảm của văn
hóa tinh thần, là thành tố trọng yếu của văn hóa thẩm mỹ. Văn hóa nghệ
4


thuật vậnhành theo những quy luật chung của văn hóa tinh thần và
văn hóa thẩm mỹ, đồng thời nó vận động theo quy luật bên trong của chính
mình.
Văn hóa nghệ thuật chịu sự quy định của đời sống kinh tế, chính trị ,
xã hội, vừa có tính độc lập tương đối, và có tác động tích cực hoặc tiêu cực
đối với đời sống xã hội.
Văn hóa nghệ thuật đảm nhiệm một tổ hợp các chức năng xã hội nhất
định như: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ,
chức năng giải trí, chức năng dự báo…Khơng nên tuyệt đối hóa một chức
năng nào đó để dẫn đến phủ nhận các chức năng khác.
Văn hóa nghệ thuật hiện nay có các tính chất cơ bản là tính giai cấp,
tính dân tộc và tính nhân loại. Ngồi ra giới nghiên cứu cịn bàn tới tính
nhân dân và tính quốc tế của nó. Như vậy, văn hóa nghệ thuật là một bộ
phận của văn hóa thẩm mỹ, văn hóa thẩm mỹ là một thành tố của văn hóa
tinh thần.
CHƯƠNG II
VAI TRỊ CỦA VĂN HĨA NGHỆ THUẬT VỚI VIỆC XÂY DỰNG
NHÂN CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Đóng góp của văn hóa nghệ thuật trong cuộc sống và giáo dục nhân
cách con người
Trong nhiều thập kỉ qua, những nghệ sĩ đã sáng tạo nhiều tác phẩm có
giá trị, phục vụ đắc lực cho xã hội, góp phần hiệu quả trong việc xây dựng
nhân cách con người. Nhân cách con người có cội nguồn sâu xa, từ những


5


bước đi ban đầu của mỗi con người đến khi trưởng thành và phát triển định
hình. Người xưa đã có câu nói "mẹ sinh con, trời sinh tính". Trời, có thể hiểu
là xã hội, là văn hóa với con người. Cho nên dấu ấn gia đình là rất quan
trọng. Hồn cảnh, điều kiện sinh sống, gia phong, cách dạy bảo con cái của
mỗi gia đình, cách xưng hơ, ứng xử và những tấm gương trong gia đình, đều
có tác động trực tiếp tới quá trình hình thành nhân cách của mọi thành viên
trong gia đình. Sau này là nhà trường, xã hội, văn hóa và mọi quan hệ cộng
đồng, giao lưu, hội nhập quốc tế.
Việc hình thành nhân cách con người, đến với con người bằng nhiều
cách tiếp cận khác nhau, từ muôn ngả. Con người trở thành đối tượng được
tiếp cận, phản ánh, trong đó có nghệ thuật. Thực tiễn cho thấy nghệ thuật (ca
múa nhạc) có vai trị, tác động rất đáng kể trong xã hội, trong sự hưởng thụ
tiếp nhận nghệ thuật của mọi thành viên trong xã hội. Họ tiếp nhận tự
nguyện, tự giác bằng nguồn cảm hứng mà nghệ thuật đem lại.
Sự tiếp nhận nghệ thuật của cơng chúng khác nhau, có thể đồng nhất,
hoặc không đồng nhất là phụ thuộc vào lứa tuổi, thời gian, khơng gian, hồn
cảnh trình diễn nghệ thuật. Nhưng điều quan trọng là chất lượng sáng tạo
nghệ thuật, tài năng của những nghệ sĩ sáng tác, được minh chứng đậm nét
là những tác phẩm nghệ thuật đi cùng năm tháng, đã cổ vũ, thôi thúc con
người Việt Nam, xây dựng nhân cách con người Việt Nam xả thân chiến đấu,
hi sinh, bảo vệ Tổ quốc tươi đẹp. Đó là phẩm giá, nhân cách con người Việt
Nam anh hùng. Những ca khúc đi cùng năm tháng, theo dòng lịch sử Việt
Nam.
Thời kì cách mạng tháng 8 năm 1945 đã nảy sinh sáng tạo những ca
khúc Tiến quân ca (1944), Mười chín tháng Tám (1945), Cùng nhau đi hùng
binh (1930), Du kích ca (1944), Diệt phát xít (1945).


6


Thời kì kháng chiến chống Pháp rất nhiều ca khúc sáng tạo thành
công, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ. Đó là ca khúc Trên đồi Him Lam
(1954), Giải phóng Điện Biên (1954), Qua miền Tây Bắc (1953) và các ca
khúc Trường chinh ca (1948), Sông Lô (1947), Tiến về Hà Nội (1949), Hị
kéo pháo, Hị dân cầy, Bình Trị Thiên khói lửa...
Thời kì kháng chiến chống Mỹ một loạt tác phẩm có giá trị đã đi cả
chặng đường chống Mỹ. Những ca khúc Giải phóng miền Nam (1960), Tiến
về Sài Gòn (1968), Bài ca may áo, Tiếng Chày trên sóc Bom Bo, Trên đỉnh
Trường Sơn ta hát, Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây, Bác cùng chúng
cháu hành quân... Tiếp đến là Đất nước trọn niềm vui, Bài ca thống nhất,
Mùa xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố mang tên Bác, Như có
Bác trong ngày vui đại thắng...
Đồng hành cùng với ca khúc là những tác phẩm nghệ thuật múa là
những dấu ấn lịch sử không thể nào quên. Những tác phẩm loại hình nghệ
thuật đặc thù này đã góp phần xây dựng nhân cách, phẩm giá anh hùng Việt
Nam, tạo nên những tượng đài bất tử, những hành động, những người anh
hùng bất tử sống mãi với thời gian với lịch sử. Những nhân cách, phẩm giá,
những nhân vật anh hùng hiện hữu trong đời sống lao động, chiến đấu, xây
dựng đất nước, đã là nguồn cảm hứng của các nhà biên đạo, tạo nên tác
phẩm mang dấu ấn lịch sử. Nghệ thuật múa đã phản ánh, tái hiện những con
người điển hình nhân cách con người Việt Nam trong thời đại mới, qua một
số tác phẩm kịch múa sau: Kịch múa Ngọn lửa Nghệ Tĩnh, Bà má miền
Nam, Theo cờ giải phóng, Huyền thoại mạ, Đất nước, Đường ra chiến dịch,
Bão lửa Thăng Long, Ngọn lửa Hà Thành. Và những nhân vật phẩm chất
anh hùng, đã là hình tượng chính yếu của các kịch múa anh hùng Bế Văn
Đàn, Phan Đình Giót, Tơ Vĩnh Diện, Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu...


7


Một dẫn chứng sự tác động của nghệ thuật múa với cơng chúng trong
và ngồi nước là kịch múa Theo cờ giải phóng. Tóm tắt nội dung kịch múa:
Một gia đình ở miền Nam, chồng tên Thắng theo quân ngụy, vợ tên Hằng
theo cách mạng, có một người con gái. Thắng quân ngụy dẫn quân đi càn
gần quê. Cùng thời điểm đó một cánh quân ngụy khác đến đốt phá, diệt cách
mạng tại quê hương của Thắng, bắn chết con gái Thắng, đốt nhà vợ Thắng.
Vừa lúc đó, Thắng về tới quê, thấy cảnh tan hoang, con chết. Thắng đau khổ
căm thù, bế xác con, cùng vợ dưới cờ mặt trận đi biểu tình đấu tranh. Bằng
ngơn ngữ, hình tượng nghệ thuật múa đã có sức truyền cảm, rất hiệu quả, ấn
tượng mạnh. Khi Thắng dâng xác con đi dưới cờ cách mạng, tiến bước trong
đồn qn thì cả hội trường đứng lên vỗ tay rầm rập như cùng tiến bước
dưới cờ giải phóng đi đấu tranh.
Cũng ở kịch múa này, khi đồn văn cơng nhân dân trung ương đi biểu
diễn ở nhiều nước trên thế giới, ở các nước tư bản, lá cờ cách mạng miền
Nam Việt Nam xuất hiện tung bay trên sâu khấu rất được hoan nghênh. theo
NSƯT Như Bình vai Thắng lính ngụy trong kịch múa Theo cờ giải phóng
biểu diễn tại Cu Ba, năm 1964 nhớ ghi, lại: "Đặc biệt, khi biểu diễn ở Cu Ba
đến đoạn Thắng dâng xác con đi biểu tình dưới cờ cách mạng họ vỗ tay và
từ nhiều ngả lên sân khấu gia nhập đồn biểu tình trên sân khấu và hô vang
khẩu hiệu: Việt Nam! Việt Nam! Ngay luôn sau trang nhất báo Granma
Đảng cộng sản Cu Ba in ảnh cảnh kết thúc kịch múa Theo cờ giải phóng với
dịng chữ lớn: Vì Việt Nam chúng ta sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình".
Những minh chứng trên cho thấy vai trò, tác động của các tác phẩm
nghệ thuật có ảnh hưởng sâu đậm tới tâm hồn, tình cảm, tư duy của người
hưởng thụ nghệ thuật. Những tác phẩm nghệ thuật là cội nguồn là dòng chảy
đến với con người, góp phần hình thành nhân cách con người rất êm dịu, sâu

lắng khó có thể quên. Những sáng tạo, những tác phẩm nghệ thuật đi cùng
8


năm thắng, đồng hành với con người trên mọi chặng đường lập nghiệp, lao
động, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay, trên biên giới hải đảo, nơi đầu sóng, ngọn gió, cac chiến sĩ
chắc tay súng nơi đảo xa, Trường Sa, Hồng Sa vẫn cón những ca khúc vang
vọng bên các anh. Ca khúc: Vì nhân dân quên mình, Thề quyết bảo vệ Tổ
quốc, Biển đảo yêu thương, Nơi đảo xa, Tiến quân ca hàng ngày các anh vẫn
hát dưới cờ Tổ quốc, và Tổ quốc gọi tên mình ln vang vọng nơi đảo xa.
Như vậy, các loại hình nghệ thuật, các tác phẩm nghệ thuật là ngôn
ngữ âm thanh, ngơn ngữ hành động, hình dáng chuyển động trong khơng
gian, thời gian đến với từng người, thấm đậm, sâu lắng với từng người. Để
từ đó họ rung cảm, thu nạp, suy ngẫm để hành động làm điều tốt cho mọi
người, cho xã hội, hướng tới chân, thiện, mĩ. Đó là nhờ có vai trị tác động
của nghệ thuật góp phần xây dựng hình thành nhân cách, phẩm giá con
người Việt Nam trong thời đại mới.
2.2. Nghệ thuật là cầu nối giữa con người và thế giới cái đẹp.
Chúng ta biết rằng chất liệu của nghệ thuật chính là cuộc sống. Trong
cuộc sống, cái đẹp là một bộ phận của các sự vật hiện tượng trong đời sống
tự nhiên và xã hội. nhu cầu về tinh thần trong cảm xúc thẩm mỹ là một trong
những nhu cầu quan trọng của con người. Trong các mơn học ở nhà trường
phổ thơng thì bộ mơn nghệ thuật có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc
hình thành niềm tin của con người, ảnh hưởng đến hành vi của con người và
đạt tới sự khoái cảm thẩm mỹ của tinh thần.
Đối với học sinh, trong lĩnh vực thẩm mỹ học sinh trau dồi cho mình
những khái niệm chung về cái đẹp, cái xấu, cái bi, cái hài... bắt đầu từ những
hành vi, những hành động, từ trang phục và trong cả nghệ thuật.


9


Mặt khác, từ giáo dục thẩm mỹ cho học sinh cũng giúp học sinh nhận
thức được giá trị đạo đức trong thẩm mỹ. Trẻ em đến với đạo đức cũng
thông qua cái đẹp. Vì vậy, phải phát triển ở trẻ nhu cầu quan hệ thẩm mỹ với
mọi người, với xã hội, với lao động. Nói chung nghệ thuật tạo cho con người
khả năng nhận thức, hiểu được cái đẹp trong đời sống tự nhiên và có tác
động mạnh mẽ tích cực đến đời sống xã hội, làm phong phú đời sống tinh
thần và là điều kiện để giữ gìn phẩm giá con người, là phương tiện để đấu
tranh tích cực vì tư tưởng tốt đẹp của nhân loại.
Trong quá trình sống và hoạt động xã hội, con người đã hình thành
quan niệm, niềm tin và muốn thể hiện tư tưởng ấy ở cái đẹp và tìm cách
phản ánh cái đẹp ấy trong nghệ thuật. Ngược lại, những tư tưởng đúng đắn
của nghệ thuật dẫn dắt con người đến những niềm tin trong hành vi và trong
hoạt động, sinh ra một năng lượng mới trong cuộc sống. Hình tượng nghệ
thuật được lĩnh hội bằng một sự thơng cảm sâu sắc có tác động mạnh mẽ đến
thế giới chủ quan của nhân cách và sinh ra những cảm xúc phức tạp hơn.
Quá trình cảm xúc như thế khơng đơn thuần là một q trình hoạt
động trí tuệ mà cịn đem lại những cảm xúc thẩm mỹ những niềm vui, nỗi
buồn khâm phục, thán phục v.v.. Con người không chỉ nhận thức mà còn
cảm nhận sâu sắc tư duy khách quan trong sự khái quát nghệ thuật riêng của
cá nhân.
2.3. Nghệ thuật cung cấp cho người học những kiến thức tổng hợp
Nghệ thuật ln phản ánh mối quan hệ thực tại, có khi là trực tiếp, có
khi là ngụ ý, có khi là hoang đường thất thiệt nhưng trong tác phẩm bao giờ
cũng phản ánh cuộc sống, trước hết là cuộc sống hiện tại. Ví dụ: cùng một
bài hát nhưng mỗi ca sĩ ở mỗi thời đại khác nhau đều có cách thể hiện ở
phong cách khác nhau và ngay cả những thưởng thức ở mỗi thời đại cảm
10



nhận bài hát ấy không phải ở một không gian nào xa xơi mà chính bằng thực
tại.
Mỗi một loại hình nghệ thuật đều phản ánh cuộc sống theo cách riêng
của mình và theo thời đại của mình. Thời Trung cổ thế giới quan của tư
tưởng tôn giáo thống trị, do đó ý tưởng của cái đẹp của các nhà hoạ sĩ vẽ
những bức tranh thần thánh, kiến trúc theo kiểu gothic thể hiện tư tưởng cao
xa. Âm nhạc, thời trung cổ cũng chỉ là những thánh ca vang lên đều đều, trì
tục tránh sự xáo động.
Ngơn ngữ của các ngành nghệ thuật chính là các phương tiện biểu
hiện nghệ thuật. Đối với nghệ thuật âm nhạc, các phương tiện biểu hiện
chính là nhịp điệu, tiết tấu, giai điệu, hồ âm. Hình tượng âm nhạc bao giờ
cũng được biểu hiện bằng những phương tiện (hay cịn gọi là ngơn ngữ) của
nó.
Nghệ thuật cũng khám phá ra những ý nghĩa khoa học (Ví dụ: Chuyện
Hai vạn dặm dưới biển) mở mang tầm hiểu biết về thế giới về con người.
Đổi mới những cái đã quá quen thuộc, thông thường trong cuộc sống, nhận
thấy ở đó cái mới, cái bất ngờ.
Nghệ thuật cũng giúp con người sáng tạo ra những giá trị tinh thần vô
giá. Các phát minh khoa học không mang dấu ấn của nhà khoa học, chỉ có
con đường khám phá mà nhà khoa học đi qua mới mang cá tính. Còn nghệ
thuật, các tác phẩm của người nghệ sĩ mang dấu ấn tâm lý cá nhân của người
nghệ sĩ đó. Các tác phẩm nghệ thuật chính là sự khái quát cao nhất các giá trị
tinh thần của nhân loại, tư tưởng tình cảm, nền văn hóa xã hội của lồi người
trong thời kỳ đó. Chính vì vậy, tác phẩm của mỗi người đều mang cá tính và
là sản phẩm có một không hai.

11



2.4. Nghệ thuật phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ cho học sinh
Giáo dục nghệ thuật cho học sinh đòi hỏi phải giúp học sinh tự tiếp
nhận học vấn nghệ thuật, nhận biết, cảm thụ, hiểu cái đẹp trong nghệ thuật
và trong đời sống. Bản chất của giáo dục thẩm mỹ trong dạy học và phát
triển nghệ thuật cho học sinh là một quá trình phức tạp, nhiều giai đoạn, từ
chỗ cho học sinh làm quen với nghệ thuật đến lúc tự sáng tạo trong nghệ
thuật.
Qua quá trình tiếp xúc với cái đẹp trong nghệ thuật học sinh sẽ dần
dần tích luỹ những ấn tượng của cái đẹp trong tác phẩm trên cơ sở cảm thụ,
tri giác thẩm mỹ. Những ấn tượng đó sẽ khác nhau theo mức độ hồn thiện
nghệ thuật và thẩm mỹ nói chung của học sinh. Kinh nghiệm sống của học
sinh ở các độ tuổi khác nhau và còn bị hạn chế bởi nhiều học sinh chưa đủ
sức để học phân tích, phân loại những ấn tượng về thẩm mỹ chưa đủ sức
đánh giá và phê phán chất lượng nghệ thuật nên qúa trình lĩnh hội nghệ thuật
ở học sinh phải qua một quá trình tổ chức sư phạm mới có kết quả.
Muốn thâm nhập, lĩnh hội tác phẩm nghệ thuật, đòi hỏi con người
phải có một trình độ văn hố, có sự cảm xúc tinh tế vì thế mà cần phải đưa
học sinh vào thế giới nghệ thuật với cái đẹp chân chính với nhiều lĩnh vực
rộng rãi để dạy cho trẻ ý thức thẩm mỹ trong các hình tượng nghệ thuật.
Việc phát triển năng lực cảm thụ thẩm mỹ của học sinh là rất quan
trọng bởi vì:
- Phát triển thính giác nảy sinh nhu cầu tập nghe, bằng con đường cảm
thụ và phát hiện âm thanh đó là ngơn ngữ ban đầu của âm nhạc.
- Phát triển tư duy học sinh nhằm phát hiện ra nhu cầu cảm thụ thẩm
mỹ giúp học sinh hình thành tư duy hình tượng cụ thể, từ đó phát triển trí
12


tưởng tượng của học sinh, đó cũng là một trong những yếu tố cơ bản của

nghệ thuật.
CHƯƠNG III
KHÁI QUÁT NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP
3.1. Những thuận lợi
- Việc hội nhập khu vực và quốc tế đã rút ngắn khoảng cách địa lý về
giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa các cộng đồng tộc người.
- Đời sống tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện. Đây là
những điều kiện mới để các giá trị văn hóa nghệ thuật của cộng đồng thuộc
các nhóm dân tộc trong nước và của các nước trên thế giới được phổ biến
nhanh hơn, đầy đủ hơn, rộng khắp và thường xuyên hơn, tạo ra một nhịp độ
mới trong giao lưu văn hóa nghệ thuật mà hầu như khơng chịu bất cứ hạn
chế nào về không gian và thời gian.
- Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để chuyển giao vốn, chuyển
giao khoa học kỹ thuật, công nghệ, chuyển giao kỹ năng và kinh nghiệm tổ
chức và phát triển các ngành cơng nghiệp văn hóa nghệ thuật và dịch vụ văn
hóa nghệ thuật (cơng nghệ truyền thơng, cơng nghệ sản xuất phim, băng
hình, dịch vụ vui chơi giải trí).
- Q trình hội nhập cịn tạo ra cơ hội để mở rộng xuất nhập khẩu
văn hóa phẩm, mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa, nghệ thuật góp phần
nâng cao trình độ dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần ngày càng cao
của nhân dân.
- Hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật quốc tế cịn tác động vào
tinh thần dân tộc, ý thức cộng đồng, thúc đẩy tinh thần cạnh tranh để nâng

13


cao vị thế văn hóa nghệ thuật của dân tộc trong khu vực và cộng đồng quốc
tế.
3.2. Những khó khăn

- Trước hết là sự tụt hậu về văn hóa, nghệ thuật so với tốc độ phát
triển của kinh tế và so với các nước trong khu vực và quốc tế.
- Xuất hiện một số thị hiếu thưởng thức văn hóa nghệ thuật theo
hướng đề cao văn hóa nước ngồi mà xa rời văn hóa dân tộc.
- Xu hướng thương mại hóa các hoạt động văn hóa nghệ thuật đang
diễn ra một cách xô bồ, thiếu chọn lọc, ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình
xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Sự suy thối về đạo đức, lối sống trong xã hội có nguy cơ ngày
càng gia tăng, nhất là sự sa sút về tư tưởng chính trị, đạo đức, nhân cách, lối
sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Sự du nhập tràn lan các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật độc hại của
nước ngồi có thể làm cho văn hóa nghệ thuật nước nhà suy yếu và chậm
phát triển. Sự thiếu vắng học sinh sinh viên trong các trường đào tạo văn hóa
nghệ thuật, nhất là các loại hình nghệ thuật truyền thống thật đáng lo ngại.
3.3. Giải pháp
Giáo dục và đào tạo Văn hoá - Nghệ thuật ngày nay là một bộ phận
của nền giáo dục toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và
Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giáo dục và đào tạo Văn hoá - Nghệ
thuật phải đặt dưới sự quản lý Nhà nước về nội dung, chương trình đào tạo,
về mục tiêu đào tạo cùng những quy trình, quy chế về giáo dục, đào tạo nói
chung

...

14


Cùng với những thành tựu to lớn trong sự nghiệp đổi mới trên các lĩnh
vực kinh tế - xã hội, những năm qua công tác giáo dục đào tạo Văn hoá Nghệ thuật cũng đã giành được những thành tựu to lớn rất đáng tự hào. Tuy
nhiên, trong tình hình mới, đang rất cần có sự chuyển mình vượt bậc để cùng

với toàn Đảng và toàn dân thực hiện thắng lợi mục tiêu "xây dựng nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".
Quy luật của nền kinh tế thị trường là quy luật giá trị. Sản phẩm sáng
tạo Văn hoá - Nghệ thuật cũng được coi là một sản phẩm hàng hoá ở dạng
đặc thù, người sản xuất ra nó đương nhiên cũng là những thành phần lao
động đặc thù. Điều quan trọng quyết định đến giá trị sản phẩm chính là chất
lượng, để đạt điều đó, rất cần có tài năng, năng lực sáng tạo thực sự. Và đây
chính là thách thức đối với tất cả các cơ sở đào tạo Văn hoá - Nghệ thuật
chuyên nghiệp trên cả nước nhằm cung cấp cho xã hội đội ngũ những cán bộ
Văn hoá, những nghệ sĩ tài giỏi hoạt động trên các lĩnh vực, không chỉ cho
hiện tại mà còn cho cả tương lai lâu dài.
Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Văn hoá - Nghệ thuật trong xu thế
hội nhập và phát triển, cần có những giải pháp sau đây:
1. Cần xác định rõ yêu cầu trọng tâm trong đào tạo Văn hoá - Nghệ
thuật là đào tạo đạt chuẩn và đào tạo gắn với nhu cầu xã hội.
2. Đẩy mạnh việc đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp
giáo dục đáp ứng những đòi hỏi của xã hội qua từng thời kỳ.
3. Phát triển và ứng dụng rộng rãi hệ thống các công cụ phục vụ đổi
mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá. Ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác quản lý đào tạo.
4. Đẩy mạnh giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống,
giáo dục nghề nghiệp và giáo dục pháp luật.
15


5. Xây dựng kế hoạch, lộ trình, chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật
chất, đội ngũ cán bộ, giảng viên, tài liệu học tập để chuyển sang đào tạo theo
học chế tín chỉ.
6. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực
sư phạm, Văn hố - Nghệ thuật đặc thù, trong đó cần gắn chặt nghiên cứu

khoa học với đào tạo, với các đơn vị biểu diễn nghệ thuật, các cơ sở đào tạo.
7. Phát triển hệ thống kiểm định chất lượng, đổi mới công tác thi,
kiểm tra đánh giá theo yêu cầu phản ánh đúng chất lượng giáo dục và đào
tạo.
8. Đổi mới thực sự công tác tổ chức cán bộ nhằm mục tiêu tuyển chọn
được những người giỏi, với cơ cấu hợp lý, sử dụng phát huy được tài năng
của họ theo một quy trình tuyển chọn khách quan, khoa học, tăng cưởng mở
rộng quan hệ, hợp tác liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường,
các đơn vị Văn hố - Nghệ thuật có thế mạnh trong nước và quốc tế.
9. Các yếu tố phục vụ đào tạo toàn diện cần được quan tâm thích
đáng, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại
hoá và đồng bộ.
10. Mở rộng hợp tác quốc tế với các nước trong cộng đồng kinh tế
ASEAN về giáo dục và đào tạo.
Văn hoá - Nghệ thuật vốn là lĩnh vực vô cùng nhạy cảm của đời sống
xã hội, là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hoá trong sự nghiệp cách
mạng do Đảng ta lãnh đạo. Văn hoá là cốt cách dân tộc, là nhân phẩm của
mỗi con người, trong đó, dưới hình thức nghệ thuật, Văn hoá càng gần gũi
hơn, giản dị hơn nhưng cũng nhân văn, nhân bản hơn. Đó cũng chính là sức
mạnh. Sức mạnh vơ hình của nghệ thuật đã được tổng kết từ thuở khai thiên
lập địa. Xây dựng, phát triển một nền Văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà
16


bản sắc dân tộc chính là trang bị cho dân tộc, cho đất nước một tiềm lực tinh
thần vô giá, một sức mạnh tinh thần vô song trong xu thế hội nhập và phát
triển đầy biến động nhưng cũng đầy hứa hẹn vinh quang.

17



KẾT LUẬN
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa nghệ
thuật với các nước trên thế giới, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà đã
và đang đạt được những thành tích đáng khích lệ, trong đó có lĩnh vực đào
tạo văn hóa nghệ thuật. Bên cạnh đó cũng bộc lộ khơng ít những hạn chế,
yếu kém, có nguy cơ ngày càng tụt hậu so với các nước trong khu vực và
trên thế giới. Hiện nay, đội ngũ văn nghệ sĩ tài năng của đất nước ngày một
khan hiếm; học sinh, sinh viên có năng khiếu trong các trường văn hóa nghệ
thuật thiếu vắng ngày càng nhiều. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra sự thiếu
hụt nguồn nhân lực văn hóa nghệ thuật chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu
xã hội và thực hiện chiến lược xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Thực tiễn đúc kết qua 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5
khóa VIII cho thấy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam đang chịu sức ép nặng
nề của tồn cầu hóa, của kinh tế thị trường và văn hóa ngoại lai. Nguy cơ
mất bản sắc văn hóa dân tộc và những giá trị truyền thống đang thể hiện trên
nhiều phương diện: nhân cách, đạo đức, lối sống; các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thơng tin, truyền thơng; sự biến dạng của văn hóa dân tộc thiểu số,
vùng, miền; văn hóa tín ngưỡng, tơn giáo… Sự nghiệp xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước chỉ thực hiện được như mong muốn khi có chính sách bảo vệ các giá
trị truyền thống, văn hóa dân tộc hiệu quả (vấn đề đặt ra ở đây là bảo vệ văn
hóa dân tộc chứ khơng chỉ là “bảo tồn và phát huy”).
Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI có 05 quan điểm chỉ đạo, thì đều
tập trung cho “xây dựng” và “phát triển”. Do đó, Trung ương cần nghiên
cứu, ban hành một văn bản để lãnh đạo công tác bảo vệ văn hóa dân tộc

18



quyết liệt và tồn diện. Trên cơ sở đó, Nhà nước cụ thể hóa vào từng lĩnh
vực của văn hóa, văn học nghệ thuật và khi chính sách bảo vệ văn hóa dân
tộc được thực hiện hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi phát huy vai trò của
văn học nghệ thuật trong việc bồi đắp, xây dựng đạo đức con người Việt
Nam trong hiện tại và tương lai.

19



×