Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phân tích và bình luận quy định pháp luật việt nam về hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.26 KB, 13 trang )

NHÓM 1_ LUẬT DÂN SỰ 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÀI KIỂM TRA HỌC PHẦN
LUẬT DÂN SỰ 3

Phân tích và bình luận quy định pháp luật Việt Nam
về hợp đồng vơ hiệu do vi phạm hình thức?

NHĨM THỰC HIỆN: NHÓM 1

Hà Nội – Tháng
1


NHÓM 1_ LUẬT DÂN SỰ 3

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

STT

Họ và tên

Mã sinh viên

1

Bùi Khánh Ly


20061167

2

Lưu Huyền Linh

20061149

3

Phùng Thị Thu Hà

20061070

4

Đinh Ngọc Ánh

20061028

5

Trần Thu Hạnh

20061076

6

Hoàng Tiến Dũng


20061052

7

Nguyễn Lê Định

20061064

8

Nguyễn Thị Lan Anh

20061016

9

Tạ Thanh Huyền

20061121

10

Đỗ Thị Thùy Dung

20061050

1


NHÓM 1_ LUẬT DÂN SỰ 3


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU

3

PHẦN NỘI DUNG

3

I. Một số vấn đề lý luận chung về hình thức hợp đồng

3

1. Khái niệm về hình thức hợp đồng

3

2. Các hình thức của hợp đồng

3

3. Vai trị của hình thức trong hợp đồng

4

II. Nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng vơ hiệu do vi phạm hình
thức trong Bộ luật dân sự 2015

4


III. Thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng vô hiệu do không tuân
thủ quy định về hình thức thơng qua án lệ số 55/2022/AL

5

1. Tóm tắt án lệ

5

2. Bình luận án lệ 55/2022/AL

6

2.1. Về hình thức giao kết hợp đồng

6

2.2. Về nhận định của Tòa án

7

2.3. Lý giải 2/3 nghĩa vụ

7

IV. Một số kiến nghị hồn thiện pháp luật hợp đồng vơ hiệu do k tuân
thủ về hình thức ở VN

8


PHẦN KẾT LUẬN

11

TÀI LIỆU THAM KHẢO

12

2


NHÓM 1_ LUẬT DÂN SỰ 3

PHẦN MỞ ĐẦU
Một hợp đồng chỉ được giao kết khi các bên đạt được sự thỏa thuận, thống
nhất về mặt ý chí và chỉ phát sinh hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện theo quy định
pháp luật. Nhằm mục đích bảo đảm an tồn pháp lý cho các giao dịch dân sự, trong
một số trường hợp luật quy định điều kiện hình thức là bắt buộc. Song, trên thực tế xảy
ra rất nhiều trường hợp hợp đồng vô hiệu do vi phạm quy định này, điều này ảnh hưởng
đến nguyên tắc tự do hợp đồng - nguyên tắc nền tảng của pháp luật hợp đồng, nhưng
nếu chỉ vì vi phạm về điều kiện hình thức mà hợp đồng vô hiệu sẽ làm ảnh hưởng đến
ý chí các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng cũng như những người có quyền lợi liên
quan. Nhận thấy đây là vấn đề đáng lưu tâm, nhóm tác giả đi sâu vào đề tài phân tích
và bình luận quy định pháp luật Việt Nam về hợp đồng vô hiệu do vi phạm về mặt hình
thức và thơng qua án lệ số 55/2022/AL về công nhận hiệu lực của hợp đồng vi phạm
điều kiện về hình thức từ đó lý giải về ⅔ nghĩa vụ.

PHẦN NỘI DUNG
Một số vấn đề lý luận chung về hình thức hợp đồng


I.

1. Khái niệm về hình thức hợp đồng
Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện sự thỏa thuận của các bên tùy thuộc
vào nội dung, tính chất của từng hợp đồng và độ tin tưởng lẫn nhau mà các bên có thể
lựa chọn một hình thức nhất định trong việc giao kết hợp đồng phù hợp với từng trường
hợp cụ thể.
2. Các hình thức của hợp đồng
Theo Điều 119 BLDS 2015, về nguyên tắc các bên có thể tự do lựa chọn hình
thức của hợp đồng là lời nói (hợp đồng miệng), hành vi cụ thể hoặc bằng văn bản (bao
gồm cả thông điệp dữ liệu theo quy định của luật giao dịch điện tử). Song, trên thực
tiễn, khi giao kết hợp đồng, các bên cần phải đặc biệt lưu ý và xem xét, phân tích các
quy định của các văn bản luật chuyên ngành để biết liệu loại hợp đồng mình giao kết
có các quy định về hình thức đặc biệt khác. Chẳng hạn, khoản 3 Điều 167 Luật đất đai
2013 quy định các loại hợp đồng có đối tượng là quyền sử dụng đất hoặc gắn liền với
đất phải được công chứng hoặc chứng thực; Điều 122 Luật nhà ở 2014 và Điều 17 Luật
3


NHÓM 1_ LUẬT DÂN SỰ 3

kinh doanh bất động sản 2014 thì quy định các hợp đồng có đối tượng là nhà hoặc cơng
trình xây dựng cũng là những hợp đồng trọng thức.
3. Vai trị của hình thức trong hợp đồng
Việc quy định hình thức là điều kiện bắt buộc có hiệu lực của hợp đồng có vai
trị nền tảng (i) vai trò chứng cứ, thúc đẩy khả năng dẫn chứng của các bên; (ii) vai trò
giúp các bên kiểm nghiệm ý chí nghiêm túc của mình có ràng buộc vào quan hệ hợp
đồng hay không1. Nguyên tắc chung của luật hợp đồng là tự do hình thức, việc quy
định hình thức là điều kiện bắt buộc của một số hợp đồng là ngoại lệ của nguyên tắc

này, các loại hợp đồng áp dụng điều kiện này thường là hợp đồng mà thực tiễn cho
thấy khi các bên muốn giao kết hợp đồng cần phải xem xét cẩn trọng, suy nghĩ nghiêm
túc mới thực hiện giao kết hợp đồng.
Loại hợp đồng thể hiện dưới hình thức văn bản sẽ là bằng chứng hữu hiệu để
chứng minh nội dung giao kết của các bên. Mục đích của việc cơng chứng, chứng thực
nhằm bảo đảm tính hợp pháp, xác thực của nội dung hợp đồng. Điều này nhằm hạn
chế những tranh chấp có thể xảy ra về các vấn đề nêu trên.
II.

Nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình thức
trong Bộ luật dân sự 2015
Đối với hợp đồng cần tuân thủ điều kiện về hình thức nếu vi phạm thì hợp

đồng sẽ bị tun vơ hiệu (Khoản 2 Điều 117 BLDS 2015) nhưng vẫn có trường hợp
ngoại lệ. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả chỉ đi sâu phân tích các trường hợp
ngoại lệ trên theo quy định tại Điều 129 BLDS 2015.
Theo Điều 129, những giao dịch dân sự bắt buộc phải được xác lập bằng hình thức
văn bản thì mới có thể áp dụng khi có tranh chấp xảy ra. Điều khoản này nhấn mạnh
rằng ý chí của Nhà nước sẽ chỉ bảo vệ và chấp thuận những giao dịch dân sự bằng hình
thức văn bản dù văn bản đó có đúng quy định hay không khi một bên hoặc các bên
đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì u cầu của một bên hoặc
các bên, Tịa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Việc áp dụng quy
định về 2/3 nghĩa vụ sẽ tạo nên một cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các

1

TS. Đỗ Giang Nam, Chế định hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam, tr.16.
4



NHÓM 1_ LUẬT DÂN SỰ 3

bên, bảo vệ hiệu quả cho những người ngay tình và hạn chế tình trạng tuyên vô hiệu
hợp đồng.
Khoản 1 Điều 129 BLDS 2015 chỉ áp dụng cho những trường hợp các bên có
lập văn bản nhưng chưa đúng theo hình thức luật quy định nhưng vẫn phải tương thích
với hình thức mà pháp luật quy định cho loại giao dịch đó. Điều đó cũng có nghĩa là,
nếu một văn bản đã vi phạm nghiêm trọng so với hình thức pháp luật quy định thì dù
“một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch” cũng
không áp dụng khoản 1 Điều 129.
Khoản 2 Điều 129 chỉ áp dụng cho các loại giao dịch mà luật bắt buộc phải
công chứng, chứng thực, song các bên không công chứng, chứng thực nhưng “một bên
hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo u cầu
của một bên hoặc các bên, Tịa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó .
Như vậy, Khoản 1 sẽ áp dụng cho những giao dịch dân sự là hợp đồng lao động, hợp
đồng thuê nhà, hợp đồng đặt cọc hay những giao dịch điện tử, còn khoản 2 sẽ áp dụng
đối với hợp đồng mua nhà, hợp đồng mua đất, đó thường là những hợp đồng chuyển
nhượng bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Pháp luật hợp đồng Việt Nam đã có những biến chuyển quan trọng theo hướng
thừa nhận nguyên tắc tự do hình thức so với các BLDS trước đó, tuy nhiên, BLDS
2015 vẫn quy định một số hợp đồng cần tn thủ điều kiện hình thức để hợp đồng có
hiệu lực. Trong các trường hợp hợp đồng vi phạm các điều kiện về hình thức nêu trên,
về nguyên tắc sẽ bị tuyên vô hiệu nhưng, Điều 129 BLDS 2015 đã ghi nhận nguyên
tắc ngoại lệ để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng các bên và hạn chế tình trạng tuyên
vô hiệu hợp đồng thể hiện tinh thần cải cách lớn theo hướng bảo vệ và tôn trọng quyền
tự do ý chí; mọi sự giới hạn quyền tự do của chủ thể chỉ có thể do luật quy định trong
một số trường hợp nhất định.
III.

Thực tiễn giải quyết tranh chấp về hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ

quy định về hình thức thơng qua án lệ số 55/2022/AL

1.

Tóm tắt án lệ
Năm 2009, nguyên đơn - ông M và bị đơn - ông C lập hợp đồng chuyển

nhượng đất tái định cư với giá 90 triệu đồng, nguyên đơn đã thanh toán số tiền trên.
5


NHĨM 1_ LUẬT DÂN SỰ 3

Đến năm 2011, ơng C u cầu ơng M đưa thêm 30 triệu đồng vì giá đất mặt tiền cao
hơn, ông M đồng ý đưa thêm 20 triệu đồng, cịn 10 triệu đồng thì chờ làm thủ tục xong.
Đến tháng 10/2016 Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bị đơn, phía
bị đơn chỉ đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thửa 877 cho nguyên đơn. Mặc dù,
bị đơn không làm thủ tục chuyển nhượng cho nguyên đơn nhưng ông M đã cho bà MI
và anh LI thuê để xây dựng và làm qn nước trên mảnh đất đó. Tịa án đã xác định
các bên khơng tn thủ về mặt hình thức nhưng bên nguyên đơn đã thực hiện giao cho
phía bị đơn 110.000.000 đồng, phía bị đơn đã giao quyền sử dụng đất cho nguyên đơn
là đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch nên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn theo Khoản 2 Điều 129 BLDS 2015. Ngun đơn có nghĩa vụ trả 10tr cịn
lại cho bị đơn và yêu cầu lên phía cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
2. Bình luận án lệ 55/2022/AL
2.1. Về hình thức giao kết hợp đồng
Thời điểm các bên thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bị đơn chưa
được cấp đất nên chỉ lập giấy viết tay. Sau khi được cấp đất thực địa, các bên đã thay
đổi thỏa thuận bằng lời nói thành chuyển nhượng thửa 877 và tiếp tục hợp đồng, cụ

thể: giao thêm tiền (nguyên đơn đưa thêm 20 triệu theo yêu cầu từ bị đơn), giao đất
(nguyên đơn đã xây móng nhà và cho bà MI thuê làm quán buôn bán), giao giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa sang tên (tức chưa có cơng chứng, chứng thực).
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa
kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
3. Việc cơng chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của
người sử dụng đất được thực hiện như sau: a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế
chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy
định tại điểm b khoản này;”
Như vậy trong trường hợp thực hiện giao dịch liên quan đến việc chuyển
nhượng quyền sử dụng đất thì hợp đồng chuyển nhượng cần phải được cơng chứng.
Do đó, giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bị đơn C và nguyên đơn M
6


NHĨM 1_ LUẬT DÂN SỰ 3

phải có cơng chức hoặc chứng thực thì mới có hiệu lực pháp luật. Việc chưa sang tên
cho nguyên đơn đã làm cho hợp đồng này vi phạm điều kiện về hình thức giao dịch
dân sự theo Khoản 2 Điều 119 BLDS 2015 (sửa đổi bổ sung 2017) => Hợp đồng vô
hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức
2.2. Về nhận định của Tịa án
Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 129 Bộ Luật dân sự năm 2015: Tuy giao dịch
chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông C và ông M không tuân thủ về hình thức
được quy định tại khoản 1 Điều 502 BLDS 2015 nhưng bên nguyên đơn đã thực hiện
giao cho phía bị đơn 110.000.000 đồng, phía bị đơn đã giao giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho nguyên đơn là đã thực hiện hơn 2/3 nghĩa vụ. Do đó, giao dịch trên được
cơng nhận hiệu lực, ngun đơn chỉ cần liên hệ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để

được công nhận quyền sử dụng đất theo bản án đã có hiệu lực pháp luật.
2.3. Lý giải 2/3 nghĩa vụ
Thực tiễn giao dịch dân sự cho thấy, có rất nhiều dạng nghĩa vụ như: nghĩa vụ
tài sản, nghĩa vụ phi tài sản v.v..Vậy thì dựa vào tiêu chí gì để đánh giá là đã thực hiện
ít nhất 2/3 nghĩa vụ?
Đối với những giao dịch các bên đều có nghĩa vụ tài sản, còn nghĩa vụ phi tài
sản chỉ là những cơng việc để hồn thiện hình thức của giao dịch, thì chỉ căn cứ vào
nghĩa vụ tài sản để xác định. Điều đó có nghĩa là khi một bên hay cả hai bên đã thực
hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ tài sản thì cơ quan tài phán cơng nhận giao dịch, không cân
đong đo đếm nghĩa vụ phi tài sản (là thực hiện thủ tục hình thức giao dịch) trong trường
hợp này, dù trong giao dịch hai bên có thỏa thuận việc một bên hay cả hai bên cùng
nhau thực hiện nghĩa vụ hồn thiện về hình thức của giao dịch.
Đối với giao dịch một bên có nghĩa vụ tài sản, một bên thực hiện những hành
vi, công việc nhất định, nếu bên có nghĩa vụ tài sản đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ
thì đủ điều kiện theo luật định để công nhận hợp đồng. Trong trường hợp chỉ có bên
thực hiện nghĩa vụ phi tài sản đã thực hiện nghĩa vụ này thì dựa trên khối lượng công
việc đã thực hiện (đối với loại việc được xác định theo khối lượng) hoặc thời gian đã

7


NHĨM 1_ LUẬT DÂN SỰ 3

bỏ ra thực hiện cơng việc (đối với giao dịch được thực hiện theo thời gian)... để xác
định đã thực hiện nghĩa vụ ở mức nào.
Riêng đối với trường hợp cả hai bên đều có nghĩa vụ phi tài sản thì vấn đề rất
phức tạp do khơng có tiêu chí cụ thể. Vì vậy, trước hết phải dựa trên thỏa thuận của
hai bên trong giao dịch về số lượng, loại việc... mà mỗi bên phải thực hiện, từ đó yêu
cầu mỗi bên chứng minh về số lượng, khối lượng, thời gian, công sức đã bỏ ra... khi
thực hiện nghĩa vụ, chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ đến mức nào. Trên cơ sở đó,

cơ quan tài phán đánh giá, kết luận đã thực hiện được ít nhất 2/3 nghĩa vụ hay chưa.
IV. Một số kiến nghị hồn thiện pháp luật hợp đồng vơ hiệu do k tn thủ về
hình thức ở VN
Thứ nhất, cần có sự thống nhất quy định về các nội dung của hợp đồng trong
BLDS với Luật chuyên ngành. Theo điều 398 BLDS 2015 quy định nội dung của
hợp đồng có thể có các nội dung như đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất
lượng....Tuy nhiên một số văn bản pháp luật chuyên ngành đặt ra yêu cầu hợp đồng
phải có một số nội dung bắt buộc như: Luật Xây dựng quy định hợp đồng xây dựng
phải có ít nhất 14 nội dung như khối lượng công việc, yêu cầu kỹ thuật của cơng việc,
… Trường hợp hợp đồng khơng có đầy đủ các nội dung bắt buộc trên thì có thể xem
đã vi phạm điều kiện về hình thức của hợp đồng hay khơng? Có thể thấy, quy định về
các nội dung của hợp đồng trong BLDS 2015 và Luật chuyên ngành chưa có sự thống
nhất. BLDS khơng u cầu hợp đồng phải có các nội dung bắt buộc, mà chỉ quy định
mang tính tùy nghi là “có thể có các nội dung” trong khi một số luật chuyên ngành yêu
cầu về những nội dung phải có (bắt buộc có).
Thứ hai, cần có tiêu chí cụ thể để xác định mức thực hiện nghĩa vụ thì được
coi là đã thực hiện 2/3 nghĩa vụ. Thực tiễn giao dịch dân sự cho thấy, có rất nhiều
dạng nghĩa vụ như: nghĩa vụ tài sản, nghĩa vụ phi tài sản ... Vì vậy, cần phải làm rõ
việc xác định nghĩa vụ chỉ là nghĩa vụ tài sản hay phải bao gồm tất cả các nghĩa vụ mà
hai bên thỏa thuận trong hợp đồng. Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, nếu yêu cầu
2/3 của mỗi loại nghĩa vụ mà có thể giúp giao dịch có hiệu lực thì áp dụng, ngược lại,
nếu việc áp dụng đối với toàn bộ nghĩa vụ sẽ giúp cho giao dịch có hiệu lực chứ khơng
phải là đối với từng nghĩa vụ riêng lẻ thì 2/3 được áp dụng với toàn bộ nghĩa vụ của
8


NHÓM 1_ LUẬT DÂN SỰ 3

mỗi bên trong giao dịch. Đồng thời, với những hợp đồng vi phạm hình thức bắt buộc
là điều kiện có hiệu lực liên quan đến nhà, đất, khó có thể xác định rạch rịi được nghĩa

vụ của các bên thì hồn tồn có thể xây dựng án lệ để có sự điều chỉnh thống nhất của
TAND ở các địa phương 2.
Thứ ba, nên công nhận hợp đồng có hiệu lực khi một bên hoặc các bên đã thực
hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch khi giao dịch dân sự được xác lập đối
với văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về đăng ký. Thực tiễn cho thấy, sau
xét xử, một trong hai bên khiếu nại theo thủ tục giám đốc thẩm về hình thức giao
dịch chủ yếu cũng là loại tranh chấp về đất đai (các văn bản quy định về đăng ký
là hình thức bắt buộc chủ yếu liên quan đến đất đai). Do đó, chúng tơi cho rằng,
khơng nên giải thích Điều 129 theo hướng loại đối tượng giao dịch là quyền sử
dụng đất ra khỏi đối tượng áp dụng điều luật này. Điều này sẽ bảo đảm tính ổn
định của giao dịch, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có vi phạm điều kiện về
hình thức (chưa đăng ký) là được áp dụng Điều 129 của Bộ luật, hạn chế rất nhiều giao
dịch vô hiệu do vi phạm điều kiện về hình thức.
Thứ tư, cần có một cơ chế hoặc quy định điều kiện cụ thể để thu hẹp hoặc
thắt chặt phạm vi áp dụng đồng thời giải thích rõ ràng để tránh việc bị hiểu sai
nhằm ngăn ngừa những rủi ro pháp lý. Việc quy định theo khoản 2 Điều 129 tạo ra
cách hiểu sai về tính bắt buộc của hoạt động cơng chứng, chứng thực rằng nếu khơng
muốn phải cơng chứng, chứng thực thì chỉ cần giao dịch, thanh toán 2/3 nghĩa vụ là có
thể được cơng nhận qua con đường Tịa án. Với cách hiểu này, nhiều chủ thể gặp khó
khăn trong việc cơng chứng, chứng thực nhưng vì thiếu hiểu biết, vì lợi ích trước mắt
họ vẫn giao dịch với nhau và hứng chịu rủi ro pháp lý cao. Ngoài ra, mục đích của các
nhà làm luật khi đưa ra quy định này là làm giảm đi các vụ kiện, giảm tải cho Tòa án,
nhưng với nội dung như vậy sẽ tạo tác dụng ngược lại, thay vì đến các tổ chức hành
nghề công chứng hoặc chứng thực, rất nhiều chủ thể sẽ tìm đến Tịa án để u cầu cơng
nhận giao dịch hợp pháp, đặc biệt sau khi Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được ban

Văn Thị Hồng Nhung, “ Hướng dẫn xử lý hợp đồng vi phạm hình thức bắt buộc theo BLDS
2015”, Tạp chí Tịa án nhân dân điện tử
2


9


NHĨM 1_ LUẬT DÂN SỰ 3

hành, Tịa án khơng được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật
để áp dụng3.
Hình thức hợp đồng thực chất là sự thể hiện ý chí của các bên tham gia hợp
đồng dưới dạng văn bản. Trong khi đó, việc cơng chứng hay chứng thực, đăng ký hoặc
cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là sự xác lập hiệu lực của hợp đồng
giữa các bên khi có tranh chấp xảy ra. Theo đó, nguyên tắc chung của luật hợp đồng
vẫn là tự do hình thức, các hợp đồng trọng thức chỉ là ngoại lệ của nguyên tắc trên4.
Tuy nhiên, thực tiễn xét xử trong thời gian qua, việc Tịa án tun bố hợp đồng vơ hiệu
về hình thức là rất phổ biến, phổ biến đến mức có tác giả nhận xét: “ Việt Nam là nước
vô địch về hợp đồng vô hiệu” 5.
Để tiến tới hồn thiện pháp luật dân sự về hợp đồng vơ hiệu do vi phạm điều kiện
hình thức, việc tham khảo pháp luật của một số nước trên thế giới hiện nay là cần thiết.
Có những quốc gia yêu cầu một số loại hợp đồng khi giao kết phải được thể hiện bằng
một hình thức nhất định, nếu vi phạm hình thức theo luật định sẽ bị vô hiệu. Pháp luật
của Liên bang Đức đưa ra những đòi hỏi đầu tiên là khi giao kết hợp đồng phải tuân
thủ nghiêm ngặt những điều kiện về hình thức, nếu khơng tn thủ thì hợp đồng đó bị
vơ hiệu tuyệt đối. Việc quy định này nhằm bảo vệ những người khơng có kinh nghiệm
đối mặt với những tình huống bất ngờ. Có những quốc gia khơng coi hình thức là điều
kiện xác định hiệu lực của hợp đồng. Pháp luật của Cộng hòa Pháp tuyệt đối tôn trọng
quyền tự do của các bên khi tham gia vào hợp đồng. Ngay cả một số loại hợp đồng mà
pháp luật đòi hỏi phải tuân thủ hình thức nhất định nhưng khi các bên tham gia hợp
đồng khơng tn thủ các quy định về hình thức thì cũng khơng bị coi là vơ hiệu 6. Thơng
qua việc tham khảo pháp luật của một số nước trên thế giới như Đức và Pháp giúp cho
Việt Nam có cách tiện cận, phương hướng giải quyết các trường hợp giao dịch dân sự
vô hiệu do vi phạm điều kiện hình thức một cách linh hoạt hơn. Pháp luật dân sự Việt

Nam có thể cân nhắc làm sao để hài hịa giữa đảm bảo hiệu lực của hợp đồng vơ hiệu

Phạm Thị Thúy Kiều, “ Một số ý kiến về hợp đồng vơ hiệu do vi phạm điều kiện hình thức”
TS. Đỗ Giang Nam, Chế định hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam, tr.17.
5
Đỗ Văn Đại (2018), “Luật hợp đồng Việt Nam, bản án và bình luận bản án, Tập 1”, NXB.
Hồng Đức, tr.584.
6
Nguyễn Văn Cường (2005), “Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu quả pháp lý của
giao dịch dân sự vô hiệu”, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr.187-189.
3
4

10


NHÓM 1_ LUẬT DÂN SỰ 3

do vi phạm về mặt hình thức và ý chí của các chủ thể, quyền và lợi ích của các bên
trong giao dịch dân sự.

PHẦN KẾT LUẬN
Như vậy, hình thức của hợp đồng có những vai trò nhất định đối với các bên trong
giao kết, hạn chế các tranh chấp có thể xảy ra và cũng là căn cứ để giải quyết tranh
chấp khi những tranh chấp này phát sinh. Trong trường hợp hợp đồng vi phạm các điều
kiện về hình thức, về nguyên tắc hợp đồng sẽ bị vô hiệu trừ hai trường hợp ngoại lệ
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng các bên và hạn chế tình trạng tun vơ hiệu
hợp đồng theo đó đối với giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi
phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực
hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các

bên, Tịa án quyết định cơng nhận hiệu lực của giao dịch đó.

11


NHÓM 1_ LUẬT DÂN SỰ 3

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự 2015.
2. Luật đất đai 2013
3. Luật nhà ở 2014
4. Luật kinh doanh bất động sản 2014
5. Án lệ số 55/2022/AL, />6. Nguyễn Văn Cường (2005), “Giao dịch dân sự vô hiệu và việc giải quyết hậu
quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu”, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học
Luật Hà Nội, tr.187-189.
7. Phạm Thị Thúy Kiều, “ Một số ý kiến về hợp đồng vơ hiệu do vi phạm điều
kiện hình thức”, Tạp chí dân chủ và pháp luật
8. Trần Thị Huệ- Lê Thị Hải Yến, “ Những điểm mới và một số bất cập về các
điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong quy định của BLDS Việt Nam 2015”,
Tạp chí pháp luật và thực tiễn số 1/2017
9. Tạp chí Tịa án, “Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức –
Thực trạng và hướng hồn thiện” />10. Đỗ Giang Nam, “ Chế định hợp đồng trong pháp luật dân sự Việt Nam”, tr.16.
11. Tưởng Duy Lượng, “ Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng Điều 129 Bộ luật
Dân sự về giao dịch dân sự vô hiệu do khơng tn thủ quy định về hình thức”
/>12. D.H. Nguyen “ Cách xác định mức độ thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch dân
sự” />
12




×