Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Mô hình bảo hiểm tiền gửi của nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.24 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
---------------------------------------------------

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM TIỀN GỬI

Mơ hình bảo hiểm tiền gửi của nhật bản
Mã lớp học phần: BSL3040 – K64 LKD
Giảng viên giảng dạy: TS. Nguyễn Vinh Hưng


Hà Nội - Năm 2022

MỤC LỤC
1. Khái quát chung...........................................................................................................4
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản.....................4
1.2. Mơ hình hoạt động của bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản.....................................5
2. Phân tích hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản.................................................6
2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản............................6
2.1.1. Luật Bảo hiểm tiền gửi.....................................................................................6
2.1.2. Các văn bản dưới luật......................................................................................7
2.2. Đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi..................................................................7
2.3. Đối tượng được bảo hiểm và không được bảo hiểm...........................................8
2.3.1. Đối tượng được bảo hiểm...............................................................................8
2.3.2. Đối tượng không được bảo hiểm....................................................................8
2.4. Hạn mức chi trả.....................................................................................................9
2.5. Phí bảo hiểm tiền gửi...........................................................................................10
2.5.1. Tỷ lệ phí bảo hiểm..........................................................................................10
2.5.2. Tổng phí bảo hiểm tiền gửi.............................................................................12
2.6. Chi trả tiền gửi bảo hiểm....................................................................................12
2.7. Hệ thống giám sát và kiểm tra hoạt động bảo hiểm tiền gửi...........................13


2.8. Quy trình xử lý các tổ chức tài chính bị đổ bể..................................................15
3. Đánh giá hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản................................................19
3.1. Thành công của hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản.............................19
3.2. Hạn chế trong hoạt đông Bảo hiểm tiền gửi của Nhật Bản..............................22

2


3


1. Khái quát chung
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản
Bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản được thành lập vào ngày 01 tháng 7 năm 1971 với 3
cổ đơng chính là: Chính phủ, Ngân hàng Trung ương và các Ngân hàng được bảo hiểm,
tên viết tắt là DICJ (Deposit Insurance Corporation of Japan). Tổng cơng ty Bảo hiểm
tiền gửi Nhật Bản có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản với một văn phòng khác ở Osaka, Nhật
Bản. Với bề dày hoạt động sau 37 năm, BHTG tại Nhật Bản đã và đang ngày càng khẳng
định vị trí và vai trị của mình trong mảng an tồn tài chính Nhật Bản. Mục tiêu chính của
Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản là bảo vệ người gửi tiền và đảm bảo duy trì sự
ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thơng qua nhiều cơng cụ nghiệp vụ trong đó có
nghiệp vụ rất quan trọng là tiếp nhận và xử lý.
Vào tháng 4 năm 1971, Luật Bảo hiểm tiền gửi tại Nhật được thơng qua. Nguồn
vốn góp ban đầu của tổng cơng ty BHTG là 450 triệu Yên với sự đóng góp của Bộ Tài
Chính, Ngân hàng Trung ương và các tổ chức tài chính tư nhân khác. Vào thời điểm hiện
tại, tổng số vốn của DICJ đạt mức 35135 triệu Yên và số nhân viên chính thức từ 15
người (năm 1995) lên đến 395 người (năm 2014).
Từ khi thành lập cho đến năm 1991, vị trí và vai trị của tổ chức BHTG không
được đề cao và khá mờ nhạt trong hệ thống tài chính do Nhật Bản áp dụng chính sách
“khơng cho đổ vỡ” đối với bất kỳ tổ chức tài chính nào. Tình hình kinh tế Nhật Bản nói

chung và tình hình tài chính tiền tệ của Nhật Bản nói riêng khá ổn định vào thời điểm
đấy, vì vậy DICJ chưa phải chi trả một lần nào cho đến thời điểm đó và khơng có bất kỳ
hoạt động nào nổi bật. DICJ hoạt động theo mơ hình chi trả và chỉ được biết đến với
nhiệm vụ thanh toán tiền gửi cho người dân khi có ngân hàng bị đổ vỡ. Hơn nữa, do
không đủ nguồn nhân lực cũng như quyền hạn nên sự độc lập của tổ chức BHTG Nhật
Bản bị hạn chế đi rất nhiều.
Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1996, kinh tế ở Nhật Bản phải đối mặt với suy giảm
phát triển kéo dài và bong bóng bất động sản xuất hiện. Chính phủ Nhật Bản thay đổi con
đường cải cách và phát triển. Năm 1996 là một năm đánh dấu sự thay đổi lớn của lĩnh
vực tài chính – ngân hàng tại Nhật Bản, Chính phủ đã thực hiện chính sách nới lỏng điều
tiết trực tiếp, chuyển hệ thống tài chính phát triển theo cơ chế thị trường thực sự, tiến tới
mơi trường tài chính cạnh tranh hơn. Vì vậy, hoạt động BHTG có cơ hội phát huy vai trị
của mình trong việc bình ổn thị trường tài chính, tiền tệ, bảo vệ người gửi tiền và xử lý
ngân hàng có vấn đề.
Trong thời kỳ này, Cơ quan Dịch vụ Tài chính được thành lập, bộ Luật Bảo hiểm
tiền gửi được sửa đổi và bổ sung. BHTG Nhật bản chuyển sang hoạt động theo mơ hình
chi trả với quyền hạn mở rộng. Luật tái thiết tài chính vào tháng 2/1998 và bộ Luật liên
4


quan đến các biện pháp khẩn cấp cho việc củng cố sớm các chức năng tài chính (Luật
củng cố sớm) năm 1998 cho phép DICJ thực hiện những chức năng bổ sung liên quan
đến việc xử lý các tổ chức tài chính đổ vỡ, các nhiệm vụ liên quan đến điều hành tài
chính và các ngân hàng bắc cầu, bơm vốn để hỗ trợ cho việc tái thiết hệ thống tài chính.
Các hoạt động của DICJ xoay quanh ba nội dung quan trọng: một là việc mua nợ
xấu từ tổ chức tài chính; hai là, hỗ trợ vốn cho tổ chức tài chính muốn sáp nhập với tổ
chức tài chính khơng cịn khả năng hoạt động; ba là, tiếp nhận và điều hành các ngân
hàng bị đổ bể và các nghiệp vụ khác. Sửa đổi trên cũng cho phép tăng nguồn tài chính
cho DICJ thêm 155 tỷ Đơ la cho mục đích bảo vệ người gửi tiền.
Để hỗ trợ cho việc thực hiện các hoạt động này, ngồi các phịng ban chức năng,

DICJ còn thành lập và điều hành một số công ty con bao gồm: công ty xử lý và thu hồi
nợ (RCC- The Resolution and Collection Corporation), Ngân hàng Bắc cầu, Ngân hàng
Bắc cầu thứ hai của Nhật Bản và Tổng công ty tái thiết công nghiệp Nhật Bản.
Vào ngày mùng 1 tháng 4 năm 1999, Tổng công ty thu hồi và xử lý nợ RCC được
thành lập theo hình thức là một tổ chức trực thuộc DICJ thông qua việc sáp nhập giữa
tổng công ty quản lý cho vay mua nhà (HLAC – the Housing Loan Administration
Corporation) và ngân hàng thu hồi và xử lý (RCB – Resolution and Collection Bank). Vai
trò của RCC là thu hồi các khoản nợ xấu một cách nhanh chóng và hiệu quả, sử dụng các
biện pháp công bằng và minh bạch, tối thiểu hóa việc sử dụng quỹ cũng để giải quyết hậu
quả của đóng cửa ngân hàng.
Theo cơ cấu mới, DICJ được phép cấp hỗ trợ tài chính vượt quá chi phí chi trả cho
các hoạt động xử lý các tổ chức tài chính bị đổ vỡ, phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu
BHTG từ chi trả có hạn mức sang bảo đảm toàn bộ hoặc mua lại nợ xấu từ các tổ chức tài
chính lành mạnh để thúc đẩy chuyển nhượng nợ xấu. Thực tế trong quá trình hoạt động,
DICJ đã thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ đối với việc tiếp nhận và xử lý các tổ
chức tài chính bị đổ vỡ. Tổng cơng ty BHTG Nhật Bản phải quy định rõ quyền hạn, trách
nhiệm và thời điểm can thiệp của các cơ quan c thẩm quyền liên quan trên nguyên tắc xử
lý kịp thời với chi phí tối thiểu.
1.2. Mơ hình hoạt động của bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản
Từ khi thành lập, DICJ hoạt động theo mơ hình chun chi trả. Mơ hình chuyên chi
trả chỉ thực hiện một nhiệm vụ duy nhất là thanh toán số tiền gửi cho người gửi tiền khi tổ
chức tham gia BHTG bị phá sản hoặc ngừng hoạt động. Tất cả các nghiệp vụ của DICJ
đều đơn giản và khơng có dấu ấn, phù hợp với những quốc gia mới thành lập hệ thống tiền
gửi.

5


Tuy nhiên đến năm 1996, sau khi nền kinh tế Nhật Bản có những dấu hiệu bất ổn.
Chính phủ Nhật Bản đã có những chính sách thay đổi, đồng thời bộ Luật BHTG Nhật Bản

được chỉnh sửa theo mơ hình chi trả với quyền hạn mở rộng.
Về nhiệm vụ và chức năng: ngồi việc chịu trách nhiệm thanh tốn cho người gửi
tiền tại các tổ chức tài chính bị đổ vỡ, DICJ còn được tăng cường thêm các chức năng hỗ
trợ tài chính cho tổ chức tham gia BHTG khi gặp khó khăn trong thanh tốn, cách tính và
điều chỉnh các mức phí bảo hiểm, giải quyết đổ vỡ ngân hàng…
Dưới đây là các hoạt động mà mơ hình chi trả với quyền hạn mở rộng tại Nhật Bản
thực hiện:
- Hỗ trợ tài chính
- Xử lý các tổ chức bị đổ vỡ
- Mua lại tài sản từ các tổ chức tài chính
- Thực hiện bơm vốn (bao gồm cả việc bơm vốn nhằm đối phó với các thảm họa
động đất)
- Thực hiện mua lại các khoản nợ xấu
- Công tác thanh tra giám sát các tổ chức tham gia BHTG

2. Phân tích hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản
2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản
2.1.1. Luật Bảo hiểm tiền gửi
Luật Bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản được ban hành vào tháng 3 năm 1971 và
bắt đầu có hiệu lực vào ngày 01/04/1971. Khi tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Nhật
Bản mới được thành lập, Luật BHTG Nhật Bản quy định mơ hình hoạt động của hệ
thống là mơ hình chuyên chi trả. Tuy nhiên, khi kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn
khó khăn, thiên tai, “bong bóng” bất động sản vào năm 1995 và 1996, tình trạng đó
khiến cho rất nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính gặp khó khăn, doanh thu và lợi
nhuận giảm sút trong khi nợ xấu lại tăng cao. Nắm bắt được tình hình, Luật BHTG đã
có những điều chỉnh nhất định nhằm góp phần ổn định thị trường tài chính trong giai
đoạn khó khăn.
Thay đổi đầu tiên chính là việc triển khai hoạt động của hệ thống BHTG Nhật
Bản theo mơ hình chi trả với quyền hạn mở rộng. Mục đích của luật BHTG, như được
định nghĩa tại Điều 1 là nhằm mục đích bảo vệ các cá nhân, tổ chức tiền gửi cũng như

duy trì hệ thống một cách trật tự, nên rất nhiều các hoạt động mà BHTG Nhật Bản
được hình thành chẳng hạn như việc xử lý các tổ chức tài chính bị đổ bể, hỗ trợ tài
chính, tiếp nhận việc kinh doanh hay tạo điều kiện thuận lợi cho việc sáp nhập.

6


Luật BHTG gồm có 10 chương và 137 điều khoản, 52 quy định bổ sung với
những nội dung cơ bản như: mơ hình hoạt động của tổ chức BHTG, chủ thể được bảo
hiểm tiền gửi, chủ thế tham gia bảo hiểm tiền gửi, phạm vi bảo hiểm, phí bảo hiểm
tiền gửi và hạn mức chi trả, thời điểm tổ chức bảo hiểm tiền gửi có nghĩa vụ trả tiền
bảo hiểm cho người gửi tiền, hoạt động thanh tra, giám sát, các hoạt động của hai
công ty này (Ngân hàng Bắc cầu (BB) và Công ty quản lý tài sản (RCC)) cũng được
quy định tại Luật BHTG nhằm đảm bảo tính hợp pháp và giảm thiểu vướng mắc
trong quá trình thực hiện ...
Để đảm bảo cho việc ổn định các mục đích đã đề cập ở trên, vào tháng 12 năm
2002, Luật BHTG được sửa đổi để đảm sự ổn định của các chức năng giải quyết,
DICJ được ủy quyền để thực hiện các khoản vay cần thiết nhằm thanh toán các khoản
nợ cho các tổ chức tài chính. Trong các hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản,
hoạt động thanh tra giám sát là cần thiết và giúp cho hệ thống vận hành ổn định hơn.
Luật BHTG quy định, xét thấy nếu cần thiết, các ủy viên của Cơ quan Dịch vụ Tài
chính có thể tiến hành thanh tra hoặc kiểm tra bất kỳ một tổ chức tài chính nào đang
hoạt động.
Vào tháng 1 năm 2013, Hội đồng của DICJ đã đề xuất, giới thiệu về các cơ chế
xử lý đổ vỡ mới. Đến tháng 6 năm 2013, bản sửa đổi Luật BHTG Nhật Bản được ban
hành và có hiệu lực vào ngày 06/03/2014.
2.1.2. Các văn bản dưới luật
Ngoài việc ban hành Luật BHTG Nhật Bản, Nhật Bản còn ban hành các bộ
Luật khác như:
- Luật Jusen (ban hành năm năm 1996)

- Luật liên quan đến các biện pháp khẩn cấp nhằm ổn định các tổ chức tài chính
(ban hành vào tháng 2/1998).
- Luật liên quan đến các biện pháp khẩn cấp để tăng cường chức năng của tổ
chức tài chính (ban hành tháng 10/1998).
- Luật liên quan đến các biện pháp đặc biệt nhằm khuyến khích tái cơ cấu tổ
chức của các tổ chức tài chính (ban hành năm 2002)
- Luật liên quan đến các biện pháp đặc biệt nhằm tăng cường chức năng tài
chính (ban hành năm 2004).
- Luật liên quan đến các biện pháp xử lý đặc biệt đối với các thủ tục tái tổ chức
các doanh nghiệp và các thủ tục với các trường hợp nợ không trả được của
doanh nghiệp (ban hành ngày 21/06/1996).

7


2.2. Đối tượng tham gia bảo hiểm tiền gửi
Đối tượng tham BHTG là các tổ chức tài chính có trụ sở được đặt tại Nhật
Bản. Phạm vi bảo hiểm của DICJ tự động bắt đầu khi các tổ chức tài chính nhận tiền
gửi được bảo hiểm có đủ điều kiện để được tham gia bảo hiểm tiền gửi. Hằng năm,
các tổ chức tài chính tham gia BHTG sẽ đóng một khoản phí bảo hiểm. Con số này
khơng cố định và phụ thuộc vào số tiền gửi của các tổ chức để tính tốn. Các đối
tượng tham gia BHTG được quy định tại Điều 2, Luật bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản
gồm có:
- Các ngân hàng (theo định nghĩa Luật Ngân hàng, ví dụ như ngân hàng thành
thị, ngân hàng khu vực, hoặc ngân hàng thành viên của Hiệp hội Ngân hàng
khu vực).
- Các ngân hàng tín dụng dài hạn (theo định nghĩa Luật Ngân hàng Tín dụng dài
hạn). (Được thành lập vào năm 1952 dưới sự chỉ đạo của chính phủ Shigeru
Yoshida, nhằm cung cấp tài chính dài hạn cho các ngành công nghiệp tại Nhật
Bản. Sau cuộc khủng hoảng nợ xấu những năm 1990- 1999, ngân hàng tín

dụng dài hạn đã được quốc hữu hóa vào năm 1998, nay là ngân hàng Shinsei).
- Ngân hàng trung ương tín dụng Shinkin (là một loại ngân hàng của Nhật Bản,
gồm các tổ chức tài chính hợp tác phục vụ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ và
người dân địa phương). Các ngân hàng Shin in được thành lập năm 1951 với
các chức năng như cho vay, cấp vốn, nhận tiền gửi...
- Hợp tác xã tín dụng.
- Các ngân hàng Lao Động. (là một tổ chức hoạt động như các quỹ tín dụng tại
Nhật Bản, các ngân hàng lao động được tập hợp, liên kết thành Hiệp hội quốc
gia các ngân hàng Lao Động).
- Ngân hàng Liên bang Shin umi (được thành lập vào năm 1954, hoạt động như
ngân hàng Trung ương đối với các tổ chức tín dụng tại Nhật Bản)
- Ngân hàng Ro inren ( được thành lập năm 1955, hoạt động như một quỹ tín
dụng cho 47 Hiệp hội Lao động tại Nhật Bản).
2.3. Đối tượng được bảo hiểm và không được bảo hiểm
Đối tượng được bảo hiểm và không được bảo hiểm được quy định tại Điều 2,
khoản 11 Luật bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản.
2.3.1. Đối tượng được bảo hiểm
- Tiền gửi thông thường theo lãi suất.
- Tiền gửi có kỳ hạn.
- Tiền gửi theo từng kỳ.
- Tiền gửi dự trữ thuế.
8


-

Tiền gửi tiết kiệm.
Tiền trả góp.
Tiền tiết kiệm có kỳ hạn.


2.3.2.
-

Đối tượng không được bảo hiểm
Tiền gửi bằng ngoại tệ.
Các chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng.
Tiền gửi trong các tài khoản giao dịch tài chính quốc tế đặc biệt.
Tiền gửi của hệ thống ngân hàng Nhật Bản (trừ tiền trong ngân khố).
Tiền gửi của các tổ chức tham gia BHTG (không bao gồm các khoản tiền gửi
liên quan đến việc đầu tư của các khoản lương hưu dự trữ đóng góp xác định).
Tiền gửi của tổng cơng ty BHTG Nhật Bản.
Tiền trong các tài khoản ẩn danh.
Tiền gửi trái với Luật liên quan tới Kiểm soát các Hợp đồng phi ủy thác liên
quan đến tiền gửi.

2.4. Hạn mức chi trả
Hạn mức chi trả là số tiền tối đa mà người gửi tiền có thể nhận được nếu tổ
chức tham gia BHTG bị phá sản hoặc ngừng hoạt động. Chính sách của DICJ ban đầu
là thực hiện chi trả BHTG ở mức độ nhất định nhằm bảo vệ người gửi tiền. Dưới đây
là một số mốc thời gian điều chỉnh hạn mức chi trả BHTG tại Nhật Bản phù hợp với
diễn biến thực tiễn của nền kinh tế:
Năm

Hạn mức chi trả (đơn vị ¥)

1971

1,000,000

1974 - 1985


3,000,000

1986 – đến nay

10,000,000

Sự thay đổi hạn mức chi trả của DICJ từ khi thành lập đến năm 2015
Trong giai đoạn đầu triển khai, năm 1971, hạn mức chi trả tối đa cho một người
gửi tiền tại một tổ chức tham gia BHTG là 1 triệu Yên. Trong khoảng thời gian từ
năm 1974 đến 1985: số tiền tối đa mà người gửi tiền có thể nhận là 3 triệu Yên.
Vào năm 1986, cùng với những diễn biến phức tạp đang xảy ra trên thị trường
tài chính, DICJ đã nâng tỷ lệ phí bảo hiểm lên 0,012% số dư tiền gửi được bảo hiểm
và hạn mức chi trả cũng được nâng lên với mức tối đa là 10 triệu Yên (tương đương
86000 USD) cho một người gửi tiền tại một ngân hàng.
9


Tại thời điểm 1995, do hậu quả của sự gia tăng các khoản nợ xấu của tổ chức tài
chính và các ngân hàng đổ vỡ liên tiếp, Chính phủ đã tun bố bảo hiểm tồn bộ tiền
gửi với mục đích thanh toán. Đến tháng 12/1999, tiếp tục gia hạn thời gian bảo hiểm
toàn bộ kéo dài tới tháng 10/2002 và sau đ được tiếp tục tới tháng 4/2005. Tuy nhiên
từ tháng 4/2005, để được bảo hiểm toàn bộ, tiền gửi với mục đích thanh tốn phải
thỏa mãn 3 điều kiện sau: khơng có lãi suất, được quy đổi khi có nhu cầu, được sử
dụng cho các dịch vụ thanh toán.
Trong khi đó, các khoản tiền gửi khơng nằm trong thuộc loại tiền gửi vì mục
đích thanh tốn và quyết tốn sẽ được bảo hiểm tối đa là 10 triệu Yên. Trong trường
hợp số tiền gửi vượt quá hạn mức chi trả, tổ chức BHTG sẽ căn cứ vào luật và các
quy định về việc thanh lý tài sản của các tổ chức tín dụng bị phá sản để xem xét việc
chi trả thêm.

Đối với các loại tiền gửi không được bảo hiểm: việc chi trả phụ thuộc vào luật
và các quy định về thanh lý tài sản như đã đề cập ở trên, một số khoản tiền gửi có thể
khơng được bồi thường.
2.5. Phí bảo hiểm tiền gửi.
Hằng năm, các tổ chức tài chính tham gia BHTG sẽ nộp phí BHTG cho tổ chức
BHTG trong ba tháng đầu tiên của mỗi năm. Việc đóng phí nửa năm một cũng được
chấp nhận. Phí bảo hiểm tiền gửi do tổ chức tham gia BHTG nộp được xác định bằng
cách nhân tỷ lệ phí bảo hiểm và số dư tiền gửi được bảo hiểm trong năm tài chính
trước đó với nhau.
2.5.1. Tỷ lệ phí bảo hiểm.
Tỷ lệ phí bảo hiểm được đề ra và chấp thuận bởi Ủy viên Cơ quan Dịch vụ Tài
chính (uỷ quyền hợp pháp của Thủ tướng Chính phủ), Bộ trưởng Bộ Tài chính thơng
qua các nghị quyết của Hội đồng Chính sách DICJ, và thơng báo cho cơng chúng.
Phí bảo hiểm đặc biệt đã bị loại bỏ vào cuối năm tài chính 2001. Phí bảo hiểm
thơng thường được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động như hỗ trợ tài chính và số
tiền thanh tốn khơng vượt q chi phí dự kiến thanh tốn trực tiếp số tiền bảo hiểm
cho người gửi tiền. Mức tối đa là 0,084% số dư tiền gửi được bảo hiểm. Tiền gửi
được chia thành hai loại là tiền gửi đặc biệt và tiền gửi hác, trong đ tiền gửi đặc biệt
chịu mức phí bảo hiểm cao hơn so với tiền gửi khác. Tỷ lệ phí bảo hiểm sẽ được áp
đặt cho riêng từng loại.
Đến năm 2003 vẫn áp dụng tính phí theo mức độ rủi ro, nhưng chia các hoản
tiền gửi thành tiền gửi với mục đích thanh tốn và tiền gửi chung. Sơ đồ dưới dây là
tỷ lệ phí bảo hiểm thay đổi qua từng năm của DICJ:
10


Năm

Tỷ lệ phí bảo hiểm


1971
1982
1986
1996

0.006%
0.008%
0.012%
0.048%

2001
2002

Tỷ lệ phí bảo
hiểm hƣớng đến
0.006%
0.008%
0.012%

Tiền gửi đặc biệt

Tiền gửi khác

0.048%

0.048%

0.094%

0.080%

Tiền gửi chung

2003
2005

0.090%
0,115%

0.080%
0,083%

2006

0,110%

0,080%

2008

0,108%

0,081%

2009

0,107%

0,081%

2010


0,107%

0,082%

0,107%
(0,089%)
0,108%
(0,090%)
0,054%

0,082%
(0,068%)
0,081%
(0,068%)
0,041%

2012
2014
2015

0,084%

0,084%
(0,07%)
0,084%
(0,07%)
0,042%

Tỷ lệ phí bảo hiểm của DICJ từ khi thành lập đến năm 2015

(Nguồn: />Khi mới thành lập, DICJ áp dụng mức phí bảo hiểm đồng hạng cho tất cả các
khoản tiền gửi. Mức phí c ng tăng l n từ 0,06% năm 1971 đến 0,048% trên số dư tiền
gửi vào năm 1996. Tuy nhiên, từ năm tài chính 1996 đến năm tài chính 2001, DICJ đã
áp dụng cách tính phí theo mức độ rủi ro của các tổ chức tín dụng, phí bảo hiểm được
chia thành "phí bảo hiểm th ng thường" và "phí bảo hiểm đặc biệt (để bảo vệ tồn bộ
số tiền gửi).
11


Vào ngày 1/4/2013, Tổng Công ty Bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản (DICJ) đã giảm
tỷ lệ phí bảo hiểm tiền gửi từ 0,084% xuống cịn 0,07%, và hồn lại 120 tỷ Yên
(tương đương với khoảng 1,3 tỷ đô la Mỹ) các khoản phí thu là phần chênh lệch giữa
số tiền phí cũ và số tiền phí mới mà các ngân hàng Nhật Bản đã nộp trong năm tài
chính 2012. Báo cáo của Moody cho biết đây là một dấu hiệu tích cực cho các ngân
hàng Nhật Bản, đặc biệt là các ngân hàng địa phương, do chính sách giảm phí bảo
hiểm sẽ góp phần làm giảm chi phí cận biên của hoạt động nhận tiền gửi.
Nguyên nhân dẫn đến quyết định giảm tỷ lệ phí bảo hiểm tiền gửi của DICJ là
do trong năm tài chính 2012 khơng có vụ đổ vỡ ngân hàng nào, khu vực ngân hàng
cho thấy dấu hiệu ổn định và quỹ dự trữ gần đây được báo cáo là thặng dư 420,5 tỷ
Yên (tương đương với khoảng 4,5 tỷ đơ la Mỹ).
2.5.2. Tổng phí bảo hiểm tiền gửi.
Doanh thu phí bảo hiểm tiền gửi là là khoản tiền được đ ng g p từ phía các tổ
chức tài chính. Doanh thu phí thay đổi qua từng năm và c sự biến động lên xuống rõ
ràng. Dưới đây là doanh thu phí bảo hiểm tiền gửi của DICJ từ năm 2011 đến 2013:
Năm

Doanh thu phí bảo hiểm tiền gửi

2013


622.3

2012

606.5

2011

702.9

2010

679.3

Doanh thu phí bảo hiểm tiền gửi từ năm 2011 đến 2013 (đơn vị tỷ Yên)
(Nguồn: Annual Report 2013/2014, Annual Report 2012/2013, Annual Report
2011/2012, Annual Report 2010/2011 và tác giả tự tổng hợp)
Như đã đề cập ở bên trên, tại Nhật Bản, phí BHTG được xác định dựa vào mức
độ rủi ro. Các tổ chức hoạt động càng an tồn thì phí BHTG lại càng thấp, và ngược
lại nếu các tổ chức tài chính hoạt động kém an tồn thì số phí BHTG sẽ cao hơn.
Trong 4 năm trên thì doanh thu phí BHTG năm 2011 là cao nhất với 702.9 tỷ Y n vì
trong năm 2011 hệ thống các ngân hàng hoạt động với nhiều rủi ro hơn, điển hình là
trường hợp của ngân hàng Incubator tại Nhật Bản. Năm 2012 thì doanh thu phí giảm
xuống cịn 606.5 tỷ Yên. Đến năm 2013, doanh thu phí BHTG có tăng, tuy nhiên
khơng đáng kể. Và trong các năm đó, Nhật Bản cũng khơng xảy ra trường hợp đổ vỡ
nào ngoại trừ năm 2011.
12


2.6. Chi trả tiền gửi bảo hiểm.

Khi các TCTD bị phá sản hoặc buộc phải tạm dừng hoạt động, hoạt động đầu tiên
của các tổ chức BHTG là thực hiện công tác chi trả tiền gửi cho người dân nhằm tránh
tình trạng hoang mang. Tại Nhật Bản, người dân có thể nhận được khoản tiền gửi thơng
qua hình thức chi trả trực tiếp hoặc số tiền đ được chuyển thẳng vào tài khoản ngân hàng
của họ. Nếu số dư tiền gửi trong tài khoản ít hơn 1000 n, thì số tiền này sẽ khơng được
hồn trả sau khi hồn thành các thủ tục chi trả. Trong trường hợp còn lại, số dư của các
tài khoản tiền gửi th ng thường hoặc tiền gửi tiết kiệm s được thanh toán trả dần vào các
quý tiếp theo trong năm (theo Điều 19).
Tại Nhật Bản, mỗi tổ chức sẽ có riêng một tài khoản chuyên dụng dành cho các
khoản tiền thanh toán nhằm tránh nhầm lẫn với các quỹ tài khoản hác. Dưới đây là bảng
số liệu thể hiện tổng số tiền đã thu và chi của DICJ trong khoảng thời gian 2008-2013:
Tổng số tiền chi
Năm

Tổng số tiền thu

2008
2009
2010
2011

14,176,835 ¥
2,828,250,381 ¥
1,561,750,812 ¥
426,043,388 ¥

Chi trả cho ngƣời gửi
tiền



11,418 ¥
2,062,565 ¥

Hỗ trợ cho các tổ chức
tài chính bị phá sản





2012

521,958,179 ¥

3,210,819 ¥

5,250,000,000 ¥

2013
Tổng

412,652,813 ¥
5,764,832,408 ¥

5,039,738 ¥
10,324,540 ¥

400,000,000 ¥
5,650,000,000¥


Tổng số tiền đã thu và chi của DICJ từ năm 2008 đến năm 2013
(đơn vị: Yên)
(Nguồn: />Ngoài ra, hàng năm, tổ chức BHTG còn tập hợp và thu thập danh sách dữ liệu
về số lượng người gửi tiền để có thể chi trả chính xác và nhanh ch ng, đảm bảo quyền
lợi của người gửi tin c ng như xây dựng niềm tin của công chúng vào hệ thống ngân
hàng.

13


2.7. Hệ thống giám sát và kiểm tra hoạt động bảo hiểm tiền gửi.
Các quốc gia thành lập hệ thống BHTG đều xây dựng một bộ phận chuyên
thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn sự đổ vỡ của các ngân
hàng hoặc xử lý các ngân hàng bị đổ vỡ một các nhanh gọn và giảm thiểu tổn thất đến
mức cao nhất.
Luật BHTG Nhật Bản quy định rằng, DICJ có thể tiến hành kiểm tra giám sát
tổ chức tài chính khi Cơ quan Dịch vụ Tài chính nghi ngờ và xét thấy việc kiểm tra là
cần thiết để đảm bảo các tổ chức tài chính sẽ hoạt động đúng quy định của pháp luật.
Phạm vi kiểm tra, giám sát được quy định tại điều 137, khoản 6 của luật
BHTG. Các hoạt động nghiệp vụ của DICJ dần được mở rộng và phát huy tác dụng.
DICJ chú trọng triển khai hoạt động giám sát với những nội dung sau: tình hình nộp
phí BHTG, dự tính số tiền gửi và các khoản khác phải chi trả trong trường hợp tổ
chức tài chính bị đổ bể, kiểm tra tổng hợp số liệu tiền gửi để đảm bảo đầy đủ, chính
xác quyền lợi người gửi tiền.
Tháng 1 năm 2003, DICJ tiến hành kiểm tra việc thanh tốn phí BHTG. Đây là
một hoạt động không thể thiếu trong việc đảm bảo các khoản phí được nộp đúng hạn
và duy trì sự bình đẳng giữa các tổ chức tham gia BHTG. Chỉ tính riêng trong năm
2007, DICJ đã tiến hành 248 cuộc điều tra, trong đó có 19 cuộc kiểm tra tại chỗ, và
phát hiện ra tổng tài sản ngầm trị giá 18,6 tỷ Yên. Tính từ tháng 6/1996, là thời điểm
DICJ bắt đầu được trao quyền điều tra tài sản, tổng giá trị tích l y tài sản ngầm được

phát hiện lên tới 705,1 tỷ Yên.
Và đối với trường hợp đổ vỡ, Luật BHTG Nhật Bản yêu cầu tất cả các ngân
hàng phải chuẩn bị những thông tin cần thiết để gửi cho BHTG Nhật Bản dưới dạng 7
mẫu biểu dữ liệu nhằm phục vụ cho mục đích tập hợp thơng tin tài khoản theo tên
người gửi tiền. Để đảm bảo hệ thống có thể cùng làm việc hiệu quả, BHTG Nhật Bản
thực hiện quy trình xác minh định kỳ 7 mẫu biểu dữ liệu đối với từng ngân hàng, và
mỗi năm từ 150 – 180 ngân hàng được thực hiện quy trình xác minh dữ liệu.
Dưới đây là số lượng các tổ chức tài chính bị kiểm tra tính đến tháng 1 năm
2015:
Số lƣợng các tổ chức tài chính bị thanh tra
Tổng

Các ngân
hàng

Các ngân hàng Hợp tác xã tín
Shinkin
dụng

2010

46

5

27

14

2011


57

8

44

5

Năm

14


2012

58

20

25

13

2013

46

18


21

7

2014

41

24

15

2

Số lượng các tổ chức tài chính bị thanh tra
(Nguồn: />Trong đó : Các ngân hàng gồm: các ngân hàng lao động, ngân hàng Rokinren,
Ngân hàng Shoko Chukin.
Ngân hàng Shinkin gồm: Ngân hàng Trung ương Shinkin. Hợp tác xã tín dụng
gồm: Ngân hàng liên bang Shinkumi.
Khoảng thời gian thanh tra, giám sát sát được tiến hành từ tháng 7 năm trước
đến tháng 6 năm tiếp theo.
Số lượng các ngân hàng bị thanh tra tăng dần qua các năm. Tính đến ngày
22/07/2014, tổ chức tham gia BHTG gồm có 141 ngân hàng, 267 các ngân hàng
Shinkin và 154 quỹ tín dụng, trong đó số lượng các tổ chức tài chính bị thanh tra
nhiều nhất là các ngân hàng Shinkin. Ri ng năm 2012, số lượng các TCTD bị kiểm tra
nhiều hơn, vì trong khoảng thời gian đó tại Nhật Bản đã xảy ra việc đổ vỡ ngân hàng
Incubator, nên hệ thống kiểm tra giám sát được thắt chặt và nghiệm ngặt hơn rất
nhiều.
Ngồi ra, tổ chức BHTG Nhật Bản cịn thực hiện quyền điều tra tài sản ngầm.
Trên nguyên tắc chi phí tối thiểu, RCC được ủy quyền để thu hồi các khoản nợ xấu,

tăng giá trị thu hồi, giảm bớt gánh nặng cho người nộp thuế. Tuy nhiên, trong quá
trình thu hồi nợ, có nhiều chủ nợ đã dùng các biện pháp tinh vi để che giấu tài sản mà
về nguyên tắc phải được dùng để trả nợ.
Theo Luật Bảo hiểm tiền gửi của Nhật Bản, DICJ được trao quyền để tiến
hành điều tra các tài sản ngầm đó. “Ban điều tra đặc biệt” bao gồm đội ngũ các
chuyên gia từ: cơ quan thuế vụ, cơ quan công tố, cơ quan cảnh sát quốc gia, phòng
hải quan, chuyên gia thuộc khối ngân hàng. Trong quá trình điều tra của mình, các
ngân hàng được yêu cầu công khai các thông tin về tài khoản tiền gửi của các bên liên
quan kể cả các hành vi nợ gia đình chủ nợ, các đối tác kinh doanh… Đồng thời, các
ngân hàng được yêu cầu đệ trình hồ sơ về luồng tiền mặt, tiến hành phỏng vấn các
bên liên quan để điều tra làm rõ luồng tiền mặt và tài sản.
Từ đó có thể thấy, hoạt động kiểm tra giám sát của hệ thống BHTG Nhật Bản
là một nghiệp vụ then chốt và không thể thiếu, nhằm giúp cho các tổ chức tài chính

15


hoạt động hiệu quả hơn và kịp thời chấn chỉnh hoạt động nếu các định chế tài chính
đang trên đà mất cân bằng, gây ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng Nhật Bản.
2.8. Quy trình xử lý các tổ chức tài chính bị đổ bể.
Hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản rất phát triển khơng chỉ vì có hành
lang pháp lý thơng thống, hạn mức chi trả tiền gửi phù hợp mà cịn vì quy trình xử lý
các tổ chức tài chính bị đổ bể hoạt động rất hiệu quả, kịp thời ngăn chặn các ảnh
hưởng xấu mang tính lan truyền đến tồn bộ hệ thống các ngân hàng.
Tại Nhật Bản, có hai phương pháp xử lý đổ vỡ tài chính hiện đang được áp
dụng là phương pháp Đặc biệt và phương pháp Thông thường:
- Phương pháp xử lý đặc biệt: với những trường hợp đổ vỡ có tính hệ thống,
BHTG Nhật Bản s thực hiện một quy trình kiểm sốt nghiêm ngặt hơn.
Phương pháp xử lý là Bơm vốn, hỗ trợ tài chính trong trường hợp thiếu vốn chi
trả và quốc hữu hóa.

- Phương pháp xử lý đổ vỡ thơng thường: chính sách chi phí tối thiểu với cơ chế
Tiếp nhận và mua lại (P&A) hoặc Chi trả được BHTG Nhật Bản áp dụng. Giữa
hai cơ chế này, P&A mang lại hiệu quả cao hơn. Cơ chế này tuân theo Luật
phá sản và Luật Tái thiết dân sự (CRL). BHTG Nhật Bản s được chỉ định là tổ
chức Quản lý tài chính, đứng ra để thực hiện các hoạt động như: quản lý các
ngân hàng phá sản, đánh gia tài sản, chuyển các tài sản tốt sang cho Ngân hàng
Bắc cầu và các tài sản xấu cho RCC.
Dưới đây là mơ hình thể hiện q trình xử lý các tổ chức tài chính bị đổ bể:

Tổ chức tài chính
bị phá sản

Chuyển
giao kinh
doanh

Các tổ chức tài chính
mạnh
Ngân hàng bắc cầu

Tái chuyển
giao kinh
doanh

Tổ chức tài chính tái
thiết

16
Hỗ trợ tài chính
Thanh tốn tiền mua tài

sản
Cho vay

DICJ
RCC

Cho vay hoặc đảm bảo
Hỗ trợ
cáctàikhoản
chính
Hỗ nợ
trợ tài chính


Mua các khoản nợ xấu

Mơ hình hoạt động hỗ trợ tài chính của DICJ
(Nguồn: )
Hỗ trợ tài chính.
Trước tiên, Tổng công ty BHTG Nhật Bản sẽ thực hiện hỗ trợ tài chính cho các tổ
chức có dấu hiệu bất ổn. Hỗ trợ tài chính có thể được thực hiện dưới hình thức cấp tiền,
cho vay, mua tài sản, đảm bảo hoặc tiếp nhận nợ, mua cổ phiếu ưu đãi hoặc bơm vốn cho
các tổ chức đó. Người dân có thể thực hiện rút tiền ngay lập tức, nhằm hạn chế những
ảnh hưởng xấu về hoạt động cũng như giữ vững uy tín của tổ chức tài chính bị đổ bể,
tránh tình trạng gây hoang mang và ảnh hưởng đến tồn bộ hệ thống ngân hàng.
Ngồi ra, hai cơng ty con là RCC (Tổng công ty thu hồi và xử lý nợ), Ngân hàng
Bắc Cầu còn nhận được hỗ trợ tài chính từ phía tổng cơng ty BHTG Nhật Bản. Như đã đề
cập ở trên, hai công ty này thực hiện nghiệp vụ thu hồi, xử lý các khoản nợ xấu, giúp cho
các TCTD có thể đáp ứng được khả năng than khoản tạm thời. Nguồn vốn của hai công
ty con này đề do DICJ cung cấp và hỗ trợ.

Thu mua các khoản nợ xấu, nợ khó địi.
Tiếp theo, RCC (Công ty xử lý và thu hồi nợ) sẽ chịu trách nhiệm thu mua các
khoản nợ xấu của các tổ chức bị phá sản theo Luật BHTG. RCC xử lý các khoản nợ xấu
bằng cách xác định tình trạn của các tổ chức có nguy cơ phá sản, tư vấn và lên kế hoạch
chi trả cho các tổ chức này dựa trên sự tin nhiệm. Sau khi thu mua nợ xấu, tổ chức tài
chính bị phá sản sẽ thu được một khoản tiền từ RCC nhằm cứu vớt hoạt động kinh doanh
của mình. DICJ sẽ tiến hành cho vay hoặc đảm bảo các khoản nợ mà RCC đã thực hiện
thu mua. Từ năm tài chính 1996 đến nay, RCC đã tiến hành thu mua 9,940.9 tỷ Yên các
khoản nợ xấu. Dưới đây là số liệu thống kê việc thu mua các khoản nợ xấu của RCC từ
năm tài chính 2008 đến năm 2013:
Năm

17

Số lƣợng các khoản nợ xấu RCC thu mua
đƣợc


(đơn vị tỷ Yên)
2008
2009

170.6
121.1

2010
100.4
2011
110.6
2012

106.6
2013
87.9
Số lượng các khoản nợ xấu mà RCC thu mua được
trong khoảng thời gian 2008 đến 2013.
(Nguồn: )
Ngồi ra, các khoản nợ dân sự và hình sự của các nhà quản lý của các tổ chức
tài chính bị phá sản được RCC tiến hành thu mua. Nếu quá trình thu hồi các khoản nợ
dân sự gặp khó khăn bởi các chủ tài sản gây cản trợ hoặc muốn che giấu tài sản , RCC
cùng với DICJ sẽ lập bản khiếu nại tố cáo các cá nhân này. Từ năm tài chính 1997
cho đến ngày 31/03/2015, lý 127 trường hợp bồi thường dân sự với tổng số tiền lên
đến 132.6 tỷ Yên đã được tiến hành xử lý, đồng thời thực hiện quyền quy trách nhiệm
cho 708 cá nhân đã có những hành động bất hợp pháp. Đây là một con số không hề
nhỏ. Tất cả các khoản nợ xấu đó sẽ giúp cho các TCTD có thêm các khoản tài chính
để đối phó, vượt qua thời kỳ khó khăn trong kinh doanh.
Cơng tác thu mua và xử lý các khoản nợ xấu thường rất khó thực hiện, hoặc
gây mất thời gian trong quá trình thực hiện. Việc thành lập một công ty con – RCC
chuyên giải quyết và xử lý các tổ chức tài chính bị đổ bể là một cách làm khôn ngoan,
giúp giảm bớt các chi phí về thời gian và tiền bạc trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi
tại Nhật Bản.
Thực hiện chuyển giao kinh doanh và hỗ trợ tài chính cho các tổ chức tài chính tái
thiết.
Đối với các tổ chức tài chính bị phá sản, khi khơng cịn biện pháp nào có hiệu
quả có thể giúp các tổ chức này khơi phục lại khả năng hoạt động thì biện pháp mua
lại và sáp nhập hay chuyển giao toàn bộ hoặc một phần kinh doanh được áp dụng
nhiều hơn cả trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản. Tổ chức BHTG tại Nhật
Bản sẽ chọn một tổ chức tài chính lành mạnh đứng ra tiếp nhận và mua lại tổ chức bị
đổ vỡ. Các tổ chức tài chính lành mạnh sẽ nhận được sự hỗ trợ tài chính từ DICJ dưới
các hình thức sau: trợ cấp một khoản tiền, cho vay hoặc vay từ các quỹ tiền gửi, thực
hiện mua các tài sản, bảo lãnh các khoản nợ, tham gia mua cổ phiếu ưu đãi hoặc các

cổ phần bị rớt giá. Trong các trường hợp chuyển giao một phần kinh doanh hoặc
18


chuyển giao số tiền gửi được bảo hiểm của các tổ chức bị phá sản, DICJ có thể thực
hiện hỗ trợ cho chính các tổ chức bị phá sản nhằm mục đích đảm bảo sự cơng bằng.
Từ năm tài chính 1992 đến tháng 9 năm 2014, DICJ đã hỗ trợ tài chính cho 182
trường hợp với con số lên tới 25,424.6 tỷ Yên.
Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay, một trường hợp được thực hiện
hỗ trợ tài chính vào năm 2011, số tiền hỗ trợ cho các tổ chức tài chính mạnh là 46,1 tỷ
Yên, 75,2 tỷ Yên là số tiền hỗ trợ dành cho TCTD bị phá sản, DICJ cũng dành 53 tỷ
Yên để thực hiện việc mua các loại tài sản.
Việc xử lý tổ chức đổ vỡ trong thời gian vừa qua được thực hiện chủ yếu qua
ngân hàng bắc cầu (do DICJ cung cấp tài chính) nhằm tạm thời duy trì hoạt động kinh
doanh của ngân hàng cho đến hi tìm được ngân hàng lành mạnh mua lại ngân hàng
yếu kém. Ngồi ra, Cơng ty sáng kiến tái cơ cấu doanh nghiệp của Nhật Bản (ETIC)
được thành lập nhằm giúp cho quá trình xử lý các tổ chức tài chính đổ bể diễn ra
nhanh hơn thông qua các nghiệp vụ như đánh giá tài sản của các doanh nghiệp, hỗ trợ
xây dựng các hoạt động và lập kế hoạch tái cơ cấu tài chính, điều phối các chủ nợ và
các bên liên quan một cách công bằng, minh bạch. Đây cũng là một trong những
nghiệp vụ quan trọng của hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản mà Việt Nam cần
học hỏi rất nhiều.

3. Đánh giá hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản.
3.1. Thành công của hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản
Hệ thống tài chính Nhật Bản bắt đầu đối mặt với vấn đề nợ xấu nghiêm trọng
kể từ những năm 90 của thế kỷ trước khi giá cổ phiếu, giá đất giảm mạnh thể hiện rõ
sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng, kéo theo sự phá sản của hàng loạt cơng ty
chun về tín dụng nhà ở, các quỹ tín dụng và ngân hàng. Tổng dư nợ tồn đọng trong
nền kinh tế, từ dưới 200.000 tỷ Yên đầu những năm 80, đã tăng vọt thêm hơn 300.000

tỷ Yên lên tới trên 500.000 tỷ Yên vào giữa thập kỷ 90, vượt cả GDP danh nghĩa.
Những tổn thất phát sinh do nợ xấu gây ra đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản gần như
sụp đổ vào thời điểm đó.
Cơng tác xử lý nợ xấu tiếp tục bị trì hỗn trong khi vấn đề nợ xấu ngày càng
đan xen phức tạp với những vấn đề của nền kinh tế và hệ thống tài chính. Tuy nhiên,
sau khi xây dựng hệ thống BHTG, nền kinh tế Nhật Bản đã đạt được những thành
công nhất định như sau:
Thứ nhất, cơ sở pháp lý cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản có tính
đồng bộ và tính khả thi cao đảm bảo cho hệ thống pháp luật được minh bạch và rõ
ràng trong việc triển khai các chính sách BHTG tại Nhật Bản. Cơ sở pháp lý cao nhất
19


là Luật bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản, được ban hành vào tháng 3 năm 1971 và bắt
đầu có hiệu lực vào ngày 01/04/1971. Luật bảo hiểm tiền gửi gồm có 10 chương, quy
định đầy đủ các nội dung cần thiết như: m hình hoạt động, chủ thể tham gia, phạm vi
bảo hiểm, phí và cách tính phí, hạn mức chi trả, cơ chế thanh toán, bồi thường và các
điều khoản quy định về việc xử lý các chế tài đổ vỡ.
Cùng với đó là việc xây dựng hàng loạt các văn bản dưới Luật nhằm quy định
cụ thể về việc thực hiện các nghiệp vụ khác của hoạt động bảo hiểm tiền gửi của Nhật
Bản chẳng hạn như: nghiệp vụ thanh tra giám sát được tiến hành như thế nào và bởi
cơ quan c thẩm quyền nào, các nghiệp vụ nhằm nâng cao khả năng tài chính c ng như
việc tái tổ chức lại các định chế tài chính c ng được quy định từ đó tránh việc chồng
chéo tránh nhiệm cũng như nghĩa vụ với các cơ quản khác. Hơn nữa, qua các năm,
Luật bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản và các văn bản dưới luật cũng được sửa đổi và bổ
sung nhằm đảm bảo tính thực tế trong quá trình thực hiện và triển khai hoạt động bảo
hiểm tiền gửi, phù hợp với mục tiêu và phương hướng mà Chính phủ Nhật Bản đề ra.
Thứ hai, phí bảo hiểm tiền gửi được xây dựng và tính toán dựa theo mức độ
rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG tại Nhật Bản. Từ khi thành lập
đến nay, tỷ lệ phí bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản ln được thay đổi từ đó tạo động

lực, khuyến khích các TCTD hoạt động an tồn hơn và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của
người gửi tiền.
Khi mới thành lập, tổ chức BHTG tại Nhật Bản cũng được áp dụng mức phí
bảo hiểm đồng hạng. Tuy nhiên, mức phí này khơng cịn phù hợp với thực trạng hoạt
động bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản. Bắt đầu từ năm 1996, Nhật Bản đã áp dụng cách
tính phí theo mức độ rủi ro của các tổ chức tín dụng, phí bảo hiểm cũng được chia
làm hai loại là phí bảo hiểm thơng thường và phí bảo hiểm đặc biệt. Khi quy định rõ
ràng về tỷ lệ phí cũng như cách tính phí thì việc phân loại thứ tự xếp hạng các ngân
hàng cũng trở nên dễ dàng hơn. Mặc dù điều này trái với xu hướng trên thế giới, tạo
khoảng cách về rủi ro và uy tín giữa các tổ chức tài chính, tuy nhiên Nhật Bản đã tạo
nên một sân chơi đầy cạnh tranh và lạnh mạnh giữa các tổ chức tài chính, tạo động
lực để các tổ chức này hoạt động an tồn hơn. Vì vậy doanh thu phí năm 2012 và
2013 vẫn tiếp tục tăng từ 606.5 tỷ Yên lên đến 622.3 tỷ Yên. Mặc dù tổng phí thu
được khơng cao bằng năm 2011 là 702.9 tỷ Yên nhưng tổng công ty BHTG tại Nhât
Bản không phải chi trả tiền gửi cho người dân vì khơng cịn đổ vỡ của ngân hàng.
Trong các năm tài chính 2013 hay 2014, tỷ lệ phí bảo hiểm đã giảm xuống.
Đây là một dấu hiệu đáng mừng cũng như khẳng định việc xây dựng phí BHTG theo
mức độ rủi ro của Nhật Bản phù hợp với xu hướng quốc tế hiện nay, phản ánh đúng
thực trạng hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản, thực sự làm giảm các nguy cơ

20


và rủi ro xấu có thể xảy ra với chính các tổ chức tham gia BHTG c ng như người dân
gửi tiền tại tổ chức đó.
Thứ ba, so với các quốc gia khác thì hạn mức chi trả bảo hiểm tiền gửi tại
Nhật Bản là khá cao. Hạn mức chi trả tiền gửi tại một vài quốc gia trong khu vực
Châu Á như sau: Hàn Quốc- KRW 50.000.000( 53.000USD), Philippines- P
250.000( 5.200 USD), Đài Loan- NT$1.000.000( 30.000 USD), Indonesia- IDR 100
million ( 11.000 USD), trong hi đ tại Nhật Bản, con số này là 10.000.000 Yên tương

đương với 86.000 USD, đứng sau Mỹ - 250.000 USD. Trong khoảng thời gian từ năm
2010 đến 2013, GDP bình quân đầu người tại Nhật Bản lần lượt là 42,909.2 USD,
46,203.7 USD, 46,679.3 USD, 38,633.7 USD (Nguồn từ Worldban). Khi GDP bình
quân đầu người các năm trước còn cao hơn năm 2013 mà hạn mức chi trả tại Nhật
Bản vẫn được đánh giá là cao mà đến năm 2013, con số này tụt xuống cịn 38,633.7
USD thì có thể khẳng định rằng hạn mức chi trả tiền gửi tại Nhật Bản là hợp lý và có
thể thỏa mãn được nhu cầu của người dân trong trường hợp có đổ vỡ xảy ra. Trong
các trường hợp xảy ra đổ vỡ tại Nhật Bản, chưa có một trường hợp nào khiếu nại về
việc chi trả cũng như số tiền mà người dân được nhận khi ngân hàng bị phá sản.
Hạn mức chi trả tiền gửi tại Nhật Bản được thay đổi, xuất phát từ 1 triệu Yên,
sau đó là 3 triệu Yên và cuối cùng được duy trì ở mức 10 triệu Yên/ một người gửi
tiền tại một ngân hàng tính đến thời điểm hiện tại. Điều này cũng thể hiện sự quan
tâm của Chính phủ Nhật Bản tới lợi ích của người dân cũng như góp phần bảo đảm an
tồn hệ thống ngân hàng phù hợp với tình hình mới.
Thứ tư, liên quan đến nghiệp vụ thanh tra giám sát – đây thực sự là một điểm
mạnh của hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Nhật. Các tổ chức tham gia BHTG không
chỉ bị kiểm tra giám sát tại chỗ theo định kỳ mà còn có thể bị điều tra ngầm theo phê
chuẩn của Thủ tướng khi có dấu hiệu bất ổn trong hoạt động. Các thành viên trong
mạng An tồn tài chính được phân chia rõ ràng về quyền hạn và chức năng trong việc
kiểm soát và giám sát hoạt động của các tổ chức tài chính.
Ngân hàng Trung ương phối hợp cùng với Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA)
tiến hành giám sát và kiểm tra tại chỗ các TCTD, đóng vai tró là người cho vay cuối
cùng. Cơ quan Dịch vụ Tài chính sẽ tiến hành giám sát hợp nhất các ngân hàng, các
cơng ty bảo hiểm và cơng ty chứng hốn, đưa ra đường lối chính sách trong việc điều
hành các lĩnh vực tài chính và đóng vai trị tiên phong trong việc xử lý ngân hàng đổ
vỡ. Ngay khi có dấu hiệu tiềm ẩn những rủi ro, các cơ quan sẽ tiến hành việc giám sát
ngay lập tức và phối hợp với các bên có liên quan như Bộ Tài chính và tổng cơng ty
bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản nhằm chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất là có đổ vỡ xảy
ra. Hơn nữa việc kiểm tra trực tiếp và điều tra ngầm thực sự đã phát huy hiệu quả khi


21


mà các khoản nợ dân sự và hình sự đối với các nhà quản lý của các tổ chức tài chính
bị đổ vỡ đã được tìm thấy, góp phần giảm gánh nặng cho tổ chức
BHTG tại Nhật Bản cũng như bù đắp phần chi phí đã được dùng để chi trả cho
người dân hoặc thanh lý tài sản. Tính đến cuối tháng 3 năm 2015, DICJ đã phát hiện
ra 739.1 tỷ Yên bị che giấu trong 2496 cuộc điều tra trên cơ sở tính tích lũy từ năm tài
chính 1996.
Việc kiểm tra thường xuyên và công tác điều tra ngầm cũng tạo ra sự công
bằng, minh bạch, giúp cho các tổ chức tài chính hoạt động có hiệu quả và tuân thủ
theo các quy định của pháp luật hơn.
Thứ năm, một thành công nữa trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Nhật Bản
mà khơng thể khơng nhắc tới, đó là cơ chế xử lý các tổ chức tài chính bị đổ bể vơ
cùng hiệu quả và có hệ thống. Tại Nhật Bản, hai công ty con là RCC (công ty quản lý
và thu hồi nợ) và ngân hàng Bắc Cầu đã được thành lập để chuyên xử lý các khoản nợ
xấu, khoản nợ không thanh lý cũng như đưa ra các biện pháp hỗ trợ tài chính để ngân
hàng có dấu hiệu bất ổn có thể khơi phục và hoạt động trở lại bình thường hoặc thực
hiện ngay biện pháp thu mua hoặc sáp nhập nhằm tránh những hậu quả hệ lụy như
việc kéo dài thời gian xử lý và gây mất lịng tin từ phía người dân cũng như ảnh
hưởng đến toàn bộ hệ thống.
Cơ chế xử lý các tổ chức tài chính bị đổ bể đưa ra các biện pháp hỗ trợ tài
chính như bơm vốn, cho vay hoặc bảo lãnh để bước đầu giúp các định chế tài chính
đó tự khơi phục lại khả năng hoạt động của mình. Cơng ty thu hồi và xử lý nợ giúp
các doanh nghiệp hình thành các quỹ tái thiết, tăng cường xử lý nợ thông qua hoạt
động mua bán nợ và kết quả là số nợ xấu đã giảm một cách nhanh chóng. Trong năm
tài chính 2013, các khoản nợ đã được chi trả toàn bộ với con số lên đến 87.9 tỷ Yên.
Nếu các nghiệp vụ trên không còn tác dụng, biện pháp sáp nhập và mua lại ngay lập
tức được áp dụng. Các tổ chức tài chính lành mạnh sẽ được lựa chọn nhằm tiến hành
sáp nhập hoặc mua lại với các tổ chức đã bị đổ bể. Nhưng một điều thú vị là các tổ

chức lành mạnh sẽ được hỗ trợ về mặt tài chính và nguồn lực để có thể thu mua lại tổ
chức bị phá sản một cách nhanh chóng cũng như tái cơ cấu lại tổ chức bị đổ bể và đưa
các tổ chức này quay lại hoạt động như bình thường. Trong trường hợp phá sản của
ngân hàng Incubator, quá trình xử lý cũng như việc chi trả tiền gửi cho người dân
được thực hiện trong vòng 16 tháng (từ ngày 27/05/2010 cho đến ngày 30/09/2011),
đây là một khoảng thời gian quá nhanh cho việc xử lý mà không hề gây ảnh hưởng
đến toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như niềm tin của người dân. Từ đó có thể thấy,
cơ chế xử lý các ngân hàng bị đổ bể tại Nhật Bản vô cùng hiệu quả và là bài học hay
cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại các nước khác trên thế giới.

22


3.2. Hạn chế trong hoạt đông Bảo hiểm tiền gửi của Nhật Bản.
Tuy đạt được rất nhiều những thành tựu trên, tuy nhiên BHTG Nhật Bản cũng có
những yếu điểm trong cơ chế hoạt động của mình. Những hạn chế này biểu hiện ở những
điểm sau:
Thứ nhất, mơ hình “chi trả với quyền hạn mở rộng” của BHTG Nhật Bản hiện
nay dù đóng vai trị rất lớn trong việc giải quyết đổ vỡ ngân hàng tuy nhiên, hệ thống
BHTG của Nhật Bản chưa can thiệp được vào mỗi quá trình hoạt động của các tổ chức tài
chính. Dẫn đến sự việc, không ngăn chặn kịp thời những đổ vỡ đáng tiếc xảy ra. Gần
như, đến khi nhận được những cảnh báo hoặc thơng tin thì các tổ chức tài chính đã đứng
bên bờ vực phá sản và mất sự kiểm sốt hồn tồn.
Thứ hai, các loại tiền gửi được bảo hiểm chưa được phù hợp với tình hình hiện tại
của nền kinh tế. Theo luật BHTG Nhật Bản, các khoản tiền gửi bằng ngoại tệ sẽ không
được bảo hiểm. Thực tế cho thấy, Nhật Bản là một nền kinh tế có tốc độ phát triển đến
chóng mặt, với trình độ công nghệ cao nên việc thu hút đầu tư trực tiếp từ các quốc gia
khác là rất lớn do đó nhu cầu về ngoại tệ cũng như dòng vốn ngoại tệ đổ vào Nhật Bản sẽ
tăng lên rất nhiều. Vì vậy, việc chỉ bảo hiểm các khoản tiền gửi nội tệ sẽ làm mất đi các
cơ hội trong việc huy động vốn tiền gửi ngoại tệ từ phía dân chúng.

Thứ ba, việc quy định đối tượng được bảo hiểm tiền gửi khơng bao gồm các cơng
ty nước ngồi có trụ sở tại Nhật Bản hoặc các công ty của Nhật Bản nhưng khơng có trụ
sở chính tại nước này cũng là một hạn chế trong quy tắc BHTG từ Nhật Bản. Khi mà sự
hội nhập quốc tế ngày càng trở nên sâu rộng, thì việc quy định như trên sẽ khơng cịn phù
hợp với thơng lệ quốc tế, làm giảm đi một phần cơ hội phát triển của ngành ngân hàng
nói riêng và hệ thống tài chính Nhật Bản nói chung.

23


24



×