Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

(Luận án tiến sĩ) Nghiên cứu ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUC DN
-----------------------------------

TRầN THị THU HUYềN

NGHIấN CU NH HNG CA CHUYN DỊCH
CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN

HÀ NỘI – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUC DN
-----------------------------

TRầN THị THU HUYềN

NGHIấN CU NH HNG CA CHUYN DỊCH
CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 9310105

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. LÊ HUY ĐỨC

HÀ NỘI – 2021


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án “Nghiên cứu ảnh hưởng của chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam” là do
tôi thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2021
Tác giả luận án

Trần Thị Thu Huyền


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Huy Đức, người
đã luôn đồng hành, định hướng khoa học, chỉ dẫn nhiệt tình và ln nhắc nhở, động
viên tác giả trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận án này.
Bên cạnh đó, tác giả xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, Ban lãnh đạo Khoa Kế hoạch và Phát triển cùng các thầy cô trong
Khoa đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả có thể tham gia và hồn thành
chương trình học tập. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Viện Đào tạo Sau đại học,

các Giảng viên của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã giúp đỡ nhiệt tình và đóng
góp nhiều ý kiến q báu cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn
thiện luận án.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình
đã ln động viên, khích lệ và là nguồn động lực giúp tác giả hoàn thành luận án.

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2021
Tác giả luận án

Trần Thị Thu Huyền


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
MỤC LỤC.............................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ viii
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..................................................... 11
1.1. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới
tăng trưởng năng suất lao động xã hội ............................................................... 11
1.2. Những nghiên cứu về phương pháp đo lường ảnh hưởng của chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội.......................... 14
1.3. Khoảng trống nghiên cứu rút ra từ tổng quan nghiên cứu......................... 23
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 25
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
XÃ HỘI ................................................................................................................ 26
2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ............................................................... 26
2.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế ........................................................................... 26
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ....................................................... 28
2.1.3. Thước đo chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ........................................ 29
2.1.4. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ....................................... 31
2.2. Năng suất lao động xã hội............................................................................. 33
2.2.1. Khái niệm............................................................................................ 33
2.2.2. Vai trò của tăng năng suất lao động xã hội .......................................... 35
2.2.3. Thước đo năng suất lao động xã hội .................................................... 35
2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động xã hội ........................... 36


iv

2.3. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng suất lao
động xã hội ........................................................................................................... 41
2.3.1. Cơ sở lý thuyết .................................................................................... 41
2.3.2. Cơ chế ảnh hưởng ............................................................................... 44
2.4. Mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng
trưởng năng suất lao động xã hội ....................................................................... 46
2.4.1. Mơ hình hạch tốn tăng trưởng ............................................................ 46
2.4.2. Mơ hình kinh tế lượng ......................................................................... 52
TĨM TẮT CHƯƠNG 2 ...................................................................................... 59
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
VÀ TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ..... 60
3.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam ........................ 60
3.1.1. Chuyển dịch cơ cấu giá trị gia tăng (GTGT) theo ngành ...................... 61
3.1.2. Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất (GTSX) theo ngành...................... 68

3.1.3. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ............................................. 72
3.2. Thực trạng tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam ................. 75
3.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng năng suất lao
động xã hội ở Việt Nam ....................................................................................... 83
TĨM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 91
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU NGÀNH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
XÃ HỘI Ở VIỆT NAM ....................................................................................... 92
4.1. Phân tích đóng góp của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng
suất lao động xã hội bằng mơ hình hạch tốn tăng trưởng ............................... 92
4.1.1. Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành đến tăng trưởng
năng suất lao động xã hội .............................................................................. 92
4.1.2. Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu sản lượng theo ngành đến tăng trưởng
năng suất lao động xã hội ............................................................................ 100


v

4.2. Phân tích ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng
suất lao động xã hội bằng mơ hình kinh tế lượng ............................................ 112
4.2.1. Mơ hình nghiên cứu .......................................................................... 112
4.2.2. Thống kê mô tả các biến .................................................................... 113
4.2.3. Kết quả ước lượng ............................................................................. 115
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 .................................................................................... 132
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................. 134
5.1. Kết luận ....................................................................................................... 134
5.2. Đề xuất một số khuyến nghị ....................................................................... 138
5.2.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế .................................. 138
5.2.2. Một số khuyến nghị chính sách ......................................................... 139
5.3. Các hạn chế của luận án cần tiếp tục nghiên cứu ..................................... 141

5.4. Đề xuất một số hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................. 141
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN TỚI
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................ 143
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN

Association of Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia đông Nam Á

CBCT

Chế biến chế tạo

CCKT

Cơ cấu kinh tế

CCNKT

Cơ cấu ngành kinh tế

CDCCNKT

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế


CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa - Hiện đại hóa

GTGT (VA)

Giá trị gia tăng

GTSX (GO)

Giá trị sản xuất

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NN-CN-DV

Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ

NSLĐ

Năng suất lao động

NSLĐXH

Năng suất lao động xã hội

TCTK


Tổng cục thống kê


vii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mô tả các biến trong hai mơ hình hồi quy .............................................. 54
Bảng 3.1. Cơ cấu GTGT theo ngành của Việt Nam, 1995-2018............................. 62
Bảng 3.2. Cơ cấu GTGT các ngành kinh tế cấp 1 giai đoạn 1995-201 ................... 64
Bảng 3. 3. Cơ cấu GTGT khu vực dịch vụ giai đoạn 1995-2018 ............................ 67
Bảng 3.4. Tỷ lệ GTGT của các nhóm ngành kinh tế giai đoạn 1995-2018 ............. 70
Bảng 3.5. Cơ cấu GTSX của 20 ngành kinh tế, 1995-2018 .................................... 71
Bảng 3.6. Cơ cấu lao động 20 ngành kinh tế giai đoạn 1995-2018 ......................... 74
Bảng 3.7. NSLĐ và tốc độ tăng NSLĐ của các ngành kinh tế, 1995-2018 ............. 77
Bảng 3.8. NSLĐ và tốc độ tăng NSLĐ của các ngành kinh tế cấp 1 của Việt Nam 80
Bảng 3.9. NSLĐXH của Việt Nam và một số nước giai đoạn 2001-2016 .............. 82
Bảng 3.10: Tỷ trọng lao động, tỷ trọng sản lượng, tỷ lệ GTGT, mức NSLĐ và tốc độ
tăng NSLĐ của 20 ngành kinh tế giai đoạn 1995-2018 ..................... 84
Bảng 3.11: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản lượng bình quân, tốc độ chuyển dịch cơ
cấu lao động bình quân và tốc độ tăng NSLĐXH ............................. 89
Bảng 4.1. Thống kê mơ tả các biến trong hai mơ hình ......................................... 114
Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mơ hình 1 ..................... 114
Bảng 4.3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình 2 ..................... 115
Bảng 4.4. Kết quả ước lượng theo mơ hình Pooled OLS, FEM, REM ................. 116
Bảng 4.5. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ......................................................... 117
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Davidson và MacKinnon........................................ 117
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu lao động tới tăng trưởng NSLĐXH
....................................................................................................... 118
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu lao động tới tăng trưởng NSLĐXH tại

từng vùng kinh tế............................................................................ 122
Bảng 4.9. Kết quả ước lượng từ mơ hình Pooled, REM, FEM ............................. 123
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến ....................................................... 124
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định Davidson và MacKinnon...................................... 124
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu sản lượng tới tăng trưởng NSLĐXH
....................................................................................................... 125
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu sản lượng tới tăng trưởng NSLĐXH
tại từng vùng kinh tế ....................................................................... 128


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Cơ chế ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng suất
lao động xã hội ................................................................................. 46
Hình 3.1. Tốc độ tăng GDP của nền kinh tế và của 3 khu vực kinh tế, 1995-2018 . 60
Hình 3.2. Cơ cấu GTGT khu vực nơng nghiệp, 1995-2018 .................................... 65
Hình 3.3. Cơ cấu GTGT khu vực cơng nghiệp giai đoạn 1995-2018 ...................... 66
Hình 3.4. Cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam và một số nước .............................. 68
Hình 3.5. Cơ cấu GTSX theo ngành kinh tế giai đoạn 1995-2018 .......................... 69
Hình 3.6. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế, 1995-2018............................... 73
Hình 3.7. NSLĐXH và tốc độ tăng NSLĐXH của Việt Nam, 1995-2018 .............. 76
Hình 3.8. Tốc độ tăng trưởng NSLĐXH bình quân của một số nước Châu Á giai đoạn
2001-2016 ........................................................................................ 81
Hình 4.1. Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng NSLĐXH ..... 93
Hình 4.2. Phân tích đóng góp tĩnh và động của CDCC đến tăng trưởng NSLĐXH giai
đoạn 1995-2018 ................................................................................ 95
Hình 4.3. Tỷ trọng đóng góp của 20 ngành vào tăng trưởng NSLĐXH .................. 96
Hình 4.4. Tỷ trọng đóng góp của chuyển dịch cơ cấu vào tăng trưởng NSLĐXH .. 97
Hình 4.5. Đóng góp thuần của các yếu tố vào tăng trưởng NSLĐXH Việt Nam .. 102

Hình 4.6. Biến động tỷ lệ GTGT của các ngành kinh tế, 1995-2018 .................... 104
Hình 4.7. Tốc độ tăng VA và tốc độ tăng GO của các ngành, 1995-2018............. 105
Hình 4.8. Phân tích đóng góp tĩnh và động của chuyển dịch cơ cấu ngành vào tăng
trưởng NSLĐXH giai đoạn 1995-2018 ........................................... 106
Hình 4.9. Đóng góp của 20 ngành kinh tế vào tăng trưởng NSLĐXH .................. 108
Hình 4.10. Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu sản lượng vào tăng trưởng NSLĐXH
....................................................................................................... 109


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh tồn cầu hóa mạnh mẽ và cạnh tranh gay gắt, tăng năng suất
lao động xã hội (NSLĐXH) là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia, là yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Năng suất
lao động xã hội cao và tăng nhanh sẽ tạo điều kiện tăng quy mô và tốc độ của tổng
sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân, cho phép giải quyết các vấn đề về tích lũy, tiêu
dùng của nền kinh tế. Trong hơn hai thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những thành
tựu nổi bật trong việc cải thiện năng suất lao động của nền kinh tế, thể hiện ở mức
NSLĐXH tăng liên tục qua các năm. Năm 2018, NSLĐXH của Việt Nam đạt 102,2
triệu đồng/lao động, tăng gấp 13,4 lần so với năm 1995. Tuy nhiên, mức NSLĐXH
của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực. Xét về giá trị
tuyệt đối, theo số liệu của ngân hàng thế giới NSLĐXH (tính theo PPP 2011) của
Việt Nam năm 2018 chỉ bằng 7,3% mức năng suất của Singapore; 19% của
Malaysia; 37% của Thái Lan; 44,8% của Indonesia và bằng 55,9% NSLĐ của
Philipin. Đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối về mức NSĐXH giữa
Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng. Chênh lệch mức NSLĐXH (tính theo
PPP 2011) của Singapore và Việt Nam tăng từ 132.559 USD năm 2011 lên 141.276
USD năm 2018; của Malaysia từ 42.389 USD lên 47.545 USD; của Thái Lan từ

14.977 USD lên 18.973 USD. Năng suất lao động xã hội của Việt Nam còn ở mức
thấp so với các nước trong khu vực đang là yếu tố cản trở đối với nâng cao năng
lực cạnh tranh của nền kinh tế. Điều này cho thấy khoảng cách và thách thức mà
nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức
NSLĐXH của các nước trong khu vực là rất lớn. Như vậy, để tránh nguy cơ tụt
hậu so với các nước thì việc tăng nhanh NSLĐXH đối với Việt Nam là nhiệm vụ
cấp bách hàng đầu.
Theo tổ chức Lao động quốc tế - ILO (2014), để tăng nhanh NSLĐ có hai
con đường cho các quốc gia: Một là tăng hiệu quả của các ngành cơng nghiệp chính
bằng cách áp dụng cơng nghệ mới, nâng cấp máy móc và đầu tư vào đào tạo kỹ
năng và đào tạo nghề; Hai là chuyển dịch sang các hoạt động có giá trị gia tăng lớn
hơn giúp năng suất lao động có thể tăng nhiều nhất. Như vậy, đối với Việt Nam để
tăng nhanh NSLĐ thì cần phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nhanh


2

hơn nữa theo hướng gia tăng tỷ trọng những ngành có giá trị gia tăng cao trong nền
kinh tế.
Q trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đã kéo theo những
thay đổi trong công nghệ, trong cầu hàng hóa của Việt Nam. Từ đó dẫn đến những
thay đổi về lợi thế cạnh tranh, về cơ cấu hàng tiêu dùng… và dẫn tới sự chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế. Sau hơn 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, cơ cấu ngành
kinh tế của Việt Nam đã có sự thay đổi tích cực theo hướng CNH-HĐH, thể hiện ở
tỷ trọng nhóm ngành nơng nghiệp có xu hướng giảm dần và tỷ trọng nhóm ngành
dịch vụ và cơng nghiệp có xu hướng tăng dần. Năm 2018, tỷ trọng nhóm ngành
cơng nghiệp và dịch vụ đã chiếm 83,7% GDP, tiến dần tới mục tiêu đề ra trong
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 là 85% GDP. Tuy nhiên,
vấn đề đặt ra là kết quả chuyển dịch này có tác động đến tăng năng suất lao động xã
hội ở Việt Nam trong thời gian qua khơng? Và tác động như thế nào? Chính vì vậy,

việc nghiên cứu, đánh giá và đo lường ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế tới tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam là hết sức cần thiết.
Khi nghiên cứu về cơ cấu ngành kinh tế thì có hai loại cơ cấu thường được
quan tâm nhiều nhất là cơ cấu sản lượng và cơ cấu lao động. Đến nay, đã có một số
nghiên cứu về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng NSLĐXH
tại Việt Nam, điển hình là các nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ Anh (2007), Nguyễn
Thị Lan Hương (2012), Trần Thọ Đạt và Nguyễn Thị Cẩm Vân (2015), Giang Thanh
Long (2015), Vũ Hoàng Ngân (2016), Vũ Thị Thu Hương (2017), Lê Huy Đức
(2019)... Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này đều tập trung xem xét ảnh hưởng
của chuyển dịch cơ cấu ngành theo lao động đến tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam
thông qua phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng của ngành (ShiftShare
Analyis – SSA) trong các giai đoạn nghiên cứu khác nhau. Trong khi đó nghiên cứu
về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành theo sản lượng đến tăng trưởng
NSLĐXH cịn rất ít. Việc xem xét sự thay đổi về cơ cấu sản lượng sẽ cho phép quan
sát được ảnh hưởng của biến chất lượng tăng trưởng và vì thế cho phép giải thích
rõ hơn nguồn gốc tăng trưởng của NSLĐXH. Hơn nữa, tác giả chưa tìm thấy một
nghiên cứu tổng hợp nào về chủ đề này, trong đó tiếp cận các phương pháp định
lượng khác nhau để nghiên cứu đồng thời hai vấn đề: (i) ảnh hưởng của chuyển dịch
cơ cấu lao động đến tăng trưởng NSLĐXH và (ii) ảnh hưởng của chuyển dịch cơ
cấu sản lượng đến tăng trưởng NSLĐXH.


3

Từ những lý do nêu trên, việc lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở
Việt Nam” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Luận án góp phần bổ sung, hồn
thiện cơ sở lý luận về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng
trưởng NSLĐXH. Đồng thời làm sáng tỏ hơn một số nhận định trong các nghiên
cứu trước đó bằng cách sử dụng hai mơ hình định lượng, bao gồm: mơ hình hạch

tốn tăng trưởng và mơ hình kinh tế lượng. Tác giả hy vọng rằng các kết quả nghiên
cứu của luận án sẽ là những thông tin quan trọng trong việc định hướng và xây dựng
các chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành nhằm thúc đẩy tăng trưởng NSLĐXH ở
Việt Nam trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Từ những kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn 1995-2018 thơng
qua mơ hình hạch tốn tăng trưởng và mơ hình kinh tế lượng sẽ cho phép đưa ra
những kết luận mới về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng
trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó luận
án đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành theo
hướng gia tăng năng suất lao động xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững.

2.2. Mục tiêu cụ thể
Từ mục tiêu tổng quát trên thì luận án cần thực hiện các mục tiêu cụ thể là:
- Hoàn thiện cơ sở lý luận về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế tới tăng trưởng NSLĐXH.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và
tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam giai đoạn 1995-2018
- Xây dựng mơ hình kinh tế lượng đánh giá ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế tới tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam
- Đo lường ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng
NSLĐXH ở Việt Nam thơng qua hai mơ hình định lượng.
- Đề xuất định hướng và khuyến nghị chính sách nhằm chuyển dịch cơ cấu
ngành theo hướng thúc đẩy NSLĐXH ở Việt Nam tăng trưởng nhanh và bền vững
đến năm 2030.


4


2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Chuyển dịch cơ cấu ngành ảnh hưởng đến tăng trưởng năng suất lao động
xã hội theo cơ chế nào?
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 1995-2018 diễn ra
như thế nào?
- Chuyển dịch cơ cấu ngành có ảnh hưởng đến tăng trưởng năng suất lao động
xã hội ở Việt Nam giai đoạn 1995-2018 không? Nếu có thì ảnh hưởng như thế nào?
- Khuyến nghị nào về chính sách góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
ở Việt Nam theo hướng thúc đẩy NSLĐXH tăng trưởng hiệu quả, bền vững trong giai
đoạn đến năm 2030?

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành
đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội. Cơ cấu ngành được phân tích là cơ cấu ngành
kinh tế cấp 1 bao gồm cơ cấu ngành theo lao động và cơ cấu ngành theo sản lượng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
a. Không gian nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của chuyển
dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng NSLĐXH ở cấp ngành, cấp vùng và cấp quốc gia.
b. Thời gian nghiên cứu:
- Đối với cấp ngành và cấp quốc gia: thời gian nghiên cứu từ 1995-2018
- Đối với cấp tỉnh/thành phố và cấp vùng: thời gian nghiên cứu từ 2011-2018
c. Về nội dung:
- Luận án tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành (thay
đổi tỷ trọng của ngành) đến tăng trưởng NSLĐXH (NSLĐ tổng thể của nền kinh tế) ở
Việt Nam theo hai loại cơ cấu là cơ cấu lao động và cơ cấu sản lượng. Đồng thời, luận
án tập trung nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu giữa các ngành kinh tế cấp 1,

không nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành kinh tế cấp 1.
- Các ngành kinh tế cấp 1 được xác định theo Quyết định số 27/2018/QĐ –
TTg, ngày 6 tháng 7 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ (chi tiết trình bày tại bảng
1 phụ lục 1). Theo quyết định này các ngành kinh tế cấp 1 bao gồm 21 ngành nhưng
do số liệu thống kê về Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế không được cập
nhật thường xuyên và ngành này chiếm tỷ trọng không đáng kể trong nền kinh tế, do


5

đó luận án chỉ tập trung nghiên cứu cơ cấu giữa 20 ngành kinh tế còn lại.
- Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam đã thay đổi ba lần vào năm 1993, 2007
và 2018 nên các ngành kinh tế cấp 1 từ năm 1995 đến năm 2018 khơng hồn tồn
đồng nhất với nhau. Do đó 20 ngành kinh tế cấp 1 trong luận án sẽ được chia ra thành
2 giai đoạn 1995-2006 và 2007-2018 (chi tiết trình bày tại bảng 2 phụ lục 1).

4. Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp
nghiên cứu định lượng nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu. Cụ thể như sau:

• Phương pháp nghiên cứu định tính
- Phương pháp tổng hợp và phân tích từ các nghiên cứu, báo cáo, bài báo khoa
học trong nước và ngoài nước, được sử dụng hầu hết trong các chương của luận án
nhằm thừa kế, phát triển và hoàn thiện cơ sở lý luận về “Ảnh hưởng của chuyển dịch
cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội”.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để phân tích xu hướng chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế, xu hướng tăng trưởng NSLĐXH giữa các giai đoạn và giữa các
ngành kinh tế. Đồng thời phương pháp này cũng được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng
của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng NSLĐXH giữa các vùng kinh tế.

- Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng để xử lý thông tin từ nguồn số liệu
thứ cấp nhằm phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành và tăng trưởng NSLĐXH
ở Việt Nam.
• Phương pháp nghiên cứu định lượng
- Luận án sử dụng phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng (SSA) để đánh
giá đóng góp của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam
giai đoạn 1995-2018 theo 20 ngành và theo toàn bộ nền kinh tế.
- Phương pháp phân rã của Lê Huy Đức (2019) được sử dụng để đánh giá đóng
góp của chuyển dịch cơ cấu sản lượng đến tăng trưởng NSLĐXH tại Việt Nam giai
đoạn 1995-2018 theo 20 ngành và theo toàn bộ nền kinh tế.
- Phương pháp kinh tế lượng: bao gồm hai mơ hình hồi quy số liệu mảng động
để đánh giá ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành (cơ cấu lao động và cơ cấu sản
lượng) đến tăng trưởng NSLĐXH của 63 tỉnh/thành phố giai đoạn 2011-2018.


6

- Phần mềm xử lý số liệu: STATA
• Nguồn dữ liệu
- Các số liệu sử dụng trong luận án chủ yếu là nguồn số liệu thứ cấp được thu
thập từ nguồn của Tổng cục thống kê, Bộ Lao động - thương binh và xã hội, Viện năng
suất Việt Nam (VNPI), Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), và kế thừa
bộ số liệu của các nghiên cứu, các báo cáo, các bài báo khoa học liên quan đến đề tài.
- Quá trình thu thập và xử lý các số liệu thứ cấp sử dụng trong các mơ hình
nghiên cứu định lượng sẽ được trình bày chi tiết trong phần mơ tả nguồn số liệu của
từng mơ hình.
4.2. Quy trình nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án tiến hành theo quy trình nghiên cứu
như sau:
Bước 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong nước và ngồi nước để

tìm ra khoảng trống nghiên cứu.
Bước 2: Hồn thiện cơ sở lý luận về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế đến tăng trưởng NSLĐXH.
Bước 3: Thu thập số liệu để đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế và tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam. Nguồn số liệu được sử dụng trong luận án
chủ yếu là nguồn số liệu thứ cấp.
Bước 4: Phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng
NSLĐXH ở Việt Nam nhằm đánh giá tính phù hợp giữa chuyển dịch cơ cấu ngành với
tăng trưởng NSLĐXH.
Bước 5: Phân tích định lượng ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến
tăng trưởng NSLĐXH ở Việt Nam thông qua hai mơ hình hạch tốn tăng trưởng và
mơ hình kinh tế lượng nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu
ngành đến tăng trưởng NSLĐXH.
Bước 6: Đề xuất định hướng và khuyến nghị chính sách góp phần chuyển dịch
cơ cấu ngành theo hướng thúc đẩy NSLĐXH ở Việt Nam tăng trưởng hiệu quả, bền
vững đến năm 2030.


7

Tổng quan nghiên cứu

Khoảng trống nghiên cứu

Hoàn thiện cơ sở lý luận về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu
ngành tới tăng trưởng NSLĐXH
- Nội hàm và thước đo chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và NSLĐXH
- Cơ chế ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng
NLSĐXH
- Mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến

tăng trưởng NLSĐXH

Thu thập số liệu

Phân tích định tính
- Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
- Tăng trưởng năng suất lao động xã hội
- Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu
ngành đến tăng trưởng NSLĐXH

Đánh giá tính phù hợp

Phân tích định lượng
- Mơ hình hạch tốn tăng trưởng
- Mơ hình kinh tế lượng

Đánh giá mức độ ảnh
hưởng

Đề xuất định hướng và khuyến nghị chính sách góp phần chuyển dịch cơ cấu
ngành theo hướng thúc đẩy NSLĐXH tăng trưởng bền vững đến năm 2030

Nguồn: Nghiên cứu sinh
Hình 1. Quy trình nghiên cứu của luận án


8

5. Khung phân tích của luận án
Khung phân tích của luận án được đề xuất như sau:


Chuyển dịch
cơ cấu ngành
kinh tế
- Nội hàm
- Thước đo
- Xu hướng
chuyển dịch

Chuyển dịch cơ
cấu lao động

Tăng trưởng
năng suất lao
động xã hội

Chuyển dịch cơ
cấu sản lượng

- Nội hàm
- Thước đo
- Các yếu tố
ảnh hưởng

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động xã hội







Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Tăng cường trang bị vốn
Phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
Chất lượng lao động
Thể chế, chính sách
Nguồn: Nghiên cứu sinh
Hình 2. Khung phân tích của luận án

6. Những đóng góp mới của luận án
6.1. Đóng góp về mặt lý luận
Thứ nhất, luận án đã làm rõ hơn ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu lao động
theo ngành đến tăng trưởng NSLĐXH theo hướng phân bổ lại lao động từ ngành có
NSLĐ thấp sang ngành có NSLĐ cao.
Thứ hai, luận án đã bổ sung về lý luận tăng trưởng NSLĐXH theo cách tiếp
cận của kinh tế phát triển là thay đổi cơ cấu sản xuất theo hướng gia tăng tỷ trọng các
ngành có tỷ lệ GTGT cao và có tốc độ tăng tỷ lệ GTGT cao sẽ thúc đẩy NSLĐXH
tăng trưởng nhanh và bền vững.
Thứ ba, luận án đã bổ sung thêm về mặt lý thuyết về giải pháp nâng cao NSLĐ
trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 và tăng cường hội nhập quốc tế, đó là
tăng cường phát triển các ngành có chất lượng tăng trưởng cao (hay tỷ lệ GTGT cao)
có thể tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu và có khả năng tiếp cận với cơng nghệ mới.


9

Thứ tư, luận án đã gợi mở cách thức chuyển dịch cơ cấu ngành trong xu thế
mới, đó là phải trên cơ sở nắm bắt được các yêu cầu của thời đại cơng nghệ số và
phải đi tắt, đón đầu chứ không chỉ tăng NSLĐXH theo kiểu tuần tự, truyền thống
trước đây.


6.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Thứ nhất, luận án đã chỉ ra được chiều hướng cũng như mức độ ảnh hưởng
của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng NSLĐXH ở các cấp khác nhau (cấp
ngành, cấp vùng và cấp quốc gia).
Thứ hai, kết quả thực nghiệm cho thấy chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển
dịch cơ cấu sản lượng ảnh hưởng đến tăng trưởng NSLĐXH theo chiều hướng trái
ngược nhau. Trong đó, chuyển dịch cơ cấu lao động có ảnh hưởng cùng chiều, cịn
chuyển dịch cơ cấu sản lượng có ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng NSLĐXH
ở Việt Nam tuy rằng mức độ ảnh hưởng là khá nhỏ.
Thứ ba, các ngành có đóng góp lớn từ chuyển dịch cơ cấu ngành vào tăng
trưởng NSLĐXH là ngành công nghiệp chế biến chế tạo; xây dựng; hoạt động bán
bn, bán lẻ; hoạt động ngân hàng, tài chính và bảo hiểm; hoạt động tư vấn và kinh
doanh bất động sản trong giai đoạn 1995-2018.
Thứ tư, trong giai đoạn 2011-2018, ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành
đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội có sự khác nhau giữa các vùng. Chuyển
dịch cơ cấu ngành có ảnh hưởng tích cực tới tăng năng suất lao động xã hội lớn nhất
tại vùng Đồng bằng sông Hồng nhưng lại khơng có ảnh hưởng tới tăng năng suất lao
động xã hội tại vùng Tây Nguyên.
Thứ năm, từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm luận án đã đề xuất bốn định
hướng và sáu khuyến nghị chính sách góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng
thúc đẩy NSLĐXH tăng trưởng nhanh và bền vững đến năm 2030.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
của luận án bao gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội



10

Chương 3: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng trưởng năng
suất lao động xã hội ở Việt Nam
Chương 4: Phân tích định lượng ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành đến
tăng trưởng năng suất lao động xã hội ở Việt Nam
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị


11

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế tới tăng trưởng năng suất lao động xã hội
Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng NSLĐXH
là chủ đề đặc biệt thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả ở cả các
nước phát triển và các nước đang phát triển. Các nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu
tăng trưởng năng suất lao động của một nền kinh tế tăng lên như thế nào, điều đó
khơng chỉ quan trọng trong việc xác định tăng trưởng năng suất có nguồn gốc từ đâu
mà cịn quan trọng trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi năng
suất. Trong nhiều thập kỷ qua, khi tìm hiểu về tăng trưởng NSLĐ của các quốc gia
trên thế giới trong các giai đoạn khác nhau, nhìn chung các nhà nghiên cứu đều đưa
ra kết luận rằng: sự di chuyển nguồn lực từ khu vực có năng suất thấp sang khu vực
có năng suất cao hơn là nhân tố chính dẫn tới tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế.
Một số nghiên cứu điển hình như:
Schumpeter (1929) cho rằng việc di chuyển nguồn lực từ ngành này sang
ngành khác có thể thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động nếu như nguồn lực sau
khi phân bổ lại được sử dụng để tạo ra sản phẩm có năng suất cao hơn.

Các kết quả nghiên cứu của Kuznets (1930) cho rằng chính sự khác nhau về
tốc độ tăng trưởng năng suất trong các phân ngành đã tạo nên quá trình chuyển dịch
cơ cấu lao động trong nội bộ ngành và toàn bộ nền kinh tế. Theo thời gian, một số
ngành sẽ bị thu hẹp dần, đồng thời một số ngành khác sẽ được mở rộng. Chính sự
tái phân bổ nguồn lực giữa các ngành sẽ tạo động lực cho tăng trưởng năng suất của
nền kinh tế. Bên cạnh đó, do tác động tràn của dòng lao động dịch chuyển và q
trình tự học tập để đáp ứng nhu cầu cơng việc và nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp
mà trình độ và kỹ năng của người lao động được cải thiện đáng kể, góp phần nâng
cao NSLĐ. Kuznets (1977) khẳng định rằng chuyển dịch cơ cấu và đổi mới công
nghệ là động lực thúc đẩy tăng trưởng năng suất.
Đồng quan điểm với Kuznets, Fabricant (1942) tập trung phân tích tác động
của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng NSLĐ do sự di chuyển lao động giữa


12

các ngành kinh tế. Đồng thời ông lý giải rằng thay đổi công nghệ sẽ tạo hiệu ứng kép
đối với vấn đề việc làm, tức là vừa làm tăng cầu về lao động ở ngành/lĩnh vực mới,
vừa làm giảm cầu về lao động ở ngành/lĩnh vực cũ. Vì vậy, sự di chuyển lao động
được coi như là một tác nhân dẫn đến chuyển dịch cơ cấu ngành và làm thay đổi
NSLĐ của ngành cũng như của tổng thể nền kinh tế.
Mơ hình hai khu vực của Lewis (1954) cũng cho thấy NSLĐ ở các nước kém
phát triển tăng nhanh thông qua quá trình dịch chuyển lao động từ khu vực nơng
nghiệp sang khu vực cơng nghiệp. Ơng đã lập luận rằng, ở những nước kém phát
triển, nền kinh tế có hai khu vực kinh tế song song tồn tại: khu vực truyền thống, chủ
yếu là sản xuất nông nghiệp với đặc trưng là rất trì trệ, NSLĐ thấp và dư thừa lao
động; khu vực cơng nghiệp hiện đại có đặc trưng NSLĐ cao và có khả năng tự tích
lũy. Mơ hình này đã lý giải quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành gắn với di chuyển lao
động từ nông nghiệp sang cơng nghiệp đồng thời với q trình hình thành tài sản vốn
của khu vực cơng nghiệp đã có ảnh hưởng tích cực tới tăng trưởng NSLĐ tổng thể.

Fei và Rainis (1964) đã chỉ ra hai khiếm khuyết cơ bản của mơ hình Lewis, đó
là: (i) q trình chuyển dịch cơ cấu là có điểm dừng khi khơng cịn lao động dư thừa
trong khu vực nông nghiệp; (ii) Bỏ qua thị trường hàng hóa và phát triển chỉ số giá
hàng hóa giữa các ngành. Nhằm khắc phục những hạn chế trên Fei và Rainis đã phát
triển mơ hình của Lewis thành ba giai đoạn khi nghiên cứu về quá trình tăng trưởng
kinh tế ở các nước đang phát triển, bao gồm: (i) ban đầu có sự di chuyển lao động và
chuyển dịch cơ cấu theo hướng tăng năng suất do dư thừa lao động trong khu vực
công nghiệp; (ii) trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành, thị trường hàng hóa thay
đổi, giá nơng sản tăng tương đối so với giá hàng công nghiệp, lao động nông nghiệp
dư thừa cạn dần, khả năng duy trì mức chênh lệch về tiền lương ngày một khó khăn
hơn, khu vực cơng nghiệp muốn tuyển thêm lao động thì phải tăng lương, do vậy phải
giảm tích lũy, đầu tư, dẫn đến giảm năng suất; (iii) khi sự di chuyển lao động dư thừa
sẽ dừng lại khi nào tiền công của lao động nông nghiệp tăng lên. Học thuyết của
Lewis và Rainis – Fei đã giải thích một phần cơ chế chuyển dịch lao động từ nông
nghiệp sang công nghiệp.
Baumol (1967) cũng nghiên cứu về sự chuyển dịch cơ cấu ngành thơng qua
mơ hình hai ngành. Một ngành có cơng nghệ tiến bộ được giả định có tốc độ tăng
NSLĐ khơng đổi và một ngành cơng nghệ lạc hậu có NSLĐ khơng thay đổi. Mơ hình
giả định rằng lao động là một yếu tố đầu vào duy nhất của quá trình sản xuất. Theo


13

ông ngành tiến bộ được coi là ngành công nghiệp, còn ngành lạc hậu được coi là
ngành dịch vụ. Tuy nhiên, chính nghiên cứu của Baumol và cộng sự (1989) đã chỉ ra
rằng, không phải tất cả các ngành dịch vụ đều lạc hậu, ví dụ như dịch vụ điện tốn và
truyền hình. Các ngành dịch vụ tiến bộ này có tốc độ tăng NSLĐ tương tự như các
ngành cơng nghiệp tiến bộ, thậm chí cịn cao hơn. Những tồn tại trong nhận định của
Baumol có thể xuất phát từ giả thiết về NSLĐ và giả thiết ngành lạc hậu chỉ sản xuất
nhu cầu cuối cùng. Các kết luận không còn đúng khi trong thực tế các ngành này cung

cấp đầu vào trung gian cho quá trình sản xuất.
Kết quả nghiên cứu của Jan Fagerberg (2000) đã chỉ ra rằng, chuyển dịch cơ
cấu tác động tới tăng trưởng năng suất theo cách khác so với trước đây. Sự khác biệt
cơ bản ở đây là vai trị của những cơng nghệ mới trong việc tạo ra sự thay đổi cơ cấu.
Trong nửa đầu của thế kỷ XX, tăng trưởng sản lượng, năng suất và việc làm có quan
hệ chặt chẽ với nhau. Việc làm trong các ngành dựa vào công nghệ mới (như điện tử
và vật liệu tổng hợp) mở rộng nhanh chóng với mức lương cao hơn các ngành truyền
thống, điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của thay đổi cơ cấu đến tăng trưởng
NSLĐ. Nửa sau thế kỷ XX, mối quan hệ giữa sản lượng, năng suất và việc làm trở
nên mờ nhạt hơn. Công nghệ mới (cách mạng điện tử) đã mở rộng năng suất rất
nhanh, đặc biệt là trong ngành cơ điện tử nhưng khơng có sự gia tăng lớn tương tự
trong phần chia của ngành trong tổng số việc làm. Thực tế các ngành có phần chia
việc làm tăng đáng kể nhất là các ngành công nghiệp truyền thống (chủ yếu hướng
tới tiêu dùng cá nhân) có tăng trưởng năng suất thấp. Do đó, cơng nghệ mới không
liên kết sự thay đổi cấu trúc của cầu, sản lượng và việc làm giống như trước đây. Điều
này giải thích tại sao thay đổi cơ cấu lại quan trọng đối với tăng trưởng năng suất
trong nửa đầu thế kỷ XX hơn là nửa sau của thế kỷ này.
Anders Isaksson (2009) tiến hành so sánh đóng góp của chuyển dịch cơ cấu
vào tăng trưởng năng suất tại các nước cơng nghiệp hóa; các nước có nền kinh tế
chuyển đổi và các nước đang phát triển nhằm đưa ra bằng chứng về vai trò của chuyển
dịch cơ cấu hay tái phân bổ các nguồn lực giữa các ngành đối với tăng trưởng năng
suất tổng thể theo nhóm các quốc gia. Tác giả đã đưa ra một số kết luận và hàm ý về
chính sách cho các nước đang phát triển như sau: (i) đóng góp do chuyển dịch cơ cấu
vào tăng trưởng năng suất ở các giai đoạn phát triển khác nhau tại các nước đang phát
triển và các nước cơng nghiệp hóa là rất khác nhau, do vậy các hàm ý chính sách đối
với các nước cũng khác nhau; (ii) tái phân bổ các nguồn lực trong một ngành thường


14


dễ dàng hơn so với tái phân bổ nguồn lực giữa các ngành, bởi vì trong một ngành ít
có khác biệt về cơng nghệ cũng như trình độ, kỹ năng của người lao động. Ví dụ,
cơng nghệ trong ngành dệt khá gần với công nghệ ngành sản xuất trang phục, trong
khi đó nó khác xa so với cơng nghệ sử dụng cho ngành sản xuất máy móc, do đó các
hãng thường quyết định di chuyển nguồn lực bên trong ngành dệt may hơn là di
chuyển sang các ngành khác.
Dani Rodrik (2012) đã khẳng định rằng tăng trưởng NSLĐ của một nền kinh
tế có thể đạt được theo hai cách: cách thứ nhất là gia tăng năng suất của các khu vực
kinh tế thơng qua tích lũy vốn, thay đổi cơng nghệ và nâng cao hiệu quả phân bổ;
cách thứ hai là dịch chuyển lao động giữa các ngành, từ các ngành năng suất thấp
sang các ngành có năng suất cao hơn. Tổ chức Lao động quốc tế - ILO (2014) cũng
đưa ra nhận định tương tự, đó là để tăng nhanh NSLĐ có hai con đường cho các quốc
gia: Một là tăng hiệu quả của các ngành cơng nghiệp chính bằng cách áp dụng cơng
nghệ mới, nâng cấp máy móc và đầu tư vào đào tạo kỹ năng và đào tạo nghề; Hai là
chuyển dịch sang các hoạt động có giá trị gia tăng lớn hơn giúp năng suất lao động
có thể tăng nhiều nhất. Theo cách thứ hai, hầu hết các nghiên cứu đều dựa vào các
mơ hình thay đổi cơ cấu trong dài hạn và các dữ liệu sẵn có theo ngành để cố gắng
định lượng và so sánh tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành đến tăng trưởng năng
suất ở các quốc gia, vùng lãnh thổ và các khu vực kinh tế.
Ở Việt Nam, ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tới tăng trưởng
năng suất lao động xã hội là chủ đề mới được nghiên cứu trong hơn một thập kỷ trở
lại đây. Về mặt lý thuyết, các nghiên cứu chủ yếu đề cập một cách riêng rẽ về chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế hoặc về năng suất lao động xã hội hoặc nội dung liên quan
đến ảnh hưởng chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng NSLĐXH mới được nghiên
cứu một cách rời rạc mà chưa được nghiên cứu một cách bài bản, đầy đủ. Phần lớn
các nghiên cứu đều tập trung vào phân tích thực nghiệm nhằm đo lường ảnh hưởng
của chuyển dịch cơ cấu lao động tới tăng trưởng năng suất ở Việt Nam trong các giai
đoạn khác nhau.

1.2. Những nghiên cứu về phương pháp đo lường ảnh hưởng của chuyển

dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng năng suất lao động xã hội
Để lượng hóa ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đến tăng trưởng
NSLĐXH, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều


15

quốc gia trên thế giới. Trong đó hai phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong
các nghiên cứu là phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng của ngành (Shift Share
Analysis - SSA) và phương pháp kinh tế lượng.
Phương pháp SSA là một phương pháp khá đơn giản nhưng hiệu quả trong
việc đánh giá đóng góp trực tiếp của chuyển dịch cơ cấu ngành vào tăng trưởng
NSLĐXH. Phương pháp này do Fabricant (1942) xây dựng nhằm đo lường đóng góp
của chuyển dịch cơ cấu ngành vào tăng trưởng năng suất ngành công nghiệp chế biến
chế tạo của Hoa Kỳ thời kỳ 1899-1939. Phương pháp SSA đã được khai thác và vận
dụng rất nhiều vào phân tích đóng góp của chuyển dịch cơ cấu vào tăng trưởng năng
suất của một ngành hay của toàn nền kinh tế. Tuy nhiên, Fabricant tập trung nhiều
hơn vào tác động của chuyển dịch cơ cấu ngành tới tăng trưởng năng suất do di
chuyển lao động giữa các ngành kinh tế.
Để đo lường chính xác hơn tác động của chuyển dịch cơ cấu tới tăng trưởng
NSLĐXH, Bart van Ark (1995) đã dựa vào phương pháp của Fabricant (1942) để
tách tác động chuyển dịch cơ cấu thành hai tác động riêng là tác động “tĩnh” và tác
động “động”. Ơng đã phân tích tăng trưởng NSLĐ của tám nền kinh tế Tây Âu giai
đoạn sau chiến tranh thế giới thứ II, từ 1950-1990 và so sánh với Hoa Kỳ. Kết quả
bóc tách tăng trưởng NSLĐXH được thực hiện cho hai giai đoạn, từ 1950-1973 và
từ 1973-1990. Sau đó so sánh kết quả của hai giai đoạn để đánh giá sự thay đổi của
từng cấu phần đóng góp vào tăng trưởng NSLĐXH. Kết quả cho thấy, ở các nền
kinh tế có trình độ phát triển cao hơn thì tăng trưởng năng suất nội ngành đóng góp
nhiều nhất vào tăng trưởng NSLĐXH. Song đóng góp của chuyển dịch cơ cấu vẫn
có ý nghĩa lớn đối với các nước có tỷ trọng lao động nông nghiệp cao như Tây Ban

Nha và Ý trong cả giai đoạn 1950-1990.
Timmer và Szirmai (2000) đã sử dụng phương pháp SSA để lý giải vai trò
của chuyển dịch cơ cấu các nguồn lực (vốn và lao động) đối với tăng trưởng năng
suất của ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại bốn quốc gia thuộc Châu Á bao
gồm: Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan trong giai đoạn 1963-1993. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, chuyển dịch cơ cấu các nguồn lực khơng đóng góp vào tăng
trưởng NSLĐ và tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp. Thay vào đó, tăng trưởng
năng suất trong ngành cơng nghiệp chế biến chế tạo được quyết định bởi sự cải tiến
năng suất bên trong các phân ngành. Tương tự, Lakhwinder Singh (2004) cũng sử
dụng phương pháp SSA để xác định đóng góp do tái phân bổ các nguồn lực vốn và
lao động vào tăng trưởng NSLĐ ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Hàn Quốc


×