Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

(TIỂU LUẬN) BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA tài sản và QUYỀN đối với tài sản bộ môn những quy định chung về luật dân sự, tài sản, thừa kế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.16 KB, 30 trang )

Các Chương trình đào tạo đặc biệt
Lớp Chất lượng cao 46F

BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA

TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN
Bộ môn: Những quy định chung về Luật dân sự, tài sản, thừa kế
Giảng viên: ThS. Nguyễn Tấn Hoàng Hải

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 03 năm
2022.


MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1: KHÁI NIỆM TÀI SẢN
Câu 1.1. Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ
minh họa về một vài giấy tờ có giá?....................................................................................... 2
Câu 1.2. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá không? Quyết định số 06 và Bản án
số 39 có cho câu trả lời khơng?................................................................................................ 4
Câu 1.3. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản khơng? Quyết định số 06 và Bản án số 39
có cho câu trả lời khơng? Vì sao?............................................................................................ 5
Câu 1.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên
quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”
nhìn từ khái niệm tài sản (và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật
nước ngoài)
5
Câu 1.5. Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
giấy chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản khơng? Vì sao?............................................. 6
Câu 1.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan


đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”................7
Câu 1.7. Bitcoin là gì?.................................................................................................................. 7
Câu 1.8. Theo Tịa án, Bitcoin có là tài sản theo pháp luật Việt Nam không?.......8
Câu 1.9. Pháp luật nước ngồi có coi Bitcoin là tài sản khơng? Nếu có, nêu hệ
thống pháp luật mà anh/chị biết................................................................................................ 9
Câu 1.10. Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong
mối quan hệ với khái niệm tài sản ở Việt Nam................................................................ 11
Câu 1.11. Quyền tài sản là gì?................................................................................................ 12
Câu 1.12. Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản
là quyền tài sản không?............................................................................................................. 13
Câu 1.13. Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo


hướng quyền thuê, quyền mua là tài sản?.......................................................................... 13
Câu 1.14. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao
trong Quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái
niệm tài sản)?................................................................................................................................ 14
VẤN ĐỀ 2: CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
Câu 2.1. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tịa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?.............................................................................. 15
Câu 2.2. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tịa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy
nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?............................................................ 16
Câu 2.3. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy
nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?............................................................ 17
Câu 2.4. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu cơng khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy
nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?............................................................ 18

Câu 2.5. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tịa án khẳng định cụ Hảo
khơng cịn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị
về khẳng định này của Tòa án?.............................................................................................. 20
Câu 2.6. Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với
nhà đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền khơng? Vì
sao?
21
VẤN ĐỀ 3: CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN
Câu 3.1. Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời........................................................................................................................ 23
Câu 3.2. Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời................................................................................................................................................ 24
Câu 3.3. Bà Dung có phải thanh tốn tiền mua ghe xồi trên khơng? Vì sao? Nêu


cơ sở pháp lý khi trả lời............................................................................................................ 24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


VẤN ĐỀ 1: KHÁI NIỆM TÀI SẢN
Tóm tắt Quyết định số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/7/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh
Khánh Hịa.
Ngày 16/02/2017 ơng Phan Hai (ngun đơn) khởi kiện u cầu ông Phan
Quốc Thái (bị đơn) trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bà Lương Thị
Xàm để lại. Tuy nhiên với lý do là ông Hai không cung cấp được Giấy ủy quyền của
ông Phan Trọng Nguyên và khơng có giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản
nên ngày 4/5/2017 TAND huyện Diên Khánh đã đưa ra Quyết định đình chỉ giải
quyết vụ án. Sau đó, Viện kiểm sát nhân dân huyện kháng nghị và ông Hai cũng
kháng cáo Quyết định trên vì cho rằng lý do đó là khơng thỏa đáng. Xem xét về
thẩm quyền, xét thấy vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa án. Theo đó

Tịa án đã đưa ra quyết định không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân
dân huyện, không chấp nhận kháng cáo của ông Hai và sửa lại quyết định đình chỉ
giải quyết vụ án.
Tóm tắt Bản án số 39/2018/DS-ST ngày 28/8/2018 của Tịa án nhân dân huyện
Long Hồ tỉnh Vĩnh Long.
Vợ chồng ông B và bà H (nguyên đơn) do sửa nhà nên làm mất giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất của nhà mình. Khi ơng bà u cầu UBND cấp lại thì người
của UBND lại thông báo là nhà bà thuộc diện tranh chấp vì giấy tờ nhà bà đang do
bà T (bị đơn) sở hữu. Vì vậy ơng bà đã kiện bà T để lấy lại giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất. Phía bà T khai rằng ơng bà B và H thế chấp giấy chứng nhận để vay
tiền và chỉ đồng ý hoàn trả lại nếu được trả 120 triệu. Tuy nhiên phía bà T lại khơng
đưa ra được bằng chứng xác thực. Sau đó Tịa án đã ra quyết định chấp nhận yêu
cầu của vợ chồng ông B và bà H, yêu cầu bà T trả lại giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho vợ chồng nguyên đơn.
Tóm tắt Bản án số 22/2017/HC-ST ngày 21/09/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh
Bến Tre
Ngày 15/06/2017 ông Nguyễn Việt Cường (người khởi kiện) có đơn khởi
kiện u cầu Tịa án hủy quyết định số 714/QĐ-CCT ngày 12/05/2016 của Chi cục
trưởng Chi cục thuế thành phố Bến Tre (người bị kiện) và Quyết định số 1002/QĐCT ngày 18/05/2017 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bến Tre (người bị kiện). Tuy
nhiên, ý kiến


2

của Kiểm sát viên tham gia phiên tòa cho rằng ông Cường có hành vi mua bán tiền
kỹ thuật số, việc mua bán tiền kỹ thuật số là kinh doanh hàng hóa nên Chi cục
trưởng Chi cục thuế thành phố Bến Tre ban hành Quyết định số 714/QĐ-CCT ngày
12/05/2016 truy thu thuế đối với ơng Cường là có căn cứ nên đã đề nghị Hội đồng
xét xử bác bỏ yêu cầu khởi kiện của ông Cường. Nhưng xét về khung pháp lý thì
tiền kỹ thuật số (tiền ảo) cũng như hành vi mua bán tiền ảo qua mạng internet đang

được hồn thiện, hiện chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào xác định tiền kỹ
thuật số (tiền ảo) là hàng hóa và mua bán tiền kỹ thuật số (tiền ảo) là kinh doanh
hàng hóa được pháp luật cho phép và phải chịu thuế. Vì vậy Tịa án đã quyết định
chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Cường, tuyên bố hủy Quyết định số 714/QĐCCT ngày 12/05/2016 của Chi cục trưởng Chi cục thuế thành phố Bến Tre về việc
áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả và Quyết định số 1002/QĐ-CT ngày
18/05/2017 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bến Tre về việc giải quyết khiếu nại của
ông Cường.
Tóm tắt Quyết định số 05/2018/DS-GĐT ngày 10-4-2018 về “Vụ án Tranh chấp
chia tài sản chung về việc mua hóa giá nhà” của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao.
Bà Nguyễn Thị H (nguyên đơn) và bà Nguyễn Thị Kim L (bị đơn) là con của
cụ Nguyễn Thanh T. Đầu năm 1976, cụ T được Quân đội cấp căn nhà số 63. Năm
1995, cụ T chết, cụ chưa làm thủ tục mua hóa giá căn nhà trên, khơng để lại di chúc,
có lập giấy ủy quyền cho bà L trọn quyền giải quyết những việc có liên quan đến
quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với căn nhà trên. Bà L đã mua hóa giá căn nhà
trên sau khi có sự đồng ý của tồn bộ các con cụ T. Tuy nhiên, sau đó bà L đã cho
thuê mà không bàn bạc với con cụ T. Bà H khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung là
ngôi nhà trên theo biên bản thỏa thuận của Thanh tra Bộ Quốc phịng. Tịa phúc
thẩm khơng chấp nhận kháng cáo của bà L. Tòa án nhân dân tối cao đã hủy toàn bộ
bản án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân Thành phố Hồ
Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Câu 1.1. Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ
minh họa về một vài giấy tờ có giá?
Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) khơng đưa ra định nghĩa cụ thể mà chỉ
xác định giấy tờ có giá là một loại tài sản, do vậy mà nhiều người đã không xác định
được và lầm tưởng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy
đăng ký


3


xe máy, đăng ký ơ tơ…là giấy tờ có giá và có thể sử dụng để tham gia và các giao
dịch dân sự như mua bán, chuyển nhượng.
Tuy nhiên, hiện nay, trong quy định của pháp luật hiện hành, theo khoản 8
Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, khoản 1 Điều 3 Thông tư
04/2016/TT-NHNN và khoản 1 Điều 2 Thơng tư 01/2012/TT-NHNN quy định:
“Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành
giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều
kiện trả lãi và các điều kiện khác”.
Ngoài ra, giấy tờ có giá cịn được định nghĩa như sau:
Giấy tờ có giá là giấy tờ chứng nhận một quyền tài sản, có giá trị trao
đổi, thực hiện việc thanh tốn trực tiếp hoặc có thể xuất trình để thực
hiện quyền tài sản ghi nhận trên đó. Giấy tờ có giá có thể được phát
hành bởi Nhà nước, ngân hàng, tổ chức có chức năng kinh doanh tiền tệ
có liên quan tới người được cấp giấy tờ đó hoặc các doanh nghiệp có cơ
sở sản xuất nhưng có nhu cầu huy động vốn1.
Về các loại giấy tờ được xác định là giấy tờ có giá thì căn cứ vào nội dung
giải đáp về giấy tờ có giá tại Điều 1 Công văn 141/TANDTC-KHXX ngày
21/09/2011 về “V/v thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận
quyền sở hữu tài sản” của Chánh án Toà án nhân dân tối cao có liệt kê một số loại
giấy tờ có giá tại các điểm a, b, c, d , đ sau:
a) Hối phiếu địi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, cơng cụ chuyển nhượng
khác được qui định tại Điều 1 của Luật các cơng cụ chuyển nhượng
năm 2005;
b) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu cơng ty, kì phiếu, cổ phiếu được qui
định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;

Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP.
HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương I, tr.54.
1



4

c) Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, cơng trái và công cụ khác làm phát
sinh nghĩa vụ trả nợ được qui định tại Khoản 16 Điều 3 của Luật quản lí
nợ cơng năm 2009;
d) Các loại chứng khốn (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quĩ; quyền mua
cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng
tương lai, nhóm chứng khốn hoặc chỉ số chứng khốn; hợp đồng góp
vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính qui định) được
qui định tại Khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 (đã được
sửa đổi, bổ sung một số Điều năm 2010);
đ) Trái phiếu doanh nghiệp được qui định tại Điều 2 của Nghị định số
52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về "Phát hành trái phiếu
doanh nghiệp".
Câu 1.2. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá khơng? Quyết định số 06 và Bản án
số 39 có cho câu trả lời khơng?
Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” không phải là giấy tờ có giá. Vì theo khoản 8 Điều 6 Luật Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận
nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có
giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác” và căn cứ
tại khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để
Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất”.

Quyết định số 06 đã căn cứ vào Điều 105, 115 BLDS 2015; khoản 16 Điều
3 Luật đất đai 2013 để đưa ra câu trả lời kết luận: “Như vậy, Giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn
bản chứng quyền, không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá”.
Cịn ở Bản án số 39 phần nhận định của Tịa án chỉ nói: “Giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác lập quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất”
và khơng


5

đề cập gì đến vấn đề “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà” là giấy tờ có giá hay khơng có giá.
Câu 1.3. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà” có là tài sản khơng? Quyết định số 06 và Bản án số 39
có cho câu trả lời khơng? Vì sao?
Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” khơng phải là tài sản. Vì: căn cứ tại khoản 16 Điều 3 Luật đất đai
2013 quy định: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử
dụng đất” và căn cứ vào khoản 1 Điều 105 BLDS 2015 quy định: “Tài sản là vật,
tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”.


Quyết định số 06 có đưa ra kết luận cho rằng: “Giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản
chứng quyền, không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá” và Bản
án số 39 “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước
xác lập quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp
pháp của người có quyền sử dụng đất”. Như vậy, có thể thấy ở Quyết định số 06

hay Bản án số 39 đều nhận định rằng “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà” không phải là tài sản.
Câu 1.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên
quan đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”
nhìn từ khái niệm tài sản (và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật
nước ngồi)
Theo nhóm, hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến “giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm tài
sản là chưa hồn tồn hợp lý. Tịa cho rằng “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
giấy chứng nhận sở hữu nhà” không phải là tài sản theo căn cứ tại Điều 105, 115
BLDS 2015; khoản 16 Điều 3 Luật đất đai 2013. Tuy nhiên căn cứ theo khoản 1
Điều 105 BLDS 2015 “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”, nhìn từ
khái niệm tài sản thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy chứng nhận sở
hữu nhà có thể là vật. Vì vật là thứ nằm trong sự kiểm soát, chi phối, nắm giữ được
của con


6

người nó được con người kiểm sốt và chi phối. Vì thế có thể coi giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất hay giấy chứng nhận sở hữu nhà là một dạng của tài sản trên
phương diện là vật.
Đối chiếu với pháp luật nước ngoài, Luật La Mã là luật ghi nhận đầu tiên về
khái niệm của tài sản: “Theo luật La Mã, tài sản bao gồm các vật và quyền tài sản.
Vật là những đối tượng hữu hình đơn lẻ, phân biệt được, có tính độc lập mà con
người có thể cầm nắm, khai thác lợi ích kinh tế và có giá trị vật chất”. Các quốc gia
châu Á và châu Âu sau này cũng có những quy định về khái niệm tài sản chịu sự
ảnh hưởng của Luật La Mã, điển hình là Common Law và Civil Law. Trong đó, đại
diện cho hệ thống pháp luật của Common Law có thể nhắc đến pháp luật Mỹ. Tại
Điều 448 Bộ luật Dân sự của Tiểu bang Louisiana (Mỹ) viết: “Tài sản được phân

chia thành tài sản chung, tài sản công và tài sản tư, tài sản hữu hình và tài sản vơ
hình; động sản và bất động sản”. Đồng thời, đại diện cho hệ thống pháp luật của
Civil Law có thể nhắc đến pháp luật của Pháp. Điều 516 Bộ luật Dân sự của Pháp
viết: “Tài sản chia thành động sản và bất động sản”. Ngoài ra, Luật Dân sự Thái
Lan định nghĩa về tài sản như sau: “Tài sản bao gồm những vật cũng như các đối
tượng không cụ thể có thể có một giá trị và có thể chiếm dụng được”2.
Câu 1.5. Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
giấy chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản khơng? Vì sao?
Nếu áp dụng BLDS 2015 thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà là tài sản. Vì căn cứ vào khoản 1 Điều 105 BLDS 2015 quy định:
“Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Có thể thấy rằng giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hay giấy chứng nhận sở hữu nhà ở được coi là vật, vì vật là
thứ nằm trong sự kiểm soát, chi phối, nắm giữ được của con người nó được con
người kiểm sốt và chi phối. Vì thế có thể coi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
hay giấy chứng nhận sở hữu nhà là một dạng của tài sản trên phương diện là vật.

Trần Thị Huê, Luận văn thạc sĩ về Phân loại tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự Việt Nam,
Học viện khoa học xã hội, Hà Nội, 2016, tr.11.
2


7

Câu 1.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan
đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”.
Theo nhóm, hướng giải quyết trong Bản án số 39: “… yêu cầu bà T trả lại
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho vợ chồng nguyên đơn” là thoả đáng, đảm
bảo được quyền và nghĩa vụ của các bên, đồng thời bảo vệ được quyền và lợi ích
hợp pháp của nguyên đơn. Tuy giấy chứng nhận sử dụng đất không phải là giấy tờ
có giá, nhưng có thể coi nó là vật. Vì vậy có thể xem giấy chứng nhận sử dụng đất

là tài sản. Đồng thời giấy chứng nhận sử dụng đất là một loại giấy tờ có ý nghĩa
quan trọng bởi nó thể hiện sự cơng nhận của nhà nước đối với người sử dụng đất
hợp pháp. Ngoài ra, giấy chứng nhận sử dụng dất cũng là một trong những căn cứ
cho phép xác định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc
giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất,. Trong thực tiễn hiện nay, giấy
chứng nhận sử dụng đất không được coi là một loại tài sản, do đó dẫn tới nhiều bất
cập làm tổn hại đến các quan hệ dân sự, gây khó khăn cho người dân trong việc xác
định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước để đi đến việc giải quyết các khiếu nại
cho mình. Do đó, Bản án số 39 đã giải quyết đúng hướng, đảm bảo quyền lợi ích
của nguyên đơn một cách đầy đủ.
Câu 1.7. Bitcoin là gì?
Về đặc điểm của Bitcoin:
Bitcoin (ký hiệu: BTC, XBT, ) là một loại tiền tệ kỹ thuật số được quản lý
phân cấp (Cryptocurrency). Bitcoin được tạo ra bởi một hệ thống mã hóa phức tạp.
Đây là một giao thức mật mã dùng để chuyển hóa dữ liệu bí mật nhằm bảo tồn giá
trị của các đơn vị trao đổi. Bitcoin là đồng tiền không thể làm giả hay gian lận được
vì nó đã được bảo mật theo một cách rất đặc biệt. Cha đẻ của Bitcoin được xem ông
Satoshi Nakamoto dưới dạng phần mềm mã nguồn mở từ năm 2008. Điểm đặc biệt
của Cryptocurrency là hệ thống quản lý phân cấp, không chịu sự quản lý của bên
thứ ba như ngân hàng trung uơng hay một tổ chức nào đó của bất kỳ quốc gia nào.
Nguồn cung và giá trị của Cryptocurrency được quản lý bởi chính người dùng và
các giao thức mật mã phức tạp của nó.
Về thực trạng Bitcoin hiện nay:


8

Tuy có nhiều đặc điểm nổi trội, song, Bitcoin cũng đem lại nhiều lo ngại cho
các quốc gia. Các ngân hàng trung ương lo ngại mất đi đặc quyền phát hành tiền tệ
của mình và gây ra sự mất ổn định của đồng tiền. Đồng thời, các đồng tiền ảo cũng

góp phần giúp các hoạt động rửa tiền, trốn thuê gia tăng hoặc khiến người dân sa
vào “cờ bạc” khi đầu tư vào những đồng tiền ảo. Vì vậy Bitcoin nói riêng và các
loại tiền ảo nói chung ln là vấn đề “nóng” được người dân quan tâm.
Câu 1.8. Theo Tịa án, Bitcoin có là tài sản theo pháp luật Việt Nam khơng?
Tài sản là một khái niệm rộng, có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
Theo nghĩa thông thường trong tiếng Việt, khái niệm tài sản được hiểu là “của cải
vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng”3. Đồng thời, trong các từ điển
Hán-Việt, từ “tài sản” được ghép bởi hai từ “tài” và “sản”. “Tài” là tiền bạc, của
cải vật chất có giá trị kinh tế. “Sản” là sự sinh sôi, sản sinh mà ở trong trường hợp
cụ thể này là sự sinh ra các lợi ích 4. Do đó, có thể hiểu tài sản là tiền bạc, của cải, lợi
ích vật chất có giá trị kinh tế và có khả năng sinh lợi. Ngoài ra, trong pháp luật thực
định, Điều 105 BLDS 20155 đã quy định về khái niệm tài sản, đây là một định nghĩa
thú vị và khá riêng của BLDS Việt Nam.
Trong Bản án số 22, Toà án nhận định:
…pháp luật hiện hành không quy định nghành nghề kinh doanh nạp tiền
ảo, đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh về việc
mua bán tiền ảo trên Internet… “Tiền ảo không phải là tiền tệ và không
phải là phương tiện thành toán hợp pháp. Việc phát hành, cung ứng và
sử dụng tiền ảo làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị
cấm và chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định số
96/2014/NĐ- CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ”.
Và đoạn:
Cụ thể, theo Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Tài sản bao gồm
vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.” và Điều 3 Luật Thương
mại
3
Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. VH-TT, Hà Nội, năm 1999, tr.1483.
Đào Duy Anh, Hán - Việt Từ điển, (Phan Bội Châu hiệu đính), Nxb. VH-TT, Hà Nội, tái bản năm
2005, tr. 665-697.
5 Điều 105 BLDS 2015: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.

4


9

2005 quy định: “Hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động
sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất đai.”. Trong
khi đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng không chấp nhận tiền ảo là
tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp, đồng thời Nghị định số
96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính Phủ quy định chế tài xử
phạt vi phạm hành chính đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng
phương tiện thanh tốn khơng hợp pháp như Bitcoin và các loại tiền ảo
tương tự.
Như vậy, Tồ nhận định thì Bitcoin không phải là tiền tệ, càng không phải là
giấy tờ có giá và khơng phải là quyền tài sản. Vậy nên Bitcoin không phải là tài sản
theo pháp luật Việt Nam.
Câu 1.9. Pháp luật nước ngồi có coi Bitcoin là tài sản khơng? Nếu có, nêu hệ
thống pháp luật mà anh/chị biết.
Thơng qua việc tìm hiểu, nghiên cứu pháp luật của các nước trên thế giới mà
cụ thể là Mỹ, Nhật Bản, Canada, Trung Quốc… trong việc quy định pháp luật và
quản lí tiền ảo nói chung, có thể thấy rằng thế giới đang có những cách nhìn nhận
cũng như quản lý tiền ảo theo cách riêng biệt của từng quốc gia. Có thể nhận ra rằng
có 3 xu thế
Thứ nhất, cho phép sử dụng, giao dịch tiền ảo nhưng quản lý chặt các
trung gian giao dịch
Nhật Bản, từ năm 2016, Chính phủ Nhật Bản cũng đã cơng nhận tiền kỹ
thuật số là một cơng cụ tài chính và cho phép thành lập các sàn giao dịch tiền điện
tử; đồng thời, xây dựng khung pháp lý về tiền kỹ thuật số. Theo đó, hoạt động kinh
doanh và trao đổi tiền kỹ thuật số được điều chỉnh bởi Đạo luật dịch vụ thanh toán
năm 2009 (sửa đổi, bổ sung năm 2016). Luật Dịch vụ thanh toán quy định tiền kỹ

thuật số được hiểu là loại phương tiện thanh toán hợp pháp nhưng không phải là
một loại tiền tệ.
Cụ thể, khoản 5 Điều 2 Luật Dịch vụ thanh toán định nghĩa:
Tiền kỹ thuật số được hiểu là: (1) Giá trị tài sản có thể được sử dụng làm
khoản thanh tốn cho việc mua bán, cho thuê hàng hóa hoặc cung cấp
dịch vụ bởi những người khơng xác định và có thể chuyển nhượng qua
hệ


10

thống xử lý dữ liệu điện tử; (2) Giá trị tài sản có thể trao đổi qua lại cho
nhau bởi những người khơng xác định và có thể chuyển nhượng thông
qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
El Salvador, Quốc hội El Salvador ngày 9/6 thông qua luật công nhận tính
hợp pháp của Bitcoin, khiến nước này trở thành một trong những quốc gia đầu tiên
trên thế giới chính thức chấp nhận đồng tiền kỹ thuật số này. Tổng thống El
Salvador Nayib Bukele phát biểu trên truyền hình rằng đạo luật công nhận Bitcoin
là tiền tệ hợp pháp sẽ có hiệu lực kể từ ngày 7/9 tới đây.
Thứ hai, cấm các giao dịch liên quan đến tiền ảo trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng
Mỹ - quốc gia có nhiều luật định liên quan đến tiền ảo nhất. Theo đó, năm
2013 Bộ Tài chính Hoa Kỳ phân loại Bitcoin như là một loại tiền ảo phi tập trung có
thể chuyển đổi. Ủy ban Giao dịch Hàng hóa Tương lai (CFTC) đã phân loại bitcoin
là một loại hàng hóa vào tháng 9 năm 2015 và cho phép các chứng khoán phái sinh
tiền ảo được giao dịch công khai.
Canada cho phép sử dụng tiền kỹ thuật số, bao gồm Bitcoin. Theo Cơ quan
tiêu dùng tài chính Canada, người tiêu dùng có thể sử dụng các loại tiền kỹ thuật số
để mua hàng hóa và dịch vụ trên internet và trong các cơng ty chấp nhận tiền kỹ
thuật số. Đồng thời, người tiêu dùng có thể mua và bán tiền kỹ thuật số trên các sàn

giao dịch mở. Tuy nhiên, tiền kỹ thuật số, bao gồm Bitcoin, không được coi là tiền
tệ hợp pháp tại Canada. Cụ thể, Đạo luật tiền tệ Canada năm 1985 định nghĩa tiền tệ
hợp pháp là: Tiền giấy và tiền đồng do Ngân hàng Canada phát hành.
Thứ ba, trung lập, chưa có động thái rõ ràng về tiền ảo
Trung Quốc không thừa nhận bất kỳ loại tiền ảo nào là đồng tiền pháp định.
Hệ thống ngân hàng không chấp nhận các loại tiền ảo và do đó khơng cung cấp các
dịch vụ tương ứng.


Việt Nam, việc sử dụng tiền ảo bị coi là bất hợp pháp. Tuy không cấm triệt

để như Trung Quốc, nhưng chính phủ đã có nhiều quy định xử phạt các hoạt động
liên quan đến việc sử dụng, phát hành tiền ảo. Trong đó, Chính phủ đã ban hành
Nghị định số 80/2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2014
về thanh


11

tốn khơng dùng tiền mặt. Đồng thời, trình Chính phủ ban hành Nghị định số
96/2014 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Theo
đó, Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khơng phải là phương tiện thanh toán hợp
pháp tại Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng, sử dụng tiền làm phương tiện thanh
toán là hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 1.10. Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong
mối quan hệ với khái niệm tài sản ở Việt Nam.
Quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin là cho đến thời điểm hiện nay, chưa có
bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định tiền kỹ thuật số (tiền ảo) là
hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Cụ
thể: theo Điều 163 BLDS 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá

các quyền tài sản” và theo Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Hàng
hóa bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
những vật gắn liền với đất đai”.
Quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong mối quan hệ với khái niệm tài
sản ở Việt Nam là hợp lý và thuyết phục. Trong pháp luật thực định Điều 105 BLDS
2015 quy định về khái niệm tài sản như sau: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và
quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động
sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.
Theo định nghĩa trên, tài sản chỉ tồn tại ở một trong bốn dạng:
Thứ nhất, vật là một bộ phận của thế giới vật chất tồn tại dưới dạng rắn, lỏng,
khí và con người có thể chiếm hữu, kiểm sốt được; ví dụ như nhà, xe, bàn ghế…

Thứ hai, tiền là phương tiện thanh toán do Ngân hàng Nhà nước phát hành,
được Nhà nước bảo hộ dùng để định giá các loại tài sản khác. Tiền bao gồm tiền nội
tệ và ngoại tệ. Tiền có thể tồn tại dưới dạng giấy, polymer, xu hoặc tiền điện tử (emoney).
Thứ ba, giấy tờ có giá là loại giấy tờ trị giá được bằng tiền và có thể chuyển
giao trong giao lưu dân sự. Giấy tờ có giá phải do các chủ thể được phép phát hành.
Giấy tờ có giá bao gồm hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, trái phiếu Chính
phủ, trái phiếu cơng ty, kỳ phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, hối phiếu, cơng trái...


12

Thứ tư, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản
đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác
như quyền đòi nợ, quyền hưởng dụng, quyền bề mặt...
Như vậy, đối chiếu với quy định trên, tiền ảo khơng được coi là tài sản vì nó
khơng thuộc bất kỳ loại nào trong bốn loại nêu trên.
Tuy nhiên cũng có quan điểm cho rằng, về bản chất pháp lý của tiền ảo dưới
góc độ pháp luật dân sự, Bitcoin nói riêng và các loại tiền ảo nói chung có thể coi là

một loại quyền tài sản. Thế nhưng theo pháp luật Việt Nam hiện nay, trong các văn
bản và một số văn bản có liên quan thì hầu như khơng thừa nhận đồng tiền ảo là một
phương tiện thanh toán. Việc phát hành, tàng trữ, cung ứng sử dụng chúng như một
phương tiện thanh toán là khơng hợp pháp và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình
sự. Do đó, ở Việt Nam hiện nay khơng công nhận Bitcoin là tài sản. Tuy vậy, mới
đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 942/QĐ-TTg phê duyệt Chiến
lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025.
Trong đó, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì nghiên
cứu, xây dựng và thí điểm sử dụng tiền ảo dựa trên công nghệ chuỗi khối giai đoạn
2021
– 2023 cho thấy định hướng phát triển của Chính phủ đối với tiền ảo, bắt đầu thể
hiện sự quan tâm đặc biệt đối với loại tiền này. Đây là một xu thế tất, phù hợp với
xu hướng phát triển của thế giới.
Câu 1.11. Quyền tài sản là gì?
Điều 115 BLDS năm 2015 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được
bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử
dụng đất và các quyền tài sản khác”. Theo đó, quyền tài sản là quyền trị giá được
bằng tiền, khơng địi hỏi phải có sự chuyển giao trong giao dịch dân sự.
Quyền nói chung, là khả năng xử sự được pháp luật thừa nhận, bảo vệ và bảo
đảm thực hiện. Có những quyền khách quan hay quyền con người (về chính trị, về
dân sự...) và quyền chủ quan (xử sự được phép của một chủ thế để yêu cầu cơ quan,
tổ chức, cá nhân hữu quan làm điều gì mang đến lợi ích cho mình).
Với tính chất là một quyền dân sự, quyền tài sản có thể là quyền chủ thể hoặc
đặc quyền luật định. Quyền chủ thể là những xử sự của một chủ thể xác định, được


13

pháp luật cho phép và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước,
xác lập trên đối tượng là tài sản (ví dụ quyền sử dụng nhà th), hoặc xác lập trên

người (ví dụ: quyền địi nợ, quyền đòi tiền bồi thường thiệt hại). Đặc quyền luật
định là những đặc quyền được Hiến pháp và pháp luật quy định chung cho mọi chủ
thể, không xác định người có quyền, khơng có đối tượng trên tài sản cụ thể và cũng
khơng xác lập trên người (ví dụ: quyền sở hữu trí tuệ, quyền được tiến hành hoạt
động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam).
Xét về bản chất, quyền tài sản, với tính cách là một loại tài sản khơng tồn tại
dưới dạng một vật có thực hay tiền mà là những quyền yêu cầu, cách ứng xử của
con người với nhau liên quan đến tài sản, có giá trị kinh tế tính được thành tiền 6.
Câu 1.12. Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản
là quyền tài sản không?
Căn cứ theo Điều 115 BLDS 20157,có thể thấy quyền tài sản mang đặc điểm
là có thể trị giá được bằng tiền tức là quyền nào đem lại giá trị cho con người thì sẽ
được coi là quyền tài sản. Tuy khơng có quy định nào trong BLDS 2015 khẳng định
quyền thuê, quyền mua tài sản là quyền tài sản nhưng hai quyền này chúng ta có thể
hiểu là một loại của quyền tài sản khác và nó có thể trị giá được bằng tiền. Trường
hợp này, phải xác định quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước là
quyền tài sản và được chuyển giao cho các thừa kế của người đó8.
Câu 1.13. Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo
hướng quyền thuê, quyền mua là tài sản?
Đoạn của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng
quyền thuê, quyền mua là tài sản:
Đến thời điểm cụ T chết năm 1995, cụ chưa làm thủ tục mua hóa giá nhà
đối với nhà số 63 nêu trên. Theo quy định tại Điều 188 và Điều 634 Bộ

Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP.
HCM, Nxb. Hồng Đức 2018, Chương I, tr.38-39.
7 Điều 115 BLDS 2015 “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối
với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.
8 Án lệ số 31/2020/AL về “Xác định quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị
định số 61/CP ngày 05-7-1994 của Chính phủ là quyền tài sản” của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân

tối cao.
6


14

luật Dân sự 1995, quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T là quyền tài sản
(trị giá được bằng tiền) và được chuyển giao cho các thừa kế của cụ T.
Do đó, bà H và ơng T1 được hưởng thừa kế quyền thuê, mua hóa giá nhà
của cụ T.
Câu 1.14. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao
trong Quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái
niệm tài sản)?
Theo nhóm, hướng giải quyết của Tịa án nhân dân tối cao trong Quyết định
số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm tài sản) là thuyết
phục, phù hợp với cơ sở pháp lý ở Điều 115 BLDS 2015 quy định: “Quyền tài sản
là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở
hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”. Trong Quyết định số 05
này, Tòa án đã coi quyền thuê, quyền mua như là tài sản, chính xác hơn là coi quyền
thuê, mua hóa giá nhà của cụ T là quyền tài sản và được chuyển giao cho các thừa
kế của cụ T. Từ cơ sở pháp lý nêu trên, có thể thấy rằng quyền thuê, quyền mua tài
sản khơng phải là quyền sở hữu trí tuệ hay quyền sử dụng đất nhưng nó nằm trong
nhóm quyền tài sản khác, có thể trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong
giao lưu dân sự, cho nên trong trường hợp này vẫn xem nó là quyền tài sản.
Do đó, việc Tịa án nhân dân tối cao coi quyền thuê, quyền mua của cụ T
được coi là quyền tài sản vì nó trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong
giao dịch dân sự.


15


VẤN ĐỀ 2: CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
Tóm tắt Quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09/09/2013 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao.
Cụ Hảo (nguyên đơn) khởi kiện yêu cầu chị Vân (bị đơn) trả lại căn nhà số 2
Hàng Bút – là tài sản riêng của cụ Hảo. Năm 1954, cụ Hào vào Sài Gòn buôn bán
nên giao lại nhà cho con là vợ chồng ông Chính, bà Châu quản lý. Năm 1968, vợ
chồng ông Chính đi cơng tác ở Thái Ngun nên cho ơng Hải thuê nhà. Tuy nhiên
theo chị Vân cho biết ông nội (ơng Hải) nói là th nhà của cụ Hảo từ năm 1954.
Chị không biết cụ Hảo mà chị chỉ biết ơng Chính là người cho th và nhận tiền trả
thuê nhà hằng năm. Sau khi ông Hải và ông Sơn (ba chị) mất, chị không trả tiền
thuê nhà nữa và bán tầng 1 cho anh Sơn và chị Dương. Hội đồng thẩm phán nhận
định: Gia đình chị Vân ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên
tục, cơng khai theo quy định của pháp luật. Vì vậy, Tịa án quyết định hủy bản án
phúc thẩm và sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án xét xử lại.
Câu 2.1. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tịa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ của
anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Theo Quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09/09/2013, đoạn cho thấy Tịa
án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là:
Nhà số 2 Hàng Bút, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội có bằng khốn
điền thổ số 25, tập 2, tờ số 55, đăng ký trước bạ tại Hà Nội ngày
4/11/1946, là tài sản riêng của cụ Dư Thị Hả thì năm 1954 cụ Hảo vào
Sài Gịn bn bán, giao nhà cho vợ chồng ơng Chính và bà Châu quản
lý. Năm 1968, vợ chồng ơng Chính, bà Châu đi cơng tác tại tỉnh Thái
Nguyên nên cho ông Nhữ Duy Hải thuê, khi cho thuê có lập giấy tờ
nhưng sau này đã bị mất. Sau khi ơng Hải chết thì cháu ơng Hải là chị
Nhữ Thị Vân vẫn sử dụng đến nay.
Theo nhóm, Tịa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có
tranh chấp trên 30 năm là hồn tồn hợp lý vì tính từ thời điểm khởi kiện gia đình

chị Vân đã chiếm hữu nhà được trên 30 năm.


16

Câu 2.2. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tịa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy
nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Đoạn cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay tình
nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là:
Trong khi đó chị Vân khai gia đình chị Vân ở tại số 2 Hàng Bút từ năm
1954, lúc đầu là ông nội chị Vân sau này là bố chị Vân và chị Vân tiếp
tục ở. Mặc dù phía ngun đơn khai có địi nhà đối với gia đình chị Vân
từ năm 1975 nhưng khơng có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản hịa
giải tại UBND phường Hàng Bồ năm 2001); đến năm 2004 cụ Hảo mới
có đơn khởi kiện ra Tịa án u cầu chị Vân trả nhà là khơng có căn cứ
vì thực tế cụ Hảo khơng cịn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị
Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục,
cơng khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 BLDS “Người chiếm hữu,
người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình,
liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi
năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời
điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này”.
Theo nhóm, thấy Tịa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu ngay tình
nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là hồn tồn hợp lý vì theo Điều 180 BLDS 2015
quy định “Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ
để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu”. Theo đó, chị Vân có cơ
sở tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu bởi lẽ gia đình chị đã
sống ở đây trên 30 năm từ thời ông nội đến thời bố rồi tới chị Vân. Thêm vào đó kể
từ năm 1995 gia đình chị đã khơng đóng tiền th nhà cho ơng Chính nữa, nghĩa là

gia đình cụ Hảo (là ơng Chính) cũng khơng thực hiện quyền sử dụng và định đoạt
đất cho tới nay. Tính từ thời điểm khởi kiện gia đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất
ngay tình, liên tục, cơng khai được trên 30 năm.


17

Câu 2.3. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tịa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy
nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Chiếm hữu là một khái niệm pháp lý mới được đưa vào BLDS 2015. Theo
khoản 1 Điều 179 BLDS 2015: “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài
sản một cách trực tiếp hay gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản”. Ngồi
ra, theo Điều 2228 BLDS Pháp quy định: “Chiếm hữu là việc nắm giữ hoặc hưởng
dụng một vật hoặc một quyền của chính người đang nắm giữ vật hoặc người thực
hiện quyền hoặc của một người khác thay mặt người đó nắm giữ vật hoặc thực hiện
quyền”.
Trong đó, chiếm hữu liên tục theo khoản 1 Điều 182 BLDS 2015 được định
nghĩa như sau:
Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời
gian mà khơng có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng
chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tồ án
hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người
khác chiếm hữu.
Trong Quyết định số 111, đoạn Tồ án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là:
Theo cụ Hảo thì năm 1954 cụ Hảo vào Sài Gịn bn bán nên giao nhà
cho con là vợ chồng ơng Chính, bà Châu quản lý. Năm 1968, vợ chồng
ơng Chính, bà Châu đi cơng tác tại tỉnh Thái Nguyên nên cho ông Nhữ
Duy Hải thuê nhà; tuy nhiên, theo lời khai của chị Nhữ Thị Vân (bị đơn)

thì chị có nghe ơng nội (ơng Hải) nói là thuê nhà của cụ Hảo từ năm
1954.
Và đoạn:
Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ, tuy
chị Vân có lời khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp
tiền th nhà cho ơng Chính (con cụ Hảo), nhưng cụ Hảo vào miền Nam
sinh sống từ năm 1954, ơng Chính cũng khơng xuất trình được tài liệu
cụ Hảo uỷ quyền cho ơng Chính quản lý căn nhà. Trong khi đó chị Vân
khai gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc đầu là
ông nội chị


18

Vân ở, sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc dù phía ngun
đơn khai có địi nhà đối với gia đình chị Vân từ sau năm 1975 nhưng
khơng có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản hòa giải tại Uỷ ban nhân
dân phường Hàng Bồ năm 2001); đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn
khởi kiện ra Toà án yêu cầu chị Vân trả nhà là khơng có căn cứ vì thực
tế cụ Hảo khơng còn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị Vân
đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục, cơng
khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự về xác lập quyền
sở hữu theo thời hiệu: "Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản
khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, cơng khai trong
thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản
thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu,
trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này...”.
Tịa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh
chấp trên 30 năm là hồn tồn hợp lý. Vì gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà số 2
Hàng Bút từ năm 1954, tính đến thời điểm khởi kiện thì gia đình chị đã chiếm hữu

liên tục nhà đất là 50 năm. Cịn nếu tính từ năm 1968 đến thời điểm khởi kiện thì
giá đình chị đã chiếm hữu liên tục nhà đất là 36 năm. Do đó dù tính từ thời điểm
năm 1954 hay năm 1968 thì gia đình chị Vân đều chiểm hữu liên tục nhà dất trên 30
năm. Vì vậy căn cứ theo Điều 236 BLDS 2015 9 thì gia đình chị Vân sẽ trở thành
chủ sở hữu của căn nhà đó.
Câu 2.4. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tịa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu cơng khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy
nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
Chiếm hữu là một khái niệm pháp lý mới được đưa vào BLDS 2015. Theo
BLDS 2015: “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực
tiếp hay gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản” (khoản 1 Điều 179). Ngoài
ra, theo Điều 2228 BLDS Pháp quy định: “Chiếm hữu là việc nắm giữ hoặc hưởng
dụng

Điều 236 BLDS 2015: “Người chiếm hữu, người được hưởng lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp
luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động
sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật
khác có liên quan quy định khác”.
9


19

một vật hoặc một quyền của chính người đang nắm giữ vật hoặc người thực hiện
quyền hoặc của một người khác thay mặt người đó nắm giữ vật hoặc thực hiện
quyền”.
Trong đó, chiếm hữu cơng khai được định nghĩa: “Chiếm hữu công khai là
việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm; tài sản đang
chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, cơng dụng và được ngườii chiếm hữu bảo
quản, giữ gìn như tài sản của chính mình” (khoản 1 Điều 183 BLDS 2015).

Trong Quyết định số 111, đoạn Tồ án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu cơng khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là:
Theo cụ Hảo thì năm 1954 cụ Hảo vào Sài Gịn bn bán nên giao nhà
cho con là vợ chồng ơng Chính, bà Châu quản lý. Năm 1968, vợ chồng
ơng Chính, bà Châu đi cơng tác tại tỉnh Thái Nguyên nên cho ông Nhữ
Duy Hải thuê nhà; tuy nhiên, theo lời khai của chị Nhữ Thị Vân (bị đơn)
thì chị có nghe ơng nội (ơng Hải) nói là thuê nhà của cụ Hảo từ năm
1954.
Và đoạn:
Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ, tuy
chị Vân có lời khai thừa nhận gia đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp
tiền th nhà cho ơng Chính (con cụ Hảo), nhưng cụ Hảo vào miền Nam
sinh sống từ năm 1954, ơng Chính cũng khơng xuất trình được tài liệu cụ
Hảo uỷ quyền cho ơng Chính quản lý căn nhà. Trong khi đó chị Vân khai
gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc đầu là ông
nội chị Vân ở, sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc dù phía
nguyên đơn khai có địi nhà đối với gia đình chị Vân từ sau năm 1975
nhưng khơng có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản hịa giải tại Uỷ ban
nhân dân phường Hàng Bồ năm 2001); đến năm 2004 cụ Hảo mới có
đơn khởi kiện ra Tồ án u cầu chị Vân trả nhà là khơng có căn cứ vì
thực tế cụ Hảo khơng cịn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia đình chị
Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục,
công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự về xác lập
quyền sở hữu theo thời hiệu: "Người chiếm hữu, người được lợi về tài
sản khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong
thời hạn mười năm đối với động


20


sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản
đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại
khoản 2 điều này...”.
Tịa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm hữu cơng khai nhà đất có tranh
chấp trên 30 năm là hồn tồn hợp lý. Vì gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà số 2
Hàng Bút từ năm 1954, tính đến thời điểm khởi kiện thì gia đình chị đã chiếm hữu
cơng khai nhà đất là 50 năm. Cịn nếu tính từ năm 1968 đến thời điểm khởi kiện thì
giá đình chị đã chiếm hữu cơng khai nhà đất là 36 năm. Do đó dù tính từ thời điểm
năm 1954 hay năm 1968 thì gia đình chị Vân đều chiểm hữu cơng khai nhà dất trên
30 năm. Vì vậy căn cứ theo Điều 236 BLDS 201510 thì gia đình chị Vân sẽ trở thành
chủ sở hữu của căn nhà đó.
Câu 2.5. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tịa án khẳng định cụ Hảo
khơng cịn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị
về khẳng định này của Tịa án?
Đoạn cho thấy cụ Hảo khơng cịn là chủ sở hữu của nhà đất có tranh chấp:
Mặc dù phía ngun đơn khai có địi nhà đối với gia đình chị Vân từ sau
năm 1975 nhưng khơng có tài liệu chứng minh (chỉ có biên bản hịa giải
tại Ủy ban nhân dân phường Hàng Bồ năm 2001); đến năm 2004 cụ Hảo
mới có đơn khởi kiện ra Tịa án u cầu chị Vân trả nhà là khơng có căn
cứ vì thực tế cụ Hảo khơng cịn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên. Gia đình
chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên
tục, cơng khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự về xác
lập quyền sở hữu theo thời hiệu: “Người chiếm hữu, người được lợi về
về tài sản khơng có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, cơng
khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất
động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu
chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này….

Điều 236 BLDS 2015: “Người chiếm hữu, người được hưởng lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp
luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động

sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật
khác có liên quan quy định khác”.
10


21

Theo nhóm, quyết định của Tồ là hợp lý vì chị Vân khai nhận đã ở tại nhà số
2 Hàng Bút từ năm 1954 trong khi đến năm 2004 cụ Hảo mới chính thức khởi kiện
tức chị Vân đã chiếm hữu công khai bất động sản này hơn 30 năm cụ thể là 50 năm.
Trước nhất phải xét, nhà số 2 Hàng Bút đang tranh chấp là bất động sản theo quy
định tại khoản 1 Điều 107 BLDS 2015 quy định: “Bất động sản bao gồm: (a) Đất
đai; (b) Nhà, cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai; (c) Tài sản khác gắn liền với
đất đai, nhà, cơng trình xây dựng; (d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật”.
Theo Tạp chí luật học số 1/2009 thì:
Cách phân loại này là tiêu chí mà hầu hết pháp luật của các nước trên
thế giới đều sử dụng bởi việc xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến
hai loại tài sản này rất khác nhau cần phải có quy phạm điều chính
riêng đối với từng loại. Theo pháp luật dân sự Việt Nam, việc phân loại
tài sản thành bất động sản và động sản có rất nhiều ý nghĩa11.
Trong đó có ý nghĩa ở việc xác định quyền sở hữu theo Điều 236 BLDS 2015
quy định:
Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình, liên tục, cơng khai trong thời hạn 10 năm đối với động
sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể
từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có
liên quan quy định khác.
Và vì nhà số 2 Hàng Bút là bất động sản và chị Vân đã chiếm hữu công khai
bất động sản này hơn 30 năm cụ thể là 50 năm nên có thể khẳng định việc tồ phán
quyết chị Vân là chủ sở hữu của nhà số 2 Hàng Bút cũng như cụ Hảo khơng cịn là

chủ sở hữu của bất động sản này là đúng với quy định của Pháp luật.
Câu 2.6. Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với
nhà đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền khơng?
Vì sao?
Theo nhóm, gia đình chị Vân đã được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất
có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền. Vì theo khoản 1 Điều
150

11

1/2009.

Nguyễn Minh Oanh, “Các loại tài sản trong Luật dân sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học, số


×