Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

(TIỂU LUẬN) BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA tài sản và QUYỀN đối với tài sản bộ môn những quy định chung về luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.84 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ
LỚP DS44A1
BÀI THẢO LUẬN DÂN SỰ

BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA
TÀI SẢN VÀ QUYỀN ĐỐI VỚI TÀI SẢN
Bộ môn: Những Quy Định Chung Về Luật Dân Sự
Giảng viên: PGS. TS. Đỗ Văn Đại

HỌ TÊN: NGUYỄN NHẬT KHÁNH BĂNGNGUYỄN TUẤN ANH
MÃ SỐ SINH VIÊN: 195380101201538010120138
Bài làm có sự chuẩn bị, rất ít lỗi về hình thức. Cần tiếp tục duy trì và phát huy. Tuy nhiên,
về nội dung, bài làm cần có sự cải thiện, đầu tư hơn (xem chi tiết trong từng phần của bài
tập). ÍT NHẤT LÀ PHẢI ĐỌC CÁC TÀI LIỆU NÊU TRONG ĐỀ CƯƠNG ĐỐI
VỚI TỪNG BÀI TẬP và XEM CÁC VIDEO LIÊN QUAN ĐÃ ĐƯỢC HƯỚNG
DẪN HÀNG TUẦN.

1


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 3 năm 2020

2


MỤC LỤC
1.


KHÁI NIỆM TÀI SẢN:

1.1. Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh
họa về một vài giấy tờ có giá.
1.2. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận
sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá khơng? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có
cho câu trả lời khơng? Vì sao?
1.3. Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” có là tài sản không? Quyết định trên và Bản án số 39 có
cho câu trả lời khơng? Vì sao?
1.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan
đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn
từ khái niệm tài sản (và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật nước
ngoài).
1.5. Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản khơng? Vì sao?
1.6. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến
“giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”.
1.7. Bitcoin là gì?
1.8. Theo Tịa án, Bitcoin có là tài sản theo pháp luật Việt Nam khơng?
1.9. Pháp luật nước ngồi có coi Bitcoin là tài sản khơng? Nếu có, nêu pháp luật
mà anh/chị biết.
1.10. Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong mối
quan hệ với khái niệm tài sản ở Việt Nam.
1.11. Quyền tài sản là gì?
1.12. Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản
là quyền tài sản không?
3



1.13. Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo
hướng quyền thuê, quyền mua là tài sản?
1.14. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao
trong Quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với
khái niệm tài sản)?

2.

CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU:

2.1. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tịa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ
của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
2.2. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và
cho biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
2.3. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tịa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho
biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
2.4. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tịa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu cơng khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho
biết suy nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
2.5. Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tịa án khẳng định cụ Hảo
khơng cịn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ
của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
2.6. Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với
nhà đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền
không? Vì sao?

3.


CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN:

3.1. Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời.
3.2. Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi trả
lời.
4


3.3.

Bà Dung có phải thanh tốn tiền mua ghe xồi trên khơng? Vì sao? Nêu cơ

sở pháp lý khi trả lời.

5


VẤN ĐỀ 1:
KHÁI NIỆM TÀI SẢN
Tóm tắt bản án Quyết định số 06/2017/QĐ-PT ngày 11/7/2017 của Tòa án nhân dân
tỉnh Khánh Hịa:
Ngun đơn là ơng Phan Hai kháng cáo quyết định đình chỉ giải quyết vụ án với lý do:
Tịa án cho rằng ông Hai không cung cấp được Giấy ủy quyền của ơng Phan Trọng
Ngun; và Tịa án cho rằng ông không cung cấp giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài
sản đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số phát hành 0926009, số vào sổ
01868QSDĐ/DS-DK cấp ngày 23/7/1999 của Ủy ban nhân dân huyện Diên Khánh là
không thỏa đáng.
Tại đơn khởi kiện đề ngày 16/02/2017, được gửi tới Tòa án nhân dân huyện Diên

Khánh ngày 16/02/2017; Đơn bổ sung đơn khởi kiện đề ngày 10/03/2017; Biên bản lấy
lời khai ngày 16/3/2017 và các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án đều thể hiện yêu
cầu khởi kiện của nguyên đơn: yêu cầu bị đơn là ông Phan Quốc Thái trả lại Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số phát hành 0926009, số vào sổ 01868QSDĐ/DS-DK cấp
ngày 23/7/1999 của Ủy ban nhân dân huyện Diên Khánh mang tên Lương Thị Xàm.
Căn cứ vào Điều 48, điểm d khoản 1 Điều 192, điểm g khoản 1 Điều 217, Điều 218 Bộ
luật Tố tụng dân sự, Tịa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thụ lý số
19/2017/TLST-DS ngày 14/3/2017 về việc “Đòi lại tài sản” giữa nguyên đơn ông Phan
Hai và bị đơn ơng Phan Quốc Thái. Vì lý do Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là
văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền, không phải
là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá. Do đó, việc ơng Phan Hai yêu cầu ông
Phan Quốc Thái trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án.

6


Bản án này được sử dụng để bàn về khái niệm “tài sản” thông qua nghiên cứu Giấy
chứng nhận. Do đó, chỉ nên tóm tắt những thơng tin liên quan đến vấn đề này thơi, những
thứ khác (nhiều q) thì cần lược bỏ (cần học thêm về cách tóm tắt bản án).
Tóm tắt bản án Bản án số 39/2018/DSST ngày 28/8/2018 của Tòa án nhân dân
huyên Long Hồ tỉnh Vĩnh Long:
Nguyên đơn là ông Võ Văn B và bà Bùi Thị H vào năm 2012 có sửa nhà nên dọn hết đồ
đạc trong nhà ra sân để làm nhà, sau hơn 10 ngày dọn vào nhà thì phát hiện giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số AM 090902 thửa đất 1595 diện tích 489,1 m2 cấp cho hộ ơng
Võ Văn B bị mất nên ông Võ Văn B đã làm đơn xin cấp lai giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất. Ủy ban nhân dân huyện Long Hồ đã ban hành quyết định số 3643/QĐ-UBND
hủy bỏ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ ông B bị mất và ngày 14/11/2012 Ủy
ban nhân dân huyện Long Hồ đã cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản
gắn liền với đất cho hộ ông B mang số hiệu BM904331. Sau đó bà Nguyễn Thị Thủy T

tranh chấp và đưa ra giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM 090902 thửa đất 1595
diện tích 489,1 m2. Ơng B và bà H đã làm đơn yêu cầu bà T trả lại giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất số AM 090902 thửa đất 1595 diện tích 489,1 m2 cấp cho hộ ông Võ
Văn B. Bà T chỉ đồng ý trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông B và bà H
khi ông B và bà H trả đủ số tiền 120.000.000đồng (do con ông B thế chấp cho bà T để
vay tiền việc này phía ơng B và bà H có biết) nhưng phía bà T khơng chứng minh việc
này là có thật.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 4, khoản 14 Điều 26, Điều 45 Bộ luật tố tụng dân sự Tòa án
chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Võ Văn B và bà Bùi Thị H. Buộc bà Nguyễn Thị
Thủy T giao trả cho ông Võ Văn B và bà Bùi Thị H giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
số AM 090902, số vào sổ H55802, số thửa 1595 diện tích 489,1 m2, đất tọa ấp Thanh
Hưng, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long do Ủy ban nhân dân huyện
Long Hồ cấp ngày 29/02/2018 cho hộ ông Võ Văn B.
Như nhận xét ở trên.
7


Tóm tắt bản án Bản án số 22/2017/HC-ST ngày 21/9/2017 của Tòa án nhân dân tỉnh
Bến Tre:
Người khởi kiện là ông Nguyễn Việt Cường khởi kiện yêu cầu Tòa án hủy Quyết định số
714/QĐ-CCT ngày 12/5/2016 của Chi cục trưởng Chi cục thuế thành phố Bến Tre và
Quyết định số 1002/QĐ-CT ngày 18/5/2017 của Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bến Tre về
việc tính thuế thu nhập cá nhân của ơng Cường.
Cho đến thời điểm hiện nay, chưa có bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào quy
định tiền kỹ thuật số (tiền ảo) là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và
tiêu dùng ở Việt Nam. Cụ thể: theo Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Tài sản bao
gồm vật, tiền, giấy tờ có giá cả quyền tài sản” và theo Điều 3 Luật Thương mại năm 2005
quy định: “Hàng hóa bao gồm: tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong
tương lai; những vật gắn liền với đất đai”. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
không chấp nhận tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp, đồng thời Nghị định

số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định chế tài xử phạt vi phạm
hành chính đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh tốn
khơng hợp pháp như Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự. Ngoài ra, theo Công văn số
881/TTra ngày 15/10/2013 của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông về việc cung cấp
thông tin phục vụ công và Công văn số 125/BTR-TTRA.m ngày 09/12/2013 của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bến Tre (BL 227 và 230) đều xác định: pháp
luật hiện hành không quy định ngành nghề kinh doanh nạp tiền ảo và cũng khơng có khái
niệm tiền ảo, đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh về việc mua
bán tiền ảo trên Internet. Mặt khác, Quyết định số 714/QĐ-CCT ngày 12/5/2016 của Chi
cục trưởng Chi cục thuế thành phố Bến Tre đã căn cứ vào Công văn số 87/ANĐT ngày
19/10/2015 của Cơ quan An ninh điều tra – Công an tỉnh Bến Tre đã tính tổng doanh số
mua bán tiền ảo khơng kê khai nộp thuế là 140.218.143.677 đồng để truy thu thuế giá trị
gia tăng và thuế thu nhập cá nhân là 2.649.377.069 đồng là khơng chính xác, bởi lẽ Cơng
văn số 87/ANĐT ngày 19/10/2015 của Cơ quan An ninh điều tra là văn bản chỉ mang
tính chất tham khảo, là kết quả thu thập chứng cứ nhằm xác định có đủ căn cứ để khởi tố
8


vụ án hình sự chứ khơng phải căn cứ để tính thuế giá trị gia tăng hay thuế thu nhập cá
nhân theo quy định. Vì vậy, yêu cầu khởi kiện của ơng Cường được Tịa án chấp nhận.

Như trên liên quan đến khái niệm tài sản trong mối quan hệ với tiền ảo.
Tóm tắt bản án Quyết định số 05/2018/DS-GĐT ngày 10-4-2018 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
Tài sản hai bên đang tranh chấp là căn nhà số 63 (tầng 2) đường V, phường X, quận I (nay
là đường B, phường H, quận I, Thành phố Hồ Chí Minh). Nguồn gốc căn nhà là do Bộ tư
lệnh Quân khu 7 tiếp quản sử dụng từ sau ngày miền Nam giải phóng. Năm 1981, Quân khu
7 cấp “Giấy phép quyền sở hữu sử dụng” số 092/QĐ ngày 16-4-1981 cho cụ Nguyễn Thanh
T. Thời điểm cấp thì nguyên đơn là bà H và ông T1 (con cụ T) sống chung với cụ T, có hộ
khẩu thường trú tại căn nhà trên. Đến năm 1982, hai chị em bà L và ông H1 (con riêng của

cụ T4 – người sống chung với cụ T nhưng không đăng ký kết hôn) mới chuyển về sống
cùng cụ T và được cụ T bảo lãnh nhập hộ khẩu về căn nhà trên. Ngày 09-6-1993, cụ T lập
“Giấy ủy quyền” cho bà L thay mặt cụ T khi còn sống cũng như khi cụ T qua đời để giải
quyết những việc có liên quan đến căn nhà chứ không phải ủy quyền cho bà L toàn bộ căn
nhà. Ngày 27-8-1995, cụ T chết, khơng để lại di chúc. Năm 1998, bà L có đơn gửi Hội đồng
nhà đất Quân khu 7 xin mua hóa giá căn nhà trên theo Nghị định 61/CP thì bà H và ông T1
khiếu nại không đồng ý cho bà L mua nhà trên theo chế độ của cụ T. Đến ngày 02-10-2001,
Cục A Quân khu 7 ký hợp đồng cho bà L thuê căn nhà trên. Sau đó, Hội đồng nhà đất Quân
khu 7 làm thủ tục bán căn nhà trên cho bà L theo Nghị định 61/CP. Ngày 09-10-2002, bà L
và chồng (ông Nguyễn Phi H3 đã chết năm 2006) được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà và quyền sử dụng đất.
Mặc dù trước khi chết cụ T chưa làm thủ tục mua hóa giá nhà đối với căn nhà trên nhưng cụ
T vẫn là người được quân khu 7 xét cấp theo tiêu chuẩn của sĩ quan qn đội, là người có
cơng với cách mạng và quyết định cấp nhà cho cụ T của Quân khu 7 chưa bị thu hồi.
Đồng thời, theo quy định bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước đối với các nhà có tranh chấp sẽ
khơng giải quyết thủ tục bán nên phải sau khi có sự thống nhất, thỏa thuận giữa hai
9


bên thì Quân khu 7 mới giải quyết cho bà L được đứng tên mua hóa giá nhà. Sau khi xác
định phần giá trị để chia, lẽ ra cần phải trừ đi chi phí mua nhà sau đó mới chia nhưng
Tòa án cấp sơ thẩm lại chia cho bà L được hưởng ½ giá trị căn nhà sau đó mới trừ đi chi
phí mua nhà trong phần giá trị ½ còn lại rồi mới chia đều cho các đương sự trong đó có
cả bà L là chưa chính xác. Cịn Tịa án cấp phúc thẩm khơng xem xét những nội dung
trên mà cho rằng cụ T đã lập “Giấy ủy quyền” ngày 09-6-1993 ủy quyền cho bà L toàn
bộ căn nhà trên và việc bà L phải trả lại căn nhà được cấp cho Nhà nước là do sự đánh
đổi quyền lợi đang được hưởng để xác định căn nhà trên là tài sản thuộc quyền sở hữu
của bà Nguyễn Thị Kim L và ông Nguyễn Phi H3 là không đúng, khơng đảm bảo quyền
lợi cho các con cụ T.
Vì vậy, căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 337, khoản 3 Điều 343 Bộ luật tố tụng dân sự

Tòa án nhân dân tối cao chấp nhận Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số
01/QĐKNGĐT-VKS-DS ngày 22-8-2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao. Đồng thời hủy Bản án dân sự phúc thẩm số 125/2015/DS-PT ngày 21-8-2015 của
Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và hủy Bản án dân sự sơ thẩm số
186/2014/DS-ST ngày 06-3-2014 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về vụ án
“Tranh chấp chia tài sản chung về việc mua hóa giá nhà” giữa nguyên đơn là bà Nguyễn
Thị Hvới bị đơn là bà Nguyễn Thị Kim L và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan khác.
Tương tự như góp ý ở trên. Ở đây là liên quan đến “quyền tài sản” (một dạng tài sản).
Phần trên cho thấy dung lượng nhiều nhưng do thừa nhiều nên chưa hiệu quả (cần rút
kinh nghiệm như hướng dẫn ở trên). Bài làm có khoảng 23-24 trang nhưng 9 trang đầu
chưa đi vào trả lời các câu hỏi là chưa hiệu quả, tốn thời gian và dung lượng quá, cần rút
kinh nghiệm.
Câu 1.1: Thế nào là giấy tờ có giá? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời và cho ví dụ minh
họa về một vài giấy tờ có giá.

10


Bộ luật Dân sự 2015 không định nghĩa cụ thể giấy tờ có giá là gì mà chỉ nêu giấy tờ có
giá là một loại tài sản. Theo Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010,
Khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-NHNN và Khoản 1 Điều 2 Thơng tư 01/2012/TTNHNN quy định: “Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức
phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định,
điều kiện trả lãi và các điều kiện khác".
Căn cứ vào nội dung giải đáp về giấy tờ có giá tại Cơng văn 141/TANDTC-KHXX, có
thể liệt kê một số loại giấy tờ có giá như sau:
-

Hối phiếu địi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác


được quy định tại Điều 1 Luật các công cụ chuyển nhượng 2005;
-

Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu cơng ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy

định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005;
-

Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh

nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 Luật quản lý nợ cơng 2009;
-

Các loại chứng khốn (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ

phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm
chứng khốn hoặc chỉ số chứng khốn; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng
khốn khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật
chứng khoán 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Luật chứng khoán sửa đổi
2010);
-

Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 Nghị định

52/2006/NĐ-CP về Phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
-

Nên tham khảo thêm khoản 9 Điều 3 Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao

dịch bảo đảm.

Câu 1.2: Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” có là giấy tờ có giá khơng? Quyết định số 06 và Bản án số 39 có
cho câu trả lời khơng?

11


Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà” không phải là giấy tờ có giá.Căn cứ vào Khoản 16 Điều 3 Luật đất đai năm 2013:
“Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài
sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”. Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất chỉ là văn bản chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất, là văn bản chứng quyền,
không phải là tài sản và không thể xem là loại giấy tờ có giá. Quyết định số 06 và Bản án
số 39 đã cho câu trả lời (cụ thể tại Quyết định số 06 Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện và các
tài liệu kèm theo về việc “Đòi lại tài sản” cho ông Phan Hai, tại Bản án số 39 Hội đồng
xét xử thấy rằng Bộ luật tố tụng dân sự không qui định rõ thẩm quyền giải quyết tranh
chấp này: cần trích dẫn nội dung bản án (quyết định) liên quan đến câu hỏi về giấy tờ có
giá để minh họa. Phần này còn sơ sài và điều này cho thấy cần đầu tư thêm về kỹ năng
đọc bản án).
Phần mầu vàng cho thấy sau dấu chấm chưa có khoảng cách là chưa đúng, cần rút
kinh nghiệm.
Câu 1.3: Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng
nhận sở hữu nhà” có là tài sản khơng? Quyết định trên và Bản án số 39 có cho
câu trả lời khơng?Vì sao?
Trong thực tiễn xét xử, “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu
nhà” không là tài sản. Bởi lẽ Điều 105 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “Tài sản
là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản” mà giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà khơng phải là giấy tờ có giá mà chỉ là văn bản chứa đựng thông

tin về Quyền sử dụng đất cho nên chúng không thể là tài sản: Ở đây, em mới khẳng định
không là “giấy tờ có giá” nhưng khơng là giấy tờ có giá khơng có nghĩa khơng là tài sản.
Ví dụ, nhà khơng là giấy tờ có giá nhưng vẫn là tài sản với vai trò là “vật”. Như vậy lập
luận còn chưa đầy đủ, thiếu thuyết phục, cần đầu tư thêm. Quyết định trên và Bản án số
12


39 đã cho câu trả lời.Vì thực chất tài sản thực sự chính là quyền sở hữu đối với tài sản
được nêu trong giấy ví dụ như đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy
chứng nhận sở hữu nhà, tài sản thật sự chính là quyền sử dụng đất hay quyền sở hữu
nhà ấy.
Câu 1.4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan
đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ
khái niệm tài sản (và nếu có điều kiện, đối chiếu thêm với pháp luật nước ngoài):
Về hướng giải quyết trong Quyết định số 06 liên quan đến “giấy chứng nhạn quyền sử
dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” nhìn từ khái niệm tài sản là hồn tồn hợp lý.
Theo đó ta thấy đơn khởi kiện của nguyên đơn ông Phan Hai yêu cầu ông Phan Quốc
Thái trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khơng có cơ sở. Bởi vì, căn cứ theo
Điều 105 của Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định “Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và
quyền tài sản” và trên thực tế giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản
mà chỉ chứa đựng thông tin về Quyền sử dụng đất. Căn cứ vào Điều 48, điểm d khoản 1
Điều 192, điểm g khoản 1 Điều 217, Điều 218 Bộ luật Tố tụng dân sự trả lại đơn khởi
kiện với lý do: vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Còn quá sơ sài.
Đáng ra nên đọc thêm các tài liệu của người khác để có thêm thơng tin và từ đó có cái
nhìn đa chiều hơn.
Câu 1.5: Nếu áp dụng BLDS năm 2015, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy
chứng nhận sở hữu nhà có là tài sản khơng? Vì sao?
Căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài

sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”
Căn cứ Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền tài sản như sau:

13


“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối
tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”
Như vậy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy chứng nhận sở hữu nhà chỉ là văn
bản chứa đựng Quyền sử dụng đất và Quyền sở hữu nhà nên không được coi là tài sản
theo quy định tại Điều 105 và Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Câu 1.6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan
đến “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà”.
Theo em, về hướng giải quyết trong Bản án số 39 liên quan đến “giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, giấy chứng nhận sở hữu nhà” là đúng đắn. Bởi vì, tại thời điểm phát hiện
mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AM 090902 ông B đã làm đơn xác nhận vào
ngày 18/10/2012 và được Ủy ban nhân dân huyện Long Hồ hủy bỏ giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của hộ ông B bị mất và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
khác mang số hiệu BM 904331. Sau đó bà T tranh chấp và mang ra giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất số AM 090902. Theo trình bày của bà T thì do con ông B thế chấp cho
bà để vay tiền nhưng bà T khơng chứng minh được việc này là có thật do đó theo em
hướng giải quyết buộc bà T trao trả lại cho ông B và bà H giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất số AM 090902 căn cứ theo khoản 2 Điều 4, khoản 14 Điều 26, Điều 45 Bộ luật
Tố tụng dân sự là hoàn toàn hợp lý.
Câu trả lời trên tập trung quá nhiều vào yếu tố tụng và xem nhẹ yếu tố nội dung: có là
tài sản hay khơng trong khi đó yếu tố nội dung vừa nêu mới là chủ đề của bài tập và cần
rút kinh nghiệm: Cần trả lời câu hỏi trong mối quan hệ với chủ đề đang được nghiên cứu
để khơng lạc đề, tốn thời gian.
Câu 1.7: Bitcoin là gì?
Bitcoin (BTC hay XBT) là một đồng tiền điện tử đầu tiên trên thế giới được tạo ra bởi

Satoshi Nakamoto – bút danh cha đẻ của Bitcoin. Bitcoin sử dụng giao thức ngang hàng
trên nền tảng công nghệ Blockchain cho tất cả các giao dịch, tức là nó loại bỏ hồn toàn
14


bên thứ ba trung gian, tiền sẽ được gửi trực tiếp từ người này sang người kia, vì vậy phí
giao dịch gần như bằng 0, khơng có bất cứ quốc gia, tổ chức nào kiểm soát các giao
dịch này.
Bitcoin là đồng tiền điện tử đại diện cho loại tiền tệ ẩn danh của internet mà chúng ta
gọi chung là Cryptocurrency (tiền điện tử, tiền kỹ thuật số hay tiền mã hóa), điểm khác
biệt của loại tiền tệ này với nhiều người là nó ẩn danh, khơng bị kiểm sốt bởi chính chủ
và chi phí giao dịch cực kỳ thấp.
Câu 1.8: Theo Tịa án, Bitcoin có là tài sản theo pháp luật Việt Nam khơng?
Theo Tịa án, Bitcoin khơng phải là tài sản theo pháp luật Việt Nam. Cho đến thời điểm hiện
nay, chưa có bất cứ một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định tiền kỹ thuật số (tiền ảo)
là hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam không chấp nhận tiền ảo là tiền tệ, phương tiện thanh toán hợp pháp,
đồng thời Nghị định số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định chế tài xử
phạt vi phạm hành chính đối với hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng phương tiện thanh
tốn khơng hợp pháp như Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự.

Câu 1.9:Pháp luật nước ngồi có coi Bitcoin là tài sản khơng? Nếu có, nêu pháp luật
mà anh/chị biết.
Đến tháng 10/2019, có 123/267 quốc gia ủng hộ và không hạn chế đáng kể về pháp lý
Bitcoin.Một vài pháp luật nước ngoài đã coi Bitcoin là tài sản.
Các quốc gia tiêu biểu như:
-

Nhật Bản là nước đầu tiên hoàn toàn chấp nhận Bitcoin. Từ ngày 1/4/2017,


Bitcoin được coi là tài sản và là một phương thức thanh toán hợp pháp, được quản
lý bởi Cơ quan Dịch vụ Tài chính Nhật Bản (JFSA). Một số tổ chức lớn ở đây đã
cơng nhận Bitcoin như một loại tiền tệ.
-

Tịa án Tư pháp Liên minh Châu Âu vào tháng 10/2015 đã ra phán quyết:

“Việc trao đổi các loại tiền tệ truyền thống cho các đơn vị tiền tệ ảo như Bicoin
được
15


miễn thuế giá trị gia tăng.” Theo các thẩm phán, khơng tính thuế vì Bitcoin được
coi như một phương tiện thanh toán.
-

Sau động thái phê chuẩn Bitcoin như là một loại tiền tệ hợp pháp của

chính phủ Úc, sự thừa nhận và sử dụng Bitcoin đang phát triển ngày càng mạnh
ở quốc gia này. Các doanh nghiệp như quán cà phê, đại lý bất động sản, nhà sản
xuất xe hơi và hiệu sách đã chấp nhận Bitcoin như một hình thức thanh toán
hợp pháp.
Rất tốt khi đưa ra được kinh nghiệm nước ngồi. Bài làm sẽ tăng tính thuyết
phục hơn khi em trích dẫn nguồn dẫn chứng cho các thơng tin em nêu ở trên.
Câu 1.10: Suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong mối
quan hệ với khái niệm tài sản ở Việt Nam.
Theo em, quan điểm của Tòa án đối với Bitcoin trong mối quan hệ với khái niệm tài sản
ở Việt Nam là hợp lý. Tòa án đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn Việt
Cường hủy quyết định thu thuế thu nhập cá nhân của Chi cục trưởng Chi cục thuế thành
phố Bến Tre và Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bến Tre đối với ông Cường. Theo Điều 163 Bộ

luật Dân sự 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá cả quyền tài sản.”
Tịa án căn cứ trên thực tế, hiện nay chưa có văn bản quy định về tiền kỹ thuật số (tiền
ảo) là hàng hóa, sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Hơn thế nữa, Nghị định
số 96/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định chế tài đối với hành vi cung
ứng, phát hành tiền ảo và không công nhận Bitcoin hay các loại tiền ảo khác tương tự.
Do đó, có thể thấy Bitcoin khơng được cơng nhận là tài sản ở Việt Nam và Nhà nước
cũng không thể thu thuế đối với loại tiền này cho nên em hồn tồn tán thành với quan
điểm của Tịa án.
Câu 1.11: Quyền tài sản là gì?
Điều 115 Bộ luật Dân sự2015 quy định: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng
tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử
dụng đất và các quyền tài sản khác.”
16


Ví dụ: Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu cơng nghiệp,
quyền địi nợ,…
Câu 1.12: Có quy định nào cho phép khẳng định quyền thuê, quyền mua tài sản
là quyền tài sản không?
Quy định tại Điều 188 Bộ luật Dân sự năm 1995 cho phép khẳng định quyền thuê,
quyền mua tài sản là quyền tài sản : Nội dung điều luật chưa cho phép khẳng định như

em vừa nêu, cần nhắc lại nhé.
-

Theo Điều 188 Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định:

“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân
sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ quy định tại Phần thứ sáu của Bộ luật này.”
Câu 1.13: Đoạn nào của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo

hướng quyền thuê, quyền mua là tài sản?
Đoạn của Quyết định số 05 cho thấy Tòa án nhân dân tối cao theo hướng quyền
thuê, quyền mua là tài sản là:
“Cụ T là người có cơng với cách mạng, nên được Qn khu 7 xét cấp nhà số 63 đường B
nêu trên theo tiêu chuẩn của sỹ quan quân đội. Đến thời điểm cụ T chết năm 1995, cụ
chưa làm thủ tục mua hóa giá nhà đối với nhà số 63 nêu trên. Theo quy định tại Điều 188
và Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 1995, quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T là quyền
tài sản (trị giá được bằng tiền) và được chuyển giao cho các thừa kế của cụ T. Do đó, bà
H và ơng T1 được hưởng quyền thuê, mua hóa giá nhà của cụ T.” : Lưu ý, nội dung này
đã được phát triển thành án lệ (xem Án lệ số 34/2020/AL).
Câu 1.14: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao
trong Quyết định số 05 về quyền thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm
tài sản)?

17


Theo em hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong Quyết định số 05 về quyền
thuê, quyền mua (trong mối quan hệ với khái niệm tài sản) là đúng đắn. Vì cụ T là người có
cơng với cách mạng, nên được Quân khu 7 xét cấp nhà số 63 đường B nêu trên theo tiêu
chuẩn của sĩ quan quân đội. Đến thời điểm cụ T chết năm 1995, cụ chưa làm thủ tục mua hóa
giá nhà đối với nhà số 63 nêu trên nên Tòa án nhân dân tối cao đã xác định quyền thuê, mua
hóa giá nhà của cụ T là quyền tài sản (trị giá được bằng tiền) và được chuyển giao cho các
thừa kế của cụ T. Do đó, bà H và ơng T1 được hưởng thừa kế quyền thuê, mua hóa giá nhà.
Theo quy định tại Điều 172 Bộ luật Dân sự năm 1995: “Tài sản bao gồm vật có thực, tiền,
giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.” và tại Điều 188 Bộ luật Dân sự 2015:
“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự,
kể cả quyền sở hữu trí tuệ”. Theo như những quy định trên thì bản chất của quyền tài sản là
một dạng tài sản và có hai đặc điểm cơ bản sau: Một là, quyền tài sản phải có giá trị kinh tế trị giá được bằng tiền; hai là, quyền tài sản có thể được chuyển giao trong giao dịch dân sự
(có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán, tặng cho hoặc để lại thừa kế) : Cần lưu ý là đặc

điểm thứ hai này khơng cịn được giữ lại trong

BLDS năm 2015. Quyền thuê, quyền mua hóa giá nhà của cụ T có đầy đủ các đặc
điểm trên nên được xem là quyền tài sản. Theo điều 634 Bộ luật Dân sự năm 1995
quy định: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài
sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc
theo pháp luật”. Bà H và ông T1 là con của cụ T nên sẽ là các thừa kế của cụ T (sẽ
được hưởng thừa kế quyền thuê, quyền mua hóa giá căn nhà của cụ T). => Khi xác
định quyền thuê nhà, mua nhà thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP
ngày 05-7-1994 của Chính phủ về quyền tài sản. Các nhân thuộc diện được mua nhà
ở thuộc sở hữu của Nhà nước theo Nghị định số 61/CP ngày 05-7-1994 về mua bán
và kinh doanh nhà ở mà khi cịn sống người đó chưa làm thủ tục mua hóa giá theo
quy định của pháp luật. Trường hợp này, phải xác định quyền thuê nhà, mua nhà
thuộc sở hữu của Nhà nước là quyền tài sản và được chuyển giao cho các thừa kế
của người đó.

18


Về khái niệm tài sản, có khá nhiều tai liệu liên quan và một số đã nêu trong đề cương
thảo luận nhưng khơng thấy em trích dẫn tài liệu nào như tài liệu tham khảo. Nội dung
bài làm cũng chưa cho thấy em đã đọc các tài liệu đó và như vậy cần rút kinh nghiệm để
đảm bảo chất lượng của bài làm.

VẤN ĐỀ 2:
CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU
Tóm tắt bản án Quyết định số 111/2013/DS-GĐT ngày 09-09-2013 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
Nhà số 2 Hàng Bút, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội có bằng khốn điền thổ số 25,
tập 2, tờ số 55, đăng ký trước bạ tại Hà Nội ngày 4/11/1946, là tài sản riêng của cụ Dư

Thị Hảo (chồng cụ Hảo là cụ Nguyễn Đắc Đính, chết năm 1942). Năm 1954 cụ Hảo vào
Sài Gịn bn bán nên giao nhà cho con là vợ chồng ơng Nguyễn Đắc Chính và bà
Nguyễn Thị Châu quản lý. Năm 1968, vợ chồng ông Chính, bà Châu đi công tác ở tỉnh
Thái Nguyên nên cho ông Nhữ Duy Hải thuê nhà. Theo lời khai chị Nhữ Thị Vân (bị
đơn) – cháu ông Nhữ Duy Hải nói là thuê nhà của cụ Hảo từ năm 1954. Sau khi ông nội
(ông Hải) chết năm 1955 thì gia đình chị Vân khơng đóng tiền th nhà cho ơng Nguyễn
Đắc Chính nữa. Sau đó, bố chị Vân (ông Nhữ Duy Sơn) và chị Vân tiếp tục quản lý căn
nhà. Năm 1997, bố chị Vân chết thù chị Vân tiếp tục ở tại nhà số 2 Hàng Bút và chị
không trả tiền thuê nhà cho ai, trong quá trình ở thì bố chị Vân (ơng Nhữ Duy Sơn) có
sửa chữa nhà hết 25.000.000 đồng. Năm 2001, chị Nhữ Thị Vân bán nhà số 2 Hàng Bút
cho vợ chồng chị Dương Thị Ngọc Lan và anh Nguyễn Hồng Sơn với giá 80 lượng vàng
tương đương 384.000.000 đồng. Năm 2004, cụ Hảo khởi kiện yêu cầu chị Vân trả lại
nhà.
Gia đình chị Vân đã ở tại nhà này qua nhiều thế hệ và trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình,
liên tục, cơng khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự về xác lập quyền sở
hữu theo thời hiệu. Vì các lẽ trên, căn cứ vào khoản 3 Điều 291, khoản 3 Điều
19


297 và Điều 299 Bộ luật Tố tụng dân sự hủy toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số
90/2011/DSPT ngày 30/5/2011 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội và
hủy toán bộ bản án dân sự sơ thẩm số 49/2010/DS-ST ngày 31/8/2010 của Tòa án nhân
dân thành phố Hà Nội về vụ án “Đòi nhà” giữa nguyên đơn là cụ Dư Thị Hảo với bị đơn
là chị Nhữ Thị Vân.
Tóm tắt cịn q dài và cần rút kinh nghiệm như đã góp ý ở trên.
Câu 2.1: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tịa án khẳng định gia đình
chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ
của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
-


Đoạn của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị

Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là:
“Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án thì có nhiều văn bản của cơ quan nhà nước
về việc nhà nước đã quản lý hay chưa quản lý nhà số 2 Hàng Bút; nhà số 2 Hàng
Bút có phải là nhà vắng chủ khơng và có phải là nhà ở phố cổ được giữ lại để bảo
tồn và tôn tạo theo Quyết định số 1170/QĐ-UB ngày 19/3/1998 của Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội hay không? Do vậy cần phải xác minh, yêu cầu các cơ quan quản
lý nhà nước có văn bản trả lời. Cần xác minh lại nhà số 2 Hàng Bút có diện tích bao
nhiêu mét vng, có vượt quá diện tích cho thuê nhà theo quy định tại Nghị định số
19-CP ngày 29/6/1960 của Chính Phủ khơng. Trường hợp có căn cứ xác định nhà
đất nêu trên là nhà vắng chủ và thực tế nhà nước cũng chưa quản lý thì Tịa án cấp
sơ thẩm căn cứ điểm a khoản 1 Điều 168 và điểm l khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng
dân sự đình chỉ vụ án do cụ Hảo khơng có quyền khởi kiện vì: Gia đình chị Nhữ Thị
Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ, tuy chị Vân có lời khai thừa nhận gia
đình chị thuê nhà của cụ Hảo và nộp tiền th nhà cho ơng Chính (con cụ Hảo),
nhưng cụ Hảo vào miền Nam sinh sống năm 1954, ơng Chính cũng khơng xuất trình
được tài liệu cụ Hảo ủy quyền cho ơng Chính quản lý căn nhà. Trong khi đó chị Vân
khai gia đình chị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954, lúc đầu là ông nội chị
20


Vân ở, sau này bố chị Vân và chị Vân tiếp tục ở. Mặc dù phía ngun đơn khai có địi
nhà đối với gia đình chị Vân từ sau năm 1975 nhưng khơng có tài liệu chứng minh (chỉ
có biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân phường Hàng Bồ năm 2001); đến năm 2004
cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Vân trả lại nhà là khơng có căn cứ
vì thực tế cụ Hảo khơng cịn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên.” : Quá

dài, chỉ nên trích những đoạn thực sự liên quan đến câu hỏi thôi, những phần nào
không liên quan thì nên lược bỏ.

-

Theo em khẳng định trên của Tịa án là hợp lý. Vì theo khoản 1 Điều

179 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm
giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền
đối với tài sản.” Gia đình chị Vân đã ở nhà số 2 Hàng Bút từ năm 1954 đến
năm 2004 cụ Hảo kiện ra tòa. Khoảng thời gian ấy đã gần 50 năm cộng thêm
việc gia đình chị đã sống ở nhà ấy qua nhiều thế hệ và năm 2001 chị Vân đã
bán nhà cho vợ chồng chị Lan và anh Sơn. Do đó, chị Vân đã chiếm hữu,
nắm giữ và chi phối trực tiếp đối với tài sản.
Câu 2.2: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy
nghĩ của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
-

Đoạn của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị

Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là:
“Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình…
trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này”
-

Khẳng định trên của Tòa án theo em là đúng đắn. Bởi vì, chưa xác định

được thời điểm cụ Hải thuê nhà là vào mốc thời gian nào, là thuê nhà của cụ
Hảo từ năm 1954 hay th nhà của ơng Chính từ năm 1968. Và ơng Chính cũng
khơng xuất trình được giấy tờ về việc cụ Hảo ủy quyền cho ông quản lý căn nhà
sau khi cụ Hảo mất. Trong khi đó, phía ngun đơn khai có địi nhà chị
21



Vân từ sau năm 1975 nhưng khơng có tài liệu chứng minh. Đồng thời gia
đình chị Vân đã ở nhà này trên 30 năm nên có thể khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu ngay tình nhà đất.
-

Ở đây, đáng ra em phải nêu điều luật và phân tích nội dung của nó về khái

niệm « chiếm hữu ngay tình », đặc biệt là yếu tố « ngay tình ». Sau đó, em đối
chiếu vụ việc với khái niệm chiếm hữu ngay tình này để đánh gia tính thuyết phục
hay không thuyết phục đường lối giải quyết trên của Tòa án. Như vậy, phần trả lời
này coi như chưa đạt yêu cầu.
Câu 2.3: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tịa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ
của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
- Đoạn của Quyết định trên cho thấy Tịa án khẳng định gia đình chị Vân
đã chiếm hữu liên tục nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là:
“Gia đình chị Nhữ Thị Vân ở tại nhà số 2 Hàng Bút đã nhiều thế hệ…Mặc dù phía
ngun đơn khai có địi nhà nhưng khơng có tài liệu chứng minh.”
- Khẳng định của Tòa án là hợp lý. Căn cứ Điều 182 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“1. Chiếm hữu liên tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời
gian mà khơng có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng
chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết có hiệu lực pháp luật của Tịa án hoặc
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác
chiếm hữu.
2. Việc chiếm hữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đốn về tình trạng
và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.”

Do đó, có thể chị Vân đã hồn tồn chiếm hữu liên tục đối với nhà đất có tranh chấp.


22


Ở đây, e chỉ nêu nội dung bản án và nội dung điều luật mà khơng có phân tích, đánh
giá nên yêu cầu về suy nghĩ cá nhân chưa đạt. Đáng ra, em phải phân tích, lý giải
thế nào là « chiếm hữu liên tục », nhất là yếu tố « liên tục » (chỉ trích dẫn điều luật
mà khơng phân tích, lý giải là khơng thuyết phục) và từ đó đối chiếu với vụ việc
để đánh giá tính thuyết phục hay không thuyết phục của bản án.

Câu 2.4: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị
Vân đã chiếm hữu cơng khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm và cho biết suy nghĩ
của anh/chị về khẳng định này của Tòa án?
- Đoạn của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định gia đình chị Vân đã chiếm
hữu cơng khai nhà đất có tranh chấp trên 30 năm là:
“Gia đình chị Vân đã ở tại căn nhà này trên 30 năm là chiếm hữu ngay tình, liên tục,
cơng khai theo quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự về xác lập quyền sở hữu
theo thời hiệu: Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản khơng có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình, liên tục, cơng khai trong thời hạn 10 năm đối với tài sản, 30 năm đối
với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu,
trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều này…”
- Theo em khẳng định này của Tịa án là hồn toàn đúng đắn. Căn cứ theo khoản 1
Điều 183 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Chiếm hữu công khai là việc chiếm hữu được
thực hiện một cách minh bạch, không giấu giếm tài sản; tài sản đang chiếm hữu được
sử dụng theo tính năng cơng dụng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như
tài sản của chính mình”. Ta thấy, chị Vân đã ở cùng gia đình tại nhà số 2 Hàng Bút từ
năm 1954 một cách minh bạch, không giấu giếm, bố chị Vân cũng đã sửa chữa căn
nhà như tài sản mình do đó có thể nói chị Vân đã chiếm hữu cơng khai nhà đất.
- Tương tự như nhận xét nêu trên : Cần đầu tư hơn nhé trong đó đọc tài liệu, nghe
bài giảng để có kiến thức.

23


Câu 2.5: Đoạn nào của Quyết định trên cho thấy Tịa án khẳng định cụ Hảo
khơng cịn là chủ sở hữu nhà đất có tranh chấp và cho biết suy nghĩ của anh/chị về
khẳng định này của Tòa án?
- Đoạn của Quyết định trên cho thấy Tòa án khẳng định cụ Hảo khơng cịn là chủ
sở hữu nhà đất có tranh chấp là:
“đến năm 2004 cụ Hảo mới có đơn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu chị Vân trả nhà là
khơng có căn cứ vì thực tế cụ Hảo khơng cịn là chủ sở hữu nhà đất nêu trên.”
- Theo em khẳng định trên của Tòa án là đúng đắn. Bởi vì thực chất căn nhà đó đã
do gia đình chị Vân quản lý, sinh sống và đã qua nhiều thế hệ. Đồng thời gia đình
chị Vân sống ở căn nhà số 2 Hàng Bút tính từ năm 1954 cho đến thời điểm hiện tại
đã hơn 30 năm. Căn cứ khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự quy định: “Người chiếm
hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục,
cơng khai trong thời hạn 10 năm đối với tài sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở
thành chủ sở hữu tài sản đó…”. Như vậy, cụ Hảo đã khơng cịn là chủ sở hữu căn
nhà mà thay vào đó chủ sở hữu là chị Vân.
- Điều luật trên mới chỉ ghi nhận quyền sở hữu cho người chiếm hữu, khơng nói
đến việc chấm dứt quyền sở hữu của người trước đây. Đáng ra, em cần phân tích căn
cứ chấm dứt quyền sở hữu của người này khi người khác trở thành sở hữu thông qua
thời hiệu hưởng quyền như khoản 7 Điều 237, Điều 240 BLDS 2015 (đã tồn tại
trong các BLDS trước).
Câu 2.6: Theo anh/chị, gia đình chị Vân có được xác lập quyền sở hữu đối với nhà
đất có tranh chấp trên cơ sở quy định về thời hiệu hưởng quyền khơng? Vì sao?
Theo em, gia đình chị Vân được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp trên cơ
sở quy định về thời hiệu hưởng quyền tại Điều 236 Bộ luật Dân sự năm 2015. Bởi vì, gia
đình chị Vân đã chiếm hữu nhà đất có tranh chấp nêu trên với khoảng thời gian liên tục trên
30 năm, ba chị Vân cũng đã tự ý sửa chữa căn nhà như tài sản của mình và năm 2001 chị
Vân đã bán nhà cho vợ chồng anh Sơn, chị Lan một cách công khai, minh bạch.

24


Những việc ấy đã chứng minh chị Vân là chủ sở hữu căn nhà. Theo Điều 236 Bộ luật
Dân sự năm 2015 quy định: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản khơng có căn
cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, cơng khai trong thời hạn 10 năm đối với tài sản,
30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu
chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” gia đình
chị Vân được xác lập quyền sở hữu đối với nhà đất có tranh chấp trên cơ sở quy định
về thời hiệu hưởng quyền tại Điều 236 Bộ luật Dân sự năm 2015.
VẤN ĐỀ 3:
CHUYỂN RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN
Câu 3.1: Ai phải chịu rủi ro đối với tài sản theo quy định của BLDS? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
- Điều 166 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Chủ sở hữu phải chịu rủi ro khi tài sản
bị tiêu hủy hoặc bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thoả thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác.” => Chủ sở hữu phải chịu rủi ro đối với tài sản

- Điều 162 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“1. Chủ sở hữu phải chịu rủi ro về tài sản thuộc sở hữu của mình, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi quyền
của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc Bộ luật này, luật
khác có liên quan quy định khác.”=> Chủ sở hữu và chủ thể có quyền khác đối với tài
sản thuộc sở hữu của mình phải chịu rủi ro đối với tài sản.
Câu 3.2: Tại thời điểm cháy chợ, ai là chủ sở hữu số xoài? Nêu cơ sở pháp lý khi
trả lời.

25



×