Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

(TIỂU LUẬN) từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nội dung và hình thức, hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết một vấn đề của thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.31 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
MÔN: TRIẾT HỌC
Đề tài
Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù:
“Nội dung và hình thức”, hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết
một vấn đề của thực tiễn

Nhóm trưởng:

Lại Gia Long

Nhóm:

03

Lớp:

4621


BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA
LÀM BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Ngày: 15/01/2022
Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm:
03
Lớp: 4621
Tổng số sinh viên của nhóm: 09


+ Có mặt: 09
+ Vắng mặt: 0
Có lý do:...............Khơng lý do:..................
Tên bài tập: Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù: “Nội
dung và hình thức”, hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết một vấn đề của
thực tiễn
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc
thực hiện bài tập nhóm.
Kết quả như sau:

STT

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Mã SV

Họ và tên

462123 Nguyễn Đan Khánh
462124 Bạch Thị Lam
462125 Dương Thị Thanh
Lan

462126 Chẩu Hương Linh
462127 Đỗ Thùy Linh
462128 Lê Khánh Linh
462129 Nguyễn Thị Khánh
Linh
462130 Nguyễn Thị Bích
Loan
462131 Lại Gia Long

Đánh giá
của giáo viên
SV
ký tên Điểm Điểm GV ký tên
A B C
(số) (chữ)
Đánh giá
của SV

X
X
X
X
X
X
X
X
X

- Kết quả điểm bài viết:
Hà Nội, ngày 15 tháng 1 năm 2022

+ Giáo viên chấm thứ nhất:.........................
Trưởng nhóm
+ Giáo viên chấm thứ hai:...........................
(đã ký)
- Kết quả điểm thuyết trình:........................
Lại Gia Long
- Giáo viên cho thuyết trình:.......................
- Điểm kết luận cuối cùng
2


Giáo viên đánh giá cuối cùng:.....................

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.................................................................................................4
B. NỘI DUNG..............................................................................................5
I. LÍ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC VỀ CẶP PHẠM TRÙ “NỘI DUNG
VÀ HÌNH THỨC”............................................................................................5
1. Khái niệm về nội dung và hình thức...........................................................5
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức................................6
2.1. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức........................................6
2.2. Nội dung giữ vai trị quyết định đối với hình thức trong quá trình
vận động phát triển của sự vật...................................................................7
2.3. Sự tác động ngược trở lại của hình thức đối với nội dung...............7
3. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa nội dung và hình
thức...........................................................................................................8
II. VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC TRONG
VẤN ĐỀ THỰC TIỄN: GIẢI QUYẾT NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ SỰ HIỆU
QUẢ CỦA THƯƠNG HIỆU TRONG THỊ TRƯỜNG DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM.........................................................................................................8

1. Thực trạng vấn đề..........................................................................................8
3


2. Mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù “Nội dung - Hình thức trong
vấn đề...................................................................................................................9
2.1. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức trong vấn đề...................10
2.2. Nội dung giữ vai trị quyết định đối với hình thức trong vấn đề.......11
2.3. Sự tác động ngược trở lại của hình thức đối với nội dung trong vấn
đề…................................................................................................................12
3. Phương hướng, giải pháp để xây dựng và phát triển thương hiệu………13
III. KẾT LUẬN..................................................................................................15
C. TÀI LIỆU KHAM KHẢO............................................................................15

A. MỞ ĐẦU:
I. Lý do chọn đề tài
Xã hội loài người là một bộ phận đặc biệt của thế giới vật chất, nó tạo ra và tồn
tại phù hợp với quy luật tồn tại và phát triển của chính nó. Con người khơng phải
do Thượng đế hay bất kỳ thế lực nào tạo ra, mà được sinh ra từ thế giới vật chất.
Vì vậy, con người là một phần của thế giới tự nhiên. Chìa khóa của sự tiến bộ
của con người là lao động. Lao động và sản xuất là lực lượng chủ yếu và là lực
lượng quyết định đã cho xã hội phát triển từ xã hội nguyên thủy cho đến ngày
nay. Lao động và sản xuất là hoạt động chỉ có ở con người. Như Ph.Ăngghen đã
nói:“Điểm khác nhau cơ bản giữa xã hội loài người và xã hội động vật là động
vật chỉ biết hái lượm, cịn con người mới có thể sản xuất”. Sản xuất bao gồm sản
xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra con người, như câu nói của
Ph.Ăngghen: “Lao động tự sản sinh ra con người”. Ba q trình này khơng tách
rời nhau, sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội.
Suy cho cùng, sản xuất vật chất quyết định sự vận động của toàn bộ đời sống xã
hội. Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng tư liệu sản xuất, đặc biệt là

công cụ lao động tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên để biến đổi hình
thái vật chất của tự nhiên để tạo ra của cải, vật chất đáp ứng nhu cầu, sự tồn tại

4


và phát triển của loài người. Đây là nhu cầu phong phú, phức tạp và vô tận của
nhân loại.
Trong suốt quá trình vận động và phát triển, sự nhận thức của con người ngày
càng được nâng cao, ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Và để nắm rõ sự vật, hiện
tượng hơn thì con người phải nắm bắt thơng qua phạm trù. Phạm trù Triết học là
những khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối
liên hệ cơ bản phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả tự nhiên,
xã hội và tư duy. Bên cạnh đó các phạm trù ln tồn tại dưới dạng cặp đơi để
phản ánh tính biện chứng, tính thống nhất và tính cạnh tranh giữa các mặt đối lập
của thế giới khách quan. Và trong sáu loại cặp phạm trù của Triết học, cặp phạm
trù về nội dung - hình thức có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với với thực tiễn.
Việc nhận thức nội dung - hình thức của sự vật, hiện tượng và sự hình thành các
khái niệm về chúng được thực hiện trong quá trình nhận thức từ những mối liên
hệ nhân quả này sang mối liên hệ nhân quả khác, từ những đặc tính này sang
những đặc tính khác của sự vật hiện tượng. Thơng qua đó chúng ta có thể nắm
bắt được các hình thức tồn tại hoặc biểu hiện của đối tượng trong sự phụ thuộc
và nội dung, phản ánh tính đa dạng của các phương pháp nhận thức và hoạt động
thực tiễn.
Từ những lý do trên, chúng em đã chọn đề tài về cặp phạm trù nội dung - hình
thức để làm mục tiêu cho bài tập nhóm của mình.
II. Mục đích của việc nghiên cứu:
Đầu tiên là việc nghiên cứu đề tài nội dung - hình thức sẽ giúp chúng em có
thêm điều kiện để củng cố thêm kiến thức cho bản thân, tìm hiểu sâu thêm về
cặp phạm trù nội dung - hình thức trong lĩnh vực Triết học. Bên cạnh đó cặp

phạm trù nội dung - hình thức cịn giúp chúng em có thể liên hệ giữa Triết học và
thực tiễn. Và thơng qua việc tìm hiểu nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của
đề tài sẽ giúp chúng em - những sinh viên trường Luật có thể vận dụng được cặp
phạm trù này một cách có hiệu quả, nhất là trong q trình học tập, làm việc và
nghiên cứu sau này.
B. NỘI DUNG:
I. Lí luận của Triết học Mác về cặp phạm trù Nội dung - Hình thức
1. Khái niệm nội dung và hình thức
Nội dung và hình thức là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của
chủ nghĩa Mác-Lênin và đồng thời chúng cũng là một trong những nội dung của
nguyên lý về mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng. Về nội
dung, phạm trù này được xác định là phạm trù triết học, dùng để chỉ tổng thể các

5


mặt, các yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng. Một ví dụ cụ thể của loại này là:
nội dung của chữ TRIET là các chữ cái T, R, I, E, T .
Đối với hình thức, nó là phạm trù Triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại, biểu
hiện và phát triển của sự vật, hiện tượng ấy, là hệ thống các mối liên hệ tương
đối bền vững giữa các yếu tố cấu thành nội dung của sự vật hiện tượng và không
chỉ là cái biểu hiện ra bên ngồi, mà cịn là cái thể hiện cấu trúc bên trong của sự
vật, hiện tượng. Một ví dụ về phạm trù hình thức là: chữ cái TRIET là các chữ
cái phải được sắp xếp theo thứ tự T, R, I, E, T.
Ngoài ra, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, vạn vật đều có hình thức bên ngồi, cịn
phép biện chứng duy vật chú trọng hình thức bên trong của sự vật, tức là cấu tạo
bên trong của vật. Trong cặp phạm trù này, phép biện chứng duy vật chủ yếu đề
cập đến hình thức bên trong gắn liền với nội dung, là cơ cấu của nội dung chứ
khơng chỉ nói đến hình thức bề ngồi của sự vật.
2. Mối quan hệ nội dung và hình thức

2.1. Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức
Nội dung và hình thức của sự vật, hiện tượng luôn tồn tại thống nhất chặt chẽ
với nhau trong một mối liên hệ phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau. Khơng có
một nội dung nào tồn tại mà khơng cần hình thức và ngược lại. Vì vậy, có thể
tóm gọn mối quan hệ thống nhất giữa nội dung và hình thức là: Nội dung nào có
hình thức đó.
Tuy vậy, cần hiểu rằng sự thống nhất giữa chúng cũng chỉ là tương đối. Bởi một
nội dung có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức. Cụ thể như mơn Văn có thể
được chép ở cả vở ghi, giấy ghi chú,…Ngược lại cùng một hình thức có thể thể
hiện cho nhiều nội dung khác nhau như việc một quyển sổ có thể ghi chép rất
nhiều nội dung khác nhau. Hơn thế nữa các yếu tố, quá trình tạo nên nội dung
ln ở trong trạng thái vận động, biến đổi không ngừng. Trái lại, hệ thống các
mối liên hệ giữa chúng tức là hình thức thì lại tương đối ổn định. bản chất chúng
là khác nhau nên sự thống nhất chỉ là tương đối bởi trong đó có một “độ lệch”
nhất định. Cần cơng nhận “độ lệch” giữa nội dung và hình thức song cũng khơng
thể phủ nhận sự phù hợp, thống nhất của chúng nên vấn đề được đặt ra đó là phải
tận dụng tất cả mọi loại hình thức có thể có, kể cả các hình thức cũ để phục vụ
cho nội dung mới. Lênin đã kịch liệt phê phán thái độ phủ nhận vai trị của hình
thức cũ trong hồn cảnh mới. Đồng thời cũng chỉ trích thái độ bảo thủ, trì trệ khi
chỉ thừa nhận các hình thức cũ. Mặc dù nói “độ lệch” giữa chúng có thể tùy vào
từng hồn cảnh mà khác nhau nhưng khi sự chênh lệch này ngày càng lớn thì
chứng tỏ hình thức đó đã làm cản trở sự phát triển của nội dung. Vì vậy cần tác
động để làm thay đổi hình thức cho phù hợp hơn với nội dung, đảm bảo sự phát
triển không ngừng của nội dung.
2.2. Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức
6


Xu hướng chủ đạo của nội dung là sự thay đổi, trong khi xu hướng chủ đạo của
hình thức là tương đối ổn định và những thay đổi chậm hơn so với nội dung.

Dưới tác động của sự vật hoặc sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật thì các yếu tố
của nội dung thay đổi trước và mối liên hệ giữa các yếu tố của nội dung (tức là
hình thức) khơng thay đổi ngay lập tức nên hình thức sẽ trở nên lỗi thời so với
nội dung và trở thành yếu tố cản trở sự phát triển nội dung. Do xu thế chung của
sự phát triển của sự vật, khơng phải lúc nào hình thức cũng có thể cản trở sự phát
triển của nội dung mà hình thức phải thay đổi để thích ứng với nội dung mới.
Nếu nội dung thay đổi thì hình thức cũng phải thay đổi theo. Vì vậy trong sự vận
động và phát triển của sự vật: Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức.
Điều này, theo Ph.ăng-ghen nó cịn áp dụng cho chính học thuyết của chủ nghĩa
Mác - Lênin: “mỗi lần có một phát minh vạch thời đại , ngay cả trong lĩnh vực
khoa học tự nhiên thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi phải tự thay đổi hình
thức của nó’’.
2.3. Sự tác động ngược trở lại của hình thức với nội dung
Hình thức khơng thụ động mà tác động trở lại nội dung.
Tuy nội dung giữ vai trị quyết định so với hình thức, hình thức của sự vật hiện
tượng do nội dung của nó quyết định, hình thức, nhưng điều đó khơng có nghĩa
là hình thức chỉ “ngoan ngỗn” đi theo nội dung. Trái lại, hình thức luôn độc lập
nhất định và ảnh hưởng tác động tích cực trở lại nội dung. Khi hình thức phù hợp
với nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội dung. Ngược lại, nếu
khơng phù hợp, hình thức sẽ cản trở nội dung phát triển, gây ra các hệ quả nhất
định
Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá trình phát
triển của sự vật. Lúc đầu, những biến đổi trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hệ
thống mối liên hệ tương đối bền vững của hình thức. Nhưng khi những biến đổi
đó tiếp tục diễn ra thì tới một lúc nào đó, hệ thống mối liên hệ tương đối cứng
nhắc đó trở nên chật hẹp và kìm hãm sự phát triển của nội dung. Lúc này, hình
thức khơng phù hợp với nội dung nữa.Tới một lúc nào đó, nội dung và hình thức
xung đột sâu sắc. Nội dung mới phá bỏ hình thức cũ từ đó hình thức mới sẽ hình
thành.
3. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa nội dung và hình thức

- Khơng tách rời nội dung và hình thức hoặc tuyệt đối hóa một trong hai mặt đó.
Bởi lẽ, nội dung và hình thức là cặp phạm trù có sự gắn bó chặt chẽ với nhau đặc
biệt là ở phương diện thực tiễn, bởi vậy cần chống lại hai thái cực sai lầm : tuyệt
đối hóa hình thức xem thường nội dung hoặc tuyệt đối hóa nội dung xem thường
hình thức.

7


- Nội dung có vai trị quyết định đối với hình thức nên để xét đốn một sự vật
trước hết cần căn cứ vào nội dung của nó và nếu muốn làm biến đổi sự vật thì
cần tác động để biến đổi nội dung.
- Cần phát huy tính tác động tích cực của hình thức đổi với nội dung qua việc sử
dụng hình thức phù hợp với nội dung và đồng thời thay đổi những hình thức
khơng cịn phù hợp với nội dung để tránh việc cản trở sự phát triển. Bên cạnh đó,
có những trường hợp mà nội dung của sự vật phát triển theo hướng tiêu cực, sự
điều chỉnh một hình thức khác khơng cịn phù hợp với nội dung sẽ ngăn chặn sự
phát triển đó.
- Mỗi nội dung trong một hồn cảnh nhất định sẽ có nhiều hình thức khác nhau
và đồng thời một hình thức cũng sẽ có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau,
bởi vậy cần biết áp dụng những hình thức một cách linh hoạt và cải thiện, khắc
phục những hạn chế còn tồn đọng để đạt hiệu quả cao trong thực tiễn, tránh sự
bảo thủ, chủ quan.
II. Vận dụng cặp phạm trù nội dung và hình thức trong vấn đề thực tiễn:
Giải quyết những vấn đề về sự hiệu quả của thương hiệu trong thị trường
doanh nghiệp Việt Nam.
1. Thực trạng vấn đề
Hiện nay, trong thời buổi hội nhập kinh tế, các quốc gia đang tích cực tham gia
vào q trình mở cửa, giao lưu với các nước khác để tránh khỏi sự thụt lùi trước
phát triển chung của toàn cầu mà trong đó nổi bật là sự cạnh tranh trong nền kinh

tế, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp và trong hàng hóa dịch vụ của các quốc
gia. Do đó, vai trò của thương hiệu đang ngày được khẳng định hơn bao giờ hết,
đặc biệt ở các nước tư bản có nền kinh tế phát triển bởi thương hiệu là một yếu
tố quan trọng để thể hiện vị thế và sự cạnh tranh của một doanh nghiệp trên thị
trường. Tuy nhiên ở Việt Nam, một quốc gia đang trong thời kỳ hội nhập thì sự
nhận thức đầy đủ về vai trị của thương hiệu là chưa có. Quan niệm về thương
hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn vẫn xuất phát từ mục tiêu ngắn
hạn, lợi ích trước mắt, dưới sức ép của doanh số, thiếu tầm nhìn dài hạn và thậm
chí cịn mang tính cảm tính do vậy chưa đạt được hiệu quả cao, chiến lược cho
việc xây dựng thương hiệu vẫn rất hời hợt và sự đầu tư vẫn còn rất khiêm tốn bởi
tư duy coi việc tạo dựng thương hiệu là không cần thiết. Theo kết quả khảo sát
với 500 doanh nghiệp do Báo Sài Gòn tiếp thị và Câu lạc bộ doanh nghiệp hàng
Việt Nam chất lượng cao tiến hành vào tháng 9/2002 thì: 50% các doanh nghiệp
được hỏi chỉ chi phí dưới 5% tổng doanh số cho thương hiệu, gần 80% số doanh
nghiệp được hỏi khơng hề bố trí nhân sự cho việc tiếp thị và phát triển thương
hiệu. Chỉ có 4,2% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu có ảnh hưởng đến khả
8


năng cạnh tranh của doanh nghiệp và 5,4% cho rằng thương hiệu là tài sản doanh
nghiệp và chi cho tạo dựng thương hiệu là chi đầu tư. Từ những điều trên, nhìn
chung vị thế của các thương hiệu hay doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự
được chú ý và đem lại kết quả, giá trị không cao.
- “Nội dung” trong vấn đề:
Nội dung trong thương hiệu chính là những yếu tố bên trong tạo dựng nên
thương hiệu, là những điều khơng thể cảm nhận qua bề ngồi hay nhãn hiệu mà
phải qua quá trình trải nghiệm, cảm nhận như chất lượng sản phẩm, công nghệ
bên trong hay dịch vụ chăm sóc khách hàng,... Đó đồng thời là những điều then
chốt giúp tạo ra chất riêng từ bên trong của mỗi doanh nghiệp, mỗi sản phẩm và
để từ đó tạo nên ấn tượng cho người tiêu dùng, giúp đưa thương hiệu đi lên hoặc

đi xuống. Lấy ví dụ như cách thương hiệu Apple bắt đầu khẳng định mình trên
thị trường qua việc bên trong mỗi sản phẩm của họ đều sự dụng hệ điều hành
IOS, một hệ điều hành có tính bảo mật ưu việt tuyệt đối hồn tồn so với các đối
thủ cạnh tranh mà chỉ Apple mới có.
- “Hình thức” trong vấn đề:
Hình thức trong thương hiệu ở đấy chính là bộ mặt bên ngồi của một doanh
nghiệp nói chung hay của một sản phẩm, một dịch vụ nói riêng. Đó chính là
những ký tự, những cụm từ hay biểu tượng, thiết kế đặc trưng hoặc sự kết hợp
của tất cả những yếu tố này để xác định những hàng hóa, dịch vụ, nhằm khẳng
định sự khác biệt của chúng trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh và giúp
khách hàng nhận biết, phân biệt để đưa ra quyết định sử dụng. Ta có thể lấy ví dụ
các hình thức đặc trưng của thương hiệu trong cuộc sống như chữ “Vin” đặc
trưng của tập đoàn Vingroup hiện diện ở rất nhiều lĩnh vực như điện tử trong cái
tên “Vinsmart”, lĩnh vực thương mại hàng hóa trong cái tên “Vincom”.
2. Mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù “Nội dung - Hình thức
trong vấn đề
2.1. Sự thống nhất của nội dung và hình thức trong vấn đề.
Để có được một thương hiệu nổi tiếng và lâu đời thì đó cả một thử thách. Thực
tế cho thấy rằng, mặc dù có nhiều tổ chức, doanh nghiệp đang rất cố gắng hoạt
động nhưng chưa thực sự đưa được tiếng vang cho thương hiệu của mình trên thị
trường. Sở dĩ như vậy là bởi họ chỉ chú tâm vào nội dung như: nhân lực, vốn, cơ
sở vật chất, số lượng sản phẩm sản xuất ra cũng như chất lượng của sản phẩm,...
mà lại quên đi những chiến dịch marketing, hình thức, mẫu mã bên ngồi của sản
phẩm, hàng hóa và ngược lại. Không thể phủ nhận rằng chất lượng sản phẩm
cũng là yếu tố quan trọng để tạo nên một thương hiệu tốt (giống như việc nội
dung quyết định hình thức), tuy nhiên cũng cần nhớ rằng giữa nội dung và hình
thức ln có sự thống nhất, liên hệ chặt chẽ. Tức là, chúng luôn tồn tại song song
với nhau, phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau, nội dung nào có hình thức đó.
9



Vì vậy, trong thực tiễn nếu muốn có được một thương hiệu nổi tiếng thì cần chú
trọng đầu tư cả bên trong (nội dung) lẫn bên ngồi (hình thức). Chẳng hạn như
GUCCI, một nhãn hiệu thời trang bậc nhất thế giới tạo nên tên tuổi của mình qua
việc bên cạnh chất lượng sản phẩm có tính tỉ mỉ, chất liệu cao cấp cùng dịch vụ
chăm sóc khách hàng tốt thì hình thức của sản phẩm cùng logo hay chiến lược
marketing đều được chau chuốt và thiết kế bởi các nhà thiết kế hàng đầu nước Ý
trong lĩnh vực thời trang cùng sự quảng bá của các người mẫu đình đám tại các
sàn diễn. Sự đầu tư về cả nội dung bên trong lẫn hình thức bên ngồi đã đưa
GUCCI trở thành một biểu tượng của sự quý tộc và giàu sang suốt 100 năm kể từ
khi ra mắt.
Mặc dù nội dung và hình thức trong vấn đề thương hiệu ln tồn tại thống nhất
chặt chẽ với nhau, song sự thống nhất này khơng phải tuyệt đối. Nó biểu hiện ở
chỗ, cùng một nội dung có thể thể hiện dưới nhiều hình thức. Giống như việc
cùng một hương vị sữa Milo nhưng công ty Nestle từ đấy sản xuất ra nhiều sản
phẩm khác bên cạnh sữa Milo như kem vị Milo, kẹo vị Milo để thu hút khách
hàng, tạo sự đa dạng, thể hiện sự không ngừng sáng tạo tuy bản chất vẫn là
hương vị Milo truyền thống. Hình thức, mẫu mã bên ngồi có thể thay đổi
nhưng nó phải phù hợp với nội dung hơn thế nữa sự thay đổi của nó ln kế thừa
những yếu tố tiên tiến của hình thức cũ (yếu tố kế thừa ở đây trong doanh nghiệp
hay thương hiệu chính là chất riêng, chất đặc trưng). Ngược lại, một hình thức
cũng có thể thể hiện cho nhiều nội dung khác nhau.
Chẳng hạn như công ty kem Merino, tuy chỉ tập trung sản xuất sản phẩm kem
nhưng để tạo sự khác biệt với đối thủ họ đã tạo ra nhiều loại kem, nhiều hương
vị độc đáo như như kem vị trà sữa, kem nhân socola,... Qua đó, ta cũng thấy rõ
rằng, nội dung sẽ và cần luôn luôn thay đổi để phát triển thương hiệu. Bên cạnh
đó, hình thức cũng cần có những thay đổi nhất định để phù hợp với nội dung,
thúc đẩy nội dung, cùng với nội dung không ngừng nâng cao giá trị thương hiệu.
Bởi vậy, trong quá trình tạo dựng và phát triển thương hiệu, cần chú ý tới sự
thống nhất giữa nội dung và hình thức. Tránh tình trạng quá tập trung vào nội

dung hoặc hình thức, làm mất chỗ đứng của thương hiệu trên thị trường. Đồng
thời cũng cần để ý sự chênh lệch giữa chúng để ln ln có những ý tưởng mới,
nâng cao tầm nhìn và cũng là nâng cao giá trị của thương hiệu.
2.2. Nội dung giữ vai trò quyết định trong vấn đề
Hiện nay một trong những điều kiện để lưu hành sản phẩm trên thị trường là
việc sản phẩm đó phải có nhãn mác, thương hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, khơng phải
xây dựng bề ngồi thương hiệu thu hút, bắt mắt là có được vị trí trong tâm trí
khách hàng, mà một thương hiệu có thể tồn tại khi mà chỉ khi yếu tố cốt lõi bên
trong tốt và được người tiêu dùng thừa nhận. Bởi vậy, khơng có nhãn hiệu nào
10


mạnh mà chất lượng sản phẩm lại không tốt, bởi nếu nó thực sự là thương hiệu
mạnh thì đồng nghĩa với việc được nhiều người biết đến và tin dùng.
Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế phát triển cùng sự xuất hiện của hàng loạt
hình thức kinh doanh thì chất lượng lượng sản phẩm đóng vai trị quan trong
quyết định sự sống còn của thương hiệu. Với những yêu cầu, đòi hỏi phức tạp
của người tiêu dùng, các sản phẩm đầu ra của một thương hiệu không những
phải đáp ứng thị hiếu của người mua mà còn cần biến đổi sao cho phù hợp với
khuynh hướng của thời đại, không tránh khỏi việc rất nhiều các sản phẩm, mặt
hàng đều có những cơng dụng căn bản giống nhau. Điều này đòi hỏi doanh
nghiệp phải đưa ra những sản phẩm có tính nổi bật, khác biệt với đối thủ cạnh
tranh thì mới có thể thu hút được khách hàng. Khách hàng sẽ biết đến thương
hiệu đó cũng như lựa chọn tin dùng về lâu dài nếu như sản phẩm của họ tốt, phù
hợp với nhu cầu, ngược lại, tẩy chay và không tiếp tục sử dụng nếu sản phẩm để
lại ấn tượng xấu. Không những thế, mặt nội dung của một thương hiệu còn bao
hàm các yếu tố như nhân lực, vốn hay cách thức vận hành. Những khía cạnh này
nếu diễn ra tốt cũng sẽ làm nên tiếng tăm của một thương hiệu, ta có thể nhìn
thấy điều này ở các thương hiệu nổi tiếng thế giới như Starbucks, một hãng cafe
đứng đầu thế giới. Tuy cái giá phải trả cho các loại đồ uống ở đây cao hơn so với

mặt bằng chung nhiều người vẫn rất ưa chuộng Starbucks khơng chỉ vì chất
lượng ngun liệu mà cịn đặc biệt ở mảng dịch vụ, chăm sóc và đãi ngộ khách
hàng cực tốt mà ít thương hiệu làm được, bởi họ rất đầu tư vào quá trình tuyển
dụng, khi tất cả nhân viên đều phải đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của
những bài phỏng vấn đặc biệt và khóa đào tạo 24 giờ liên tiếp với mục đích giúp
họ giữ bình tĩnh và lịch sự ngay cả trong giờ phục vụ cao điểm, bên cạnh đó tất
cả các cơ sở Starbucks mỗi tháng đều có người đến bí mật kiểm tra. Đặc biệt, khi
nhắc tới Starbucks, điều đầu tiên hiện ra trong tiềm thức khách hàng chính là
những chiếc cốc có logo đặc trưng của hãng nhưng hoạ tiết xung quanh thì ln
thay đổi theo những dịp đặc biệt trong năm, những loại đồ uống được bán ra theo
mùa đi kèm với vô số mặt hàng lưu niệm cùng chủ đề, điều này khẳng định một
sự thật rằng việc áp dụng chặt chẽ mối quan hệ giữa cặp phạm trù nội dung và
hình thức đã góp phần tạo nên thành công rất lớn cho đế chế Starbucks. Ở một số
11


doanh nghiệp khác, tuy mặt hình thức của thương hiệu có tính bền vững và ổn
định hơn so với mặt nội dung nhưng luôn phải cải tiến, đồng bộ với sự phát triển
của nội dung để phù hợp và tương thích với nhau, điển hình trong việc khi các
sản phẩm, dịch vụ của các thương hiệu ngày càng đổi mới, phát triển hơn thì
song song với đó các hình thức, yếu tố bên ngồi của các thương hiệu đó như
thiết kế hay loại hình kinh doanh cũng phải trau chuốt, cải tiến theo, không được
dậm chân tại chỗ nếu không sẽ gây ra sự kìm hãm. Từ những phân tích trên, ta
có thể thấy nền tảng giá trị của một thương hiệu phải được xây dựng, quyết định
bởi các yếu tố bên trong, từ nội dung cốt lõi chứ không thể qua việc chỉ tập trung
xây dựng một bề ngoài hào nhống, đẹp đẽ sng được.
2.3. Sự tác động ngược trở lại của hình thức trong vấn đề
Trên thực tế, chất lượng của sản phẩm sẽ ảnh hưởng rất lớn, và đóng vai trị
quyết định đến thương hiệu của một cơng ty, doanh nghiệp. Nhưng điều đó
khơng đồng nghĩa với việc thương hiệu sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng

của sản phẩm. Mà trái lại thì thương hiệu ln có một sự độc lập nhất định và sẽ
tác động trở lại chất lượng của sản phẩm.
Khi phù hợp với nội dung, hình thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội dung.
Ngược lại, nếu khơng phù hợp, hình thức sẽ kìm hãm nội dung phát triển. Tương
tự như thế thì khi xây dựng thương hiệu cho một loại sản phẩm nhất định các
công ty sẽ chú tâm đến sự phù hợp của thương hiệu đối với sản phẩm mà cơng ty
đó sản xuất. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của sản
phẩm đó trên thị trường ở hiện tại và trong tương lai. Cụ thể:
Việc xây dựng được một thương hiệu phù hợp với sản phẩm sẽ tác động tích
cực đến sự vận hành của doanh nghiệp đó bằng cách: thương hiệu phù hợp thì sẽ
ngày càng có một sức ảnh hưởng lớn, được nhiều người tin dùng, khiến cho
lượng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của hãng tăng dần lên, lợi nhuận cũng theo đó
mà tăng trưởng, từ đó, doanh nghiệp ngày càng phát triển lớn mạnh, về cả quy
mô, vốn hay chất lượng sản phẩm cũng ngày càng được chú trọng nâng cao.
Điều này có thể nhận thấy rõ qua sự du nhập của xe ôm công nghệ vào thị trường
Việt Nam. Xuất hiện tại Việt Nam lần đầu vào những năm 2014, khi phần lớn
người dân vẫn thuê xe ôm truyền thống hay gọi taxi qua tổng đài, những công ty
12


tiên phong trong lĩnh vực xe ôm công nghệ như Grab, Uber, Goviet,... được biết
đến như một làn sóng văn hoá mới, mang đến những tác động mạnh mẽ đến cuộc
sống hàng ngày. Với hình thức marketing độc đáo là cho tất cả tài xế mặc đồng
phục in logo công ty tạo nên sự quen thuộc trong tiềm thức khách hàng khiến họ
dần tiếp cận và tin tưởng, loại hình phương tiện này cịn cho phép khách hàng có
thể đặt xe, xem trước giá cước ngay trên điện thoại của mình mà khơng phải lo
lắng về nguy cơ bị lừa đảo, gian lận như xe ôm hay taxi truyền thống. Đây chính
là bước đột phá trong việc xây dựng thương hiệu. Thương hiệu phù hợp và dịch
vụ chu đáo đã thu hút rất nhiều người tiêu dùng, mang về nguồn thu khủng cho
các hãng xe công nghệ , ngày càng khẳng định chỗ đứng của họ trên thị trường.

Cho đến nay, chỉ còn một số hãng taxi truyền thống còn sót lại nhưng cũng khó
có thể cạnh tranh được với taxi cơng nghệ, cịn hình ảnh những người ngồi bên
cạnh chiếc xe treo tấm biển “xe ôm” dường như đã vắng bóng trên nhiều con
phố. Bước vào thị trường khá muộn nhưng bằng sự khéo léo trong cách xây
dựng thương hiệu, các công ty này vẫn tạo dựng được chỗ đứng vững chắc cho
mình. Ngược lại, nếu một cơng ty có thương hiệu, nhưng thương hiệu ấy khơng
phù hợp với sản phẩm mà hãng sản xuất ra thì cho dù chất lượng sản phẩm có tốt
đến đâu đi chăng nữa thì hãng đó cũng khơng dễ dàng thu hút được nhiều khách
hàng. Nhất là trên thị trường thương mại đầy khốc liệt, khi có rất nhiều mặt hàng
được ra đời và bắt mắt, đa dạng, nhiều mẫu mã khác nhau thì việc chỉ có mỗi
chất lượng thơi là chưa đủ mà hãng sản xuất phải đầu tư xây dựng cho mình một
thương hiệu đầy thu hút và đồng thời phải phù hợp với sản phẩm. Nếu khơng thì
việc thương hiệu không phù hợp sản phẩm sẽ dẫn đến tác động tiêu cực, đồng
thời ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của hãng sản xuất. Điển hình như là sản
phẩm bị tồn đọng, doanh thu thấp,.... dẫn đến chất lượng sản phẩm không được
nâng cao hoặc nghiêm trọng hơn nữa là hãng có thể đối mặt với nguy cơ phá sản.
Chẳng hạn như là giả sử khi một công ty sản xuất đồ chơi trẻ em, nhưng mà logo
thương hiệu, cách thiết kế, mẫu mã,... (hình thức) lại cứng nhắc, khơ khan, thiếu
sự sinh động sáng tạo không phù hợp với trẻ nhỏ. Thì ắt hẳn đồ chơi của cơng ty
đó sẽ khơng gây được sự thiện cảm, thích thú với khách hàng (là những đứa trẻ).
Nên cho dù có chất lượng (nội dung) tốt đi chăng nữa thì vẫn rất khó để sản
13


phẩm của cơng ty đó có thể phát triển và cạnh tranh với các công ty khác trên thị
trường thương mại khốc liệt ngồi ra nó cịn dẫn tới nhiều hệ lụy tiêu cực khác.
Nói tóm lại, việc xây dựng thương hiệu phù hợp với sản phẩm sẽ tạo được động
lực lớn, và ảnh hưởng tích cực nhằm thúc đẩy sự phát triển của hãng. Vậy, điều
này là vô cùng cần thiết và quan trọng.
3. Phương hướng, giải pháp để xây dựng và phát triển thương hiệu

Đối với mọi doanh nghiệp, song song với yếu tố chất lượng sản phẩm (nội
dung) thì thương hiệu mà người kinh doanh xây dựng nên (hình thức) cũng rất
quan trọng. Bởi vậy khơng dừng lại ở việc đảm bảo chất lượng sản phẩm mà
người kinh doanh cũng cần chú trọng đến việc cấu thành nên một thương hiệu
phù hợp với nhu cầu thị hiếu khách hàng. Để hiện thực hóa những điều trên, sau
đây là một số giải pháp chung cho các doanh nghiệp:
Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức đội ngũ nhân lực: Cho đến nay nhiều doanh
nghiệp vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về thương hiệu. Để có thể cạnh tranh hiệu
quả, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, nhiệm vụ tiên quyết dành cho
các doanh nghiệp cần là thay đổi, nâng cao nhận thức của chính mình về xây
dựng và bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa. Trước hết, các doanh nghiệp cần có
nhận thức đúng và triệt để về thương hiệu. Muốn tạo ra một hình thức thống nhất
trong tồn doanh nghiệp địi hỏi phải có chiến lược về xây dựng phát triển,
quảng bá và bảo vệ thương hiệu ngay trong thị trường nội địa. Từ đó có định
hướng trong việc triển khai ở nước ngồi. Đồng thời doanh nghiệp cần phải bồi
dưỡng, nâng cao kiến thức về các chính sách, biện pháp xây dựng và phát triển
thương hiệu cho một bộ phận chuyên trách về thương hiệu để có thể xây dựng
được một chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu phù hợp với điều kiện
cụ thể của doanh nghiệp. Hãy đầu tư và xây dựng bài bản một đội ngũ nhân viên
thành các chuyên gia marketing tinh tế, chuyên nghiệp. Mỗi nhân viên cần hiểu
rõ về sản phẩm/dịch vụ của công ty cùng các tiêu chí kinh doanh, sứ mệnh mà
doanh nghiệp hướng đến.
Thứ hai, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và có hệ thống
phân phối dịch vụ, sản phẩm tốt. Chất lượng sản phẩm tốt sẽ gây dựng nên hình
tượng và uy tín thương hiệu. Vì thương hiệu là bộ mặt, sự độc quyền mà khách
14


hàng có thể liên tưởng khi nhắc đến bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào của doanh
nghiệp hay tất cả những gì doanh nghiệp muốn đem đến cho khách hàng: đó là

sự thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm
hàng hoá dịch vụ là một chỉ tiêu tổng hợp, được thể hiện trên rất nhiều mặt, do
vậy, tùy theo nhu cầu, thị trường mà chọn các chỉ tiêu chất lượng có chiến lược
nâng cao chất lượng hàng hố, dịch vụ có hiệu quả. Cùng với hoạt động này,
doanh nghiệp cần thiết lập hệ thống phân phối thích hợp là cầu nối giữa cung và
cầu làm cung gắn chặt với cầu, là con đường đưa thương hiệu và sản phẩm đến
với người tiêu dùng. Chăm lo tổ chức hệ thống phân phối thích hợp là một nhân
tố bảo đảm tính bền vững trong phát triển thương hiệu.
Thứ ba, cần có thiết chế phù hợp cho chiến lược về thương hiệu, về tiếp thị. Một
thương hiệu khơng thể phát triển nếu nó khơng được quảng bá.Thơng qua tuyên
truyền quảng bá cho thương hiệu, người tiêu dùng có cơ hội tiếp xúc với thương
hiệu và từ đó đi đến chấp nhận và u thích thương hiệu đó. Cần xây dựng một
chiến lược quảng bá phù hợp với từng thị trường và có sự đầu tư nghiêm túc,
chỉn chu, tồn tâm, tồn ý. Một thương hiệu thành cơng không phải chỉ hướng
đến những điều lớn lao, vĩ đại. Những thông điệp truyền tải ấn tượng, đậm dấu
ấn riêng, mang đến cho người tiếp cận những cảm xúc chân thật – những yếu tố
này chính là thước đo sự thành công của thương hiệu.
Thứ tư, thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu: Để đảm bảo sự độc quyền cho
thương hiệu của mình, mọi doanh nghiệp Việt Nam phải đăng kí thương hiệu để
được bảo vệ về mặt pháp lý, quyền sở hữu cũng như cần có những biện pháp hữu
hiệu khác để tự bảo vệ mình.
Bên cạnh đó thì cơng tác quản lý thương hiệu phải mang tính chun nghiệp, có
hiệu quả.Để đảm bảo uy tín và hình ảnh thương hiệu được nâng cao khơng
ngừng trong lịng người tiêu dùng, doanh nghiệp cần phải chú ý đến các vấn đề
có liên quan đó là:
- Phải khắc sâu vào nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu của mình
thơng qua các phương tiện truyền thơng nhằm truyền tải đến người tiêu dùng các
thơng tin về vị trí của thương hiệu, chất lượng và công dụng sản phẩm, dịch vụ...

15



- Xây dựng, duy trì, phát triển mối quan hệ với người tiêu dùng tạo nên sự gắn
bó chặt chẽ giữa các bên.
- Đầy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển, từ đó bảo đảm sự phát triển ổn
định của thương hiệu. Tuỳ theo yêu cầu của mỗi doanh nghiệp để có sự xác định
đầu tư cho phù hợp với hoạt động này.
- Đảm bảo dịch vụ thương mại trước và sau bán hàng dành cho người tiêu dùng.
Dù là sự bảo đảm quan trọng cho sự ổn định trong phát triển của thương hiệu
nhưng hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam rất ít chú ý đến cơng tác này, làm
sức cạnh tranh của hàng hoá doanh nghiệp Việt Nam giảm đi rất nhiều.
III. Kết luận
Trong dòng chảy phát triển của nền kinh tế thị trường thế giới hội nhập và phát
triển mạnh mẽ như hiện nay, việc xây dựng phát triển và bảo vệ thương hiệu
được coi là nhiệm vụ sống còn của một doanh nghiệp bởi thương hiệu không chỉ
là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng mà cịn giữ vai trị vơ cùng quan
trọng quyết định đến sự thành bại của hoạt động kinh doanh. Nhưng để khẳng
định được vị thế của thương hiệu trên thương trường cũng như tạo lập được hình
ảnh một doanh nghiệp vững chắc trong tiềm thức khách hàng, các doanh nghiệp
cần phải có những phương án, hướng đi cụ thể để nâng cao thương hiệu cho
hàng hố của mình. Chất lượng sản phẩm và sự nhận diện thương hiệu của
những sản phẩm ấy sẽ là yếu tố cốt lõi để giữ chân và giúp khách hàng nhận diện
được những nhãn hàng u thích của mình. Vì vậy, có thể nói thành công của
việc xây dựng nên một thương hiệu bền vững theo thời gian đi liền với sự vận
dụng cặp phạm trù nội dung - hình thức trong Triết học Mác-Lênin.
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình, sách
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nxb. Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội, 2021.


16


2. Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Bộ giáo dục và đào tạo,
Nxb Chính trị quốc gia
3. V.I. Lênin, “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, Toàn tập,
tập 18, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2005.
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Những nội dung cơ bản của triết học MácLênin qua các tác phẩm kinh điển (phần duy vật biện chứng), Nxb. CAND, Hà
Nội, 2001.
Tạp chí, bài báo, website:
1. />2. />fbclid=IwAR3Jk73zDlQnQlBPbXrr6jll5HVecx4a7Mx20fhv3cpgQ23dTcj
ZmVJERpA
3. />fbclid=IwAR1vMPjOxgH3ALJKFnPG5QlMr78ofhmXYplo_vzWOf5YG-lbhWwatqICAI
4. />5. />6. />
17


18



×