Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đồng chí cho biết hội CCB việt nam thành lập ngày tháng năm nào bối cảnh lịch sử; mục đích, ý nghĩa việc ra đời hội CCB việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.81 KB, 15 trang )

Hưởng ứng “Cuộc thi tìm hiểu truyền thống Hội Cựu chiến binh Việt Nam và Đại
hội Cựu chiến binh Việt Nam”. Do Trung Ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam tổ chức
và phát động.
Tôi xin trả lời các câu hội của Ban tổ chức cuộc thi như sau:
Câu 1: Đồng chí cho biết Hội CCB Việt Nam thành lập ngày tháng năm nào? Bối
cảnh lịch sử; mục đích, ý nghĩa việc ra đời Hội CCB Việt Nam?
Trả lời:
1. Sự ra đời Hội Cựu chiến binh Việt Nam
Sau hơn nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng và kháng chiến chống giặc ngoại xâm, cả
nước có trên 4 triệu cựu chiến binh (sau đây viết tắt là CCB), là những người đã cống
hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc; được rèn luyện qua thử thách,
gian khổ và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh cách mạng; kiên định với mục
tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc. Có những đồng chí từng tham gia các
đội tự vệ Đỏ trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh năm 1930 - 1931, tham gia Đội du
kích Bắc Sơn, du kích Nam Kỳ, Cứu quốc quân, Việt Nam tun truyền giải phóng qn,
du kích Ba Tơ,...; nhiều đồng chí tham gia chiến đấu từ những ngày Tổng khởi nghĩa
Tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp; số đông trưởng thành trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.
Trước bối cảnh tình hình thế giới, trong nước hết sức khó khăn, với bản lĩnh chính
trị vững vàng, tâm huyết, trách nhiệm đối với vận mệnh của Tổ quốc, CCB mong muốn
được tập hợp thành một tổ chức thống nhất, hợp pháp, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam. Từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, ở một số địa phương đã xuất hiện
những Câu lạc bộ CCB, Ban liên lạc truyền thống, Ban liên lạc đồng đội, đồng ngũ...
nhằm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống đời thường. Nhiều ban liên lạc, câu lạc bộ CCB
đề nghị Đảng, Nhà nước cho phép thành lập tổ chức Hội CCB trong cả nước.
Xuất phát từ tình hình, nhiều vụ cách mạng trong giai đoạn mới và đáp ứng
nguyện vọng thiết tha, chính đáng của đơng đảo CCB Việt Nam, ngày 06/12/1989, Bộ


2
Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã quyết định cho thành lập Hội


CCB Việt Nam. Từ đó, ngày 6/12 hằng năm được lấy làm Ngày truyền thống của Hội.
Sự ra đời của Hội CCB Việt Nam là dấu mốc lịch sử quan trọng trong đời sống chính trị,
tinh thần, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của lực lượng CCB để tiếp tục cống hiến
xây dựng quê hướng, phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” phục vụ sự nghiệp
bảo vệ, xây dựng đất nước trong thời bình, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, gắn bó tình
bạn chiến đấu. Hội CCB Việt Nam ra đời đã thu hút đông đảo các thế hệ CCB tham gia,
tổ chức Hội nhanh chóng được hình thành và phát triển ở khắp mọi miền đất nước.
2. Về mục đích, ý nghĩa:
- Mục đích của Hội Cựu chiến binh Việt Nam là giữ gìn, phát huy truyền thống
chiến đấu cách mạng của các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam, đồn kết, tương trợ
các cựu chiến binh, góp phần vào việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ; đóng góp ý
kiến với các cơ quan Đảng và Nhà nước, trong đó có chính sách đối với cựu chiến binh,
góp phần bảo vệ thành quả cách mạng và giữ gìn an ninh, trật tự, an tồn xã hội.
- Ý nghĩa: Thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một chủ trương đúng đắn
của Đảng, là quyết định kịp thời của Nhà nước ta, đáp ứng đòi hỏi khách quan của tình
hình cách mạng nước ta trong giai đoạn mới.
Sự ra đời của Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một chủ trương quan trọng trong
đời sống chính trị, tinh thần, phù hợp với nguyện vọng thiết tha, chính đáng của lực
lượng cựu chiến binh Việt Nam nói riêng, của nhân dân cả nước nói chung; phù hợp với
thông lệ Quốc tế.
Hội Cựu chiến binh Việt Nam ra đời đã tạo thành niềm phấn khởi, tin tưởng trong
đội ngũ cựu chiến binh.
Câu 2: Đồng chí trình bày cụ thể thời gian, địa điểm, số lượng đại biểu tham gia các
Đại hội Cựu chiến binh Việt Nam đã tiến hành? Nêu chủ đề từ Đại hội III đến Đại
hội IV và chủ đề (dự thảo) Đại hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII?


3
Trả lời:
Từ khi thành lập đến nay, trải qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Hội Cựu

chiến binh Việt Nam đã tiến hành 06 kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc.
1 - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (nhiệm kỳ 1992 - 1997): Họp từ ngày 19 20/11/1992 tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 318 đại biểu, đại diện cho
700.000 hội viên cả nước.
Đại hội suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự Hội Cựu chiến
binh Việt Nam; Thượng tướng Trần Văn Quang được bầu làm Chủ tịch Hội.
Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ “Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Trung ướng
8 (Khóa VI) cùng các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương (Khóa VII), Hiến
pháp, pháp luật của Nhà nước... để định hướng cho việc xây dựng, củng cố tổ chức và
hoạt động của Hội”
2 - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (nhiệm kỳ 1997 - 2002): Họp từ ngày 17 18/12/1997, tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Dự Đại hội có 432 đại biểu, đại diện cho
1.350.000 hội viên cả nước.
Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự;
Thượng tướng Trần Văn Quang được bầu làm Chủ tịch Hội.
Nghị quyết Đại hội đưa ra phương hướng trọng tâm: đoàn kết, năng động, sáng
tạo, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu hồn thành các nhiệm vụ, góp phần thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước. Nhiệm kỳ này, công tác CCB Việt Nam
được đưa vào văn kiện chính thức Đại hội IX của Đảng và ra Nghị quyết chuyên đề số
09-NQ/TW, ngày 8/01/2002, về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
CCB Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới”.
3 - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (nhiệm kỳ 2002 - 2007): Họp từ ngày 26 28/12/2002, tại Hội trường Bộ Quốc phịng, Hà Nội. Dự Đại hội có 417 đại biểu, đại diện
cho 1,7 triệu hội viên trong cả nước.
Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự; Trung
tướng Đặng Quân Thụy được bầu làm Chủ tịch Hội.


4
Đại hội xác định nhiệm vụ “Tăng tường đoàn kết, vận động các thế hệ CCB thành
một lực lượng cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, gương mẫu chấp hành các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước”. Hội đã tham mưu cho Ủy ban
Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh CCB số 19/2005/L/CTN, ngày 18/10/2005;

tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 150/2006/NĐ-CP, ngày 12/12/2006 về
“Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh CCB”.
4 - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (nhiệm kỳ 2007 - 2012): Họp từ ngày 12 14/12/2007, tại Hội trường Bộ Quốc phịng, Hà Nội. Dự Đại hội có 497 đại biểu, đại diện
cho 2,2 triệu hội viên trong cả nước.
Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự; Trung
tướng Trần Hanh được bầu làm Chủ tịch Hội.
Chủ đề của Đại hội là “Đoàn kết vận động các thế hệ CCB phát huy bản chất,
truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, “Trung thành, đoàn kết, gương mẫu, đổi mới”; phát huy
tiềm năng đa dạng của CCB, tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế
độ XHCN, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X”.
5 - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (nhiệm kỳ 2012 - 2017): Họp từ ngày 18 20/12/2012, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội. Dự Đại hội có 510 đại biểu đại diện
cho 2.7 triệu hội viên trong cả nước.
Đại hội tiếp tục suy tôn Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự;
Thượng tướng Nguyễn Văn Được được bầu làm Chủ tịch Hội.
Đại hội đề ra phương hướng, nhiệm vụ “Tiếp tục vận động các thế hệ CCB đoàn
kết, phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”; xây dựng Hội trong sạch, vững
mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; đổi mới, nâng cao hơn nữa phương thức và
hiệu quả hoạt động; chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của CCB, góp phần thực
hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao”.


5
6 - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (nhiệm kỳ 2017 - 2022): Họp từ ngày 13 15/12/2002, tại Hội trường Bộ Quốc phòng, Hà Nội. Dự Đại hội có 516 đại biểu đại diện
cho gần 3 triệu hội viên trong cả nước.
Đại hội bầu Thượng tướng Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch Hội.
Đại hội đề ra mục tiêu tổng quát “Tiếp tục phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội
Cụ Hồ”; trung thành - đoàn kết - gương mẫu - đổi mới; xây dựng tổ chức Hội trong
sạch, vững mạnh; hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ...”
Câu 3: Đồng chí cho biết cấp bậc, họ tên, thời gian các đồng chí đảm nhận chức

danh: Chủ tịch danh dự, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký Hội Cựu chiến
binh Việt Nam từ khi thành lập đến nay?
Trả lời:
1. Chủ tịch danh dự:
Ngay từ Đại hội lần thứ I của Hội CCB Việt Nam và liên tiếp các kỳ Đại hội sau
đó (lần thứ II, III, IV, V (từ năm 1992 đến năm 2013)), các đại biểu CCB đã tin tưởng,
đồng tâm suy tôn Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp làm Chủ tịch danh dự của
Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký Hội Cựu chiến binh Việt Nam từ khi
thành lập đến nay:
2.1. Hội lâm thời Cựu chiến binh Việt Nam
* Chủ tịch: Thượng tướng Song Hào
Ngày 03 tháng 02 năm 1990, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số
100-QĐ/TW cho thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam, chỉ định Ban chấp hành Trung
ương lâm thời Hội Cựu chiến binh Việt Nam gồm 31 đồng chí, trong đó Thượng tướng
Song Hào được chỉ định làm Chủ tịch Hội lâm thời (từ 04/02/1990 – 20/11/1992).
* Các Phó Chủ tịch Hội lâm thời, gồm:
- Thượng tướng Trần Văn Trà, Phó Chủ tịch Hội lâm thời và khóa I (1989 - 1992
và 1992 - 1997).


6
- Trung tướng Nguyễn Đơn, Phó Chủ tịch Hội lâm thời và khóa I (1989 - 1992 và
1992 - 1997).
- Trung tướng Lê Hiến Mai, Phó Chủ tịch Hội lâm thời (1989 - 1992 và 1992 1997).
* Tổng Thư ký: Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương
2.2. Từ khi Đại hội đại biểu toàn quốc Hội CCB Việt Nam lần thứ nhất đến nay
* Đại hội đại biểu CCB Việt Nam lần thứ nhất (nhiệm kỳ 1992 – 1997) đã bầu
Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký, gồm:
- Thượng tướng Trần Văn Quang, Chủ tịch Hội CCB Việt Nam khóa I và II (19921997 và 1997-2002).

- Thượng tướng Trần Văn Trà, Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam.
- Trung tướng Nguyễn Đơn, Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam.
- Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam.
- Thiếu tướng Lê Thanh, Tổng thư ký Hội CCB Việt Nam.
* Đại hội đại biểu CCB Việt Nam lần thứ II (nhiệm kỳ 1997 – 2002) đã bầu Chủ
tịch, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký, gồm:
- Thượng tướng Trần Văn Quang, Chủ tịch Hội CCB Việt Nam.
- Thượng tướng Đào Đình Luyện, Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam.
- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội CCB
Việt Nam
- Trung tướng Đặng Quân Thụy, Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam.
- Trung tướng Đỗ Quang Hưng, Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam.
* Đại hội đại biểu CCB Việt Nam lần thứ III (nhiệm kỳ 2002 – 2007) đã bầu Chủ
tịch, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký, gồm:
- Trung tướng Đặng Quân Thụy, Chủ tịch Hội CCB Việt Nam.
- Trung tướng Trần Hanh, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội CCB Việt Nam
- Trung tướng Đỗ Quang Hưng, Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam.
- Thiếu tướng Phạm Hữu Bồng, Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam.


7
* Đại hội đại biểu CCB Việt Nam lần thứ IV (nhiệm kỳ 2007 – 2012) đã bầu Chủ
tịch, Phó Chủ tịch, gồm: khơng có Tổng Thư ký
- Trung tướng Trần Hanh, Chủ tịch Hội CCB Việt Nam.
- Thiếu tướng Phạm Hữu Bồng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội CCB Việt Nam.
- Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam.
- Thiếu tướng Đỗ Cơng Mùi, Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam.
- Trung tướng Lê Thành Tâm, Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam.
* Đại hội đại biểu CCB Việt Nam lần thứ V (nhiệm kỳ 2012 – 2017) đã bầu Chủ
tịch, Phó Chủ tịch, gồm: khơng có Tổng Thư ký

- Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội CCB Việt Nam khóa V và VI
(2012-2017 và 2017-2022).
- Trung tướng Phùng Khắc Đăng, Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam.
- Trung tướng Nguyễn Song Phi, Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam khóa V và VI
(2012-2017 và 2017-2022).
- Trung tướng Nguyễn Văn Đạo, Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam khóa V và VI
(2012-2017 và 2017-2022).
- Trung tướng Lê Thành Tâm, Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam, Chủ tịch hội
CCB TP. Hồ Chí Minh.
* Đại hội đại biểu CCB Việt Nam lần thứ VI (nhiệm kỳ 2017 – 2022) đã bầu Chủ
tịch, Phó Chủ tịch, gồm: khơng có Tổng Thư ký
- Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Chủ tịch Hội CCB Việt Nam.
- Trung tướng Nguyễn Song Phi, Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam.
- Trung tướng Nguyễn Văn Đạo, Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam.
- Thiếu tướng Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam, Chủ tịch
hội CCB TP. Hồ Chí Minh.


8
Câu 4: Đồng chí (anh, chị) nêu nhiệm vụ của Hội CCB Việt Nam theo Điều lệ được
thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội CCB Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ
2017 – 2022?
Trả lời:
Điều 4 – Điều lệ Hội CCB Việt Nam (được Đại hội đại biểu toàn quốc Hội CCB
Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2017 – 2022, thông qua ngày 15 tháng 12 năm 2017),
nêu:
Hội Cựu chiến binh Việt Nam có nhiệm vụ:
1. Tham gia góp ý xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa,
bảo vệ nhân dân; đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá hoại của
các thế lực thù địch; chống các quan điểm sai trái với đường lối, chủ trương, chính sách

của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ
sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhưng, lãng phí và các tệ nạn xã hội; tham gia giám
sát, phản biện xã hội đối với các hoạt động của cơ quan Nhà nước, đại biểu dân cử và
cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước theo quy định,
2. Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; kiến nghị với
cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương về xây dựng và tổ chức thực hiện chính
sách, pháp luật có liên quan đến hội viên, CCB và Hội CCB.
3. Tập hợp, đoàn kết, động viên hội viên và Cựu chiến binh rèn luyện, giữ gìn
phẩm chất, đạo đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết về đường
lối, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn
hóa, khoa học – kỹ thuật, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
Phối hợp với cơ quan quân sự địa phương, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh và các ngành chức năng cùng cấp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tập hợp,
động viên Cựu quân nhân tham gia sinh hoạt trong các câu lạc bộ, ban liên lạc Cựu quân
nhân, nhằm tiếp tục giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” trong
thực hiện các phong trào, các cuộc vận động của cấp ủy và chính quyền cơ sở.


9
4. Tổ chức chăm lo, giúp đỡ hội viên và Cựu chiến binh nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần, phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; tổ
chức hoạt động tình nghĩa để hội viên và Cựu chiến binh tương trợ giúp đỡ lẫn nhau
trong cuộc sống.
5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên và Cựu chiến binh; tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho hội viên và Cựu chiến binh.
6. Phối hợp với Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thành viên
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan quân sự địa phương cùng cấp giáo dục truyền
thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ.
7. Tiến hành các hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện đường lối,
chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

Câu 5: Đồng chí (anh, chị) nêu các chỉ tiêu quan trọng trong Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc Hội CCB Việt Nam lần thứ VI?
Trả lời:
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội CCB Việt Nam lần thứ VI (nhiệm kỳ
2017 – 2022) đã biểu quyết thông qua 06 chỉ tiêu quan trọng, như sau:
1. Phấn đấu 100% hội viên kiên định, vững vàng về chính trị, tư tưởng.
2. Phát triển trên 85% đối tượng đủ điều kiện kết nạp vào Hội.
3. Phấn đấu 100% cán bộ Hội được tập huấn, bồi dưỡng theo phân cấp.
4. Hàng năm trên 90% cơ sở Hội đạt trong sạch vững mạnh, trên 95% gia đình
CCB đạt “Gia đình văn hóa”
5. Mỗi năm giảm từ 1,0 – 1,5% tỷ lệ hộ Cựu chiến binh nghèo (riêng huyện nghèo,
xã nghèo giảm 4,0% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 –
2020). Phấn đầu xóa 70% nhà dột nát, tạm bợ cho gia đình hội viên và cựu chiến binh;
xóa 100% nhà dột nát, tạm bợ cho hội viên cựu chiến binh và người có cơng.
6. Phấn đấu 100% cựu chiến binh trong độ tuổi lao động, còn sức khỏe được tư
vấn, hướng dẫn, giúp đỡ, bồi dưỡng hoặc đào tạo nghề để có cơ hội tìm việc làm.


10

Câu 6: Đồng chí nêu những nhiệm vụ của Đại hội Hội Cựu chiến binh các cấp và
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII?
Trả lời:
Ngày 06 tháng 5 năm 2021 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số
02-CT/TW “về lãnh đạo Đại hội Hội Cựu chiến binh các cấp và Đại hội đại biểu toàn
quốc Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII”. Thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư, ngày
01 tháng 6 năm 2021 Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã ban hành Kế hoạch
số 253/KH-CCB “về công tác chuẩn bị và tiến hành Đại hội Hội Cựu chiến binh các cấp
tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Cựu chiến binh Việt Nam lần thứ VII” và hướng
dẫn số 107/HD-CCB “về Đại hội CCB các cấp nhiệm kỳ 2022 – 2027”. Theo đó, nhiệm

vụ Đại hội Hội Cựu chiến binh các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Cựu chiến binh
Việt Nam lần thứ VII, như sau:
1. Đại hội tổ chức ở 4 cấp: Cấp cơ sở; cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh và
tương đương; cấp tỉnh, thành phố và tổ chức Hội các cơ quan Bộ, Ban, ngành, đoàn thể
trực thuộc Trung ương Hội; cấp Trung ương.
2 . Đại hội từ cấp cơ sở đến cấp trực thuộc Trung ương Hội thực hiện 4 nội dung:
- Tổng kết thực hiện nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ 2017-2022, xác định phương
hướng, mục tiêu, nhiệm vụ công tác hội nhiệm kỳ 2022-2027.
- Tham gia vào báo cao chính trị của cấp trên trực tiếp và báo cáo tổng kết thực
hiện Điều lệ Hội.
- Bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2022-2027.
- Bầu đại biểu đi dự đại hội cấp trên.
Câu 7: Chọn 1 trong 2 nội dung
(1) Đồng chí phải làm gì để phát huy bản chất “Bộ đội Cụ Hồ” và truyền thống
“Trung thành – Đoàn kết – Gương mẫu – Đổi mới” của Hội Cựu chiến binh Việt
Nam?


11
Định hướng: cần làm rõ: nhận thức của bản thân về phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” và
truyền thống của Hội cũng như ý nghĩa của nó đối với hoạt động của mình như thế nào?
Xác định rõ trách nhiệm, hành động của mình; đề xuất nội dung, hình thức, biện pháp,…
giữ vững, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” và truyền thống của Hội. Sưu tầm bài hát
cựu chiến binh Việt Nam.
Trả lời:
Sinh thời, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đã khẳng định: “Hình ảnh tên gọi “Bộ đội
Cụ Hồ” là nét đẹp độc đáo trong văn hóa Việt Nam và lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ
nước của dân tộc ta. Thực tế, hiếm có ở đâu trên thế giới, nhân dân lấy tên vị lãnh tụ tối
cao của mình để đặt cho quân đội như Quân đội Nhân dân Việt Nam. Danh hiệu “Bộ đội
Cụ Hồ”, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” là sự hòa quyển giữa các giá trị văn hóa truyền

thống của dân tộc Việt Nam với bản chất cách mạng ở quân đội kiểu mới của giai cấp
công nhân do Đảng lãnh đạo; là một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa xây dựng, chiến
đấu và trưởng thành của Quân đội ta.
Hơn 30 năm qua, Hội CCB Việt Nam đã đạt nhiều kết quả to lớn, nổi bật trong
giai đoạn cách mạng mới. Trong đó, nổi bật là cơng tác vận động CCB giữ vững và phát
huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”; và phát huy truyền thống “trung thành – đoàn kết –
gương mẫu – đổi mới” của Hội CCB Việt Nam; tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ
Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN, bảo vệ Nhân dân và khối đại đồn kết tồn dân tộc. Hội
CCB Việt Nam ln xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của Hội.
Các cấp Hội thường xuyên quan tâm quán triệt, tổ chức, vận động hội viên giữ vững bản
lĩnh chính trị, phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, vận động Nhân dân thực
hiện nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tích
cực tham gia cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ
sở trong sạch vững mạnh. Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tích cực đấu tranh phịng
chống tham nhũng, lãng phí, các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội. Chủ động ngăn
chặn, đấu tranh với những quan điểm sai trái, phản động; phối hợp với các cơ quan,
ngành, đồn thể kịp thời xử lý kiên quyết, khơn khéo, hiệu quả các điểm “nóng”, phức


12
tạp và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch;
góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bám sát cơ sở, lắng nghe ý
kiến, nguyện vọng của Nhân dân, động viên CCB tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây
dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các chương trình phát
triển kinh tế, văn hóa, quốc phịng, an ninh. Triển khai có hiệu quả nhiệm vụ giám sát và
phản biện xã hội; xây dựng đoàn kết trong nội bộ Hội và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, việc giữ gìn, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ
Hồ” hiện đang đứng trước những thách thức không nhỏ. Mặt trái của nền kinh tế thị
trường vẫn đang từng ngày, từng giờ tác động mạnh đến nhận thức, tâm tư, tình cảm của
một số hội viên hội cựu chiến binh. Lối sống thực dụng, tư tưởng so bì hơn thiệt. Cùng

với đó, số ít hội viên Hội CCB chưa nhận thức đầy đủ, chưa nêu cao trách nhiệm trong
giữ gìn, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”; thiếu tự giác, gương mẫu trong tu dưỡng,
rèn luyện. Một số đồng chí sa vào chủ nghĩa cá nhân, sống thực dụng, băn khoan dao
động trước diễn biến phức tạp của tình hình, phát ngơn thiếu tính xây dựng. Bên cạnh đó,
các thế lực thù địch, phản động cũng ln tìm cách thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển
hóa”, truyền bá tư tưởng hình ảnh, phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”… Mưu đồ thâm
độc của chúng là làm phai nhạt mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, niềm tin vào Đảng, chế độ
trong mỗi cán bộ, chiến sĩ Qn đội ta; xóa nhịa phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, tách rời
Quân đội với Đảng và nhân dân… Đặc biệt, nhiệm vụ xây dựng Quân đội, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới hiện nay đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao.
Trong tình hình mới hiện nay, giữ gìn, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” đang
vừa là yêu cầu khách quan, vừa là mong mỏi, tình cảm, trách nhiệm của mọi cán bộ, hội
viên Hội CCB. Lãnh đạo Hội các cấp cần tăng cường công tác lãnh đạo tư tưởng, giáo
dục chính trị, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, hội viên tiếp tục phát huy
phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”. Chú trọng đổi mới công tác giao dục chính trị tư tưởng, phù
hợp với từng nhóm đối tượng cụ thế; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của
cán bộ, đảng viên, hội viên trên từng lĩnh vực công tác; cổ vũ, động viên những cách làm
hay, gương “người tốt, việc tốt” trong giữ gìn, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”. Đẩy


13
mạnh thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy
mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Song song với
việc đẩy mạnh tự phê bình và phê bình, đấu tranh với các biểu hiện của chủ nghĩa cá
nhân, cần coi trọng phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì
các cấp trong rèn luyện, phấn đầu theo các đặc trưng, chuẩn mực của phẩm chất “Bộ đội
Cụ Hồ”. Cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm nêu gương trên
các mặt công tác, thực sự là tấm gương mẫu mực trong phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ
Hồ”. Đồng thời, từng cán bộ, hội viên phải bản lĩnh chính trị vững vàng; tích cực đấu
tranh với các biểu hiện sai trái, xuyên tác giá trị phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”.

Giữ gìn, phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” là vấn đề có tính thường xuyên, liên
tục gắn liền với quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ,
hội viên. Do đó, tổ chức hội cần quan tâm xây dựng mơi trường lành mạnh, tích cực.
Thường xun tổ chức tốt hoạt động thực tiễn, các phong trào hành động cách mạng tạo
điều kiện thuận lợi để cán bộ, hội viên phấn đấu, rèn luyện, cống hiến sức lực, trí tuệ vào
xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh. Đồng thời, mỗi cán bộ, hội viên cần phải tự bồi
dưỡng, hoàn thiện phẩm chất nhân cách người quân nhân cách mạng, tự “đề kháng” với
những ảnh hưởng xấu độc của mơi trường xã hội, qua đó trực tiếp góp phần giữ gìn và
phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”.
Là một hội viên Hội CCB (Chi hội trưởng chi hội CCB Bản Hẹo) phường Tô
Hiệu, TP Sơn La. Để tiếp tục phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, trung thành – đoàn
kết – gương mẫu – đổi mới xây dựng Hội trong sạch, vững mạnh, hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ chính trị của hội, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội các cấp,
nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tự cá nhân ln ý thức trách nhiệm cần thực hiện tốt
một số nội dung sau:
Một là, tiếp tục vận động hội viên CCB đoàn kết, giữ vững và phát huy bản chất,
truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”; tích cực tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân
dân và chế độ XHCN là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Hội.


14
Hai là, động viên CCB nêu cao tinh thần tự lực, tự cường; giúp nhau làm kinh tế,
cải thiện đời sống; phát triển kinh tế làm giàu hợp pháp. Tham gia tích cực và có hiệu
quả vào các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh, của địa phương. Tích cực tham gia
các cuộc vận động, các phong trào, các chương trình phát triển VH-XH, QP-AN tại địa
phương, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Ba là, phối hợp với Đồn TNCS Hồ Chí Minh và các đồn thể chính trị - xã hội
tích cực tham gia công tác giáo dục truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách
mạng, lý tưởng, đạo đức, lối sống cho đồn viên, thanh niên bằng nhiều nội dung, hình
thức phong phú, thiết thực.

Bốn là, bản thân và gia đình tích cực, gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương,
quy ước nơi cư trú, tích cực thực hiện các phong trào thi đua do hội CCB các cấp phát
động.
Thực tiễn cho thấy, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” không phải sản phẩm tự phát, yếu
tố có sẵn, mà là kết quả q trình rèn luyện, phấn đấu, hy sinh vì lý tưởng của Đảng, vì
hạnh phúc của nhân dân. Phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” cũng không phải là bất biến mà
thường xuyên chịu tác động của nhiều yếu tố; địi hỏi phải ln được giữ gìn và phát huy
cho phù hợp với điều kiện trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Vì vậy, việc tiếp tục bồi
đắp, xây dựng, phát triển những đặc trưng của phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” ở mỗi hội viên
CCB là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đồng thời, kế thừa truyền thống vẻ vang
của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, giữ gìn và phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ
Hồ”, làm cho phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” không ngừng lan tỏa sâu rộng chính là vinh dự,
trách nhiệm của mọi cán bộ, hội viên CCB hiện nay.


15



×