Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Tiểu luận Lịch sử báo chíTìm hiểu về một nhà báo hoạt động trước 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.72 KB, 26 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH

TIỂU LUẬN: LỊCH SỬ BÁO CHÍ
Đề tài: Tìm hiểu về một nhà báo hoạt động trước 1945

Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2020


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................3
NỘI DUNG............................................................................................................2
Cuộc đời, sự nghiệp của Ngô Tất Tố.....................................................................2
Phân tích phóng sự “Việc làng”của Ngơ Tất Tố....................................................2
Phương pháp làm báo của Ngô Tất Tố...................................................................2
Bài học kinh nghiệm..............................................................................................2
KẾT LUẬN............................................................................................................2
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................2


MỞ ĐẦU
Ngô Tất Tố là một trong những cây bút xuất sắc của trào lưu văn học hiện
thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Trong sự nghiệp cầm bút của
mình ơng đã để lại một sự nghiệp văn học phong phú, độc đáo với nhiều thể loại
như: tiểu thuyết, phóng sự, tiểu phẩm báo chí, khảo cứu, dịch thuật, …
Nhắc đến Ngô Tất Tố là người ta nhớ đến tiểu thuyết “Tắt đèn”, một tác
phẩm xuất sắc mà ở đó, Ngơ Tất Tố đã đi sâu vào đời sống quần chúng lao khổ,
thẳng thắn vạch trần bộ mặt tàn bạo, bất nhân của một xã hội mà ở đó chỉ có
đồng tiền, quyền lực ngự trị. Tác phẩm như một bản cáo trạng đanh thép lên án
chế độ thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng khiến
cho cuộc sống của họ còn khốn khổ hơn cả địa ngục. Thế nhưng từ trong hố sâu


của cái “địa ngục trần gian” ấy, những người nông dân lương thiện vẫn khát
khao quyền được sống, được đấu tranh và dù thế nào đi chăng nữa họ vẫn giữ
được những phẩm chất cao đẹp của con người. Tác phẩm này đã nhận được
nhiều lời khen ngợi và được đánh giá cao bởi các nhà văn, nhà báo thời đó.
Khơng những thế, ngồi tác phẩm “Tắt đèn”, các tác phẩm khác của Ngô Tất Tố:
“Lều chõng”, “Việc làng”, “Cẩm hương đình”,… cũng được rất nhiều người
quan tâm và cũng như sự đón nhận của cơng chúng.
Ngồi vai trị là một nhà văn, Ngơ Tất Tố cịn là một nhà báo nổi tiếng. Nói
đến các tác phẩm, sản phẩm báo chí của ơng, nhà thơ Vũ Quần Phương cho rằng
những bài báo của nhà văn Ngô Tất Tố “không chỉ mới trong câu văn mà còn
mới trong mạch nghĩ”: “Ngô Tất Tố đã viết báo trong một nghĩa vụ cơng dân
đấu tranh cho lẽ phải, cho đạo lí của cái đương thời, của việc đang xảy ra. Nó là
sự lên tiếng trước thời cuộc, trước vận nước. Ông vạch trần các thứ bánh vẽ, lừa
dân của tầng lớp thống trị, vạch ngay khi bọn gian viết chưa khô mực, bọn bịp
nói vừa dứt lời. Chúng tuyên truyền kinh tế phục hưng, đời sống dân chúng
được cải thiện. Ngô Tất Tố từ tốn dẫn chứng: gạo 4 đồng/ tạ bây giờ kinh tế

3


phục hưng lên 12 đồng, vải trắng 22xu/ mét bây giờ lên 40 xu. Kinh tế phục
hưng như thế mà người lao động, như Ngô Tất Tố viết, chỉ biết trông vào giọt
mồ hôi – cái sản nghiệp mà trời ban cho họ thì họ sẽ sống ra sao.”(Theo VOV chun mục “Tạp chí văn nghệ”)
Có thể nói Ngơ Tất Tố là một nhà báo với ngòi bút chân thực, sắc sảo trong
làng báo Việt Nam. Để làm rõ hơn vấn đề này, người thực hiện muốn tìm hiểu
sâu hơn về phương pháp làm báo của ông thông qua cuộc đời, sự nghiệp cũng
như một vài tác phẩm báo chí tiêu biểu và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về
nghề báo cho bản thân.

4



NỘI DUNG
I. Cuộc đời, sự nghiệp của Ngô Tất Tố
Ngô Tất Tố sinh năm 1894 ở làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, Bắc
Ninh (nay là thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đơng Anh, Hà Nội). Ơng là con
thứ hai, nhưng là trưởng nam trong một gia đình có bảy anh chị em, ba trai, bốn
gái. Lúc cịn nhỏ Ngơ Tất Tố được thụ hưởng một nền dục Nho học. Từ năm
1898, Ngô Tất Tố được ông nội dạy vỡ lịng chữ Hán ở q, sau đó ông theo học
ở nhiều làng quê trong vùng. Năm 1912, Ngô Tất Tố học tư chữ Pháp một thời
gian ngắn và bắt đầu tham dự các kỳ thi truyền thống lúc bấy giờ vẫn cịn được
triều đình nhà Nguyễn tổ chức. Ông đỗ kỳ sát hạch, nhưng thi hương bị hỏng ở
kỳ đệ nhất. Đến năm 1915, ông đỗ đầu kỳ khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh, nên
được gọi là đầu xứ Tố, rồi thi hương lần thứ hai, khoa Ất Mão, cũng là khoa thi
hương cuối cùng ở Bắc Kì. Ơng qua được kỳ đệ nhất, nhưng bị hỏng ở kỳ đệ
nhị.
Ngô Tất Tố bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình bằng tác phẩm dịch
Cẩm Hương Đình, một tác phẩm cổ của Trung Quốc. Ơng chính thức bước chân
vào làng văn, làng báo từ năm 1926. Ngô Tất Tố đã để lại nhiều tác phẩm có giá
trị thuộc nhiều thể loại tiêu biểu như: Các tiểu thuyết: Tắt đèn (1939), Lều chõng
(1940)... ; các phóng sự: Dao cầu thuyền tán (1935), Tập án cái đình (1939);

5


Việc làng (1940)...; các tác phẩm dịch: Hoàng Hoa Cương (1929), Dỗn Thanh
Xn (1946-1954), …
Năm 1926, Ngơ Tất Tố ra Hà Nội làm báo. Ông viết cho tờ An Nam tạp
chí. Nhưng vì thiếu tiền, tờ báo này phải tự đình bản, Ngơ Tất Tố cùng với Tản
Đà đã vào Sài Gịn. Mặc dù khơng thật sự thành cơng trong cuộc thử sức ở Nam

Kì, nhưng tại đây, Ngơ Tất Tố đã có cơ hội tiếp cận với tri thức và văn hóa thế
giới ở vùng đất khi đó là thuộc địa chính thức của Pháp cũng như theo đuổi nghề
báo để chuẩn bị sau này trở thành một nhà báo chuyên nghiệp. Trong thời kỳ
này, ông viết với các bút danh Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Lộc Hà, Tân Thơn
Dân...
Sau gần ba năm ở Sài Gịn, Ngơ Tất Tố trở ra Hà Nội. Ông tiếp tục sinh sống
bằng cách viết bài cho các báo: An Nam tạp chí, Thần chung, Phổ thơng, Đơng
Dương, Hải Phịng tuần báo, Thực nghiệp, Con ong, Việt nữ, Tiểu thuyết thứ
ba, Tương lai, Công dân, Đông Pháp thời báo, Thời vụ, Hà Nội tân văn,Tuần
lễ... với 29 bút danh khác nhau như: Thục Điểu, Lộc Hà, Lộc Đình, Thơn Dân,
Phó Chi, Tuệ Nhơn, Thuyết Hải, Xuân Trào, Hy Cừ...
Thời kỳ 1936-1939, thời kỳ Mặt trận Dân chủ, Ngô Tất Tố viết và xuất bản
nhiều tác phẩm có giá trị. Tiểu phẩm Ngơ Tất Tố đã trở thành vũ khí sắc bén
vạch mặt bọn thực dân, phong kiến tay sai và lên tiếng bênh vực người nơng dân
nghèo khổ. Truyện “Một ổ chó và một đứa con”được đăng lần đầu trên Tương
lai năm 1936 và Việt nữ năm 1937 đăng toàn truyện “Tắt đèn”. Truyện lịch
sử “Vua Tây chúa Nguyễn”, tiểu thuyết dã sử “Trong rừng Nho” được in
trên Tiểu thuyết thứ Ba. Ông viết nhiều trên Thời vụ báo năm 1938-1939 với các
chuyên mục Gặp đâu nói đấy, Thật hay bỡn, Làng tơi, Đời dân quê, Thời sự,
Quốc tế...; trên báo Tương lai với chuyên mục Nói mà chơi; trên báo Con ong là
chuyên mục Ném bùn sang ao. Đây cũng là thời kỳ Ngơ Tất Tố viết tiểu
thuyết “Lều chõng”, phóng sự “Tập án cái đình”, “Làm no hay cái ăn trong
những ngày nước ngập”, bài phê bình “Đã đến lúc phải phê bình lại bộ Nho

6


giáo của Trần Trọng Kim” và những ký sự, truyện ngắn, chân dung văn học...
Ngồi ra, nhiều lần Ngơ Tất Tố bị cấm viết báo và bị trục xuất khỏi Hà Nội, Hải
Phịng, Nam Định. Năm 1939, chính quyền thuộc địa ra lệnh cấm tác phẩm "Tắt

đèn". Nhà Ngô Tất Tố ở Bắc Ninh bị nhà chức trách khám xét và ông bị bắt
giam ở Hà Nội vài tháng.
Năm 1945, Ngơ Tất Tố tham gia vào ủy ban giải phóng ở xã Lộc Hà quê
ông. Đến năm 1946, ông gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và lên Việt Bắc tham
gia kháng chiến chống Pháp. Thời gian này, ông đảm nhiệm cương vị Chi hội
trưởng chi hội văn nghệ Việt Bắc, hoạt động ở Sở thông tin khu XII, tham gia
viết các báo Cứu quốc khu XII, Thông tin khu XII, tạp chí Văn nghệ, báo Cứu
quốc trung ương... Ngơ Tất Tố được bầu vào vị trí ủy viên Ban chấp hành Hội
văn nghệ Việt Nam tại đại hội Văn nghệ tồn quốc lần thứ nhất (1948).
Với những đóng góp lớn lao của bản thân cho nền văn học nghệ thuật nước
nhà, Ngô Tất Tố đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
hố nghệ thuật đợt 1 năm 1996.

II. Phân tích phóng sự “Việc làng”của Ngơ Tất Tố
Ngơ Tất Tố ngồi là một nhà văn hiện thực xuất sắc còn là một nhà báo sắc
sảo thời bấy giờ. Theo nghiên cứu “Di sản báo chí Ngô Tất Tố - ý nghĩa lý luận
và thực tiễn đối với sự nghiệp phát triển báo chí thủ đơ” do Hội nhà báo thành
phố Hà Nội thực hiện năm 2004 đứng đầu là giáo sư, nhà phê bình văn học Phan
Cự Đệ cho biết họ tìm thấy 1.350 tác phẩm (gần 4.500 trang) đã đăng báo của
Ngô Tất Tố với 26 bút danh khác nhau. Năm 2005, tại hội thảo “Những phát
hiện mới về thân thế và tư cách nhà văn hóa của Ngơ Tất Tố”, một thống kê
khác được công bố cho biết trong 28 năm làm báo, Ngơ Tất Tố đã viết gần 1.500
bài (mới tìm thấy 1.350 bài) cho 27 tờ báo và tạp chí với 29 bút danh. Vũ Bằng
từng khẳng định “Ngô Tất Tố là một huấn luyện viên của tôi trong nghề báo”
(Vũ Bằng: Mười bốn gương mặt Nhà văn đồng nghiệp, Nxb Hội Nhà văn, HN,

7


2004). Ngô Tất Tố viết báo với đủ tài và nghề, với dũng khí và sự nhạy bén

trước cái mới, được nhiều người đương thời nể phục.
Ngô Tất Tố viết nhiều thể loại báo chí, trong đó tiểu phẩm và phóng sự là
hai thể loại đã giúp ơng thành danh. Nói về phóng sự của Ngơ Tất Tố thì khơng
thể khơng kể đến các phóng sự như: “Dao cầu thuyền tán” (1935), “Tập án cái
đình” (báo Con Ong, 1939), “Việc làng” (Hà Nội tân văn, 1940), … Đối với Ngô
Tất Tố, một tác phẩm phóng sự đích thực phải đi vào phanh phui những căn
bệnh “trầm kha” của xã hội, những bất công ngang trái đẩy người nông dân đến
bước đường cùng. Phải bóc trần bản chất đê tiện cùng với những thủ đoạn bẩn
thỉu của chế độ thực dân phong kiến. Tô hồng hiện thực không phải là nhiệm vụ
của những thiên phóng sự mà trái lại ơng u cầu: “Phải dám nhìn thẳng sự thật
và nói rõ sự thật” với tư tưởng chủ đạo “xác chỉ không phiếm chỉ”, ơng quan
niệm viết trực diện, chính diện. Với Ngơ Tất Tố, phóng sự phải phản ánh “những
sự thật ở đời”, phải kiến giải được những vấn đề của hiện thực đời sống. Ngơ
Tất Tố cho rằng: Làm phóng sự là phải mạnh dạn tố cáo. Trong sáng tác của
mình, ngịi bút Ngơ Tất Tố ln dũng cảm tố cáo những cái xấu xa, vạch ra
những cái thối hóa, lạc hậu trong xã hội.
Riêng về phóng sự “Việc làng”, đó là thiên phóng sự xuất sắc, một bằng
chứng chân thực và xác thực về làng quê Việt Nam, là một phóng sự có giá trị
nhiều mặt: xã hội học, sử học, văn học. Không những thế “Việc làng” được coi
là một trong những tác phẩm báo chí tồn diện và chi tiết nhất về bộ mặt nông
thôn Việt Nam trước năm 1945. GS. Phong Lê cho rằng Việc làng phản ánh "tận
chiều sâu những cội rễ của cả hai mặt phong tục và hủ tục, nó tồn tại dai dẳng
đến thế, không chỉ đến thời Ngô Tất Tố viết “Việc làng”, mà cả cho đến hơm
nay".
Thiên phóng sự “Việc làng” của Ngô Tất Tố đăng trên Hà Nội tân văn từ
tháng 3 năm 1940, xuất bản năm 1941. Gồm 17 chương, mỗi chương dựng lại
một câu chuyện thương tâm về lệ làng – mối tai họa đối với người nông dân

8



trước Cách mạng tháng Tám. Cách khai thác các tuyến nhân vật, các sự kiện và
cách tố cáo, phê phán trong “Việc làng” hồn tồn mới. Thiên phóng sự đã thể
hiện đầy đủ ý nghĩa của câu tục ngữ “Phép vua thua lệ làng”, tố cáo những hủ
tục cổ hủ của chốn làng quê, nơi mà người nông dân phải nai lưng ra làm việc,
kiếm tiền không phải để nuôi sống gia đình, mà là để cung phụng cho bọn quan
làng “cái ăn”. Thông qua tác phẩm, Ngô Tất Tố đã phê phán những tệ lậu của
bọn phong kiến địa chủ gieo rắc ở nông thôn, chúng đã đặt ra và duy trì những
hủ tục ấy, dựa vào đó để kiếm lợi, củng cố quyền lực trên mồ hôi, nước mắt,
thậm chí cả xương máu của dân đen, con đỏ…..và chúng cố che đậy dưới nước
sơn hào nhoáng được gọi với cái tên” thuần phong mỹ tục”.
“Những tục lệ quái gở, mọi rợ tự do kế tiếp nhau chồng chất trên vai chúng
tôi. Nhiều lúc, chúng tôi muốn hất cái gánh nặng ấy đi nhưng sức một mình
khơng thể làm nổi, đành phải è cổ mà chịu….Một người chăm chỉ, cần kiệm lao
lực như tơi chỉ vì một tệ tục đè ép, đến nỗi suốt đời khơng ngóc đầu được, bây
giờ gánh tệ tục cịn đè ép chưa tha”. Đó là lời của một người nông dân khổ cực
trăn trối trước khi chết, chết vì gánh nặng “lệ làng” đè trên đơi vai trong “Lớp
người bị bỏ sót”. Các hủ tục ấy đã bóp nghẹt cuộc sống của người nơng dân.
Hàng năm, bất cứ lễ hội gì diễn ra trong làng từ tết nhất, lễ tế thần Thành hoàng,
lễ thượng điền, lệ hạ điền… thì bọn kỳ mục trong làng lại lơij dụng mọi cơ hội
để mà bày mâm cỗ xơi gà để chè chén no say với nhau. Ngồi ra, chúng còn tự
tạo nên các lễ như lễ mua nhiêu, lễ mua ấm, lễ xin vào làng, lễ khao….để có cớ
bắt nơng dân đóng góp, phục dịch để chúng được ăn uống phè phỡn với nhau. Vì
thế, làng nào có bọn kỳ mục càng xấu thì lại càng sinh ra nhiều thủ tục tệ hại,
người dân lại sống lầm than, đói khổ. Trong “Việc làng”, tác giả đã minh họa
thêm cho cảnh sống đau thương của người dân bị đè nén bởi hủ tục của làng
bằng cái chết của cụ Thượng làng Lão Việt với hình ảnh đầy châm biếm: “Hết
câu đó, cụ bỗng trợn ngược hai mắt, đờm trong cổ kéo lên khò khè, cả nhà nhớn

9



nhác xúm lại. Trong lúc người nhà im lặng bỏ tiền và gạo vào miệng người chết
thì ở ngồi vườn, người ta cũng hò reo để vật con trâu”.
Bức tranh xám màu về nông thôn cứ hiện dần qua từng trang phóng sự,
từng câu chuyện gắn với số phận của những người nơng dân. Dân làng có hai
hạng: chính cư và ngụ cư. Dân chính cư là những người từ nơi khác đến sống và
kiếm ăn tại làng mới, và ở làng mới này họ bị khinh bỉ, bạc đãi, luật lệ của làng
rất hà khắc đối với họ. Cuộc sống của họ ở làng mới rất long đong, cực khổ.
Trong “Một đám vào ngôi”, nhà văn Ngô Tất Tố đã nói lên cảnh khổ cực
của lớp người ấy: “Theo lệ nhà quê, những người ngụ cư ba đời mới được
“thành tổ”. Nghĩa là được ngang hàng với mọi người khác…vì thế, anh tơi và
tơi cũng như ơng thân chúng tơi đều khơng có ngơi ở đình. Chắc ơng cũng biết
ở làng mà khơng có ngơi thật là một sự nhục nhã. Những lúc tứ quý kỳ phúc,
người ta thì phần ăn phần ngồi, mình thì chẳng có miếng gì. Những lúc hội hè,
đình đám, người ta rước cờ, rước quạt, mình chỉ đóng vai khiêng chiêng. Như
thế cũng đã khổ rồi. Hơn nữa, lỡ có cha già mẹ héo, làng giáp có chơn cho
đâu!”. Đối với người nơng dân, chết mà không được làng chôn cất là một điều
đau đớn. Bọn kỳ mục, cường hào trong làng đã nắm bắt tâm lý ấy để ép người
dân phải đóng góp cho chúng thật nhiều mới cho vào làng. Để xin vào làng,
người dân phải góp tiền cho các cụ chánh hội, chưởng lễ, lý trưởng…rồi phải
làm mâm cỗ để các vị chức sắc trong làng ăn uống, cùng với các món giải trí
như thuốc phiện, tổ tơm, chủ nhà đều phải cung ứng. Do vậy mà cuộc sống của
họ thêm túng thiếu, cơ cực.
“Góc chiếu giữa đình” chính là một bức tranh biếm họa về các tục lệ cổ hủ
ở nông thôn Việt Nam. Vợ chồng ông Lũy hết sức cần kiệm. Ông Lũy đi cày
thuê trong mười năm trời, vợ chuyên đi ở vú sữa mới gây được cái vốn gần
mẫu ruộng và nửa con trâu. Bọn lý dịch liền tán tỉnh bán cho ông chức lý cựu
để lấy trăm bạc. Lúc đầu ông Lũy phân vân, ông không thú vị làm cái của
không tân mà cựu, Nhưng bọn lý dịch tìm mọi cách thuyết phục ơng. Thế là


10


ông phải bán cả ruộng và trâu, hai thứ quý nhất đối với người nông dân để lấy
trăm bạc đưa cho làng. Nhưng muốn chính thức trở thành ơng cựu lại cịn phải
khao cả làng một bữa. Và vì bữa khao linh đình ấy, ơng lại phải đi vay nợ. Cuối
cùng, làng nước ăn khao xong, “bà cựu” lại buồn bã cắp nón lên Hà Nội đi ở vú
và “ơng cựu” cố nhiên cũng phải trở về nghiệp cũ đi cày th. Chỉ vì hai tiếng
“ơng cựu” mà trong phút chốc vợ chồng ông Lũy đã đốt sạch sẽ cả cái gia tài
do bao nhiêu năm lao động cần cù, cực nhọc mà có.
“Góc chiếu giữa đình” đã tố cáo hủ tục thối nát ở nông thôn, tố cáo bọn
cường hào, ác bá trong làng đã lợi dụng tình trạng mê muội của nơng dân để
bóc lột họ. Ngơ Tất Tố đã vẽ nên một cảnh thương tâm của một người chỉ vì
ham muốn một chút chức vị mà phải sa sút, nghèo đói. Hai vợ chồng, vợ đi ở
vú, chồng đi cày thuê, họ rất hiền lành, chăm chỉ. Khi thấy họ đã gây được một
chút vốn liếng, bọn lí dịch liền tìm cách đục kht bằng cách bán cho người
chồng một cái chức gọi là “lý cựu”.
Chúng đánh vào sự ham muốn địa vị trong làng của đôi vợ chồng chất
phác. Vậy là để có được cái chức “lý cựu” ấy, họ đã phải bán cả trâu và
ruộng để lấy trăm bạc mua chức. Hơn nữa, họ còn phải khao làng thì mới
được mọi người thừa nhận, thế là vị lý cựu ấy phải bỏ thêm một số tiền lớn ra
để khao làng. Và truyện có kết cục mang ý vị hài hước nhưng bi thảm, rất
thấm thía, đau xót : bà Cựu ngày hơm sau lại cắp nón đi ở vú để tiếp tục
kiếm tiền trả nợ bữa khao làng!. Thơng qua phóng sự, Ngơ Tất Tố còn phê
phán hiện tượng tiêu cực trong tâm lý, tư tưởng người nơng dân, đó là bệnh
chuộng hư danh, trọng ngôi thứ. Họ mong ước một cái hư danh ảo trong làng
để không chịu nhục trước dân làng trong những ngày lễ mà khơng biết rằng
bám vào đó, bọn kỳ mục trong làng đục khoét đồng tiền họ vất vả làm ra để
phục vụ cho việc ăn uống, chơi bời của chúng.

Qua câu chuyện này, chúng ta thấy Ngô Tất Tố đã am hiểu đời sống ở
nông thôn và tâm lý của người nông dân khác sâu sắc. Qua bao thế hệ, giai

11


cấp thống trị vẫn luôn lợi dụng người nông dân, tạo cho họ tâm lý ham thích
danh vọng hão huyền để từ đó kiếm lợi về bản thân mình. Tuy là một bài
phóng sự ngắn nhưng nó cũng đủ để tố cáo hủ tục thối nát ở nông thôn, tố
cáo bọn cường hào lợi dụng tình trạng mê muội của nơng dân để bóc lột họ.
Nếu trong “Góc chiếu giữa đình”, bọn hào lý lợi dụng lịng ham danh
vọng của nơng dân thì trong “Nén hương sau khi chết”, chúng lại lợi dụng lịng
mê tín của họ. Bà Tư Tỵ góa chồng từ hồi trẻ, lúc chồng chết, trong nhà nghèo
túng, khơng có một hạt thóc. Nhờ chăm chỉ làm ăn, dành dụm, bà có một ít
vốn, mặc dầu vậy, bà vẫn sống rất kham khổ, thiếu thốn, “suốt đời ăn cơm với
muối, bữa nào hoang lắm mới dám mua một mớ rau”. Vậy mà, bọn cường hào
trong làng vẫn không tha cho bà. Thằng con thừa tự thông đồng với hào lý, bàn
với bà nên xin đặt hậu ở làng, nghĩa là cúng cho làng một số ruộng, và một số
tiền sau khi chết, làng sẽ cúng giỗ, cúng Tết mãi mãi. Bà ưng ý ngay. Sau khi
làm đơn xin thì bọn lý dịch mới bắt đầu giở ngón xoay tiền. Biết mình khơng
kham nổi, bà đã xin thơi, nhưng chúng dọa nếu lừa dối thì khi chết làng sẽ
khơng khiêng. Khơng có tiền, bà đành phải gán ruộng cho chúng. Vậy là, cả gia
tài mà người đàn bà góa chồng dành dụm, chắt chiu đã bị bọn lý dịch trong làng
cùng với những hủ tục đánh vào tâm lý mê tín, tư tưởng “sống nhờ làng, chết
nhờ làng” của bà mà kht mịn dần hết. Qua phóng sự này, Ngô Tất Tố đã lên
tiếng phê phán sự ngu muội, mê tín của người nơng dân. Bà Tư Tỵ chấp thuận
cúng ruộng cho làng, cúng tiền cho chánh hội, lý trưởng… chỉ để sau khi chết,
cả làng sẽ cúng giỗ.
Phóng sự “Cỗ oản tuần sóc” miêu tả cuộc sống bần cùng của ông lão
Phúc, một lão nông nghèo khổ, ốm yếu nhưng vẫn phải chịu tác hại của những

tục lệ hà khắc. Vợ chồng ông Phúc cày sâu cuốc bẫm làm ăn, nhưng khi bà
Phúc bị ốm và chết thì món tiền tiêu vào việc cúng giỗ ma chay làm ông Phúc
lâm nợ. Ở thôn quê, những lễ nghi về ma chay, cưới hỏi rất phiền phức và tốn
kém. Các tục lệ ấy là gánh nặng cho người nông dân, khiến họ phải mang công

12


mắc nợ. Ông Phúc phải làm nghề gánh mướn để bươn chải cho cuộc mưu sinh
“Mỗi khi đầu đòn gánh lướt xuống, ấy là mỗi lần cái vai ông ấy lệch đi, cái cổ
ông ấy rụt lại, cái mồm ông ấy nhành ra, cái sườn ông ấy nghiêng sang một
bên”. Và cuộc sống thêm khó khăn hơn khi ơng Phúc lên ngôi ông trùm. Với
cái ngôi vị ấy, ông phải sửa oản chuối để cúng thần trong hai ngày rằm và mùng
một của mỗi tháng, người ta gọi chung là lễ "sóc vọng". Cỗ tuần sóc thứ nhất,
ơng Phúc đã phải dỡ nhà ra bán để lấy tiền làm oản cúng thần. Vậy mà người ta
vẫn kéo đến ăn uống vui mừng trong căn nhà trống hốc của ơng Phúc, họ khen
ông tháo vát, biết chăm lo việc cúng thần, khen mâm cỗ cúng thần mà ông
chuẩn bị rất ngon… Khơng biết đến cỗ tuần sóc thứ hai, ơng Phúc sẽ phải làm
thế nào?. Người nông dân ấy đã phải bán sức lao động rẻ mạt của mình để trả
nợ lãi và nuôi 5 đứa con mồ côi mẹ nay lại phải dỡ cả nhà ra bán để chuẩn bị cỗ
tuần sóc. Những hủ tục, tục lệ ấy khiến người nông dân đã nghèo, đã khổ nay
lại càng nghèo, càng khổ hơn, đưa con người ta vào cảnh bần hà, cùng cực.
Ngoài ra, trong “Việc làng”, nhà văn đã tố cáo gay gắt sự bóc lột của bọn
quan lại, chức dịch trong làng dã khiến người nông dân lâm vào cảnh túng
quẫn, đến nỗi họ phải tự tử. Ông Sửu trong “Một tiệc ăn vạ” là một điển hình.
Vốn chỉ là một nông dân hiền lành, nhờ siêng năng mà có của ăn của để, chỉ vì
vợ khơng cho một lão trùm trong làng vay lúa mà ông Sửu bị vu chửi làng. Một
tiệc ăn vạ đã làm ông Sửu tốn đến hơn trăm bạc và kết cục là đã phải thắt cổ
chết. Chính cái chết của ơng đã tố cáo tính chất vơ nhân đạo của các hủ tục ở
nông thôn.

Do long thương cảm sâu sắc đối với người nông dân, Ngô Tất Tố đã dành
khá nhiều chương để nói về tình cảm của những con người nhỏ bé, lép vế ở
nơng thơn Việt Nam thời đó. Nhiều đoạn văn như muốn vượt qua khỏi chủ đề
việc làng để đi sâu vào cuộc sống tối tăm, cùng cực của người lao động. Trong
“Món nợ chung thân”, tác giả đi sâu vào cuộc sống cực khổ đến tuyệt vọng của
một người phu xe bị chủ bóc lột vơ cùng tàn nhẫn. Số tiền lương anh nhận được
chỉ đủ trả lãi cho chủ, cịn tiền gốc thì nợ đến chung thân. Những người lao

13


động ấy vốn đã khổ cực rồi, nhưng vì hủ tục mà khổ đến cùng đường.
Thông qua việc miêu tả nạn xơi thịt ở đình trung, Ngơ Tất Tố đã lên án bọn
cường hào, lý dịch lợi dụng hủ tục để bóc lột nơng dân. Đó là cái lí do chủ yếu
cắt nghĩa tại sao những hủ tục vẫn tồn tại đời này qua đời khác "như một vị thần
thiêng", không ai dám đụng chạm đến. Và cũng thông qua thiên phóng sự về
những hủ tục này, một lần nữa Ngơ Tất Tố lại có dịp nói lên nỗi khổ của nơng
dân. Có người phải dỡ cả nhà bán lấy củi để lo một cỗ oản tuần sóc, có người
phải bỏ làng ra đi vì khơng đủ tiền mua cỗ cho một đứa bé mới lên năm tuổi, có
người phải đi ở kéo xe làm cái kiếp ngựa người để trừ một "món nợ chung thân"
vì lo đám tang cho vợ, có kẻ bị làng "ngả vạ" uất ức quá phải thắt cổ tự tử! Mỗi
chuyện trong “Việc làng” là một tấn thảm kịch ngắn và “Việc làng” bổ sung cho
“Tắt đèn” sẽ làm thành một tấn bi kịch lớn của nông thôn Việt Nam dưới ách
thực dân phong kiến. Tuy nhiên nếu như trong “Tắt đèn” tập trung ca ngợi
những bản chất tốt đẹp của nơng dân thì “Việc làng” bắt đầu nêu lên một số hiện
tượng tiêu cực trong tư tưởng và tâm lí người nơng dân trong xã hội cũ.
Cái chính sách của bọn thực dân nhằm duy trì những hư danh ngơi thứ ở
chốn nơng thơn rất là thâm hiểm. Nó làm cho một số người lao vào tranh cướp
nhau chỗ ngồi ở chốn đình trung, lấy đó làm lẽ sống cao nhất và tất cả đều quên
mất cái sự thật đau đớn, mình vẫn là thân nô lệ. Chẳng qua anh nô lệ này cưỡi

lên đầu anh nô lệ khác mà sống và cuối cùng là đám cùng đinh đành chịu cái
kiếp con rùa trong câu phong dao cổ. Kết quả của việc chạy theo hư danh, ngôi
thứ là sự lục đục, chia rẽ ở nông thôn. Bọn lý dịch tuy hùa nhau ăn hiếp cánh áo
ngắn nhưng chúng lại chia ra năm bè bảy cánh kình địch nhau, có khi đâm chém
nhau vì một chức tiên chỉ (phóng sự “Cái án ơng cụ”). Trong một xã hội người
bóc lột người, ý thức hệ của giai cấp thống trị là ý thức hệ thống trị. Các bậc đàn
anh trong làng hiếu danh như thế, ham chức tước bổng lộc như thế thì lẽ tất
nhiên một số nơng dân sẽ có cái tâm lí "một miếng thịt giữa làng bằng một sàng
xỏ bếp", "một miếng thịt làng bằng một sàng thịt mua". Điều đó là một quy luật

14


khơng tránh khỏi. Vì thế mới có chuyện tự nguyện bán cả gia tài, cho vợ đi ở vú
để lấy tiền mua một chức "lí cựu” ( theo “Góc chiếu giữa đình”). Và cũng vì thế
người ta đã nâng niu một con gà thờ với tất cả lễ nghi thành kính, lấy làm "mãn
nguyện" vì đã chăm sóc tận tình lúc "người" bị "thương thực" hơn là lo lắng cho
bà mẹ mình bị ốm nặng? (theo “Con gà thờ”). Ngơ Tất Tố đã phê phán cái tâm
lý chạy theo hư danh ngơi thứ nhưng khơng bao giờ ơng xem đó là bản chất của
nông dân. Nhà văn hiện thực thấy rất rõ đó là những ảnh hưởng xấu từ giai cấp
thống trị tiêm nhiễm vào người dân bị áp bức từ lâu đời.
Cái thành cơng trước tiên của tập phóng sự “Việc làng” ở chỗ tác giả đã
nhìn đúng sự thật. Trong “Việc làng”, cuộc sống ở nông thôn đã được miêu tả
một cách chân thực, không giống như những tác phẩm viết về nông thôn của
một số nhà văn tư sản và tiểu tư sản khác. Dưới ngòi bút của Ngô Tất Tố, cuộc
sống sau lũy tre xanh không có gì thơ mộng, đẹp đẽ mà là một cuộc sống đen
tối, cơ cực. Hủ tục, nợ lãi, định kiến, bấy nhiêu tai họa cùng nhau chồng chất
lên người nông dân nghèo khổ. Điều đặc biệt là Ngô Tất Tố đã trông thấy, đã
thấu hiểu và biểu thị một thái độ rõ rệt.
Thêm vào đó, Ngơ Tất Tố khơng chỉ lên án, tố cáo những hủ tục “quái gở”,

“mọi rợ” mà còn vạch mặt những kẻ đặt ra và duy trì những hủ tục ấy, dựa vào
đó để kiếm lời, củng cố quyền lực. Từng câu, từng lời văn, chữ viết của ơng là
một địn giáng mạnh vào phong trào phục cổ. Qua các trang phóng sự, Ngơ Tất
Tố cho ta thấy làng xã Việt Nam cổ xưa đã biến thành triều đình phong kiến
thu nhỏ với những “ơng vua không ngai” chuyên quyền chốn hương thôn.
Cùng với những tiểu phẩm đấu tranh chống lại âm mưu làm cho trí thức thanh
niên ở thành thị sa ngã vào con đường ăn chơi trụy lạc, ngịi bút Ngơ Tất Tố lên
án phong trào phục cổ của Pháp ở chốn thôn quê, làm thành một bức tranh tồn
diện tố cáo chính sách cướp nước của chúng. Đó là bản cáo trạng đanh thép xã
hội thực dân phong kiến với những thủ đoạn thâm hiểm, gian xảo, lõi đời và dã
tâm “lang sói” của chúng.

15


Khơng những vậy, Ngơ Tất Tố cơng kích, đả phá các hủ tục khơng bằng
lời nói sng mà bằng cách vẽ lên hình ảnh của người nơng dân đang gánh trên
mình ách nặng nề của hủ tục. Nhưng Ngơ Tất Tố khơng đóng khung trong việc
miêu tả các hủ tục. Cái thành công của Ngô Tất Tố và cũng là biểu hiện cái
nhìn đúng đắn của ơng chính là ở chỗ thông qua việc miêu tả các hủ tục mà vẽ
lên cuộc sống khổ cực của nông dân và âm mưu của bọn cường hào địa chủ lợi
dụng hủ tục để áp bức, bóc lột quần chúng. Ngơ Tất Tố đã vạch ra cho ta thấy
nguyên nhân của việc các hủ tục ở nông thôn được bảo vệ và duy trì từ đời này
sang đời khác. Đọc “Việc làng”, chúng ta cịn thấy tác giả ln ln đặt ra vấn
đề: phải làm gì bây giờ để chấm dứt tình cảnh sống ngột thở đó? Vấn đề này đã
được cuộc Cách mạng tháng Tám (1945), rồi cải cách ruộng đất giải quyết,
nhưng đặt trong hoàn cảnh lịch sử khi tác phẩm ra đời, đó là một vấn đề thể
hiện cái nhìn rất tiến bộ và nhân văn.
Ngoài ra, “Việc làng” đã thu hút người đọc bằng khả năng lí giải vấn đề
một cách sâu sắc, bằng óc quan sát và nghệ thuật miêu tả tinh tế của một nhà văn

sống lâu đời ở nơng thơn. Việc ấy đã góp phần lên án chính sách ngu dân thâm
độc của đế quốc Pháp ở thuộc địa, đã tố cáo những thủ đoạn bóc lột của bọn
cường hào dịch ở nông thôn và là một đòn đánh rất mạnh trực tiếp vào chủ nghĩa
phục cổ.

III. Phương pháp làm báo của Ngô Tất Tố
Trong 28 năm hoạt động sáng tạo, Ngô Tất Tố để lại một di sản báo chí
khổng lồ được đăng tải trên gần 3 chục tờ báo, tạp chí khác nhau.
Thời kỳ Ngô Tất Tố viết cho Đông Pháp thời báo trong những năm 19271928 ở Sài Gòn trên 100 bài, Báo Thời vụ, Hà Nội năm 1938-1939 là gần 300
bài, Báo Đông Pháp những năm từ 1940-1945, Ngô Tất Tố viết gần 700 bài.
Tổng cộng hơn một ngàn ba trăm tác phẩm báo chí gổm nhiều thể loại và trên

16


nhiều tờ báo trong đời làm báo của ông. Trong hai năm 1939-1940, cùng lúc
Ngô Tất Tố viết cho 6 tờ báo và cho ra đời nhiều sáng tác ở các thể loại khác.
Có thể nói, thành tựu báo chí của Ngô Tất Tố không chỉ thể hiện ở những
con số ấn tượng mà hơn hết, thể hiện ở những giá trị đặc sắc trong nội dung,
nghệ thuật báo chí cũng như phương pháp làm báo của mình.
Về phương pháp làm báo của Ngơ Tất Tố, ơng phân tích, khám phá và chỉ
ra những mối quan hệ bất ngờ đằng sau những cảnh ngộ éo le, những mảnh đời
đau khổ, những sự thật nghiệt ngã trong xã hội hiện thời, gửi gắm vào đó thái độ
phê phán của mình thơng qua tiếng cười châm biếm, trào lộng thơng quan cái
nhìn đồng cảm, chia sẻ của một người đồng cảnh ngộ, phát hiện và phản ánh
một cách trực diện hay thông qua sự uyên bác của một trí thức Nho học, sự quan
sát tinh tế và tư duy logic sắc sảo của một nhà báo tài năng. Ngoài ra, các tác
phẩm báo chí của Ngơ Tất Tố cịn tập trung chủ yếu vào những thói hư, tật xấu,
những biểu hiện lệch chuẩn trong lối sống, những điều “trái tai, gai mắt” trong
các ứng xử giữa người với người, với những vấn đề thời sự nóng hổi.

Trong báo chí, Ngơ Tất Tố luôn xác định viết xác chỉ, viết đúng sự thật,
viết trực diện, chính diện. Các tác phẩm báo chí của ông chứa đựng phần nào
bức tranh đầy tính chân thực về xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
Trước hiện thực bề bộn, bức xúc của xã hội lúc bấy giờ, các nhà báo đã đi sâu,
phơi bày những mặt trái thối tha, ghê tởm của xã hội Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám. Ngô Tất Tố cũng vậy, qua tác phẩm của mình ơng đã phản ánh tất cả
những hiện thực của xã hội từ nông thôn đến thành thị với thái độ lên án, đả kích
gay gắt. Báo chí Ngơ Tất Tố sống động, chân thực như những trang đời đang
hiện ra trước mắt người đọc.
Mỗi tác phẩm của Ngô Tất Tố là một cảnh đời tăm tối, bất hạnh của người
dân trước Cách mạng. Các tiểu phẩm báo chí hay thiên phóng sự đã đi sâu vào
cuộc sống thê thảm của người dân lao động. Nỗi đau, sự bất hạnh của những số

17


phận tội nghiệp này như khắc chạm vào tâm khảm người đọc bao thế hệ. Đọc
các tác phẩm của Ngô Tất Tố ta thấy số phận của người nông dân như nô lệ, như
thân trâu ngựa. Họ bị đối xử như một cơng cụ lao động biết đi, biết nói không
hơn không kém. Người nông dân đã trở thành nạn nhân đáng thương của chế độ
- cái chế độ đang ra sức thủ tiêu mất hẳn cái nhận thức và quyền làm người của
họ. Bao số phận “nhỏ bé, lép vế” ở nông thôn được Ngô Tất Tố dựng lên bằng
tấm lòng thương cảm sâu sắc, bằng sự am hiểu tường tận về người nơng dân. Có
lẽ, khơng ai có thể nói được cặn kẽ và thấm thía đến nỗi thống khổ của người
nông dân như Ngô Tất Tố. Do đó tác phẩm báo chí của Ngơ Tất Tố vì thế khơng
chỉ giàu giá trị hiện thực mà cịn mang giá trị nhân đạo sâu sắc.
Quan sát sắc sảo và tầm nghĩ rộng xa, một nhà báo viết nhanh viết nhạy,
Ngơ Tất Tố đã có hàng trăm tiểu phẩm như những ký họa nhanh và sắc về muôn
mặt đời sống, vừa chân thật, giàu kịch tính, đủ làm hồ sơ xác định chân tướng
một giai đoạn xã hội Việt Nam thời đó. Ngơ Tất Tố khơng chỉ vẽ nên bức tranh

hiện thực, sinh động về nỗi thống khổ của người dân với những cảnh đời dở
khóc, dở cười, những mảnh đời cùng cực. Qua các tiểu phẩm báo chí, các thiên
phóng sự hay các tác phẩm báo chí khác của mình, nhà báo cịn vạch ra được sự
phi lí của những hủ tục ngang nhiên tồn tại trong làng xã Việt Nam mà người
dân đang phải è lưng gánh chịu. Trong phóng sự “Hạt gạo xơi mới” (Việc làng,
1940), Ngơ Tất Tố cho người đọc thấy rõ một cái tục lâu đời để lại ở làng quê,
nhưng người nông dân vẫn là nạn nhân của những phong tục lạc hậu đó. Có
người chỉ sửa một cỗ xơi mà mất cả cơ nghiệp. Ngô Tất Tố đã đào sâu vào trong
gan ruột những hủ tục, mê tín ở nơng thơn mà cứ hết đời này đến đời kia tin và
làm theo một cách mù quáng. Viết ra những trang văn đậm nét bi hài, Ngô Tất
Tố đã chỉ ra một phần nguyên nhân cái khổ của nông dân. Điều đặc biệt là trên
những trang viết nhà văn đều đề cập đến miếng ăn, nạn chè chén, xơi thịt. Vì
miếng ăn, vì một cái lăm lợn, chúng có thể ẩu đả, đâm chém nhau. Phóng sự của
Ngơ Tất Tố đã phê phán gay gắt nạn “xôi thịt” ở chốn thôn quê xưa. Nó được

18


thể hiện rõ qua các thiên phóng sự: “Nghệ thuật băm thịt gà”, “Con gà thờ”,
“Xâu lòng thờ”, “Miếng thịt giỗ hậu”, “Cỗ oẳn tuần sóc”, “Hạt gạo xơi mới”,
“Miếng thịt chùi dao”, “Khao làng cho lợn bằng một bữa tiệc rau nộm”, …
Khơng chỉ có vậy, mùa sưu thuế cũng là dịp để bọn lí trưởng, cường hào tập
trung ăn uống linh đình. Có thể nói, báo chí của Ngơ Tất Tố khơng chỉ dựng lên
bức tranh tồn cảnh về xã hội nông thôn Việt Nam đương thời, mà nó cịn chứa
đựng nỗi buồn của một ngịi bút đầy chất nhân văn cao cả.
Các tác phẩm của nhà báo Ngơ Tất Tố có tính cập nhật rất phong phú, cập
nhật trong chính trị, kinh tế và trọng đạo lý. Ơng nhanh chóng trở thành cây bút
báo chí năng động chính vì phương pháp tư duy ấy. Trong khn khổ những bài
báo không dài lắm, với một văn phong dễ đọc, dễ gần, Ngô Tất Tố đụng chạm
đến cả những nhân vật thế lực trong guồng máy thống trị xã hội.

Ngồi ra, các tác phẩm của nhà báo họ Ngơ có sức tổng hợp và khái quát
cao độ, động chạm đến những vấn đề có tính quy luật, tính thời đại, đồng thời có
những nội dung xã hội phong phú, có căn cứ thực tế và có tính thuyết phục
nhằm tiến công vào chế độ thực dân phong kiến. Báo chí của Ngơ Tất Tố khơng
chỉ phê phán sự tha hóa của con người trong xã hội thực dân phong kiến mà cịn
là hồi chng cảnh tỉnh trước tình trạng suy đồi, tha hóa của đạo đức con người.
Ngịi bút dũng cảm giàu khí phách, đả kích mạnh mẽ, châm biếm sắc sảo, thâm
thúy cộng với những cuốn tiểu thuyết có giá trị về làng q đã đưa ơng lên vị trí
số một của những nhà văn, nhà báo viết về nơng thơn Việt Nam.
Thêm vào đó, báo chí Ngơ Tất Tố không thu hẹp trong phạm vi của nông
thôn mà còn mở ra đến những vấn đề của sinh hoạt thành thị, của những hoạt
động văn hóa đương thời. Nhà Nho Ngô Tất Tố trong các tiểu phẩm báo chí đã
có ý thức bảo vệ những giá trị văn hố truyền thống. Ơng khơng phải là người
thủ cựu mà hiểu rõ những quy luật đổi thay của xã hội và ông chấp nhận những
tiến bộ văn minh của đời sống. Ngay cách lựa chọn đề tài, triển khai câu chuyện,

19


miêu tả nhân vật, vận dụng ngôn từ nhiều lúc mang tính chất hiện đại của những
cây bút đang sung sức, đang hòa nhập với xã hội.
Những vấn đề về giá trị tinh thần của truyền thống dân tộc ở nông thôn
được Ngô Tất Tố đề cập đến trong nhiều loại hình sáng tác, tiểu phẩm truyện ký,
tiểu thuyết. Tác giả đã phê phán những bất công trong đời sống xã hội, người
dân bị tước đoạt nhân quyền, các giá trị tinh thần ở làng q hao mịn tổn hại,
nơng thơn mất dần đi nhiều nét đẹp xưa, phần vì những tệ nạn xã hội phát triển,
phần vì đời sống người nông dân ngày càng nghèo khổ không vượt lên được
những cảnh ngộ đau khổ của riêng mình.
Với mơi trường thành thị, Ngơ Tất Tố đã chỉ ra những trị lố lăng, những
chuyện sai trái, những tệ nạn của một bọn người hoạt động về báo chí, về văn

học nhưng khơng góp phần vào việc phát triển về đạo đức, xây dựng nề nếp và
những đạo lý tốt đẹp cho xã hội. Ngô Tất Tố cũng phê phán một số tệ nạn xã hội
như trị đồng bóng mê tín, nạn lang băm hành nghề, ... những vấn đề đặt ra
không nhiều, không thuần tuý là ghi chép mà nặng về tranh luận và phê phán.
Có thể nói, báo chí Ngơ Tất Tố được khơi nguồn từ những vấn đề quan
trọng nhất trong đời sống chính trị xã hội mà người viết đã biết chọn lọc khai
thác có hiệu quả và góp phần giải quyết đúng phương hướng và quy luật phát
triển của xã hội. Khơi nguồn và bồi đắp cho những bài viết là vốn văn hóa dân
tộc, văn hố của phương Đơng giàu có của tác giả. Qua các bài báo Ngô Tất Tố
luôn vận dụng sáng tạo vốn văn học truyền thống của dân tộc từ ca dao tục ngữ
cho đến những tác phẩm cổ điển như “Truyện Kiều”, “Cung oán ngâm
khúc”, những liên hệ so sánh đều thích hợp, chính xác và sáng tạo. Ngồi vốn
văn học được vận dụng trong những tác phẩm báo chí Ngơ Tất Tố đã khai thác
và vận dụng có hiệu quả những chuyện cổ của phương Đông về triết học, đạo
đức luân lý.

20


Sắc sảo và thời sự, tính chính luận chặt chẽ kết hợp với sự hài hước châm
biếm thâm thúy, điều này thể hiện ở hầu hết các tác phẩm báo chí của Ngơ Tất
Tố. Ngơ Tất Tố khơng chỉ dừng lại trong các bài báo, tiểu phẩm, phóng sự ở sự
chuyển tải thơng tin thuần t chính xác mà ơng còn là cây bút dũng cảm, mũi
nhọn, trung thực và thẳng thắn kiên quyết chống lại những bất công ngang trái
của xã hội. Ngôn ngữ trong các tác phẩm văn học và báo chí của Ngơ Tất Tố
ln thể hiện thái độ dũng cảm, thẳng thắn của ngòi bút. Cùng với đó, nghệ
thuật so sánh thường được Ngơ Tất Tố dùng trong các bài báo để xây dựng lên
những hình tượng độc đáo, hấp dẫn. Vốn ngôn ngữ dân gian như các thành ngữ,
tục ngữ, lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động được Ngô Tất Tố sử dụng một
cách linh hoạt trong sáng tác.

Đánh giá về hoạt động báo chí của Ngơ Tất Tố, giáo sư Phong Lê khẳng
định, nghề báo cũng chính là lĩnh vực mà Ngơ Tất Tố chiếm lĩnh ở vị trí cao.
Nhà báo Ngơ Tất Tố - qua nhận xét của Vũ Trọng Phụng, đó là “một tay ngơn
luận xuất sắc trong đám nhà Nho”.

IV. Bài học kinh nghiệm
Đối với ý thức làm báo thì trong quá trình lựa chọn các sự kiện, hiện tượng
của đời sống xã hội để phản ánh, các nhà báo phải dựa trên ngun tắc vì lợi ích
của dân tộc, của nhân dân để có sự định hướng đúng đắn và rõ ràng. Đó là ý
thức, là trách nhiệm cao nhất đối với mỗi nhà bào trong hoạt động sáng tạo của
mình. Để hồn thành được trách nhiệm đó, nhà báo phải “biết lựa chọn các hiện
tượng trong cuộc sống, tự tìm hiểu, đặt ra và giải quyết các vấn đề một cách kịp
thời. Để đạt được những điều đó, địi hỏi nhà báo hàng loạt những phẩm chất
như thành thạo trong việc lựa chọn đề tài, xử lý tư liệu, xây dựng tác phẩm…”
(theo “Làm báo lý thuyết và thực hành”, Trần Quang). Những phẩm chất đó, có

21


thể học được qua việc nghiên cứu phong cách hoạt động sáng tạo của Ngơ Tất
Tố.
Ngồi ra, nhà báo cần phải tạo cho mình một phong cách ngơn ngữ riêng.
Trong lịch sử báo chí Việt Nam, những nhà báo lớn như Hồ Chí Minh, Vũ Trọng
Phụng, Ngơ Tất Tố… đều là những nghệ sĩ bậc thầy về việc sử dụng ngơn ngữ.
Ngơn ngữ báo chí Ngơ Tất Tố là nhân tố rất quan trọng góp phần hình thành nên
phong cách báo chí của ơng. Có thể thấy rằng ngơn ngữ là cái vỏ trực tiếp của tư
duy, là phương thức làm phát lộ tác giả, từ khuynh hướng tư tưởng, thái độ sống,
cách thức suy nghĩ, cho đến vốn tri thức, khả năng phát hiện vấn đề, khả năng
phân tích và bóc trần bản chất của sự kiện... Tất cả, cuối cùng đều phải được bộc
lộ qua ngơn ngữ. Ngồi ngơn ngữ ra, nhà báo khơng cịn phương tiện nào để bộc

lộ mình trước người đọc. Thiên chức của nhà báo trước hết là nói lên sự thật.
Cùng một hiện trạng, tùy thuộc ở lập trường tư tưởng và khả năng phát hiện,
nắm bắt, tái hiện của mình, mỗi nhà báo đem lại cho công chúng cái sự thực
trong chừng mực anh ta có thể.
Đối với Ngơ Tất Tố trong một tác phẩm báo chí ngắn gọn với vài ba trăm
chữ, để có thể tổ chức sao cho hiệu quả khi cơng kích vào cái xã hội thực dân
phong kiến, ngơn ngữ của ơng tất nhiên phải vừa súc tích vừa chính xác, cụ thể,
nhờ vậy thực chất các vấn đề xã hội bức xúc cần được phơi trần trước dư luận
đều được Ngô Tất Tố biểu đạt xác đáng. Đó chính là phẩm chất mà các thế hệ
người làm báo sau này phải học tập từ kỹ năng biểu đạt hàm súc, xác đáng của
Ngơ Tất Tố.
Có thể nhận thấy làm báo là một nghề địi hỏi phải có kiến thức và hiểu biết
rộng, nhạy cảm với cái mới, ln ln cập nhật những vấn đề thời cuộc. Đó thực
sự là đặc thù cũng là một áp lực không nhỏ trong nghề nghiệp. Chính vì thế,
người làm báo phải học tập, rèn luyện khơng ngừng, nhằm nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ làm báo. Kiến thức cần cho mọi người, nhưng với người

22


làm báo, đó là điều kiện tiên quyết trong nghề nghiệp, có kiến thức nhà báo mới
có thể nắm bắt vấn đề nhanh, mới viết được những bài báo sâu sắc và toàn diện.
Và một trong những bài học kinh nghiệm không thể thiếu dành cho bất cứ
nhà báo nào, đó là đạo đức nghề nghiệp. Ngơ Tất Tố cho rằng, nhà báo phải
thẳng thắn trung thực với bản thân mình và với độc giả, phải có cái tâm, khơng
vì tiền tài mua chuộc hay vì quyền lực mà xuyên tạc sự thật, bóp méo sự thật,
đánh lừa cơng chúng. Đặc biệt là trong thời đại 4.0 hiện nay, các kênh truyền
thơng báo chí ngày càng đa dạng và phát triển thì đạo đức của một nhà báo lại
quan trọng hơn bao giờ hết. Bổn phận của người làm báo là người cung cấp
thơng tin khách quan, chính xác, truyền toả cách nhìn, nhận thức đúng đắn cho

xã hội. Do đó, người làm báo cần có sự nhạy bén, năng động nhưng cũng không
thể thiếu tinh thần trách nhiệm cao và sự thận trọng trong từng lời nói, câu viết
để làm sao đem lại cho công chúng những thông tin chính xác, định hướng cho
cơng chúng những hướng đi tốt nhất bằng cách đứng về phía đạo đức, bảo vệ
quyền con người.
Tóm lại, những bài học nghề nghiệp từ cách thâm nhập và tận dụng chi tiết
đời sống, đến các thao tác và kỹ xảo nghề nghiệp của Ngô Tất Tố ở lĩnh vực báo
chí vẫn ln gần gũi và có ích với chúng ta hơm nay.

23


KẾT LUẬN
Ngơ Tất Tố đã tạo dựng cho mình một sự nghiệp sáng tác báo chí phong phú,
đồ sộ. Gần hai mươi năm viết báo, ông đã viết hàng trăm tiểu phẩm, nếu tính số
lượng tất cả các bài in báo con số còn lớn hơn rất nhiều. Những bài báo có hệ thống
gắn với thực tế đời sống, đề xuất những vấn đề cấp bách, hệ trọng của đời sống xã
hội. Khơng những vậy, các tác phẩm báo chí của Ngơ Tất Tố có tính cập nhật rất
phong phú, cập nhật trong chính trị, kinh tế và trọng đạo lý. Ơng nhanh chóng trở
thành cây bút báo chí năng động chính vì phương pháp tư duy ấy. Trong khn khổ
những bài báo không dài lắm, với một văn phong dễ đọc, dễ gần, Ngô Tất Tố đụng
chạm đến cả những nhân vật thế lực trong guồng máy thống trị xã hội. Trong sự
nghiệp của mình, Ngơ Tất Tố đã viết báo trong một nghĩa vụ công dân đấu tranh
cho lẽ phải, cho đạo lý của việc đang xảy ra. Nó là sự lên tiếng của cơng dân trước
thời cuộc, trước vận nước. Ông vạch trần các thứ bánh vẽ, lừa dân của tầng lớp
thống trị, vạch ngay khi bọn gian viết chưa khơ mực, bọn bịp nói vừa dứt lời…
Quan sát sắc sảo và tầm nghĩ rộng xa, một nhà báo viết nhanh viết nhạy, Ngơ Tất
Tố đã có hàng trăm tác phẩm báo chí như những ký họa nhanh và sắc về muôn mặt
đời sống, vừa chân thật, giàu kịch tính, đủ làm hồ sơ xác định chân tướng một giai
đoạn xã hội Việt Nam thời đó. Có thể nói trong hoạt động báo chí, Ngơ Tất Tố đã

thể hiện rất rõ bản lĩnh, tri thức và tài năng của mơt nhà báo xuất sắc. Quan điểm
báo chí của Ngơ Tất Tố là những luận điểm có tính chất lý luận sâu sắc về báo chí
nhưng khơng phải là những điều cao xa có tính chất sách vở mà là những đúc rút từ
thực tiễn, kinh nghiệm làm báo của ông: nhà báo phải trung thực, sát thực với cuộc
sống, có trách nhiệm, đạo đức với cơng việc cũng như phải có tri thức, văn hóa;
hoạt động báo chí phải hướng tới sự chuyên nghiệp; mỗi tờ báo phải có tơn chỉ,
mục đích, quan điểm rõ ràng; sự tôn trọng độc giả, coi độc giả là thước đo, đánh giá
giá trị của tờ báo... Ngày nay, quan điểm báo chí của Ngơ Tất Tố vẫn phù hợp và có
24


giá trị, nhất là đối với báo chí trong nền kinh tế' thị trường, những điều ơng đề cập
càng có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Với tất cả những giá trị đó, có
thể khẳng định Ngô Tất Tố là một nhà báo lớn của thế kỷ XX.

25


×