Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (538.75 KB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

GIANG VĂN THỊNH

TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
DO NHÀ CỬA, CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC
GÂY RA THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

GIANG VĂN THỊNH

TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
DO NHÀ CỬA, CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC
GÂY RA THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số

: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Đào Trí Úc

HÀ NỘI - 2013

2


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và
trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính
xác và trung thực. Những kết luận khoa học của
luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Giang Văn Thịnh

3


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
1


MỞ ĐẦU

Chương 1:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG

6

THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG
KHÁC GÂY RA

1.1.

Khái niệm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra

6

1.2.

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài
sản gây ra

9

1.3.

Những vấn đề chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra


15

1.3.1. Khái niệm về nhà ở, cơng trình xây dựng

15

1.3.2. Khái niệm về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
cơng trình xây dựng khác gây ra

17

1.3.3. Đặc điểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng
trình xây dựng khác gây ra

19

1.3.4. Ý nghĩa của trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
cơng trình xây dựng khác gây ra

20

1.4.

21

Khái qt lịch sử của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra

1.4.1. Theo cổ luật Việt Nam


21

1.4.2. Theo các bộ dân luật

23

4


1.4.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây
dựng khác gây ra theo quy định của pháp luật Việt Nam
hiện hành

26

1.5.

28

Pháp luật của một số nước về bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
cơng trình xây dựng khác gây ra

1.5.1. Pháp luật của Nhật Bản

28

1.5.2. Pháp luật của Thái Lan

29


1.5.3. Pháp luật của Cộng hòa Pháp

30

Chương 2:

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH

32

NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA,
CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA

2.1.

Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
cơng trình xây dựng khác gây ra khi cơng trình đã đưa vào
khai thác sử dụng

32

2.1.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ sở hữu nhà cửa,
công trình xây dựng khác

32

2.1.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người được chủ sở hữu
nhà cửa, cơng trình xây dựng khác giao quản lý, sử dụng

37


2.1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây
dựng khác của vợ chồng gây ra

41

2.2.

44

Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
cơng trình xây dựng khác gây ra khi cơng trình đang thi cơng
xây dựng

2.2.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ đầu tư

44

2.2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên thi công

49

2.3.

Những trường hợp loại trừ trách nhiệm bồi thường

53

2.3.1


Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại

53

5


2.3.2. Do sự kiện bất khả kháng

56

2.4.

Giải quyết tranh chấp bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng
trình xây dựng khác gây ra

57

Chương 3:

70

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG
THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG
KHÁC GÂY RA

3.1.

Phương hướng hồn thiện pháp luật về trách nhiệm bồi

thường thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra

70

3.2.

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra

75

KẾT LUẬN

79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

81

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLDS : Bộ luật Dân sự
BTTH : Bồi thường thiệt hại

7



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng và lãnh đạo, trong hơn hai mươi năm qua Quốc hội đã ban hành nhiều
đạo luật quan trọng khơng những nhằm góp phần vào thực hiện nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế mà còn đánh dấu sự phát triển
vượt bậc q trình pháp điển hóa, hoàn thiện hệ thống pháp luật. Về cơ bản
nội dung pháp luật phản ánh tương đối phù hợp với thực tiễn cuộc sống đặt ra,
trong đó Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 có vai trị quan trọng quy định
chuẩn mực pháp lý để các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự có cách ứng
xử cho phù hợp; có những đóng góp đáng kể vào việc giải quyết tranh chấp
dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại; đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện
đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, q trình đơ thị hóa đã và đang
diễn ra với tốc độ nhanh, nhiều dự án đầu tư xây dựng cơng trình được triển
khai... Ngồi ra, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao
nên hoạt động xây dựng gia tăng mà nhà cửa, cơng trình xây dựng là tài sản
thuộc nhóm có khả năng gây thiệt hại cho con người về mặt tài sản, sức khỏe
và tính mạng, dễ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại (BTTH)
ngoài hợp đồng. Chế định BTTH ngoài hợp đồng là một trong những chế định
dân sự thể hiện nguyên tắc tôn trọng; bảo vệ quyền dân sự, khi người gây
thiệt hại có lỗi phải bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trong BLDS, bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng
khác gây ra là một trường hợp cụ thể của BTTH do tài sản gây ra được quy
định tại Điều 627, mục 3, chương XXI, phần thứ ba của BLDS năm 2005.

8



Với số lượng điều luật quá ít và chưa cụ thể dẫn đến nhiều vấn đề pháp lý
(vấn đề xác định chủ thể chịu trách nhiệm BTTH; vấn đề xác định lỗi...) chưa
được làm sáng tỏ, trong thực tiễn áp dụng làm đã làm cho Tòa án, cơ quan
nhà nước có thẩm quyền giải quyết gặp khơng ít vướng mắc, bất cập. Vì vậy,
"Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây
ra theo pháp luật dân sự Việt Nam" yêu cầu phải giải quyết được cả về mặt lý
luận lẫn thực tiễn.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả đã chọn đề tài
"Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác
gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam" để nghiên cứu và thực hiện đề tài
luận văn có thể đáp ứng được yêu cầu về tính cấp thiết trong lý luận và trong
thực tiễn thi hành, áp dụng pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu
Liên quan đến đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
cơng trình xây dựng khác gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam" cũng đã
được một số công trình nghiên cứu đề cập như: Bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, của Nguyễn Văn Cường và Chu Thị Hoa, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp; Lỗi và trách nhiệm hợp đồng, của Phùng Trung Tập; Cần sửa đổi, bổ
sung chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, của Trần Thị Huệ, Tạp
chí Luật học; Những vấn đề cơ bản của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng, Luận văn cao học, của Lê Mai Anh; Trách nhiệm dân sự liên
đới bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ,
của Phạm Kim Anh; Bộ môn Luật dân sự, đề tài khoa học cấp trường: Trách
nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại - vấn đề lý luận và thực tiễn; Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do cây cối, nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây
ra, của ThS. Vũ Thị Hồng Yến; Bàn về trách nhiệm bồi thường trong trường
hợp tài sản gây ra thiệt hại, của ThS. Vũ Thị Hồng Yến, Tạp chí Dân chủ và
pháp luật…


9


Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên chủ yếu nghiên cứu về
những vấn đề chung, cơ bản về các quy định của pháp luật về trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng, trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra như khái niệm,
đặc điểm, phân loại và xác định các yếu tố trong quan hệ BTTH, chủ thể gây
thiệt hại, chủ thể được quyền yêu cầu bồi thường, trách nhiệm phải thực hiện
việc bồi thường, xác định thiệt hại hoặc chỉ tập trung ở một khía cạnh nhất
định của vấn đề nghiên cứu mà trên thực tế cịn nhiều khía cạnh khác của vấn đề
chưa được khai thác, nghiên cứu hoặc nghiên cứu từng loại trách nhiệm BTTH
trong các trường hợp cụ thể. Chưa có một cơng trình nghiên cứu chun sâu giải
quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến trách nhiệm BTTH do
nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra như xác định trách nhiệm bồi
thường các chủ thể theo thứ tự, nội dung cụ thể của trách nhiệm bồi thường,
vấn đề bảo vệ quyền lợi của người bị thiệt hại trong giai đoạn hiện nay…
Trách nhiệm BTTH do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra
không phải là vấn đề mới trong khoa học pháp lý của nhiều quốc gia, có
khơng ít các bài báo, cơng trình nghiên cứu có liên quan đề cập. Hầu hết
những nghiên cứu chỉ dừng lại ở phạm vi pháp luật quốc gia, mang tính mơ tả
pháp luật về BTTH các nước. Ngoài ra, trong thực thi pháp luật khi phải áp
dụng trách nhiệm dân sự, các luật gia trên thế giới đã bàn luận nhiều về chủ
đề: làm sao có thể tạo thêm những điều kiện thuận lợi nhất để bảo vệ nhanh
và kịp thời các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm hại do tài sản
gây ra nói chung, do cơng trình xây dựng gây ra nói riêng. Nhìn chung, các
nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả hoàn thành
luận văn, đặc biệt trong nghiên cứu pháp luật và thực tiễn BTTH do cơng
trình xây dựng gây ra tại một số quốc gia.
Chính vì vậy, tiếp tục nghiên cứu có hệ thống, đầy đủ và đảm bảo tính

logíc về trách nhiệm BTTH do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra
trong pháp luật dân sự Việt Nam vẫn rất cần thiết trong lĩnh vực khoa học
pháp lý dân sự và có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn trong giai đoạn hiện nay.

10


3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ hơn về mặt lý luận và
thực tiễn pháp luật thực định về trách nhiệm BTTH do nhà cửa, công trình
xây dựng khác gây ra.
Tìm hiểu quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm BTTH do
nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra, qua đó tìm ra những khiếm khuyết
về mặt lập pháp, trên cơ sở đó đưa ra định hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện
quy định của pháp luật về loại trách nhiệm này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do
nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam"
tập trung nghiên cứu một số quy định của BLDS, các văn bản hướng dẫn thi
hành và văn bản pháp luật liên quan đến loại trách nhiệm này một cách khái
quát, đi sâu vào trọng tâm nghiên cứu nội dung quy định tại Điều 627 BLDS
năm 2005.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn được trình bày trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về
nhà nước và pháp luật. Nội dung của luận văn được nêu, phân tích trên cơ sở
lý luận và nội dung các quy định pháp luật của nhà nước, các văn bản hướng
dẫn hoặc các tài liệu pháp lý khác.
Đề tài chủ yếu sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: phương
pháp phân tích - tổng hợp, quy nạp, diễn dịch…

5. Những đóng góp mới của luận văn
Việc nghiên cứu đề tài: "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa,
cơng trình xây dựng khác gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam" trong luận
văn này có điểm mới sau:

11


- Phân tích, làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về trách nhiệm
BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra.
- So sánh, đối chiếu pháp luật thực định với thực tiễn về loại trách
nhiệm này, qua đó đưa ra những giải pháp cụ thể để hồn thiện pháp luật,
cũng như luận giải cho tính khả thi của những giải pháp đó.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà
cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra.
Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra.
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác
gây ra.

12


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
DO NHÀ CỬA, CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA

1.1. KHÁI NIỆM TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO TÀI
SẢN GÂY RA

Hiến pháp năm 1992 ghi nhận công dân có quyền bất khả xâm phạm
về thân thể, được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân
phẩm; Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công
dân. Tại BLDS năm 2005 cũng quy định quyền sở hữu của cá nhân, pháp
nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ; cá nhân có quyền
được bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; danh dự, nhân phẩm,
uy tín của cá nhân được tơn trọng và được pháp luật bảo vệ. Do đó, khi thực
hiện quyền, nghĩa vụ thì mỗi người phải thực hiện đúng và đầy đủ theo quy
định của pháp luật, phải tôn trọng các quy tắc của cộng đồng, của xã hội và
không được xâm phạm tới quyền, lợi ích của người khác. Khi người nào có
lỗi cố ý hoặc vơ ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh
dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây ra
trong thực tế một thiệt hại đối với người khác thì chủ thể đó phải bị xử lý,
trừng trị nhằm ngăn ngừa và hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật và gánh
chịu những hậu quả bất lợi theo quy định của pháp luật do có hành vi vi phạm
pháp luật bằng việc khắc phục những hậu quả xấu về tài sản và tinh thần, khơi
phục lại tình trạng vốn có ban đầu cho người bị thiệt hại. Cơ sở pháp lý của
trách nhiệm này được quy định trong BLDS về chế định BTTH ngoài hợp
đồng. Như vậy, trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm
dân sự phát sinh khi một người có hành vi vi phạm nghĩa vụ do pháp luật quy
định, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải BTTH
do mình gây ra.

13



Trong thực tế , nguyên nhân gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe...
cho các cá nhân, tổ chức trong xã hội xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau
nhưng thông thường thiệt hại xảy ra là do hành vi trái pháp luật của con người
gây ra, người gây thiệt hại có thể thực hiện hành vi dưới dạng hành động hoặc
khơng hành động nhưng hành vi đó chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt
hại làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng. Tuy vậy, hiện nay cịn
có nhiều trường hợp thiệt hại xảy ra là do sự tác động tự thân của tài sản gây
ra hoặc do tài sản chịu sự tác động của sự vật khác gây ra thiệt hại cho người
khác mà không có mối liên hệ đến trạng thái tâm lý hay nhận thức của con
người, sự kiê ̣n gây thiệt hại xảy ra nằm ngoài mong đơ ̣i và ý chí mong muốn
của con người , của chủ sở hữu như: cây cối đổ, chó dại cắn, trâu húc người
hay súc vật, tai nạn ô tô xảy ra do cấu tạo máy móc của xe, bình hóa chất bị
nổ khi đang vận chuyển … Vì vậy, pháp luật dân sự hiện hành đã quy định về
trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra trong một số trường hợp cụ thể như cây
cối đổ, gẫy gây ra, nhà cửa, cơng trình xây dựng khác bị sụp đổ, hư hỏng, sụt
lở gây thiệt hại, súc vật gây thiệt hại, hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ
gây thiệt hại...
Trong BLDS năm 1995 cũng như BLDS năm 2005 khơng có quy định
về khái niệm cũng như khơng có các quy định chung về trách nhiệm BTTH
do tài sản gây ra mà chỉ quy định ở các trường hợp BTTH cụ thể. Qua khái
niệm trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng nói chung, có thể hiểu trách nhiệm
BTTH do tài sản gây ra là trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng phát sinh khi có
sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật của tài sản là nguyên nhân gây ra thiệt hại.
Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra là một loại trách nhiệm BTTH
ngoài hợp đồng nên ngoài những đặc điểm của trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng nói chung như: là một hình thức cưỡng chế nhà nước và do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền áp dụng; được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật
và trách nhiệm bồi thường bao giờ cũng là trách nhiệm tài sản, được áp dụng
đối với bên vi phạm phải tương xứng với hậu quả của hành vi vi phạm, tức là


14


tương xứng với mức độ tổn thất về vật chất hoặc tinh thần mà người thiệt hại
phải gánh chịu; bên vi phạm phải gánh chịu trực tiếp trước bên có quyền, lợi
ích hợp pháp bị xâm phạm chứ khơng phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước
hoặc người khác; luôn mang đến hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi
phạm pháp luật … thì trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra cịn có những đặc
điểm riêng sau đây:
- Về cơ sở pháp lý: Trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra được quy
định tại một số điều của BLDS và các văn bản hướng dẫn thi hành như trách
nhiệm BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, do súc vật, do cây cối gây
ra, do nhà cửa, cơng trình xây dựng khác gây ra...
- Về điều kiện phát sinh: về ngun tắc chung thì trách nhiệm BTTH
ngồi hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây: Phải có thiệt
hại xảy ra, phải có hành vi trái pháp luật, phải có mối quan hệ nhân quả giữa
thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật, phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của
người gây thiệt hại. Đây là những điều kiện chung nhất để xác định trách
nhiệm của một người phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra. Tuy
nhiên, điều kiện để xác định trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra chỉ cần các
điều kiện sau đây: Có thiệt hại xảy ra; có sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật;
có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật và thiệt hại
xảy ra; tùy từng trường hợp, riêng yếu tố phải có lỗi của người gây thiệt hại
khơng phải là điều kiện bắt buộc.
- Về chủ thể bị áp dụng trách nhiệm bồi thường: Đối với trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng do hành vi của con người gây ra thì ngồi người trực
tiếp có hành vi gây ra thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi thường, trách nhiệm
bồi thường còn áp dụng đối với những chủ thể khác không trực tiếp gây thiệt
hại nhưng rõ ràng là trái pháp luật, là có lỗi như: Pháp nhân phải BTTH do
người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; Cơ

quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải BTTH do cán bộ, công chức của

15


mình gây ra trong khi thi hành cơng vụ; trường học phải BTTH xảy ra do
người dưới mười lăm tuổi trong thời gian học tại trường, bệnh viện, tổ chức
khác phải BTTH do người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian
bệnh viện, tổ chức khác trực tiếp quản lý… Tuy nhiên trong trách nhiệm
BTTH do tài sản gây ra, trách nhiệm bồi thường được xem xét áp dụng đối
với các chủ thể sau: chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu giao chiếm
hữu, quản lý, sử dụng tài sản, người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản
và người thứ ba.
- Về thiệt hại bị xâm phạm: Trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
nói chung thì thiệt hại bị xâm phạm bao gồm sức khỏe, tính mạng, tài sản,
danh dự, nhân phẩm, uy tín nhưng trong trách nhiệm bồi thường do tài sản
gây ra thì thiệt hại bị xâm phạm chỉ gồm thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và
tài sản, những thiệt hại bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm, uy tín - là những
thiệt hại chỉ có thể phát sinh do hành vi của con người thường được thể hiện:
bằng lời lẽ xúc phạm diễn ra rất đa dạng trên thực tế (chửi bới, miệt thị trực
tiếp, viết thư từ, email nói xấu…), hành động có tính chất thóa mạ khinh bỉ để
làm nhục người khác, gán một sự kiện xấu xa cho người khác, loan truyền
những sự kiện sai sự thật, xúc phạm đến người khác do sơ suất mà tin rằng nó
đúng sự thật làm cho xã hội đánh giá sai hoặc hình dung sai về người đó về tư
cách, đạo đức, năng lực của người đó nên không thuộc phạm vi thiệt hại bị
xâm phạm do tài sản gây ra.
1.2. ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI
DO TÀI SẢN GÂY RA

- Có sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật

Trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng, hành vi trái pháp luật là
một trong bốn căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH và là nguyên nhân phổ
biến gây ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín cho
các chủ thể khác trong xã hội và chủ yếu thể hiện dưới dạng hành động.

16


Ngoài sự kiện gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật gây ra cịn có những thiệt
hại xảy ra do sự tác động của các yếu tố trong bản thân sự vật, hiện tượng
khác gây ra. Việc tìm ra nguyên nhân xác định thiệt hại là do có chịu sự tác
động của con người hay do sự tác động của các yếu tố trong bản thân sự vật
có ý nghĩa quan trọng để xác định trách nhiệm BTTH do con người gây ra
hay do tài sản gây ra. Trong trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra, sự kiện gây
thiệt hại trái pháp luật của tài sản là những sự kiện xâm hại tới tài sản, sức
khỏe và tính mạng con người. Tuy nhiên, những sự kiện gây thiệt hại do xâm
phạm các yếu tố trên nhưng được thực hiện phù hợp với quy định của pháp
luật sẽ không bị coi là trái pháp luật nên không phát sinh trách nhiệm BTTH.
Tính trái pháp luật phải dựa trên nguyên tắc và cơ sở pháp lý do pháp luật quy
định. Nguyên tắc là tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể
khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
dân sự khơng được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng,
quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị
xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của pháp luật hoặc
yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết. Như vậy, khi có sự xâm
phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác bị coi là trái pháp luật.
Về cơ sở pháp lý, BLDS quy định về BTTH do tài sản gây ra trong
các trường hợp như BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; BTTH do súc
vật gây ra; BTTH do cây cối gây ra; về BTTH do nhà cửa, cơng trình xây
dựng gây ra...

- Có thiệt hại do tài sản gây ra
Đối với trách nhiệm BTTH ngồi hợp đồng về ngun tắc chỉ có
thiệt hại mới phải bồi thường, thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu,
tức là phải bồi thường toàn bộ thiệt hại dựa trên căn cứ vào các điều luật
tương ứng của BLDS quy định trong từng trường hợp cụ thể đó là thiệt hại
bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi

17


của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản thiệt hại
tương ứng đó. Nếu khơng có thiệt hại xảy ra trên thực tế thì khơng phát sinh
trách nhiệm dân sự mà có thể phát sinh trách nhiệm pháp lý khác như trách
nhiệm hành chính.
Như vậy, thứ nhất: Thiệt hại do tài sản gây ra bao gồm thiệt hại về vật
chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần, thiệt hại này phải tồn tại thực tế, xảy
ra một cách khách quan và được xác định một cách chắc chắn. Việc xác định
rằng thiệt hại có chắc chắn hay khơng, khơng nhất thiết chỉ những thiệt hại đã
xảy ra và hiện đang tồn tại mới được bồi thường mà kể cả trường hợp thiệt hại
tuy chưa xảy ra nhưng có cơ sở chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai cũng được
xem xét bồi thường, những thiệt hại mang tính phán đốn giả định, khơng có
cơ sở khoa học thì khơng được bồi thường. Cách xác định thiệt hại cụ thể
căn cứ vào mục 2 Chương XXI của BLDS về trách nhiệm BTTH ngoài hợp
đồng từ Điều 608 đến Điều 610 và tại mục II, tiểu mục 1 và tiểu mục 2 của
Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp
dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về BTTH ngoài hợp đồng số:
03/2006/NQ-HĐTP ngày 08 tháng 7 năm 2006. Thứ hai, thiệt hại đó phải
định giá được bằng tiền, bao gồm những mất mát, hư hỏng, hủy hoại về tài
sản, nguồn thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, chi phí hợp lý cho việc
ngăn chặn, khắc phục thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây thiệt hại trái pháp luật và
thiệt hại thực tế đã xảy ra
Dưới góc độ triết học, cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả là mối quan
hệ phổ biến, mối quan hệ biện chứng giữa các mặt trong một sự vật, hiện
tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau trong tự nhiên và xã hội.
Giữa nguyên nhân và kết quả có mối liên hệ qua lại, quy định lẫn nhau,
nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên ln ln có trước kết quả, cịn kết quả
bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện. Để xác định chính

18


xác mối tương quan nhân quả ở một quan hệ cụ thể phải đặt nó trong khơng
gian xác định, nối tiếp nhau về mặt thời gian nhất định.
Dựa vào mối liên hệ này, trách nhiệm BTTH do tài sản chỉ được áp
dụng khi thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu từ sự kiện gây thiệt hại trái pháp
luật mà do sự tác động tự thân của tài sản gây ra và ngược lại sự kiện gây thiệt
hại trái pháp luật của tài sản là nguyên nhân chính, trực tiếp gây ra thiệt hại,
bởi trên thực tế nhiều trường hợp một thiệt hại xảy ra do nhiều nguyên nhân
gây ra, chẳng hạn một sự kiện cây xanh trên đường phố đỗ gãy gây ra thiệt hại
về người và tài sản cho người tham gia giao thơng, ngun nhân có thể là: do
đơn vị quản lý trực tiếp hệ thống cây xanh chưa chủ động thường xuyên kiểm
tra để phòng chống cây gãy, đổ và khắc phục kịp thời; do sự kiện bất khả
kháng; do các tổ chức, cá nhân thiếu trách nhiệm quản lý, bảo vệ, chăm sóc
cây xanh trước mặt nhà nên chưa phát hiện và thông báo kịp thời cho cơ quan
quản lý xử lý cây nguy hiểm và ngăn chặn các hành vi gây ảnh hưởng tới sự
phát triển của cây xanh; do đơn vị được cấp phép mở đường, vỉa hè, hạ hè làm
đứt rễ cây xanh. Như vậy mỗi ngun nhân có vai trị khác nhau đối với việc
gây thiệt hại, khi không xác định được nguyên nhân cơ bản, nguyên nhân chủ
yếu gây ra thiệt hại sẽ dẫn đến sai lầm khi áp dụng trách nhiệm dân sự. Nếu

thiệt hại do hành vi trái pháp luật của con người gây ra mà có liên quan đến
tài sản thì khơng áp dụng trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra để giải quyết
mà đây là trường hợp BTTH ngồi hợp đồng thơng thường do hành vi trái
pháp luật của con người gây ra.
- Yếu tố lỗi
Yếu tố lỗi (phải có lỗi) của người có hành vi vi phạm là một trong
những điều kiện bắt buộc làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng.
Lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh khả năng
đánh giá và nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi
mà họ đã thực hiện. Lỗi hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng nhận thức và làm

19


chủ hành vi của con người thể hiện dưới dạng thức lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, bởi
vậy những người bị mất hoàn toàn khả năng nhận thức và làm chủ được hành
vi của mình, những người bị mất khả năng nhận thức này tại thời điểm mà họ
đã có những cử chỉ, hành động cụ thể trên thực tế hoặc họ có khả năng nhận
thức về một nội dung nhất định nhưng chưa hành vi hóa nội dung đã được
nhận thức ra ngoài thế giới khách quan và chưa gắn với một kết quả thực tế
nào thì được coi là khơng có lỗi nên khơng phát sinh chế độ trách nhiệm pháp
lý đối với họ. Như vậy, yếu tố lỗi được xem xét khi gắn với một chủ thể có
hành vi gây thiệt hại, nếu thiệt hại khơng phải do con người hay chịu sự tác
động của con người gây ra mà do sự hoạt động tự bản thân tài sản, những vật
vô tri, vô giác như máy móc, cây cối, nhà cửa, cơng trình xây dựng hoặc gia
súc gây ra thì khi xem xét yếu tố lỗi dựa trên tiêu chí thái độ , trạng thái tâm lý
và nhận thức của chủ thể đối với hành vi của mình và hậu quả do hành vi đó
gây ra để làm cơ sở phát sinh trách nhiê ̣m dân sự về bồ i thường thiệt hại là
chưa phù hợp. Vậy yếu tố có lỗi trong trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra
cần dựa trên tiêu chí nào hay không cần xem xét đến yếu tố lỗi.

Nguyên tắc chung, rất cơ bản trong việc bảo vệ quyền của chủ sở hữu
là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công
nhận và bảo vệ. Khơng ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền
sở hữu đối với tài sản của mình. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất
kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình. Quy định trên
một mặt đã hỗ trợ cho chủ sở hữu tài sản ngăn cản hay loại trừ tất cả những
người khác bằng cách xây dựng chế định quyền sở hữu tài sản để cho họ có
quyền tuyệt đối đối với tài sản của mình theo quy định của pháp luật, một mặt
thể hiện chủ sở hữu tài sản cũng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ pháp lý, trách
nhiệm của chủ sở hữu. Trường hợp chủ sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu
ủy quyền quản lý tài sản, người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua
giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật để tài sản gây ra thiệt hại
cho người khác, việc xác định yếu tố lỗi cần dựa trên sự quan tâm, chu đáo,

20


sự cẩn trọng như một người quản lý tận tâm của chủ thể trong khi thực hiện
nghĩa vụ của mình để ngăn cản thiệt hại xảy ra. Họ phải chịu trách nhiệm
BTTH do sự lơ là, bất cẩn, vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng trong quản lý tài sản
của mình gây ra.
Về hình thức lỗi của trách nhiệm dân sự ngồi hợp đồng thì người gây
thiệt hại dù có lỗi cố ý hay có lỗi vơ ý khi gây thiệt hại cho người khác thì
người đó cũng phải BTTH do hành vi có lỗi của mình gây ra. Việc xem xét
hình thức lỗi có ý nghĩa để Tịa án xem xét quyết định trong những trường
hợp khi có đủ các yếu tố luật định thì người gây thiệt hại ngồi hợp đồng có
thể được miễn giảm mức bồi thường và để có thể phân biệt trách nhiệm
BTTH: do hành vi của con người gây ra hay do tài sản gây ra. Trong trách
nhiệm BTTH do tài sản gây ra, yếu tố phải có lỗi của chủ thể khơng thể là lỗi
cố ý mà ln ln được thể hiện dưới hình thức lỗi vô ý trong quản lý tài sản,

bởi lỗi cố ý gây thiệt hại được hiểu là trường hợp một người nhận thức rõ
hành vi của mình như xe chở quá trọng tải cho phép, phóng nhanh, vượt ẩu,
chăn thả gia súc trong khu vực cấm, dùng dao thực hiện hành vi gây thương
tích, phá dỡ cơng trình khi chưa xây dựng phương án đảm bảo an toàn… sẽ
gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện hành vi đó và mong muốn hoặc
khơng mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Trong trường hợp này,
thiệt hại xảy ra mặc dù có sự tham gia của tài sản nhưng tài sản tham gia do
chịu sự tác động của con người, con người đã sử dụng tài sản như là công cụ,
phương tiện để thực hiện hành vi nhằm đạt được mục đích của mình nên
khơng áp dụng trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra mà sẽ chỉ áp dụng nguyên
tắc chung của trách nhiệm BTTH.
Nguyên tắc không thể phủ nhận, khi một người bị xâm phạm một cách
vô lý và bị thiệt hại về tài sản cũng như thân thể, danh dự thì người xâm hại,
dù khơng có yếu tố "lỗi" vẫn phải bù đắp những tổn thất mà mình đã gây ra
cho người bị hại. Xét trên góc độ pháp lý thì đó là sự công bằng, là quyền
được bồi thường của người bị thiệt hại, không phân biệt người gây thiệt hại là

21


ai nên pháp luật dân sự Việt Nam đã quy định yếu tố "lỗi" là căn cứ làm phát
sinh trách nhiệm BTTH nhưng quy định thêm việc người gây thiệt hại phải
bồi thường cả trong trường hợp họ chứng minh được mình khơng có lỗi trong
một số trường hợp nhất định để áp dụng trách nhiệm BTTH do hành vi của
con người gây ra hoặc trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra, chẳng hạn như:
Khoản 3 Điều 623 BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Điều 624 BTTH
do làm ô nhiễm môi trường...
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT
HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA


1.3.1. Khái niệm về nhà ở, cơng trình xây dựng
Để tồn tại và phát triển, con người cần có sự đáp ứng nhu cầu về vật
chất và tinh thần như nhu cầu mặc, nhu cầu có nhà ở, một chỗ núp để cơ thể
được ấm áp, được bảo vệ, nhu cầu hoạt động và nghỉ ngơi …
Nhà, nghĩa thông thường là chỗ trú ngụ, che mưa, che nắng của con
người... Nhà cửa là nhà ở nói chung, cụm từ chỉ chung những gì liên hệ đến
kiến trúc để ở. Nhà ở là cơng trình chun dụng dùng để ở với các bộ phận
chức năng của nó gồm phịng ngủ, phịng sinh hoạt chung, bếp, khu vệ sinh…
là nơi sinh hoạt gia đình, tái tạo sức lao động giản đơn, thơng thường họ có
quan hệ hơn nhân hoặc huyết thống và mang tính lâu dài.
Dựa vào tính chất sử dụng của nhà ở: Nhà ở dạng nhiều căn, nhà tầng
(chung cư), nhà ở dạng biệt thự, nhà ở liền kế (nhà ở chia lơ, có sân vườn
hoặc khơng có sân vườn).
Khái niệm về nhà ở và cơng trình xây dựng khơng được đưa ra trong
BLDS Việt Nam hiện hành mà được xác định trong các văn bản pháp luật
khác. Theo đó, "Nhà ở" được hiểu theo Luật Nhà ở là cơng trình xây dựng với
mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.
"Cơng trình xây dựng" được hiểu theo Luật Xây dựng là sản phẩm
được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp

22


đặt vào cơng trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới
mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được
xây dựng theo thiết kế.
Cơng trình xây dựng có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, chính trị, xã
hội, văn hóa nghệ thuật, quốc phịng an ninh và kỹ thuật, thể hiện đường lối
phát triển khoa học kỹ thuật của đất nước trên cơ sở kế thừa các thành tựu
khoa học kỹ thuật đã đạt được, góp phần mở ra một chu kỳ phát triển mới của

khoa học và kỹ thuật ở giai đoạn tiếp theo, thể hiện đường lối phát triển kinh
tế của nền kinh tế quốc dân, góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho
đất nước, mở rộng các vùng công nghiệp và các khu đô thị mới, mở mang đời
sống cho nhân dân và tăng cường tiềm lực quốc phòng của đất nước.
Dựa vào cơng năng sử dụng của cơng trình, cơng trình xây dựng theo
pháp luật Việt Nam được phân thành các loại như sau:
- Cơng trình dân dụng bao gồm nhà ở (nhà chung cư và nhà riêng lẻ)
và công trình cơng cộng. Cơng trình cơng cộng là cơng trình phục vụ các sinh
hoạt về văn hóa tinh thần và vật chất cho con người ngoại trừ chức năng ở
gồm: cơng trình văn hóa; cơng trình giáo dục; cơng trình y tế; cơng trình
thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách; nhà phục vụ
giao thông; nhà phục vụ thơng tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh, phát
sóng truyền hình; nhà ga, bến xe; cơng trình thể thao các loại.
- Cơng trình cơng nghiệp gồm: cơng trình sản xuất vật liệu xây dựng,
cơng trình khai thác than, quặng; cơng trình khai thác dầu, khí; cơng trình cơng
nghiệp nặng; cơng trình cơng nghiệp nhẹ và cơng trình chế biến thủy sản.
- Cơng trình giao thơng gồm cơng trình đường bộ; cơng trình đường
sắt; cơng trình đường thủy; cầu; hầm; sân bay.
- Cơng trình thủy lợi gồm: hồ chứa nước; đập; cống; trạm bơm; giếng;
đường ống dẫn nước; kênh; cơng trình trên kênh và bờ bao các loại.

23


- Cơng trình hạ tầng kỹ thuật gồm: cơng trình cấp nước, thốt nước;
nhà máy xử lý rác thải; cơng trình chiếu sáng cơng cộng, cơng viên xây xanh,
nghĩa trang đơ thị.
Mỗi loại cơng trình có qui mơ càng lớn (chiều cao, diện tích, cơng suất...)
hoặc dựa theo tầm quan trọng của cơng trình (cấp quốc tế, quốc gia, tỉnh,
ngành, huyện, xã hoặc hậu quả về kinh tế, xã hội, mơi trường sinh thái khi

cơng trình bị sự cố) thì khả năng gây mất an tồn đối với các cơng trình liền
kề, cơng trình xung quanh càng cao.
1.3.2. Khái niệm về trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại do nhà cửa,
công trình xây dựng khác gây ra
Trong những năm gần đây cùng với tốc độ phát triển của các đô thị,
đặc biệt là ở các thành phố lớn việc triển khai đầu tư xây dựng các khu đơ thị,
cơng trình nhà cao tầng, cơng trình ngầm, các khu nhà ở xã hội... phát triển
khá nhanh nhằm mục đích phát triển cơ sở hạ tầng, phục vụ cho sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần ổn định chính trị, bảo đảm
an sinh xã hội và phát triển đô thị, nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại.
Song song với đó là hoạt động xây dựng nhà ở gia đình khơng ngừng gia
tăng. Nhà cửa, cơng trình xây dựng thường gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của
con người, là những vật do đặc tính cấu tạo của nó nên trong quá trình xây
dựng, khai thác, quản lý, sử dụng chúng chứa đựng những khả năng tiềm ẩn
khách quan, dễ xảy ra thiệt hại cho những người và tài sản xung quanh.
Để quản lý các cơng trình xây dựng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn
bản quy phạm pháp luật để quản lý chất lượng cơng trình xây dựng, bảo đảm
chất lượng, an tồn cơng trình, tính mạng con người và tài sản; đến nay về cơ
bản hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực xây dựng tương đối
đầy đủ và đồng bộ. Tuy nhiên, gần đây trong việc xây dựng cơng trình, đặc
biệt là xây dựng các tầng hầm của các nhà cao tầng, xây dựng các cơng trình
ngầm, xây dựng trên nền đất yếu, xây xen kẹt trong khu dân cư mặc dù chủ

24


cơng trình, người quản lý sử dụng chúng đã chú ý hơn, áp dụng các biện pháp
phịng ngừa để có thể đảm bảo an toàn nhưng vẫn chỉ ngăn chặn được một
cách tương đối và vẫn có những thiệt hại khách quan, để xảy ra sự cố ảnh
hưởng đến an tồn cơng trình và các cơng trình liền kề và xung quanh gây

thiệt hại như làm ngôi nhà bị xuất hiện nhiều kẽ nứt lớn, trần nhà bị nứt, nhiều
cánh cửa sắt hay sân nền cũng bị sụt lún…, thậm chí gây cả thiệt hại về
người. Thiệt hại liên quan đến các loại nhà cửa, cơng trình xây dựng rất đa
dạng và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vấn đề đặt ra là quyền và lợi ích
của người bị thiệt hại sẽ được bảo vệ như thế nào, ai phải chịu trách nhiệm
BTTH, bồi thường toàn bộ hay một phần, trách nhiệm của nhiều người cùng
gây thiệt hại hay trách nhiệm riêng rẽ. Bồi thường của người gây thiệt hại là
việc người gây thiệt hại chịu trách nhiệm bồi thường cho cá nhân, tổ chức bị
thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần nếu để nhà cửa, công trình xây dựng
khác đó gây thiệt hại. Tuy nhiên, chỉ áp dụng trách nhiệm BTTH do nhà cửa,
cơng trình xây dựng gây ra khi xác định được các khía cạnh sau:
Thứ nhất: Phải xác định có căn cứ phát sinh trách nhiệm BTTH do tài
sản gây ra hay không.
Thứ hai: Phải xác định, tài sản gây thiệt hại là tài sản cụ thể nào. Để
xác định nguồn gây thiệt hại có phải nhà cửa, cơng trình xây dựng khác hay
khơng cần phải căn cứ vào văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
hoặc quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó. Từ
đó có căn cứ áp dụng Điều 627 BLDS về BTTH do nhà cửa, cơng trình xây
dựng khác gây ra.
Thứ ba: Thiệt hại phải do sự tác động tự thân vận động của nhà cửa,
cơng trình xây dựng được tạo nên từ sự tác động lẫn nhau của chính các thành
tố nội tại trong cấu trúc nhà cửa, công trình xây dựng gây ra hoặc do nhà cửa,
cơng trình xây dựng - những vật vô tri, vô giác cũng đang hàng ngày, hàng
giờ chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác (ánh sáng, nhiệt độ, độ

25


×