Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận môn văn hóa tộc người, tìm hiểu mối quan hệ giữa văn hóa tộc người với văn hóa quốc gia”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.16 KB, 18 trang )

MỤC LỤC

Trang

Mở
đầu .............................................................................................................
...................... 2
Nội
dung ...........................................................................................................
..................... 3

I.

Quan

niệm



các

dạng

thức



bản

của


văn

hóa

tộc

người

...................................... 3

1. Quan niệm và cơ sở hình thành Văn hóa tộc người
....................................... 3

2.

Các

dạng

thức



bản

của

tộc

người


văn

hóa

tộc

người

................................................... 8

II.

Mối

quan

hệ

giữa

văn

hóa



văn

hóa


quốc

gia

.................................... 10

1. Văn hóa tộc người là bộ phận cấu thành và tồn tại song song với văn hóa
quốc gia ............................................................................................................................. 10
2. Văn hóa quốc gia tạo điều kiện cho văn hóa tộc người hội nhập và phát triển ..... 13
Kết
luận .............................................................................................................
................. 16

Danh

mục

tài

liệu

tham

............................................................................................ 17

khảo


MỞ ĐẦU

Việt Nam nói riêng và các quốc gia trong khu vực Đơng Nam Á nói chung là
những quốc gia đa dân tộc, đồng thời một dân tộc có thể sống trên nhiều quốc gia.
Điều này dẫn tới hai mối quan hệ: Một là, trong q trình tích hợp văn hóa tộc người
thành một cấu trúc dân tộc trong mối quan hệ biện chứng giữa dân tộc chủ thể và dân
tộc ít người, giữa các dân tộc với nhau là một quốc sách vơ cùng quan trọng có thể
nói là hàng đầu của Việt Nam. Hai là, dù có phân chia thành biên giới quốc gia, trong
khi phải đảm bảo chủ quyền nhưng vẫn không thể ngăn cản mối quan hệ đồng tộc
của họ bên nước bạn. Xây dựng tình đoàn kết dân tộc trong một quốc gia đồng thời
cần quan tâm đến xu thế hoà hợp hội nhập dân tộc trong khu vực và quốc tế. Điều đó
có nguyên nhân sâu xa trong lịch sử khu vực Đông Nam Á. Tại đây đã diễn ra những
quá trình hội tụ - phát tán dẫn đến những phức thể văn hóa mới chung cho toàn vùng.
Bước hội tụ sau cao hơn bước hội tụ trước đồng thời cũng để lại nhiều sắc tộc, nhiều
dấu ấn địa phương khác nhau. Do đó, đặc trưng của văn hóa Đơng Nam Á là “thống
nhất trong đa dạng” và quá trình hội tụ bắt nguồn từ những trung tâm khác nhau nên
nó khơng mang tính đơn tuyến trong sự biệt lập, mà là đa tuyến trong sự tiếp xúc đan
xen nhiều chiều, tạo nên những đường đồng quy, những cơ chế văn hóa tộc người đa
thành phần.
2


Hiện nay, trên thế giới, xu hướng tồn cầu hóa đang ngày càng càng phổ biến
sâu rộng hơn. Nó mở ra cơ hội phát triển cho các nước song cũng tạo ra những thách
thức mới cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Việc giữ vững những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc, đặc biệt là những giá trị văn hóa quốc gia có vai trị rất quan trọng
đối với sự ổn định nền chính trị. Từ đó sẽ tạo ra động lực cho sự hòa nhập, phát triển,
ổn định của nước ta.
Xuất phát từ những lý do trên mà người viết đã chọn đề tài “Tìm hiểu mối
quan hệ giữa văn hóa tộc người với văn hóa quốc gia” làm đề tài tiểu luận nhằm
làm rõ những tác động qua lại của 2 phạm trù này.


I. QUAN NIỆM VÀ CÁC DẠNG THỨC CƠ BẢN
CỦA VĂN HÓA TỘC NGƯỜI

1. 1. Quan niệm và cơ sở hình thành Văn hóa tộc người
Văn hóa là sản phẩm kết quả của tư duy, hoạt động sáng tạo của con người,
gắn bó với môi trường thiên nhiên cụ thể và trong tổ chức xã hội của các cộng đồng
người qua từng giai đoạn lịch sử. Nói cách khác, văn hóa là tất cả những gì con
người đã bỏ cơng sức để tạo ra, khác với những gì tồn tại trong tự nhiên ngồi con
người. Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm khẳng định “Văn hóa là hệ thống hữu cơ
những giá trị tinh thần và vật chất do con người sáng tạo ra và tích lũy qua q
trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự
nhiên và xã hội”. Cho nên, có thể căn cứ vào vào mức độ được con người biến
thành bản chất người, tức là mức độ tự nhiên được con người khai thác, cải tạo thì
có thể xét trình độ văn hóa chung của con người (C.Mác). Tuy nhiên, quá trình hình
thành và phát triển của các dạng thức văn hóa là khơng thuần nhất, mà có sự đan cài
3


phức tạp giữa truyền thống và hiện đại, giữa bản địa và ngoại lai, giữa cưỡng bức và
tự nguyện.
Đó cũng chính là quy luật của hình thành văn hóa tộc người. Sự vận động về
mặt vật chất và tinh thần của chủ thể tộc người luôn luôn gắn với thời gian và
khơng gian cụ thể. Q trình quan hệ với tự nhiên và xã hội, các tộc người đã sáng
tạo những sản phẩm có giá trị, đồng thời qua đó thể hiện mình trước tự nhiên và xã
hội. Văn hóa chính là sự thể hiện mình theo một cách riêng, trong điều kiện cụ thể
của một chủ thể văn hóa. Trong trường hợp này, một trong những định nghĩa văn
hóa sau đây đáp ứng được các ý nghĩa khi tiếp cận nghiên cứu văn hóa tộc người:
“Văn hóa là tổng thể sống động của các hoạt động sáng tạo trong quá khứ và hiện
tại. Qua các thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các
giá trị, các truyền thống và thị hiếu-những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi

dân tộc”. Trong mối liên hệ với văn hóa tộc người, văn hóa trước hết là những sáng
tạo giá trị mang tính nhân sinh, là yếu tố để phân biệt đặc tính riêng của các cộng
đồng dân tộc.
Trong quá trình vận động, trước cả khi nhà nước xuất hiện, các tộc người ln
có ý thức xây dựng và bảo vệ tộc danh và ý thức tộc người cũng như kinh tế và văn
hóa của cộng đồng mình. Văn hóa chính vì vậy khơng những là yếu tố cấu thành tộc
người, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, đạo đức, nghệ thuật, luật pháp, tập quán, sinh
hoạt...., mà còn thể hiện bản sắc của nhiều cộng đồng có chung tộc danh. Những sáng
tạo đó thể hiện năng lực con người với tính cách là thành viên của cộng đồng xã hội,
nhằm đáp ứng những nhu cầu đời sống và những đòi hỏi của sự sinh tồn.
Từ sự phân tích trên đây, khái niệm văn hóa tộc người được hiểu như sau:
Văn hóa tộc người là tổng thể sống động các giá trị văn hoá vật thể và phi vật
thể do các cộng đồng tộc người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử, thể hiện bản sắc
tộc người, là bộ phận hữu cơ của văn hóa quốc gia.

4


Dù cách thức diễn đạt khác nhau, nhưng nói đến văn hóa tộc người là nói đến
giá trị; các giá trị do cộng đồng tộc người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử; là căn cứ
quan trọng để phân biệt tộc người; là bộ phận cấu thành văn hóa quốc gia.
Sắc thái văn hóa tộc người được thể hiện trên ba cấp độ: văn hóa tộc người, văn
hóa nhóm ngơn ngữ - tộc người và văn hóa nhóm địa phương của tộc người (Ngơ Đức
Thịnh). Văn hóa tộc người thể hiện sống động toàn bộ cuộc sống của một cộng đồng
tộc người trong suốt quá trình lịch sử. Trong mối liên hệ hữu cơ giữa các yếu tố, ý thức
tự giác tộc người thể hiện sâu sắc bản sắc văn hóa tộc người, khơng chỉ ở tộc danh mà
cịn là những nét đặc thù về phong cách sống, sinh hoạt, ứng xử và quan niệm giá trị.
Nói đến văn hóa tộc người là nói đến những khía cạnh tiêu biểu của tộc người đó tạo
những nét khác biệt với văn hóa tộc người khác. Văn hóa tộc người vừa là cái bên
ngoài vừa là cái bên trong của tiến trình vận động và phát triển tộc người.

Thực tế lịch sử đã chỉ rõ tầm quan trọng của vấn đề tộc người đối với mỗi quốc
gia dân tộc và tác động của mối quan hệ tộc người trong sự phát triển chung của cả
dân tộc. Tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trung tâm Khoa học xã hội và nhân
văn Quốc gia vào ngày 26/12/2003, ơng Đỗ Hồi Nam đã nhấn mạnh: "Sự hình thành
dân tộc Việt Nam có liên quan đến vấn đề các tộc người cư trú trên dải đất Việt Nam
tạo thành cộng đồng dân tộc Việt Nam". Việt Nam là một quốc gia, một cộng đồng
dân tộc với 54 tộc người được chia theo các nhóm ngơn ngữ tộc người. Điều dễ nhận
thấy là các định nghĩa về tộc người thường nhấn mạnh yếu tố văn hóa như là dấu hiệu
nhận diện quan trọng về tộc người. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, Iulian
Vlađimirovich Bromlei (Nga) đã từng nhấn mạnh: trong cộng đồng tộc người, ngoài
những đặc điểm bề ngoài về thể chất của con người mang những dấu hiệu chủng tộc
ra thì các tộc người cịn được phân biệt bằng những đặc điểm khác còn quan trọng
hơn nhiều, trước hết là những đặc điểm về văn hố. Ở Việt Nam, có lẽ cũng khoảng
thời gian đó, khi nghiên cứu Q trình tộc người và mối quan hệ dân tộc ở 3 nước ta,
giáo sư Phan Hữu Dật đã định nghĩa như sau về tộc người: "Tộc người là một cộng
đồng người được hình thành trong lịch sử, mang ba tiêu chuẩn chủ yếu sau đây: cùng

5


chung tiếng nói; cùng có chung một ý thức tự giác tộc người biểu hiện ở tên tự gọi
chung; có những yếu tố văn hoá thống nhất.” Và “...Tộc người là một phạm trù lịch
sử, có phát sinh, phát triển và tiêu vong”. Còn giáo sư Đặng Nghiêm Vạn lại diễn giải
một cách cụ thể hơn: tộc người “là một cộng đồng mang tính tộc người có chung một
tên gọi, một ngôn ngữ (trừ trường hợp cá biệt) được liên kết với nhau bằng những giá
trị sinh hoạt văn hoá, tạo thành một tính cách tộc người, có chung một ý thức tự giác
tộc người, tức có chung một khát vọng, được cùng chung sống, có chung một số phận
lịch sử thể hiện ở những kí ức lịch sử (truyền thuyết, lịch sử, huyền thoại, kiêng
cữ…). Một tộc người không nhất thiết phải có cùng lãnh thổ, cùng một cộng đồng
sinh hoạt kinh tế”, nhưng tộc người thường là một bộ phận cấu thành một quốc gia,

dân tộc. Chính giáo sư Đặng Nghiêm Vạn cũng là người đã phân biệt rất rõ hai khái
niệm dân tộc (nation) và tộc người (ethnic). Các nhà dân tộc học nói trên đều thống
nhất nhấn mạnh ba tiêu chí căn bản xác định tộc người, đó là: ngơn ngữ, văn hố và ý
thức tự giác tộc người. Văn hóa có vai trị vơ cùng lớn lao đối với sự hình thành và
phát triển các cộng đồng tộc người. Cịn theo chúng tơi: Tộc người là một chủ thể
mang tính cộng đồng, sáng tạo nên ngơn ngữ và văn hóa mang đặc trưng của tộc
người đó với ý thức tự giác tộc người. Văn hố tộc người được hiểu theo nghĩa rộng
nhất là tập hợp những phương thức hoạt động riêng biệt với những kết quả cụ thể của
một cá nhân cũng như của cả một cộng đồng tộc người. Trên thực tế, trong vô số các
cách tiếp cận khác nhau về văn hóa, ta có thể phân tích bản chất của văn hóa từ quan
điểm dân tộc học. Trong trường hợp này, văn hóa chính là văn hóa tộc người, văn hóa
được hình thành cùng với quá trình hình thành tộc người. Nguyễn Từ Chi đã có một
cách hình dung rất dễ hiểu về tộc người và văn hóa tộc người. Theo ơng, trong ứng
xử với môi trường, thiên nhiên xung quanh con người, con người với tính cách một
cá nhân đơn lẻ khơng thể tồn tại được mà cần có sự hợp tác chặt chẽ của tất cả mọi
thành viên của một cộng đồng. Cộng đồng lớn nhỏ khác nhau tùy theo môi trường
sống và lao động, như: cộng đồng ở dạng từng nhóm nhỏ cùng huyết thống trong
điều kiện chật hẹp của từng vùng; thị tộc và bộ lạc trong môi trường rộng thống của
đồng cỏ; cơng xã định cư khi chuyển sang trồng trọt... Để giữ vững mối liên kết cộng
6


đồng ấy, mỗi cộng đồng trong từng trường hợp cụ thể của mình phải đặt ra những qui
tắc tổ chức riêng biệt, vốn khơng có ngay từ đầu trong bản năng của con người. Thế
là văn hóa hình thành, bởi văn hóa hiểu một cách thật giản dị chính là cái gì khơng
phải là thiên nhiên. Như vậy, cơ sở hình thành văn hóa chính là hoạt động sống, sinh
hoạt, lao 4 động của cộng đồng người. Các biểu hiện tinh thần của văn hóa (văn hóa
phi vật thể) được hình thành, theo cách trình bày của Nguyễn Từ Chi, nhờ áp lực của
các “nghi thức xã hội hay tôn giáo” thực hành trong cộng đồng tộc người: nghi thức
trong ăn uống, cách cư xử trong gia đình, ngồi xã hội, đám cưới, đám tang... Tiếp

đến là thơ ca, nhạc, họa và các loại hình nghệ thuật khác. Tất cả đã tạo nên văn hoá
tộc người. Về vấn đề này, nhà Folklore học Ngô Đức Thịnh cũng đã khái quát: văn
hoá tộc người là tổng thể các yếu tố văn hố mang tính đặc thù tộc người, nó thực
hiện chức năng cố kết tộc người và phân biệt tộc người này với tộc người kia. Trong
văn hoá tộc người, các yếu tố đầu tiên được nhận diện là ngôn ngữ, trang phục, các
tín ngưỡng và nghi lễ, vốn văn học dân gian, tri thức dân gian về tự nhiên xã hội, về
bản thân con người và tri thức sản xuất, khẩu vị ăn uống, tâm lý dân tộc…. Điều đó
cũng có nghĩa, diện mạo chính của văn hóa tộc người là văn hóa dân gian. Tất nhiên,
các tộc người khác nhau sẽ có các nền văn hóa khác nhau. Theo quan sát dân tộc học
của Nguyễn Từ Chi, có hai diện mạo chính quyết định nền văn hóa của một tộc
người. Đó là: 1) mơi trường tự nhiên mà tộc người đó định cư. Chính mơi trường
định cư qui định sự hình thành các ứng xử văn hóa phù hợp với mơi trường; 2) nguồn
gốc văn hóa tộc người: các tộc người khác nhau trong mơi trường khác nhau thì có
nền văn hóa khác nhau; nhưng do nhiều lý do mà họ thiên di đến nơi khác, một loạt
ứng xử văn hóa mới được hình thành để thích ứng với mơi trường mới đồng thời các
ứng xử văn hóa cũ vẫn được bảo lưu. Trong quá trình di chuyển này của các tộc
người, thực chất đã diễn ra sự giao lưu và tiếp biến văn hóa. Q trình giao lưu và
tiếp biến tất nhiên diễn ra rõ ràng hơn, mạnh mẽ hơn đối với các nền văn hóa của
những tộc người sống trên một địa bàn gần nhau, khả năng cư trú xen kẽ là một khả
năng hiện thực. Từ thực tế đó, các nhà khoa học nhân văn đã dùng hai khái niệm
khác nhau văn hoá tộc người và văn hố của tộc người. Văn hóa tộc người dùng để
7


chỉ văn hóa của riêng cộng đồng một tộc người trong ứng xử với thiên nhiên với
những giá trị hằng số. Cịn văn hố của tộc người lại là các yếu tố văn hoá hiện đại
của một tộc người nào đó trong đó cả yếu tố văn hố truyền thống - văn hoá tộc
người và yếu tố văn hoá của tộc người khác được tiếp nhận qua quá trình giao lưu
văn hoá. Các yếu tố văn hoá của tộc người có thể đến một lúc nào đó sẽ trở thành yếu
tố văn hoá tộc người. Chẳng phải ngẫu nhiên mà đã có học giả Pháp ví Việt Nam là

ngã tư của các nền văn minh. Hiếm thấy nơi nào trên thế giới các tôn giáo lớn đều
được truyền vào như ở Việt Nam: từ đạo Phật, cho đến đạo của Nho giáo, Lão giáo,
Ấn Độ giáo đến cả đạo Cơ đốc, đạo Tin lành, đạo Hồi. Cũng ít có nơi trên thế giới
được chứng kiến sự tác động mạnh của các nền văn minh lớn như ở Việt Nam: từ văn
minh Trung Hoa, Ấn Độ, Ả Rập đến văn minh Âu, Mỹ… Người Việt có khả năng
bản địa hố các yếu tố văn hố vốn khơng phải là của mình "để ứng dụng đắc lực"
cho mình. Nói một cách đơn giản nhất văn hoá tộc người là những cái ban đầu, cái
gốc, cịn văn hố của tộc người là văn hoá thường được làm giàu thêm bởi sự tiếp
xúc giao lưu với các tộc láng giềng.
1.2. Các dạng thức cơ bản của văn hóa tộc người
Dạng thức chính là sự tồn tại của sự vật, hiện tượng bằng những hình thức, cách
thức nhất định. Sự phân biệt các dạng thức văn hóa thường căn cứ vào các góc độ tiếp
cận về tính hệ thống, tính giá trị, hình thức tồn tại của văn hóa hay cơ sở của sáng tạo
văn hóa.... Nhà nghiên cứu văn hóa Ngơ Đức Thịnh phân chia các dạng thức văn hóa ở
Việt Nam như sau:
- Văn hóa cộng đồng (bao gồm văn hóa tộc người; văn hóa quốc gia; văn hóa
làng; văn hóa gia đình, gia tộc và dịng họ; văn hóa tơn giáo tính ngưỡng; văn hóa nghề
nghiệp);
- Văn hóa cá nhân;
- Văn hóa vùng lãnh thổ;
- Văn hóa sinh thái...

8


Theo quan điểm trên, văn tộc người là một trong sáu dạng thức quan trọng của
văn hóa cộng đồng. Quan điểm này cũng phân chia văn hóa tộc người Việt Nam thành
các dạng thức dựa trên căn cứ chính là theo nhóm ngơn ngữ:
- Nhóm Việt - Mường
- Nhóm Mơn-Khơme

- Nhóm Tày-Thái
- Nhóm Nam Đảo (Austronnésien)
- Nhóm Hmơng-Dao
- Nhóm Tạng-Miến
- Nhóm ngơn ngữ Hán....
Từ căn cứ phân chia này, biểu hiện cụ thể của dạng thức văn hóa tộc người sẽ
được nghiên cứu trên các phương diện: Chủ nhân văn hóa tộc người là ai? Khơng
gian sinh sống và sinh hoạt kinh tế? Những sáng tạo thể hiện ở giá trị văn hóa vật
chất và văn hóa tinh thần? Văn hóa tộc người được nhìn nhận trong mối quan hệ
giữa chủng tộc - ngơn ngữ và văn hóa. Những nội dung này sẽ được trình bày cụ thể
trong phần nghiên cứu về văn hóa tộc người của Việt Nam.
Cũng có thể phân chia các dạng thức văn hóa tộc người dựa trên căn cứ về nhu
cầu và hình thức tồn tại của các sản phẩm sáng tạo. Văn hóa tộc người sẽ được phân
chia dưới hai dạng thức: Văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của tộc người. Đây là
những giá trị cơ bản của văn hóa tộc người, kết quả tư duy và lao động sáng tạo của
các cộng đồng tộc người trong quá trình lịch sử tồn tại và phát triển.
Về dạng thức văn hóa vật thể của tộc người, có thể đồng tình với quan niệm:
Văn hóa vật thể được là những giá trị văn hóa do các cộng đồng tộc người
sáng tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu ăn, ở, mặc, đi lại, lao động, sinh hoạt gia đình
và cộng đồng..., có kết cấu vật chất không gian ba chiều mà chúng ta có thể cầm
nắm, cân, đong, đo đếm... được.
Theo định nghĩa này, biểu hiện của dạng thức văn hóa vật thể trong đời sống
của các cộng đồng tộc người rất đa dạng và phong phú, bao gồm các sáng tạo nhằm
đáp ứng nhu cầu đời sống của con người và cộng đồng. Về cơ bản, các giá trị sáng
9


tạo là tương đồng, song có sự phân biệt bản sắc cá tính tộc người biểu hiện trong tư
duy kỹ thuật canh tác, loại hình kinh tế-văn hóa, tư duy thẩm mỹ....
Dạng thức văn hóa phi vật thể được quan niệm:

Văn hóa phi vật thể là một dạng tồn tại (hay thể hiện) của văn hóa khơng phải
dưới dạng vật thể có hình khối tồn tại trong khơng gian và thời gian, mà nó tiềm ẩn
trong trí nhớ, tập tính, hành vi, ứng xử của con người và thông qua các hoạt động
sống của con người trong sản xuất, giao tiếp xã hội trong hoạt động tư tưởng và văn
hóa-nghệ thuật mà thể hiện ra khiến người ta nhận biết được sự tồn tại của nó. Văn
hóa phi vật thể của tộc người theo quan niệm này, bao gồm các giá trị về cơ cấu, tổ
chức xã hội (gia đình, dịng họ, cộng đồng...); những giá trị tín ngưỡng, tơn giáo đáp
ứng nhu cầu tâm linh; những giá trị văn học, nghệ thuật; giá trị về tri thức dân gian...
Sự phân chia các dạng thức văn hóa tộc người có ý nghĩa quan trọng trong nghiên
cứu giá trị, bản sắc văn hóa tộc người, đặc biệt nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa tộc
người trong q trình hình thành và phát triển nền văn hóa quốc gia dân tộc.

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA
VĂN HÓA TỘC NGƯỜI VÀ VĂN HÓA QUỐC GIA

Văn hóa với cốt lõi của nó là hệ giá trị phản ánh một cách sống động toàn bộ
cuộc sống của con người trong suốt quá trình lịch sử của mình. Nghiên cứu văn hóa
tộc người với tư cách là yếu tố cấu thành tộc người, cần phải xem xét trên cả trục
đồng đại và lịch đại. Trong đó, biểu hiện về mối quan hệ giữa văn hóa các tộc người
với nhau và với văn hóa quốc gia là cơ bản nhất. Kế thừa những quan điểm này sẽ
giúp chúng ta nhìn rõ hơn mối quan hệ giữa văn hóa tộc người và văn hóa quốc gia
trong lịch sử cũng như hiện tại.

10


2.1. Văn hóa tộc người là bộ phận cấu thành và tồn tại song song với văn
hóa quốc gia
Nghiên cứu văn hóa tộc người trong mối quan hệ với văn hóa quốc gia là đặt
vấn đề trong bối cảnh các quốc gia đa tộc người để xem xét. Sẽ không có nhận thức

đầy đủ về văn hóa quốc gia nếu khơng nghiên cứu nó trong mối quan hệ với văn hóa
tộc người và ngược lại. Vì lịch sử và văn hóa về phương diện nào đó cùng là một q
trình, đây chính là cơ sở của những nghiên cứu về vấn đề tộc người trong tiến trình
lịch sử, văn hóa quốc gia. Việc tách riêng lịch sử và văn hóa khi nghiên cứu sẽ khơng
tránh khỏi có sự trùng lắp, dù nó cho phép chúng ta nhìn nhận vấn đề văn hóa một
cách cụ thể hơn. Có thể xem xét vấn đề từ hai phương diện: ngôn ngữ - ngữ hệ và
văn hóa-hệ thống văn hóa.
Thứ nhất, văn hóa tộc người có trước văn hóa quốc gia, là bộ phận hữu cơ của
văn hóa quốc gia.
Văn hóa tộc người có lịch sử lâu đời hơn so với văn hóa quốc gia, bởi nó được
hình thành, tồn tại và phát triển gắn với các cộng đồng tộc người trước khi có sự xuất
hiện của giai cấp và nhà nước. Sau khi các quốc gia và nhà nước ra đời, văn hóa tộc
người vẫn tồn tại với những đặc trưng và bản chất lịch sử, xã hội của nó. Văn hóa tộc
người (Ethnic Culture) mang đậm dấu ấn đặc trưng riêng về ngơn ngữ, các giá trị văn
hóa vật thể, phi vật thể và ý thức tộc người.
Trong các dạng thức văn hóa cộng đồng, văn hóa tộc người là dạng thức dễ
nhận biết nhất. Không phải ngẫu nhiên mà ngôn ngữ và ngữ hệ là căn cứ quan trọng
cơ bản để phân chia các dân tộc, tộc người và nghiên cứu văn hóa tộc người. Trong
mối quan hệ giữa lịch sử, ngơn ngữ và lịch sử, văn hóa dân tộc quốc gia, thì ngơn
ngữ là một trong những đặc trưng quan trọng để phân biệt dân tộc này với dân tộc
khác. Một ngôn ngữ thường gắn với mỗi tộc người, biểu hiện văn hóa của một tộc
người nhất định. Với với vai trò là phương tiện giao tiếp cơ bản của con người, ngơn
ngữ tham gia vào q trình hình thành, phát triển của tư duy, tư tưởng. Ngôn ngữ là
hiện tượng trực tiếp của tư tưởng. Nghiên cứu ngôn ngữ tộc người giúp ta hiểu về
văn hóa tộc người thể hiện qua các quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế, sản xuất, sinh
11


hoạt và ý thức tư duy tộc người. Tộc người vì vậy đơn vị mang ý nghĩa văn hóa, văn
hóa tộc người là yếu tố quan trọng đặc biệt cấu thành văn hóa dân tộc quốc gia. Hay

nói cách khác, văn hóa quốc gia, văn hóa nhân loại được hình thành cùng với quá
trình hình thành và phát triển của các cộng đồng tộc người từ giai đoạn nguyên thủy
sơ khai đến thời đại văn minh.
Thứ hai, văn hóa tộc người tồn tại song song với văn hóa quốc gia, tạo nên tính
thống nhất và đa dạng của văn hóa quốc gia.
Nếu xem xét từ phương diện hệ thống văn hóa, ta thấy văn hóa tộc người, văn
hóa vùng, văn hóa quốc gia...là tập các yếu tố văn hóa có quan hệ tương tác, chế ước lẫn
nhau, phối hợp lẫn nhau tạo ra những đặc trưng chung, giá trị chung, truyền thống chung
trong quá trình lịch sử. Tiếp cận nghiên cứu từ hệ thống văn hóa có nghĩa xem xét văn
hóa tộc người và văn hóa quốc gia như một hệ thống, với những mơ hình cụ thể.
Trên thế giới đã có quan điểm cho rằng, phải xem xét hệ thống văn hóa từ bốn
trụ cột: di sản kiến thức, di sản kỹ thuật, tín ngưỡng, khơng gian.... Ở Việt Nam, các
nhà nghiên cứu văn hóa như Trần Quốc Vượng hay Trần Ngọc Thêm cũng đưa ra
quan điểm về hệ thống văn hóa. Tiếp cận từ địa văn hóa, một vùng văn hóa được
quan niệm là một tổng thể-hệ thống một khơng gian văn hóa với một cấu trúc-hệ
thống bao gồm các tiểu hệ (Trần Quốc Vượng). Theo Trần Ngọc Thêm, văn hóa là
một hệ thống được quy định bởi một loại hình văn hóa nhất định, bao gồm: văn hóa
nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa ứng xử (đối với môi trường tự nhiên
và xã hội). Tuy cách tiếp cận hệ thống văn hóa trên đây chưa nhấn mạnh đến chủ thể
của văn hóa là cộng đồng người, các tộc người, nhưng qua đó chúng ta thấy văn hóa
quốc gia và văn hóa tộc người như một hệ thống và tiểu hệ thống.
Một cách tiếp cận khác giúp chúng ta nhận rõ hơn mối quan hệ giữa văn hóa
tộc người và văn hóa quốc gia, đó là xem hệ thống văn hóa bao gồm chủ thể văn hóa,
hoạt động văn hóa và đặc trưng văn hóa. Theo quan điểm này, nếu xem văn hóa quốc
gia là một hệ thống, thì chủ thể văn hóa là yếu tố quan trọng nhất, trung tâm của hệ
thống văn hóa. Chủ thể văn hóa là yếu tố quyết định nội dung của các hoạt động văn
hóa và đặc trưng của tồn bộ hệ thống văn hóa. Trong một hệ thống văn hóa quốc gia
12



(quốc gia đa sắc tộc), chủ thể văn hóa bao gồm các tộc người, các cộng đồng người
cư trú trong một khơng gian văn hóa nhất định. Các chủ thể văn hóa quốc gia thể hiện
ở những thuộc tính: thành phần tộc người, giai cấp, tầng lớp xã hội, học vấn, nghề
nghiệp, thế giới quan, nhân sinh quan, tâm lý, tính cách, đạo đức, lối sống.v.v... Trong
tiến trình lịch sử, diện mạo và bản sắc của một nền văn hóa quốc gia đã được tạo nên
bởi văn hóa của các chủ thể khác nhau, đặc biệt là văn hóa của các cộng đồng tộc
người.
Mỗi cộng đồng tộc người trong hoạt động văn hóa của mình đã sáng tạo nên hệ
giá trị văn hóa từ các lĩnh vực thực tiễn: lao động sản xuất, ẩm thực, trang phục, kiến
trúc cư trú, giao thơng, tổ chức cộng đồng, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, nghệ thuật,
chính trị, ngoại giao... Văn hóa tộc người được sáng tạo gắn với mơi trường văn hóa
(khơng gian văn hóa và giao lưu tiếp biến văn hóa). Những giá trị văn hóa vật thể và
phi vật thể đó vừa nhằm đáp ứng nhu cầu tồn tại của cộng đồng tộc người, vừa trực
tiếp tạo ra đặc trưng văn hóa cho tồn hệ thống (văn hóa quốc gia). Chính vì thế mà
văn hóa quốc gia trong một quốc gia đa sắc tộc được thể hiện ở sự đa dạng, phong
phú, nhiều giá trị bản sắc. Diện mạo, bản sắc văn hóa của các quốc gia khác nhau
được phân biệt bởi ngơn ngữ, giá trị văn hóa, đặc trưng, loại hình.... Văn hóa các
cộng đồng tộc người vì thế là cơ sở để nhận diện văn hóa quốc gia.
2.2. Văn hóa quốc gia tạo điều kiện cho văn hóa tộc người hội nhập và
phát triển
Quốc gia dân tộc là một cơ cấu, một thực thể chính trị xã hội, bao trùm và tạo
nên một không gian lãnh thổ, một tập đồn dân cư nhất định, mà ở đó ln thiết lập
cơ cấu quyền lực của một giai cấp nào đó lên tồn bộ xã hội.
Văn hóa quốc gia là văn hóa tương ứng với cộng đồng quốc dân. Trong một
quốc gia đa dân tộc, sự hình thành văn hóa quốc gia là cả một quá trình lịch sử lâu
dài cùng với lịch sử của cộng đồng dân tộc quốc gia. Nền văn hóa quốc gia là sản
phẩm của quá trình giao lưu, ảnh hưởng qua lại lâu dài giữa các tộc người, các nhóm
cư dân trong một quốc gia, giữa văn hóa quốc gia đó với các nước trong khu vực và
trên thế giới. Văn hóa quốc gia là kết tinh những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể
13



của các cộng đồng dân tộc trong tiến trình lịch sử, được điều hành, quản lý bởi nhà
nước thống nhất, có sự khác biệt với các quốc gia khác.
Văn hóa quốc gia tạo điều kiện cho văn hóa các cộng đồng tộc người phát triển
(mơi trường chính trị, pháp lý, mơi trường văn hóa...). Khi nghiên cứu các dạng thức
của văn hóa Việt Nam, nhà nghiên cứu Ngơ Đức Thịnh khẳng định những yếu tố cơ
bản làm nên diện mạo của văn hóa một quốc gia, đó là hệ tư tưởng, đạo đức, lối sống,
nếp sống, ngôn ngữ và chữ viết, trình độ khoa học và giáo dục... Ví dụ, về hệ tư
tưởng, đây là yếu tố có sự tác động chi phối đến các thành tố, diện mạo và đặc trưng
văn hóa quốc gia. Là yếu tố “phi tộc người, hệ tư tưởng gần với thể chế chính trị-xã
hội, là cơ sở chính để cơ cấu nên quyền lực ấy có thể thâu tóm và chi phối mọi cộng
đồng dân cư sinh sống trên một lãnh thổ quốc gia. Hệ tư tưởng vì thế có khả năng
gắn kết các văn hóa địa phương, văn hóa các cộng đồng tộc người lại với nhau trong
một thể thống nhất và đa dạng của văn hóa quốc gia.
Giữa văn hóa tộc người và văn hóa quốc gia có sự đồng hành trong phát triển
(về quan điểm, đường lối, cơ sở pháp lý và nguyên tắc; về giá trị văn hóa; về thiết
chế văn hóa; quan hệ văn hóa; về đào tạo cán bộ văn hóa...). Văn hóa quốc gia phản
ánh khái quát tính đa dạng chung của các sắc tộc, các cộng đồng dân cư trên cùng
một lãnh thổ. Văn hóa tộc người góp phần tạo nên văn hóa quốc gia, văn hóa quốc
gia làm đậm nét bản sắc của văn hóa tộc người.
Trong quá trình phát triển, các thành viên của một quốc gia thuộc các tầng lớp
xã hội khác nhau, đều có xu hướng chung: giữ gìn bảo vệ, tham gia sáng tạo, đấu
tranh chống nguy cơ đồng hóa văn hóa, giao lưu văn hóa, học hỏi tinh hoa văn hóa
của dân tộc khác. Sự khác nhau trong văn hóa giữa các cộng đồng đã tạo nên tính đa
dạng, phong phú của văn hóa mỗi quốc gia và văn hóa nhân loại. Tuy nhiên, sự khác
nhau trong văn hóa cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những sự xung đột như
chúng ta đã chứng kiến trong lịch sử và hiện tại. Chính vì vậy văn hóa tộc người và
văn hóa quốc gia cần được xem xét trong quan hệ biện chứng của tính thống nhất và
đa dạng, tính hội tụ và phát tán, tính liên tục và đứt đoạn trong quá trình phát triển.


14


Điều này tùy thuộc rất lớn vào vai trò của hệ thống chính trị quốc gia, nhất là trong
bối cảnh hiện nay.
Bên cạnh đó, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta phát triển trong bối cảnh
của phát triển thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường đã khơi dậy
mọi tiềm năng sáng tạo, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, tạo thêm
nhiều giá trị văn hóa mới, làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng đồng thời
cũng nảy sinh những mặt tiêu cực, có nguy cơ hủy hoại bản sắc văn hóa dân tộc quốc
gia cũng như bản sắc văn hóa tộc người. Có nhiều yếu tố tác động đến sự biến đổi
của văn hóa tộc người.
Q trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo ra một sân
chơi chung, trong đó sự phát triển của các các quốc gia về kinh tế, xã hội và văn hóa
có sự gắn kết với sự phát triển của khu vực và thế giới. Dù muốn hay hay khơng, dù
nhìn từ góc độ nào, thì văn hóa quốc gia cũng như văn hóa tộc người đều bị ảnh
hưởng, chi phối của quá trình đó.
Có thể thấy một mặt, sự tác động của tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang
mở ra cho mỗi quốc gia dân tôc cơ hội để khai thác những gì tốt nhất cho sự phát
triển. Đây cũng là cơ hội để văn hóa mỗi dân tộc tự khẳng định mình. Khơng thể phủ
nhận được sự làm giàu văn hóa nhân loại từ những bản sắc văn hóa của từng dân tộc
và từng tộc người, khi những di sản văn hóa riêng đó được UNESCO cơng nhận di
sản văn hóa thế giới. Q trình đó cũng đang tạo điều kiện cho mỗi quốc gia, dân tộc
cơ hội tiếp nhận chuyển giao về khoa học công nghệ phục vụ cho sáng tạo, bảo quản,
quảng bá văn hóa, phát triển cơng nghiệp văn hóa… Nhưng mặt khác cũng cho thấy,
tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế cũng đưa đến nguy cơ làm xói mịn, thậm
chí triệt tiêu sự khác biệt văn hóa dân tộc. Sự cảnh báo hãy coi “xâm lăng về văn hóa là
sự xâm lăng cuối cùng và triệt để nhất” không là ngoại lệ đối với dân tộc quốc gia nào.
Trong bối cảnh đó, văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng đang diễn ra

một q trình hội nhập giữa văn hóa truyền thống và hiện đại, giữa văn hóa tộc người
và văn hóa quốc gia, văn hóa quốc tế rất mạnh mẽ và rộng khắp. Dù chậm so với
vùng xuôi, vùng đô thị, nhưng đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số đang
ngày một được cải thiện. Điều đó tạo cơ sở cho sự biến đổi trong đời sống văn hóa.
Về mặt tích cực, đồng vào dân tộc đã có điều kiện để tiếp nhận tinh hoa văn hóa nhân
15


loại, loại bỏ những hủ tục, lạc hậu, thay vào đó các yếu tố văn hóa mới, hiện đại.

KẾT LUẬN

Có thể khẳng định: Văn hóa tộc người và văn hóa quốc gia có mối quan hệ
khăng khít và tác động qua lại. Trong thời kỳ hội nhập, giao lưu văn hóa giữa Việt
Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, văn hóa tộc người giữ vị trí rất
quan trọng và góp phần trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc. Đồng thời, cổ vũ, động viên, thúc đẩy hoạt động của cá nhân, giai cấp trong
chính trị, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giá trị văn hóa của mỗi quốc gia,
dân tộc.

16


Ngày nay, trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, nhiều
quốc gia trên thế giới, không chỉ chú trọng phát triển kinh tế, khoa học và cơng nghệ,
mà cịn rất đề cao các giá trị văn hóa. Bởi vì các giá trị này trong nhiều trường hợp,
đóng vai trị động lực đối với sự tiến bộ xã hội. Do vậy, nếu chúng ta biết bảo tồn và
khai thác những giá trị văn hóa tộc người, đồng thời biết cách tân các giá trị đỏ thì
chúng sẽ trở thành nội lực cho sự phát triển lâu bền của xã hội hiện tại và cả trong
tương lai.

Ở nước ta, văn hóa được hình thành và phát triển từ rất sớm dựa trên sự kế thừa
những truyền thống của dân tộc và nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh. Việc tìm hiểu rõ mối quan hệ này sẽ góp phần làm rõ đặc điểm văn hóa tộc
người nói riêng và văn hóa nói chung; qua đó sẽ tạo điều kiện phát huy nhưng ưu
điểm và khắc phục những mặt còn hạn chế làm động lực thúc đẩy sự ổn định chính
trị, phát triển xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ban T tëng - Văn hóa Trung ơng (1994), Tìm hiểu về văn hóa,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

2.

Nguyễn Thế Cờng (1999), "Suy nghĩ về văn hóa và phát triển",
Văn hóa nghệ thuật.

3.

Trần Quốc Vợng (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.

17


4.

Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc ngời và văn hóa Việt
Nam, NXB Khoa học XÃ hội


5.

Trn Ngc Thêm (2003), giáo trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, Nxb Vn húa.

6.

Phạm Xuân Nam (1998), Văn hóa vì phát triển, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

7.

Nguyễn Văn Dân (2006), Văn hóa và phát triển trong bối cảnh
toàn cầu hóa, Nxb Khoa học xà hội, Hà Nội.

8.

Phạm Xuân Nam (1998), Văn hóa vì phát triển, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Néi

18



×