Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Phân tích, đánh giá và nêu ví dụ minh hoạ đối với các quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.35 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

NỘI DUNG

1

I. Khái quát về thuế giá trị gia tăng

1

II.Khái quát về hoàn thuế giá trị gia tăng

2

III.

3

Quy định của pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng

1.

Các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng

3

2.


Điều kiện và thủ tục hoàn thuế GTGT

11

3.

Đánh giá các quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng

12

4.

Hạn chế và khuyến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hoàn thuế giá trị gia
tăng ở Việt Nam
14

KẾT LUẬN

16

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

17


MỞ ĐẦU
Quản lý thuế đang trở thành vấn đề quan tâm ngày càng lớn của các nước,
dù là nước phát triển hay đang phát triển. Đặc biệt là nước ta đang tiếp tục triển
khai đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đẩy mạnh hội nhập khu
vực và quốc tế, điều này đã và đang cần một nguồn lực tài chính đủ mạnh chẳng

những đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của nhà nước và giành một phần
lớn nguồn lực tài chính cho tích luỹ phục vụ cơng nghiệp hố hiện đại hố đất
nước. Trong bối cảnh như vậy, việc hoàn thiện quản lý thuế - nguồn thu chủ yếu
của ngân sách nhà nước là rất cần thiết. Tuy nhiên thuế lại là một vấn đề nhạy
cảm và thường gây ra sự phản ứng của người dân. Từ khi Luật thuế GTGT ra đời
đã khắc phục được những nhược điểm của thuế doanh thu trước đây. Hoàn thuế
là một đặc trưng cơ bản của thuế GTGT. Hoàn thuế GTGT là biện pháp tạo điều
kiện cho doanh nghiệp thu hồi được số vốn đã ứng trước. Đây là một chế định rất
tiến bộ của Luật thuế GTGT
Bằng hiểu biết của mình, cùng với những kiến thức đã tiếp thu được, em
xin chọn đề tài số 08 làm đề tài cho bài thi của mình "Phân tích, đánh giá và nêu
ví dụ minh hoạ đối với các quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng." Do hiểu biết
của em chưa được hoàn chỉnh và kiến thức thực tế về vấn đề này của em còn hạn
hẹp nên trong q trình làm bài có thể gặp phải sai sót, em rất mong nhận được
sự góp ý của các thầy, cơ để bài làm của em được hồn thiện hơn.
NỘI DUNG
I.

Khái quát về thuế giá trị gia tăng
Trước hết, giá trị gia tăng được hiểu là giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch
vụ phát sinh trong q trình từ sản xuất đến tiêu dùng. Hay nói cách khác, giá trị
tăng thêm là phần chênh lệch giữa giá trị mua vào và giá trị bán ra và thuế GTGT
chính là đánh vào phần chênh lệch đó.
Căn cứ theo Điều 2 VBHN Luật thuế GTGT năm 2016 quy định: "Thuế giá
trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hố, dịch vụ phát sinh
trong q trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng".
1


Xét về bản chất thuế GTGT là thuế gián thu. Các nhà sản xuất, kinh doanh

và cung cấp dịch vụ là người nộp thuế nhưng người tiêu dùng lại thực chất là
người chịu thuế thơng qua giá cả hàng hóa dịch vụ. Điều này giúp cho cơ quan
quản lí, thu thuế giá trị gia tăng tránh được sự phản ánh gay gắt về thuế. Bên
cạnh đó thuể GTGT cũng ảnh hưởng tới sức mua của công chúng do phần thuế
này đã được cấu thành trong giá bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người tiêu
dùng.
Thuế GTGT được thu qua mỗi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Việc
xác định số thuế GTGT nộp qua mỗi khâu phải dựa trên điều kiện thực tế của
chủ thế kinh doanh, đồng thời đáp ứng yêu cầu thu đúng, thu đủ thuế vào ngân
sách nhà nước. Dựa trên đối tượng tính thuế là phần chênh lệch giữa giá trị đầu
ra và phần giá trị đầu vào tương ứng, phương pháp khả thi xác định số thuế phải
noopjlaf tính theo phần thuế chênh lệch qua các khâu của q trình sản xuất, lưu
thơng (phương pháp khấu trừ thuế) hoặc tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm
phát sinh do chủ thể nộp thuế tạo ra (phương pháp tính trực tiếp trên phần giá trị
tăng thêm). Pháp luật Việt Nam ghi nhận và quy định về hai phương pháp tính
thuế GTGT này tại Điều 9 Luật thuế GTGT: "Phương pháp tính thuế giá trị gia
tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng và phương pháp tính trực
tiếp trên giá trị gia tăng."
II.

Khái quát về hoàn thuế giá trị gia tăng
Hiện nay, trong pháp luật thực định về thuế ở Việt Nam, nhà làm luật không
đưa ra bất cứ định nghĩa chính thức nào về thuật ngữ "hồn thuế" mà chỉ quy
định các trường hợp được hồn thuế nói chung theo Luật quản lí thuế, cũng như
các trường hợp được hồn thuế GTGT nói riêng.
Đứng ở góc độ nhà nước thì hoàn thuế GTGT là cơ quan thuế ra quyết định
trả lại số tiền thuế GTGT đã nộp vượt quá của chủ thể nộp thuế.
Đứng ở góc độ doanh nghiệp, hồn thuế là việc doanh nghiệp nhận lại một
số tiền thuế nhất định theo quy định của pháp luật mà họ đã nộp cho nhà nước
trước đó.

Đứng ở góc độ của cơ quan thuế, hồn thuế là một cơng đoạn trong quy
trình quản lý thu thuế của cơ quan thuế.
2


Có thể nói đây là quyền của đối tượng nộp thuế được nhà nước trả lại một
khoản tiền nhất định khi có đầy đủ các yếu tố cấu thành do luật định.
Việc hoàn thuế xuất hiện trong các quy định của pháp luật thuế GTGT mà
không được quy định ở các luật khác như Luật thuế đất đai, Luật thuế sở hữu trí
tuệ… Điều này xuất phát từ những đặc điểm của đối tượng nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ.
Chỉ có cơ quan thuế mới có quyền ra quyết định hoàn thuế cho bất cứ một
đối tượng nào. Quyết định hồn thuế của cơ quan thuế chỉ mang tính chất tuyên
bố, xác nhận quyền hoàn thuế của từng đối tượng nộp thuế cụ thể khi các chủ thể
này hội đủ các điều kiện hoàn thuế do luật định. tức là các đối tượng thuộc dạng
hoàn thuế được phép thực hiện một số hành vi nhất định như có quyền yêu cầu
cơ quan thuế phải thực hiện hoàn thuế khi đã đáp ứng đủ các điều kiện pháp luật
quy định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luật thuế từ quy định này có thể
có sự nhầm lẫn: quyền hồn thuế được xuất hiện trên cơ sở quyết định hoàn thuế
của cơ quan thuế. Điều này có thể làm nảy sinh tư tưởng ban phát từ phía cơ
quan thuế hay sự chạy chọt để được hồn thuế từ phía đối tượng nộp thuế. Do đó
các đối tượng nộp thuế cần phải hiểu rõ các trường hợp nào thì được hồn thuế 1.
Các trường hợp được hoàn thuế GTGT được quy định tại Điều 13 VBHN Luật
thuế GTGT năm 2016 và quy định chi tiết tại Điều 18 Thông tư 67/VBHN-BTC
năm 2019 hướng dẫn thi hành luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số
209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng.
III.

Quy định của pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng


1. Các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng
(1) Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có
số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng (đối với trường hợp
kê khai theo tháng) hoặc trong quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) thì
được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
1 Lê Thị Thủy, Thực trạng pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và đề
xuất hoàn thiện, luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2013.

3


Trường hợp cơ sở kinh doanh có số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết
phát sinh trước kỳ tính thuế tháng 7/2016 (đối với trường hợp kê khai theo
tháng) hoặc trước kỳ tính thuế quý 3/2016 (đối với trường hợp kê khai theo quý)
đủ điều kiện hoàn thuế GTGT theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 18 Thông tư số
219/2013/TT-BTC thì cơ quan thuế giải quyết hồn thuế theo quy định của pháp
luật.
Ví dụ: Doanh nghiệp A thực hiện kê khai thuế GTGT theo quý có số thuế
GTGT đầu vào, đầu ra như sau:
Đơn vị tính: triệu đồng

Kỳ tính
thuế (1)

Thuế đầu
vào cịn
được
khấu trừ
từ kỳ

trước
chuyển
sang (2)

Thuế
đầu
vào
được
khấu
trừ
trong
kỳ
(3)

Thuế
đầu ra
của
hàng
hóa,
dịch vụ
bán ra
trong
kỳ (4)

Thuế
GTGT
phát sinh
trong kỳ
(5)
(5) = (4)

– (3)

Thuế GTGT còn
phải nộp (hoặc
chưa khấu trừ
hết kỳ này được
khấu trừ chuyển
kỳ sau) trong kỳ
(6)
(6) = (5) – (2)

Quý
1/2014

0

70

72

2

2

Quý
2/2014

0

100


20

– 80

– 80

Quý
3/2014

80

60

70

10

-70

Quý
4/2014

70

50

52

2


-68

Quý
01/201
5

68

62

60

-2

-70

Theo ví dụ trên, doanh nghiệp C lũy kế sau 4 quý tính từ quý đầu tiên có số
thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết (quý 2/2014) đến quý 1/2015 vẫn
4


còn số thuế đầu vào chưa khấu trừ hết. Doanh nghiệp C thuộc đối tượng được
hoàn thuế GTGT với số thuế tối đa là 70 triệu đồng.
(2) Cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư đã đăng ký kinh doanh,
đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, hoặc dự án tìm
kiếm thăm dị và phát triển mỏ dầu khí đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào
hoạt động, nếu thời gian đầu tư từ 01 năm trở lên thì được hồn thuế giá trị gia
tăng của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho đầu tư theo từng năm, trừ trường hợp
hướng dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều này. Trường hợp, nếu số thuế giá trị gia tăng

lũy kế của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư từ 300 triệu đồng trở
lên thì được hồn thuế giá trị gia tăng.
(3) Hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư
a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư (trừ trường hợp hướng dẫn tại Điểm c
Khoản 3 Điều này và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê mà
khơng hình thành tài sản cố định) cùng tỉnh, thành phố, đang trong giai đoạn đầu
tư thì cơ sở kinh doanh thực hiện kê khai riêng đối với dự án đầu tư và phải kết
chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế
GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được
kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động
sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư chưa được khấu
trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hồn thuế GTGT cho dự án đầu tư.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mà chưa được
khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào
của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.
Ví dụ: Cơng ty B có trụ sở chính tại Thái Ngun, tháng 4/2016, Cơng ty có
dự án đầu tư tại Thái Nguyên, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty B
thực hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 5/2016,
số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 600 triệu đồng; số thuế GTGT phải
nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 1 tỷ đồng.
Công ty B phải bù trừ 600 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với
5


số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (1 tỷ đồng),
vậy số thuế GTGT mà Cơng ty B cịn phải nộp trong kỳ tính thuế tháng 5/2016 là
400 triệu đồng.
Cơng ty C có trụ sở chính tại Bắc Ninh, tháng 3/2016, Cơng ty có dự án

đầu tư tại Bắc Ninh, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, Công ty C thực hiện kê
khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này. Tháng 4/2016, số thuế
GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của
hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 200 triệu đồng.
Công ty C phải bù trừ 200 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với
số thuế phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (200 triệu
đồng). Vậy, kỳ tính thuế tháng 8/2016 Cơng ty C có số thuế GTGT đầu vào của
dự án đầu tư chưa được khấu trừ hết là 300 triệu đồng. Công ty C được xét hoàn
thuế GTGT cho dự án đầu tư.
b) Trường hợp cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới (trừ trường hợp hướng
dẫn tại Điểm c Khoản 3 Điều này và trừ dự án đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc
cho thuê mà khơng hình thành tài sản cố định) tại địa bàn tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính, đang trong giai
đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế
thì cơ sở kinh doanh lập hồ sơ khai thuế riêng cho dự án đầu tư đồng thời phải
kết chuyển thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư để bù trừ với việc kê khai thuế
GTGT của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện. Số thuế GTGT được
kết chuyển của dự án đầu tư tối đa bằng số thuế GTGT phải nộp của hoạt động
sản xuất kinh doanh trong kỳ của cơ sở kinh doanh.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được
khấu trừ hết từ 300 triệu đồng trở lên thì được hồn thuế GTGT cho dự án đầu
tư.
Sau khi bù trừ nếu số thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư mới chưa được
khấu trừ hết nhỏ hơn 300 triệu đồng thì kết chuyển vào số thuế GTGT đầu vào
của dự án đầu tư của kỳ kê khai tiếp theo.
6


Trường hợp cơ sở kinh doanh có quyết định thành lập các Ban Quản lý

dự án hoặc chi nhánh đóng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác
với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính để thay mặt người nộp thuế trực tiếp
quản lý một hoặc nhiều dự án đầu tư tại nhiều địa phương; Ban Quản lý dự án,
chi nhánh có con dấu theo quy định của pháp luật, lưu giữ sổ sách chứng từ theo
quy định của pháp luật về kế tốn, có tài khoản gửi tại ngân hàng, đã đăng ký
thuế và được cấp mã số thuế thì Ban Quản lý dự án, chi nhánh phải lập hồ sơ
khai thuế, hoàn thuế riêng với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký thuế. Khi
dự án đầu tư để thành lập doanh nghiệp đã hoàn thành và hoàn tất các thủ tục về
đăng ký kinh doanh, đăng ký nộp thuế, cơ sở kinh doanh là chủ dự án đầu tư
phải tổng hợp số thuế giá trị gia tăng phát sinh, số thuế giá trị gia tăng đã hoàn,
số thuế giá trị gia tăng chưa được hoàn của dự án để bàn giao cho doanh nghiệp
mới thành lập để doanh nghiệp mới thực hiện kê khai, nộp thuế.
Dự án đầu tư được hoàn thuế GTGT theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3
Điều này là dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Ví dụ: Cơng ty A có trụ sở chính tại Hà Nội, tháng 6/2016, Cơng ty có
dự án đầu tư mới tại Thái Nguyên, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi
vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty A thực
hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại Hà Nội trên Tờ
khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư. Tháng 7/2016, số thuế GTGT đầu vào
của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản
xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là 900 triệu đồng. Công ty A phải bù
trừ 500 triệu đồng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư với số thuế phải nộp
của hoạt động sản xuất kinh doanh đang thực hiện (900 triệu đồng), vậy Cơng ty
A cịn phải nộp trong kỳ tính thuế tháng 7/2016 là 400 triệu đồng.
Cơng ty D có trụ sở chính tại thành phố Bắc Giang, tháng 7/2016, Cơng ty
có dự án đầu tư mới tại Quảng Ngãi, dự án đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi
vào hoạt động, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, Công ty D thực
hiện kê khai riêng thuế GTGT đầu vào của dự án đầu tư này tại thành phố Đà
Nẵng trên Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư. Tháng 8/2016, số thuế
GTGT đầu vào của dự án đầu tư là 500 triệu đồng; số thuế GTGT chưa được

7


khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh doanh mà Công ty đang thực hiện là
100 triệu đồng. Vậy, tại kỳ tính thuế tháng 8/2016, số thuế GTGT đầu vào của
dự án đầu tư (500 triệu đồng) thuộc trường hợp được xét hoàn thuế GTGT cho
dự án đầu tư, số thuế GTGT chưa được khấu trừ hết của hoạt động sản xuất kinh
doanh đang thực hiện (100 triệu đồng) thì được khấu trừ vào kỳ tính thuế tháng
9/2016.
(4) Hồn thuế đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
a) Cơ sở kinh doanh trong tháng (đối với trường hợp kê khai theo tháng),
quý (đối với trường hợp kê khai theo quý) có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu bao
gồm cả trường hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu vào khu phi thuế
quan; hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu ra nước ngồi, có số thuế giá trị gia
tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hồn thuế giá
trị gia tăng theo tháng, quý; trường hợp trong tháng, quý số thuế giá trị gia tăng
đầu vào chưa được khấu trừ chưa đủ 300 triệu đồng thì được khấu trừ vào tháng,
quý tiếp theo.
Cơ sở kinh doanh trong tháng/quý vừa có hàng hố, dịch vụ xuất khẩu, vừa
có hàng hố, dịch vụ tiêu thụ nội địa thì cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng số
thuế GTGT đầu vào sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất
khẩu. Trường hợp khơng hạch tốn riêng được thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào
của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của
hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu trên tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ của các kỳ
khai thuế giá trị gia tăng tính từ kỳ khai thuế tiếp theo kỳ hoàn thuế liền trước
đến kỳ đề nghị hoàn thuế hiện tại.
Số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (bao gồm số thuế
GTGT đầu vào hạch toán riêng được và số thuế GTGT đầu vào được phân bổ
theo tỷ lệ nêu trên) nếu sau khi bù trừ với số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa,
dịch vụ tiêu thụ nội địa còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh

được hồn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, số thuế GTGT được hồn của
hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu khơng vượt q doanh thu của hàng hóa, dịch vụ
xuất khẩu nhân (x) với 10%.
8


Đối tượng được hoàn thuế trong một số trường hợp xuất khẩu như sau: Đối
với trường hợp ủy thác xuất khẩu, là cơ sở có hàng hóa ủy thác xuất khẩu; đối
với gia công chuyển tiếp, là cơ sở ký hợp đồng gia cơng xuất khẩu với phía nước
ngồi; đối với hàng hóa xuất khẩu để thực hiện cơng trình xây dựng ở nước
ngồi, là doanh nghiệp có hàng hóa, vật tư xuất khẩu thực hiện cơng trình xây
dựng ở nước ngồi; đối với hàng hóa xuất khẩu tại cho là cơ sở kinh doanh có
hàng hóa xuất khẩu tại cho.
b) Cơ sở kinh doanh khơng được hồn thuế giá trị gia tăng đối với trường
hợp: Hàng hóa nhập khẩu sau đó xuất khẩu mà hàng hóa xuất khẩu đó không
thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp
luật về hải quan; hàng hóa xuất khẩu khơng thực hiện việc xuất khẩu tại địa bàn
hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
Ví dụ: Cơng ty TNHH sản xuất và thương mại A xuất khẩu đường mía sang
Trung Quốc qua đường mịn, lối mở khơng thuộc địa bàn hoạt động hải quan thì
Cơng ty TNHH sản xuất và thương mại B khơng được hồn thuế GTGT đối với
đường mía xuất khẩu.
c) Cơ quan thuế thực hiện hồn thuế trước, kiểm tra sau đối với người nộp
thuế sản xuất hàng hóa xuất khẩu khơng bị xử lý đối với hành vi bn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận
thương mại trong thời gian hai năm liên tục; người nộp thuế không thuộc đối
tượng rủi ro cao theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn
thi hành.
Ví dụ: Tháng 8/2016, Cơng ty A đề nghị hồn thuế GTGT đối với hàng xuất
khẩu sang Trung Quốc. Tháng 5/2015, Công ty A đã bị xử lý vi phạm pháp luật

về thuế đối với hành vi trốn thuế. Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra trước khi
hoàn thuế đối với đề nghị hồn thuế của Cơng ty A.
(5) Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế
được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp,
sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế
giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ
hết.
9


Cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất
kinh doanh nhưng phải giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động chưa phát sinh
thuế giá trị gia tăng đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự án đầu tư thì
chưa phải điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đã kê khai, khấu trừ hoặc đã được
hoàn. Cơ sở kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về
việc giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh sau khi làm đầy đủ thủ tục theo quy định của
pháp luật về giải thể, phá sản thì đối với số thuế GTGT đã được hoàn thực hiện
theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản và quản lý thuế; đối với số thuế
GTGT chưa được hồn thì khơng được giải quyết hoàn thuế.
Trường hợp cơ sở kinh doanh chấm dứt hoạt động và không phát sinh thuế
GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính thì phải nộp lại số thuế đã được
hoàn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp có phát sinh bán tài sản chịu thuế
GTGT thì khơng phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài
sản bán ra.
Ví dụ: Năm 2015, doanh nghiệp A trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt
động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp A có phát sinh số thuế GTGT đầu vào
của giai đoạn đầu tư đã được cơ quan thuế hoàn trong tháng 8/2016 là 600 triệu
đồng. Do khó khăn, tháng 02/2017 doanh nghiệp A quyết định giải thể và có văn
bản gửi cơ quan thuế về việc sẽ giải thể thì trong giai đoạn doanh nghiệp A chưa

hoàn thành thủ tục pháp lý để giải thể, cơ quan thuế chưa thu hồi lại thuế GTGT
đã hoàn. Hai mươi ngày trước khi doanh nghiệp A có đủ thủ tục pháp lý để giải
thể chính thức vào tháng 10/2017, doanh nghiệp thực hiện bán một tài sản đã
đầu tư thì doanh nghiệp A khơng phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào
tương ứng của tài sản bán ra (số thuế đã được cơ quan thuế hồn). Đối với
những tài sản khơng bán ra, doanh nghiệp A phải kê khai điều chỉnh để nộp lại
số thuế GTGT đã được hoàn.
(6) Hoàn thuế GTGT đối với các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA) khơng hồn lại hoặc viện trợ khơng hồn lại,
viện trợ nhân đạo.
10


a) Đối với dự án sử dụng vốn ODA không hồn lại: chủ chương trình, dự án
hoặc nhà thầu chính, tổ chức do phía nhà tài trợ nước ngồi chỉ định việc quản lý
chương trình, dự án được hồn lại số thuế GTGT đã trả đối với hàng hóa, dịch vụ
mua ở Việt Nam để sử dụng cho chương trình, dự án.
b) Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân
nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ
khơng hồn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hồn thuế GTGT đã trả
của hàng hóa, dịch vụ đó.
Ví dụ: Hội chữ thập đỏ được Tổ chức quốc tế viện trợ tiền để mua hàng
viện trợ nhân đạo cho nhân dân các tỉnh bị thiên tai là 300 triệu đồng. Giá trị
hàng mua chưa có thuế là 300 triệu đồng, thuế GTGT là 30 triệu đồng. Hội chữ
thập đỏ sẽ được hoàn thuế theo quy định là 30 triệu đồng.
(7) Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định
của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam
để sử dụng được hoàn số thuế giá trị gia tăng đã trả ghi trên hóa đơn giá trị gia
tăng hoặc trên chứng từ thanh tốn ghi giá thanh tốn đã có thuế giá trị gia tăng.
(8) Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ

chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngồi cấp được
hồn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.
Việc hoàn thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về hồn thuế
GTGT đối với hàng hóa của người nước ngồi, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài mua tại Việt Nam mang theo khi xuất cảnh.
(9) Cơ sở kinh doanh có quyết định xử lý hồn thuế của cơ quan có thẩm
quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng
theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Điều kiện và thủ tục hoàn thuế GTGT

Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế
GTGT theo hướng dẫn tại điểm 1, 2, 3, 4, 5 Điều 18 Thông tư này phải là cơ sở
kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, đã được cấp giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết
định thành lập của cơ quan có thẩm quyền, có con dấu theo đúng quy định của
11


pháp luật, lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp
luật về kế tốn; có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở
kinh doanh.
Các trường hợp cơ sở kinh doanh đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khai
thuế GTGT thì khơng được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào
số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau.

Thủ tục hoàn thuế GTGT thực hiện theo quy định tại chương VIII
Luật quản lý thuế 2019 và hướng dẫn chi tiết tại điều 12 Thông tư 06/2021/TTBTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế ngày 13 tháng 06
năm 2019 về quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Quy định về hoàn thuế GTGT khá phức tạp, để được hồn thuế thì người
nộp thuế phải thuộc trường hợp được hoàn và đáp ứng đủ điều kiện, sau đó

chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan quản lý thuế.
3. Đánh giá các quy định về hoàn thuế giá trị gia tăng
Kể từ khi đưa vào áp dụng ngày 01/01/1999 đến nay, quy định pháp luật về
khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT), cũng như công tác tổ chức thực
hiện quản lý khấu trừ thuế và hồn thuế đã có nhiều thay đổi theo hướng quy
định pháp luật ngày càng rõ ràng, minh bạch và chặt chẽ hơn; công tác quản lý
vừa hướng đến quản lý chặt chẽ ngăn ngừa gian lận thuế, vừa tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế.
Giai đoạn 1999-2008: Đây là giai đoạn đầu tiên Việt Nam áp dụng Luật
Thuế GTGT trong lộ trình cải cách hệ thống thuế giai đoạn II. Cùng với việc ban
hành Luật Thuế GTGT năm 1997, có hiệu lực thi hành từ 01/01/1999 thay thế
Luật Thuế doanh thu, cùng với đó, quy định khấu trừ thuế và hoàn thuế GTGT
cũng bắt đầu được tổ chức thực hiện. Luật Thuế GTGT năm 1997 quy định 3
trường hợp hoàn thuế GTGT, đó là: (1) Cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp
thuế theo phương pháp khấu trừ thuế được xét hoàn thuế hàng quý nếu số thuế
đầu vào được khấu trừ của các tháng trong quý lớn hơn số thuế đầu ra hoặc được
hoàn thuế đầu vào của tài sản cố định; (2) Quyết toán thuế khi sáp nhập, hợp

12


nhất, chia, tách, giải thể, phá sản có số thuế nộp thừa; (3) Quyết định xử lý hoàn
thuế của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật2.
Giai đoạn 2016-2020: Việc khấu trừ và hoàn thuế GTGT trong giai đoạn
này đánh dấu những sửa đổi, bổ sung quan trọng trong Luật số 106/2016/QH14
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Luật Thuế TTĐB và Luật
Quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016. Theo đó, đối tượng hồn
thuế GTGT được thu hẹp lại và bổ sung thêm các điều kiện và ràng buộc về hồn
thuế GTGT cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu và dự án đầu tư nhằm ngăn ngừa
gian lận hoàn thuế GTGT. Cụ thể:

- Bổ sung 2 trường hợp sau đây khơng được hồn thuế khi xuất khẩu: (1)
Hàng hóa nhập khẩu để xuất khẩu; (2) Hàng hóa xuất khẩu không thực hiện xuất
khẩu tại địa bàn hoạt động hải quan theo Luật Hải quan.
- Bổ sung quy định số thuế GTGT được hồn đối với hàng hóa xuất khẩu
chỉ tối đa bằng 10% doanh thu xuất khẩu hàng hóa.
- Sửa đổi quy định về hoàn thuế GTGT cho dự án đầu tư. Theo đó, trong
những trường hợp sau đây, cơ sở kinh doanh khơng được hồn thuế GTGT mà
chuyển khấu trừ sang kỳ tiếp theo: (1) Khơng góp đủ vốn điều lệ như đã đăng
ký; (2) Kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhưng chưa đủ điều
kiện hoặc khơng duy trì đủ điều kiện; (3) Dự án đầu tư khai thác tài nguyên
khoáng sản cấp phép từ ngày 1/7/2016; (4) Dự án sản xuất sản phẩm hàng hóa có
tổng giá trị tài ngun và chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm
trở lên.
Cùng với q trình điều chỉnh quy định pháp luật về hồn thuế GTGT theo
hướng quy định rõ ràng, chặt chẽ, minh bạch để ngăn ngừa gian lận hồn thuế,
cơng tác quản lý hoàn thuế GTGT cũng được tổ chức thực hiện ngày một tốt hơn
theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, ứng dụng cơng nghệ thơng tin hiện
đại vào hoàn thuế GTGT với việc tổ chức thực hiện hoàn thuế GTGT qua
2 />
13


mạng… Kết quả giải quyết số thuế được hoàn những năm qua trong mối tương
quan với số thu thuế GTGT thể hiện khá rõ tác động của những thay đổi chính
sách hồn thuế GTGT và quản lý hồn thuế GTGT.
Theo báo cáo của Cục Thuế Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2020, cơ quan
này đã thực hiện chi hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho 735 hồ sơ, với số tiền
thuế GTGT tổng số tiền được hoàn là 3.253 tỷ đồng. Các hồ sơ hoàn thuế chủ
yếu là hoàn với trường hợp xuất khẩu và đầu tư3.
4. Hạn chế và khuyến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hoàn thuế giá

trị gia tăng ở Việt Nam
Quy định pháp luật và công tác tổ chức thực hiện khấu trừ thuế GTGT và
hồn thuế GTGT đến nay vẫn cịn một số hạn chế sau:
Một là, chưa có biện pháp ngăn chặn triệt để hành vi lập DN “ma” chỉ để
cung cấp hóa đơn hợp thức hóa đầu vào của DN khác, qua đó, gian lận về khấu
trừ và hồn thuế GTGT. Gian lận hoàn thuế GTGT chỉ là phần nổi của tảng băng.
Việc khấu trừ khống thuế GTGT làm giảm thuế GTGT phải nộp mới là phần
chìm của tảng băng, làm thất thu NSNN. Những vụ án gian lận về hóa đơn được
phát hiện trong những năm gần đây đều có con số tác động làm thất thu NSNN
từ vài tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng.
Hai là, quy định “Cơ sở kinh doanh có lũy kế số thuế GTGT đầu vào chưa
khấu trừ hết theo Luật số 106/2016/QH14 được khấu trừ vào kỳ tiếp theo” mà
khơng được hồn thuế GTGT áp dụng đối với mọi cơ sở kinh doanh là khơng
hợp lý, gây khó khăn với một số đối tượng sản xuất, kinh doanh và không phản
ánh đúng bản chất của việc khấu trừ và hoàn thuế GTGT. Theo đó, thuế GTGT là
thuế tiêu dùng, người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ứng tiền thuế nộp thay cho
người tiêu dùng và thu lại số tiền này khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Như
vậy, đối với cơ sở sản xuất những mặt hàng chịu thuế suất 5% có thể sử dụng rất
nhiều đầu vào với thuế suất 10%. Với những cơ sở kinh doanh này, sẽ thường
xuyên xảy ra việc không khấu trừ hết thuế GTGT đầu vào. Việc không được
3 />
14


hồn thuế vừa khơng phản ánh đúng bản chất của thuế GTGT, vừa gây khó khăn
cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế.
Ba là, việc không cho hồn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm
được chế biến từ tài nguyên khoáng sản mà giá trị tài nguyên và chi phí năng
lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên còn những bất cập so với thực
tế.

Trong thời gian tới cần nghiên cứu hoàn thiện quy định về hồn thuế GTGT
và cơng tác tổ chức thực hiện hoàn thuế GTGT trên các phương diện sau:
Một là, tăng cường các biện pháp quản lý DN, quản lý việc phát hành và sử dụng
hóa đơn của DN. Theo đó, cần phát hiện và sớm ngăn chặn những DN có dấu
hiệu thành lập ra chỉ để cung cấp hóa đơn nhằm hợp pháp hóa đầu vào cho DN
khác và những DN được thành lập chỉ nhằm mục đích mua bán hóa đơn. Nếu
như hành vi này bị phát hiện khi mới ở mức vài cơng ty thì mức độ thất thu
NSNN chắc chắn sẽ giảm rất nhiều. Việc nâng cao hiệu quả công tác phối hợp
giữa cơ quan thuế với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quản lý hoạt
động kinh doanh của các DN cũng góp phần ngăn chặn hành vi gian lận về khấu
trừ và hoàn thuế GTGT.
Hai là, hoàn thiện quy định pháp luật về khấu trừ và hoàn thuế GTGT theo
hướng vừa quản lý chặt chẽ để phòng chống gian lận thuế, vừa tạo môi trường
đầu tư và kinh doanh thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nên nghiên
cứu bỏ quy định không cho áp dụng thuế suất 0%, khơng cho hồn thuế GTGT
đối với sản phẩm xuất khẩu được chế biến từ tài nguyên khoáng sản mà giá trị tài
nguyên và chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên. Lý do
của đề xuất này là: (1) Mặc dù mục tiêu khuyến khích chế biến sâu khoáng sản
trước khi xuất khẩu là cần thiết, song về mặt kỹ thuật, việc xác định tỷ lệ các
khoản chi phí phản ánh mức độ chế biến sâu phù hợp với từng loại khoáng sản
và từng loại sản phẩm là rất phức tạp; (2) Việc khơng cho hồn thuế trong trường
hợp này gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành công
nghiệp chế biến sử dụng khoáng sản khai thác trong nước.
15


KẾT LUẬN
Qua thực tế áp dụng thuế GTGT ở nước ta trong những năm qua cho thấy
pháp luật thuế GTGT ở nước ta về cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh, đã hoàn thiện về cả các cấu trúc nội dung và

hình thức. Các quy định của thuế GTGT phản ánh đúng những nội dung, yêu cầu
của chính sách tài chính nói chung và chính sách thuế nói riêng cũng như thể
hiện được mục tiêu, định hướng cơ bản trong chủ trương đường lối phát triển
kinh tế của Đảng.

16


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Thuế Việt Nam, Nxb.
CAND, Hà Nội năm 2019.
2. Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH năm 2016 Luật Thuế Giá trị gia
tăng
3. Luật quản lý thuế 2019
4. Văn bản hợp nhất số 67/VBHN-BTC năm 2019 Thông tư Hướng dẫn thi
hành luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18
tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều luật thuế giá trị gia tăng
5. Thông tư 06/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
quản lý thuế ngày 13 tháng 06 năm 2019 về quản lý thuế đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Lê Thị Thủy, Thực trạng pháp luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và
đề xuất hoàn thiện, luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2013.
7. />8. />
17



×