Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Vi phạm pháp luật đất đai và xử lý vi phạm pháp luật đất đai ( liên hệ thực tiễn các vụ việc, vụ án điển hình)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.24 KB, 22 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

BÀI TẬP NHĨM MƠN PHÁP LUẬT VỀ ĐẤT ĐAI – MƠI TRƯỜNG
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024

Tên nhóm:

Nhóm 8

Lớp:

K66B

Giảng viên hướng dẫn:

TS. Lê Kim Nguyệt

HÀ NỘI – 2022


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nhân tố
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phịng. Trong tiến trình đầy mạnh cơng
nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,


đất đai còn là nguồn lực to lớn để phát triển đất nước; quyền sử dụng đất là một loại tài
sản và hàng hoá đặc biệt, các quan hệ đất đai tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến phát triển
KTXH; Chính sách, pháp luật về đất đai góp phần ổn định chính trị - xã hội, đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế. Cùng với sự phát
triển kinh tế - xã hội, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng gây ra áp lực không nhỏ đến
đất đai, đòi hỏi phải sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả.
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW Ngày 31/10/2012 của BCH Trung ưỡng Đảng
khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn
diện cơng cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2022 nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp theo hướng hiện đại: ngày 29/11/2013 Quốc hội khóa XIII đã thơng qua
Luật Đất đai có hiệu lực thi hành tử ngày 01/7/2014 (dưới đây gọi tắt là Luật Đất đai năm
2013). Để tổ chức thực hiện Luật Đất đai năm 2013 có hiệu quả; yêu cầu cấp bách đặt ra
là cần có giải pháp xử lý, giải quyết dứt điểm các trường hợp sử dụng đất không hợp
pháp đã tồn tại từ nhiều năm qua; đồng thời xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật đất đai
mới phát sinh, lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lý, sử dụng đất đai; tạo ra chuyển biến
rõ rệt trong quản lý, sử dụng đất đại, đưa công tác quản lý đất đai vào nề nếp, kỷ cương
theo hướng hiện đại.
Xuất phát từ những phân tích bất cập nêu trên; nhóm 8 chúng em xin lựu chọn đề tài
nghiên cứu sau: “Vi phạm pháp luật đất đai và xử lý vi phạm pháp luật đất đai”
CHƯƠNG I: VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT
ĐẤT ĐAI
1. Khái niệm vi phạm pháp luật đất đai1
1.1 VPPL đất đai
Vi phạm pháp luật là những hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội, đến các lợi ích
được pháp luật bảo vệ. Tuy khác nhau ở mức độ, bản chất và cách thức thể hiện song tất
cả các vi phạm đều có điểm chung đó là hành vi gây nguy hại cho xã hội

1 Giáo trình Luật Đất đai, Đại học Luật Hà Nội

3



Hành vi như giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất khơng
đúng thẩm quyền, lấn chiếm đất đai, chuyển QSDĐ trái phép…là những hành vi vi phạm
pháp luật
=>Vi phạm pháp luật đất đai là hành vi trái pháp luật, được thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm tới quyền lợi của Nhà nước, với vai trò là đại diện cho chủ sở hữu,
quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất đai, cũng như các quy định về chế độ sử
dụng các loại đất
1.2 Dấu hiệu của hành vi VPPL đất đai
Bao gồm hành vi trái pháp luật và yếu tố lỗi
+Có hành vi trái pháp luật
Hành vi trái pháp luật đất đai là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
những quy định của pháp luật đất đai, xâm phạm tới những khách thể được pháp luật bảo
vệ.
VD: sử dụng đất khơng đúng mục đích được giao, thực hiện không đúng những quy
định của pháp luật đất đai: giao đất vượt quá hạn mực, chuyển nhượng đất trái phép, vi
phạm quy hoạch sử dụng đất đã được công bố, huỷ hoại đất..
=>Hành vi trái pháp luật đất đai được thực hiện bằng hành động hoặc không hành
động, đi ngược lại những yêu cầu trong các quy định của pháp luật, có tác hại cho các
quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai
Tuy nhiên cần lưu ý việc thực hiện không đúng những quy định của pháp luật đất đai
không được coi là hành vi trái pháp luật khi có liên quan đến việc thực hiện mệnh lệnh
khẩn cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc do những sự kiện xảy ra ngồi ý chí
và khả năng của người sử dụng
+Yếu tố lỗi
Lỗi là trạng thái tâm lý, là ý chí chủ quan của chủ thể thực hiện ở bên trong khác với
hành vi pháp luật được bộc lộ ngay bên ngồi
Lỗi có thể là cố ý hoặc vơ ý thể hiện nhận thức của bản thân người vi phạm đối với
hành vi và hậu quả của hành vi do họ gây ra, vì thể khi người đó khơng nhận thức được

thì khơng được coi là có lỗi
Khi xét lỗi một cách chính xác sẽ xác định được hình thức xử lý phù hợp nhất đối với
một hành vi vi phạm.
=> Hai dấu hiệu trên là đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý

4


2. Phân loại VPPL đất đai
2.1 Vi phạm xâm hại đến quyền đại diện cho chủ sở hữu đất đai của nhà nước
Các quyền đại diện cho chủ sở hữu đất đai của nhà nước cũng là đối tượng bị xâm
phạm bởi các hành vi vi phạm pháp luật đất đai.
Trước tiên, sở hữu đất đai được quy định tại Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Đất đai thuộc
sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước
trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này.”2
• Nhà nước có hai chức năng cơ bản đó là:
(1) Chức năng đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai trong việc chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt đất đai;
(2) Chức năng nhân danh quyền lực công để thực hiện thống nhất quản lý đất đai
giống như quản lý xã hội trong các lĩnh vực khác.
• Theo quy định của Luật Đất đai hiện hành, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu
về đất đai, Nhà nước có những quyền cụ thể sau: ( điều 13)
1) Quyết định quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất;
2) Quyết định mục đích sử dụng đất;
3) Quy định hạn mức sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất;
4) Quyết định thu hồi đất, trưng dụng đất;
5) Quyết định giá đất;
6) Quyết định trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất;
7) Quyết định chính sách tài chính về đất đai;
8) Quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

• Vi phạm xâm hại đến quyền đại diện cho chủ sở hữu đất đai của nhà nước thường
được thể hiện trong việc định đoạt một cách bất hợp pháp số phận pháp lý của đất
đai như:
- Khơng thực hiện đúng trình tự, quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giao đất
cho thuê đất, thu hồi đất;
- Giao đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không tuân theo quyết
định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật
- Chuyển đổi , chuyển nhượng cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho QSDĐ hoặc
thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị QSDĐ mà khơng thực hiện đúng thủ tục
hành chính theo quy định của pháp luật
- Sử dụng đất không đúng mục đích trong quyết định giao đất, quyết định cho thuê
đất, quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc khơng đúng mục đích
theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố hoặc sử dụng đất khơng
đúng với mục đích, loại đất ghi trong giấy chứng nhận QSDĐ

2 Luật Đất đai 2013 (sửa đổi, bổ sung 2018)

5


- Hủy hoại đất, làm biến dạng địa hình , suy giảm chất lượng đất , gây ô nhiễm, làm
mất khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.3
Ví dụ: quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất rừng đặc dụng, đất
rừng phịng hộ sang mục đích ni trồng thuỷ sản mà khơng căn cứ vào quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, có thể trên thực tế
chưa có thiệt hại thực tế xảy ra nhưng hành vi đó đã xâm phạm đến quan hệ được pháp
luật bảo vệ - biện pháp để thực hiện quyền đại diện cho chủ sở hữu khi điều tiết các quan
hệ đất đai.
VD: Công tác giao đất ở nhiều nơi cịn hạn chế, trong đó chủ yếu là giao đất theo
hình thức chỉ định, khơng đấu giá quyền sử dụng đất

Do hệ thống pháp luật, đặc biệt là Luật đất đai chưa hoàn thiện, mới chỉ quy định việc
đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất chứ chưa quy định
bắt buộc phải đấu giá đối với đất do doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng khi chuyển mục
đích sử dụng đất, đồng thời quy định về đối tượng được giao đất, cho th đất khơng qua
đấu giá cịn rộng và chưa cụ thể. Cùng với những bất cập, thiếu minh bạch trong việc xác
định giá đất không sát giá thị trường, là kẽ hở cho tiêu cực, gây thất thoát ngân sách nhà
nước khi chuyển quyền sử dụng đất từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp tư
nhân thông qua cổ phần hố, sau đó chuyển mục đích sử dụng đất mà khơng phải đấu giá
mà điển hình là hàng loạt các vụ đại án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ xảy ra tại UBND
thành phố Đà Nẵng, vụ Sabeco tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua, hay
vụ Cơng ty Hồnh Sơn ở Hà Tĩnh,... gây thất thoát tài sản nhà nước. Hoặc Vụ án “Vi
phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thốt, lãng phí”, xảy ra tại
Tổng Cơng ty Nơng nghiệp Sài Gịn – TNHH MTV (Sagri).4

3 Giáo trình Luật Đất đai, Đại học Luật Hà Nội, trang 424

4 Nhận diện nguy cơ thất thốt, lãng phí từ giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá
/>
6


Hình 1. Cán bộ thối hóa

→ Luật đất đai điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong quá trình sở
hữu, quản lý và sử dụng đất đai, trong đó Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền đại diện
cho chủ sở hữu thực hiện quyền quản lý thống nhất đối với toàn bộ đất đai. Vì thế, mọi
hành vi làm xâm hại đến quyền và lợi ích của Nhà nước đều là hành vi vi phạm pháp luật.
Hơn nữa, đất đai là tài sản đặc biệt mang tính tự nhiên. Thiệt hại do hành vi vi phạm gây
ra nhiều khi không biểu hiện rõ ràng nhưng có thể để lại hậu quả rất nghiêm trọng và việc
khắc phục hậu quả không chỉ thực hiện trong những khoảng thời gian cụ thể.

2.2 Vi phạm, xâm hại đến quyền của người sử dụng đất
Các quyền, lợi ích của người sử dụng đất cũng là đối tượng bị xâm phạm bởi các hành
vi vi phạm pháp luật đất đai.
Trước tiên,quyền của người sử dụng đất được quy định tại Điều 5 Luật Đất đai 2013.
Quyền của người sử dụng đất:5
Các quyền chung của người sử dụng đất: quy định tại điều 166 Luật đất đai 2013.
- Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp
vốn quyền sử dụng đất: điều 167.
- Quyền được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất: điều 169
- Quyền lựa chọn hình thức trả tiền thuê đất: điều 172
- Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề: điều 171
===> Là khách thể của vi phạm pháp luật đất đai, xâm phạm đến quyền của người sử
dụng đất.
Chủ thể có hành vi xâm phạm đến quyền của người sử dụng đất: cơ quan Nhà nước,
người sử dụng đất.


Một số hành vi biểu hiện:

5 Luật Đất đai 2013 (sửa đổi, bổ sung 2018)

7


- Lấn chiếm đất đai, không tuân thủ theo những nghĩa vụ do pháp luật quy định về
-

ranh giới, diện tích, lợi ích chẳng hạn như:
Tự tiện chuyển dịch ranh giới ra ngoài phần đất được giao để mở rộng diện tích.
Lấy q mức đất nhà nước giao cho mình( làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người

khác)
Tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang mục đích khác
Gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác như đưa vật liệu, chất thải hay
các vật khác vào thửa đất của người khác, làm giảm khả năng sử dụng đất của
người khác hoặc gây thiệt hại cho quyền sử dụng đất của người khác.

+)Ví dụ:6 hành vi lấn chiếm đất: đại diện công ty M.T. (trụ sở TP.HCM) cho biết,
doanh nghiệp được UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận chủ trương đầu tư một dự án khu
du lịch tại khu vực giáp ranh giữa các phường Hàm Tiến, phường Mũi Né và xã Thiện
Nghiệp (TP.Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận). Từ khi có quyết định chủ trương đầu tư đến
nay, doanh nghiệp đã tiến hành thực hiện các thủ tục triển khai dự án theo sự chỉ đạo và
hướng dẫn từ các sở ban ngành. Thế nhưng, dạo gần đây nhóm người lạ đến lấn chiếm
đất của dự án.

Hình 2. Hình ảnh nhóm người lạ lấn chiếm đất dự án của Cơng ty M.T( trụ sở TP.HCM)

+) Ví dụ: Mới đây, tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình cơng tác kiểm tra, xử lý các
trường hợp lấn chiếm đất đai, sử dụng đất khơng đúng mục đích, xây dựng cơng trình, vật
kiến trúc trái phép trên địa bàn phường Ghềnh Ráng, Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn Ngơ
Hồng Nam đã phê bình Đảng ủy và UBND phường Ghềnh Ráng trong công tác quản lý
đất đai, xây dựng trên địa bàn phường trong thời gian qua... nhất là để xảy ra các trường
hợp lấn chiếm đất đai, sử dụng đất khơng đúng mục đích, xây dựng cơng trình, vật kiến
trúc không phép, trái phép tại khu vực 1, 2, 3 phường Ghềnh Ráng nhưng chưa có biện
6 Cận cảnh "điểm nóng" lấn chiếm, xây dựng trái phép khiến Đảng ủy, UBND phường Ghềnh Ráng bị phê bình
/>
8


pháp xử lý.Theo phản ánh của người dân, thời gian qua, tình trạng nêu trên vẫn đang tiếp
tục diễn ra; nhiều cơng trình tự phát trái phép trên đất có rừng, đất quy hoạch, đất ven hành

lang quốc lộ 1D, ven suối, sườn đồi… Qua ghi nhận thực tế của PV, tại dọc tuyến QL1D,
nhiều cơng trình, khu nhà, hàng quán, điểm du lịch… vẫn đang tồn tại, quy mô ngày càng
được xây dựng mở rộng. Đặc biệt, tại khu vực 1, men theo con đường đồi dốc khoảng 2 3km, dễ dàng bắt gặp nhiều khu nhà, cơng trình bê tông kiên cố mọc lên xen giữa những
rừng cây ăn quả…
-Vấn đề thu hồi đất, bồi thường của các cơ quan nhà nước hiện nay tồn tại rất nhiều
bất cập, việc này ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng đất bị thu hồi đất. Người sử
dụng đất khi bị thu hồi đất mà vẫn chưa được hỗ trợ định cư, bồi thường khiến họ khơng
có đất sản xuất, nơi ở, buộc phải di cư tới nơi khác,... ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống,...Từ đó đặt ra vấn đề cần kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo của người
dân trong việc xử lý vi phạm đất đai đối với việc kiểm soát quyền lực nhà nước trong thu
hồi đất.
+Vấn đề bồi thường đất với đất ao, đất vườn liền kề có thể tham khảo7
3. Các hình thức trách nhiệm pháp lý trong việc xử lý các hành vi VPPL đất đai
3.1 Trách nhiệm hành chính
Đối tượng chịu trách nhiệm hành chính căn cứ theo Điều 2 Nghị định 91/2019/NĐ-CP
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định này gồm các
đối tượng dưới đây có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này xảy ra trên
lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên có quy định khác:
a) Hộ gia đình, cộng đồng dân cư, cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cá nhân);
b) Tổ chức trong nước, tổ chức nước ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi,
cơ sở tơn giáo (sau đây gọi chung là tổ chức).
2. Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử
phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
Về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính căn cứ theo Điều 4 Nghị định 91/2019/NĐCP
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai là 02 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 3 Điều này thì
thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;


7 Hà Nội: Quy định về mức phí đền bù đất ao, đất vườn liền kề
/>
9


b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 4
Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát
hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm
quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng
theo quy định tại khoản 1 Điều này và điểm a, b khoản này tính đến thời điểm ra quyết
định xử phạt vi phạm hành chính.
Về hình thức xử phạt hành chính căn cứ Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP
1. Các hình thức xử phạt chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử
dụng trong việc sử dụng đất;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06
tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09
tháng đến 12 tháng.8
Ví dụ: Cạnh nhà ơng D có phần đất trống của nhà nước chưa xây dựng, vì là đất trống
nên ơng D và dân cư lân cận đã tự đào bới, xây tường để tận dụng làm bãi rác dẫn đến
việc ô nhiễm mơi trường và biến dạng phần đất đó. Trong trường hợp này ông D và dân
cư lân cận sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính là bị phạt tiền.
3.2 Trách nhiệm kỷ luật
Đối tượng chịu trách nhiệm kỷ luật là những người thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về đất đai có hành vi vi phạm như: lợi dụng chức vụ, quyền hạn, làm trái với quy

định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất,
chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa
vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý
đất đai, thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có
hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất. Đó là những hành vi vi phạm nhưng ở mức độ nhẹ, chưa đến mức phải truy cứu trách
nhiệm hình sự.
Việc xử lý các cán bộ, cơng chức có hành vi vi phạm trong khi thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về đất đai, do người đứng đầu cơ quan quản lý cơng chức có hành vi vi
phạm ra quyết định kỷ luật. Nếu người đứng đầu cơ quan, đơn vị vi phạm kỷ luật thì
người đứng đầu cơ quan đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp ra quyết định kỷ luật.
Về hình thức kỷ luật: người quản lý đất đai vi phạm kỷ luật thì tuỳ theo mức độ mà bị
xử lí bằng một trong các hình thức kỷ luật như: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ
ngạch, cách chức, buộc thôi việc.
8
/>
10


Khiển trách là hình thức kỷ luật áp dụng với người quản lý đất đai có hành vi vi phạm
lần đầu, ở mức độ nhẹ.
Cảnh cáo được áp dụng đối với người quản lý đất đai đã bị khiển trách về hành vi vi
phạm pháp luật đất đai mà còn tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng khuyết điểm
có tính chất cịn vi phạm hoặc vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý theo
Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Đối với người quản lý có hành vi vi phạm pháp luật đất đai đã bị xử lý kỷ luật mà còn
vi phạm hoặc vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý theo Điều 174 Bộ luật hình
sự.9
Ví dụ: Anh A được giao quản lý cơng trình cơng cộng là xây dựng quảng trường cho
thành phố X, nhưng trong quá trình quản lý anh đã không giám sát kỹ gây nên việc cắm

mốc địa giới hành chính sai với vị trí trên thực địa. Khi này anh A sẽ phải chịu trách
nhiệm kỷ luật.
3.3 Trách nhiệm hình sự10
Căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm pháp luật đất
đai là những vi phạm được quy định trong Điều 206,207,208 và Điều 209 Luật đất đai
năm 2013.11
Theo đó người sử dụng đất có hành vi vi phạm đã bị xử phạt hành chính mà cịn vi
phạm hoặc vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý theo Điều 228 Bộ luật hình
sự.12
Đối với người quản lý có hành vi vi phạm pháp luật đất đai đã bị xử lý kỷ luật mà còn
vi phạm hoặc vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý theo Điều 229 Bộ luật hình
sự.
Ví dụ: Anh A lấn chiếm đất ruộng để mở rộng đất nhà ở của bản thân đã bị xử phạt
hành chính song vẫn có hành vi tiếp tục lấn chiếm => Trách nhiệm hình sự

9 />10 Chủ biên TS. Trần Quang Huy (2014). Giáo trình luật đất đai, NXB Cơng an nhân dân Hà Nội, Trường Đại học
Luật Hà Nội.

11 />12 />
11


3.4 Trách nhiệm dân sự13
Đối tượng chịu trách nhiệm dân sự là người sử dụng đất, người có trách nhiệm quản lý
đất đai hoặc những người khác có hành vi vi phạm pháp luật đất đai mà gây thiệt hại cho
Nhà nước, cho người khác thì ngồi việc bị áp dụng một trong những biện pháp trách
nhiệm hành chính, trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hình sự cịn phải bồi thường theo
mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại theo Điều 228, 229 Bộ
luật hình sự.14
Việc bồi thường thiệt hại trong trách nhiệm dân sự được áp dụng theo nguyên tắc

ngang giá, toàn bộ và kịp thời. Nghĩa là người gây thiệt hại đến đâu thì phải bồi thường
đến đó, việc bồi thường phải đầy đủ và thực hiện nhanh chóng. Khác với các hình thức
trách nhiệm khác, trong trách nhiệm dân sự có một đặc điểm nổi bật là các bên có thể tự
thỏa thuận với nhau về việc bồi thường thiệt hại. Nếu không thỏa thuận được về mức bồi
thường thiệt hại thì bên bị thiệt hại có quyền khởi kiện u cầu tịa án giải quyết.
Ví dụ: Anh A lấn chiếm đất ruộng của bà B để mở rộng đất nhà ở của bản thân nhưng
do bà B đi cư trú ở nơi xa không biết rõ đến khi về quê thăm gia đình thì mới hay tin.
Ơng A bày tỏ muốn nói chuyện và bà B, ơng A thống nhất tự thỏa thuận riêng với nhau về
mức bồi thường.
4. Liên hệ thực tiễn
a)Vụ án vi phạm pháp luật đất đai:

Hình 3. Ông Nguyễn Tuấn Anh, sinh năm 1977, được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND thành phố Điện
Biên Phủ từ tháng 10/2018.

13 Chủ biên TS. Trần Quang Huy (2014). Giáo trình luật đất đai, NXB Cơng an nhân dân Hà Nội, Trường Đại học
Luật Hà Nội.
14 />
12


Ngày 22/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Điện Biên đã khởi tố vụ án, bắt
tạm giam ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Điện Biên Phủ để điều
tra về các sai phạm liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất.
Trong q trình thực thi cơng vụ, ông Nguyễn Tuấn Anh đã để xảy ra vi phạm các quy
định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, quy định tại khoản 3,
Điều 230 Bộ luật Hình sự đối với một số dự án trên địa bàn.
Khoản 3, Điều 230 Bộ luật Hình sự quy định:
“ Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20

năm”.
Trước đó, vào 9h cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Điện Biên đã
khởi tố, bắt tạm giam, khám xét nơi làm việc của ông Nguyễn Tuấn Anh tại UBND TP
Điện Biên Phủ và nhà riêng tại tổ dân phố 10, phường Mường Thanh.
Theo tài liệu của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Điện Biên: Trong quá trình
được giao nhiệm vụ chỉ đạo cơng tác giải phóng mặt bằng và phê duyệt phương án bồi
thường, hỗ trợ, tái định cư Dự án đầu tư, xây dựng, nâng cấp Cảng hàng không Điện
Biên, Nguyễn Tuấn Anh đã chỉ đạo việc lập, ký phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ
đợt 31 và đợt 66 với diện tích đất bị thu hồi của Cơng ty Cổ phần chế biến Nông sản Điện
Biên, vi phạm các quy định của pháp luật về đất đai gây thiệt hại hơn 13 tỷ đồng của Nhà
nước.
Trong vụ án trên, bị can Nguyễn Tuấn Anh được xem là mắt xích quan trọng "bật đèn
xanh" và cùng những đối tượng khác vi phạm.
b) Xử lý vi phạm pháp luật đất đai : Bắt Phó trưởng phịng và 2 cơng chức UBND
thành phố Điện Biên Phủ.
Trước đó, ngày 19/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Điện Biên ra Quyết định
khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 3 bị can gồm: Phạm Trung
Kiên (sinh năm 1984), Phó Trưởng phịng Tài chính kế hoạch thành phố Điện Biên Phủ),
Trần Xuân Mạnh (sinh năm 1984) và Bùi Mạnh Cường (sinh năm 1990) thuộc Phịng Tài
chính kế hoạch, Phịng Tài ngun & Mơi trường thành phố Điện Biên Phủ về tội "Vi
phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất" quy định tại
khoản 3 Điều 230 Bộ luật hình sự".
Theo quyết định khởi tố, Phạm Trung Kiên và Trần Xuân Mạnh được giao nhiệm vụ
thẩm định phương án bồi thường đợt 31, Bùi Mạnh Cường được giao nhiệm vụ thẩm
định phương án bồi thường đợt 66 để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp Cảng
hàng khơng tỉnh Điện Biên.
Q trình thực hiện, mặc dù nắm vững các quy định về lập, thẩm định, trình phê duyệt
phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhưng các bị can vẫn
thẩm định và trình đề nghị phê duyệt phương án bồi thường khơng đảm bảo về quy trình
lập phương án, thiếu tài liệu chứng minh đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, vi phạm quy

định của pháp luật về đất đai.

13


Hai bị can Phạm Trung Kiên, Trần Xuân Mạnh đã gây thiệt hại hơn 6,8 tỉ đồng, bị can
Cường gây thiệt hại gần 6,2 tỉ đồng của Nhà nước.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Điện Biên đang tiếp tục đấu tranh, mở rộng vụ
án.
* Cũng trong chiều 22/9, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức họp báo thông tin
về tiến độ điều tra, làm rõ 5 vụ án, vụ việc đã được Ban Chỉ đạo đưa vào diện theo dõi,
chỉ đạo gồm các vụ án: "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra
tại Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên"; "Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất xảy ra tại thành phố Điện Biên Phủ"; "Vi phạm quy định về
khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản tại xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo"; "Xử lý sau thanh
tra việc quản lý, sử dụng đất đối với Công ty Cổ phần Giống lâm nghiệp Trung ương Chi nhánh tỉnh Điện Biên và Hợp tác xã Him Lam - TP Điện Biên Phủ"; Một số vấn đề
liên quan trách nhiệm cán bộ, công chức thuộc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Điện
Biên trong thực thi nhiệm vụ, công vụ.15
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI VÀ NHỮNG
VƯỚNG MẮC, BẤT CẬP, NHỮNG KIẾN NGHỊ, HOÀN THIỆN XỬ LÝ VI PHẠM
PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI
5. Câu 1: Thực trạng pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật đất đai ở Việt Nam
hiện nay
Tính từ khi Luật Đất đai 2013 có hiệu lực (ngày 01/7/2014) đến ngày 31/12/2021, các
Tịa án trong cả nước đã thụ lý 187.743 vụ án liên quan đến đất đai, trong đó tranh chấp
đất đai xảy ra nhiều nhất là trong lĩnh vực dân sự với 161.187 vụ, sau đó là hành chính
với 26.443 vụ và hình sự là 113 vụ.16
Đặc biệt, vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai còn xảy ra ở nhiều nơi: năm 2021
ngành Tài nguyên và Môi trường thanh tra, kiểm tra về quản lý, sử dụng đất đối với
1.205 tổ chức, cá nhân, phát hiện 35% đối tượng được thanh tra, kiểm tra có vi phạm, chủ

yếu là sử dụng đất khơng đúng mục đích; khơng sử dụng đất hoặc tiến độ thực hiện
chậm; lấn chiếm đất đai; chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, thủ tục hành chính về đất đai.
Bộ đã xử phạt vi phạm hành chính 212 tổ chức, cá nhân với số tiền 14.072 triệu đồng,
kiến nghị truy thu 15 tỷ đồng tiền sử dụng đất, thu hồi 31 ha đất. Tại thành phố Hà Nội,
15 />
16 Một số sai phạm trong quản lý nhà nước về đất đai thông qua thực tiễn xét xử, nguyên nhân và giải pháp
/>
14


năm 2011, Thanh tra đã tiến hành thanh tra 50 chuyên đề về quy hoạch, quản lý và sử
dụng đất đai. khi đó, đồn thanh tra đã phát hiện sai phạm lên đến 49 tỷ đồng và 165 ha;
kiến nghị thu hồi 44 tỷ đồng, 7936 m2.17
Qua kết quả thanh tra của thành phố Hà nội, theo Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày
31/5/2011 của UBND thành phố Hà Nội cho thấy, những sai phạm chủ yếu trong lĩnh vực
đất đai: lập kế hoạch sử dụng đất không thông qua HĐND, tự chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, lấn chiếm đất, xây dựng trái phép trên đất công, việc quản lý, sử dụng đất chưa
đúng quy định. Ví dụ như ở địa bàn thị xã Sơn Tây, qua công tác thanh tra đã phát hiện
sai phạm về 42.598 m2 đất đã cho thuê trái thẩm quyền, các dự án thuê đất không nằm
trong kế hoạch sử dụng đất được duyệt của xã Sơn Tây là 6 dự án,…
Trên thực tế giải quyết các tranh chấp đất đai trong lĩnh vực dân sự sẽ nhiều và đa
dạng, ví dụ: tranh chấp về ranh giới, tranh chấp quyền sử dụng đất, chia thừa kế, tranh
chấp hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác kinh doanh… Đây là nguyên nhân dẫn đến
nhiều hệ lụy nghiêm trọng như phá vỡ mối quan hệ xã hội, làm mất đoàn kết trong nội bộ
nhân dân, dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Còn đối với các vụ trong lĩnh vực hành chính,
các khiếu kiện hành chính về đất đai chiếm số lượng nhiều nhất và có tính chất phức tạp
nhất, chiếm trên 70% số vụ án Tòa án thụ lý, giải quyết.
Các khiếu kiện liên quan đến đất đai tập trung chủ yếu ở khiếu kiện về thu hồi, bồi
thường; đăng ký, cấp, thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và một sai phạm nữa
tuy có vẻ sẽ không bao giờ phạm phải nhưng trên thực tế lại tồn tại rất nhiều đó là sai

phạm về thủ tục xử lý vi phạm pháp luật đất đai. Chính sách pháp luật đất đai trong thời
gian dài thiếu đồng bộ, cụ thể và có nhiều kẽ hở. Đất đai có giá trị đặc biệt nhưng việc thi
hành pháp luật về đất đai chưa nghiêm và cịn lỏng lẻo.
Điển hình như huyện Quốc Oai (thành phố Hà Nội), chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2012,
tồn huyện đã có 57 trường hợp vi phạm về đất đai. Trong đó có 31 trường hợp lấn đất
công, 9 trường hợp chiếm đất công: tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất 17 trường hợp.
UBND các cấp đã lập biên bản vi phạm đối với 57 trường hợp, vận động tự tháo dỡ 22
trường hợp, ra quyết định xử phạt hành chính và tổ chức cưỡng chế 43 trường hợp.
Thông qua một vài con số đã được thống kê trên, ta có thể phần nào hình dung được
sự chồng chéo, mâu thuẫn của các văn bản, các quy định pháp luật đất đai cũng như
những khó khăn mà người dân gặp phải trong việc bảo vệ cho lợi ích của chính bản thân
mình đối với lĩnh vực chuyên ngành này. Thực trạng hiện nay đã có những chuyển biến
tích cực tuy nhiên vẫn chưa thực sự tốt. Nguyên nhân trên xuất phát chủ yếu từ các lý do
sau:
Thứ nhất, pháp luật điều chỉnh về đất đai được thể hiện ở rất nhiều văn bản khác nhau
(ngoài Luật Đất đai năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Luật Đất đai
2003 cịn có trên 20 Luật và trên 20 văn bản của Chính phủ có nội dung điều chỉnh liên
quan đến đất đai). Các văn bản này được ban hành ở những thời điểm khác nhau, cơ quan
chủ trì xây dựng khác nhau nên có sự chồng chéo, chưa thống nhất, làm cho các cơ quan
17 Pháp luật về thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật Đất đai ở Việt Nam (sách chuyên khảo), NXS Xây dựng,
CB.TS.Doãn Hồng Nhung, trang 112.

15


quản lý khó áp dụng pháp luật trong quản lý và gây khó khăn cho việc thực hiện pháp
luật của người dân và doanh nghiệp. Một số quy định phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần
trong thời gian ngắn, khi chưa kịp tổng kết, đánh giá đầy đủ thực tiễn trước khi ban hành
dẫn đến tình trạng thiếu ổn định, tính khả thi thấp và là nguyên nhân gây ra so bì, khiếu
kiện. Hoặc là do có những cá nhân thiếu trách nhiệm, thiếu năng lực chuyên môn dẫn đến

những sai phạm, ban hành pháp luật chồng chéo, đưa ra những quyết định thiếu căn cứ.
Thứ hai là, công tác kiểm tra việc ban hành văn bản của địa phương chưa được thực
hiện thường xun, cịn tình trạng ban hành văn bản chưa kịp thời, chồng chéo, khơng
đảm bảo tính thống nhất trong quá trình triển khai. Hoạt động kiểm tra thị hành pháp luật
về đất đai tại một số địa phương cũng chưa được thực hiện nghiêm túc trong việc phát
hiện và xử lý kịp thời các sai phạm, cụ thể như:
Nhiều địa phương chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết, dẫn tới tùy tiện
trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Đa số các địa phương chưa đầu tư kinh phí thỏa đáng để xây dựng hệ thống hồ sơ địa
chính, bảo đảm quản lý chặt chẽ đối với từng thửa đất. Công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất chậm và trong một số trường hợp khơng chính xác.
Cơng tác hậu kiểm đối với các dự án, cơng trình sau khi được giao đất, cho th đất ít
được chú ý.
Thứ ba là, cơng tác tun truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai chưa được
triển khai đồng đều ở các địa phương, nhiều nơi cịn mang tính hình thức, thiếu hiệu quả,
nhất là các vùng sâu, vùng xa, cùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống dẫn tới nhận
thức chưa đầy đủ về chính sách pháp luật về đất đai. Hay một số địa phương buông lỏng
quản lý để các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật đất đai
Thứ tư, phân cấp phân quyền chưa rõ dẫn đến tình trạng thiếu trách nhiệm trong công
tác quản lý. Công tác quản lý còn nhiều bất cập và chưa thật sự quyết liệt, cịn lỏng lẻo và
thiếu tính răn đe. …
Ngồi những bất cập nêu trên thì pháp luật tồn tại những ưu điểm sau:
Thứ nhất, Nhà nước đã tích cực hồn thiện khuôn khổ pháp lý như Luật, Nghị định,
văn bản hướng dẫn thi hành để bịt khe hở trong công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật
đất đai.
Thứ hai, Nhà nước đã cố gắng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát
hiện, xử lý vi phạm.
Ba là, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai đã được triển khai
đồng đều ở các địa phương.
6. Câu 2: Nhận xét về thực trạng vi phạm pháp luật đất đai và xử lý vi phạm pháp

luật đất đai tại Việt Nam.



Nhận xét:
Ưu điểm: Như vậy đối với tội lợi dụng chức vụ và quyền hạn; để gây thiệt hại
trong quá trình bồi thường, hỗ trợ tái định cư đối với đất đai; thì có thể bị phạt tù rất
nặng có thể lên đến chung thân hoặc tử hình.

16


=> Chính vì thế, trong q trình bồi thường đất đai nếu các cá nhân; tổ chức có tin tức,
bằng chứng với hành vi trên thì ngay lập tức phải tố cáo họ; trước pháp luật để pháp luật
giải quyết theo trình tự, thủ tục. Nhờ đó mà đem lại được cơng bằng, lợi ích, trật tự an
tồn xã hội Việt Nam.
• Hạn chế: Người phạm tội thường sẽ chọn chấp hành án phạt thay vì hồn trả lại số
tài sản đã gây thiệt hại của nhà nước.
=> Nhà nước khơng thể thu hồi lại số tài sản đã mất
• Cách khắc phục:
+) Siết chặt hơn quá trình theo dõi đối với vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất.
+) Tăng mức án phạt nhằm răn đe và kèm thêm các điều khoản nhằm giảm nhẹ định
khung khi đối tượng đã khắc phục hậu quả => Thu hồi tài sản về cho nhà nước.
7. Câu 3:Những vướng mắc, bất cập trong xử lý vi phạm pháp luật đất đai:Một số
vướng mắc khi áp dụng quy định pháp luật về đất đai:
Tại khoản 3 Điều 10 Luật Đất đai quy định: góp vốn bằng quyền sử dụng đất là một
trong những cách thức chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác.
Đồng thời, khoản 1 Điều 99 cũng quy định rõ: người nhận góp vốn được cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, tài sản là quyền sử dụng đất có thể dùng để góp vốn

vào doanh nghiệp, quyền sử dụng đất đó được chuyển từ người góp vốn sang cho doanh
nghiệp và trở thành tài sản của doanh nghiệp, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất. Tuy nhiên, đây lại chính là kẽ hở lớn để các nhóm lợi ích dùng các thủ đoạn để
chuyển đổi đất cơng sang sở hữu tư nhân thơng qua con đường góp vốn thành lập doanh
nghiệp liên doanh công - tư, rồi thoái vốn bằng cách chuyển nhượng cổ phần.
Luật Đất đai chỉ quy định việc đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp giao đất,
cho thuê đất nhưng chưa quy định chặt chẽ, bắt buộc phải đấu giá đối với đất do doanh
nghiệp đang quản lý, sử dụng khi chuyển mục đích sử dụng đất; dẫn đến tình trạng lách
luật bằng cách cho thuê đất, lập dự án cho hoạt động thương mại dịch vụ, có thời hạn sử
dụng đất 50 năm, sau 01 - 02 năm lại cho phép sử dụng lâu dài, chuyển mục đích sử dụng
đất sang đất ở để tránh phải đấu giá đất. Các quy định về đối tượng được giao đất, cho
thuê đất khơng qua đấu giá cịn khá rộng, chưa cụ thể. Chính những lỗ hổng nêu trên đã
dẫn đến những sai phạm trong việc ban hành các quyết định giao đất, cho thuê đất trái
thẩm quyền, không qua đấu giá, đấu thầu, gây thất thốt, lãng phí cho Nhà nước. 18
Một số quy định của pháp luật về định giá đất còn bộc lộ nhiều bất cập, chưa phù hợp
với thực tế. Theo đó, một trong những nguyên tắc định giá đất là phải “phù hợp với giá
đất phổ biến trên thị trường” (điểm c khoản 1 Điều 112 Luật Đất đai) nhưng trên thực tế
thực hiện thì hầu như lại thoát ly khỏi giá thị trường. Mặc dù, Điều 115 và Điều 116 Luật
Đất đai có đề cập đến tư vấn giá đất nhưng cũng chưa có quy định bảo đảm cho tổ chức
tư vấn giá đất thực sự có vị trí độc lập, việc quy định giá đất cịn mang tính áp đặt.
18 />
17


Mức hình phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai được quy định tại Nghị định
91/2019/NĐ-CP xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai( sửa đổi, bổ sung bằng
nghị định 04/2022/NĐ-CP) thì hình phạt tiền được áp dụng phổ biến, các mức phạt tiền
được quy định trong luật khá nhiều và mức phạt tiền là khá cao đối với hành vi vi phạm,
điều này cũng thể hiện được tính răn đe, đánh vào hồng bao người vi phạm của nhà nước
trong việc xử phạt vi phạm. Tuy nhiên, việc thực hiện chưa thực sự hiệu quả khi những

văn bản pháp luật có những bất cập người vi phạm có thể lách luật với những lỗ hổng
pháp luật, việc nộp tiền phạt còn thấp so với quy định gây nhiều bức xúc.Khi phát hiện
sai phạm, lực lượng chức năng đã phát hiện, lập biên bản và xử lý nhiều trường hợp,
nhưng người dân vẫn tìm đủ mọi cách để vi phạm, thậm chí chấp nhận nộp phạt vi phạm
hành chính để kéo dài thời gian khắc phục sai phạm, tồn tại cơng trình. Tại các cuộc tiếp
xúc với cử tri HĐND các cấp, cử tri nhiều lần kiến nghị về vấn đề này, nhưng vẫn cịn
khơng ít cơng trình vi phạm đất đai, trật tự xây dựng chưa bị xử lý dứt điểm.Theo đánh
giá của UBND thành phố Hà Nội, việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
còn nhiều hạn chế. Cụ thể, thực hiện Luật Đất đai năm 2013, từ năm 2014 đến 2020, các
quận đã lập hồ sơ, xử lý vi phạm hành chính đối với 443 trường hợp, với số tiền 1,15 tỷ
đồng. Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường lập biên bản, xử lý 118 trường hợp, với số
tiền phạt gần 2,6 tỷ đồng. Đặc biệt hiện nay, thành phố có chủ trương điều chỉnh quy
hoạch chung xây dựng Thủ đô và triển khai lập đề án xác định một số huyện trở thành
quận, dự báo thời gian tới các vi phạm liên quan đất đai sẽ phức tạp hơn, gây bức xúc
trong dư luận, làm phương hại đến lợi ích của Nhà nước, tác động xấu đến hiệu quả quản
lý nhà nước và làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật. Hậu quả của những hành vi vi
phạm trong lĩnh vực đất đai thường để lại lâu dài, rất phức tạp khi xử lý.
- Quy định về mức phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai còn một số
bất cập:
+ Một số hành vi vi phạm quy định chung một mức phạt mà không phân biệt diện tích
vi phạm nhiều hay ít là khơng cơng bằng giữa trường hợp vi phạm diện tích nhỏ với vi
phạm diện tích lớn, như: hành vi lấn chiếm đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất của cơ sở
tôn giáo; nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để
thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp mà không đủ điều kiện quy
định;
+ Quy định mức phạt căn cứ vào diện tích vi phạm tại các Điều 6, 7, 8, 15, 16, 17 cịn
chưa cơng bằng giữa các trường hợp vi phạm, trong đó:

Quy định mức phạt đầu tiên cho khung diện tích vi phạm quá lớn (chuyển mục
đích đất sản xuất nơng nghiệp dưới 0,5 ha, chuyển mục đích đất rừng dưới 5 ha),

không phù hợp với thực tế phổ biến ở Việt Nam thửa đất của hộ gia đình, cá nhân
thường có diện tích rất nhỏ (dưới 500 m 2); chưa cơng bằng giữa trường hợp vi phạm
diện tích nhỏ khoảng vài chục hoặc một vài trăm mét;

Quy định mức phạt cao nhất cho mỗi hành vi bị giới hạn ở một mức diện tích nhất
định (03 ha, 05 ha hoặc 10 ha) là không phù hợp với các tổ chức (thường có diện

18


tích rất lớn vài chục hoặc vài trăm ha), sẽ dẫn đến mức xử phạt không công bằng, sẽ
hạn chế hiệu quả xử phạt trong giáo dục, răn đe vi phạm về đất đai.
+ Một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có mức phạt còn thấp chưa
đủ sức răn đe, phòng ngừa hành vi vi phạm như: trường hợp chuyển mục đích sử dụng
đất, nhất là trường hợp chuyển mục đích đất rừng (vi phạm từ 5 – 10 ha chỉ phạt từ
5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng), chuyển đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp
(diện tích vi phạm 0,5 đến 3 ha chỉ phạt từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng); lấn,
chiếm đất (chỉ phạt từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng không phân biệt diện tích
lớn, nhỏ); khơng đăng ký đất đai (phạt từ 500.000 đồng đến 5000.000 đồng).
8. Câu 4: Kiến nghị, hoàn thiện về xử lý vi phạm pl đất đai.








Tiếp tục hồn thiện chính sách, pháp luật về đất đai trên cơ sở khắc phục các vướng
mắc, bất cập, bảo đảm sự thống nhất giữa Luật Đất đai và các luật có liên quan; đổi

mới chính sách về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi
đất, phương pháp xác định giá đất cụ thể theo hướng hiệu quả, bền vững, xác định
rõ quyền sử dụng đất là một loại hàng hóa đặc biệt, được định giá theo cơ chế thị
trường có sự quản lý điều tiết của Nhà nước.
Về công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất, cần tổ chức thực hiện việc giao đất, cho thuê đất công khai,
minh bạch cho các đối tượng đáp ứng các điều kiện quy định trong pháp luật về đất
đai. Thực hiện nghiêm việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án phát triển
kinh tế, xã hội thông qua phương thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có
sử dụng đất; có biện pháp ngăn chặn tình trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất,
chuyển mục đích sử dụng đất trái phép. Kiểm sốt chặt chẽ và cơng khai, minh bạch
việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, hoạt
động sản xuất và đời sống của người có đất thu hồi.
Đưa đất sử dụng cho du lịch (cũng là một loại hình của đất phi nông nghiệp) vào
Chương X của Luật Đất đai năm 2013 theo hướng cho phép thu tiền sử dụng đất
theo mục đích đất ở đối với đất đầu tư dự án du lịch, nghỉ dưỡng để nhà đầu tư, chủ
sở hữu bất động sản được Nhà nước bảo hộ quyền sử dụng đất lâu dài, nhưng không
cho phép hình thành đơn vị ở nhằm quản lý thống nhất, tạo điều kiện phát triển du
lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo định hướng của Nghị quyết số 08-NQ/TW,
ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị.
Hồn thiện các quy định hướng dẫn đối với công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất theo nguyên tắc phải được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất
của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; quy hoạch sử
dụng đất cấp quận, huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã, phường;
quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm
phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định, phê duyệt.

19





Hồn thiện các quy định bảo đảm tăng cường cơng khai hoạt động quản lý và sử
dụng đất theo quy định của pháp luật. Để bảo đảm công khai, minh bạch hơn nữa,
cần minh bạch toàn bộ các hoạt động phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
thu hồi đất, chính sách giải phóng mặt bằng, có thể thực hiện bằng cách cho đăng
tải toàn bộ các nội dung thông tin về dự án bị thu hồi, các quyết định hành chính,
giải trình về các phương án đặt ra và quá trình thực hiện các biện pháp thu hồi đất
để nhân dân biết và giám sát.



Hồn thiện các quy định liên quan đến cơng tác giải phóng mặt bằng: Hoàn thiện
các quy định về xác định khung giá đất và chính sách bồi thường bảo đảm giá đất
được quy định có cơ sở khoa học, bảo đảm hài hịa về lợi ích giữa Nhà nước, chủ
đầu tư và người bị thu hồi đất. Ngoài mức giá quy định chung để tính giá trị bồi
thường, cần có quy định đặc thù trong một số trường hợp thu hồi đất để thực hiện
các dự án, nhất là các dự án liên quan đến xây dựng hạ tầng đô thị, các dự án phục
vụ lợi ích cơng cộng.
Hồn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp trong địa giới
hành chính phường nhằm giải quyết tình trạng khiếu nại chênh lệch về giá trị trong
thực tiễn thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng…
Sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền, thời hạn, thời hiệu
giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai, nghiên cứu mở rộng thẩm quyền của
Tòa án nhân dân về việc giải quyết các tranh chấp về đất đai, bảo đảm thống nhất,
đồng bộ giữa Luật Đất đai, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Nhà ở, Luật Đầu tư,
Luật Đấu thầu, Luật Tố tụng hành chính… và các luật khác có liên quan. Cần có
hướng dẫn cụ thể, chi tiết về áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo về đất đai để tránh các kẽ hở, xung đột, thiếu đồng bộ trong hệ

thống pháp luật hiện nay có liên quan đến đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu
nại, tố cáo về đất đai.19





KẾT LUẬN
Hiện nay, vi phạm pháp luật đất đai ngày càng gia tăng, có tác động xấu đến sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để giải quyết vấn đề này, nhà nước không ngừng xây
dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật đất đai.
Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của tình hình kinh tế - xã hội, một số quy định về
xử lý vi phạm pháp luật đất đai đã bộc lộ sự bất câp, lạc hậu và khơng cịn phù hợp. Do đó,
Nhà nước cần có những biện pháp thiết thực để khắc phục tình trạng vi phạm pháp luật đất
đai, khắc phục những bất cập về xử lí vi phạm pháp luật đất đai và hồn thiện hệ thống
pháp luật về xử lí vi phạm pháp luật đát đai.

19Rà soát kỹ những bất cập của Luật Đất đai 2013 để đưa ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung phù hợp nhất
/>%BF%20%C4%91%E1%BB%99%20s%E1%BB%9F%20h%E1%BB%AFu,v%E1%BB%A5%20ph%C3%A1t%20tri
%E1%BB%83n%20kinh%20t%E1%BA%BF%2C

20


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Cận cảnh "điểm nóng" lấn chiếm, xây dựng trái phép khiến Đảng ủy, UBND phường Ghềnh
Ráng bị phê bình
/>2.Chủ biên TS. Trần Quang Huy (2014). Giáo trình luật đất đai, NXB Cơng an nhân dân Hà
Nội, Trường Đại học Luật Hà Nội.

3.Giáo trình Luật Đất đai, Đại học Luật Hà Nội, trang 424Nhận diện nguy cơ thất thốt, lãng
phí từ giao đất, cho th đất không qua đấu giá
/>4.Luật Đất đai 2013 (sửa đổi, bổ sung 2018)
5.Nghị định 91
/>6.Một số sai phạm trong quản lý nhà nước về đất đai thông qua thực tiễn xét xử, nguyên nhân
và giải pháp
/>7.Hà Nội: Quy định về mức phí đền bù đất ao, đất vườn liền kề
/>8.Pháp luật về thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật Đất đai ở Việt Nam (sách chuyên khảo),
NXS Xây dựng, CB.TS.Dỗn Hồng Nhung, trang 112.
9.Rà sốt kỹ những bất cập của Luật Đất đai 2013 để đưa ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung phù hợp
nhất
/>ItemID=68974&CategoryId=0#:~:text=Trong%20ch%E1%BA%BF
%20%C4%91%E1%BB%99%20s%E1%BB%9F%20h%E1%BB%AFu,v%E1%BB
%A5%20ph%C3%A1t%20tri%E1%BB%83n%20kinh%20t%E1%BA%BF%2C
10. />11. />
21


12. />13. />14. />15. />
22



×