Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Luận văn thạc sĩ USSH báo chí bắc ninh với công tác bảo tồn và phát huy dân ca quan họ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.77 MB, 153 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

HỒNG THỊ HIỀN

BÁO CHÍ BẮC NINH VỚI CÔNG TÁC BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY DÂN CA QUAN HỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2017

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

HỒNG THỊ HIỀN

BÁO CHÍ BẮC NINH VỚI CÔNG TÁC BẢO TỒN
VÀ PHÁT HUY DÂN CA QUAN HỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Linh Khiếu


Hà Nội – 2017

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “Báo chí Bắc Ninh với cơng tác bảo
tồn và phát huy dân ca Quan họ” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Luận văn được hồn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Linh
Khiếu. Những số liệu trích dẫn và kết quả nghiên cứu đề tài đưa ra dựa trên
thực tế điều tra và chưa từng được ai công bố. Nếu những thơng tin tơi cung
cấp khơng chính xác, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Hồng Thị Hiền

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Linh Khiếu – Người
hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này!
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các chuyên gia, các nhà báo,
biên tập viên, phóng viên, bạn bè đồng nghiệp và những người thân đã
dành thời gian tham thực hiện điều tra, khảo sát; các thầy cô ở Đại học Khoa
học Xã hội & Nhân văn đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Hiền


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Sự phân bố làng Quan họ gốc..................................................... 35
Bảng 2. 1: Kết quả khảo sát về số lượng trên Báo Bắc Ninh từ tháng 1 năm 2015
đến hết tháng 12 năm 2016: từ số 3452 - 3971 ................................................ 54
Bảng 2.2: Kết quả khảo sát về số lượng trên sóng phát thanh của Đài Phát
thanh – Truyền hình Bắc Ninh từ tháng 1 năm 2015 đến hết tháng 12 năm
2016: ............................................................................................................ 55
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về số lượng trên sóng truyền hình của Đài Phát
thanh – Truyền hình Bắc Ninh từ tháng 1 năm 2015 đến hết tháng 12 năm
2016 ............................................................................................................. 56
Bảng 2.4. Tổng hợp đánh giá chất lượng các tin, bài về dân ca Quan họ
trên các cơ quan báo chí địa phương ........................................................... 59
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả nhận xét các mặt thông tin............................. 60
về dân ca Quan họ của Báo Bắc Ninh, Đài PT-TH Bắc Ninh .................... 60
Bảng 2.6. Tổng hợp thời lượng và thời gian đăng tải, phát sóng các chương
trình về dân ca Quan họ trên báo chí Bắc Ninh .......................................... 62

1

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 7

3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 11
5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu ................................................. 11
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .................................................... 12
7. Bố cục luận văn ....................................................................................... 12
Chƣơng 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CHÍ VÀ DÂN CA QUAN HỌ 13
1.1. Một số khái niệm .......................................................................................... 13
1.1.1. Khái niệm dân ca ........................................................................ 13
1.1.2. Khái niệm dân ca Quan họ ......................................................... 15
1.1.3. Khái niệm bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Quan họ ............. 16
1.1.4. Báo chí ........................................................................................ 20
1.1.5. Giới thiệu về báo in, phát thanh, truyền hình; đặc điểm và thế
mạnh của các loại hình báo chí trong diện luận văn khảo sát ............. 27
1.2. Dân ca Quan họ Bắc Ninh và tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy
giá trị của dân cả Quan họ................................................................................... 29
1.2.1. Khái quát về tỉnh Bắc Ninh ........................................................ 29
1.2.2. Khái quát về dân ca Quan họ Bắc Ninh ..................................... 31
1.2.3. Tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy giá trị dân ca Quan họ 40
1.3. Vai trị của báo chí Bắc Ninh trong cơng tác bảo tồn và phát huy dân ca
Quan họ................................................................................................................. 42
Tiểu kết ....................................................................................................... 48

2

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
DÂN CA QUAN HỌ TRÊN BÁO CHÍ BẮC NINH .............................. 49
2.1. Giới thiệu chung về báo chí Bắc Ninh ....................................................... 49

2.2. Công tác bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ trên báo chí Bắc Ninh .... 53
2.2.1. Khảo sát tần suất các bài viết về dân ca Quan họ trên báo chí
Bắc Ninh................................................................................................ 53
2.2.2. Kết quả thăm dị về nội dung tuyên truyền và nhu cầu thông tin về
dân ca Quan họ của công chúng trên các cơ quan báo chí trong diện
khảo sát ................................................................................................. 58
2.3. Những nội dung chính được thể hiện ......................................................... 62
2.3.1. Các văn bản chỉ đạo của Trung ương và tỉnh về dân ca Quan họ,
công tác bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ ..................................... 63
2.3.2. Các làng Quan họ ....................................................................... 65
2.3.3. Các nghệ nhân Quan họ ............................................................. 68
2.3.4. Đặc điểm của dân ca Quan họ được phản ánh trên báo chí
Bắc Ninh ............................................................................................... 73
2.4. Hình thức chuyển tải thơng tin bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ ..... 80
2.4.1. Thể loại ....................................................................................... 80
2.4.2 Ngôn ngữ ...................................................................................... 89
2.4.3. Ảnh .............................................................................................. 93
2.4.4 Chuyên trang, chuyên mục........................................................... 95
Tiểu kết ....................................................................................................... 98
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÁO CHÍ BẮC NINH THỰC HIỆN
TỐT CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DÂN CA QUAN HỌ ....... 99
3.1. Đánh giá thành công, hạn chế của báo chí Bắc Ninh trong cơng tác bảo
tồn và phát huy dân ca Quan họ ......................................................................... 99
3.1.1 Một số thành công và nguyên nhân thành công .......................... 99

3

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



3.1.2. Một số hạn chế và nguyên nhân hạn chế .................................. 100
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của báo chí trong
cơng tác bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ................................................. 102
3.2.1. Nhóm giải pháp liên quan tới công tác thông tin, tuyên truyền102
3.2.2. Phát huy vai trị của hệ thống chính trị trong việc thúc đẩy báo chí
Bắc Ninh thực hiện tốt cơng tác bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ .... 106
3.2.3. Kiện toàn, hoàn thiện bộ máy tổ chức của cơ quan báo chí
Bắc Ninh .................................................................................... 107
3.2.4. Nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho
đội ngũ phóng viên, biên tập viên ....................................................... 109
3.2.5. Nâng cao chất lượng nội dung và hình thức sản phẩm báo chí 111
Tiểu kết ..................................................................................................... 115
KẾT LUẬN .............................................................................................. 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 119
PHỤ LỤC

4

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong dòng chảy của văn hóa dân tộc, Quan họ là một loại hình dân
ca đặc sắc của người dân vùng Bắc Ninh – Kinh Bắc. Trải qua bao thế kỷ,
Quan họ gắn bó chặt chẽ với đời sống con người, phản ánh một cách khái
quát, sâu sắc sinh hoạt văn hóa phong phú của cộng đồng làng xã. Với sự
kế thừa, phát huy những tinh hoa văn hóa các vùng miền, bằng lối diễn
xuất vô cùng điêu luyện, tinh tế đạt tới một trình độ cao, Quan họ đã trở
thành nghệ thuật độc đáo, đặc trưng, bản sắc riêng có của quê hương.

Bắc Ninh là nơi khởi nguồn dân ca Quan họ. Nói đến dân ca Quan
họ là nói đến nền văn hố tổng thể hợp thành từ nhiều yếu tố văn hóa nghệ
thuật dân gian trong một quá trình lịch sử lâu dài, có nhiều tầng, nhiều lớp
trong một chỉnh thể văn hóa; gắn bó với văn hóa, văn minh làng xã, thu hút
và biểu hiện những ước mơ; tập hợp và hành động chung cho những
nguyện vọng, những khao khát của con người xứ Bắc từ nhiều đời đối với
quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người trên bình diện văn hóa
- xã hội.
Dân ca Quan họ Bắc Ninh là thể loại dân ca phong phú nhất về
mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài dân ca
Quan họ Bắc Ninh đều có giai điệu riêng. Dân ca Quan họ cổ truyền
vốn không phải là nghệ thuật biểu diễn với 2 vai (nghệ sĩ - khán giả)
như Tuồng, Chèo, Ca trù. Bản chất của nó là thú chơi dân dã, nên người
ta mới gọi là “chơi Quan họ”. Dân ca Quan họ hiện đại không chỉ là thú
chơi nữa, mà là một sự trình diễn của những người hát Quan họ cùng
với các thiết bị âm thanh điện tử.
Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên
Chính phủ Cơng ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày

5

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009) dân ca Quan họ Bắc Ninh đã
được công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Việc dân ca
Quan họ Bắc Ninh được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể đại
diện của nhân loại sẽ góp phần tăng cường vị trí, vai trị của di sản này
đối với xã hội, làm giàu thêm bức tranh đa dạng văn hóa của Việt Nam
và của nhân loại.

Nhưng hiện nay do tác động của kinh tế thị trường, sự du nhập các
nền văn hóa khác nhau đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự bảo tồn, phát huy
các giá trị di sản văn hóa Quan họ. Việc gìn giữ văn hóa đang được đặt ra
cấp bách ở giai đoạn hiện tại và trong tương lai, công việc này địi hỏi
nhiều thời gian và cơng sức. Đó khơng đơn thuần là cơng việc của ngành
văn hố, ngành khảo cổ, ngành văn học dân gian, âm nhạc... mà là cơng
việc địi hỏi phải có sự tham gia nhiệt tình của các cấp các ngành trong đó
có báo chí.
Các giá trị văn hóa có xu hướng mai một theo thời gian như: sự biến
tướng các làn điệu dân ca Quan họ, sự mai một các làn điệu Quan họ cổ,
tầng lớp nghệ nhân thì ngày một già đi trong khi thế hệ trẻ đam mê Quan
họ trẻ lại rất ít, nhiều nghệ nhân cao tuổi đã mất mang theo những giá trị
văn hóa Quan họ quý báu đi theo…
Trước thực trạng của dân ca Quan họ, bản thân tôi là người được
sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Bắc Ninh – Kinh Bắc, quê hương của
những làn điệu dân ca Quan họ, với tư cách là thế hệ trẻ, là một người
hoạt động trong lĩnh vực thông tin, tuyên truyền, tôi cảm nhận rõ được
những ảnh hưởng của báo chí địa phương đối với hoạt động tuyên truyền
về dân ca Quan họ, công tác bảo tồn dân ca Quan họ. Tuy nhiên, báo chí
địa phương tuyên truyền về lĩnh vực này chưa nhiều, hình thức thể hiện
chưa phong phú, đa dạng và cịn có mặt hạn chế như: Báo Bắc Ninh, Đài

6

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Phát thanh – Truyền hình tỉnh chưa chủ động trong việc tuyên truyền về
lĩnh vực này mà mới chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền về các hoạt động
liên quan đến dân ca Quan họ, công tác bảo tồn và phát huy dân ca Quan

họ khi được các cơ quan liên quan mời theo sự kiện hoặc được lãnh đạo
cấp trên giao nhiệm vụ…
Vì vậy, tơi chọn đề tài: “Báo chí Bắc Ninh với cơng tác bảo tồn và
phát huy dân ca Quan họ” làm đề tài luận văn Thạc sỹ chuyên ngành
Báo chí học. Qua việc đánh giá đúng thực trạng, chất lượng, nội dung
các tác phẩm báo chí tuyên truyền về hoạt động này trên các cơ quan báo
chí địa phương, góp phần chỉ ra những hạn chế những yếu kém trong
việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của Quan họ, nhân rộng các
yếu tố tích cực của Quan họ hơn nữa, để cho dân ca Quan họ Bắc Ninh
không những không bị mai một mà cịn phát triển nở rộ, ln ln xứng
đáng là đại diện di sản văn hóa phi vật thể xuất sắc cho cả dân tộc và
nhân loại.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho tới nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau về dân ca
Quan họ Bắc Ninh, có những tác phẩm, đề tài mang cấp Nhà nước, có
những đề tài mang cấp tỉnh… nhưng tựu chung lại các tác phẩm đó đều
hướng vào việc nghiên cứu tìm hiểu các giá trị văn hóa, các nét đẹp của
dân ca Quan họ. Từ đó, các nhà nghiên cứu đều chỉ ra thực trạng của dân
ca Quan họ, căn cứ vào đó chỉ ra các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp
cho quá trình bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể Quan họ sao cho
phù hợp với điều kiện và tình hình mới hiện nay.
Điển hình là một số cơng trình nghiên cứu có giá trị về loại hình Dân
ca như: “Báo chí với việc bảo tồn và phát huy Dân ca Xoan, ghẹo – Luận
văn tốt nghiệp của Nguyễn Thị Thu Hà - Khoa Báo chí Truyền Thơng –

7

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn”; “Vấn đề bảo tồn và phát huy di
sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam trên báo chí” – Luận văn tốt nghiệp
của Lê Vũ Điệp – Khoa Báo chí Truyền thông – Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn; “Báo chí với vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hà
Nội” – Luận văn tốt nghiệp của Hồng Hương Trà – Khoa Báo chí Truyền
thơng – Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn…
Theo dòng lịch sử, vào năm 1978, tập thể các tác giả gồm Đặng Văn
Lung, Hồng Thao, Trần Linh Quý đã xuất bản cuốn “Quan họ nguồn gốc
và quá trình phát triển”. Trong tác phẩm này, các tác giả đã tiến hành
nghiên cứu quá trình hình thành Quan họ, đồng thời tìm hiểu sức sống, sự
phát triển của Quan họ theo dòng thời gian. Tác phẩm đã cho độc giả thấy
được những nét đẹp trong khơng gian văn hóa Quan họ, cách ứng xử, các
tín ngưỡng trong Quan họ, tục kết bạn của người Quan họ… Bên cạnh đó,
tác phẩm cũng đã giới thiệu một số bài Quan họ cổ ở các làng Quan họ
khác nhau và so sánh sự giống và khác nhau giữa các làng Quan họ về
giọng điệu, cách luyến láy… Cuốn sách này đặt nền móng cho việc nghiên
cứu về Quan họ sau này.
Tập thể nhiều tác giả khác nhau đã nghiên cứu về “Lối chơi Quan họ”
được xuất bản tại nhà xuất bản Văn hóa thơng tin năm 2006. Trong cuốn
này, các tác giả tập trung vào nghiên cứu các lối chơi Quan họ khác nhau
giữa các làng Quan họ. Đồng thời, các tác giả cũng chỉ ra những nét đẹp, sự
tinh tế của lối chơi Quan họ đúng như câu nói “ Nghề chơi Quan họ có
tinh mới tường”. Cũng trong năm 2006, Sở Văn hóa Thơng tin tỉnh Bắc
Ninh đã xuất bản cuốn “Quan họ Bắc Ninh thực trạng và giải pháp bảo
tồn”. Đây là cơng trình nghiên cứu đầy kỳ cơng của Sở Văn hóa Thơng tin
tỉnh Bắc Ninh, cuốn sách cũng giới thiệu chung về dân ca Quan họ Bắc
Ninh, khái quát quá trình hình thành và phát triển của dân ca Quan họ,

8


LUAN VAN CHAT LUONG download : add


nghiên cứu sâu về thực trạng của loại hình dân ca đặc sắc này chỉ ra những
mặt tích cực, tiêu cực trong công tác bảo tồn. Từ thực trạng và nguyên
nhân, Sở đã đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm bảo tồn một cách tốt nhất
cho loại hình văn hóa phi vật thể này.
Trong q trình chờ UNESCO xét duyệt hồ sơ công nhận dân ca Quan
họ trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại thì năm 2008,
Sở VH, TT và DL Bắc Ninh đã xuất bản cuốn “Làng và nghệ nhân Quan
họ Bắc Ninh” gồm nhiều tác giả tham gia trong đó ông Nguyễn Đăng Túc
làm Trưởng ban. Cuốn sách này đã khái quát về văn hóa Quan họ ở các
làng Quan họ cổ có truyền thống hát Quan họ từ lâu đời cho tới nay. Phần
hai của cuốn sách trình bày về các nghệ nhân Quan họ tiêu biểu được
Đảng, Nhà nước, UBND tỉnh Bắc Ninh trao tặng danh hiệu “nghệ nhân dân
ca Quan họ Bắc Ninh”, trong đó nói lên q trình học hát Quan họ, cơng
lao của các nghệ nhân trong việc lưu giữ và truyền dạy những làn dân ca
Quan họ đầy mượt mà trữ tình cho các thế hệ con cháu mai sau.
Khi Quan họ trở thành di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO cơng
nhận thì việc sưu tầm, nghiên cứu, tiến hành bảo tồn phát huy dân ca Quan họ
là nhiệm vụ quan trọng của tỉnh Bắc Ninh. Một trong những cách thức góp
phần bảo tồn di sản này là việc nghiên cứu in thành ấn phẩm. Năm 2010, đã
có rất nhiều tác phẩm khác nhau nghiên cứu về dân ca Quan họ ở Bắc Ninh
trong đó nổi bật có cuốn “Về miền Quan họ” của nhiều tác giả khác nhau,
cuốn “Dân ca Quan họ lời ca và bình giảng” của Trung tâm văn hóa tỉnh Bắc
Ninh phát hành và cuốn “300 bài dân ca Quan họ Bắc Ninh” của tác giả Hồng
Thao sưu tập và ký âm. Các cuốn trên đều giới thiệu về dân ca Quan họ ở các
làng Quan họ gốc, giới thiệu những nét đẹp, những tinh hóa văn hóa của Quan
họ. Riêng cuốn của tác giả Hồng Thao thì đã ghi lại hơn 200 bài hát Quan họ
cổ ở các làng Quan họ khác nhau. Có những bài dân ca Quan họ ít người biết


9

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đến và đang có nguy cơ thất truyền. Việc sưu tầm và ký âm này có vai trị vơ
cùng quan trọng giúp chúng ta có thể lưu giữ lại các làn điệu dân ca Quan họ
cổ tránh nguy cơ bị mai một, bị thất truyền.
Nói tóm lại, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đến nay đã có rất
nhiều các cơng trình nghiên cứu khác nhau về dân ca Quan họ Bắc Ninh.
Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu có hệ thống, nghiên cứu sâu,
chỉ ra những giải pháp để nâng cao hơn nữa về vai trị của báo chí trong
cơng tác bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Báo chí Bắc Ninh với cơng tác bảo tồn và
phát huy dân ca Quan họ” là nghiên cứu bước đầu, có ý nghĩa về mặt lý
luận, thực tiễn trên cả lĩnh vực báo chí, cũng như cơng tác bảo tồn và phát
huy dân ca Quan họ vừa phù hợp với cuộc sống thời hiện đại, vừa giữ được
những lề lối của Quan họ cổ.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các lý luận liên quan đến đề tài của luận văn
khảo sát, đánh giá thực trạng báo chí Bắc Ninh với cơng tác bảo tồn và phát
huy dân ca Quan họ thời gian qua, đề xuất một số giải pháp chủ yếu giúp
báo chí Bắc Ninh thực hiện tốt hơn nhiệm vụ trong công tác bảo tồn và
phát huy dân ca Quan họ hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận chung về báo chí, Quan họ và thực
trạng cơng tác bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ của báo chí Bắc Ninh.

- Khảo sát, đánh giá thực trạng báo chí Bắc Ninh với cơng tác bảo tồn
và phát huy dân ca Quan họ. Những thành công, hạn chế của báo chí Bắc
Ninh với cơng tác bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ hiện nay.

10

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


- Nêu một số quan điểm và đề xuất một số giải pháp chủ yếu giúp báo
chí Bắc Ninh thực hiện tốt hơn nhiệm vụ trong công tác bảo tồn và phát
huy dân ca Quan họ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu Báo chí Bắc Ninh với công tác bảo tồn và phát huy dân ca
Quan họ ở tỉnh Bắc Ninh.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tưởng khảo sát: Báo Bắc Ninh, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh.
- Thời gian khảo sát: Trong 2 năm (từ năm 2015 đến hết 2016).
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà
nước về di sản văn hóa nói chung, di sản dân ca Quan họ nói riêng, vai trị
của báo chí với cơng tác bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liê ̣u : Hệ thống hoá những vấn đề lý
luận cơ bản về báo chí, cơng tác bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ và
những tác động của báo chí Bắc Ninh với công tác bảo tồn và phát huy dân
ca Quan họ.

- Khảo sát mức độ đưa tin, bài về dân ca Quan họ, công tác bảo tồn và
phát huy dân ca Quan họ trên báo chí Bắc Ninh.
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: cuộc điều tra được
tiến hành đối với 400 người về mức độ theo dõi, chất lượng tin bài phản ánh
của báo chí Bắc Ninh về lĩnh vực đề tài nghiên cứu, từ đó tổng hợp các kết

11

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


quả để đi đến đánh giá một cách khái quát về vị trí, vai trị của báo chí Bắc
Ninh với công tác bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ.
- Tổng hợp các quan điểm liên quan đến đề tài từ các tài liệu khoa
học, sách, báo, tạp chí.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về báo chí với cơng tác
bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ.
- Trên cơ sở khảo sát thực trạng báo chí Bắc Ninh với cơng tác bảo
tồn và phát huy dân ca Quan họ thời gian qua, nêu một số quan điểm và đề
xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của báo chí
Bắc Ninh với cơng tác bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ hiện nay.
- Luận văn góp thêm tài liệu tham khảo phục vụ sinh viên báo chí, các
phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, cán bộ ngành văn hóa, cơ
quan quản lý di sản văn hóa và những người quan tâm đến lĩnh vực này.
7. Bố cục luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, phần nội dung
của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về báo chí và dân ca Quan họ.
Chương 2: Thực trạng công tác bảo tồn và phát huy Dân ca Quan họ

trên báo chí Bắc Ninh.
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy báo chí Bắc Ninh thực hiện tốt cơng tác
bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ.

12

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Chƣơng 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO CHÍ VÀ DÂN CA QUAN HỌ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm dân ca
Dân tộc Việt Nam là một trong những dân tộc có nền văn hóa dân
gian đậm đà bản sắc dân tộc và giá trị của nó đã vượt qua bao thử thách của
thời gian, bởi lẽ bản chất của văn hóa dân gian là lịng nhân nghĩa, thủy
chung, vì nghĩa tình, vì ấm no, hạnh phúc. Đó là một cống hiến lớn lao,
xứng đáng góp vào nền văn hóa chung của nhân loại.
Dân ca là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học và âm nhạc
dân gian của cả dân tộc. Một trong những giá trị quý báu của dân ca là cho
chúng ta thấy khá sâu sắc về cuộc sống, tâm hồn của người Việt Nam. Qua
lời văn, nét nhạc, hình tượng dân ca, con người lao động Việt Nam từ bao
đời nay muốn phô bày một cách chân thực nỗi lịng, ý nghĩ, tình cảm của
mình. Mỗi miền dân ca trong cả nước, ta lại không gặp những con người
Việt Nam chung chung, với một phong cách dân tộc chung chung, mà ở
đây ta gặp những con người Việt Nam cụ thể, những tâm hồn có phong
cách riêng được hun đúc từ bao đời ở những vùng văn hóa dân gian khác
nhau. Con người Việt Nam qua dân ca là con người gắn bó với cuộc sống,
tha thiết với quê hương, say sưa trong yêu thương, thủy chung trong nghĩa
tình, cần cù, giản dị mà lại giàu mơ ước, hoài bão.

Dân ca Việt Nam là một thể loại âm nhạc cổ truyền, qua việc truyền
khẩu, truyền ngón các bài dân ca, mỗi người diễn xướng có quyền ứng tác
tự do, góp phần sáng tạo của mình vào tác phẩm trong quá trình biểu diễn.
Do vậy họ gần như là “đồng tác giả” với những người sáng tác mà người
sáng tác ban đầu không rõ là ai. Một bài dân ca thường tồn tại với một bản
coi như bản gốc, gọi là lòng bản và nhiều bản được ứng tấu thêm hay sửa

13

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đổi gọi là dị bản. Những bài dân ca được nhiều người yêu thích sẽ được
truyền bá đi khắp nơi. Hiện nay các nhạc sĩ đã sáng tác thêm những lời ca
mới dựa trên các làn điệu đã có tạo nên sự đa dạng và phong phú cho dân
ca. Các dịp biểu diễn thường là lễ hội, hát làng nghề ngoài ra thường ngày
cũng được hát lên trong lao động để động viên nhau, hay trong tình u đơi
lứa, trong tình cảm giữa người và người. Tuy nhiên mỗi tỉnh thành, dân ca
Việt Nam lại có phát âm, giọng nói và các từ khác nhau nên cũng có thể
phân theo tỉnh cho dễ gọi vì nó cũng có tính chung của miền Bắc, miền
Trung và miền Nam. Ngày nay, khi khảo sát một bài dân ca được phổ biến
ở một vùng nào đó, muốn biết được xuất xứ của chúng, người ta thường dựa
vào một vài đặc điểm, trong đó ví dụ như tiếng địa phương, những địa danh.
Đây là cách dễ nhận biết nhất để nhận ra xuất xứ của một bài dân ca. Nói chung
trong các bài dân ca miền Bắc thường có những từ đệm như: “rằng, thì, chứ...”
và các dấu giọng như: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng được dệt bới những nốt nhạc
sao cho việc phát âm được rõ nét. Một số phụ âm được phát âm một cách đặc
thù như: “r, d, gi” hay “s và x” phát âm giống nhau, không phân biệt nặng nhẹ.
Dân ca miền Trung thì thường có chữ “ ni, nớ, răng, rứa...” dấu sắc được đọc
thành dấu hỏi (so với giọng người Bắc), dấu hỏi và ngã đều được đọc giống

nhau và trầm hơn chữ không dấu. Những bài dân ca miền Nam thì thường có
chữ “má (mẹ), bậu (em), đặng (được)...” chữ “ê” đọc thành chữ “ơ”, dấu ngã
đọc thành dấu hỏi,... Nhưng nhìn chung thì vẫn là thốt thai từ lịng dân với
đậm tính chất mộc mạc giản dị của họ.
Theo tiến sĩ khoa học Phạm Lê Hòa (Đại học Sư phạm Nghệ
thuật Trung ương), dân ca là một loại hình âm nhạc với các thuộc tính
khơng có tên tác giả, được lưu truyền từ đời này sang đời khác bằng
phương thức truyền miệng; gắn với đời sống của người dân và mang
màu sắc vùng miền.

14

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Theo GS.TS Trần Quang Hải (Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu
khoa học về Sơ lược về dân ca Việt Nam): “Dân ca là những bài hát, khúc
ca được sáng tác và lưu truyền trong dân gian mà không thuộc về riêng một
tác giả nào. Đầu tiên bài hát có thể do một người nghĩ ra rồi truyền miệng
qua nhiều người từ đời này qua đời khác và được phổ biến ở từng vùng,
từng dân tộc… Các bài dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng
bền vững với thời gian”.
Tóm lại, dân ca là những bài hát, khúc ca được sáng tác và lưu
truyền trong dân gian mà không thuộc về riêng một tác giả nào. Đầu tiên
bài hát có thể do một người nghĩ ra rồi truyền miệng nhau qua nhiều nguời
từ đời này qua đời khác và được phổ biến ở từng vùng, từng dân tộc...Các
bài dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua nhiều năm tháng và bền vững cùng
với thời gian.
Từ đó, có thể hiểu khái niệm về dân ca như sau: Dân ca là những bài
hát cổ truyền do nhân dân sáng tác được lưu truyền từ thế hệ này sang thế

hệ khác.
1.1.2. Khái niệm dân ca Quan họ
Hàng năm, cứ mỗi độ xuân về và khi mùa thu tới, người dân 49
làng Quan họ gốc thuộc xứ Kinh Bắc (bao gồm cả Bắc Ninh và Bắc
Giang ngày nay), dù ở bất cứ nơi đâu cũng trở về quê hương để trẩy hội
đình, hội chùa, những lễ hội hết sức độc đáo bởi đã gắn liền với trình
diễn Quan họ tự bao đời nay.
Mặc dầu cịn có những ý kiến khác nhau về thời điểm ra đời của
Quan họ, có ý kiến cho là Quan họ có từ thế kỷ 11, số khác cho là từ
thế kỷ 17, song, các cơng trình khảo sát, nghiên cứu từ trước tới nay
đều đã khẳng định giá trị to lớn của di sản "Văn hóa Quan họ", đặc biệt
là dân ca Quan họ, loại hình nghệ thuật được coi là cốt lõi của văn hóa
xứ "Kinh Bắc" ngàn năm văn hiến.

15

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Dân ca Quan họ là một hình thức hát giao duyên. Những liền
anh trong trang phục truyền thống khăn xếp, áo the và những liền
chị duyên dáng trong bộ áo mớ ba, mớ bẩy, đầu đội nón thúng quai thao,
cùng nhau hát đối những câu ca mộc mạc, đằm thắm, cách hát theo lối
truyền thống không cần nhạc đệm mà vẫn đầy chất nhạc, thể hiện nét văn
hóa tinh tế của người Quan họ.
Theo quan niệm của người Quan họ, nghệ nhân là những người có
kỹ năng hát “vang, rền, nền, nẩy” điêu luyện, thuộc nhiều bài, nhiều
"giọng" Quan họ. Họ chính là những bậc thầy dân gian thực hành việc sáng
tạo, lưu giữ và trao truyền vốn di sản quý báu đó cho các thế hệ mai sau
nên rất xứng đáng được tôn vinh.

Dân ca Quan họ là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của
vùng châu thổ sơng Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó cịn được hình thành
và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới
hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay.
Như vậy, Dân ca Quan họ là những làn điệu dân ca của vùng đồng
bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang).
Đây là môn nghệ thuật được hợp thành bởi nhiều yếu tố như âm nhạc, lời
ca, phục trang, lễ hội … với một lối hát giao duyên dân dã, thể hiện mối
quan hệ gắn bó tình nghĩa giữa những "liền anh", "liền chị" hát quan họ và
là nét văn hóa tiêu biểu của người dân vùng Kinh Bắc.
1.1.3. Khái niệm bảo tồn và phát huy giá trị dân ca Quan họ
* Bảo tồn:
Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm bảo tồn. Từ điển Tiếng
Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cắt nghĩa: “bảo tồn là giữ lại không
để cho mất đi”. [34; tr 56]
Bảo tồn là bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật, hiện tượng theo
dạng thức vốn có của nó. Bảo tồn là khơng để mai một, “không để bị thay

16

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


đổi, biến hóa hay biến thái”. Như vậy, trong nội hàm của thuật ngữ này,
khơng có khái niệm “cải biến”, hay “nâng cao” hoặc “phát triển”. Hơn nữa,
khi nói đối tượng bảo tồn “phải được nhìn là tinh hoa”, chúng ta đã khẳng
định giá trị đích thực và khả năng tồn tại theo thời gian, dưới nhiều thể
trạng và hình thức khác nhau của đối tượng được bảo tồn.
Công tác bảo tồn dân ca Quan họ là hoạt động của các chủ thể
trong xã hội nhằm mục đích giữ gìn, bảo vệ, làm giàu và phát huy dân ca

Quan họ ở hiện tại và tương lai.
Công tác bảo tồn dân ca Quan họ có nhiều cấp độ khác nhau, bao gồm các
hoạt động như: Bảo tồn nguyên trạng (Authentic conservation); Trùng tu
(Restoration); Gia cố (Consolidation); Tái định vị (Anastilose); Phục hồi
(Restore); Tái tạo – làm lại (Reconstruction); Qui hoạch bảo tồn (Preservation
planning).
Xét dưới góc độ kỹ thuật bảo tồn dân ca Quan họ bao gồm 2 loại:
bảo tồn nguyên trạng và bảo tồn trên cơ sở có kế thừa.
Bảo tồn nguyên vẹn ( bảo tồn trong dạng “tĩnh”)
Bảo tồn nguyên vẹn dân ca Quan họ ở dạng “ tĩnh” là vận dụng
thành quả khoa học kỹ thuật công nghệ cao, hiện đại bảo đảm giữ nguyên
trạng hiện vật như sự vốn có về kích thước, vị trí, đường nét màu sắc, kiểu
dáng. Khi cần phục nguyên các di sản văn hóa vật thể cần sử dụng hiệu quả
các phương tiện kỹ thuật như: đồ họa kỹ thuật vi tính cơng nghệ 3D theo
khơng gian ba chiều; chụp ảnh; băng hình video; xác định trọng lượng,
thành phần chất liệu của di sản văn hóa vật thể. Sau khi tiến hành bảo tồn
nguyên vẹn, phải so sánh đối chiếu số liệu với nguyên mẫu đã được lưu giữ
chi tiết để không làm biến dạng di sản văn hóa vật thể.
Bảo tồn dân ca Quan họ ở dạng “tĩnh” là tiến hành điều tra sưu tầm
thu thập các dạng thức văn hóa phi vật thể như nó hiện có theo quy trình

17

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


khoa học nghiêm túc chặt chẽ, “giữ” chúng trong sách vở, các ghi chép, mơ
tả bằng băng hình ( video), bằng tiếng ( audio), ảnh...
Bảo tồn trên cơ sở kế thừa ( bảo tồn trong dạng “động”)
Bảo tồn “động”, tức là bảo tồn các hiện tượng văn hóa trên cơ sở kế

thừa. Di sản văn hóa Quan họ sẽ được bảo tồn trên tinh thần giữ gìn những
nét cơ bản, cố gắng phục chế lại dân ca Quan họ bằng nhiều kỹ thuật công
nghệ hiện đại.
Dân ca Quan họ luôn tiềm ẩn trong tâm thức và trí nhớ của con
người mà chúng ta thường mệnh danh họ là những nghệ nhân hay là những
Báu vật nhân văn sống. Do đó bảo tồn và phát huy dân ca Quan họ còn
đồng nghĩa với việc bảo vệ những Báu vật nhân văn sống. Đó là việc xã
hội thừa nhận các tài năng dân gian, tôn vinh họ trong cộng đồng, tạo điều
kiện tốt nhất để trong hồn cảnh có thể, để họ sống lâu, sống khỏe mạnh,
phát huy được khả năng của họ trong quá trình bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống. Cần phải phục hồi các giá trị văn hóa Quan họ
một cách khách quan, sáng suốt, tin cậy, chứ không thể chủ quan tùy tiện.
Tất cả những giá trị văn hóa văn hóa quan họ phải được kiểm chứng qua
nhiều phương pháp nghiên cứu có tính chất chun mơn cao, có giá trị
chứng thực, thuyết phục thông qua các dự án điều tra, sưu tầm bảo quản,
biên dịch và xuất bản các dấu tích dân ca Quan họ.
*Phát huy dân ca Quan họ
Phát huy Dân ca Quan họ là những hành động nhằm đưa di sản văn
hóa vào trong thực tiễn xã hội, coi đó như là nguồn nội lực, tiềm năng
góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi ích vật chất và
tinh thần cho con người, thể hiện tính mục tiêu của văn hóa đối với sự
phát triển của xã hội.
Phát huy Dân ca Quan họ phải biết kế thừa có chọn lọc những tinh

18

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


hoa văn hóa của đời trước để lại, làm cho các giá trị của di sản văn hóa

thấm sâu, lan tỏa vào đời sống cộng đồng xã hội để cộng đồng nhận diện
được giá trị, biết trân trọng những giá trị ấy và tránh có cái nhìn phiến
diện. Từ đó mà khơi lòng tự hào để chung tay vào bảo tồn di sản văn hóa
của địa phương, của dân tộc và của cả nhân loại.
Phát huy Dân ca Quan họ là để phát triển kinh tế, nhưng phát huy là
phải biết kế thừa những tinh hoa của đời trước để lại. Những giá trị đó
chính là sự đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn, nếu chúng phù hợp với thời
đại mới thì cần được phát huy, đồng thời phải biết sáng tạo thêm những
cái mới trên nền tảng những cái truyền thống để vừa làm giàu thêm bản
sắc văn hóa, góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cư dân
đương đại đồng thời cũng là cơ hội để tạo ra thêm nhiều sản phẩm du lịch
đặc trưng giúp phát triển kinh tế bền vững cho địa phương.
Phát huy Dân ca Quan họ phải biết mở rộng giao lưu văn hóa để làm
giàu thêm bản sắc văn hóa và làm thăng hoa giá trị văn hóa trong bối cảnh
tồn cầu hóa. Từ xưa đến nay khơng có nền văn hóa nào tự thân phát triển
bằng sự “đóng kín” mà muốn phát triển phải luôn được bồi đắp bởi nhiều
nền văn hóa khác. Vì vậy, việc giao lưu, mở rộng văn hóa để làm giàu
thêm bản sắc văn hóa, đồng thời làm thăng hoa và lan tỏa văn hóa của
mình đến khắp nơi ln là khuynh hướng của mọi cộng đồng, mọi dân tộc,
đặc biệt là trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay. Tuy nhiên, giao lưu, tiếp
nhận những luồng văn hóa khác là cần thiết nhưng tiếp nhận những cái gì
và biến đổi như thế nào để khơng đánh mất đi giá trị văn hóa của địa
phương là việc không đơn giản.
Phát huy dân ca Quan họ nhằm mục tiêu phát triển du lịch bền vững,
thu hút mạnh mẽ khách du lịch trong và ngoài nước đến với di sản văn hóa
Dân ca Quan họ, đây cũng là một trong những nguồn lực giúp cho nền

19

LUAN VAN CHAT LUONG download : add



kinh tế của địa phương ổn định, góp phần phục vụ tích cực cho cơng tác
bảo tồn Dân ca Quan họ.
Dân ca Quan họ có vai trị to lớn đối với sự phát triển lành mạnh và
bền vững của cuộc sống đương đại. Vì vậy bảo tồn và phát huy Dân ca
Quan họ là nền tảng, là nguồn động lực cho sự nghiệp bảo vệ, xây dựng
và phát triển của địa phương, của đất nước, là quyền lợi và trách nhiệm
của mỗi người và của cả cộng đồng.
Quan họ Bắc Ninh là một sinh hoạt văn hóa nghệ thuật đặc sắc của
văn hóa dân gian Việt Nam. Cùng với thời gian, Quan họ Bắc Ninh khơng
cịn chỉ bó gọn là “Quan họ làng” mà đã lan tỏa tới khắp mọi miền của Tổ
quốc, thậm chí cịn bay qua biên giới tới bè bạn năm châu. Sự tỏa sáng các
giá trị văn hóa của Quan họ là nhờ quan điểm, đường lối, chính sách đúng
đắn của nhà nước, sự quan tâm, trân trọng và gìn giữ di sản của cộng đồng
địa phương trong việc thực hiện mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá
trị di sản. Tuy còn nhiều quan điểm khác trong việc bảo tồn và phát huy
Dân ca Quan họ, nhưng một số quan điểm được rút ra như trên là những
quan điểm cơ bản để giúp cho việc bảo tồn - phát huy giá trị di sản văn
hóa nói chung và Quan họ Bắc Ninh nói riêng thành cơng.
1.1.4. Báo chí
Có rất nhiều khái niệm riêng về báo chí. Căn cứ Điều 3 Luật Báo chí
2016, báo chí là sản phẩm thơng tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống
xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản
định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo cơng chúng thơng qua các
loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.
Báo chí (xuất phát từ 2 từ "báo" - thơng báo - và "chí" - giấy), nói một
cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ nhằm báo cáo về các sự
vật, hiện tượng hay con người nổi bật trong ngày mà xã hội cần quan tâm.


20

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


Tuy phương tiện truyền tải báo chí thay đổi theo thời gian, các nghiệp
vụ báo chí vẫn bao gồm: tìm hiểu thơng tin, phân tích thơng tin và phổ biến
thơng tin đến độc giả. Mở rộng ra, khái niệm báo chí cũng được sử dụng
cho các phương pháp tìm kiếm tin tức, lối viết văn trên báo chí, và các hoạt
động (chun nghiệp hay khơng chun nghiệp) của báo chí.[1] [2]
Theo thời gian, phương tiện truyền tải của thông tin đi từ nhật báo, tạp
chí (trên giấy) tới đài phát thanh, đài truyền hình (trên loa đài) tới các ấn
bản điện tử trên web (báo điện tử).
Trong xã hội hiện đại, báo chí là người cung cấp thơng tin chính và
phản hồi ý kiến về các vấn đề của công chúng. Tuy nhiên báo chí khơng
phải lúc nào cũng chỉ giới hạn ở tìm kiếm và truyền tải thơng tin. Truyền
thơng báo chí có thể mở rộng sang các hình thức khác như văn học và điện
ảnh. Ở một số quốc gia, báo chí bị chính phủ kiểm sốt và khơng phải là
một cơ quan hồn tồn độc lập.[3]
Tuy nhiên, trong một xã hội dân chủ, việc tiếp cận với thơng tin miễn
phí đóng một vai trị chính trong việc tạo ra một hệ thống kiểm tra và cân
bằng, cũng như phân bổ quyền lực cân đối giữa Chính phủ, các doanh
nghiệp, cá nhân và các tổ chức xã hội khác. Việc tiếp cận thơng tin có thể
kiểm chứng được do báo chí thu thập bởi các nguồn phương tiện truyền
thơng độc lập, tn thủ các tiêu chuẩn báo chí, có thể khiến các cơng dân
bình thường có khả năng tham gia vào các hoạt động chính trị.
Trong đời sống chính trị - xã hội, báo chí giữ vai trị hết sức quan
trọng. Bất kỳ một lực lượng cầm quyền nào trong các quốc gia trên thế giới
đều sử dụng báo chí như một cơng cụ để tác động vào tư tưởng, tình cảm
của cơng chúng, nhằm tạo ra ở họ những nhận thức mới, những định hướng

có giá trị cho cuộc sống. Vì thế, trong quá trình đấu tranh cách mạng, dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, cả phía cách mạng lẫn phản cách mạnh

21

LUAN VAN CHAT LUONG download : add


×