Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc Đồng Tiền pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.89 KB, 5 trang )

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc
Đồng Tiền

Cây hoa Cúc Đồng Tiền tên khoa học Gerbera
jamesoniiBolus. có màu sắc rất phong phú. Hoa
Cúc Đồng Tiền có thể nhân giống bằng cách tách
cây, trồng bằng hạt và nuôi cấy mô. Nuôi cấy mô
cho số lượng cây lớn, sạch bệnh, cây sẽ sinh
trưởng và phát triển khoẻ, sản lượng hoa cao, chất lượng hoa tốt, hệ số nhân
giống cao, có thể nhân nhanh với số lượng lớn. Do đó nhân giống bằng phương
pháp cấy mô là cách nhân giống chủ yếu hiện nay.
Kỹ thuật trồng hoa Cúc Đồng Tiền chậu:
1. Chuẩn bị cây giống: Cây cấy mô được ra ngôi thuần dưỡng trong các chậu nhỏ
có 3- 4 lá thật.
2. Chuẩn bị giá thể:
Giá thể trồng Cúc Đồng Tiền cần phải tơi xốp, có độ thông thoáng cao, thoát
nước, nhiều mùn. Hoa Cúc Đồng Tiền trồng chậu cần trộn giá thể (vật liệu trồng)
theo tỉ lệ phân rơm: xơ dừa: tro trấu: cát như sau: 1: 1: 0,5: 0,2 + (8kg super lân +
10kg phân trùng quế hoặc hữu cơ vi sinh + 2kg vôi)/m
3
vật liệu + 0,5kg
Trichoderma pha cho 150 lít tưới ướt trộn đều cho 1 m
3
vật liệu, ủ kín 20-25 ngày
sau đó cho vào chậu có kích thước 12- 18 cm và tiến hành trồng cây vào chậu khi
cây con có 3- 4 lá thật.
3. Chuẩn bị nhà che: Cúc Đồng Tiền không chịu được mưa nhiều, sương muối và
cường độ ánh sáng mạnh, do vậy trồng Cúc Đồng Tiền cần làm nhà che tránh mưa
và hạn chế ánh sáng trực xạ. Thời gian đầu cây còn nhỏ khi trồng cần che thêm
lưới đen để giảm cường độ ánh sáng và nhiệt độ cao. Sau khi trồng 2 tháng, cây
con đã lớn nên dỡ bớt lưới để cây có đủ ánh sáng, phát hoa sau này được cứng


cáp.
4. Kỹ thuật trồng: Mỗi chậu trồng 1 hoặc 2 cây tuỳ theo mục đích trồng hoa chậu
hay hoa cắt cành, phải trồng nổi, cổ rễ cao bằng so với mặt đất. Nếu trồng sâu, cây
phát triển chậm hay bị thối thân, sau khi trồng tưới nước vừa đủ ẩm.
5. Chăm sóc:
- Tưới nước: Tưới vào buổi sáng, không tưới quá trể vào buổi chiều cây dễ bị
bệnh. Tưới bằng vòi sen nhẹ, tránh để đất bám dính lên lá. Cúc Đồng Tiền không
ưa ẩm, vì vậy tuỳ điều kiện thời tiết có thể 2- 3 ngày tưới nước một lần, vì đối với
giá thể xơ dừa tưới nhiều nước dễ tạo ẩm độ cao.
- Tỉa bỏ lá già: Mỗi tháng cần định kỳ tỉa bỏ lá già, lá vàng, lá bị sâu bệnh để cây
được thông thoáng, ánh sáng đầy đủ, việc phun thuốc sâu bệnh cho cây được dễ
dàng, giúp cây giảm được sâu bệnh.
- Phân bón:
+ Định kỳ bón phân cho Cúc Đồng Tiền: phân Nitrophosphoka (15-5-20+2TE),
pha loãng tưới mỗi tuần một lần. Ngoài việc bón phân qua rễ, phun thêm phân bón
lá cho cây: Growmore (30-10-10), HVP Đầu trâu,… theo liều lượng khuyến cáo
trên bao bì. Sau khi trồng chậu được 3 tháng, bón bổ sung phân trùng quế hoặc
phân dơi và vun thêm giá thể cho cây.
+ Giai đoạn cây ra nụ cần phun thêm các loại phân qua lá như: Multi- K (13-0-46),
Nitrat canxi (11-0-0-20 CaO) để làm phát hoa cứng cáp, màu sắc hoa đậm lâu tàn.
Nếu bón nhiều đạm cành hoa mềm yếu, khi cắm vào bình hoa dễ bị gục xuống.
+ Cúc Đồng Tiền sau khi trồng 3,5 - 4 tháng sẽ ra hoa, khi đó bón phân không cân
đối sẽ có sự mâu thuẫn giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Lá
quá nhiều, quá tốt thì hoa ít hoặc chất lượng kém. Nếu lá ít hoặc lá xấu thì cây
không đủ sức nuôi hoa, chất lượng hoa xấu.
Lượng phân bón cho 100 chậu cúc đồng tiền từ lúc trồng đến giai đoạn ra hoa (4
tháng):

STT Loại phân Liều lượng
Cách s


dụng
Bón định kỳ

Ghi chú
1
15-5-
20+2TE
26g/10 lít Tưới gốc

1 lần/tuần
2 30-10-10
20g/10 lít
nước
Phun 1 lần/tuần
Phun kết
hợp 3 Dầu cá
20g/10 lít
nước
Phun 1 lần/tuần
4 Vitamin B1

10ml/10 lít Phun 1 lần/tuần
5 Trùng quế 30g/chậu Bón gốc 3 tháng/lần
6 30-0-46
40g/10 lít
nước
Phun 7-10 ngày/lần

2 l

ần khi
ra nụ
5 Canxi Bo
5
cc
/10 lít
nước
Phun 7-10 ngày lần

2 l
ần khi
ra nụ
6. Phòng trừ sâu bệnh:
6.1. Sâu hại: Sâu hại Cúc Đồng Tiền chủ yếu là: bọ trĩ, nhện đỏ, rệp sáp.
6.1.1. Nhện đỏ:
Là đối tượng nghiêm trọng nhất, xuất hiện quanh năm, nhưng thường bộc phát và
gây hại trong điều kiện nắng nóng, từ tháng 1- 5, nhện gây hại trên lá và hoa,
thường ẩn náo ở mặt dưới lá, chích hút làm lá mất diệp lục, tiết độc tố vào tế bào
làm cho lá có màu đồng, chích hút hoa gây thiệt hại năng suất.
Phòng trị:
- Tỉa bỏ lá già, lá sâu bệnh để cây được thông thoáng, dẹp bỏ tàn dư của cây bỏ xa
nơi trồng.
- Phun thuốc kỹ ở cả 2 mặt lá, đặc biệt là mặt dưới lá. Thường xuyên đổi thuốc vì
nhện có khả năng kháng thuốc rất nhanh. Nếu mật số cao phun các loại thuốc sau:
Comite 73 EC, Kelthane 18.5 EC, Bitadin, Vertimec, thuốc tỏi.
6.1.2. Bọ Trỉ:
Phun mỗi tuần một lần từ 3-5 giờ chiều, khi số lượng bọ trĩ đang tăng, dùng lần
lượt các hóa chất sau: Confidor, Ascent, Dicazol, Panzon.

6.2. Bệnh hại:

6.2.1. Bệnh thối gốc (Fusarium sp): Thời kỳ đầu lá cây bị héo, gốc cổ rễ bị thối có
màu nâu, vỏ bong ra, nhổ cây lên rễ bị thối có màu đen. Nhiệt độ thấp và thời kỳ
cây con bệnh nhẹ, cây ra nụ bệnh phát sinh mạnh và lây lan nhanh.
Phòng trị: Phòng bệnh là biện pháp chủ yếu.
- Khử trùng đất trước khi trồng, tưới Foocmon pha loãng vào đất, dùng nilon ủ đất
10 ngày, sau đó xới đất cho thuốc bay hơi hết mới vô chậu trồng cây.
- Nhổ bỏ và tiêu huỷ cây bệnh, phun ngừa bằng các loại thuốc sau: Ridomil MZ
72WP, Benlate C, Validamycin 50 SC.

6.2.2. Các bệnh do nấm khác: Bệnh nấm hạch (Scerotinia Sclrotionrum), bệnh
đốm lá (Ceriosporasp).
Phòng trị:
- Tỉa lá bệnh, thu dọn tàn dư của cây bỏ xa nơi trồng.
- Phun ngừa bệnh cho cây bằng một số thuốc hoá học sau: Topsin M 70 WP, Anvil
5 SC, Champion, Aliete, Benomyl…

×