Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

10 bí quyết giúp bạn có một bức ảnh đẹp ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.85 KB, 4 trang )

10 bí quyết giúp bạn có một bức ảnh đẹp
1. Quy tắc một phần ba
Bố cục 1/3 là quy tắc bố cục phổ biến trong nhiếp ảnh, dựa trên quy ước đường
mạnh, điểm mạnh mà mắt người tập trung. Khi chụp ảnh phong cảnh, cố gắng để
đường chân trời nằm ở một phần ba phía trên hoặc một phần ba phía dưới của bức
ảnh. Điều này tránh cho bức ảnh bị chia thành hai nửa đều nhau, đồng thời phá vỡ
tính đối xứng trong bố cục ảnh, giúp cho bức ảnh trở nên thú vị hơn, đáng xem
hơn. Hãy từ bỏ thói quen để vật thể nổi bật nằm đúng vào vị trí chính giữa của bức
ảnh.
2. Cân bằng trắng
Thông thường, người chụp nghiệp dư hay chọn chế độ Auto cho tính năng cân
bằng trắng của máy. Đây là một sự lựa chọn có tính an toàn cao, nhưng đôi khi nó
sẽ khiến màu sắc và ánh sáng trong bức ảnh trở nên dại đi, không thật, không tự
nhiên. Vì vậy, khi chụp cảnh mặt trời mọc hay mặt trời lặn, hãy mạnh dạn chọn
chế độ ánh sáng ban ngày. Làm như thế bạn có thể tạo ra tông màu cũng như nền
ánh sáng ấm áp cho bức ảnh.
3. Sử dụng các chế độ chụp mặc định
Hầu hết máy ảnh hiện nay đều có rất nhiều chế độ chụp mặc định khác nhau, như
chụp chân dung, chụp pháo hoa, chụp phong cảnh… Những chế độ chụp này có
khả năng tự động tối ưu hóa các thông số mặc định để mang về những bức ảnh với
chất lượng cao nhất. Đừng ngại sử dụng chúng, bởi đôi khi, kết quả mà chúng
mang lại vượt quá sự chờ đợi của bạn.
4. Tìm những góc chụp lạ, thú vị
Không nên chỉ chĩa thẳng ống kính vào vật thể ở tư thế đối diện. Đôi khi, bạn nên
thay thế góc ngắm và tư thế chụp, như quỳ gối xuống hoặc trèo lên cầu thang. Một
động tác nhỏ như vậy có thể mang đến những sắc thái mới cho bức ảnh, mang lại
góc nhìn đẹp cho người xem.
5. Để ý đến hướng của ánh sáng
Nếu chụp ảnh người mà bắt họ đứng đối diện với ánh nắng mặt trời, thì khi lên
ảnh, khuôn mặt nhăn nhó của họ sẽ chẳng dễ coi một chút nào. Thay vào đó, hãy
sắp xếp cho vật thể đứng ở vị trí sao cho ánh nắng hắt vào bên hông họ. Điều này


giúp tạo ra điểm nhấn trong bức ảnh, với những khu vực bóng đổ thú vị. Nếu máy
ảnh của bạn đủ tốt, hãy thử để mặt trời hoặc một nguồn sáng mạnh nằm ở ngay
phía sau vật thể, bởi nó sẽ gây ra phản xạ với ống kính và tạo nên một viền sáng
làm nổi bật vật thể lên.
6. Sử dụng chân máy (tripod):
Khi chụp ảnh trong đêm tối hoặc những nơi thiếu ánh sáng, chỉ cần bạn rung nhẹ
tay, ảnh chụp được sẽ bị mờ và xấu. Vì vậy, các bạn hãy trang bị cho mình một
chiếc chân máy mini (nếu được) để có thể yên tâm về chất lượng những bức ảnh
mà mình chụp.
7. Chụp càng nhiều càng tốt, và xóa ngay các bức ảnh không ưng ý
Chụp càng nhiều ảnh, cơ hội tìm được bức ảnh đặc biệt ưng ý càng cao. Bạn chẳng
tốn hao gì nhiều nếu chưa in ảnh, do vậy hãy tìm bức ảnh đẹp nhất để in bằng cách
chụp càng nhìều càng tốt. Trong lúc chụp ảnh và xem lại, hãy xóa ngay các bức
ảnh không thật sự đẹp, đừng chần chừ vì bạn đang hao phí dung lượng thẻ nhớ cho
chúng. Nếu như vẫn chưa chắc chắn vào nhận định của bạn về bức ảnh, hãy lưu
ảnh để xem lại trên máy tính.
8. Hiểu thiết bị của mình

Hiểu máy ảnh để tận dụng tốt mọi chức năng
Điều chú ý cũng hết sức quan trọng để có thể có được những bức ảnh đẹp là bạn
phải hiểu rõ về chiếc máy mà bạn đang dùng. Không gì tệ hơn nếu bạn phải loay
hoay chỉnh các thông số trong khi một sự kiện hay ho đang diễn ra ngay trước mắt.
Đến lúc chỉnh xong thì có thể khoảnh khắc đáng nhớ nhất đã trôi qua. Nếu bạn
mang theo mình một chiếc camera mới mua, hãy nhớ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
và làm quen với máy để có thể giảm tối đa thời gian dành cho việc thiết lập và
điều chỉnh các thông số.
9. Dịch chuyển gần hơn đến chủ thể
Trong đa số các trường hợp, khi bạn tiến gần hơn đến chủ thể, bức ảnh sẽ đẹp hơn
rất nhiều. Do vậy hãy luôn lưu ý lấy hình chủ thể phủ đầy khung hình để nắm bắt
được những chi tiết thú vị ấn tượng hơn với người xem, chứ không chỉ chú trọng

vào cách nhìn tổng thể. Để ảnh sắc nét nhất, hãy sử dụng zoom quang học nếu như
không thể tiến gần hơn đến chủ thể. Zoom kĩ thuật số (Digital zoom) sẽ khiến ảnh
bị vỡ.

×