Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
Page 1
NGHIÊN CỨU NGỮ NGHĨA CỦA TỪ ĐA NGHĨA “COEUR” (TIM)
TRONG TIẾNG PHÁP VÀ CÁC CHUYỂN DỊCH SANG TIẾNG VIỆT
RESEARCH SEMANTIC OF MULTI MEANINGS WORD “COEUR” (HEART) IN
FRENCH AND THEIR TRANSFORMATION INTO VIETNAMESE
SVTH: Võ Hồ Thiên Hương, Lớp 08CNP01
Nguyễn Thị Thanh Tú, Lớp 08CNP02
Khoa tiếng pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
GVHD: ThS. Nguyễn Hữu Tâm Thu
Khoa tiếng pháp,Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Từ nhiều nghĩa là một hiện tượng phổ biến trong hầu hết các ngôn ngữ. Việc hiểu rõ
ngữ nghĩa của nó trong một ngữ cảnh cụ thể là việc quan trọng đối với người học ngoại ngữ.
Tiếng Pháp là một ngôn ngữ chặt chẽ về cấu trúc và đa dạng về từ vựng ngữ nghĩa. Trong báo
cáo khoa học này, chúng tôi nghiên cứu về mặt ngữ nghĩa của từ đa nghĩa “coeur” (tim) trong
tiếng Pháp. Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát các nét nghĩa của từ khi từ hoạt động độc
lập trong câu cũng như khi từ nằm trong một thành ngữ cố định (expression) đồng thời tìm hiểu
cách chuyển dịch tương đương sang tiếng Việt trong nhiều tình huống cụ thể.
SUMMARY
Almost languages contain an enormous amount of multi meaning words. Clearly
understanding their semantics in each conversation is significantly important to foreign
language learners. French is a language that has closely structure and is diversity of semantic.
In this report, we will analyze some semantic sections of the word “coeur” in French by quoting
sentences. The purpose of this report is the survey and the research semantic of the word
“heart” in the quotes as well as their transformation into vietnamese in each different situation.
1. Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
Chúng tôi nhận thấy rằng, trong việc học một tiếng nước ngoài, hiện tượng từ
nhiều nghĩa thường gây nhiều khó khăn cho người học, nhất là trong giao tiếp và dịch
thuật. Chính vì vậy, việc hiểu rõ ngữ nghĩa một từ và sử dụng hiệu quả chúng trong
những tình huống cụ thể khác nhau đòi hỏi người học phải có một sự hiểu biết vững
chắc về các hình thức kết hợp từ trong câu cũng như các nét nghĩa của từ đó.
Tiếng Pháp là một ngôn ngữ lô-gic về mặt cấu trúc nhưng đa dạng về ngữ nghĩa.
Chính vì thế không dễ để hiểu một cách chính xác ý nghĩa của cùng một từ trong nhiều
ngữ cảnh khác nhau.Trong đề tài nghiên cứu khoa học này, chúng tôi sẽ nghiên cứu về
các nét nghĩa của từ “coeur” trong tiếng Pháp thông qua những câu trích có chứa từ
“coeur” mà chúng tôi thu thập.
Trong quá trình học tiếng Pháp, chúng tôi nhận thấy từ “coeur” là một từ đa
nghĩa. Các bạn học của chúng tôi cũng chia sẻ nhận định này khi đọc các truyện dịch
tiếng Pháp vì thấy từ “coeur” (tim) được dùng trong nhiều tình huống, nhiều lĩnh vực
khác nhau.
Vậy từ đa nghĩa “coeur” có những nét nghĩa nào? Và các từ dịch tương đương
sang tiếng Việt là gì?
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
Page 2
1.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 291 câu có chứa từ “coeur” trích trong
các tác phẩm văn học hiện đại và trung đại trong đó có 20 tác phẩm văn học hiện đại và
245 tác phẩm văn học trung đại.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu ngữ nghĩa của từ đa nghĩa “COEUR”.
- Phương thức chuyển dịch ngữ nghĩa và các từ tương đương trong tiếng Việt.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu đặc tính ngữ nghĩa của từ “coeur” trong ngôn ngữ khi nó là một
thành tố độc lập trong câu hay khi từ là một yếu tố trong ngữ cố định, chúng tôi sử dụng
phương pháp phân tích định tính trong nghiên cứu này.
2. Nội dung
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm từ nhiều nghĩa
“Từ nhiều nghĩa là hiện tượng một từ mang nhiều nét nghĩa khác nhau. Sự biến
đổi ý nghĩa của từ thực chất là lấy một từ để biểu đạt một số loại sự vật có quan hệ gần
gũi với nhau về một phương diện nào đấy, cho nên giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa
vẫn có những mối liên quan nhất định”.
[Lê Đình Tư & Vũ Ngọc Cẩn : 2009]
2.1.2 Các hình thức chuyển nghĩa
Có hai hình thức chuyển nghĩa liên quan trong nghiên cứu này :
+ Ẩn dụ: Là phương thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật liên tưởng tương đồng.
Theo AINO NIKLAS-SALMINEN (1997 : 151) và NGUYỄN THIỆN GIÁP
(1998 : 162 – 171) có thể có phát triển ngữ nghĩa của từ dựa trên phương thức so sánh
giữa hai sự vật hoặc hiện tượng về các chi tiết sau :
- Giống nhau về hình dáng
Răng cưa – răng miệng
Lá phổi – lá cây
- Giống nhau về vị trí
Chân bàn – chân người
Chân núi
- Giống nhau về chức năng
chân vịt (của tàu) – chân (của) vịt
- Giống nhau về tính chất :
đồ lừa (người ngu như lừa)
trái tim bằng sắt (chỉ người dũng cảm)
+ Hoán dụ :
AINO NIKLAS-SALMINEN (1997 : 152) :
« La métonymie est un procédé par lequel un terme est substitué à un
autre terme avec lequel il entretient une relation de contiguïté. »
(Hoán dụ là một quá trình qua đó một tên gọi được thay thế vào một
tên gọi khác mà nó có mối quan hệ gần.)
NGUYỄN THIỆN GIÁP (1998 : 165) đã định nghĩa quá trình hoán dụ như sau :
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
Page 3
« Hoán dụ là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này
sang sự vật hoặc hiện tượng khác dựa trên một mối quan hệ lô-gíc
giữa các sự vật hoặc hiện tượng ấy. »
và đã đưa ra các « mối quan hệ lô-gic » và « mối quan hệ gần » :
- Quan hệ nguyên nhân – kết quả
Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng chín cả đồi nương
- Quan hệ vật chứa - nội dung
Cả sân vận động reo mừng
Cả thành phố rộn rịp
- Quan hệ nơi chốn – sản phẩm
Chai Bordeaux
Chai Bàu đá
- Quan hệ vật tượng trưng – cái được tượng trưng
Vì cờ đỏ sao vàng (vì nước Việt Nam)
Mùa chim én về (mùa xuân)
Mùa hoa mai nở
- Quan hệ một phần – toàn phần
Nhà có tám miệng ăn
Có chân trong đội bóng đá
- Quan hệ vật dụng – vật liệu
Quần jean
Món cá nướng
- Quan hệ nơi chốn (thời gian) – sự kiện
Trận Điện Biên Phủ
Sự kiện 19.11
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Từ “Coeur” trong tiếng Pháp
Qua tra cứu các từ điển Pháp- Pháp, Pháp- Việt, chúng tôi thấy từ “coeur” trong
tiếng Pháp có các nét nghĩa sau:
1. Cơ quan. 1a. Tim - Bộ phận quan trọng trong hệ tuần hoàn của động vật có
chức năng bơm máu đều đặn đi nuôi cơ thể. Muscle de coeur, arrêt du coeur, battement
du coeur. 1b. Dạ dày. Avoir mal au coeur, avoir le coeur barbouillé.1c. Thực phẩm. Un
coeur de veau aux carrottes.
2. Vật hình trái tim. Un cœur à la crème, fromage moulé en forme de cœur,
bouche en coeur . 2a. Một trong 4 nước bài của trò chơi bài. Le roi de coeur, atout
coeur.
3. Tình cảm. elles vous tiennent à cœur, j'ai le cœur lourd. 3a. Sự nồng nhiệt,
hăng hái. Il travaille de tout son cœur. 3b. Tình yêu. il a donné son cœur à Marie. 3c.
Lòng can đảm. As- tu du coeur?.3d. Tâm hồn. Un coeur insouciant vit longtemps. 3e.
Lòng chân thành. Jean remercie Marc du fond du cœur.
4. Con người. Jean est un cœur d'or, Il est un sans-coeur. 4a. Tính cách con
người. Il a un bon coeur.
5. Vị trí. Au coeur de la ville. Au coeur du problème.
2.2.2. Phân tích dữ liệu
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
Page 4
Qua phân tích dữ liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy rằng từ “coeur” có thể
là một từ độc lập tuân thủ các nguyên tắc kết hợp ngữ pháp trong câu và cũng có thể là
một yếu tố trong một thành ngữ cố định (expression). Về mặt ngữ nghĩa, dù ở cấu trúc
nào, từ “coeur” cũng mang nghĩa tường minh và nghĩa trừu tượng.
1. Coeur (Tim) - từ đơn
- Nghĩa tường minh:
+ Bộ phận cơ thể: “Coeur” (tim) mang nghĩa là một bộ phận quan trọng trong hệ tuần
hoàn máu của cơ thể con người, có chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể
Ví dụ: Le plus beau sentiment qui fasse battre le cœur est celui qui n'a pas de
lendemain.
(Tình cảm đẹp nhất khơi dậy nhịp đâp của trái tim là tình cảm không có
ngày mai).
[Arsène Houssaye: 1868]
+ Con người: Coeur (tim) còn dùng để chỉ con người. Nét nghĩa này có được thông qua
biện pháp hoán dụ, cụ thể là sử dụng hình thức chuyển nghĩa lấy tên gọi của một bộ
phận (trái tim) để chỉ cái tổng thể (con người).
Ví dụ: L'amour aux jeunes coeurs se présente toujours entouré de douceurs.
(Tình yêu nơi những người trẻ luôn được bao bọc bởi sự dịu dàng)
[Molière : 1666]
+ Vị trí: Coeur (tim) dùng để chỉ vị trí trung tâm của một vật cụ thể thông qua biện pháp
ẩn dụ, dùng cái cụ thể (trái tim) để nói cái cụ thể (vị trí trung tâm)
Ví dụ: Il ne faut pas négliger les pauvres, ils sont le chemin vers le coeur de la
ville
(Không nên khinh thường những người ăn mày, họ chính là con đường
hướng về trung tâm thành phố)
[Susanne Paradis: 1975]
- Nghĩa trừu tượng:
+ Tình cảm, tâm hồn: “Coeur” (trái tim) mang nghĩa là nơi chứa đựng tình cảm con
người, bao gồm nhiều sắc thái cảm xúc khác nhau. Nét nghĩa phái sinh này có được
thông qua biện pháp hoán dụ theo phương thức chuyển nghĩa lấy vật chứa đựng (trái
tim) để chỉ cái được chứa đựng (tình cảm).
* Sự nồng nhiệt, đam mê
Ví dụ: Apprendre par cœur est bien, apprendre par le cœur est mieux."
(Học thuộc lòng là tốt, nhưng học với đam mê còn tốt hơn)
[Paul Masson: 1896]
* Tình yêu:
Ví dụ: Le cœur d'un père s'agrandit avec chaque enfant.
(Tình yêu của người bố lớn dần với mỗi đứa con)
[Jean Basile Bezroudnoff: 1964]
* Tâm hồn:
Ví dụ: Qui vend son coeur, vendra bientôt son honneur
(Ai bán tâm hồn, người đó sẽ sớm bán đi danh dự)
[Francois Ponsard: 1853]
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
Page 5
+ Vị trí: “Coeur”(trái tim) mang nghĩa là vị trí, nét nghĩa này có được thông qua biện
pháp ẩn dụ, nhưng là thông qua hình thức chuyển nghĩa dùng cái cụ thể (trái tim) để gọi
tên cái trừu tượng (vị trí trung tâm của một điều gì đó)
Ví dụ: De midi à une heure c'est le coeur du jour
(ừ 12 giờ đến 1 giờ là giữa ngày)
[Henri Bosco: 1950]
2. Coeur- thành ngữ (expression)
Trong khuôn khổ dữ liệu thu thập được của chúng tôi, từ “Coeur” khi nằm trong
một thành ngữ (expression) chỉ diễn đạt nghĩa trừu tượng : tình trạng thể chất, tình cảm,
tâm hồn và tính cách con người.
- Nghĩa trừu tượng:
+ Tình trạng thể chất: “Coeur” (trái tim) nằm trong thành ngữ “avoir mal au coeur”
mang nghĩa về tình trạng thể chất.
Ví dụ: Celles qui ont dîné ont mal au coeur
(Những người đã ăn tối cảm thấy buồn nôn)
[Sévigné: 1671]
+ Tình cảm, tâm hồn:
* Nhiệt huyết, đam mê: “Coeur” (trái tim) nằm trong thành ngữ “avoir du coeur à
l’ouvrage” mang nghĩa là sự nhiệt huyết, đam mê:
Ví dụ: Bien qu'on ait du coeur à l'ouvrage. L'Art est long et le temps est court.
(Mặc dù người ta có niềm đam mê, song nghệ thuật là vô hạn mà thời gian thì
hữu hạn)
[Charles Baudelaire: 1857]
* Sự tự nguyện: “Coeur” (trái tim) nằm trong thành ngữ “de bon coeur” mang nghĩa
là tự nguyện, không tính toán, vụ lợi
Ví dụ: Quand tu donnes, tu dois donner de bon coeur
(Khi bạn cho, bạn phải cho bằng tấm lòng)
[Chamfort: 1795]
+ Tính cách con người:
* Tốt bụng: “Coeur” (trái tim) trong thành ngữ “un coeur d’or” muốn nói đến một
người tốt bụng, rộng lượng
Ví dụ: Elle adorait des animaux, elle possèdait un coeur d’or
( Cô ấy rất yêu động vật, cô ấy là một người giàu lòng nhân ái)
[Emile Zola: 1880]
* Lòng can đảm:
Ví dụ: Rodrigue, as-tu du coeur?
( Rodrigue, bạn có can đảm không?)
[Pierre Corneille: 1636]
2.2.3 Kết quả nghiên cứu
Qua phân tích ngữ nghĩa, chúng tôi có kết luận sơ bộ về từ “Coeur” (tim) tiếng
Pháp trong khuôn khổ dữ liệu của chúng tôi như sau:
- “Coeur” từ đơn điễn đạt một nghĩa tường minh hay nghĩa trừu tượng. Ở nghĩa
tường minh, từ “coeur” dùng để chỉ một bộ phận cơ thể người (trái tim), một con
người cụ thể (người) hay chỉ một vị trí (trung tâm, ở giữa). Từ “coeur”, qua
phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ hay hoán dụ được dùng để chỉ một khái niệm
trừu tượng liên quan đến tình cảm hay tâm hồn con người (đam mê, tình yêu,
tâm hồn) hoặc chỉ một vị trí trừu tượng (giữa ngày)
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
Page 6
- “Coeur” khi nằm trong một thành ngữ (expression) chỉ diễn đạt nghĩa trừu
tượng, có thể là một tính cách con người (lòng cam đảm, lòng nhân ái), tình
trạng thể chất (buồn nôn) hay tình cảm tâm hồn con người (niềm đam mê, tấm
lòng).
Chúng tôi tổng hợp kết quả nghiên cứu của mình qua sơ đồ dưới đây:
Cœur (trái tim)
Từ đơn Thành ngữ (expression)
Nghĩa tường minh Nghĩa trừu trượng Nghĩa trừu tượng
Bộ phận Vị trí Con Tình Vị trí Tình trạng Tình Tính Vị
Cơ thể người cảm thể chất cảm cách trí
3. Kết luận:
Sự biến đổi nghĩa của từ hay hiện tượng mà chúng tôi gọi là từ nhiều nghĩa là
một sự đáp ứng cần thiết để diễn đạt được hết dụng ý của người sử dụng. Từ “Coeur”
trong tiếng Pháp là một trường hợp cụ thể mà chúng tôi đã khám phá được nhiều nét
nghĩa phần nào đã đáp ứng được nhu cầu dùng từ trong đời sống. Đề tài nghiên cứu
khoa học của chúng tôi không mang tính đại diện cho tất cả các nghĩa của từ “coeur”
trong tiếng Pháp mà chỉ có giá trị trong khuông khổ dữ liệu thu thập được từ các tác
phẩm văn học mà chúng tôi đã nghiên cứu. Chúng tôi hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ
đóng góp một phần nhỏ vào lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ.
Tài liệu tham khảo
Tài liệu tiếng Việt
[1] Lê Đình Tư & Vũ Ngọc Cẩn (2009), Nhập môn ngôn ngữ học, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội.
[2] Nguyễn Ngọc Trâm (2002), Nhóm từ tâm lý- tình cảm tiếng Việt và một số vấn đề từ
vựng, ngữ nghĩa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.266.
[3] Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội, 232 tr.
[4] Phan Hồng Xuân (2002), Cơ chế chuyển nghĩa của từ tiếng Việt theo phương thức
ẩn dụ của từ chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt, in Ngữ học trẻ, tr.56-58.
Tài liệu tiếng Pháp
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
Page 7
[1] Bonhomme M. (1987), Linguistique de la métonymie, Nathan, Paris, 324 p.
[2] Eluert R. (2000), La lexicologie, Collection « Que sais-je ? », Presses Universitaires
de France, Paris.
[3] Lakoff G. et Johnson M. (1985), Les métaphores de la vie quotidienne, Les Éditions
de minuit, Chicago.
[4] Martinet A.(1968), Élément de linguistique générale, Armand Colin, Paris.
[5] Mitterand H (1996), Les mots français, Collection « Que sais-je ? », PUF, Paris.
[6] Niklas-Salminen A. (1997), La lexicologie, Collection « Cursus », Armand Colin,
Paris, 188 p.
[7] Picoche J. (1986), Structures sémantique du lexique français, Nathan, Paris, 144p.
[8] Polguère A. (2002), Notions de bas en lexicologie, Université de Montréal, Montréal
(Québec).
[9] Saussure F. (De) (1972), Cours de linguistique générale, Payot, Paris.
[10] Tamba – Mecz (1994), La sémantique, Collection « Que-sais je ? », PUF, Paris.
[11] Victorri B. - Fuchs C. (1996), La polysémie, Hermès, Paris, 220p
Tên: Võ Hồ Thiên Hương
Lớp : 08CNP01
Sđt: 01288659052
Email:
Tên: Nguyễn Thị Thanh Tú
Lớp 08CNP02
Sđt: 01694572845
Email: