Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

BÁO CÁO " NGHIÊN CỨU CÁC PHUƠNG THỨC CHUYỂN NGHĨA NHỮNG TỪ NGỮ VĂN HÓA VIỆT NAM QUA TIẾNG PHÁP " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.62 KB, 6 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
- 1 –
NGHIÊN CỨU CÁC PHUƠNG THỨC CHUYỂN NGHĨA NHỮNG TỪ NGỮ
VĂN HÓA VIỆT NAM QUA TIẾNG PHÁP
A RESEARCH ON MEANING TRANSFER OF EXPRESSIONS RELATED TO
CULTURE FROM VIETNAMESE TO FRENCH

SVTH: Nguyễn Thị Diễm My
Lớp: 08SPP01, Khoa tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng
GVHD: TS.Lê Viết Dũng
Trường: Đại học Ngoại Ngữ- Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Dịch một câu văn từ ngôn ngữ mẹ đẻ sang ngôn ngữ nước ngoài không phải là việc không dễ
dàng. Và nhất là ở những câu văn có chứa những từ ngữ mang tính văn hóa, đặc trưng cho dân
tộc mình thì việc dịch trở nên khó khăn hơn. Vì lúc đó dịch thuật không chỉ đòi hỏi một nền tảng
kiến thức vững chắc về mặt từ ngữ, ngữ pháp mà còn phải nắm rõ ngữ cảnh và nền văn hóa của
hai nước. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi muốn đề cập đến các phương thức để hiểu những
từ văn hóa Việt Nam của những người Pháp
ABSTRACT
Translating a sentence from mother tounge into a foreign language is not easy at all. Especially, it
is much more difficult to translate a text containing words related to culture. The reason is that
translation requires good knowledge about grammar, context and culture of the two countries. In
this research, we would like to imply on the ways that French people understand Vietnamese
cultural expressions.
1. Đặt vấn đề
1.1. Lí do chọn đề tài
Là sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ,chúng tôi nhận ra rằng Dịch là một môn học khó
nhưng thú vị, thú vị ở chỗ là khi dịch một câu hay một thông điệp thì không những là cần
phải nắm vững ngữ pháp, cách dùng từ mà cần phải hiểu được văn hóa của ngôn ngữ đích
và cả ngôn ngữ mẹ đẻ. Và không phải lúc nào, một câu, một văn bản cũng được dịch như
nhau mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố: ngữ cảnh, đối tượng, mục đích…


Trong khuôn khổ bài nghiên cứu khoa học này, chúng tôi sẽ nghiên cứu về những phương
thức chuyển nghĩa những từ ngữ văn hóa Việt Nam sang tiếng Pháp.Do những hạn chế
cũng như điều kiện hiện nay,chúng tôi chỉ chọn ba bình diện thể hiện rõ rệt nhất về văn hóa
Việt Nam để nghiên cứu,đó là phong tục tập quán ,trang phục truyền thống và ẩm thực.
1.2 Đối tượng nghiên cứu
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
- 2 –
Các phương thức chuyển dịch một số từ ngữ thể hiện văn hóa Việt ở ba bình diện , đó là
phong tục. trang phục truyền thống và ẩm thực Việt Nam.
1.3 Phương pháp nghiên cứu -Phân tích định tính
2. Cơ sở lí luận
2.1 Lý thuyết dịch
Dịch thuật là một hoạt động bao gồm việc luận giải ý nghĩa của một từ, câu, đoạn văn
trong một ngôn ngữ nào đó – văn nguồn – và chuyển sang một ngôn ngữ khác thành một
từ, câu, đoạn văn mới và tương đương – văn đích hay là bản dịch.
Trong cuốn "La traduction: théorie et méthode" (1971), Beauchemin đã nói đến tính
trung thành của bản dịch và đưa ra bốn nguyên tắc:
1) Mỗi ngôn ngữ đều có những bản sắc và những đặc trưng riêng của nó
2) Để giao tiếp, chúng ta phải tôn trọng những bản sắc và đặc trưng riêng đó
3) Bất cứ ý tưởng nào có thể diễn đạt trong một ngôn ngữ này đều có thể được diễn đạt
trong ngôn ngữ khác.
4) Để vẫn giữ đúng ý nghĩa của thông điệp phải tìm cách thay đổi hình thức của thông điệp
từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác sao cho phù hợp.
2.2 Từ là gì?
Chúng tôi xin đưa ra định nghĩa về từ của Đỗ Hữu Châu (1999): «Từ của tiếng Việt là
một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điếm ngữ pháp nhất định, nằm
trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất
trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu.»
2.3 Từ ngữ văn hóa là gì?
 Khái niệm

Chúng tôi xin đưa ra khái niệm về từ ngữ văn hóa của Nguyễn Văn Chiến (2004):
« Từ văn hoá, trước hết phải là đơn vị từ vựng cơ bản trong vốn từ văn hóa của một ngôn
ngữ. Thông qua nghĩa và cấu trúc ngữ nghĩa của nó, từ văn hóa hướng đến những khái
niệm có liên quan đến các đặc trưng văn hóa dân tộc nhất định. Nó là hình thái ngôn ngữ
phản ánh những khái niệm ghi nhận các đặc trưng văn hóa tộc người cơ bản. Nội dung
của ký hiệu từ văn hóa luôn luôn phản ánh độc đáo về văn hóa ngôn ngữ khi đối sánh nó
với các ký hiệu từ vựng tương ứng ở một ngôn ngữ khác Mặt khác, từ văn hóa, với tư
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
- 3 –
cách là ký hiệu cơ bản của ngôn ngữ, luôn hướng tới việc phản ánh các sự vật hiện tượng
đặc tính của thế giới bên ngoài ngôn ngữ
 Phân loại
Trong tác phẩm này,Nguyễn Văn Chiến đã đề cập đến ba lớp từ trong vốn từ văn hóa Việt.
I. Lớp các từ biểu thị những sự vật hiện tượng, khái niệm thuộc về thế giới tự nhiên xung
quanh con người .II. Lớp các từ biểu thị sự vật, hiện tượng, khái niệm thuộc về xã hội/ tổ
chức và cơ cấu xã hội mà con người làm ra. III. Lớp các từ biểu thị sự vật, hiện tượng,
khái niệm có liên quan đến nhận thức chính bản thân con người và về con người
2.4 Các phương thức dịch từ ngữ
Chuyên khảo « Phong cách học so sánh tiếng Anh và tiếng Pháp- Phương pháp
Dịch »(1958, XB tại Paris), hai nhà ngôn ngữ học người Canada, J Vinay và J.Darnelnet
đã đề xuất một số thủ pháp kĩ thuật dịch và chia những thủ thuật đó thành hai nhóm đó là :
Nhóm thủ pháp trực dịch
 Phép mượn từ : là quá trình đưa vào vốn từ vựng của một ngôn ngữ một (hoặc một số)
đơn vị từ của một ngôn ngữ khác
 Phép sao phỏng : là hình thức mượn từ đặc biệt, vì đơn vị từ mượn của ngữ nguồn được
dịch nguyên tự sang ngữ đích cả về hình thức và nội dung ngữ nghĩa.
 Phép dịch nguyên tự : là sự thay thế một yếu tố của ngữ nguồn bằng một yếu tố tương
ứng trong ngữ đích
Nhóm thủ pháp dịch gián tiếp
 Phép chuyển từ loại : là phương pháp thay thế một từ loại bằng một từ loại khác.

 Phép chuyển điệu : là sự biến thiên của thông điệp do thay đổi quan điểm hay cách nhìn.
 Phép dịch tương đương nhằm hoàn nguyên cùng một thông điệp nhưng sử dụng các
phương tiện tu từ khác.
 Phép cải biến đươc áp dụng khi người dịch thấy cần sửa để cho bản dịch phù hợp hơn
3. Kết quả nghiên cứu
3.1 Sau khi đã tìm tòi và nghiên cứu , chúng tôi chọn ra một vài từ ngữ văn hóa tiêu
biểu để tìm hiểu các phương thức chuyển nghĩa sang tiếng Pháp.
Tiếng Việt
Dịch sang tiếng Pháp
Giỗ
(n.m) anniversaire de décès
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
- 4 –
Nhà thờ
(n.f) église
Tuồng
1. “ Tuồng”. 2. Opéra classique
Chèo
1. “ Le Chèo” . 2. Opéra populaire
Áo dài
1. “L’Ao Dai”. 2.La robe. 3. Le long robe. 4. Longue tunique traditionnellle fondue sur le
côté, ajustée, à manches longues et au col montant portée par les femmes sur un pantalon
Nón lá
1. « Le Non ”. 2.Le chapeau conique 3. Le chapeau souvent en feuilles de latanier
Áo bà ba

1.Les pyjamas en soie noirs stéréotypé. 2.Veste à amples manches sans col ayant 2
poches en bas,de couleurs noire en général,très répandue dans les campagnes du NamBộ.
Phở
1.Le Pho 2.Soupe Hanoienne.3.Ce plat comprend des pâtes de riz découpées en lamelles

minces et allongées lesquelles sont mises par portions dans de grands bols individuels;on
place au-dessus des morceaux de boeuf déjà bouilli, un oignon émincé, une ciboule.
Giò lụa
Pâté de viande
Nước mắm
1. « Le Nước Mắm ». 2. Saumure. 3. Sauce de poisson

Từ các ví dụ trên, chúng tôi xin đưa ra những phương thức chuyển nghĩa những từ ngữ
văn hóa Tiếng Việt qua ngôn ngữ Pháp như sau:
(1)Phương thức mượn từ: vay mượn lại từ văn hóa tiếng Việt
(2), (3)Phương thức sao phỏng: dùng 1 từ tiếng pháp tương đương về mặt nội dung tiếng
Việt hoặc 1 cụm từ để diễn đạt 1 từ văn hóa tiếng Việt
(4) Phương thức dịch nguyên tự : dùng 1 đoạn văn miêu tả nhỏ,được xem như là định
nghĩa để hiểu rõ bản chất,ý nghĩa của từ văn hóa Việt.
3.2 Thảo luận và nhận xét  Về mặt hình thức
Chúng tôi xin đưa ra bảng tổng hợp về cách sử dụng những phương thức chuyển nghĩa trên

(1)
(2)
(3)
(4)
Giỗ




Nhà thờ





Tuồng/ hát bội




Chèo




Áo dài




Nón lá




Áo bà ba




Phở





Giò lụa




Nước mắm





Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
- 5 –
Nghiên cứu bảng tổng hợp trên, chúng tôi nhận thấy rằng:
 Với phương thức vay mượn(1),tức là dùng lại từ tiếng Việt nên không có gì để bàn cãi.
 Với phương thức dịch nguyên tự ( 4), người Pháp sử dụng nhiều nhưng mục đích là để
nắm được ý nghĩa bản chất của từ ngữ, hạn chế dùng trong giao tiếp.
 Với phương thức sao phỏng (2), (3): đây là phương thức được sử dụng nhiều nhất , vừa
ngắn gọn, phục vụ cho việc giao tiêp, vừa nắm vững ý nghĩa của từ ngữ văn hóa
 Về mặt nội dung: Hầu hết những từ ngữ văn hóa Việt khi được dịch sang tiếng Pháp
đều được thể hiện một các đầy đủ về nội dung ý nghĩa, tuy nhiên trong quá trình chúng tôi
nghiên cứu phân tích, thì xuất hiện một vài trường hợp ngoại lệ.
Ví dụ 1: “NHÀ THỜ” trong tiếng Việt có 2 tầng nghĩa sau
(1) Nơi thờ cúng tổ tiên của một tộc, một họ (2) Nơi thờ kính chúa Jê- su
Khi được dịch sang tiếng Pháp, từ “ Nhà thờ”  “Église”
“ÉGLISE” (1) Communion de personnes unies par une même foi chrétienne; en
particulier l’Église catholique, apostolique et romaine ( Giáo hội )
(2) Édifice consacré chez les chrétiens au culte divin ( Nhà thờ )
Khi so sánh về mặt nội dung ý nghĩa,chúng tôi thấy rằng 2 nghĩa gốc của từ “Église” chỉ

tương đương và thể hiện được đúng 1 nghĩa trong từ “ Nhà thờ” của tiếng Việt, đó là nghĩa
thứ (2). Còn nghĩa thứ nhất của từ “ Nhà thờ” trong tiếng Việt mag đậm nét văn hóa thờ
cúng tổ tiên nhưng lại chưa được thể hiện đúng qua ngôn ngữ tiếng Pháp.
Ví dụ 2: “ AÓ DÀI” là từ ngữ chỉ trang phục truyền thống của Việt Nam, khi chuyển sang
tiếng Pháp được chuyển bằng cả 4 phương thức.Với phương thức (1) là vay mượn và (4)
là định nghĩa thì không có vấn đề gì để bàn cãi.Hai phương thức còn lại thì sao ?
« Áo dài »  “ Robe” /  “ Long robe
“ Robe” (1) Vêtement féminine fait d’un cousage et d’une jupe d’un seul tenant
(2) Vêtement long des juges, des avocats dans les exercices de leurs fonctions.
(3) Enveloppe de certains légumes et les fruits. (4) Pelage du cheval, du boeuf.
(5) Couleur d’un vin. (6) Feuille de tabac enveloppant un cigare.
Từ « robe » trong tiếng Pháp có đến 6 tầng nghĩa như trên, nhưng nếu để diễn đạt thành từ
« Áo dài » của ngôn ngữ Việt thì chỉ có tầng nghĩa (1) là phù hợp, nhưng nó vẫn chưa thể
hiện được hết ý nghĩa, bản chất chuẩn xác của từ « Áo dài »
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012
- 6 –
Ví dụ 3 : « GIÒ LỤA » là một trong những món ăn đặc trưng của người Việt được làm từ
hai nguyên liệu cơ bản là thịt nạc thăn lợn giã nhuyễn kết hợp với nước mắm ngon, gói
trong lá chuối và luộc chín. Trong tiếng Pháp,« Giò lụa »  “ Pâté de viande”, từ “ Pâté”
có 3 tầng nghĩa nhưng chỉ có nghĩa (1) là gần như tương đương với nghĩa tiếng việt,nhưng
vẫn chưa thể hiện được đầy đủ về món ăn này. « Pâté » (1)Préparation de viande ou de
poisson haché, cuit dans une pâte ou dans une terrine(chuẩn bị thịt,cá băm nhỏ, nấu chín
bột nhão hoặc trong một bát)
3. Kết luận
Trong quá trình nghiên cứu và phân tích, chúng tôi đã tìm hiểu được những phương thức
chuyển nghĩa từ ngữ tiếng Việt sang tiếng Pháp và chúng đóng vai trò rất quan trọng. Bài
nghiên cứu này tổng hợp lại một phần nào đó những bước tiếp cân văn hóa Việt của người
nước ngoài, họ càng lúc càng hiểu sâu về nền văn hóa Việt Nam bằng những từ ngữ ngôn
ngữ chuẩn xác của họ về văn hóa Việt. Đây là cơ hội để giới thiệu một nước có nền văn
hóa phong phú đa dạng như nước ta ra thế giới. Tuy nhiên, cũng như trong việc chuyển

dịch các từ ngữ văn hóa Pháp sang Việt, các phương thức này luôn còn những hạn chế về
mặt nội dung.Việc tìm chọn một phương thức phù hợp để diễn đạt chính xác nội dung từ
ngữ văn hóa là điều không dễ dàng. Đó là một thách thức đối với các dịch giả, các nhà văn
hóa khi muốn giới thiệu ngôn ngữ- văn hóa Việt cho cộng đồng Pháp ngữ. Đây cũng là
một nội dung rất quan trọngvà thú vị của việc học tập và nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Beauchemin (1971), La traduction: théorie et méthode.
[2] Đỗ Hữu Châu (1999), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục.
[3] Hữu Ngọc (1997),Dictionnaire de la culture traditionnelle du Vietnam, NXB Thế giới.
[4] Lê Khả Kế (2001), Dictionnaire Vietnamien- Français, NXB Khoa Học Xã Hội.
[5] Lê Phương Thanh và nhóm cộng tác (2000), Dictionnaire Français-Français-
Vietnamien, NXB Văn Hóa Thông Tin.
[6] Nguyễn Như Ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn Hóa Thông Tin.
[7] Nguyễn Văn Chiến (2004), Tiến tới xác lập vốn từ vựng Văn Hóa Việt, NXB Khoa
học xã hội.
[8] Vũ Văn Đại (2011), Lí luận và thực tiễn Dịch thuật, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội

×