Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

TIỂU LUẬN NGUYÊN lý QUẢN lý KINH tế PHÂN TÍCH môi TRƯỜNG KINH DOANH của MALAYSIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 36 trang )

i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

---------------*****--------------TIỂU LUẬN NGUYÊN LÝ QUẢN LÝ KINH TẾ
PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA MALAYSIA

Giáo viên hướng dẫn
Lớp tín chỉ
Nhóm thực hiện

: TS. Hồng Hương Giang
: DTU301(GDD-HK1-2021).1
: Nhóm 2

Vương Thị Minh Anh

2014120018

Nguyễn Thị Thanh Hoa

2014120050

Nguyễn Khánh Diệu

2014120029

Trịnh Thị Thùy Linh
Tòng Thị Nguyệt


2014120078
2011110168

Chu Thị Thương

2014120137

Hà Nội, 06 tháng 09 năm 2021


ii

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỘT TRƯỜNG KINH DOANH
QUỐC GIA ..................................................................................................... 2
1.1. KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG KINH DOANH ...................................................... 2
1.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ........................................................................................... 2

1.2.1. Chính trị và Pháp luật ................................................................. 2
1.2.2. Kinh tế ............................................................................................ 4
1.2.3. Tự nhiên ......................................................................................... 6
1.2.4. Nhân khẩu học ............................................................................... 7
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH, THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ
CỦA MALAYSIA ........................................................................................ 10
2.1. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH:................................................................................. 10

2.1.1. Chính sách Tài khóa ................................................................... 10
2.1.2. Chính sách tiền tệ: ....................................................................... 11
2.2. CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ ........................................................................................ 13


2.2.1. Tổng quan về chính sách đầu tư ................................................ 13
2.2.2. Chính sách đầu tư quốc tế .......................................................... 14
2.3. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ............................................................................ 16

2.3.1. Giai đoạn 1970 – 1989 ................................................................. 16
2.3.2. Giai đoạn từ 1990 đến nay .......................................................... 17
CHƯƠNG 3: QUY MÔ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH, LAO ĐỘNG,
HÀNG HĨA.................................................................................................. 18
3.1. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ................................................................................. 18

3.1.1. Quy mơ thị trường tài chính ...................................................... 18
3.2. QUY MÔ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG................................................................ 20

3.2.1. Tổng quát về thị trường lao động .............................................. 20
3.2.1. Lực lượng tham gia lao động ..................................................... 20
3.2.2. Tỷ lệ thất nghiệp .......................................................................... 21
3.2.3. Ảnh hưởng của Covid -19 tới thị trường lao động ................... 22
3.3. QUY MƠ THỊ TRƯỜNG HÀNG HĨA ............................................................... 22

3.3.1. Hàng hóa nhập khẩu ................................................................... 22
3.3.2. Hàng hóa xuất khẩu .................................................................... 23


iii

3.3.3. Ảnh hưởng của Covid-19 tới thị trường hàng hóa của Malaysia
................................................................................................................. 23
CHƯƠNG 4: MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA KHCN CÔNG NGHỆ VÀ
KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÔNG NGHỆ MỚI ........................................... 24

4.1. CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ MALAYSIA VỀ KHOA HỌC VÀ CƠNG
NGHỆ ............................................................................................................................. 24

4.1.1. Chính sách của Chính phủ Malaysia về Khoa học và Công
nghệ ......................................................................................................... 24
4.2. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CƠNG
NGHỆ Ở MALAYSIA .................................................................................................. 26

4.2.1. Tăng cường năng lực R&D và cơ sở hạ tầng ............................ 26
4.2.2. Cải thiện kỹ năng và nguồn nhân lực tổng thể ......................... 28
4.2.3. Đổi mới trong các cơng ty ........................................................... 29
4.2.4. Tồn cầu hóa ................................................................................ 29
4.3. KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÔNG NGHỆ MỚI CỦA MALAYSIA ..................... 29

4.3.1. Báo cáo các chỉ số sẵn sàng về công nghệ ................................. 29
4.3.2. Thực trạng áp dụng công nghệ mới ở các doanh nghiệp
Malaysia ................................................................................................. 30
4.3.3. Một số thách thức làm phức tạp quá trình chuyển đổi kỹ thuật
số của Malaysia ..................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO: .......................................................................... 32
KẾT LUẬN ................................................................................................... 31

Mục lục hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1990-2020 ............................. 4
2: Bản đồ các nước Đông Nam Á ....................................................... 6
3: Bản đồ phân bố các bang của Malaysia ......................................... 7
4: Dân số Malaysia giai đoạn 1950 - 2020 ......................................... 7
5: Tỷ lệ gia tăng dân số ....................................................................... 8
6: Tỷ lệ các dân tộc ở Malaysia .......................................................... 8
7: Tỷ lệ các tôn giáo ở Malaysia ......................................................... 8
8: Tỷ lệ giới tính ở Malaysia giai đoanh 200-2020............................ 9
9: Tỷ lệ dân số theo độ tuổi 1990 và 2020 .......................................... 9
10: Tăng trưởng đầu tư của Malaysia từ Q1 2008- Q2 2021 ........ 11
11: Lạm phát từ năm 1960-2020 ...................................................... 12
12: Phân bổ đầu tư FDI theo lĩnh vực năm 2020 ........................... 16
13: Lực lượng tham gia lao động, 1982-2019 và 1-5/2021 ............. 21


iv

Hình 14: Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp, 1982-2019, 1-5/2021
........................................................................................................................ 21
Hình 15: Ảnh hưởng của covid-19, 2020 ................................................... 22
Hình 16: Biểu đồ thể hiện hàng hóa nhập khẩu của Malaysia năm 19602021 ................................................................................................................ 22
Hình 17: Biểu đồ thể hiện hàng hóa xuất khẩu của Malaysia năm 19602021 ................................................................................................................ 23
Hình 18: Sơ lược về trao đối hàng hóa ở Malaysia .................................. 24

Hình 19: Sản phẩm xuất nhập khẩu chủ yếu của Malaysia ................... 24
Hình 20: Thành phần của R&D ................................................................ 26
Hình 21: So sánh mức độ của R&D .......................................................... 27
Hình 22: Nguồn quỹ R&D .......................................................................... 27
Hình 23: Chỉ tiêu nghiên cứu và phát triển .............................................. 28
Hình 24: Nhân viên R&D (2014-2016) ...................................................... 29
Hình 25: Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế
giới 2017-2018 ............................................................................................... 30


1

LỜI MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề tài
Theo Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia: “Malaysia đang trong quá
trình chuyển đổi triệt để nhất khi họ chiến đấu để đạt được Tầm nhìn 2020. Sự
chuyển đổi có thể nhìn thấy trên mặt trận chính trị, khu vực cơng và giữa các
thực thể kinh doanh của Malaysia ”. Đúng vậy, Malaysia là một quốc gia có
nền kinh tế lớn và có mơi trường kinh doanh tốt trong khối ASEAN. Báo cáo
xếp hạng môi trường kinh doanh (Doing Business 2015) cho thấy môi trường
kinh doanh của Malaysia đứng thứ 18 trong số 189 nền kinh tế thế giới. Ở khu
vực châu Á, Malaysia đứng thứ 4 chỉ sau Singapore, Hồng Kông và Hàn Quốc.
Với nền kinh tế năng động, tốc độ tăng trưởng ổn định và ở mức cao, kết hợp
với sự hội nhập ngày càng sâu rộng của các nước trong khối ASEAN ,
Malaysia sẽ là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam nói
riêng và các doanh nghiệp nước ngồi nói chung.
Do vậy, em quyết định chọn đề tài: “ Phân tích mơi trường kinh doanh
của Malaysia” qua các yếu tố Quy mơ GDP, dân số; Chính sách về tài chính,
quy mơ thị trường tài chính; Chính sách đầu tư; Chính sách thương mại; Quy

mơ thị trường lao động, quy mơ thị trường hàng hóa và Mức độ phát triển của
KHCN và khả năng đáp ứng công nghệ mới.
2.
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài “ Phân tích mơi trường kinh doanh của Malaysia” nhằm đưa ra
những thông tin tổng quát về môi trường kinh doanh của Malaysia thông qua
quy mô GDP, dân số, quy mô thị trường lao động, quy mơ thị trường hàng hóa
của Malaysia,…
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu: Phân tích môi trường kinh doanh của Malaysia từ
năm 1980 đến năm 2021
 Phương pháp nghiên cứu: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, logic,
lịch sử, hệ thống dựa trên những tài liệu từ các sách báo, tạp chí chuyên ngành
và một số website có uy tín để luận giải, khái quát và phân tích thực tiễn theo
mục đích của đề tài.
4. Nội dung nghiên cứu
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung bài nghiên
cứu gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về một trường kinh doanh quốc gia
Chương 2: Chính sách tài chính, thương mại, đầu tư của Malaysia
Chương 3: Quy mơ thị trường tài chính, lao động, hàng hóa
Chương 4: Mức độ phát triển của KHCN Công nghệ và khả năng đáp
ứng Công nghệ mới
Dù rất cố gắng nhưng do vốn kiến thức còn hạn chế nên khơng tránh
khỏi những sai sót, nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy/cơ
để bài tiểu luận của nhóm được hồn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỘT TRƯỜNG KINH DOANH QUỐC
GIA
1.1. KHÁI NIỆM MƠI TRƯỜNG KINH DOANH

Mơi trường kinh doanh, theo cách hiểu rộng nhất, là tập hợp các điều
kiện bên trong và bên ngồi có ảnh hưởng tr ực tiếp hay gián tiếp đến hoạt
động sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp.
1.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

1.2.1. Chính trị và Pháp luật
1.2.1.1. Chính trị
Malaysia là một quốc gia quân chủ tuyển cử lập hiến liên bang. Hệ thống
chính phủ theo mơ hình gần với hệ thống nghị viện Westminster, một di sản
của chế độ thuộc địa Anh. Trong đó quốc vương là người đứng đầu Nhà nước
và Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ. Quyền hành pháp được thực hiện
bởi Chính phủ Liên bang và 13 Chính phủ tiểu bang. Quyền lập pháp Liên
bang được trao cho Quốc hội Liên bang và 13 Hội đồng Nhà nước. Tư pháp
độc lập với người điều hành và cơ quan lập pháp. Cụ thể:
- Đảng chính trị: Đảng chính trị chủ yếu của Malaysia là Tổ chức
UMNO, nắm quyền trong Liên minh được gọi là Barisan Nasional (trước đây
là Liên minh) với các đảng khác kể từ khi Malaya giành được độc lập vào năm
1957. Hiện nay, Liên minh Barisan Nasional có 3 thành viên nổi bật là UMNO,
Hiệp hội Trung Quốc Malaysia và Hội nghị Ấn Độ Malaysia. Ngoài UMNO
và các thành viên khác của Barisan Nasional, 3 đảng đối lập chính (và một số
đảng nhỏ hơn) cạnh tranh trong các cuộc bầu cử cấp quốc gia ở Malaysia. 3
đảng đối lập cạnh tranh nhất là Đảng Tư pháp nhân dân (PKR), Đảng Hồi giáo
Pan-Malaysia (PAS) và Đảng Hành động Dân chủ (DAP).
- Lập pháp: Quyền lập pháp được phân chia giữa các cơ quan lập pháp
của liên bang và tiểu bang. Quốc hội gồm Hạ viện (Hội đồng Nhân dân) và

Thượng viện (Hội đồng Nhà nước). Tất cả 70 thành viên Thượng viện trong
nhiệm kỳ 3 năm (tối đa là 2 nhiệm kỳ) trong đó 26 người được bầu bởi 13 Hội
đồng Nhà nước và 44 người được bổ nhiệm bởi Nhà vua dựa trên lời cố vấn
của Thủ tướng.
- Hành pháp: Quyền hành pháp được trao trong nội các do Thủ tướng
lãnh đạo. Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ, tiếp theo là các Bộ trưởng.
Chính phủ xây dựng nhiều chính sách kinh tế - xã hội và kế hoạch cho sự phát
triển của đất nước nói chung. Người điều hành có quyền lực và thẩm quyền để
tạo ra doanh thu thông qua việc thu các loại thuế, tiền phạt, tiền phạt, thuế hải
quan...
- Nền chính trị Malaysia được đánh giá có tính ổn định cao trong khu vực
và trên thế giới. Theo chỉ số hồ bình thế giới ( GPI) được công bố bởi viện
kinh tế và hồ bình, Malaysia xếp hạng 16/163 nước năm 2019, chỉ xếp sau
Singapore ở khu vực Đông Nam Á. Thứ hạng này được duy trì ổn định trong
các năm tiếp theo ( 20/163 năm 2020 và 23/163 năm 2021) cho thấy nền chính
trị có tính ổn định cao. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp thuận lợi trong
việc xây dựng chiến lược cũng như triển khai kinh doanh tại Malaysia.


3

1.2.1.2. Pháp luật
- Hệ thống tòa án:
Malaysia là một Nhà nước liên bang. Hệ thống Toà án ở Malaysia bao
gồm: Toà án liên bang, Toà án phúc thẩm, Toà án thượng thẩm, Toà án xét xử
theo phiên, và Toà án địa hạt. Ngoài các Toà án theo thứ bậc tố tụng trên đây,
cịn có Tồ án đặc biệt , Tồ án hồi giáo, Toà án của những người bản xứ và
Tồ án vị thành niên, Tồ gia đình. Hệ thống tư pháp ở Malaysia được tổ chức
và hoạt động theo ngun t ắc tranh tụng, vì vậy, tồ án chủ yếu đóng vai trị
trọng tài giữa bên cơng tố và một bên là bị cáo, luật sư. Vai trò của thẩm phán

trong hoạt động xét xử ít nhiều mang tính chất thụ động. Tuy nhiên, khác với
pháp luật Việt Nam, pháp luật Malaysia quy định thẩm phán có vai trị nhất
định trong hoạt động điều tra tội phạm, thông qua việc quy định lệnh bắt, lệnh
khám xét... của cơ quan điều tra phải được sự đồng ý của thẩm phán.
- Cơ quan công tố:
Cơ quan công tố ở Malaysia được tổ chức từ trung ương đến địa phương,
đứng đầu là Trưởng công tố liên bang. Hệ thống các cơ quan công tố ở
Malaysia hoạt động theo nguyên tắc t ập trung, thống nhất, dưới sự lãnh đạo
của Trưởng công tố liên bang. Theo quy định của Hiến pháp Malaysia, Trưởng
công tố liên bang có quyền khởi tố, thực hiện việc truy tố cũng như đình chỉ
việc thực hiện thẩm quyền này đối với các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền
của bất k ỳ Toà án nào ở các bang cũng như của Liên bang. Lực lượng cảnh
sát:
Lực lượng cảnh sát hoàng gia Malaysia được tổ chức từ trung ương cho
tới địa phương. Ở 13 bang và 2 vùng lãnh thổ là Kuala Lumpur và Putra Jaya
đều có các sở cảnh sát; sau đó là 134 cơ quan cảnh sát của các quận, huyện
(bao gồm 134 quận, huyện) và 728 đồn cảnh sát ở các khu vực.
Tổng thanh tra là người đứng đầu lực lượng cảnh sát của Malaysia. Giúp
việc cho Tổng thanh tra có Phó T ổng thanh tra. Dưới Tổng thanh tra và Phó
Tổng thanh tra là 6 ban chức năng chuyên sâu về các lĩnh vực như quản lý
hành chính, giữ gìn tr ật tự an ninh (ở cấp dưới có 15 đội ở 13 bang và lãnh thổ
Kuala Lumpur và Putra Jaya), tham mưu, điều tra tội phạm, phòng chống tội
phạm ma tuý...
Cơ quan điều tra tội phạm là một bộ phận nằm trong Bộ N ội vụ Malaysia.
Trong đó, nhiệm vụ của cơ quan điều tra tội phạm là đấu tranh chống và phòng
ngừa tội phạm và tiến hành việc điều tra.
- Hệ thống luật sư:
Ngoài các cơ quan tư pháp đã được nêu ở trên, do hệ thống tư pháp ở
Malaysia được tổ chức theo nguyên tắc tranh tụng trong quá trình xét xử nên
luật sư và các tổ chức của luật sư ở Malaysia rất được coi tr ọng và đóng vai

trị cực k ỳ quan trọng trong quá trình tố tụng. Các luật sư được tổ chức thành
Hội đồng Đoàn luật sư ở Liên bang và Đoàn luật sư ở các bang. Đây là những
tổ chức xã hội- nghề nghiệp, hoạt động theo Luật hành nghề luật sư năm 1976.


4

1.2.2. Kinh tế

Hình 1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 1990-2020

Đơn vị: %
(nguồn: Worldbank)
Trong suốt những năm 1990 đến 2020, nền kinh tế Malaysia có nhiều
biến động, 3 lần nước này đạt tăng trưởng âm. Cụ thể:
Năm 1991, GDP của Malaysia là 49,143 tỷ USD, chính phủ đã đề ra
Chính sách phát triển quốc gia 30 năm từ 1991-2020. Chính sách này trong
giai đoạn đầu thực hiện trong kế hoạch 5 năm lần thứ 6 (1991-1995) trên thực
tế đã mang lại nhiều thành tựu đáng kể. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm
trong giai đoạn này là 8.3%.
Năm 1996, nền kinh tế Malaysia có tốc độ tăng trưởng hơn 10%, GDP
(PPP) là 244,385 t ỷ USD; tuy nhiên vào cuối những năm 1990, nền kinh tế lại
rơi vào suy thối làm GDP giảm xuống cịn -7,3% (1998) do khủng hoảng tài
chính châu Á từ tháng 7/1997.
Nhờ đó, năm 1999, kinh tế Malaysia được phục hồi, Malaysia được đánh
giá là quốc gia phục hồi nhanh nhất trong số các quốc gia châu Á, tốc độ tăng
trưởng GDP năm 1999 là 6,1%, GDP(PPP) là 269,121 tỷ USD.
Năm 2009, các nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với thời điểm khó
khăn nhất về cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bùng phát từ Hoa Kỳ, nền
kinh tế Malaysia rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng với mức tăng trưởng 1,5%.

Nhưng Malaysia đã chứng tỏ khả năng đối phó với những tình huống
khó khăn như vậy. Năm 2010 GDP tăng trưởng ở mức 7,4%, tình trạng đói
nghèo được cải thiện với GDP (PPP) lúc này đạt 578,512 tỷ USD.
Tuy nhiên đến nay, nền kinh tế lại có tốc độ tăng trưởng chậm. Năm
2019, GDP (PPP) đạt 944,564 tỷ USD, đến năm 2020, do ảnh hưởng của đại
dịch GDP (PPP) giảm xuống còn 902,568 t ỷ USD với tốc độ tăng trưởng 5,6%.
Năm

2015

2016

2017

2018

2019

2020


5

GDP(PPP) tỷ
USD

750,777 783,874 829,297 889,715 944,564 902,568

1.2.2.1. Văn hóa
 Thể diện

- Một yếu tố quan trọng của văn hóa Malaysia, cũng như với hầu hết các
nền văn hóa châu Á, là khái niệm về khuôn mặt. Trong xã hội Malaysia, hành
vi “mất mặt”, tức là mất kiểm soát cảm xúc hoặc thể hiện sự xấu hổ nơi công
cộng, được coi là hành vi thể hiện tiêu cực. Người Malaysia sẽ sử dụng một số
phương pháp để “cứu lấy thể diện”.
 Văn hóa bối cảnh cao
- Trong các nền văn hóa bối cảnh cao như Malaysia, ý nghĩa thường rõ
ràng hơn và ít trực tiếp hơn so với nhiều nền văn hóa phương Tây. Điều này
có nghĩa là các từ ít quan trọng hơn và cần phải chú ý nhiều hơn đến các hình
thức giao tiếp bổ sung như giọng nói, ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp bằng mắt và
nét mặt. Ở Malaysia, bởi vì kinh doanh là cá nhân và dựa trên sự tin tưởng,
phát triển các mối quan hệ hơn là trao đổi sự kiện và thông tin là mục tiêu
chính của giao tiếp. Điều này cũng liên quan đến các giá trị văn hóa Mã Lai
về lịch sự, khoan dung, hài hòa và thể diện.
 Chủ nghĩa định mệnh, niềm tin tơn giáo
- Văn hóa Malaysia tập trung vào các giá trị tôn giáo đa dạng của Ấn Độ
giáo, Phật giáo, Cơ đốc giáo,... và đặc biệt là Hồi giáo, do đó chủ yếu dựa vào
khái niệm thuyết định mệnh. Ảnh hưởng của Hồi giáo ở Malaysia được thể
hiện rõ ràng trong các khía cạnh khác nhau của xã hội và văn hóa, truyền
thơng,... luật pháp và cả trong kinh doanh.
- Trong bối cảnh kinh doanh, khi hình thành ý tưởng và đưa ra quyết
định, người Mã Lai chủ yếu là người Hồi giáo, sẽ có xu hướng thích được
hướng dẫn bởi cảm xúc chủ quan kết hợp với đức tin Hồi giáo vì cảm xúc đóng
một vai trị quan trọng trong văn hóa kinh doanh của họ. Do đó, các cuộc đàm
phán có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến và những người Malaysia sẽ xem
việc đưa ra quyết định dưới góc độ cá nhân hơn.
- Hệ thống cấp bậc là một phần không thể thiếu trong văn hóa kinh doanh
của Malaysia.
+ Các cơng ty Malaysia thường tuân theo một cấu trúc phân cấp theo
chiều dọc, trong đó quyền lực được chỉ đạo từ cấp trên.

+ Để phù hợp với văn hóa Malaysia, chức danh và mơ tả cơng việc đóng
một vai trị quan trọng trong nhiều công ty Malaysia. Chúng rất quan
trọng đối với nhân viên để nhấn mạnh giới hạn quyền lực trong doanh
nghiệp.
+ Người Malaysia tôn trọng quyền lực thể hiện rõ ràng trong hầu hết các
giao dịch kinh doanh và mối quan hệ giữa cấp dưới và cấp trên của họ là
phân biệt hồn tồn và mang tính chính thức cao.


6

1.2.3. Tự nhiên
1.2.3.1. Vị trí địa lí
Malaysia nằm ở khu vực trung tâm Đơng Nam Á, với diện tích 330,803
km², được chia thành 2 khu vực bị chia cắt bởi biển Đông: Tây Malaysia (bán
đảo Malaysia) và Đông Malaysia (Malaysia hải đảo). TâyMalaysia có diện tích
131,573 km², có chung đường biên giới trên bộ và trên biển với Thái Lan và
biên giới trên biển với Singapore, Việt Nam và Indonesia. Đơng Malaysia gồm
2 bang Sabah và Sarawak, có diện tích 73,711km² và 124,449 km² nằm ở phía
Bắc đảo Borneo, có chung biên giới trên bộ và trên biển với Brunei, Indonesia
và biên giới trên biển với Philippines và Việt Nam. Malaysia có 4,675 km²
đường bờ biển trải dài từ biển Đơng sang Ấn Độ dương.1

Hình 2: Bản đồ các nước Đông Nam Á

(Nguồn: />1.2.3.2. Đặc điểm tự nhiên
Malaysia gồm 13 bang, Sabah và Sarawak ở hải đảo Malaysia và 11 bang
cịn lại nằm ở bán đảo Malaysia. Nhìn chung địa hình ở Đơng và Tây Malaysia
tương tự nhau, chủ yếu đồng bằng ven biển xen giữa những đồi rừng dày đặc
và núi non, điểm cao nhất là núi Kinabalu ở độ cao 4095m so với mặt biển,

cao nhất Đông Nam Á. Tanjung Piai, nằm ở bang phía nam Johor, là mũi cực
nam của lục địa Châu Á. Eo Malacca, nằm giữa Sumatra và bán đảo Malaysia,
được cho là tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thế giới. 2

1
2

/> />

7

Hình 3: Bản đồ phân bố các bang của Malaysia

(Nguồn: />Malaysia nằm trong vùng khí hậu xích đạo, chịu ảnh hưởng của gió mùa,
đó là gió mùa tây nam (tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa đơng bắc (tháng 10
đến tháng 2). Lượng mưa và độ ẩm trung bình trong năm cao.
Tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt thiếc, dầu mỏ, khí đốt chiếm
trữ lượng lớn. Ngồi ra cịn có sắt, đồng, vàng, bơ xít, man gan, than đá, cao
lanh,… tập trung chủ yếu ở Đơng Malaysia.3
Chính những điều kiện về vị trí cũng như là tài nguyên thiên nhiên phong
phú đã làm cho Malaysia có nhiều điều kiện thuận lời hơn để phát triển kinh
tế cũng như là xây dựng đất nước.
1.2.4. Nhân khẩu học
1.2.4.1. Dân số

Hình 4: Dân số Malaysia giai đoạn 1950 - 2020

nguồn: />Theo số liệu thống kê mới nhất của liên hợp quốc, tính đến tháng 8 năm
2021, dân số Malaysia là 32.837.518 người, chiếm 0,42% dân số thế giới
Dựa vào đồ thị có thể thấy, dân số nước này liên tục tăng lên từ năm

những năm 1950 (với số liệu trên, ước tính đến nay dân số đã tăng lên gần 7
lần)

3

/>

8

Malaysia đang đứng thứ 45 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các
nước và vùng lãnh thổ với mật độ dân số là 100 người/km2.
Về tốc độ gia tăng dân số, từ những năm 1990 tốc độ gia tăng duy trì
dương, tuy nhiên tốc độ gia tăng dân dân số có xu hướng giảm dần. Năm 2020,
tốc độ này là 1,3% thấp hơn hai lần so với năm 1990 (2,8%).

Hình 5: Tỷ lệ gia tăng dân số

Malaysia là một quốc gia đa dân tộc.
Đất nước này có tới 70 nhóm dân tộc khác
nhau nhưng những nhóm chính gồm người
Malayu, người Hoa, người Ấn tại vùng bán
đảo Malaysia còn t ại vùng Sabah và Sarawak
thì có người Kadazan, người Dayak và người
Iban.Trong đó người Malayu chiếm 59% dân
số, người Hoa 24%, người Ấn 8%, khoảng
9% còn lại là các dân t ộc khác.
Hình 6: Tỷ lệ các dân tộc ở Malaysia

Bên cạnh đó, Malaysia cũng là
một đất nước đa văn hóa. Hiến pháp

Malaysia đảm bảo quyền tự do tơn giáo và
Hồi giáo được coi là quốc giáo của Malaysia,
theo số liệu thống kê năm 2010, có tới 61,3%
dân số nước này theo Hồi giáo. Bên cạnh đó
cũng có nhiều tôn giáo khác được thừa nhận
ở Malaysia như Phật giáo (19,8%), Cơ đốc
giáo 9,2%, đạo Hindu 6,3%, Nho giáo
(1,3%) và những tơn giáo khác nữa, số Hình 7: Tỷ lệ các tôn giáo ở Malaysia
người dân tuyên bố không theo tơn
giáo nào chỉ chiếm 0,7%.
Về tỷ lệ giới tính, trong 20 năm trở lại đây, Malaysia là quốc gia có tỷ lệ
giới tính khá cân bằng. Năm 2020, t ỷ lệ dân số nam là 51,384%, và dân số nữ
là 48,616%, số liệu này không quá chênh l ệch so với những năm trước đó.
Phụ nữ là những người đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế
và xã hội của đất nước. Trong những năm qua, sự tham gia của phụ nữ vào
nền kinh tế đã tăng lên nhanh chóng và họ chiếm gần một nửa tổng dân số.


9

Hình 8: Tỷ lệ giới tính ở Malaysia giai đoanh 200-2020

Về thành phần dân số theo độ tuổi

Hình 9: Tỷ lệ dân số theo độ tuổi 1990
và 2020

Đơn vị: %
Nhìn vào biểu đồ cơ cấu dân số theo độ độ tuổi năm 1990 và 2020, ta
thấy tỷ lệ sinh giảm dẫn đến dân s ố trong độ tuổi từ 0-14 tuổi giảm từ

37,05% (1990) xuống 23,45% (2020), số dân trong độ tuổi lao động từ 15
- 64 tuổi có xu hướng tăng lên từ 59,27% lên 69,37% và dân số trên 65 tuổi
tăng khoảng 3,5% trong giai đoạn này.
Dân số tham gia vào l ực lượng lao động tăng lên trong những năm gần
đây đã cung cấp cho Malaysia một nguồn nhân lực dồi dào, điều đó cũng là lý
do thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2019, tỷ lệ số dân từ 15-64 tuổi
tham gia vào lực lượng lao động là 68,64% - tăng gần 6 % so với năm 2010.
Ngồi ra chính phủ Malaysia có nhiều chính sách phát triển nguồn nhân
lực, hệ thống giáo dục được chú trọng hàng đầu, không chỉ đào tạo kỹ năng
đối với những học sinh mà còn tái tạo lại k ỹ năng cho lực lượng lao động nhằm
mục đích nâng cao dân trí và tạo các điều kiện thu hút các tài năng người


10

Malaysia đang làm việc ở nước ngoài và các tài năng người nước ngoài về làm
việc ở đất nước với nhiều đãi ngộ hấp dẫn.
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH, THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ
CỦA MALAYSIA
2.1. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH:

2.1.1. Chính sách Tài khóa
2.1.1.1. Thuế:
Ngày nay trong xu hướng tồn cầu hóa kinh tế quốc tế mọi quốc gia
đều mở rộng cánh cửa và nỗ lực bắt tay làm bạn với tất cả các quốc gia trên
thế giới. Malaysia là một nước có mơi trường đầu tư hấp dẫn và thơng thống
nhất Đơng Nam Á. Theo số liệu điều tra đầu tư nước ngồi của Malaysia năm
2015 là 46,7 tỷ đơ gấp đôi lượng vốn mà Việt Nam thu hút được. Với mục tiêu
phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, Malaysia đã sử dụng
những chính sách để thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

- Ưu đãi với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các
doanh nghiệp xuất khẩu: Nhằm tăng giá trị xuất khẩu, Malaysia áp dụng các
ưu đãi như giảm 10% thuế giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu, giảm 5%
giá trị nguyên liệu đầu vào nội địa để sản xuất hàng xuất khẩu, cũng như chi
phí quảng cáo, nghiên cứu thị trường.
- Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những khu vực mới phát triển,
sản xuất những loại hàng được ưu tiên hay sử dụng trên 50% nguyên vật liệu
địa phương để sản xuất hàng xuất khẩu, hay có lượng vốn góp lớp được cấp
tín dụng ưu đãi.
- Từ năm 2016 đến nay, nhằm khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực
sản xuất, các ưu đãi cơ bản đối với các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực
sản xuất được thực hiện trên nền chính sách “nhà đầu tư tiên phong”, “ trợ cấp
thuế đầu tư” sẽ được hưởng ưu đãi thuế trong vòng 5 năm, kể từ ngày bắt đầu
hoạt động với mức thuế 7,5% so với mức thuế suất phổ thông là 25%. Cụ thể
các lĩnh vực sản xuất được áp dụng chính sách trên bao gồm: chế biến sản
phẩm nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm cao su, sản phẩm từ dầu cọ, hóa
chất và hóa phẩm dầu khí, dược phẩm , thiết bị bảo vệ…
2.1.1.2. Đầu tư công
Nền kinh tế Malaysia đã mở rộng 4,7% trong năm 2018, nhưng tăng
trưởng kinh tế lại ở mức chậm, khoảng 5,9% từ năm 2017. Ở trong nước, đã
có một cuộc cải tổ chính sách kinh tế sau khi chính phủ thay đổi bất ngờ vào
tháng 5/2018. Ngay sau khi nhậm chức, chính phủ mới đã loại bỏ thuế hàng
hóa và dịch vụ – nguồn thu chính của chính phủ trước đó và cũng đình chỉ đầu
tư cơ sở hạ tầng. Sự thay đổi trên có những tác động tích cực nhất định đến
nền kinh tế Malaysia như thúc đẩy tiêu dùng tư nhân, nhưng ở một khía cạnh
khác, sự thay đổi này khiến lĩnh vực đầu tư bị hạn chế. Khi Chính phủ khơng
chú trọng đến đầu tư, kết cấu đầu tư của Malaysia trở nên yếu hơn trước. Trong
tương lai, rủi ro đối với tăng trưởng GDP cũng bắt nguồn từ nhu cầu đầu tư
yếu. Việc đình chỉ liên tục các dự án công cộng khiến đầu tư vào trung hạn
giảm. Hiệu quả đầu tư cũng có chiều hướng đi xuống rõ rệt. Mặc dù Malaysia

có tỷ lệ đầu tư trung bình 25,5% trong những năm gần đây (giai đoạn 2012-


11

2018), cho thấy sự cải thiện lớn so với mức trung bình của một thập kỷ trước
là 24,2% (giai đoạn 2002-2008) nhưng tăng trưởng GDP bình qn giảm
xuống cịn 5,1% so với mức 5,8% cùng k ỳ.

Hình 10: Tăng trưởng đầu tư của Malaysia từ Q1 2008- Q2 2021

_Nguồn Gobal economy_
Một trong những nội dung quan trọng khác của điều chỉnh chính sách
của Malaysia trong tham gia AEC là thực hiện chuyển đổi khu vực cơng. Q
trình chuyển đổi khu vực công ở Malaysia trước hết được tập trung vào việc
cải thiện quá trình ra quyết định, thực hiện cách tiếp cận một chính phủ tồn
tâm tồn ý cho việc cung cấp các dịch vụ; kết cấu lại các cơ quan chủ chốt của
chính phủ. Nội dung thứ hai của chuyển đổi khu vực công là thực hiện những
cải cách nhằm phân phối dịch vụ cơng có hiệu quả .
2.1.2.
Chính sách tiền tệ:
2.1.2.1. Quản lý nợ quốc gia
Trong kiểm soát nợ, chính phủ Malaysia cũng đang có những bước
triển khai mạnh tay, theo đó khơng loại trừ khả năng tiếp tục bán các loại tài
sản của chính phủ, bao gồm cả đất, để giữ nợ quốc gia ở mức có thể quản lý
được.
Thủ tướng Malaysia Mohamad Mahathir vừa qua cho biết chính phủ
đã nhận thấy khả năng giảm nợ đáng kể từ việc thanh lý các tài sản của chính
phủ hiện đang được thực hiện. Theo đó, Malaysia đã bán siêu du thuyền
Equanimity cho tập đoàn Genting Malaysia với giá 126 triệu USD. Du thuyền

này được cho là mua từ Quỹ đầu tư nhà nước Malaysia (1MDB) và Chính phủ
Malaysia bán du thuyền này để thu hồi tiền cho ngân sách.
Quỹ 1MDB là quỹ đầu tư do cựu Thủ tướng Najib Razak sáng l ập
năm 2009 với mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của Malaysia thơng
qua quan hệ đối tác tồn cầu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hiện quỹ này đang
là trung tâm của vụ bê bối tham nhũng và rửa tiền, gây thất thoát 3,7 tỷ USD,
dẫn đến một loạt cuộc điều tra ở Malaysia và các nước như Mỹ, Thụy Sĩ,
Singapore, Trung Quốc…
Trong nỗ lực cắt giảm khoản nợ quốc gia ở mức khoảng 250 t ỷ USD,
Thủ tướng Mahathir đã chỉ đạo xem xét lại nhiều dự án hạ tầng quy mô lớn
được ký kết dưới thời cựu Thủ tướng Najib. Ngày 26/1 vừa qua, Bộ trưởng
Kinh tế Malaysia Mohamed Azmin Ali cho biết nước này phải hủy bỏ dự án
đường sắt kết nối bờ biển phía Đơng do lãi suất quá cao. Theo Bộ trưởng,
chính phủ ước tính nếu tiếp tục dự án này, mỗi năm Malaysia phải chi trả


12

khoảng 500 triệu ringgit (hơn 120 triệu USD) tiền lãi suất, vượt quá khả năng
của chính phủ trong điều kiện tài chính hiện tại.
2.1.2.2. Giảm lạm phát:
Theo IMF, Nền kinh tế Malaysia bước vào đại dịch từ một thế mạnh
nhưng vẫn bị ảnh hưởng rất nặng nề. GDP ước tính giảm khoảng 6% vào năm
2020 do đầu tư và tiêu dùng tư nhân, vốn là động lực chính của tăng trưởng
trong những năm gần đây, giảm mạnh. T ỷ lệ thất nghiệp đạt mức cao lịch sử
vào tháng 5 năm 2020 và lạm phát đã được giảm bớt. Đợt giảm rủi ro tồn cầu
vào tháng 3 năm 2020 đã kích hoạt dòng vốn chảy ra từ các EM như Malaysia,
nhưng phản ứng chính sách tồn cầu nhanh chóng và quy mơ lớn đã giúp ổn
định thị trường và dịng vốn đã trở lại bắt đầu từ cuối tháng 4. Tại Malaysia,
một phản ứng mạnh mẽ về chính sách tài khóa, tiền tệ và tài chính đã giúp đẩy

lùi cú sốc kinh tế từ đại dịch và đảm bảo ổn định tài chính.
Nền kinh tế Malaysia dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2021, với mức
tăng trưởng dự kiến ở mức 6,5%, nhờ sự phục hồi mạnh mẽ trong lĩnh vực sản
xuất và xây dựng. Sự phục hồi dự kiến sẽ không đồng đều giữa các lĩnh vực,
phụ thuộc vào s ự cải thiện của cả nhu cầu trong nước và bên ngoài. L ạm phát
sẽ phục hồi xuống 2% và thặng dư tài khoản vãng lai t ất nhiên sẽ giảm khi nhu
cầu đối với các s ản phẩm liên quan đến đại dịch bắt đầu giảm và nhu cầu trong
nước phục hồi làm tăng nhập khẩu. Chính sách loại bỏ thuế hàng hóa và dịch
vụ là một ưu đãi cho người tiêu dùng và kiềm chế lạm phát dưới 1%, giảm
mạnh so với mức cao gần 3,8% trong năm 2017. Lạm phát ở mức thấp giúp
tiêu dùng tư nhân vẫn sẽ là động l ực tăng trưởng GDP của Malaysia. Nỗ lực
kiềm chế giá nhiên liệu đã góp phần khiến lạm phát âm trong năm 2020. Bên
cạnh đó, giá hàng hóa ổn định là nhân tố giúp mang lại nhiều tiềm năng cho
ngành xuất khẩu Malaysia nhưng tình hình lại trở nên xấu đi khi vướng phải
chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và sự sụt giảm giá dầu trong nửa cuối năm
2018.

Hình 11: Lạm phát từ năm 1960-2020

_Nguồn: Gobal economy_
2.1.2.3. Phát triển khu vực tài chính ngân hàng
Dựa trên tầm nhìn phát triển trên, FSMP II đã đưa ra các chỉ số cần đạt
của khu vực tài chính đến năm 2020. FSMP II kỳ vọng hệ thống tài chính
Malaysia đạt tăng trưởng hàng năm từ 8-11%, độ sâu hệ thống tài chính bằng
6 lần GDP năm 2020 (2010 là 4.3 lần GDP), tương ứng với việc khu vực tài


13

chính đóng góp vào GDP danh nghĩa năm 2020 kỳ vọng sẽ tăng từ 10-12%

(2010: 8,6%). Ngồi ra, việc đóng góp của các t ổ chức tài chính đối với GDP
danh nghĩa cũng kỳ vọng được tăng cao, với tổng tài sản của hệ thống ngân
hàng dự tính gấp 3 lần GDP vào năm 2020 (2010: 2,4 lần). Các hoạt động tài
chính Hồi giáo sẽ tăng lên, chiếm khoảng 40% tổng số các hoạt động tài chính
vào năm 2020 (2010 tỷ trọng này là 29%).
Để đạt được các mục tiêu đặt ra năm 2020, FSMP II đã đưa ra các
trọng tâm phát triển cho khu vực tài chính giai đoạn 2010 – 2020 là:
- Trung gian tài chính hiệu quả cho nền kinh tế có mức thu nhập cao và
giá trị gia tăng lớn thông qua việc: (i) Nâng cao năng lực của khu vực tài chính
thơng qua phát triển đa dạng các cơng cụ tài chính đi kèm với biện pháp an
tồn; (ii) Tạo mơi trường thuận lợi cho các tổ chức tài chính phát triển các sản
phẩm và nâng cao dịch vụ cho các doanh nghiệp.
- Phát triển thị trường tài chính sâu và năng động: (i) Cung cấp một loạt
các công cụ thanh khoản bằng nội tệ và các loại tiền khác nhau; (ii) T ạo thêm
thanh khoản cho thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu hồi giáo (sukuk);
(iii) Chú trọng hoạt động quản trị rủi ro
- Quốc t ế hóa tài chính Hồi giáo: (i) Tạo điều kiện thuận lợi cho các
hoạt động kinh doanh tài chính xuyên quốc gia, mở rộng phạm vi kinh doanh
của các ngân hàng Hồi giáo quốc tế có chất lượng; (ii) Chú trọng phát triển các
quỹ Hồi giáo quốc tế; (iii) Thiết lập những khuôn khổ pháp luật, quy định và
giám sát chặt chẽ, theo chuẩn quốc tế đối với hệ thống tài chính Hồi giáo.
- Chế độ điều tiết và giám sát bảo đảm ổn định hệ thống tài chính: (i)
Ban hành một khung pháp lý tồn diện cho hệ thống tài chính thơng thường và
hệ thống tài chính Hồi giáo; (ii) Xem xét l ại các quy định về các cơ cấu sở hữu
nhằm khuyến khích s ự tham gia và các cam k ết lâu dài của các cổ đông lớn
nhằm thúc đẩy sự an tồn và lành mạnh của các định chế tài chính.
- Nâng cao tiêu chuẩn quản trị và quản trị rủi ro: (i) Đưa ra các giải pháp
tăng cường quản trị doanh nghiệp của các định chế tài chính; (ii) Đề xuất các
biện pháp nâng các tiêu chuẩn về quản trị rủi ro và các chức năng kiểm soát
nội bộ trong khu vực tài chính theo những bước phát triển trong ngành dịch vụ

tài chính.
- Thống nhất quy định và hợp nhất hơn nữa theo khu vực và thế giới:
NHTW Malaysia sẽ ưu tiên theo đuổi một môi trường pháp lý và thanh tra mà
đảm bảo sự mở rộng các định chế tài chính Malaysia ở nước ngồi một cách
trật tự .
2.2. CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ

2.2.1. Tổng quan về chính sách đầu tư
Chính sách đầu tư của Malaysia nhằm phục vụ chính sách khuyến khích
và phát triển cơng nghiệp của quốc gia. Đây không phải là điều ngạc nhiên khi
cơ quan quản lý và xúc tiến đầu tư là Cơ quan Phát triển Công nghiệp Malaysia
(MIDA), trực thuộc Bộ Công Thương (MITI). Để nói về chính sách đầu tư,
phải nói đến chính sách cơng nghiệp.


14

Trước đó, chính sách cơng nghiệp của Malaysia là tập trung vào hỗ trợ
các ngành xuất khẩu. Hiệu quả hoạt động xuất khẩu được sử dụng làm điều
kiện chính để sở hữu vốn cổ phần nước ngoài. Tỷ lệ sản phẩm xuất khẩu càng
lớn thì tỷ trọng vốn cổ phần nước ngồi càng cao. Các cơng ty nước ngồi ở
Malaysia đã bị giới hạn trong các ngành xuất khẩu. Những hạn chế như vậy
chỉ được dỡ bỏ vào cuối những năm 90 để khơi phục dịng vốn FDI đang chậm
lại.
Chính sách đầu tư của Malaysia đã đạt được các mục tiêu chính trị - xã
hội là chuyển của cải sang người Mã Lai ở một mức độ nào đó. Quốc gia cung
cấp một loạt các ưu đãi tài chính như tín dụng thuế và miễn thuế. Về đầu tư
nước ngồi, các nhà đầu tư nước ngoài được đảm bảo bằng lời nói chống lại
quyền ưu tiên mà khơng cần bồi thường theo Điều 13 của Hiến pháp Liên
bang. Trong bối cảnh khơng có một luật đầu tư hồn chỉnh có thể bảo vệ khỏi

sự ưu tiên đối với tất cả các khoản đầu tư nướ c ngoài, Malaysia đã phụ thuộc
vào các hiệp định đảm bảo đầu tư song phương.
2.2.2. Chính sách đầu tư quốc tế
Cùng một s ố nền kinh tế đang nổi khác như: Brazil, Trung Quốc và Ấn
Độ. Malaysia cũng được xem là một nguồn lực quan trọng đầu tư trực tiếp ra
nước ngồi và là mơi trường năng động thu hút nguồn vốn FDI. Giám đốc
Phan Ah Tong của văn phòng New York của cơ quan phát triển công nghiệp
Malaysia cho biết “đầu tư xuyên biên giới đang trở nên ngày càng quan trọng,
tạo ra nhu cầu kinh doanh mạo hiểm ngoài lãnh thổ địa lý của Malaysia nhằm
mở rộng thị trường, nắm bắt cơ hội đầu tư mới và đạt được công nghệ mới
không chỉ ở các quốc gia đang phát triển và còn ở các nền kinh tế phát triển”.
Mơ hình chiến lược phát triển quan hệ đầu tư quốc tế của Malaysia:
+ Giai đoạn 1: Dựa vào hoạt động của các công ty xuyên quốc gia nước ngoài
để phát triển hoạt động của các cơng ty Malaysia. Đây chính là hoạt động thu
hút FDI để từng bước xây dựng các công ty và tập đoàn kinh tế lớn của
Malaysia
+ Giai đoạn 2: Các công ty của Malaysia phát triển hoạt động trong khu vực
thơng qua các cơng ty xun quốc gia nước ngồi đây là giai đoạn thu hút FDI
và từng bước đầu tư ra nước ngoài trước hết là các nước trong khu vực.
+ Giai đoạn 3: Các công ty của Malaysia phát triển độc lập trên thị trường thế
giới
Nội dung:
Giai đoạn 1975-1980:
Đây là giai đoạn sử dụng mơ hình chính sách khuyến khích thu hút FDI
tạo nền tảng cho sự phát triển các ngành công nghiệp của Malaysia đồng thời
hỗ trợ q trình xây dựng các cơng ty và tập đồn kinh tế lớn. Có thể nói nhờ
có giai đoạn này mà kinh tế của Malaysia đã nhanh chóng phát triển cả về
chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo điều kiện tích lũy vốn cũng như kinh nghiệm hợp
tác với các công ty đa quốc gia có hoạt động đầu tư tại Malaysia



15

Như đã phân tích ở trên, Malaysia đã có rất nhiều chính sách cũng như
biện pháp giúp đất nước mình trở thành môi trường đầu tư năng động và hấp
dẫn thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài một cách gián tiếp hay tr ực tiếp.
Trong đó có thể kể đến một số biện pháp:
1.
Thực hiện chính sách miễn giảm thuế thu nhập và thuế nhập
khẩu máy móc thiết bị cho các cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi. Trong đó
thuế thu nhập giảm đến mức 5% trong các công ty mà vốn đầu tư của các nhà
đầu tư trong nước chiếm tỉ trọng từ 50% trở lên.
2.
Chính phủ Malaysia đưa ra cam kết không trưng thu và quốc hữu
hóa tài sản của nhà đầu tư nước ngồi.
3.
Chính phủ thực hiện cung cấp vốn tín dụng ưu đãi hỗ trợ cho các
hoạt động của các cơng ty có vốn đầu tư nướ c ngoài đối với trường hợp các
cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi sản xuất chủ yếu sử dụng nguyên liệu nội
địa và phục vụ cho việc xuất khẩu.
4.
Chính phủ tích cực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển
đào tạo nguồn nhân lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt
động sản xuất kinh doanh của các công ty có vốn đầu tư nước ngồi, dựa trên
cơ sở sử dụng kết hợp nhiều nguồn vốn khác.
+ Giai đoạn 1981- nay:
Giai đoạn này sử dụng mơ hình chính sách kết hợp giữa khuyến khích
thu hút FDI và t ừng bước tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty trong nước
đầu tư ra nước ngoài.
Biện pháp thực hiện:

Tiếp tục thực hiện các biện pháp khuyến khích thu hút FDI của giai đoạn
trước đồng thời đưa ra các biện pháp mới:
1.
Tăng cường vai trò hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương
mại với việc thực hiện kết hợp giữa xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư các
hoạt động cung cấp thông tin và tư vấn đầu tư trong việc lựa chọn mơ hình dự
án, lĩnh vực, ngành và thị trường đầu tư.
2.
Xây dựng và phát triển thị trường chứng khốn để hỗ trợ tích
cực cho việc phát triển quan hệ hợp tác đầu tư nước ngoài đặc biệt là thực hiện
chính sách tư nhân hóa.
3.
Chính phủ tích cực ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế song
phương và đa phương đảm bảo đầu tư với chính phủ nước ngoài để tạo điều
kiện thuận lợi cho các cơng ty của Malaysia đầu tư ra nước ngồi ngồi: tránh
đánh thuế hai lần, minh bạch hóa thơng tin…
Một trong những chính sách đáng chú ý là tự do tài khoản vốn được thực
hiện bởi ngân hàng Negara Malaysia với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho
đầu tư trực tiếp nước ngồi.
Chính phủ hỗ trợ cho đầu tư nước ngồi tại Malaysia có ba hình thức
chính: (1) miễn thuế ưu đãi về thuế và các quỹ đặc biệt, (2) đầu tư đảm bảo
thỏa thuận, (3) cơ quan đại diện thương mại và đầu tư, và (4) tổ chức hỗ trợ.
Bên cạnh đó chính phủ Malaysia cũng rất đầu tư chú trọng phát triển
nguồn nhân lực trong nước. Theo niên giám về khả năng cạnh tranh toàn cầu


16

2010 Malaysia giữ vị trí thứ tư về mức ngân sách dành cho giáo dục so với
tổng thu nhập quốc nội GDP, vượt xa cả Thái Lan giữ vị trí 32 và Singapore

xếp thứ 53, trong khi Philippines và Indonesia đứng hàng thứ 56 và 57. Vị trí
thứ tư trong bảng xếp hạng này của Malaysia phản ánh cam kết lịch sử của
chính phủ muốn tạo ra một nguồn nhân lực có sức mạnh cạnh tranh, có tay
nghề và có tri thức nhằm đảm bảo rằng đất nước sẽ đạt được mục tiêu trở thành
nước phát triển vào năm 2020. Mục đích chính của Malaysia là tạo được một
nguồn nhân lực khơng chỉ có thể góp phần xây dựng đất nước mà cịn có thể
vượt trội trên trường quốc tế.
Nhờ đó mà nguồn đầu tư ra nước ngồi của Malaysia luôn được xếp hạng
khá cao trên bản đồ thế giới. Ta có thể thấy Malaysia ln nằm trong top 50
nước có lượng vốn đầu tư ra nước ngồi cao nhất thế giới. Điều này là một
bước tiến l ớn đối với một nước đang phát triển như Malaysia trong quá trình
nâng cao vị thế và khả năng cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường của các cơng ty
trong nước.

Hình 12: Phân bổ đầu tư FDI theo lĩnh vực năm 2020
2.3. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI

2.3.1. Giai đoạn 1970 – 1989
+ Tổng quan:
Chính sách thương mại chính của Malaysia hướng đến việc cải thiện s ự tiếp cận
thị trường đối với xuất khẩu hàng sơ chế, sản phẩm nhân tạo và tăng dần lên
về dịch vụ; phát triển và thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng s ản xuất có giá
trị gia tăng cao hơn; mở rộng thương mại với các đối tác kinh doanh chủ yếu;
mở rộng thương mại đến các thị trường phi truyền thống, đặc biệt là các nước
đang phát triển; đẩy mạnh sự hợp tác thương mại và kinh tế với tổ chức
ASEAN và mở rộng mậu dịch song phương và đầu tư liên kết trong khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương.
+ Biện pháp thực hiện:
Đối với các công ty xuất khẩu chiếm từ 20% giá trị sản lượng trở
lên, cho phép áp dụng chế độ khấu hao nhanh

Áp dụng chính sách miễn phí giảm thuế: thuế đầu vào sản xuất và
thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các công ty sản xuất và kinh doanh xuất
khẩu
Tăng cường thành lập các khu chế xuất nhằm thu hút vốn đầu tư
từ nước ngồi vào, từ đó đổi mới cơng nghệ và xây dựng từng bước thương
hiệu các sản phẩm của Malaysia


17

Xây dựng và đưa ra biện pháp khuyến khích, tăng trưởng thu hút
đầu tư nước ngồi về vốn, cơng nghệ, liên k ết thương hiệu, là bước tạo lập
uy tín hàng hóa Malaysia trên trường quốc tế
Áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch với các ngành cơng nghiệp
cịn non tr ẻ thông qua thuế quan, hạn chế số lượng. Áp dụng chính sách miễn
giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm làm nguyên liệu đầu vào cho công
nghệp chế tạo. Xuất khẩu chủ yếu vào các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản,
Tây Âu,..
2.3.2. Giai đoạn từ 1990 đến nay
+ Tổng quan:
Nằm ở vị trí chiến lược dọc theo eo biển Malacca, nằm trên một kênh
vận chuyển chính nối Ấn Độ Dương ở phía tây và Thái Bình Dương ở phía
đơng. Điều này là một cơ hội lớn giúp Malaysia phát triển thương mại và
quan hệ quốc tế nhằm tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia.
Malaysia đã áp dụng các chính sách thương mại tự do và đặt trọng tâm vào
các hiệp định thương mại song phương và khu vực.
+ Biện pháp thực hiện:
a.
Thực hiện tự do hóa thương mại và thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm
cơng nghệ chế tạo

Từng bước thực hiện q trình tự do hóa thương mại và đa dạng
hóa
thịtrường:
Thực hiện cắt giảm thuế quan theo lộ trình quy định của khu vực mậu dịch
tự do ASEAN năm 2003, cắt giảm danh mục các mặt hàng xuống còn 0.5%,
giảm dần các mặt hàng áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu về s ố lượng
Thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ công ty
xuất khẩu mở rộng và đa dạng hóa thị trường
Tiến hành tư vấn và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; đặc biệt dành
cho đội ngũ cán bộ Marketing, kỹ thuật thiết kế sản phẩm, đàm phán và ký
kết hợp đồng ngoại thương
Khuyến khích mở rộng thị trường sang các nước đang phát triển.
b.
Các hiệp định thương mại song phương và khu vực
Hiệp định song phương: Hiện tại, Malaysia có 7 Hiệp định Thương
mại Tự do (FTA) song phương với các nước: Australia, Chile, Ấn Độ, Nhật
Bản, New Zealand, Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ.
Thỏa thuận khu vực: Những thành viên của Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á (ASEAN) đã thành lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN. Khu
vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA) là một hiệp định của khối thương
mại nhằm hỗ trợ sản xuất ở tất cả các nước địa phương ASEAN.
Các hiệp định thương mại đã ký kết bao gồm: Hệ thống Ưu đãi Thương mại
- Tổ chức Hội nghị Hồi giáo (TPS-OIC), và Hiệp định Thuế quan Ưu đãi
Tám (D-8) đang phát triển (PTA).


18

CHƯƠNG 3: QUY MƠ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH, LAO ĐỘNG,
HÀNG HĨA

3.1. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

3.1.1. Quy mơ thị trường tài chính
3.1.1.1. Thị trường tiền tệ:
Quy mơ của hệ thống ngân hàng nói chung và cụ thể là TTTT nói riêng
là một trong những chỉ số để đo lường độ sâu tài chính của một quốc gia,
thường được xem xét trong mối tương quan với quy mô của nền kinh tế, đo
lường qua các chỉ số như tổng tín dụng tư nhân cung cấp bởi hệ thống ngân
hàng/GDP (tín dụng/GDP) hoặc tổng tài sản của hệ thống ngân hàng/GDP (tài
sản/GDP).
Ở Malaysia, hệ thống ngân hàng đóng vai trị là kênh dẫn vốn chủ đạo.
Dựa trên t ầm nhìn phát triển trên, FSMP II đã đưa ra các chỉ số cần đạt của
khu vực tài chính đến năm 2020. FSMP II kỳ vọng hệ thống tài chính Malaysia
đạt tăng trưởng hàng năm từ 8-11%, độ sâu hệ thống tài chính bằng 6 lần GDP
năm 2020 (2010 là 4.3 lần GDP), tương ứng với việc khu vực tài chính đóng
góp vào GDP danh nghĩa năm 2020 kỳ vọng sẽ tăng từ 10-12% (2010: 8,6%).
Ngồi ra, việc đóng góp của các t ổ chức tài chính đối với GDP danh nghĩa
cũng kỳ vọng được tăng cao, với tổng tài sản của hệ thống ngân hàng dự tính
gấp 3 lần GDP vào năm 2020 (2010: 2,4 lần). Các hoạt động tài chính Hồi giáo
sẽ tăng lên, chiếm khoảng 40% tổng số các hoạt động tài chính vào năm 2020
(2010 tỷ trọng này là 29%). Trong đó, Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ Châu Á 1997, hệ thống ngân hàng Malaysia đã trải qua một cuộc cải tổ
mạnh mẽ dưới Kế hoạch tổng thể phát triển khu vực tài chính giai đoạn 20012010. Đến năm 2010, theo đánh giá của Ngân hàng trung ương Malaysia, hơn
90% các khuyến nghị nêu ra trong kế hoạch này đều đã được thực hiện thành
công hoặc đang được tiếp tục triển khai.Từ cuối 2002 đến cuối 2009, tổng tài
sản của các ngân hàng Malaysia ở nước ngoài tăng từ 3.3 tỷ RM lên tới 350 tỷ
RM, với lợi nhuận trước thuế từ chỗ lỗ 4.3% đã chuyển thành lãi 7.2% trên
doanh thu hoạt động. 2 trong s ố 9 t ập đoàn ngân hàng nội địa của Malaysia
nằm trong nhóm 30 ngân hàng mạnh nhất tại Châu Á Thái Bình Dương (theo
đánh giá của Asian Banker Journal tháng 9/2010).

Mục tiêu chính của FSMP (2001-2010) là phát triển khu vực tài chính
năng động, cạnh tranh và bền vững với thơng lệ tốt nhất nhằm đóng góp cho
tăng trưởng kinh tế trong suốt chu kỳ kinh tế và hỗ trợ các tổ chức tài chính
trong nước ngày càng đi đầu trong công nghệ, vững mạnh và sẵn sàng trước
những thách thức của tồn cầu hóa mang lại.
3.1.1.2. Thị trường vốn:
Thị trường vốn của Malaysia đã đạt được kết quả cao trong đánh giá quốc
tế tại các năm gần đây, thậm chí tốt hơn nhiều nước phát triển.
Khn khổ thị trường vốn điều lệ của nước này, theo đánh giá của Qũy
tiền tệ Quốc t ế và Ngân hàng thế giới, đạt mức cao do “ Thực hiện đầy đủ”
34/37 nguyên tắc của Tổ chức các ủy ban Chứng khoán quốc tế( IOSCO).
Thị trường vốn của Malaysia năm 2012 cao chưa từng có, đạt tăng trưởng
hai con ố mặc dù thị trường tồn cầu khơng ổn định do các yếu tố kinh tế và


19

chính trị. Báo cáo thường niên của U ỷ ban Chứng khoán( SC) Malaysia năm
2012 cho thấy thị trường vố Malaysia tăng 16,4% đạt 2,47 tỷ ringgit (RM,
tương đương 793,3 tỷ USD), với vốn hóa thị trường cổ phiếu tăng 14,1% tài
sản thuộc quyền quản lý tăng 19,2% và thị trường vốn Hồi giáo tăng 22,6%.
Năm 2018, nhà đầu tư nước ngồi tháo chạy khỏi thị trường chứng
khốn Malaysia. Dịng vốn 937.8 triệu USD từ nước ngoài đã toàn toàn bị
“cuốn sạch” ra khỏi thị trường chứng khoán Malaysia khi nhà đầu tư nước
ngoài lo ngại về triển vọng tăng trưởng kinh tế dưới thời của Thủ tướng
Mahathir Mohamad (92 tuổi). Quốc gia này đã ghi nhận dòng vốn vào kỷ lục
lên tới 2.4 t ỷ USD trong năm 2017.
Bộ phận nghiên cứu của Ngân hàng đầu tư MIDF Amana cho biết tại
năm 2020, Malaysia ba tuần liên tiếp các nhà đầu tư nước ngồi rút rịng khỏi
thị trường chứng khoán Malaysia. Dữ liệu từ sàn giao dịch chứng khoán

Malaysia cho thấy trong tuần trước, các nhà đầu tư nước ngồi đã rút rịng 1,19
tỷ RM, tương đương 283 triệu USD, giảm nhẹ so với mức 1,26 tỷ RM của tuần
trước nữa. Trong đó, giá trị rút rịng của nhà đầu tư nước ngoài trong tuần cuối
cùng của tháng 2/2020 đạt mức cao nhất trong 88 tuần. Nguyên nhân được cho
là do bất ổn chính trị trong nước, cũng với những lo ngại về sự bùng phát trở
lại của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Báo cáo của Ngân hàng Trung
ương Malaysia (BNM) cho hay dự trữ ngoại tệ của nước này tới hết ngày 28/2
là hơn 103 tỷ USD, tương đương 7,4 tháng nhập khẩu. Như vậy, so với cuối
tháng 1/2020, dự trữ ngoại tệ của Malaysia giảm 900 triệu USD.
3.1.1.3. Thị trường nợ:
Theo Bộ trưởng Tài chính Malaysia Zafrul Aziz, t ổng s ố nợ quốc gia
của nước này hiện ở mức 879,6 t ỷ RM (khoảng 213,8 tỷ USD), tương đương
62% Tổng s ản phẩm quốc nội (GDP), bao gồm các khoản vay nước ngoài và
các khoản vay khác. Chia sẻ với báo giới ngày 22/3/2021, ông Zafrul Aziz cho
hay tính đến hết năm 2020, tổng số nợ quốc gia của Malaysia ở mức 820,7 t ỷ
RM (199,5 tỷ USD), tương đương 58% GDP, nằm trong mức trần nợ theo quy
định của luật pháp hiện hành. Ông cũng cho biết dự báo tổng số nợ sẽ tăng lên
58,5% GDP 2021. Ông Zafrul Aziz cho biết các khoản nợ này được dựa trên
định nghĩa pháp lý theo quy định trong Đạo luật về các biện pháp tài chính đối
phó với dịch COVID-19, và nếu tính cả các khoản vay nước ngoài cùng các
khoản vay khác, t ổng nợ của Chính phủ liên bang Malaysia sẽ là 879,6 tỷ RM,
hay 62% GDP. Trước khi dịch COVID-19 bùng phát, chính phủ tự áp đặt áp
dụng giới hạn tr ần nợ ở mức 55% GDP cho cả nợ trong nước và nợ nước ngoài.
Tuy nhiên, khi đại dịch bùng phát, Malaysia cần linh hoạt hơn về tài chính để
đảm bảo sức khỏe của cộng đồng cũng như sinh kế của người dân.
3.1.1.4. Thị trường vốn cổ phần:
Trong thông báo ngày 30/10/2020, Ngân hàng Trung ương Malaysia
(BNM) cho biết, tổng tài sản dự trữ của nước này tính đến hết tháng 9/2020
đạt 104,98 t ỷ USD, và ở trạng thái tiếp tục sử dụng được theo định dạng Tiêu
chuẩn phổ biến dữ liệu đặc biệt (SDDS) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). NM

cũng cho hay tại thời điểm trên tài sản bằng các ngoại tệ khác đạt 1,17 t ỷ USD.


20

Theo BNM, trong 12 tháng t ới, dòng tiền ngắn hạn được xác định trước của
các khoản cho vay, chứng khốn và tiền gửi bằng ngoại tệ, trong đó có các
khoản trả nợ nước ngồi theo kế hoạch của Chính phủ cùng các khoản ngoại
tệ đến hạn thanh toán từ trái phiếu của BNM ở mức 8,91 t ỷ USD. Cùng với
đó, BNM cho hay dịng vốn ngoại tệ của Malaysia dự kiến sẽ lên tới 2,45 tỷ
USD trong 12 tháng t ới và mức tiêu hao ròng tiềm tàng trong ngắn hạn duy
nhất đối với tài sản ngoại tệ là sự bảo lãnh của chính phủ đối với khoản nợ
ngoại tệ đến hạn trong vòng một năm ở mức 277,1 triệu USD.
3.2. QUY MÔ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

3.2.1. Tổng quát về thị trường lao động
Malaysia đã chuyển đổi nền kinh tế của mình từ nền kinh tế nơng nghiệp
sang nền kinh t ế dựa trên sản xuất và các lĩnh vực dịch vụ. Tương ứng với sự
thay đổi của cơ cấu nền kinh tế, đã có những thay đổi trên thị trường lao động
(Inagami, 1998 và Kuruvilla, 1998). Hoàn toàn tự nhiên, nhu cầu lao động ở
Malaysia vào thời điểm mà ngành nông nghiệp là chủ yếu khác với bản chất
của nhu cầu lao động bây giờ. Mặc dù các phương pháp sản xuất thâm dụng
lao động là thích hợp trong những năm sau khi Malaysia độc lập, nhưng các
phương pháp sản xuất như vậy khơng cịn là mong muốn hoặc tối ưu nữa. Bản
chất thay đổi của các nền kinh tế trong khu vực tạo thêm áp lực cho nguồn
cung lao động.
Malaysia từng là điểm đến ưa thích của đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI)
vì có nguồn lao động dồi dào: lao động rẻ, dồi dào và chất lượng. Những đặc
điểm này đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đặt nhà máy của họ tại
Malaysia. Chính những đặc điểm này mà lực lượng lao động phải phát triển,

và do đó đạt đến vị thế quốc gia phát triển. Tuy nhiên, lực lượng lao động có
những hạn chế nhất định. Quan trọng nhất, nó khơng có nguồn cung cấp đủ
lao động có kỹ năng. Sau đây, chúng ta hãy phân tích lực lượng tham gia lao
động, tỷ lệ thất nghiệp và ảnh hưởng của covid – 19 đến quy mô thị trường lao
động của Malaysia.
3.2.1. Lực lượng tham gia lao động
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở Malaysia đối với những người từ 15
đến 64 tuổi dao động trong khoảng 64,8% đến 67,7% từ năm 1982 đến năm
2016. Do giá cả hàng hóa ngày càng khơng ổn định trong những năm 1960,
chính phủ Malaysia đã đưa ra các chính sách khuyến khích xuất khẩu -các
ngành công nghiệp định hướng trong những năm 1970.
Vào tháng 5 năm 2020, số lượng l ực lượng lao động tăng nhẹ 1,8 nghìn
người, so với Tháng 4 năm 2020 đạt 15,71 triệu người. Trong khi đó, so với
cùng kỳ năm ngoái, lực lượng lao động ghi nhận sự gia tăng 71,7 nghìn người
(0,5%). LFPR vào tháng 5 năm 2020 đứng ở mức 68,0%, cho thấy sự suy giảm
0,1 điểm phần trăm so với tháng trước khi dòng tiền đổ vào lực lượng lao động
bên ngoài tiếp tục tăng. Đây là LFPR thấp nhất được ghi nhận kể từ tháng 12
năm 2017. Trong khi đó, LFPR thấp nhất từng được ghi nhận là 62,6% năm
2008.


21

Hình 13: Lực lượng tham gia lao động, 1982-2019 và 1-5/2021

3.2.2. Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 5 năm 2020 tiếp tục leo thang 0,3 điểm
phần trăm so với tháng trước 5,3% sau khi đăng ký 5,0% vào tháng 4 năm
2020. Trong cùng thời kỳ, số người thất nghiệp số người tăng 47,3 nghìn
người lên 826,1 nghìn người so với 778,8 nghìn người. Trong khi đó, so

với cùng k ỳ năm trước, số người thất nghiệp tăng 306,3 nghìn người.

Hình 14: Số người thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp, 1982-2019, 1-5/2021

Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 5 năm 2020 tiếp tục leo thang 0,3 điểm
phần trăm so với tháng trước 5,3% sau khi đăng ký 5,0% vào tháng 4 năm
2020. Trong cùng thời kỳ, số người thất nghiệp số người tăng 47,3 nghìn người
lên 826,1 nghìn người so với 778,8 nghìn người. Trong khi đó, so với cùng kỳ
năm trước, số người thất nghiệp tăng 306,3 nghìn người. (Biểu đồ 1)
Như vậy, t ỷ lệ thất nghiệp của Malaysia tương đối thấp và ổn định ở mức
khoảng 3%, điều này có nghĩa là dân số đang trải qua mức độ toàn dụng. Nước
này đạt mức thất nghiệp thấp nhất vào năm 2014, với tỷ lệ 2,85%. Nền kinh tế
sôi động của Malaysia được coi là một trong những nền kinh tế mạnh nhất ở
Nam_Đông Á. Cùng với nhiều năm ổn định chính trị, nó đã hỗ trợ tỷ lệ thất
nghiệp thấp và tốc độ tăng trưởng tốt mỗi năm. Ngành cơng nghiệp đã đóng
góp mạnh mẽ vào GDP và hiện cung cấp khoảng 30% cơ hội việc làm. Nhưng
thậm chí nhiều hơn - khoảng 50% - GDP được tạo ra bởi khu vực dịch vụ. Với
nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của đất nước, GDP bình quân đầu người
cũng đang tăng với tốc độ ngày càng cao.


×