Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

5 bí quyết thành công của Apple.“Những người điên rồ tới mức nghĩ họ có pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 9 trang )




5 bí quyết thành công
của Apple

“Những người điên rồ tới mức nghĩ họ có thể thay đổi được thế giới chính là
những người có thể làm được điều này”. Câu nói này hoàn toàn đúng với
Apple và vị CEO huyền thoại của hãng là Steve Jobs.

Sự thành công của Apple ngày hôm nay phần lớn nhờ vào những phương
châm do Steve Jobs đề ra. Sự ra đi của Jobs vào năm 1985 và quay trở lại
vào năm 1998 đã minh chứng rõ ràng về vai trò quan trọng của ông đối với
Apple.
Giờ đây, khi Apple đã trưởng thành và sẵn sàng cho một kỉ nguyên mới “hậu
Jobs”, người ta bắt đầu nhìn nhận lại chặng đường mà hãng đã đi qua dưới
sự chèo lái của nhà sáng lập. Trên chặng đường này, Steve Jobs đã ghi nhiều
dấu ấn – những bài học không chỉ cho các đồng nghiệp mà còn cho cả những
đối thủ của ông. Đây cũng là những điểm mấu chốt giúp cho Apple lớn
mạnh như ngày hôm nay.
1. “Nghĩ khác đi”

Nếu như khẩu hiệu của IBM là “Think” đã lừng danh nhiều năm thì khẩu
hiệu “Think Different” của Apple lại ngày càng tỏ rõ hiệu quả vượt trội.
Ngay từ những ngày đầu của Apple, những đột biến đã xuất hiện. Một chiếc
máy tính cá nhân bỗng nhiên không còn là… chiếc máy tính cá nhân nữa (ít
nhất là theo cách truyền thống) khi mẫu Macintosh đầu tiên được tung ra thị
trường trong năm 1984.
Động thái này thậm chí đã phân cách thị trường máy tính truyền thống một
cách rõ rệt khi những chiếc máy Mac tự xếp mình vào dòng sản phẩm dành
cho những người dùng đặc biệt sáng tạo, không phải dành cho các doanh


nghiệp truyền thống.
Cơn sốt Mac thậm chí còn kéo dài nhiều năm sau đó và không ít người dùng
tự coi mình thuộc một đẳng cấp khác mà Steve Jobs là lãnh tụ tinh thần
không thể thay thế. Mặc dù vậy, xu hướng này đã dần trở nên nhẹ nhàng và
phổ biến hơn.
Những chiếc máy Mac đang ngày càng thân thiện với người dùng hơn.
Trong khi iPod, iPhone, iPad … không ngừng lặp lại thành công trên thị
trường công nghệ với cùng kịch bản “nghĩ khác đi” giống với Macintosh
cách đây gần 30 năm. Có thể nói, suy nghĩ đột phá đã trở thành biểu tượng
đặc trưng gắn liền với tên tuổi Apple và CEO Steve Jobs của hãng.
2. Thiết kế đóng vai trò đặc biệt quan trọng

Một trong những điểm nổi tiếng của Steve Jobs chính là ở niềm đam mê và
sự quan tâm lớn đối với thiết kế. Đây không chỉ là sự quan tâm mang tính
quản lý mà chính là yếu tố dẫn đường cho toàn bộ các sản phẩm Apple. Cụ
thể hơn, tại Apple, mọi báo cáo về thiết kế đều được đưa trực tiếp về cho
CEO.
Nguyên tắc của mẫu iPod nguyên bản cũng mạnh mẽ tới mức không chỉ
thiết kế mà cả khái niệm của nó có thể được “thu gọn” và dẫn tới sự hình
thành của mẫu Shuffle. Toàn bộ các cửa hàng của Apple đều có thiết kế đẹp
mắt đồng nhất và tạo sự quen thuộc thân thiện cho khách hàng bất kể họ ghé
thăm ở địa điểm nào.
Cuối cùng, sự chỉnh chu trong thiết kế cũng góp phần lớn khiến cho các mẫu
thiết bị mới của Apple như Macbook Air, iPad, iPhone gần như trở thành
trào lưu mới cho các nhà thiết kế.
Bản thân các đối thủ được mệnh danh là “sát thủ” của sản phẩm Apple cũng
không tránh khỏi những điểm tương đồng về thiết kế. Hệ quả của điều này là
vô số các vụ kiện cáo tưng bừng ngày càng “nóng” hơn.
3. “Đem lại cho người ta thứ họ không biết mình muốn có”


Bản thân Apple không hề tự phát minh ra máy tính bảng hay điện thoại
thông minh. Tuy nhiên rõ ràng họ đã định nghĩa chúng một cách rõ ràng và
thành công hơn ai hết. Những chiếc máy tính bảng đã có mặt trên thị trường
từ rất lâu với vô vàn sản phẩm nhưng chỉ khi iPad xuất hiện, dường như
chúng mới trở thành một nhóm sản phẩm thực thụ và tạo thành trào lưu mới
thay vì chỉ là những biến thể của máy tính cá nhân.
Nói cách khác, iPad đã giúp máy tính bảng “cất cánh”. Số liệu từ iSuppli cho
thấy trong 2011, sẽ có khoảng 60 triệu chiếc được xuất xưởng – tăng tới
245,9% so với năm 2010. Bản thân đoạn quảng cáo của Apple cũng nói rõ:
Giờ đây chúng ta có thể “thưởng thức” một tờ báo, “nghe” một tạp chí,
“cuộn” một bộ phim, “nhìn” một cuộc gọi điện thoại. Giờ đây chúng ta có
thể đem lớp học tới mọi nơi, cầm trong tay cả một hiệu sách và thậm chí là
chạm tới các ngôi sao. Tất cả chính là nhờ thứ này (iPad) đã ở đây !
4. Sở hữu và kiểm soát mọi thứ

Trong số các nhà sản xuất, Apple nắm giữ chắc chắn nhất thị trường, sản
phẩm … và chính bản thân họ. Toàn bộ các sản phẩm từ con chip A4 nằm
trong iPad 2 tới các cửa hàng bán sản phẩm và thậm chí các chiến dịch
quảng cáo đều do một tay Apple thực hiện.
Điều này khiến cho hình ảnh Apple gần như trở nên hoàn hảo và không có
khiếm khuyết nào có thể bị đối thủ lợi dụng từ dải sản phẩm của họ. Bản
thân các sản phẩm cũng có tính tương tác rất lớn với nhau tuỳ theo ý muốn
của nhà sản xuất. Toàn bộ mọi khâu vận hành và quy trình sản xuất, bán
hàng … đều nằm trong hệ thống có thiết kế được lên kế hoạch tốt và chăm
chút cẩn thận.
Nói cách khác, khi bạn mua một thiết bị Apple (với phần cứng được Apple
thiết kế và hệ điều hành do Apple xây dựng) từ một cửa hàng do Apple sở
hữu (và cũng chính Apple vận hành), bạn sẽ thanh toán qua hệ thống do
chính Apple thiết kế với chính tài khoản… Apple của bạn. Hết sức toàn diện
!

5. Chiến thuật tâm lý thông minh
Bản thân Apple cũng rất thành công trong việc xây dựng một kịch bản ra
mắt cho các sản phẩm của họ nhờ vào việc hiểu tâm lý của cộng đồng người
dùng.
Trong nhiều năm trở lại đây, các tin đồn luôn xuất hiện nhiều tháng trước
khi sản phẩm chính thức ra mắt với những bình luận, nhận định vô cùng hấp
dẫn để rồi CEO Steve Jobs – ngôi sao nhạc rock của thế giới công nghệ - sẽ
“gút” lại mọi thứ trong các hội thảo ra mắt chính thức với những giới thiệu
có trình tự từ những tăng trưởng doanh số vài tháng vừa qua, sự thú vị của
các sản phẩm hiện tại… để khiến cho người nghe cảm thấy nhàm chán.
Cuối cùng, khi mọi thứ tưởng chừng đã vào hồi kết, cụm “còn một món
nữa” (And one more thing… ) đã làm bừng tỉnh mọi người, khơi gợi sự tò
mò cực đại của họ để ra mắt một sản phẩm mới mà ngay từ đầu, những
người tham dự đã mong chờ. Có thể nói, đây là điều mà hiếm nhà sản xuất
nào có thể làm được.

Steve Jobs, nguyên là CEO của Apple, đã qua đời hôm 5-10, ở tuổi 56

×