Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập NGỮ văn IN CHO HS 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.14 KB, 16 trang )

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP NGỮ VĂN 8 - HỌC KÌ 1 (2022 - 2023)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
1 Xác định phương thức biểu đạt chính; xác định thể loại( thể thơ)
2.Hỏi về đơn vị kiến thức Tiếng Việt:
2.1.Các loại dấu câu
Tên dấu câu
1. Dấu ngoặc đơn
2. Dấu hai chấm

3. Dấu ngoặc kép

Cơng dụng.
Dùng để đánh dấu phần chú thích( giải thích, thuyết minh, bổ sung
thêm).
- Đánh dấu(báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần
trước đó.
- Đánh dấu(báo trước) lời dẫn trực tiếp(dùng với dấu ngoặc kép)
hoặc lời đối thoại(dùng với dấu gạch ngang)
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn, dẫn trực tiếp.
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hoặc có hàm ý mỉa
mai.
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tạp chí, tập san…… được dẫn .

2.2. Từ vựng:
a, Trường từ vựng :
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa .
VD : tàu , xe, thuyền , máy bay cùng trường tư vựng về phương tiện giao thơng
b, Từ tượng hình , từ tượng thanh :
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động , trạng thái của sự vật
( VD: lom khom, phấp phới)
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người (VD: ríu rít,


ào ào)
Cơng dụng: Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh
động, có giá trị biểu cảm cao; thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
c, Từ địa phương và biệt ngữ xã hội:
- Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định (VD :
bắp, má, heo ,…)
- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội ( VD: tầng lớp
học sinh: ngỗng (điểm 0), gậy (điểm 1) …)
d, Nói quá : Là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mơ, tính chất của sự vật, hiện
tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm(VD : Nhanh
như cắt )
e, Nói giảm nói tránh : Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển
chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch
sự.
VD : Chị ấy không còn trẻ lắm.
2.3.Ngữ pháp:
a,Trợ từ , Thán từ :
- Trợ từ là những từ chuyên đi kèm với một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị
thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến trong câu . VD: có, những, chính, đích, ngay,
….
VD : Lan sáng tác những ba bài thơ.
1


- Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi
đáp. Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt.
- Thán từ gồm 2 loại chính:
+ Thán từ bộc lộ tình cảm (a, ái, ơ, ôi, ô hay, than ôi, trời ơi ,…)
+ Thán từ gọi đáp (này, ơi, vâng, dạ, ừ ,...)
VD : Ơ hay, tơi tưởng anh cũng biết rồi !

b, Tính thái từ : Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi
vấn , câu cầu khiến , câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người
nói .

Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:
+ Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả,hử,chứ,chăng,…(VD:Anh đọc xong cuốn sách này
rồi à?)
+ Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,…(VD: Chớ vội!)
+ Tình thái từ cảm thán: thay, sao,… (VD: Tội nghiệp thay con bé!)
+ Tình thái từ biểu thị tình cảm cảm xúc: ạ, nhé, cơ, mà ,… ( VD:Con nghe thấy rồi
ạ !)
Cách sử dụng: Khi nói hoặc viết, cần chú ý sử dụng tình thái từ phù hợp với
hồn cảnh giao tiếp( quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm,…)
c, Câu ghép : Câu ghép là những câu do 2 hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa nhau
tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu. ( VD: Gió thổi, mây bay, hoa nở)
Có hai cách nối các vế câu:
- Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể:
+ Nối bằng một quan hệ từ: nhưng, nếu…
+ Nối bằng một cặp quan hệ từ;
+ Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đơi với nhau (cặp từ hô ứng).
- Không dùng từ nối: Trong trường hợp này, giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu
chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.
- Quan hệ giữa các vế trong câu ghép:
+ Nguyên nhân– kết quả ( Vì trời mưa nên đường lầy lội.)
+ Điều kiện (giả thiết) ( Nếu trời mưa to thì nó khơng nhỉ học)
+ Tương phản( Mùa hè nhưng trời khơng nóng lắm.)
+ Tăng tiến( Tôi càng học giỏi thấy tôi càng thông minh.)
+ Lựa chọn( Tôi đi hay anh đi.)
+ Bổ sung( Tơi khơng những học giỏi mà tơi cịn hát hay.)
+ Tiếp nối( Thầy giáo bước vào lớp, chúng em đứng dậy chào.)

+ Đồng thời( Cô giáo vừa giảng bài chúng em vừa lắng nghe.)
+ Giải thích( Quả dừa rất ngọt nghĩa là cơng sức của người trồng ra nó rất vất vả.)
3,4 Hỏi về ý nghĩa, thông điệp trong ngữ liệu,
II.TẬP LÀM VĂN:
Câu 2 điểm: viết đoạn văn 200 chữ nghị luận về
1. Sự việc hiện tượng đời sống:
2.Tư tưởng đạo lí:
+ Tình bạn
+ Tình cảm gia đình.
+ Tơn trọng người khác
2


+Thái độ sống tích cực
+ Tự lập
+ lịng nhân ái
Câu 5 điểm
1. Văn tự sự (xen miêu tả biểu cảm)
a. Dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu chung về câu chuyện, tên truyện, văn bản cần tự sự.
* Thân bài: Kể theo trình tự câu chuyện, theo diễn biến của truyện có kết hợp miêu tả, biểu
cảm.
* Kết bài: Đánh giá, cảm nhận về câu chuyện, mẫu truyện.
b. Đề luyện tập:
- Hãy kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học
- Kể về một lền em mắc khuyết điểm khiến cha mẹ buồn.
- Kể lại truyện Lão Hạc hoặc đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”
- Kể lại kỉ niệm được nhận một món quà sinh nhật
2. Văn thuyết minh:
a. Thuyết minh đồ vật

Mở bài: Giới thiệu khái quát về vị trí, tác dụng của đồ dùng trong cuộc sống, sinh
hoạt, học tập của con người
Thân bài:
- Nguồn gốc, xuất xứ của vật dụng đó
- Cấu tạo
Chia thành từng bộ phận để TM chi tiết. Chú ý sắp xếp trình tự các bộ phận sao cho
hợp lí như từ trong ra ngồi, từ ngồi vào trong, quan trọng, ít quan trọng...
- Các chủng loại khác nhau của vật dụng
- Công dụng, tiện ích
- Cách sử dụng và bảo quản đồ dùng
- Vị trí, vai trị của vật dụng đó trong đời sống. Sự thay đổi, phát triển của vật dụng
đó qua thời gian.
Kết bài: Bày tỏ thái độ đánh giá, khẳng định vai trị, vị trí của đồ dùng trong cuộc
sống hiện tại.
b.Đề luyện tập: Thuyết minh về cái phích nước ( bút bi, bàn là, áo dài, kính đeo mắt)
b. Thuyết minh tác phẩm văn học
a, Dàn bài:
* Mở bài: Giới thiệu chung về tác phẩm, tác giả.
* Thân bài:
- Thuyết minh về thể loại, hoàn cảnh sáng tác
- Thuyết minh về các yếu tố trong tác phẩm( nội dung, nhân vật, cốt truyên,nghệ
thuật…)
- Nêu giá trị tư tưởng, giá trị giáo dục của tác phẩm hoặc ảnh hưởng của tác phẩm
đến đời sống.
* Kết bài: Đánh giá chung về tác phẩm
b, Đề luyện tập: Thuyết minh về một tác phẩm văn học.( Lão Hạc, Tức nước vỡ bờ,
Đập đá ở Côn Lôn, thể loại truyện ngắn, thể thơ lục bát….)
3



c. Thuyết minh về con vật nuôi
a. Dàn bài:
*Mở bài: Giới thiệu chung về vật nuôi
* Thân bài:
- Nguồn gốc
- Đặc điểm chung
- Bộ phận cơ thể
- Lợi ích
- Cách ni và chăm sóc
- Tình cảm gắn bó của con người với vật ni
* Kết bài: Nhấn mạnh lợi ích do vật ni đem lại, tình cảm của người với vật nuôi.
b, Đề luyện tập: Thuyết minh về con trâu, chó, mèo, gà...
d. Thuyết minh về lồi cây
*Mở bài: Giới thiệu chung về loài cây
* Thân bài:
- Đặc điểm của cây
- Những bộ phận của cây
- Lợi ích do cây đem lại
- Cách trồng và chăm sóc
- Tình cảm gắn bó của em đối với cây
* Kết bài: Nhấn mạnh vẻ đẹp của cây. Sự gắn bó cua rng]ời với cây.
b, Đề luyện tập: Thuyết minh về loài cây em yêu(cây phượng, cây ăn quả, cây hoa...)
VĂN BẢN: Nắm được nội dung, nghệ thuật các thể loại văn bản:
Truyện kí hiện đại Việt Nam
- Truyện nước ngoài
- Văn bản nhật dụng
- Thơ đầu thế kỉ XX
MỘT SỐ ĐỀ ĐỀ LUYỆN TẬP
ĐỀ 1:
I.ĐỌC HIỂU:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi;
Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai. Cái
bụi bặm khách quan nơi rốn bể lẻn vào cửa trai. Trai xót lịng. Máu trai liền tiết ra một thứ
nước dãi bọc lấy cái hạt buốt sắc. Có những cơ thể trai đã chết ngay vì hạt cát từ đâu bên
ngồi gieo vào giữa lịng mình (và vì trai chết nên cát bụi kia vẫn chỉ là hạt cát). Nhưng có
những cơ thể trai vẫn sống, sống lấy máu, lấy rãi mình ra mà bao phủ lấy hạt đau, hạt xót.
Tới một thời gian nào đó, hạt cát khối tình con, cộng với nước mắt hạch trai, đã trở thành
lõi sáng của một hạt ngọc tròn trặn ánh ngời.
(Từ hạt cát đến Ngọc trai- 85 triết lí sống tích cực của Marcur Aureliu Trầm Linhs)
Câu 1(0,5 đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?
Câu 2 (1đ):Tìm và xác định ý nghĩa của trợ từ trong câu “Ngọc trai nguyên chỉ là một hạt
cát, một hạt bụi biển xâm lăng vào vỏ trai, lòng trai.”
Câu 3(0,5 đ): Thành quả sau những đau đớn mà ngọc trai phải chịu là gì?
4


Câu 4 (1đ): Đoạn văn trên gửi đến người đọc thơng điệp gì:
II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7đ):
Câu 1(2 điểm).Từ phần đọc hiểu em hãy viết đoạn văn 200 chữ về ý nghĩa của Tự lập
trong cuộc sống.
Câu 2( 5 điểm): Thuyết minh về chiếc bút bi
ĐỀ 2:
I.ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Để chạm vào hạnh phúc
"Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho
người khác đó là "năng lực tạo ra hạnh phúc", bao gồm năng lực làm người, năng lực làm
việc và năng lực làm dân.
Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện - ác, chân - giả, chính - tà, đúng sai..., biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình u thương và
giàu lịng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc

sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết
được làm chủ đất nước là là cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con
người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn.
Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một "tế bào hạnh phúc", một "nhà máy hạnh phúc" và sẽ
ngày ngày "sản xuất hạnh phúc" cho mình và cho mọi người.
Xã hội mở ngày nay làm cho khơng có ai là "nhỏ bé" trên cuộc đời này, trừ khi tự mình
muốn "nhỏ bé". Ai cũng có thể trở thành những "con người lớn" bằng hai cách, làm được
những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho
mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có
được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta khơng chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà
cịn có cả một đời hạnh phúc. Khi đó, tơi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh
phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự "chạm" vào hạnh phúc!."
("Để chạm vào hạnh phúc" - Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)
Câu 1 (0,5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.trên?
Câu 2 (1đ): Tìm yếu tố thể hiện năng lực làm người được đề cập trong văn bản.
Câu 3 (1đ): Nêu tác dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép và hình thức in đậm của một số
từ trong văn bản trên?
Câu 4 Theo tác giả điều cốt lõi phải có để chạm vào hạnh phúc là gì?
II. Làm văn (6đ):
Câu 1( 2 điểm) Viết doạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩa của em về ý nghĩa của thái độ
sống mang đến niềm vui cho mọi người xung quanh
Câu 2( 5 điểm) Thuyết minh về con vật ni mà em u thích
ĐỀ 3
I.ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:
Người bạn nhỏ, tác động lớn

5



Vào một ngày nóng nực, sư tử mệt mỏi sau một ngày kiếm ăn, nó nằm ngủ dưới một tán
cây. Một chú chuột nhắt đi ngang qua, thấy sư tử ngủ say liền nhảy múa đùa nghịch trên
lưng sư tử. Sư tử thức giấc, giận dữ vì bị đánh thức, nó túm lấy chuột nhắt mắng:
“Con vật bé nhỏ kia, sao ngươi dám đánh thức chúa tế rừng xanh? Ta sẽ nghiền nát ngươi
bằng móng vuốt của ta”
Chuột nhắt sợ hãi van xin “xin ngài tha cho tôi, tôi sẽ không bao giờ quên ơn và tôi sẽ trả
ơn ngài vào một ngày nào đó”
Sư tử thấy rất buồn cười với lời nói của chuột nhắt, nhưng nó cũng thấy tội nghiệp và thả
cho chuột nhắt đi. Chuột nhắt mừng quá vội vã chạy đi.
Vài tháng sau, khi đang săn mồi trong rừng, sư tử vướng vào lưới của thợ săn và nó khơng
thể nào thốt được. Sư tử gầm lên kêu cứu “Cứu với, cứu với”, vang động khắp khu rừng.
Chuột nhắt được sư tử tha mạng lần trước, nghe thấy tiếng sư tử gầm, nó vội chạy đến xem
sao. Thấy sư tử mắc trong lưới, nó bảo “ơng đừng lo, tôi sẽ giúp”. Chuột lấy hết sức gặm
đứt các dây lưới để sư tử chạy thoát. Sư tử mới thấy rằng làm điều tốt cho người khác sẽ
luôn được nhớ công ơn.
(Danh ngôn đời sống.com)
Câu 1(0,5 đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2(1 điểm)Tìm và phân loại tình thái từ trong câu : Sư tử gầm lên kêu cứu “Cứu với,
cứu với”, vang động khắp khu rừng.
Câu 3(0,5 điểm)Theo sư tử làm điều tốt cho người khác sẽ được điều gì?
Câu 4(1đ) Qua câu chuyện em rút ra bài học gì cho bản thân?
II.TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 1( 2 điểm) Từ nội dung phần đọc hiểu em hãy viết đoạn văn 200 chữ trình bày về ý
nghĩa của tình bạn trong cuộc sống?
Câu 2(5 điểm) thuyết minh về loài cây em yêu thích.
ĐỀ 4
I.ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Một trong những điều đơn giản nhất nhưng có hiệu quả nhất để xây dựng một cái

nhìn tích cực hơn mà chúng ta nên thực hiện đó là hãy suy nghĩ tích cực thường xun
nhất có thể.
Khi chúng ta trong một tình huống dường như là khó khan - có thể là chúng ta phạm
lỗi, chúng ta thất bại hoặc vấp ngã theo một cách nào đó - thì chúng ta sẽ tự hỏi bản thân
những câu hỏi như:
- Một điều tích cực hoặc tốt về vấn đề này là gì?
- Cơ hội trong tình huống này của chúng ta có thể là gì?
6


Làm như vậy sẽ tốt hơn rất nhiều những gì mà chúng ta đã làm trước đây trong những tình
huống tương tự. Bởi khi nghĩ lại, chúng ta luôn tự vấn bản thân mình rằng chúng ta đã
cuốn vào câu chuyện đó nhiều đến mức nào và câu chuyện cịn trở nên tồi tệ đến mức nào
cho đến tận hôm nay.
Chúng ta dùng những câu hỏi này nhưng không phải lúc nào cũng hỏi ngay lập tức.
Thường thì chúng ta cần một chút thời gian để nghĩ về những cảm xúc phát sinh trước khi
chúng ta hành động. Cố gắng ép bản thân suy nghĩ tích cực khi bạn vẫn còn đang trong
trạng thái hỗn loạn hoặc hơi sốc thường khơng mang lại kết quả.Nếu bạn cho đi thứ gì đó
thì bạn sẽ nhận lại được từ thế giới và những người xung quanh.Không hẳn là từ tất cả mọi
người. Và cũng khơng phải lúc nào cũng vậy.Nhưng những gì bạn gửi đi sẽ có một sự ảnh
hưởng lớn.
Cách mà bạn gửi đi cho họ và bạn đối xử với họ như thế nào sẽ là những gì mà bạn nhận
lại. Và cách mà bạn đối xử với người khác hay là bạn nghĩ về họ như nào cũng sẽ có một
ảnh hưởng lớn đến việc bạn tự đối xử và nghĩ về mình như nào.
Vì vậy hãy cho đi những giá trị và ban tặng những điều tích cực!
Câu 1(0,5 đ) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2(1 điểm) Chỉ ra và nêu mối quan hệ giữa các vế của câu ghép trong đoạn văn sau:
“Cố gắng ép bản thân suy nghĩ tích cực khi bạn vẫn còn đang trong trạng thái hỗn loạn
hoặc hơi sốc thường không mang lại kết quả.Nếu bạn cho đi thứ gì đó thì bạn sẽ nhận lại
được từ thế giới và những người xung quanh.”

Câu 3( 0,5 điểm) Để xây dựng một cái nhìn tích cực ta phải làm gì?
Câu 4( 1 điểm) Qua phần văn bản trên em rút ra bài học gì cho bản thân?
II.TẠO LẬP VĂN BẢN?
Câu 1(2 điểm) viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của sự sẻ chia
trong cuộc sống.
Câu 2(5 điểm) thuyết minh về truện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh.
ĐỀ 5
I. Đọc hiểu(3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Cô là người con gái thứ 20 trong một gia đình có 22 người con. Cơ sinh thiếu tháng
nên mọi người nghĩ cơ khó mà sống được.
Nhưng cơ vẫn sống khỏe mạnh. Năm lên 4 tuổi, cô bị viêm phổi và sốt phát ban.
Sau trận ốm đó, cơ bị liệt chân trái và phải chống gậy khi di chuyển. Năm 9 tuổi, cô bỏ
gậy và bắt đầu tự đi. Đến năm 13 tuổi cơ đã có thể đi lại một cách bình thường và cơ
quyết định trở thành một vận động viên điền kinh. Cô tham gia vào một cuộc thi chạy và
về cuối cùng. Những năm sau đó cơ đều tham dự tất cả các cuộc thi điền kinh, nhưng cũng
đều về cuối. Mọi người nói cơ nên từ bỏ nhưng cô vẫn tiếp tục theo đuổi ước mơ trở thành
một vận động viên điền kinh. Và rồi cô đã chiến thắng trong một cuộc thi. Từ đó trở đi cô
luôn chiến thắng trong tất cả các cuộc thi mà cơ tham gia. Sau đó cơ đã giành được ba
huy chương vàng Olimpic. Cô là Wilma Rudolph.
(Wilma Rudolph là nữ vận động viên người Mỹ).
7


Câu 1(0,5 đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2 (0.5 đ ) T×m cụm chủ vị và cho biết câu văn sau thuộc kiểu câu gì?
Cơ sinh thiếu tháng nên mọi người nghĩ cơ khó mà sống được.
Câu 3 ( 1đ ) Viết đoạn văn (từ 3-5 câu)nêu cảm nhận của em về nữ vận động viên trong
đoạn trích.
Câu 4(1 đ): Thơng điệp mà văn bản gửi đến bạn đọc? ( Trình bày khoảng 03 dòng )

II. Tập làm văn( 7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ văn bản ở phần đọc hiểu về nữ vận động viên điền kinh người Mỹ, em hãy viết một
đoạn văn (khoảng 20 dòng) bàn về nội dung : ý chí, nghị lực của mỗi người trong cuộc
sống?
Câu 2 (5.0 điểm) :Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật
MỘT SỐ BÀI VĂN MẪU
Dạng 3. Bài văn thuyết minh một thể loại văn học : th ơ lục bát, thơ TNBC, truyện
ngắn,…
Đề 7: Thuyết minh đặc điểm thể thơ lục bát
1. Mở bài : Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát. ( 0,5 điểm) Thơ lục bát (sáu tám)
là một thể thơ cổ điển thuần túy Việt Nam. Có thể nói rằng khơng người Việt Nam nào mà
lại không biết đến thơ lục bát, một thể thơ thuần túy dân tộc, xuất hiện đã hàng ngàn năm
nay.
2. Thân bài : Cần đảm bảo những ý cơ bản sau :
a. Nguồn gốc : (0,5 điểm) Thể thơ lục bát là thể thơ truyền thống của dân tộc, do chính
cha ơng chúng ta sáng tác. Trước kia, hầu hết các bài ca dao đều được sáng tác bằng thể
thơ này.Sau này, lục bát được hoàn thiện dần và đỉnh cao là “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
với 3254 câu lục bát.
b. Đặc điểm :
* Nhận diện câu chữ : (0,5 điểm) Gọi là lục bát căn cứ vào số tiếng trong mỗi câu.
Thơ lục bát tồn tại thành từng cặp : câu trên 6 tiếng được gọi là câu lục, câu dưới 8 tiếng
được gọi là câu bát. Thơ LB không hạn định về số câu trong một bài . Như thế, một bài lục
bát có thể rất dài nhưng cũng có khi chỉ là một cặp câu LB.
* Cách gieo vần: ( 0,5 điểm)
- Tiếng thứ 6 câu lục vần với tiềng thứ 6 câu bát, tiếng thứ 8 câu bát lại vần
với tiếng thứ 6 câu lục tiếp theo. Cứ thế luân phiên nhau cho đến hết bài thơ.
* Luật B-T : ( 0,75 điểm)
- Các tiếng 1,3,5,7 không bắt buộc phải theo luật B-T
- Các tiếng 2,6,8 trong dòng thơ thường là thanh B, còn tiếng thứ 4 là thanh T.

- Luật trầm – bổng : Trong câu bát, nếu tiếng thứ sáu là bổng ( thanh ngang)
thì tiếng thứ 8 là trầm (thanh huyền) và ngược lại.
*Đối : ( 0,25 điểm) Đối trong thơ lục bát là tiểu đối ( đối trong một dòng thơ)
* Nhịp điệu : ( 0,25 điểm) Thơ LB chủ yếu ngắt nhịp chẵn : 4/4, 2/2/2, 2/4, 4/2…
Tuy nhiên cách ngắt nhịp này cũng rất linh hoạt, có khi ngắt nhịp lẻ 3/3.
* Lục bát biến thể : ( 0,5 điểm)
- Số chữ trong một câu tăng lên hoặc giảm đi ( thường là tăng lên).
- Tiếng cuối là thanh T.
- Xê dịch trong cách hiệp vần tạo nên sự thay đổi luật B-T : Tiếng thứ 4 là thanh B
8


c. Ưu điểm : ( 0,5 điểm)
- Âm hưởng của lục bát khi thì thiết tha sâu lắng, khi thì dữ dội, dồn dập. Vì thế ,
thể thơ này có thể diễn tả được mọi cung bậc tình cảm của con người.
- Dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người do đó cũng dễ sáng tác hơn các thể thơ
khác.
KB : Thơ lục bát đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt
Nam. Cái hay, cái đẹp của nó là kết tinh tinh hoa ngôn ngữ tiếng Việt. Với những ưu điểm
trong cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp… biến hóa linh hoạt, uyển chuyển, thơ lục bát
dễ nhớ, dễ đi sâu vào tâm hồn. Điều quan trọng là thơ lục bát đủ khả năng diễn tả đời sống
tình cảm phong phú, đa dạng của người Việt. Cho đến nay, giữa rất nhiều thể thơ khác
nhau, thì thơ lục bát vẫn có vị trí xứng đáng và vẫn được đông đảo bạn đọc yêu mến.
Đề 8: Thuyết minh đặc điểm chính của truyện ngắn trên cơ sở các truyện ngắn đã
học: Tôi đi học , Lão Hạc , Chiếc lá cuối cùng .
1.MB
Truyện ngắn là một thể loại văn học thuộc loại hình tự sự,tức là dùng lời kể để tái hiện
lại những việc làm ,những biến cố …nhằm dựng lại một dòng đời như đang diễn ra một
cách khách quan ,qua đó bày tỏ cách hiểu và thái độ nhất định của người viết.
2.TB

a.Về dung lượng
Truyện ngắn khác truyện vừa và truyện dài(tiểu thuyết)ở số lượng trang viết ít hơn
(thường khoảng trên dưới chục trang.Truyện cực ngắn có khi chỉ vài trăm chữ). Ví dụ
(VD): TN Lão Hạc của Nam Cao chỉ 9 trang sách.Truyện ngắn văn phong ngắn gọn ,cốt
truyện ngắn gọn nhưng khơng sơ sài mà có sức chứa lớn .Câu chuyện trong truyện ngắn
đươc miêu tả chỉ ở một thời gian, không gian nhất định.
b. Dùng lời kể và lời miêu tả để thông báo thời gian và gợi ra đặc điểm tính cách của
nhân vật, phân tích tâm lí nhân vật; nêu sự kiện, tình huống nhằm làm hiện lên bức tranh
về con người và cuộc sống. Tác giả nói với người đọc bằng cách kể ra những suy nghĩ
hành động ,lời nói cụ thể của các nhân vật hoặc miêu tả diễn biến của các sự kiện có liên
quan . VD…
c. Về cốt truyện: Truyện ngắn phải có cốt truyện ,nghĩa là có các sự kiên ,biến cố.nảy sinh
nối tiếp nhau dẫn đến đỉnh diểm mâu thuẫn ,buộc phải giải quyết mâu thuẫn .Giải quyết
vấn đề xong thì truyện kết thúc. Các sự kiện càng gay cấn, nổi bật càng tạo kịch tính, sức
hấp dẫn cho truyện (CLCC -Ơ Hen ri) .
d.Truyện ngắn phải có nhân vật: So với truyện dài ,số lượng nhân vật của truyện ngắn
rất ít. Tính cách ,số phận của nhân vật được thể hiện một phần hoặc tồn bộ cuộc đời
thơng qua hình dáng ,suy nghĩ ,lời nói và hành động của nhân vật trong những tình huống
khác nhau. Nhân vật trong truyện ngắn thường để lại ấn tượng sâu sắc .VD nhân vật lão
Hạc đã để lại trong tâm trí người đọc những ấn tượng khó phai.
g. Về ngơn ngữ:
- Ngơn ngữ TN rất đa dạng phong phú. Có ngơn ngữ của người kể chuyện, ngôn ngữ của
nhân vật, ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại nội tâm…Trong truyện ngăn Lão Hạc có
ngơn ngữ của người kể chuyện là ơng giáo, ngôn ngữ của nhân vật Lão Hạc ,đối thoại của
ông giáo và lão Hạc
9


3.KB
- Nhờ những đặc điểm trên,truyện ngắn có khả năng rất lớn trong việc phản ánh hiện thực

cuộc sống.
- Bên cạnh tính chất hiện thực ,truyện ngắn cịn có tính chất trữ tình
- Nhiều truyện ngắn xuất sắc có sức sống và giá trị lâu dài ,tôn vinh tên tuổi tác giả .
- Như vậy truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, nội dung thể loại truyên ngắn bao gồm
hầu hết các phương diện của đời sống: đời tư, thế sự, … nhưng cái độc đáo của nó là ngắn.
Truyện ngắn được viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi khơng nghỉ. Do đó TN
được nhiều người ưa thích.

THUYẾT MINH TRUYỆN NGẮN LÃO HẠC CỦA NAM CAO
Nam Cao được biết đến như một nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945. Những tác phẩm của ông phản ánh vô cùng chân thực, sinh động về
cuộc sống lúc bấy giờ của con người. Nam Cao gắn liền tên tuổi của mình với những tác
phẩm ghi dấu ấn đậm nét trong tâm hồn người đọc như Chí Phèo, Đời thừa, Sống mịn...
Và khơng thể khơng nhắc đến lão Hạc, một trong những tác phẩm hay viết về đề tài người
nông dân trước cách mạng tháng Tám.
Truyện ngắn lão Hạc được đăng báo vào năm 1943, là nội dung một bài học trong chương
trình Ngữ Văn 8. Truyện ngắn kể về câu chuyện một nhân vật có tên lão Hạc, có hồn
cảnh rất đáng thương: Vợ lão mất sớm, lão phải sống một mình trong cảnh gà trống ni
con.
Thế nhưng vì mưu sinh, vì cái đói nghèo bủa vây mà con trai cũng bỏ lão mà đi kiếm sống
ở đồn điền cao su. Lão Hạc lại sống cuộc sống buồn tủi, cô đơn và chỉ biết làm bạn với cậu
Vàng. Niềm vui duy nhất ấy của lão cũng không được trọn vẹn khi lão phải bán đi người
bạn thân thiết nhất vì hồn cảnh. Lão đau đớn, ân hận và vơ cùng day dứt vì điều này.
Lão cố gắng dành dụm tiền bán mảnh vườn để dành cho con trai và lo chu tồn cho mình
sau khi chết vì khơng muốn làm phiền, liên lụy đến mọi người xung quanh. Lão tìm đến
cái chết như một sự giải thoát cho bản thân mình, cho số phận nghiệt ngã của mình. Cả
cuộc đời lão Hạc là một chuỗi những bi kịch. Và đến cuối cùng, lão vẫn phải chịu bi kịch
là cái chết đau thương, cay đắng.
Với câu chuyện thấm đượm tinh thần nhân đạo, Nam Cao đã vô cùng thành công khi khắc
họa chân dung nhân vật lão Hạc, một người nông dân giàu tình cảm. Điều này được thể

hiện rõ qua sự gắn bó, đau xót, tiếc thương của lão khi phải bán đi cậu Vàng.
10


Bên cạnh đó, lão cịn là một người cha u thương con hết mực, luôn nghĩ cho con và
dành dụm cho con. Lão cũng là người có lịng tự trọng. Dù sống trong hồn cảnh thiếu
thốn, khó khăn nhưng khơng có những suy nghĩ, việc làm trái với lương tâm và cũng
không muốn ảnh hưởng, phiền hà đến bất cứ ai.
Bên cạnh thành cơng về nội dung, truyện ngắn cịn gây ấn tượng với người đọc bởi nghệ
thuật tác giả sử dụng vô cùng đặc sắc. Đầu tiên phải kể đến nghệ thuật xây dựng và khắc
họa nhân vật vô cùng tiêu biểu, đậm nét. Lấy hình ảnh một con người để nói đến một bộ
phận người.
Ngơi kể của câu chuyện cũng vô cùng khách quan, tạo nên sự hấp dẫn của câu chuyện. Đó
cịn là nghệ thuật miêu tả chân dung đặc sắc qua những điểm nhấn chi tiết tạo nên giá trị
của chi tiết nghệ thuật. Sự kết hợp giữa phương thức tự sự và trữ tình cũng tạo nên sự đa
chiều của câu chuyện. Lúc là giọng văn tự sự mẫu mực, lúc lại khiến người đọc rưng rưng
xúc động với những xúc cảm do tác giả thể hiện.
Truyện ngắn lão Hạc xứng đáng là một tác phẩm hay, một tác phẩm đẹp cả về nội dung lẫn
nghệ thuật. Đây xứng đáng là một tác phẩm xuất hiện trong tủ sách của mỗi người, bởi nó
chứa đựng những giá trị vĩnh viễn, luôn đúng với thời gian. Lão Hạc cùng với nhà văn
Nam Cao vẫn luôn in đậm trong tâm trí của người đọc mọi thế hệ.
THUYẾT MINH THƠ LỤC BÁT
Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ
lục bát ở Việt Nam được phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn
người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay
thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng
trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường
dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.
Thật khó để xác định một cách chính xác thể thơ lục bát ra đời từ bao giờ bởi khơng có
sách ghi lại điều này. Bắt nguồn từ ca dao dân ca, lời ca tiếng hát của những người bình

dân, thể thơ lục bát dần dần hiện hình trong đời sống nghệ thuật của dân tộc. Có giả thuyết
cho rằng, từ những bài ca, bài đồng giao, người Việt bắt đầu hình dung về vần điệu của thể
thơ lục bát, từ đó ghi nhớ và hoàn thiện thể loại thơ này từ thế kỉ XVI.
Tiếp tục phát triển theo thời gian, thể thơ lục bát đạt được những thành tựu rực rỡ ở cuối
thế kỉ XVII và thế kỉ XVIII, với tác phẩm tiêu biểu là truyện Kiều của Nguyễn Du. Với
Truyện Kiều, lục bát đã khẳng định được khả năng mạnh mẽ trong việc biểu đạt chiều sâu
đời sống tình cảm của con người.

11


Một bài lục bát gồm ít nhất 2 câu: một câu lục (6 tiếng) và một câu bát (tám tiếng) và
không hạn định về số lượng câu trong một bài.
Cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân
minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ
2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:
Câu số

Vần

Câu lục

0

B

0

T


0

B(vần)

Câu bát

0

B

0

T

0

B(vần)

Chữ thứ

1

2

3

4

5


0
6

B
7

8

Ví dụ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Ca dao)
Chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng,
nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì
sau phải là khơng dấu hoặc ngược lại.
Trong thơ lục bát biến thể, những quy định trên có thay đổi chút ít. Trước hết là số chữ có
thể tăng thêm và vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo:
“Tiền bạc ông lĩnh không biết bao cơ,
Ông làm quan giữa huyện dân có ăn nhờ chi ơng”.
Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ
nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần.
Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu
của cậu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết
bài lục bát:
Ngồi ra, có thể gieo vần trắc, hệ thống bằng trắc trong tổ hợp hai câu sáu tám, do đó,
cũng thay đổi:
Tị vị mà ni con nhện,
Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi.
(Ca dao)
Vần lưng có thể ở tiếng thứ hai, nhất là ở tiếng thứ tư, và lúc đó tiếng thứ tư đổi ra thanh

bằng, và tiếng thứ sáu tiếp theo phải đổi sang thanh trắc:
12


Thằng Tây mà cứ vẩn vơ,
Có hơ này chờ chơn sống mày đây.
(Tố Hữu, Phá đường)
Núi cao chi lắm ai ơi,
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
(Ca dao)
Như vậy, có thể nhận thấy, thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy
định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu
trong thể thơ này.
Thể thơ lục bát phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng Việt.
Với cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hố vơ cùng linh hoạt, phong phú
và đa dạng, nó có khả năng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: tình yêu trai
gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất đai, yêu lao động, yêu thiên nhiên….
Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải toả tâm sự, kí thác tâm trạng, làm
thăng hoa tâm hồn. Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc
dân tộc này. Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục
bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Sức biểu
đạt kì diệu của thơ lục bát thật to lớn. Chỉ có hai câu, mười bốn tiếng, mà một cặp lục bát
tiềm tàng những khả năng biểu hiện vơ tận. Nó ln dư sức trần thuật:
Đêm qua tát nước đầu đình
Bỏ qn chiếc áo trên cành hoa sen.
(Ca dao)
Nó vơ cùng dồi dào năng lực trữ tình:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay mn phần.
(Ca dao)

Nó dơi dả năng lực triết luận:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
(Nguyễn Du)
Nó đáp ứng mọi yêu cầu trào phúng:
Một rằng thương hai rằng thương
Có bốn chân giường gãy một còn ba.
(Ca dao)
13


Trong thời buổi hội nhập, tồn cầu hố hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược
đối với lục bát. Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát. Họ thành kiến rằng lục bát
là thể thơ q gị bó về vần luật, về thanh luật, về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằng phẳng, quê
mùa. Họ vội cho rằng lục bát chỉ biểu hiện được những cảm xúc quen thuộc của người
Việt truyền thơng. Cịn tâm sự đầy những suy cảm tinh vi phức tạp của người hiện đại thì
lục bát khó chuyển tải. Họ lầm tưởng rằng lục bát sẽ khó theo kịp nhịp biến hoá đầy bấn
loạn của tư duy thơ hiện đại. Thậm chí, có người cịn coi lục bát như một rào cản đối với
những lối tư duy nghệ thuật tân kỳ. Và, họ từ chối lục bát đế một mực chạy theo những thể
khác.
Vì thế mà có xu hướng ngược lại, nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thế khơng
thể thơ nào có được. Họ đã tìm về lục bát. Họ nâng niu, chăm chút. Họ làm mới, họ cách
tân, để gửi gắm tấm lòng của con người hôm nay vào thể thơ hương hỏa của cha ông. Họ
dùng lục bát như một phương tiện tâm tình gần gũi, để nói những gì sâu sắc nhất của tâm
tư. Đọc thơ lục bát của thế kỷ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng
trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng
định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịt với tâm hồn Việt trên con đường
hiện đại. Trân trọng lục bát cũng là một thước đo về văn hoá thơ với một người Việt.
Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu
còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này. Thể thơ lục

bát mãi mãi là một tài sản thiêng liêng của nền văn hoá Việt. Chừng nào thế giới còn chưa
thấu tỏ vẻ đẹp của lục bát, chừng ấy họ chưa thực sự hiểu vẻ đẹp của thơ Việt. Và, chừng
nào ta còn chưa làm cho thế giới tiếp nhận được vẻ đẹp của lục bát, chừng ấy nền thơ Việt
vẫn còn chưa thực sự làm trịn sứ mệnh của mình.

14


15


16



×