Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Bài thuyết trình GVG day van mieu ta cay coi lop 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.3 MB, 18 trang )

Bài thuyết trình
Kính thưa Ban giám khảo !
Thưa tồn thể các đồng chí.
Tơi là….. - GV trường tiểu học……
Tơi xin trình bày Biện pháp Dạy văn miêu tả cây cối lớp 4 theo định hướng phát triển
năng lực của học sinh
Biện pháp gồm có 5 nội dung: 1: Lí do chọn biện pháp
2: Mô tả biện pháp
3: Cách thức và q trình áp dụng
4: Tính mới và hiệu quả áp dụng
5: Khả năng áp dụng và những kiến nghị , đề xuất.
Tơi xin trình bày nội dung thứ nhất : Lý do chọn biện pháp :
Tập làm văn là một trong những phân mơn có vị trí quan trọng của môn Tiếng Việt.
Văn miêu tả cây cối giúp học sinh rèn luyện khả năng dùng từ chính xác, độc đáo, diễn đạt
câu rõ ràng, gãy gọn có hình ảnh, cảm xúc để học sinh viết được bài văn hay, giàu tính
nghệ thuật nhưng chân thực, thể hiện đúng nhận thức và tình cảm của các em.
Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy:
* Đối với giáo viên:
- Một số giáo viên thường dạy lí thuyết sng, theo khn mẫu sách giáo viên, sách
giáo khoa. Đơi khi giáo viên cịn cho đề sẵn, yêu cầu học sinh chuẩn bị sẵn bài tập làm văn
trước đó để viết.
- GV chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp
- Hình thức dạy học cịn đơn điệu, chưa sáng tạo làm cho giờ học kém hiệu quả.
* Đối với học sinh:
Nhiều học sinh rất ngại học Tập làm văn, viết văn còn lúng túng, chưa biết cách viết
văn miêu tả.
Học sinh thiếu kĩ năng quan sát trải nghiệm thực tế
=> Từ những nguyên nhân trên, tôi đã nghiên cứu Dạy văn miêu tả cây cối lớp 4
theo định hướng phát triển năng lực của học sinh nhằm:
- Giúp giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp, HTTC dạy học, phát huy khả năng
của từng học sinh, làm cho các tiết dạy học văn tả miêu tả cây cối trở nên sinh động, hiệu


quả.
- Giúp học sinh lớp 4 yêu thích học văn tả cây cối; tích cực, chủ động trong việc
tự tìm tịi, khám phá kiến thức ; viết các đoạn văn, bài văn giàu hình ảnh, cảm xúc ; bồi
dưỡng tình cảm yêu quý cây cối ; có tiền đề tốt để học văn lớp 5.
Nội dung thứ hai: Mô tả biện pháp
Dạy văn miêu tả cây cối lớp 4 theo định hướng phát triển năng lực của học sinh, tôi đã thực
hiện 6 giải pháp.
2.1.Giải pháp 1: Dạy học văn miêu tả cây cối theo quan điểm tích hợp.
2.1.1. Tích hợp với phân mơn Tập đọc, Luyện từ và câu
Mục đích: Giúp các em tích lũy vốn từ, sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi
miêu tả cây cối.
* Dạy Tập làm văn thông qua mơn Tập đọc:
Ví dụ : Khi dạy bài “Hoa học trị” tơi giúp các em cảm nhận được cái hay, cái độc đáo
qua cách dùng từ của Xuân Diệu.


- Để giúp người đọc cảm nhận được số lượng hoa phượng ra nhiều và rất đẹp, ông đã sử
dụng một loạt các điệp từ, điệp ngữ không phải , không phải , cả một loạt, cả một vùng, cả
một góc trời đỏ rực. đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra .
- Cho học sinh phát hiện biện pháp nghệ thuật trong câu Mỗi hoa chỉ là một phần tử
của cái xã hội thắm tươi, người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những
tán hoa lớn xịe ra như mn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau”.
- Yêu cấu nêu tác dụng của việc so sánh như vậy.
- Giải thích vì sao có thể so sánh hoa phượng với mn ngàn con bướm thắm( mà
không phải một con).
Hay Tả lá phượng tác giả viết: “Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.”
Chỉ bằng một câu nhưng tác giả đã sử dụng tới ba giác quan: mắt (xanh um), xúc
giác (mát rượi), vị giác (ngon lành).
=> Từ đó các em tập vận dụng so sánh tương tự: so sánh lá, hoa phượng với hình
ảnh khác theo cảm nhận hoặc so sánh lồi hoa hay cây khác với hình ảnh nào đó khi miêu

tả cây cối; giúp học sinh hiểu khi quan sát cây cối người ta cần phải phối hợp nhiều giác quan.
* Dạy Tập làm văn thông qua môn Luyện từ và câu:
- Khi dạy mở rộng vốn từ theo từng chủ điểm, tôi giúp học sinh hiểu rõ nghĩa các từ
ngữ, các thành ngữ, các tục ngữ ; tìm thêm các từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa, từ trái nghĩa.
thuộc chủ điểm đó để các em biết sử dụng các từ ngữ, thành ngữ chính xác, hợp lý.
Ví dụ: Bên cạnh tính từ “đỏ” dùng để miêu tả hoa hồng (hoa phượng) cịn có nhiều
từ ngữ khác như: đỏ rực, đỏ tươi, đỏ thẫm, đỏ chót, đỏ như son, đỏ như lửa..tùy từng sự vật
mà học sinh có thể lựa chọn nên dùng từ ngữ nào cho phù hợp.
- Trong các bài tập dùng từ đặt câu, tôi luôn đặt một câu văn đủ ý bên cạnh một
câu văn khác đủ ý nhưng có hình ảnh để các em so sánh.
Ví dụ: Đặt câu với danh từ “ cây bàng”
Câu 1: Thân cây to, cao.
Câu 2: Thân cây to cao nhìn xa như một chiếc ơ lớn khổng lồ.
Học sinh nhận xét được câu 2 hay hơn vì nó tạo cho người đọc hình ảnh rất cụ thể cây cây
bàng to, cao đến chừng nào.
+ Hoặc hướng dẫn HS thay thế từ ngữ, hình ảnh này bằng từ ngữ, hình ảnh khác cho
hấp dẫn hơn. Ví dụ : Thân cây bàng màu nâu.
Sửa thành: Thời gian đã phủ lên thân cây bàng một tấm áo nâu bạc dãi dầu nắng
mưa.
Tóm lại: Thơng qua phân mơn Tập đọc, luyện từ và câu giáo viên có thể khéo léo
khai thác để làm giàu vốn từ, giúp học sinh biết cách sử dụng từ ngữ, các biện pháp nghệ
thuật một cách hợp lý khi miêu tả cây cối.
*Để lưu giữ vốn từ, câu văn, đoạn văn hay hoặc sinh yêu thích tôi phát động học
sinh xây dựng tủ sách lớp học và phong trào đọc sách tích cực. Khuyến khích các em lập
sổ văn học, kiểm tra hàng tháng, biểu dương sổ tay có nhiều từ mới.
2.1.2. Tích hợp giáo dục bảo vệ mơi trường, giáo dục kĩ năng sống :
-“Tích hợp”, giáo dục bảo vệ môi trường - Bằng cách gợi mở vấn đề liên quan đến
bảo vệ môi trường như đặt thêm câu hỏi để các em cảm nhận, bộc lộ cảm xúc, tình cảm của
mình ; giáo dục ý thức bảo vệ môi trường; bảo vệ, trồng và chăm sóc cây xanh...
-Giáo dục kĩ năng sống Thơng qua các bài văn miêu tả cây cối học sinh có thêm hiểu

biết về đặc điểm một số thực vật; hiểu được cách chăm sóc, bảo vệ và ích lợi của chúng.


Ví dụ:
+ Nhìn những đố hoa đang khoe sắc, em có cảm xúc gì ? Em có nên ngắt một bông hoa ở
trường để tặng một người em yêu quý khơng ?Vì sao ?
2.2. Giải pháp 2 : Tạo động cơ, hứng thú viết văn miêu tả cây cối .
Để khích lệ, động viên HS tơi để HS được tự do trình bày quan điểm, suy nghĩ, tình
cảm, cảm xúc; tôn trọng sự sáng tạo, suy nghĩ độc đáo, mới lạ của mỗi học sinh khi viết và
nói trong văn miêu tả cây cối.
Thường xuyên kiểm tra, nhận xét bài của học sinh ; so sánh kết quả với bài trước
nhằm đánh giá mức độ nắm kiến thức và rèn kĩ năng của học sinh để động viên kịp thời sự tiến
bộ của học sinh, đồng thời điều chỉnh phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
Điều chỉnh đề bài tập làm văn để tạo động cơ, hứng thú làm văn cho học sinh ngay
từ đề bài .
Ví dụ : Tiết Miêu tả cây cối (Kiểm tra viết) tuần 27 có 4 đề bài gợi ý: Đề 1 : Tả
một cây có bóng mát.
Từ đề trên tơi đã ra đề khác cùng nội dung để kích thích, định hướng cho học sinh
viết bài văn có hình ảnh sinh động và giàu cảm xúc.
Tả một cây có bóng mát ở trường gắn với nhiều kỉ niệm của em.
Hoặc : Trường em có rất nhiều cây bóng mát gắn liền với biết bao nhiêu kỉ niệm của
tuổi học trò. Hãy tả lại một cây trong những cây đó.
2.3. Giải pháp 3 : Thiết kế bài dạy, dạy học theo định hướng phát triển năng lực của
học sinh.
2.3.1. Thiết kế bài dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Bài dạy có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc thiết kế bài dạy.
Thực hiện hướng dẫn xây dựng kế hoạch bài dạy theo Công văn số
2345/BGDĐT- GDTH ngày 7/6/ 2021 tôi xây dựng kế hoạch bài dạy đảm bảo tốt yêu cầu
của công văn và thực hiện trong hoạt động hình thành kiến thức mới, luyện tập, thực hành
như sau:

*Với mỗi hoạt động tôi luôn viết rõ :
- Tên hoạt động ;
- Cách tiến hành hoạt động :
+ Xác định nội dung dạy học theo hướng điều chỉnh nội dung học tập.
+ Xác định lượng kiến thức cần đạt chung cho cả lớp, kiến thức mở rộng cho học
sinh năng khiếu.
+ Lựa chọn đồ dùng dạy học nhằm phục vụ cho hoạt động đạt hiệu quả.
+ Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng nhóm đối
tượng học sinh trong lớp, phù hợp với từng hoạt động.
+ Xây dựng hệ thống câu hỏi cho từng đối tượng học sinh.
+ Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và cách xử lí.
* Điều chỉnh sau bài dạy: Giáo viên ghi những điểm cần rút kinh nghiệm sau khi
thực hiện kế hoạch bài dạy để hoàn thiện phương án dạy học cho các bài học sau: Nội dung
cịn bất cập, cịn gặp khó khăn trong q trình thực hiện tổ chức dạy học; nội dung tâm đắc
tổ chức dạy học hiệu quả để trao đổi thảo luận khi tham gia sinh hoạt chuyên môn. Chỗ
này em chưa biết viết gì?


Ví dụ khi giám khảo hỏi cịn khơng hỏi thì thôi
Đọc các đoạn văn sau và nhận xét về cách miêu tả của tác giả.
(Bài tập 1- tiết 45) Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
* Giảm độ khó cho học sinh cịn chậm :
- Tơi đã chia nhỏ câu hỏi, thêm câu hỏi phụ để dẫn dắt học sinh trả lời cho đoạn văn tả cây
sầu đâu :
+ Tác giả tả cả chùm hoa hay tả từng bơng ? Vì sao ?
+ Mùi thơm của hoa được tả bằng hình ảnh nào ? Nó có tác dụng gì ?
+ Những từ ngữ, hình ảnh nào thể hiện tình cảm của tác giả ?
* Nâng cao độ khó với học sinh năng khiếu :
- Thực hiện thêm yêu cầu
Trong thời gian quy định, nếu HS nào đã tìm hiểu xong cách tả của tác giả ở hai

đoạn văn quy định, tơi khuyến khích các em tìm hiểu tiếp cách tả của tác giả ở đoạn văn
đọc thêm trong sách giáo khoa trang 50, 51.
- Từ những yêu cầu kiến thức, kĩ năng của bài học đưa thêm câu hỏi khái quát hoặc so sánh
với kiến thức, kĩ năng đã học: Khi tả hoa (quả) của cây ta cần tả những gì về chúng ? (màu
sắc, hình dáng, hương vị, ...)
2.3.2. Phối hợp tốt các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực kết hợp ứng dụng
cơng nghệ thông tin trong dạy học:
Để dạy văn miêu tả cây cối lớp 4 tôi đã vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học
tích cực như phương pháp dạy học nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật “Viết tích cực”, kĩ
thuật “Sơ đồ tư duy”, …
- Phương pháp dạy học nhóm : Tơi sử dụng để dạy học phần Nhận xét, tổ chức cho
học sinh đọc và làm các bài tập nhận xét với ngữ liệu mẫu, hay trải nghiệm quan sát cây
cối trên thực tế.
Khi học lí thuyết, HS chưa nắm chắc về kiến thức và kĩ năng làm văn tả cây cối, tôi tổ
chức cho HS hoạt động theo nhóm nhỏ (nhóm nhiều trình độ) để HS năng khiếu phối hợp
cùng GV giúp đỡ những HS còn lại. Khi tất cả HS đã nắm vững kiến thức và làm tốt hơn
thì chia nhóm theo trình độ và đưa các dạng bài tập khác nhau, với số lượng khác nhau để
rèn luyện, phát huy năng lực của HS...
- Kĩ thuật “ Sơ đồ tư duy” : Sơ đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tịi đào sâu,
mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thức... bằng cách kết
hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết với sự tư duy tích cực.
+ Khi lập sơ đồ các em sẽ dễ dàng nắm bắt được trọng tâm của đề bài, có thể tập
trung suy nghĩ những chỗ khó, dễ dàng hình dung bố cục của bài văn, mang đến cho các
em niềm hứng thú thơng qua biến những kiến thức thành hình ảnh sống động theo sự sáng
tạo của các em.
HS chậm: Biết cách sắp xếp ý, quy trình miêu tả, các ý gãy gọn, làm bài có thứ tự .
HS năng khiếu: Khơi dậy năng khiếu viết văn, phát triển khả năng tư duy, tạo cho
các em thói quen tích cực suy nghĩ và cảm giác tự tin khi viết văn.
- Công nghệ thơng tin có vai trị quan trọng trong giáo dục. Ứng dụng công nghệ
thông tin vào giảng dạy cung cấp được nhiều hình ảnh, học sinh được quan sát bằng nhiều

giác quan giúp việc học trở nên hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện. Thơng
qua ứng dụng cơng nghệ thơng tin, học sinh có thể tự tìm kiếm thông tin phục vụ học tập.


Ví dụ : Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm về cây cối giáo viên có thể kết hợp cho
học sinh nghe giới thiệu qua video về hoạt động sản xuất của địa phương, trồng, chăm sóc
cây cối từ khi còn nhỏ đến khi lớn.
2.4. Giải pháp 4 : Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học văn miêu tả cây cối.
2.4.1. Các tiết Tập làm văn miêu tả cây cối lớp 4 có thể tổ chức cho HS tham
quan, trải nghiệm theo lớp hoặc khối : 4 tiết ở tuần 22, 23
2.4.2. Lựa chọn địa điểm, thời gian phù hợp, an toàn:
Học sinh trải nghiệm một số cảnh vật ở quê hương để tả cây cối : vườn cây ăn quả,
vườn trồng rau, hoa, cánh đồng rau màu của người nông dân. Tháng 2 Tổ chức buổi Hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp Thăm chợ hoa, cây cảnh ngày Tết tôi cho HS Ghi chép lại
kết quả quan sát về một cây cảnh hoặc cây hoa mà em thích nhất.
2.4.3. Xây dựng kế hoạch tổ chức buổi tham quan trải nghiệm hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp.
2.4.4. Tổ chức, hướng dẫn học sinh tham quan, trải nghiệm, viết bài thu hoạch,
vận dụng vào làm văn miêu tả.
* Hướng dẫn học sinh cách quan sát đối tượng miêu tả khi trải nghiệm qua 5
bước.
Bước 1Chọn một cây để quan sát:
Bước 2: Lựa chọn trình tự quan sát
Bước 3: Sử dụng các giác quan
Bước 4: Nêu đặc điểm nổi bật khác biệt với các cây khác cùng loài hoặc với các
cây xung quanh.
Bước 5: Trình bày kết quả quan sát
Như vậy, qua trải nghiệm, học sinh được tiếp xúc với đối tượng cụ thể. Ngoài việc
rèn kỹ năng quan sát, học sinh còn biết cách ghi chép những gì mình quan sát được một
cách hợp lý, phát triển năng lực tự học của học sinh nên rất hảo hứng, nảy ra nhiều ý tưởng

thú vị. Nhờ đó, các em có được nhiều câu văn sinh động, gợi tả, hấp dẫn.
2.5. Giải pháp 5 : Hướng dẫn học sinh viết bài văn
Tơi ln lưu ý học sinh tính tốn thời gian viết cho ba phần: mở bài, thân bài, kết bài
của bài văn miêu tả cây cối vừa đủ. Mở bài, kết bài nên viết cân xứng nhau.
2.5.1. Xây dựng phần mở bài hấp dẫn
Mở bài trực tiếp : Đây là kiểu mở bài đơn giản dễ làm. Học sinh học chậm nên mở
bài theo cách này.
* Mở bài gián tiếp : Nói chuyện khác-> liên tưởng-> giới thiệu đối tượng. Tơi
khuyến khích học sinh có năng khiếu xây dựng mở bài theo cách này vì cách mở bài này
hay hơn, có sức lơi cuốn, hấp dẫn người đọc, người nghe hơn.
+ Mở bài bằng những câu thơ, câu hát,… có liên quan đến u cầu của đề bài.
Ví dụ : Tả một cây mà em thích.
“Hơm qua cịn lấm tấm
Chen lẫn màu lá xanh
Hôm nay bừng lửa đỏ
Rừng rực cháy trên cành.


Đó là những câu thơ tả lồi lồi cây gắn bó với những ngày tháng đi học của chúng
em. Hoa phượng – hoa học trị, lồi hoa gắn bó thân thiết nhất với những bạn học sinh.
+ Mở bài bằng cách nói đến tình cảm, kỉ niệm của người viết với đối tượng sẽ
tả. Ví dụ: Tả cây bàng.
“Những ai đã từng đi học chắc hẳn không thể nào quên ngơi trường của mình. Bàn
ghế, bảng đen, lớp học, từng tán lá, hàng cây, ... sẽ ln nằm trong kí ức của người đó. Và
hình ảnh cây bàng sừng sững xịe tán lá cũng như vậy.
+ Nói đến tác dụng của cây sẽ tả.
Ví dụ : Các bạn có biết tơi thích ăn món gì nhất vào mùa hè khơng ? Đó là món canh
cua nấu mướp. Mỗi khi về q thăm bà là tơi lại được thưởng thức món ăn đó do chính tay
bà nấu bởi bà có một giàn mướp sai trĩu quả.
(Đề bài : Tả một cây ăn quả mà em thích.)

+ Đưa ra lời nhận xét của người tả hay của ai đó về cây sẽ tả...
Ví dụ : Mọi người thường nói : Mùa xn trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe sức sống
mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa đào nở rộ. (Đề bài : Tả một cây hoa em yêu thích.)
2.5.2. Xây dựng phần thân bài :
Thân bài là phần miêu tả đối tượng đã được giới thiệu ở phần mở bài. Thân bài là
toàn bộ nội dung miêu tả gồm một số đoạn văn phải thể hiện được trọng tâm và yêu cầu
của đề bài.
- Khi trình bày, giáo viên hướng dẫn học sinh chia phần thân bài thành nhiều đoạn;
mỗi đoạn diễn đạt một ý, bài văn sẽ rõ ràng, mạch lạc hơn.
- Chọn những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc mà các em quan sát được qua trải nghiệm để
miêu tả thì bài văn mới nổi bật được trọng tâm.
+ Tả theo trình tự hợp lí.
+ Sử dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa
- Sử dụng các phép liên kết câu (cách lặp, thế, nối,...); liên kết câu với câu, đoạn với
đoạn, chuyển ý nhẹ nhàng.
- Kết hợp miêu tả với cảm xúc
2.5.3. Xây dựng phần kết bài ấn tượng :
Tôi hướng dẫn học sinh kết bài một cách khéo léo để đóng lại và mở ra trong lịng
người đọc những cảm xúc tràn trề, những hình ảnh đẹp vừa miêu tả trong bài văn.
* Kết bài khơng mở rộng : Nêu ngắn gọn tình cảm người viết, khơng bình luận gì
thêm. Học sinh học chậm có thể viết kết bài theo cách này.
Ví dụ : Tả cây bàng.
“Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi và cịn tơ điểm vẻ
đẹp cho trường em.”
* Kết bài mở rộng : Nêu cảm nghĩ của bản thân rồi liên hệ, mở rộng ra nhiều vấn
đề khác xung quanh. Tơi khuyến khích học sinh có năng khiếu xây dựng kết bài theo hướng
này vì nó làm cho bài văn hay hơn, đọng lại ấn tượng sâu sắc hơn trong lòng người đọc, người
nghe.
+ Kết bài bằng cách nêu cảm tưởng, suy nghĩ, ước mơ:
Ví dụ : Tả cây bàng

Cây bàng làm cho ngơi trường em thêm tươi đẹp, thêm đáng yêu, đáng quý. Cây
bàng như người bạn thân cùng chúng em vui đùa, cùng chúng em
học ngày qua ngày. Em mong sao “chiếc ô khổng lồ” này mãi mãi xanh tươi.
+ Nhắc lại kỉ niệm với cây.
Ví dụ : Tả một cây ăn quả mà em thích.)


Mong sao mau chóng đến hè để em lại được về q. Nơi ấy khơng chỉ có người bà
kính u ngày ngày mong chờ em về mà cịn có bao trị chơi bổ ích của em cùng đám bạn
dưới bóng mát xanh mướt của giàn mướp.
+ Nêu ra sự liên tưởng đến một đối tượng khác có mối quan hệ gần gũi với cây đã tả.
Ví dụ : Giàn mướp như một người “bạn tốt” của bà ngoại…
2.6. Giải pháp 6 : Thực hiện tốt tiết trả bài tập làm văn.
Mục đích giúp học sinh hiểu được những nhận xét chung của giáo viên và kết quả
bài viết của cả lớp để liên hệ với bài làm của mình ; giúp học sinh biết sửa lỗi học hỏi
những câu văn, đoạn văn hay của bạn. Từ đó học sinh có thể làm bài hay hơn.
Trong tiết trả bài, ngoài việc tiến hành các trình tự như trong sách bài soạn đã hướng
dẫn tôi luôn chú ý những vấn đề sau:
- Giáo viên ln có thái độ tơn trọng, chấp nhận cách nhìn, cách nghĩ, cách tả của cá
nhân học sinh trong bài tập làm văn.
- Giáo viên chấm bài thật kĩ, ghi rõ ưu, nhược điểm của từng bài viết. - Thống kê và
phân loại lỗi
- Hướng dẫn học sinh cách chữa bài, không chữa thay, làm thay học sinh kết hợp với
học tập các đoạn, bài văn hay
- Đưa ra câu văn, đoạn văn hoặc bài văn cụ thể của HS trong lớp để tổ chức cho HS
cả lớp trải nghiệm phân tích, nhận xét, sửa chữa.
GV chốt lại cách chữa và rút kinh nghiệm cho HS.
- Với những thiếu xót, hạn chế tơi lúc đầu tơi hướng dẫn các em cách sửa lỗi chu
đáo. Khi HS đã quen tôi hướng dẫn các em cách tự phát hiện lỗi và sửa lỗi:
+ Làm việc cá nhân: Đọc lời nhận xét của giáo viên.

+ Thảo luận theo nhóm bàn để các em trao đổi với bạn về cách làm bài của mình,
đọc cho nhau nghe các câu hoặc giúp nhau sửa lỗi trong bài làm. Từ đó học sinh sẽ thấy rõ
ưu, nhược điểm trong bài làm của mình, của bạn và biết tự sửa chữa hoặc viết lại đoạn văn
của mình cho đạt yêu cầu, hay hơn.
- Hướng dẫn các em học tập các đoạn, bài văn hay của bạn.
+ GV lấy ví dụ về câu, đoạn văn hay của HS và hướng dẫn HS nhận xét: Câu (đoạn)
văn này có gì hấp dẫn ? Cách tả của bạn giúp người đọc hình dung ra cây đó như thế nào ?
Em học tập được gì ở cách tả cây cối của bạn ? ...
+ GV chiếu bài văn hay, hướng dẫn HS nhận xét tương tự như trên để học tập cái hay
trong bài văn tham khảo.
- Phân loại đối tượng học sinh để điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Tơi đã trình bày xong 6 giải pháp của Biện pháp Dạy văn miêu tả cây cối lớp 4 theo định
hướng phát triển năng lực của học sinh được nhân rộng ở các khối lớp.
*Tiếp theo tơi xin trình bày nội dung thứ ba: Cách thức và q trình áp dụng
Trong q trình dạy học, tơi vận dụng các giải pháp trên tiến hành xây dựng bài dạy, đổi
mới phương pháp và kiểm soát chất lượng học tập của học sinh…để điều chỉnh và đánh giá
chất lượng trong quá trình thực hiện giải pháp trong từng bài học cho học sinh.
Nội dung thứ tư: 4. Tính mới và hiệu quả áp dụng
- Phương pháp dạy, cách thức truyền tải kiến thức, kĩ năng với sự tổ chức, hướng
dẫn của giáo viên giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức theo định hướng phát triển năng lực,


từ quan sát thực tế góp phần làm cho các tiết học Tập làm văn sinh động, hiệu quả, học
sinh tiếp thu bài một cách chủ động, tích cực.
- Sáng kiến đưa ra áp dụng tốt trong Tập làm văn miêu tả cây cối lớp 4 và có thể linh
hoạt áp dụng cho các phần kiến thức khác của Tập làm văn lớp 4 cũng như Tập làm văn
các khối lớp khác ở Tiểu học nhất là lớp 5.
- Các giải pháp sáng kiến đưa ra phù hợp với điều kiện dạy học vì khi thực hiện
khơng khó, khơng tốn kém.
* Nội dung thứ năm: Khả năng áp dụng và đề xuất, kiến nghị

- Biện pháp giúp giáo viên có cách thức áp dụng những phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học tích cực vào thực tế dạy học. Đặc biệt là những phương pháp, kĩ thuật mới ;
dạy học theo định hướng phát triển năng lực, theo hướng trải nghiệm làm cho các tiết học
trở nên sinh động, hiệu quả, học sinh tiếp thu bài chủ động, tích cực.
- Học sinh u thích mơn học, tự giác học tập, chủ động trong việc tự tìm tịi,
khám phá kiến thức, viết các đoạn văn, bài văn giàu hình ảnh, cảm xúc; bồi dưỡng tình
cảm yêu mến cây cối xung quanh các em. Học sinh có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả
lớp 5. Giáo viên lớp 5 cũng có thể vận dụng linh hoạt các biện pháp này để dạy phần văn
miêu tả lớp 5; giáo viên lớp 2, 3 có thể tham khảo để vận dụng trong giảng dạy tập làm
văn.
- Các cấp quản lý tạo điều kiện đưa sáng kiến Dạy văn miêu tả cây cối lớp 4 theo
định hướng phát triển năng lực của học sinh được nhân rộng ở các khối lớp.
Sau đây xin mời các đc xem một số hình ảnh của biện pháp mà tôi đã thực hiện.
 Nội dung báo cáo của tôi đến đây kết thúc. Xin trân trọng cảm ơn. Kính chúc các đc mạnh
khỏe, hạnh phúc.
Các chị chọn giúp em mộ số tranh tiêu biểu ở dưới.


Phiếu học tập.

4. Phụ lục 4. Ảnh trải nghiệm





5. Phụ lục 5. Một số bài văn miêu tả của học sinh:






6. Phụ lục 6. Giáo án điện tử.




×