Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

TIỂU LUẬN:KĨ NĂNG GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (589.72 KB, 15 trang )

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG



NHÓM 2 – LỚP ĐH 27NH04

TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
THUỘC HỌC PHẦN

KĨ NĂNG GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH

GV: DƯƠNG VĂN BÔN




TP HỒ CHÍ MINH THÁNG 12 NĂM 2011









2








MỤC LỤC

Lời mở đầu 3
Chương I: Giao tiếp trong làm việc nhóm
1. Định nghĩa 5
2. Các yêu cầu phát triển nhóm làm việc hiệu quả 5
2.1. Yêu cầu đối với các thành viên trong nhóm 5
2.2 Yêu cầu đối với trưởng nhóm 9
3. Những thuận lợi và khó khăn khi làm việc nhóm 10
4. Các phương án phát triển nhóm làm việc hiệu quả 12
Chương II: Kết luận chung 13
Tài liệu tham khảo 14
Lời cảm ơn : 15


























3

Lời mở đầu


Trong xã hội hiện nay, tập thể hoá trong làm việc đang là một xu hướng tối ưu, có thể tập hợp được khối
lượng trí óc các thành viên trong nhóm để cùng hoàn thành một mục tiêu nhất định.Chính vì vậy giao
tiếp trong làm việc nhóm là một kĩ năng hết sức quan trọng, giúp chúng ta thiết lập mối quan hệ khăng
khít giữa các thành viên trong nhóm lại với nhau.
Trong thực tế nhiều người còn gặp khó khăn khi giao tiếp trong làm việc nhóm bởi còn mơ hồ về khái
niệm “teamwork”, dẫn đến tình trạng gây bất hoà giữa các thành viên, nhóm làm việc kém hiệu quả ,
phải giải tán.
Dựa trên tình hình thực tế, nhóm 2 ĐH27NH04 đã trình bày một số điểm quan trọng trong kĩ năng

giao tiếp nhóm.Chúng tôi hi vọng rằng bài viết này có thể phần nào giúp các bạn nâng cao khả năng giao
tiếp trong làm việc nhóm nhằm đem lại kết quả tốt nhất.






“ Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”









4

CHƯƠNG I : KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM
“Khi người ta hành động cùng nhau với tư cách
một nhóm, họ có thể hoàn thành những điều mà
không một cá nhân riêng lẻ nào có thể thực hiện
được một mình.”
(Franklin Delano Roosevelt – Tổng thống thứ 32
của Hoa Kỳ, đắc cử 4 lần từ 1933 đến 1945)
1. Định nghĩa :
1.1 Làm việc nhóm là gì ?:

Nhóm là một tập hợp những cá nhân có kĩ năng bổ sungcho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực
hiện một mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm tương tác với nhau và với trưởng nhóm , kết hợp
với nhau để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Làm việc nhóm phản ánh bí quyết và kinh nghiệm của mọi
người, điều này giúp tạo nên những quyết định phù hợp, chính xác và khách quan hơn.
1.2 Vai trò và hiệu quả của việc làm nhóm
 Hoạt động nhóm mang lại những kết quả mà một cá nhân không thể làm được hoặc làm được mà
không có hiệu quả cao.
 Hoạt động nhóm cho phép cá nhân nhỏ lẻ vượt qua những cản trở cá nhân,xã hội để đạt được những
kết quả cao hơn. Đồng thời kéo theo sự phát triển của các thành viên khác cùng tham gia nhóm.
 Việc hợp tác nhỏ các thành viên trong cơ quan,công ty hay xã hội,tạo tiền đề để phát triển các
nhóm nhỏ khác xung quanh cộng đồng.Vì các nhóm phát triển sau học kinh nghiệm của các nhóm
bắt đầu.
2. Các yêu cầu để phát triển một nhóm làm việc hiệu quả:
2.1 Yêu cầu đối với các thành viên trong nhóm:
2.1.1 Kĩ năng giao tiếp gián tiếp :
Được áp dụng cho mục tiêu lâu dài, hoặc do điều kiện không cho phép giao tiếp trực tiếp. Loại giao tiếp
này thường kém hiệu quả hơn. Tuy nhiên trong làm việc nhóm cần kết hợp các hình thức giao tiếp này
để có thể đạt kết quả cao. Có các hình thức giao tiếp gián tiếp trong làm việc nhóm phổ biến hiện nay:
2.1.1.1 Họp nhóm offline: Có nhiều cách để họp nhóm offline:
 Lập một forum riêng
 Nhờ admin của một forum nào đó lập một private box để trao đổi thảo luận
 Lập một hòm mail hay blog dùng chung
2.1.1.2 Họp nhóm online: thường áp dụng cho mục tiêu ngắn hạn hoặc trong trường hợp khẩn cấp. Có
các hình thức như:
 Chat text qua yahoo
5
 Chat voice qua skype confer
2.1.1.3 Giao tiếp bằng văn bản:
Yêu cầu đối với giao tiếp bằng văn bản: đó là văn bản phải cô đọng, chính xác, người trong nhóm cần
phải nâng cao kĩ năng đọc hiểu, biết cách khai thác và trình bày thông tin…

2.1.2 Kĩ năng giao tiếp trực tiếp:
2.1.2.1Kĩ năng lắng nghe:

“Tạo hoá cho chúng ta một cái lưỡi, nhưng đến hai cái tai, vì thế
chúng ta phải lắng nghe gấp hai lần nói"


Kĩ năng lắng nghe là kĩ năng quan trọng nhất khi làm việc nhóm. Nếu không biết cách lắng nghe thì
không khí trong nhóm sẽ trở nên căng thẳng. Trong làm việc nhóm ta thường đề cập tới vấn đề nói mà ít
khi đề cập đến vấn đề nghe. Lí do nghe kém hiệu quả xuất phát từ người nghe và người nói. Trước hết
để lắng nghe hiệu quả thì mỗi thành viên trong nhóm phải tập thói quen chấn chỉnh mình trước mới có
sức thuyết phục, mới tạo cảm hứng cho người nghe. Nguyên nhân nghe kém hiệu quả xuất phát chủ yếu
từ người nghe:
 Nghe không nỗ lực, tập trung: là trường hợp khi một thành viên đang nói thì các thành viên
khác tranh thủ vừa nghe vừa kết hợp làm việc khác, thậm chí vừa nghe vừa nói chuyện riêng. điều này
khiến người nói cảm thấy bị thiếu tôn trọng, chán nản, mất cảm hứng chia sẻ, những thành viên khác
trong nhóm sẽ không hiểu hết nội dung dẫn đến hiểu sai, hiểu nhầm, không thu được lượng thông tin như
mong muốn và nguy hiểm hơn là giảm lòng tin của các thành viên trong nhóm. Để khắc phục nhược
điểm này thì mỗi thành viên phải lắng nghe tập trung, không làm việc riêng, giờ nào việc nấy…
 Nghe phục kích: trong nhóm sẽ có thể tồn tại những thành viên nghe đầy tiêu cực, chỉ để ý đến
những lỗi sai của người khác theo kiểu “vạch lá tìm sâu”, không để ý đến những ý đúng, những lời hay ý
đẹp của người nói.
 Nghe phòng thủ: Người nghe luôn nghĩ rằng người nói nhìn mình để quở trách như trong lời
nhận xét hoặc phản biện của người khác, chỉ chú ý đến thông tin tiêu cực liên quan tới mình, khiến thành
viên trong nhóm khi phản biện ý kiến hay đề cập vấn đề sẽ trở nên căng thẳng, khó hài hòa.
 Nghe một phần: người nghe thường nghe nhanh hơn người nói, nghe một phần sau đó từ đoán
phần còn lại. Sự mất cân bằng giữa tốc độ nói và suy nghĩ có thể được dùng để chuẩn bị cho tranh luận
của bạn nhưng một số người lại để đầu óc suy nghĩ vẩn vơ và không để ý đến người nói, khiến chúng ta
bỏ sót thông tin.
6

 Nhiễu tâm lí: Khi các thành viên có tâm trạng không tốt, hay khi cả nhóm đang làm việc căng
thẳng mà có một thành viên pha trò quá trớn sẽ khiến người nghe khó chịu, khó hòa nhập tâm trí. Khi đó
làm việc nhóm sẽ không hiệu quả.
Có thể cải thiện lỹ năng lắng nghe của bạn bằng:
Hãy nhìn xa hơn phong cách của người nói:
 Đừng đánh giá thông điệp bởi người nói mà phải bằng lí lẽ
 Tự hỏi rằng người nói biết những gì bạn không biết
 Hãy làm khách quan hóa ( phi cá nhân hóa ) việc lắng nghe của bạn
 Giảm tác động có tính cảm xúc của những gì được trình bày
Chống lại sự lệch hướng/đứt quãng:
 Tránh các yếu tố gây tiếng ồn từ bên ngoài, tiến gần đến người nói hơn.
 Suy nghĩ trước người nói và dự đoán những gì sẽ được nói tiếp theo và tóm tắt những gì đã được
nói, Đừng ngắt lời, đánh trống lảng, nghe tới khi hết.
Cung cấp phản hồi
 Cho người nói biết rằng bạn đang chú ý, đưa ra biểu lộ nét mặt phù hợp
 Diễn giải những gì đã nghe, giữ lại mọi sự phê bình
Lắng nghe tích cực
 Lắng nghe quan điểm, ý tưởng chính và các sự kiện
 Có khả năng phân biệt giữa bằng chứng và lí lẽ, ý tưởng và ví dụ, sự kiện và nguyên tắc
 Phân tích những điểm chính, chú ý đến những thông điệp không lời
 Giữ cho đầu óc được cởi mở, Hỏi câu hỏi để hiểu rõ vấn đề
 Chỉ đánh giá khi kết thúc vấn đề
 Ghi chú cẩn thận và có ý nghĩa một cách vắn tắt theo quan điểm mấu chốt.
2.1.2.2 Kĩ năng phản biện: Trong làm việc nhóm rất cần sự phản biện, phản hồi. Sự phản biện chứng tỏ
khả năng hiểu, tập trung và quan tâm đến vấn đề thảo luận của nhóm, thể hiện qua những câu hỏi mà bạn
đặt ra khi nghe phần trình bày của người khác. Einstein đã từng nói “điều quan trọng là đừng bao giờ
ngừng đặt câu hỏi”. Càng đặt câu hỏi, nhiều vấn đề sẽ càng được làm sáng tỏ, không khí làm việc cũng
sôi nổi hơn, hiệu quả làm việc cũng tăng lên . Tuy nhiên trong quá trình phản biện không được ngang
như cua, không phải để chứng tỏ bản thân mà là để tìm ra giải pháp tốt nhất cho nhóm. những điều lưu ý
khi phản hồi:

Nên:
- Chắc chắn về những gì bạn định nói. Không nên phản hồi về những việc mình chỉ nghe loáng thoáng
hoặc tự suy đoán
- Khen ngợi những điểm tích cực
- Không “chê” hay “phê bình” mà hãy phản hồi theo hướng đề xuất thay đổi hoặc dưới dạng câu hỏi,
đưa thông tin phản hồi ngay vào thời điểm phù hợp sớm nhất.
7
- Mô tả hành động / sự kiện (nêu những gì bạn thấy chứ không phải bình luận cái gì tốt hay xấu hoặc đưa
ra những phỏng đoán về động cơ), Đưa ra thông tin cụ thể và rõ ràng.
- Bày tỏ sự cảm thông bằng lời nói hoặc cử chỉ, ngắn gọn, rõ ràng.
- Không nên :
- Không nên nhằm cá nhân người nhận phản hồi
- Đùa cợt, nói cho bõ tức, cường điệu quá mức sự thật.
- Đưa ra thông tin mơ hồ, chung chung, phản hồi về việc không thay đổi được.
- Để quá thời điểm cần thiết mới phản hồi (sự thay đổi không còn ý nghĩa nữa).
2.1.2.3. Kĩ năng thuyết phục:
Theo tiến sĩ Rinki, để thuyết phục người khác có 5 nguyên tắc cơ bản sau đây:
Quy luật của sự ưa thích: Theo đó, con người thường yêu mến những ai có lòng yêu mến họ. Khi đó họ
sẽ dễ dàng lắng nghe và tiếp thu ý kiến của bạn.
Thứ nhất bạn phải luôn nhìn ra những ưu điểm của mọi người. Không ai là hoàn hảo cả, hãy độ lượng
trong việc đánh giá người khác dù đôi khi điều đó không dễ dàng.
Thứ hai, hãy chia sẻ những điểm chung của bạn với người khác.
Quy luật của sự Cho-Nhận: Nếu bạn muốn nhận thứ gì hãy làm cho người khác những điều tương tự.
Quy luật của sự cam kết: Quy luật này cho thấy mọi người thường sẽ làm những điều mà họ đã cam
kết thực hịên.
Quy luật của đẳng cấp: Mọi người thường sẽ nghe theo lời khuyên của những chuyên gia, người ta
thường tin tưởng vào lời khuyên của những người có chuyên môn hay đáng tin cậy trong một lĩnh vực
nào đó. Hãy sử dụng quy luật này khi bạn cần tạo lòng tin và ấn tượng đối với cấp trên. Cho mọi người
thấy năng lực và đẳng cấp thực sự của bạn.
Quy luật của sự khan hiếm: Về bản chất con người luôn muốn cái mà họ không thể có được. Nếu bạn

biết cách làm cho thông tin mình sắp đưa ra nhận được sự chú ý của người nghe, hãy biến nó thành một
điều mới mẻ hoặc được chia sẻ trong một thời điểm, một không gian và với những đối tượng đặc biệt.
2.1.2.4 Kĩ năng trình bày: Kĩ năng để nói sao cho hiệu quả cũng quan trọng như kĩ năng viết và nghe
vậy. Người Việt Nam có câu: “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” là hoàn toàn đúng.Đối với làm việc nhóm,
mỗi thành viên trong nhóm đều phải nhuần nhuyễn kĩ năng trình bày, diễn đạt ý kiến, quan điểm. Khi
trình bày trước nhóm chúng ta cần lưu ý những điểm sau:
- Chuẩn bị trước: bạn cần phải nhớ rõ trong đầu về những gì bạn muốn nói, Điều này sẽ giúp cho thông
điệp mà bạn đưa ra được chính xác và rõ ràng.
- Tạo sự chú ý của người nghe: hãy làm cho mọi người tập trung chú ý trước khi bạn nói.
- Nói một cách rõ ràng và đủ nghe.
- Nói bằng một giọng điệu phù hợp với hoàn cảnh, tình huống
- Nên nhấn mạnh những điểm quan trọng
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể để tăng hiệu quả trình bày
8
2.1.3 Xây dựng thái độ tích cực trong giao tiếp làm việc nhóm:
Theo nhà tâm lý học Sydney Jourard, quan điểm và tính cách cá nhân quyết định đến 85% thành công
của mỗi người.
Những người luôn vui vẻ và lạc quan sẽ được yêu mến và quý trọng hơn những người lúc nào cũng
phàn nàn, chỉ trích người khác. Một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công trong
sự nghiệp chính là mối quan hệ hợp tác tốt đẹp của bạn với những người xung quanh cũng như những
biểu hiện tích cực của bạn trong vai trò là thành viên của nhóm.Vì thế , trong mọi trường hợp chúng ta
cần phải có một thái độ tích cực. Có như thế nhóm của chúng ta mới có tinh thần làm việc hăng hái,
năng động, đạt hiệu quả.
2.1.4 Xây dựng tinh thần làm việc nhóm: Là một thành viên của nhóm, dù là nhóm trưởng hay chỉ là
thành viên thì chính bản thân bạn cũng phải hiểu rõ mục đích của nhóm và trách nhiệm của mình trong
nhóm. Bạn phải luôn luôn có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm và làm
cho họ hiểu được tầm quan trọng của chính họ sẽ mang lại kết quả cuối cùng cho nhóm. Việc xây dựng
tinh thần làm việc của nhóm phải dựa trên những mối quan hệ xác lập trong nhóm, nó phải được
xây dựng trên lòng nhiệt tình và sự quyết tâm của tất cả các thành viên trong nhóm.
2.1.5 Kỹ năng ra quyết định: Là một thành viên nhóm, bạn là một người có quyết định quan trọng như

các thành viên khác trong nhóm. Khi có vấn đề cần biểu quyết lấy ý kiến chung, bạn phải đưa ra quyết
định trên cái nhìn khách quan và tính quyết đoán, lập trường riêng cho mình. Hãy luôn nhớ kết quả của
nhóm chính là kết quả của mình. Quyết định của mình ảnh hưởng không nhỏ tới quyết định của nhóm.
→ Mỗi kỹ năng đều là một quá trình rèn luyện và đúc kết trong quá trình làm việc và từ những kinh
nghiệm sống. Vì vậy, cần luôn trau dồi và rèn luyện mọi lúc, mọi nơi.
2.2 Yêu cầu đối với trưởng nhóm:
Trưởng nhóm là người điều hành, tổ chức , định hướng tổ chức nhóm. Với vai trò quan trọng đó, ngoài
các kĩ năng kể trên, trưởng nhóm còn phải có nhiều kĩ năng lãnh đạo khác.
2.2.1 Kĩ năng truyền cảm hứng làm việc:
Mọi người cảm thấy hứng thú và làm việc hiệu quả khi có những nhóm trưởng truyền cảm hứng, là vì:
Họ được lắng nghe: người trưởng nhóm truyền cảm hứng đòi hỏi và tôn trọng những điều các thành
viên trong nhóm nói với họ về cách làm việc tốt hơn và họ mang lại các nguồn lực cần thiết để đảm bảo
rằng các giải pháp sẽ được tiến hành.
Họ được tham gia: Trưởng nhóm truyền cảm hứng gắn kết các thành viên, cho mọi người sự tự do và
hỗ trợ để hòa hợp với công việc.
Họ thấy vui vẻ: Sự vui vẻ là dấu hiệu chứng tỏ tổ chức tiến bộ và cũng là thứ để hướng tới sự tiến bộ.
Họ được tin cậy: Sự cởi mở, trung thực, tôn trọng và tin cậy của trưởng nhóm sẽ làm cho nhân viên
cam kết sâu sắc và có trách nhiệm với công việc.
9
Họ được đánh giá cao: Thừa nhận người khác rõ ràng là thành phần quan trọng cho việc truyền cảm
hứng. Những nhóm trưởng truyền cảm hứng biết rằng rõ ràng là mọi người cảm thấy được đánh giá cao,
vì thế họ thể hiện sự đánh giá cao cả chính thức trước mặt mọi người và cả không chính thức.
2.2.2 Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn: Mâu thuẫn là vấn đề rất dễ xảy ra trong làm việc nhóm. Là một
trưởng nhóm, bạn cần phải là người chủ động đứng ra hòa giải. Các biện pháp dưới đây có thể giúp giải
quyết thành công các mâu thuẫn:
- Chủ động: Hãy xử lí những mâu thuẫn nhỏ trước khi chúng trở thành những mâu thuẫn lớn
- Giao tiếp: hãy để những người trực tiếp liên quan tới mâu thuẫn tham gia vào việc giải quyết nó
- Cởi mở: hãy làm cho mọi người có cảm giác cởi mở trước khi bàn tới vấn đề chính
- Nghiên cứu: tìm hiểu các nguyên nhân thực sự của vấn đề trước khi tìm kiếm giải pháp
- Linh hoạt: đừng để ai “khóa” vào một vị thế nào đó trước khi xem xét các giải pháp khác

- Công bằng: không để bất cứ ai tránh né một giải pháp hợp lí bằng cách trốn đằng sau các lập luận
về luật lệ
- Liên minh: hãy cùng nhau chiến đấu với các “thế lực bên ngoài” thay vì chống lại nhau
2.2.3 Kĩ năng điều hành các cuộc họp nhóm:
Hội họp giúp các nhóm giải quyết các vấn đề trục trặc bằng việc đem lại cơ hội để nêu quan điểm và
nhận lại phản hồi – cho dù mục tiêu của bạn là phát triển ý tưởng, xác định cơ hội hoặc quyết định cách
thức tối đa hóa nguồn lực. Hội họp có hiệu quả ảnh hưởng bởi cách thức bạn chuẩn bị, tiến hành và kết
thúc cuộc họp.
 Chuẩn bị họp: Trước khi triệu tập một cuộc họp, phải xác định rằng cuộc họp này có cần thiết
hay không. Ch́a khóa để các cuộc họp hiệu quả là phải hoạch định cẩn trọng về mục đích , thành viên
tham gia, địa điểm và lịch trình.
 Tiến hành cuộc họp: Trưởng nhóm thường đóng vai trò là người dẫn dắt cuộc họp
- Duy trì lịch trình cuộc họp : B ạn phải chịu trách nhiệm duy trì tiến triển của cuộc họp. Phải chỉ
đạo tốc độ, nhịp điệu để hoàn tất theo đúng lịch trình.
- Thực hiện thủ tục một cách lịch sự và thích hợp:
- Khuyến khích sự tham gia của các thành viên bằng cách chủ động đặt các vấn đề cho họ.
 Kết thúc cuộc họp: vào lúc kết thúc cuộc họp, bạn phải làm rõ những điểm kết luận, bao gồm cả
việc tóm tắt những kết luận chung của nhóm, hãy bao quát mọi vấn đề để tất cả các thành viên dự họp
đều đồng ý về kết quả của cuộc họp và cho mọi người cơ hội làm rõ những hiểu lầm nếu có
3.Những thuận lợi và khó khăn thường gặp trong giao tiếp làm việc nhóm:
3.1 Những thuận lợi khi làm việc nhóm:
 Cải thiện hành vi giao tiếp:Nhóm giúp cải thiện sự giao tiếp thông qua các hoạt động trao đổi
diễn ra thường xuyên, mọi người trở nên thân thiện, từ đó giúp bầu không khí học tập, lao động trở nên
sôi động hơn
10
 Xây dựng tinh thần đồng đội và hỗ trợ nhau cùng phát triển:
Tham gia nhóm làm các thành viên trở nên hưng phấn, bị thu hút vào công việc hơn bao giờ hết, vì trong
nhóm có sự hỗ trợ của đồng đội, có điều kiện thể hiện cá nhân, được chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn
những thành viên khác và mọi việc trước đây được xem là nhàm chán thì giờ đây, dưới cái nhìn từ một
góc độ khác từ nhóm, vấn đề trở nên mới và hấp dẫn hơn.

 Mở rộng hợp tác và liên hệ giữa tất cả các cấp:
Nhóm là một trong những cách kết nối tất cả mọi người không phân biệt chức vụ, cấp bậc.Khi mọi
người cùng bắt tay cùng giải quyết các vấn đề đặt ra, lúc đó bức tường ngăn cách bị phá toang, mọi
người hòa nhập lại, gần gũi nhau hơn, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển.
 Huy động nguồn nhân lực.
 Nâng cao tinh thần làm việc, phát triển ý thức về chất lượng và sự tiến bộ
 Tạo cơ hội thuận lợi cho các thành viên phát huy tài năng của mình
Nhóm tạo ra cơ hội tuyệt vời để giải quyết các vấn đề công việc hàng ngày, các vấn đề khó khăn, vận
dụng chất xám hơn nữa là chất xám tập thể là phương thức tối ưu nhất để khắc phục những bất trắc, giúp
nâng cao trình độ của thành viên v à kích thích sáng tạo của mọi người.
 Giảm lãng phí, nâng cao hiệu quả lao động và học tập.
Khi tham gia vào nhóm, các vấn đề khó khăn của mỗi thành viên được đưa ra và giải quyết bởi tập thể,
do đó áp lực công việc giảm bớt, đồng thời họ nhận thấy nhiều khía cạnh chưa tích cực trong lao động
và học tập của chính mình để tự khắc phục và thay đổi cho phù hợp.
 3.2 Những khó khăn khi làm việc nhóm:
- Mâu thuẫn: do cái tôi cá nhân, đố kị tranh giành quyền lợi, bất đồng quan điểm , trưởng nhóm ra
quyết định không công bằng , các thành viên không lắng nghe và thấu hiểu nhau
- Nhóm làm việc không hiệu quả gây lãng phí thời gian do :
+ Quá nể nang các mối quan hệ.
Con người chỉ chăm chăm xây dựng mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong đội, tỏ ra rất coi trọng
bạn bè nên những cuộc tranh luận thường được đè nén cho có vẻ nhẹ nhàng.
+Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý
Người ta thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra đồng ý khi người khác đưa ra ý kiến
trong khi không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ làm cho cả nhóm hiểu lầm nhau, chia năm xẻ
bảy hoặc ai làm thì làm. Ai cũng hài lòng còn công việc thì không hoàn thành.
+Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
Chính sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân minh nên ai cũng nghĩ đó là việc
của người khác chứ không phải của mình, họ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Một trong những nguyên
nhân của điều này là thiếu lòng tự tin và tâm lý sợ sai.
11

+Không chú ý đến công việc của nhóm
Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là tốt và chẳng bao giờ chịu
chấp nhận ý kiến của bất kì ai khác ho ặc một số thành viên nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt nên
không chịu nói ra,chỉ quay sang nói chuyện riêng.
+ Hiện tượng áp lực nhóm:
Một số thành viên thường bị chi phối bởi phản ứng của một số đông. Khi đại đa số các thành viên của
nhóm đã thống nhất với nhau về một ý kiến nào đó thì số ít còn lại cũng có xu hướng chấp nhận theo
phản ứng đó.Tuy nhiên không phải lúc nào số đông cũng đúng, vì thế hiện tượng áp lực nhóm thường
gây cho nhóm bỏ qua các ý kiến hay mà không được đề cập.
+Mối liên hệ giữa các thành viên quá lỏng lẻo: lỗi này thường xuất phát từ phía trưởng nhóm,
không biết tạo sợi dây liên hệ giữa các thành viên, khiến nhóm không đoàn kết, phân tán.
4.Phương án phát triển nhóm hiệu quả:
o Xây dựng ý thức về sự công bằng , không thiên vị khi ra quyết định
 Khuyến khích sự tranh luận và sự khác nhau mà không sợ bị trả thù
 Cho phép các thành viên giao tiếp cởi mở và trung thực, xem xét tất cả các đề nghị
 Xây dựng sự đồng thuận bằng cách cho phép các thành viên trong nhóm được kiểm tra, so sánh
và làm cho tương thích các khác biệt
 Tránh việc tiến hành việc biểu quyết quá nhanh
 Thông tin đầy đủ cho mọi người, trình bày tất cả các sự kiện.
o Lựa chọn thành viên một cách khôn ngoan:
 Chọn nhóm trưởng có khả năng quản lí, liên kết nhóm.
 Chọn những người có liên quan, Giới hạn quy mô từ 12 đến 15 thành viên.
 Lựa chọn thành viên có quan điểm khác nhau, những người có suy nghĩ sáng tạo
o Biến việc làm trong nhóm là ưu tiên hàng đầu trong quản trị
 Công nhận và đánh giá cao kết quả làm việc của cá nhân và nhóm
 Cung cấp các cơ hội huấn luyện phong phú cho nhân viên để phát triển các kĩ năng giao tiếp liên
cá nhân, ra quyết định và giải quyết vấn đề
 Cho phép đủ thời gian cho nhóm để phát triển và học cách làm việc chung với nhau
o Quản lí mâu thuẫn một cách tích cực, xây dựng :
 Chia sẻ sự lãnh đạo, khuyến khích sự tham gia bình đẳng thảo luận những bất đồng.

 Khuyến khích sự tham gia bình đẳng
 Thảo luận những bất đồng
 Tập trung vào vấn đề - không phải vào con người
 Đừng để mọi thứ vượt tầm kiểm soát
o Đảm bảo tuân theo kế hoạch đã định:
 Đảm bảo mọi người hiểu mục đích của nhóm, không được xa rời nhiệm vụ cơ bản
12
 Truyền thông những gì được kì vọng từ các thành viên của nhóm
 Phát triển và tuân thủ lịch trình
 Phát triển luật lệ và tuân thủ các thông lệ
 Không được xa rời nhiệm vụ cơ bản
CHƯƠNG II: KẾT LUẬN CHUNG

Đề tài giao tiếp trong hoạt động nhóm là 1 đề tài rất thú vị và bổ ích, qua đề tài này ta thấy được vai trò
quan trọng của giao tiếp trong học tập cũng như cuộc sống hàng ngày. Nó giúp ta hoàn thiện những kĩ
năng của bản thân trong việc ứng xử với mọi người và giải quyết các tình huống mâu thuẫn trong làm
việc chung. Đồng thời , việc nhuần nhuyễn kĩ năng giao tiếp trong hoạt động nhóm sẽ giúp các thành
viên trong nhóm dễ dàng hợp tác, tạo bầu không khí thoải mái khi làm việc nhóm, tiết kiệm được thời
gian và công sức Đăc biệt giao tiếp trong hoạt động nhóm là kĩ năng mềm không thể thiếu của mỗi học
sinh-sinh viên. qua thảo luận nhóm và đóng vai trò, hs-sv có điều kiện tập sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt
những ý tưởng của mình trước tập thể. Sinh viên được rèn luyện khả năng ứng đáp linh hoạt khi tranh
luận hoặc trả lời câu hỏi và sẽ mạnh dạn, tự tin, bình tĩnh trước đàm đông. Thảo luận tạo ra môi trường
thuận lợi để người học giúp đỡ lẫn nhau, tăng thêm tinh thần đoàn kết, sự hợp tác và ý thức tập thể. Vì
vậy trong quá trình học tập nhà trường cần tạo điều kiện cho sv rèn luyện kĩ năng này.
















13

14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiến sĩ Trịnh Quốc Trung , Kĩ năng giao tiếp trong kinh doanh, nhà xuất bản Phương Đông
2010
2. Thái Trí Dũng , Kĩ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh , nhà xuất bản Thồng Kê
2009
3. Nguyễn Văn Đồng , Tâm lí học giao tiếp , nhà xuất bản Chính trị - Hành chính 2009
4. PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân , Giao tiếp trong kinh doanh và trong cuộc sống, nhà xuất bản
Thống Kê 2006.
5. nghiệm-ban-co-khả-năng-lam-viec-theo-
nhom/
6. />=8152
7.
8.
9.
10.
11.

12.





15

Lời cảm ơn:
Chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới thầy Dương Văn Bôn, giảng viên phụ trách bộ môn
Kĩ năng giao tiếp trong kinh doanh, trường đại học ngân hàng, cùng ban cán sự lớp ĐH27NH04 đã hỗ
trợ, giúp đỡ về mặt tài liệu cũng như cách thức làm bài để bài tiểu luận của nhóm chúng tôi được hoàn
thành .

×