Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BT aminoaxit và protein NC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.66 KB, 9 trang )

LÍ THUYẾT VÀ BÀI TẬP AMINOAXIT - PROTEIN
I. LÍ THUYẾT AMINOAXIT - PROTEIN
Câu 1: Ở điều kiện thường, các amino axit
A. đều là chất khí.
B. đều là chất lỏng.
C. đều là chất rắn.
D. có thể là rắn, lỏng hoặc khí.
Câu 2: Dung dịch chất nào trong các chất dưới đây khơng làm đổi màu quỳ tím ?
A. CH3NH2.
B. H2NCH2COOH.
C. CH3COONa.
D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.
Câu 3: Dung dịch chất nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh ?
A. C6H5NH2.
B. H2NCH2COOH.
C. CH3CH2CH2NH2.
D. H2NCH(COOH)CH2CH2COOH.
Câu 4: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ ?
A. C6H5NH2.
B. H2NCH2COOH.
C. CH3CH2CH2NH2.
D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.
Câu 5: Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu xanh?
A. Dung dịch alanin.
B. Dung dịch glyxin.
C. Dung dịch lysin.
D. Dung dịch valin.
Câu 6: Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH tồn tại chủ yếu ở dạng
A. phân tử trung hoà.
B. cation.
C. anion.


D. ion lưỡng cực.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi so sánh tính axit của glyxin với axit axetic ?
A. Hai chất có tính axit gần như nhau.
B. Glyxin có tính axit mạnh hơn hẳn axit axetic.
C. Glyxin có tính axit yếu hơn hẳn axit axetic.
D. Glyxin có tính axit hơi yếu hơn axit axetic.
Câu 8: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?
A. NaCl.
B. HCl.
C. CH3OH.
D. NaOH.
Câu 9: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với hợp chất CH3CH(NH2)COOH ?
A. Axit 2-aminopropanoic.
B. Axit -aminopropionic.
C. Anilin.
D. Alanin.
Câu 10: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất : CH3CH(CH3)CH(NH2)COOH
A. Axit 2-metyl-3-aminobutanoic.
B. Valin.
C. Axit 2-amino-3-metylbutanoic.
D. Axit -aminoisovaleric.
Câu 11 : Hiện tượng riêu cua nổi lên khi nấu canh cua là do:
A. sự đông tụ.
B. sự đông rắn.
C. sự đông đặc.
D. sự đông kết.
Câu 12: H2N–(CH2)4–CH(NH2)–COOH có tên gọi là :
A. glyxin.
B. alanin.
C. axit glutamic.

D. lysin.
Câu 13: So sánh nhiệt độ nóng chảy và độ tan trong nước của etylamin và glyxin :
A. Glyxin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiều so với etylamin. Cả hai đều tan nhiều trong nước.
B. Hai chất có nhiệt độ nóng chảy gần ngang nhau vì đều có 2C và cả hai đều tan nhiều trong nước.
C. Glyxin có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn etylamin. Glyxin tan ít cịn etlyamin tan nhiều trong nước.
D. Cả hai đều có nhiệt độ nóng chảy thấp và đều ít tan trong nước.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây đúng ?
1


A. Phân tử các aminoaxit chỉ có một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH.
B. Dung dịch các amino axit đều khơng làm đổi màu quỳ tím.
C. Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím.
D. Các amino axit đều là chất rắn ở nhiệt độ thường.
Câu 15: Trong các nhận xét dưới đây, nhận xét nào đúng ?
A. Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím sang đỏ.
B. Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím sang xanh.
C. Dung dịch các amino axit đều khơng làm đổi màu quỳ tím.
D. Dung dịch các amino axit có thể làm đổi màu quỳ tím sang hồng hoặc sang xanh hoặc không làm đổi màu
quỳ tím.
Câu 16: Cho các chất sau : Metylamin ; anilin ; natri axetat ; alanin ; glyxin ; lysin. Số chất có khả năng làm xanh
giấy q tím là :
A. 5.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 17: Có các dung dịch riêng biệt sau :
C6H5–NH3Cl (phenylamoni clorua) ; ClH3N–CH2–COOH ; H2N–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH ;
H2N–CH2–COONa ; HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH.
Số lượng các dung dịch có pH < 7 là :

A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 18: pH của dung dịch cùng nồng độ mol của 3 chất H 2NCH2COOH, CH3CH2COOH và CH3(CH2)3NH2 tăng
theo trật tự nào sau đây ?
A. CH3(CH2)3NH2 < H2NCH2COOH < CH3CH2COOH.
B. CH3CH2COOH < H2NCH2COOH < CH3(CH2)3NH2.
C. H2NCH2COOH < CH3CH2COOH < CH3(CH2)3NH2.
D. H2NCH2COOH < CH3(CH2)3NH2 < CH3CH2COOH.
Câu 19: Phát biểu không đúng là :
A. Etylamin tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường tạo ra etanol.
B. Protein là những polopeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài chục triệu.
C. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có mơi trường bazơ.
D. Đipeptit glyxylalanin (mạch hở) có 2 liên kết peptit.
Câu 20: Câu nào sau đây không đúng ?
A. Khi nhỏ axit HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng.
B. Phân tử các protein gồm các mạch dài polipeptit tạo nên.
C. Protein rất ít tan trong nước và dễ tan khi đun nóng.
D. Khi cho Cu(OH)2 vào lịng trắng trứng thấy xuất hiện màu tím xanh.
Câu 21: Phát biểu nào dưới đây là sai ?
A. Protein là những polipeptit cao phân tử (phân tử khối từ vài chục ngàn đến vài chục triệu đvC ).
B. Protein là nền tảng về cấu trúc và chức năng của mọi sự sống.
C. Protein đơn giản là những protein được tạo thành từ các gốc  và   amino axit.
D. Protein phức tạp là những protein được tạo thành từ protein đơn giản với phần “phi protein” như lipit,
gluxit, axit nucleic…
Câu 22: Cho các phản ứng :
H2NCH2COOH + HCl  H3N+CH2COOHClH2NCH2COOH + NaOH  H2NCH2COONa + H2O
Hai phản ứng trên chứng tỏ axit aminoaxetic
2



A. chỉ có tính bazơ.
B. chỉ có tính axit.
C. có tính oxi hóa và tính khử.
D. có tính chất lưỡng tính.
Câu 23: Cho 0,1 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 0,1 mol HCl. Toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng vừa đủ
với 0,3 mol NaOH. X là amino axit có
A. 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH.
B. 2 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH.
C. 1 nhóm –NH2 và 3 nhóm –COOH.
D. 1 nhóm –NH2 và 2 nhóm –COOH.
 NaOH
 HCl dư
 X2. Vậy X2 là :
Câu 24: Cho các dãy chuyển hóa : Glyxin  X1 
A. H2NCH2COOH.
C. ClH3NCH2COOH.

B. H2NCH2COONa.
D. ClH3NCH2COONa
 HCl
 NaOHdö
Câu 25: Cho các dãy chuyển hóa : Glyxin  X1  X2. Vậy X2 là :
A. H2NCH2COOH.
B. H2NCH2COONa.
C. ClH3NCH2COOH.
D. ClH3NCH2COONa
Câu 26: Các amino axit no có thể phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ?
A. Dung dịch Na2SO4, dung dịch HNO3, CH3OH, dung dịch brom.

B. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl, CH3OH, dung dịch brom.
C. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl, C2H5OH.
D. Dung dịch H2SO4, dung dịch HNO3, CH3OC2H5, dung dịch thuốc tím.
Câu 27: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là :
A. H2NCH2COOH.
B. C2H5OH.
C. CH3COOH.

D. CH2=CHCOOH.

Câu 28: Phát biểu không đúng là ?
A. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO 2 lại
thu được axit axetic.
B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được
phenol.
C. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được
anilin.
D. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO 2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH
lại thu được natri phenolat.
Câu 29: Để nhận ra ba dung dịch chất hữu cơ: H 2NCH2COOH, CH3CH2COOH và CH3(CH2)3NH2 chỉ cần dùng một
hóa chất nào ?
A. NaOH.
B. HCl.
C. CH3OH/HCl.
D. Quỳ tím.
Câu 30: Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, HCOOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là :
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl.
C. natri kim loại.
D. quỳ tím.
Câu 31: Cho dãy các chất: C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2.

Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là :
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Câu 32: Có các dung dịch sau : Phenylamoniclorua ; anilin, axit aminoaxetic ; ancol benzylic ; metyl axetat. Số
chất phản ứng được với dung dịch KOH là :
A. 4.
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 33: Nhóm –CO–NH– giữa hai đơn vị α-amino axit gọi là :
A. Nhóm cacbonyl. B. Nhóm amino axit. C. Nhóm peptit.
D. Nhóm amit.
Câu 34: Peptit : H2NCH2CONHCH(CH3 )CONHCH2COOH có tên là :
3


A. Glyxinalaninglyxin.
B. Glyxylalanylglyxin.
C. Alaninglyxinalanin.
D. Alanylglyxylalanin.
Câu 35: Hiện tượng xảy ra khi đun nóng nóng dung dịch protein là :
A. Đơng tụ.
B. Biến đổi màu của dung dịch.
C. Tan tốt hơn.
D. Có khí khơng màu bay ra.
Câu 36: Peptit có CTCT như sau:
H2N CH CO NH CH2 CO NH CH COOH
CH3

CH(CH3)2

Tên gọi đúng của peptit trên là :
A. Ala-Ala-Val.
B. Ala-Gly-Val.
C. Gly-Ala-Gly.
D. Gly-Val-Ala.
Câu 37: Từ 3  -amino axit X, Y, Z có thể tạo thành mấy tripeptit trong đó có đủ cả X, Y, Z ?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 6.
Câu 38: Brađikinin có tác dụng làm giảm huyết áp, đó là một nonapeptit có cơng thức là :
Arg–Pro–Pro–Gly–Phe–Ser–Pro–Phe–Arg.
Khi thuỷ phân khơng hồn tồn peptit này có thể thu được bao nhiêu tripeptit mà trong thành phần có phenyl alanin
(phe) ?
A. 4.
B. 5.
C. 3.
D. 6.
Câu 39: Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit A thì thu được 3 mol glyxin ; 1 mol alanin và 1mol valin. Khi thuỷ
phân khơng hồn tồn A thì trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Ala-Gly ; Gly-Ala và tripeptit Gly-Gly-Val.
Amino axit đầu N, amino axit đầu C ở pentapeptit A lần lượt là :
A. Gly, Val.
B. Ala, Val.
C. Gly, Gly.
D. Ala, Gly.
Câu 40: Thuỷ phân khơng hồn tồn tetrapeptit (X), ngồi các -amino axit còn thu được các đipetit: Gly-Ala; PheVal ; Ala-Phe. Cấu tạo nào sau đây là đúng của X ?
A. Val-Phe-Gly-Ala.
B. Ala-Val-Phe-Gly.

C. Gly-Ala-Val-Phe.
D. Gly-Ala-Phe-Val.
Câu 41: Câu nào sau đây không đúng ?
A. Thuỷ phân protein bằng axit hoặc kiềm khi đun nóng sẽ cho một hỗn hợp các muối của amino axit.
B. Phân tử khối của một amino axit (gồm 1 chức –NH2 và 1 chức –COOH) luôn là số lẻ.
C. Các amino axit đều tan trong nước.
D. Dung dịch amino axit không làm giấy quỳ đổi màu.
Câu 42: Phát biểu đúng là :
A. Enzim amilaza xúc tác cho phản ứng thủy phân xenlulozơ thành mantozơ.
B. Khi thủy phân đến cùng các protein đơn giản sẽ cho hỗn hợp các α-aminoaxit.
C. Khi cho dung dịch lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 thấy xuất hiện phức màu xanh đậm.
D. Axit nucleic là polieste của axit photphoric và glucozơ.
Câu 43: Polipeptit (NHCH(CH3)CO)n được điều chế từ phản ứng trùng ngưng amino axit nào ?
A. Glyxin.
B. Alanin.
C. Axit 3-amino propionic.
D. Axit glutamic.
Câu 44: Khi thủy phân đến cùng protein thu được
A. β-amino axit.
B. Axit.
C. Amin.
D. -amino axit.
Câu 45: Trong tất cả các cơ thể động vật, thực vật đều có
A. lipit.
B. protein.
C. glucozơ.
D. saccarozơ.
Câu 46: Trong hemoglobin của máu có nguyên tố:
A. đồng.
B. sắt.

C. kẽm.
D. chì.
4


II. BÀI TẬP AMINOAXIT
*Dạng 1: Phản ứng với axit
Kí hiệu, công thức cấu tạo và phân tử khối của một số aminoaxit quan trọng.
Gly: NH2  CH2  COOH , có M = 75
Ala:
Val:
Lys:
Glu:

CH3  CH  NH2   COOH

, có M = 89

CH3  CH(CH3)  CH  NH2   COOH
H2N   CH2  4  CH(NH2 )  COOH

, có M = 117

, có M = 146

HOOC   CH2  2  CH(NH2)  COOH

, có M = 147

Tyr: HO  C6H 4  CH2  CH(NH2 )  COOH , có M = 181

phe:

C6H5CH2CH  NH2  COOH

, có M = 165.

+ Xác định số nhóm chức trong phân tử amino axit :

nHCl
n
– Số nhóm –NH2 = amino axit .
– Nếu đề bài chưa cho biết số mol HCl thì ta có thể dùng phương pháp tăng giảm khối lượng để tính :
nHCl 

mmuốiclorua của amino axit  mamino axit
36,5

.
Câu 1: Cho 15 gam axit aminoaxetic phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là
A. 23,20 gam.
B. 22,3 gam.
C. 11,05 gam.
D. 11,15 gam.
Câu 2: X là một aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm - NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 0,89 gam X tác dụng với HCl vừa đủ
tạo ra 1,255 gam muối. Công thức cấu tạo của X là công thức nào sau đây?
A. CH3- CH(NH2)-COOH.
B. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH.
C. H2N- CH2-COOH
D. C3H7-CH(NH2)-COOH
Câu 3: Một α- amino axit X chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 10,68 gam X tác dụng với HCl dư

thu được 15,06 gam muối. Tên gọi của X là
A. axit glutamic.
B. valin.
C. alanin.
D. glixin
Câu 4: Hợp chất X là một -amino axit. Cho 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M, sau đó
đem cơ cạn dung dịch thu được 1,835 gam muối. Phân tử khối của X là :
A. 174.
B. 147.
C. 197.
D. 187.
Câu 5: X là một - aminoaxit no chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho 17,8 gam X tác dụng với dung
dịch HCl dư thu được 25,1 gam muối. Tên gọi của X là :
A. axit aminoaxetic.
B. axit -aminopropionic.
C. axit -aminobutiric.
*Dạng 2: Phản ứng với bazơ

D. axit -aminoglutaric.

nNaOH hoaëc KOH

– Số nhóm –COOH =

namino axit

.
5



– Nếu đề bài chưa cho biết số mol NaOH hoặc KOH thì ta có thể dùng phương pháp tăng giảm khối lượng
để tính :

nNaOH 

mmuối Na của amino axit  mamino axit
22

hoặc

nKOH 

mmuối K của amino axit  mamino axit
38

.

Câu 1: Cho m gam alanin phản ứng hết với dung dịch NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được 22,2 gam.
Giá trị m đã dùng là
A. 18,7 gam.
B. 9,8 gam.
C. 8,9 gam.
D. 17,8 gam.
Câu 2: Cho m gam glixin phản ứng hết với dung dịch KOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được 16,95 gam.
Giá trị m đã dùng là
A. 7,5 gam.
B. 11,25 gam.
C. 12,15 gam.
D. 15,12 gam.
Câu 3: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ

với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. CT của X là
A. H2NC3H6COOH.
B. H2NCH2COOH.
C. H2NC2H4COOH. D. H2NC4H8COOH.
Câu 4: Cho 200 ml dung dịch aminoaxit X nồng độ 0,4M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 1M, thu
được dung dịch chứa 10 gam muối. Khối lượng mol phân tử của X là:
A. 89
B. 103
C. 75
D. 125
Câu 5: Cho 0,01 mol một aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác 1,5 gam X tác
dụng vừa đủ với 40 ml dung dịch KOH 0,5M. Tên gọi của X là :
A. glyxin.
B. alanin.
C. axit glutamic.
D. lysin.
*Dạng 3: Xác định công thức dựa vào phản ứng axit- bazo
+ Nếu gặp dạng bài tập “cho amino axit phản ứng với dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Cho dung dịch X
phản ứng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH” thì bản chất của phản ứng là nhóm –COOH của amino axit và
H+ của HCl phản ứng với OH- của NaOH.
+ Nếu gặp dạng bài tập “cho amino axit phản ứng với dung dịch NaOH, thu được dung dịch X. Cho dung dịch
X phản ứng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl” thì bản chất của phản ứng là nhóm –NH 2 của amino axit và
OH- của NaOH với H+ của HCl.
+ Tính lưỡng tính của amino axit thể hiện qua các phản ứng :
–COOH + OH-  COO- + H2O
–NH2 + H+  NH3+

Câu 1: Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm H 2NCH2CH2COOH và CH3CH(NH2)COOH tác dụng với V ml dung dịch
NaOH 1M thu được dung dịch Y. Để trung hoà hết Y cần vừa đủ 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là :
A. 100.

B. 150.
C. 200.
D. 250.
Câu 2: Cho hỗn hợp 2 aminoaxit no chứa 1 chức axit và 1 chức amino tác dụng với 110 ml dung dịch HCl 2M được
dd X. Để tác dụng hết với các chất trong X, cần dùng 140 ml dung dịch KOH 3M. Tổng số mol 2 aminoaxit là :
A. 0,1.
B. 0,2.
C. 0,3.
D. 0.4.
Câu 3: Cho hỗn hợp X gồm 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và 0,1 mol H2N(CH2)4CH(NH2)COOH
(lysin) vào 250 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y. Cho HCl dư vào dung dịch Y. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, số mol HCl đã phản ứng là :
A. 0,75.
B. 0,65.
C. 0,70.
D. 0,85.
Câu 4: Cho 10,3 gam aminoaxit X tác dụng với HCl dư thu được 13,95 gam muối. Mặt khác, cho 10,3 gam amino
axit X tác dụng với NaOH (vừa đủ) thu được 12,5 gam muối. Vậy công thức của aminoaxit là:
A. H2N-C3H6-COOH
B. H2N-(CH2)4CH(NH2)-COOH
C. H2N-C2H4-COOH
D. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH
6


Câu 5: Cho 100 ml dung dịch amino axit X 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác
100 ml dung dịch aminoaxit trên tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,5M. Biết X có tỉ khối hơi so với H 2
bằng 52. Công thức của X là :
A. (H2N)2C2H2(COOH)2.
B. H2NC3H5(COOH)2.

C. (H2N)2C2H3COOH.
D. H2NC2H3(COOH)2.
*Dạng 4: Xác định công thức dựa vào % khối lượng nguyên tố
Câu 1: Amino axit X có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl trong đó phần trăm khối lượng của oxi là 35,955%. Có
bao nhiêu amino axit phù hợp với X ?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 2: Amino axit X có 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl trong đó phần trăm khối lượng của nitơ là 13,592%. Có
bao nhiêu amino axit phù hợp với X ?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 3: Amino axit X có chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH liên kết với gốc hiđrocacbon no, mạch hở. Trong
phân tử X, cacbon chiếm 46,6% về khối lượng. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 4
B. 6
C. 3
D. 5
Câu 4: Aminoaxit X có % khối lượng các nguyên tố C, H, O, N lần lượt là 32,00%, 6,67%, 42,66%, 18,67%. Vậy
công thức cấu tạo của X là:
A. CH3-CH(NH2)-COOH
B. H2N-(CH2)2-COOH
C. H2N-CH2-COOH
D. H2N-(CH2)3-COOH
Dạng 5: Xác định công thức dựa vào phản ứng đốt cháy
Đốt cháy aminoaxit no có một nhóm NH2 và một nhóm COOH:
Cn+1H2n+3O2N + (6n+3)/2 O2 ----> (n+1)CO2 + (2n+3)/2 H2O + 1/2 N2.

số mol amin = 2 số mol N2; số mol O2 = 3 nCO2 – 1,5n H2O;
namino = 2(nH2O – nCO2)
số nguyên tử C = nCO2 : namino;
số nguyên tử H = 2nH2O : namino
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn a mol aminoaxit A thu được 2a mol CO2 và a/2 mol N2 . Công thức cấu tạo A là :
A. H2NCH2COOH
B. H2N[CH2]2COOH
C. H2N[CH2]3COOH
D. H2NCH2(COOH)2
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn một lượng amino axit X no thu được CO2 và N2 theo tỉ lệ thể tích là 4 : 1. X là:
A. H2N-CH2-COOH B. H2N-(CH2)2-COOH
C. H2N-(CH2)3-COOH
D. H2N-(CH2)4-COOH
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn một α - aminoaxit no thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol 8 : 9. Cơng thức cấu tạo có thể
có của X là :
A. CH3CH(NH2)COOH
B. CH3CH2CH(NH2)COOH
C. H2N[CH2]3COOH
D. CH3[CH2]3CH(NH2)COOH
Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn một lượng amino axit X no phân tử có một nhóm NH2 và một nhóm COOH thu được
13,2 gam CO2 và 6,3 gam nước. CTPT của X là:
A. C2H5O2N
B. C3H7O2N
C. C4H9O2N
D. C5H11O2N
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn một lượng amino axit X no phân tử có một nhóm NH2 và một nhóm COOH thu được
17,92 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam nước. CTPT của X là:
A. C2H5O2N
B. C3H7O2N
C. C4H9O2N

D. C5H11O2N
7


III. BÀI TẬP PEPTIT VÀ PROTEIN
Dạng 1: Xác định loại peptit nếu đề cho khối lượng của aminoaxit, peptit.
Từ phương trình tổng quát: (phản ứng thủy phân)
Peptit (X) + (n-1)H2O n. Aminoaxit
theo phương trình: n-1(mol).............n (mol)
theo đề
...?...........….......?...
Theo đề cho ta tìm được số mol aminoaxit và áp dụng định luật bảo tồn khối lượng ta tính được số mol H2O.
Dựa vào phương trình ta tìm được số gốc aminoaxit. (đi là 2, tri là 3, tetra là 4, penta là 5, hexa là 6...)
Câu 1: Cho 9,84 gam peptit (X) do n gốc glyxin tạo thành, thủy phân hoàn toàn trong mơi trường axit lỗng thu
được 12 gam glyxin( là aminoaxit duy nhất). (X) thuộc loại ?
A. đipetit.
B. tripetit.
C. tetrapeptit.
D. pentapepit.
Câu 2: Cho 20,79 gam peptit (X) do n gốc alanin tạo thành, thủy phân hồn tồn trong mơi trường axit loãng thu
được 24,03gam alanin( là aminoaxit duy nhất). (X) thuộc loại ?
A. đipetit.
B. tripetit.
C. tetrapeptit.
D. pentapepit.
Câu 3: Cho 13,2 gam peptit (X) do n gốc glyxin tạo thành, thủy phân hồn tồn trong mơi trường axit lỗng thu
được 15 gam glyxin( là aminoaxit duy nhất). (X) thuộc loại ?
Câu 4: Khi thủy phân hoàn toàn 20,3 gam một oligopeptit (X) thu được 8,9 gam alanin và 15 gam glyxin. (X) là ?
A. tripeptit.
B. tetrapeptit.

C. pentapeptit.
D. đipeptit.
Câu 5: Khi thủy phân hoàn toàn 65 gam một oligopeptit (X) thu được 22,25 g alanin và 56,25 g glyxin. (X) là ?
A. tripeptit.
B. tetrapeptit.
C. pentapeptit.
D. đipeptit.
Dạng 2: Tính khối lượng phân tử hay số mắt xích của peptit
Câu 1: Một hemoglobin (hồng cầu của máu) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử Fe).
Phân tử khối gần đúng của hemoglobin trên là :
A. 12000
B. 14000
C. 15000
D. 18000
Câu 2: Khi thuỷ phân 500 g protein A thu được 170 g alanin. Nếu PTK của A là 50 000 thì số mắt xích alanin trong
A là:
A.1,91.
B. 19,1.
C. 191.
D. 17 000.
Câu 3: Thủy phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanin. Nếu phân tử khối của X bằng 100000 đvC thì số
mắt xích alanin có trong X là :
A. 453.
B. 382.
C. 328.
D. 479.
Câu 4: Protein A có khối lượng phân tử là 50000 đvc. Thủy phân 100 gam A thu được 33,998 gam alanin. Số mắt
xích alanin trong phân tử A là?
A.562
B. 208

C. 382
D. 191
Câu 5: Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam
Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là
A. 90,6.
B. 111,74.
C. 81,54.
D. 66,44.

8


Câu 6: Thủy phân m gam pentapeptit A có cơng thức Gly-Gly-Gly-Gly-Gly thu được hỗn hợp B gồm 3 gam Gly;
0,792 gam Gly-Gly; 1,701 gam Gly-Gly-Gly; 0,738 gam Gly-Gly-Gly-Gly; và 0,303 gam Gly-Gly-Gly-Gly-Gly.
Giá trị của m là:
A. 8,5450 gam
B. 5,8345 gam
C. 6,672 gam
D. 5,8176 gam
Câu 7: Thủy phân 101,17 gam một tetrapeptit mạch hở: Ala-Ala-Ala-Ala thu được hỗn hợp gồm 42,72 gam Ala; m
gam Ala-Ala; 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là:
A. 40,0
B. 59,2
C. 24,0
D. 48,0

9




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×