Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TIỂU LUẬN MÔN HỌC LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA TRONG WTO VÀ NHỮNG NGOẠI LỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.33 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA KINH TẾ


TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA TRONG
WTO VÀ NHỮNG NGOẠI LỆ
GVHD: Ths. Nguyễn Thị Tuyết Nga
Mã lớp học: BLAW232408_22_1_01
(Sáng thứ tư tiết 1-3)
Nhóm SVTH: 2A

MSSV

Lê Quỳnh Chi

21136128

Nguyễn Ngọc Yên Bình

21136127

Trương Thị Hồng Diễm

21136135

Nguyễn Thị Diễm

21136134



Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2021


BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA
TRONG WTO VÀ NHỮNG NGOẠI LỆ

THỨ
TỰ

HỌ TÊN - MSSV

NHIỆM VỤ

KÝ TÊN

ĐIỂM
SỐ

Viết phần 1.1, 1.2,
1

Lê Quỳnh Chi

1.3 và Tổng hợp

Hồn thành tốt

chỉnh sửa Word

2

Nguyễn Ngọc n Bình

Viết phần 1.4, 2.1

Hoàn thành tốt

3

Trương Thị Hồng Diễm

Viết phần 2.2

Hoàn thành tốt

4

Nguyễn Thị Diễm

Viết phần mở đầu và
kết luận

Hoàn thành tốt

Nhận xét của giáo viên

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
KÝ TÊN


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm sinh viên xin chân thành cảm ơn giảng viên Nguyễn Thị Tuyết
Nga – giảng viên khoa Kinh tế trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM trong thời
gian qua đã dành nhiều thời gian tận tình giúp đỡ, hướng dẫn nhóm hiểu rõ và hiểu sâu
hơn tổng quan về môn học “Luật thương mại quốc tế”.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Sư phạm Kỹ thuật Thành
phố Hồ Chí Minh vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất với hệ thống thư viện hiện đại,
đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin. Do
giới hạn về kiến thức, khả năng lý luận của bản thân cũng như chưa có nhiều kinh
nghiệm làm đề tài tiểu luận nên dẫn đến còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Rất mong nhận
được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Cơ để bài tiểu luận được hồn
thiện hơn. Đó sẽ là những góp ý hết sức q báu khơng chỉ trong quá trình thực hiện đề
tài tiểu luận này mà cịn là hành trang tiếp bước cho nhóm sinh viên trong quá trình
học tập và lập nghiệp sau này.


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

1


NT

2

GATT

3

GATS

4

TRIMs

5

WTO

6

TRIPS

Viết đầy đủ
National Treatment (Nguyên tắc đối xử quốc gia)
General Agreement on Tariffs and Trade
(Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch)
General Agreement on Trade in Services
(Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ)
Agreement on Trade-Related Investment Measures

(Hiệp định các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại)
World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới)
Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights
(Hiệp định về các khía cạnh thương mại)


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................. 1
2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 1
3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 2
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC.................1
1.1.Nguồn gốc và nội dung của Nguyên tắc đối xử quốc gia...................................... 1
1.2.Đối tượng áp dụng................................................................................................ 2
1.3.Phạm vi áp dụng và các ngoại lệ........................................................................... 3
1.3.1. Nguyên tắc đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại hàng hóa:.................3
1.3.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ....................5
1.3.3. Trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ......................................................................... 6
1.4.Tác dụng và tác động của nguyên tắc đối xử quốc gia.......................................... 6
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA...8
2.1. Vụ việc thực tiễn................................................................................................... 8
2.2. Kiến nghị, đề xuất hiệu quả................................................................................. 11

KẾT LUẬN................................................................................................................. 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 14



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyên tắc đối xử quốc gia là một nguyên tắc rất quan trọng của luật quốc tế đối
với nhiều chế độ điều ước. Nếu một quốc gia dành quyền, lợi ích hoặc đặc quyền cho
cơng dân của quốc gia mình, thì ngun tắc đối xử quốc gia cũng phải dành những lợi
ích tương tự cho công dân của các quốc gia khác trong thời gian những cơng dân
đó sống và làm việc dưới sự quản lý của các quốc gia đó. Trong bối cảnh hiện nay, sự
phát triển kéo theo nhiều hệ lụy địi hỏi phải có các hiệp định, hiệp ước giữa các quốc
gia trên thế giới nhằm đảm bảo lợi ích của người dân, tổ chức của quốc gia đó. Như
vậy, đối xử quốc gia là một phần không thể thiếu trong nhiều hiệp định của Tổ chức
Thương mại Thế giới và là một trong những nền tảng pháp luật thương mại của WTO.
Do đó, nhóm chúng em đã chọn đề tài tiểu luận là Nguyên tắc đối xử quốc gia trong
WTO và những ngoại lệ.
2. Đối tượng nghiên cứu
Trong thương mại quốc tế, nguyên tắc đối xử quốc gia (National Treatment) được
hiểu là dựa trên cam kết thương mại, một nước sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà
cung cấp của nước khác những ưu đãi không kém hơn so với ưu đãi mà nước đó đang
và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước mình. Điều này có nghĩa là
nước nhập khẩu khơng được đối xử phân biệt giữa sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp
trong nước với sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp nước ngồi về thuế và các khoản lệ
phí trong nước cũng như về điều kiện cạnh tranh.
Cụ thể trong WTO, nguyên tắc đối xử quốc gia được quy định tại điều III GATT
(Hiệp định chung về thuế quan và thương mại). Theo đó thì hàng hố nước ngồi sau
khi đã qua thủ tục hải quan (đã trả các khoản thuế được luật định) hay được đăng ký
bảo hộ thì phải được đối xử bình đẳng như hàng hố, dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ
trong nước. Và ở Việt Nam hiện tại cũng có pháp lệnh số 41/2002/PL-UBTVQH10

1



ngày 25/5/2002 về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế và
những ngoại lệ.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu, làm rõ, tổng quan về nội dung của Nguyên tắc đối xử quốc gia của WTO
(ngăn chặn các loại thuế nội địa hoặc các quy định khác đang được sử dụng như là một
thay thế cho bảo hộ thuế quan) và những ngoại lệ của nó để đảm bảo cho sản phẩm
nước ngồi và cả nhà cung cấp những sản phẩm đó được đối xử trên thị trường nội địa
không kém ưu đãi hơn các sản phẩm nội địa và nhà cung cấp nội địa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu, phân tích, làm rõ nội dung nguyên tắc đối xử
quốc gia theo quy định của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT trong
khuôn khổ WTO và những ngoại lệ.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC
1.1. Nguồn gốc và nội dung của Nguyên tắc đối xử quốc gia
Nguồn gốc:
Nguyên tắc đối xử quốc gia này được xây dựng tại Điều 3 của GATT năm 1947
(và được dẫn chiếu trong Hiệp định GATT 1994), Điều 17 của Hiệp định chung về
Thương mại Dịch vụ (GATS) và tại Điều 3 của Hiệp định về các khía cạnh liên quan
tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Mục đích chính của quy tắc thương
mại này là nhằm tạo sự bình đẳng về cơ hội cạnh tranh giữa các nhà sản xuất kinh
doanh nước ngoài với nhà sản xuất kinh doanh trong nước.
Nội dung:
Nguyên tắc đối xử quốc gia trong tiếng Anh là National Treatment (NT). Có thể
được hiểu cơ bản chính là việc đối xử cơng bằng giữa người nước ngồi và người dân
địa phương. Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại quốc tế thì NT chính xác là một quy
chế u cầu các quốc gia thực hiện những biện pháp để đảm bảo rằng sản phẩm ngoại
địa cũng như nhà cung cấp những sản phẩm đó cần phải được đối xử trên thị trường

nội địa công bằng, như nhau và không kém ưu đãi hơn các sản phẩm trong nước và nhà
cung cấp nội địa. NT chỉ áp dụng khi các yếu tố trên đã gia nhập thị trường trong nước.
Nguyên tắc đối xử quốc gia là quy chế yêu cầu các quốc gia thực hiện những biện
pháp nhằm đảm bảo cho sản phẩm nước ngoài và cả nhà cung cấp những sản phẩm đó
được đối xử trên thị trường nội địa khơng kém ưu đãi hơn các sản phẩm nội địa và nhà
cung cấp nội địa.
Nguyên tắc này được hiểu là dựa trên cam kết thương mại, một nước sẽ dành cho
sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước khác những ưu đãi không kém hơn so với
ưu đãi mà nước đó đang và sẽ dành cho sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp của nước
mình.


Điều này có nghĩa là nước nhập khẩu khơng được đối xử phân biệt giữa sản phẩm,
dịch vụ, nhà cung cấp trong nước với sản phẩm, dịch vụ, nhà cung cấp nước ngồi về
thuế và các khoản lệ phí trong nước cũng như về điều kiện cạnh tranh.
Thông qua các cam kết nhượng bộ về cắt giảm thuế quan, và dựa trên nguyên tắc
đối xử tối huệ quốc, sản phẩm nhập khẩu từ các nước thành viên được đối xử bình
đẳng với nhau trên thị trường của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu như nước nhập khẩu
tùy tiện áp dụng thuế nội địa và các quy định mang tính phân biệt đối xử giữa hàng
nhập khẩu với sản phẩm trong nước nhằm mục đích bảo hộ ngành sản xuất trong nước
thì hiệu quả của việc tự do hóa thương mại kể trên sẽ khơng cịn ý nghĩa. Chính vì thế
hai nguyên tắc này được áp dụng kết hợp nhằm bảo đảm điều kiện cạnh tranh bình
đẳng khơng chỉ giữa sản phẩm nhập khẩu từ các nước thành viên mà còn giữa sản
phẩm nhập khẩu với sản phẩm nội địa của nước nhập khẩu. Cũng với lý do đó mà hai
nguyên tắc này được coi là hòn đá tảng của GATT/WTO nhằm thực hiện mục tiêu
không phân biệt đối xử và tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên.
1.2. Đối tượng áp dụng
GATT 1994: theo khoản 1 Điều 3 đối tượng áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia
gồm có:
Thuế và lệ phí trong nước

Các nước thành viên khơng được phép đánh thuế và các lệ phí đối với sản phẩm
nhập khẩu cao hơn so với sản phẩm nội địa cùng loại. Mặt khác, các nước thành viên
cũng không được phép áp dụng thuế và lệ phí trong nước đối với sản phẩm nhập khẩu
hoặc sản phẩm nội địa theo phương pháp nào đó nhằm bảo hộ cho sản xuất trong nước
(khoản 2 Điều 3).
Quy chế mua bán
Pháp luật, quy định và các yêu cầu khác ảnh hưởng đến mua bán, vận tải, phân
phối hay sử dụng sản phẩm trong nước không được phép đối xử với sản phẩm nhập
khẩu kém ưu đãi hơn so với sản phẩm nội địa cùng loại. Trong đó “ảnh hưởng” ở đây


được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả các điều kiện cạnh tranh giữa sản phẩm nhập
khẩu với sản phẩm nội địa cùng loại (khoản 4 Điều 3)
Quy chế số lượng
Các nước thành viên không được phép đặt ra hoặc duy trì quy chế trong nước về
số lượng liên quan đến sự pha trộn, chế biến hoặc sử dụng sản phẩm theo yêu cầu rằng
số số lượng hoặc tỉ lệ pha trộn của sản phẩm là đối tượng của quy chế này phải được
cung cấp từ nguồn trong nước, hay áp dụng quy chế số lượng này theo cách thức nhằm
bảo vệ sản xuất trong nước (khoản 5 Điều 3).
Theo quy định trên thì u cầu của chính phủ về chính sách nội địa hóa, trong
đó u cầu sản phẩm sản xuất ra phải sử dụng một tỉ lệ hoặc số lượng nhất định phụ
tùng trong nước sẽ và vi phạm nguyên tắc đối xử quốc gia. Ví dụ: liên quan đến việc
sản xuất ô tô, nếu nước thành viên quy định rằng sản phẩm đó phải bao gồm trong đó ít
nhất là 10% phụ tùng nội địa thì có ý nghĩa quy định này có hiệu quả tương tự với việc
hạn chế nhập khẩu phụ tùng nước ngoài và biện ohaso này cos tác dụng bảo hộ đối với
sản xuất trong nước. Do đó, GATT đưa ra các quy định nghiêm ngặt đối với vấn đề
này.1
1.3. Phạm vi áp dụng và các ngoại lệ
1.3.1. Nguyên tắc đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại hàng hóa:
Tại điều III GATT 1994 quy định: "Sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ

một bên ký kết nào vào lãnh thổ của bất cứ một bên ký kết khác sẽ được hưởng đãi ngộ
không kém phần thuận lợi hơn sự đãi ngộ dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ
nội"2.
Phạm vi áp dụng:

1
2

Giáo trình Luật thương mại quốc tế. Trang 51-53. Nxb Công an Nhân dân. Hà Nội. 2017
Hiệp định chung về thuế quan và thương mại - GATT 1994

10


Nguyên tắc NT được coi là quy tắc cư xử mà nước sở tại phải tuân thủ khi hàng
hóa, dịch vụ hay thương nhân nước ngoài đã vào sâu trong thị trường nội địa. Vì vậy
phạm vi áp dụng của nguyên tắc NT chủ yếu là các biện pháp nội địa.
Thuế và lệ phí trong nước (khoản 2, điều 3):
-

Các nước thành viên không được phép đánh thuế và các lệ phí đối với sản phẩm
nhập khẩu cao hơn sản phẩm nội địa cùng loại.

-

Các nước thành viên không được phép áp dụng thuế và lệ phí trong nước đối
với sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm nội địa theo phương pháp nào đó nhằm
bảo hộ sản xuất trong nước.

Quy chế mua bán (khoản 4, điều 3):

Pháp luật, quy định và các yêu cầu khách ảnh hưởng đến mua bán, vận tải, phân
phối hay sử dụng sản phẩm trong nước không được phép đối xử với sản phẩm nhập
khẩu kém hơn so với sản phẩm nội địa cùng loại.
Quy chế số lượng (khoản 5, điều 3):
Các nước thành viên không được phép đặt ra hoặc duy trì quy chế trong nước
về số lượng liên quan đến sự pha trộn, chế biến hoặc sử dụng các sản phẩm theo một
số lượng hoặc tỉ lệ nhất định, trong đó yêu cầu rằng số lượng hoặc tỉ lệ pha trộn của
sản phẩm là đối tượng của quy chế này phải được cung cấp từ nguồn trong nước, hay
áp dụng quy chế số lượng này theo cách thức nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.
Cần lưu ý theo quy định này thì bất cứ tỷ lệ nội địa hóa nào cũng bị coi là vi
phạm NT cho dù là 5% hay 50%.
Ví dụ: Nước X cho sản phẩm ô tô nội địa phải đạt tối thiểu 30% linh kiện lắp
ráp nội địa và được hưởng ưu đãi về thuế trong nước nếu đạt 50% linh kiện lắp ráp nội
địa. Rõ ràng đây là tỷ lệ nội địa hóa vi phạm nguyên tắc NT.
Các ngoại lệ được quy định tại Hiệp định GATT 1994 như sau:
-

Cung cấp các khoản tiền trợ cấp đối với người sản xuất trong nước (điểm b
khoản 8 Điều 3).


-

Phân bổ thời gian chiếu phim vì mục đích thương mại giữa phim trong nước và
phim nước ngoài theo quy định tại điều IV GATT 1994.

-

Mua sắm của Chính phủ quy định tại Điểm a, khoản 8 Điều 3.


Các ngoại lệ khác: Các ngoại lệ chung của nhóm nguyên tắc tự do hóa thương mại:
Điều 20, 21, 25 GATT.
1.3.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Điều 6 GATS quy định: "Trong thương mại dịch vụ, các nước phải dành cho
dịch vụ và các nhà cung cấp của nước khác thuộc lĩnh vực ngành nghề đã được mỗi
nước đưa vào danh mục cam kết cụ thể của mình những ưu đãi khơng kém hơn những
ưu đãi nước đó dành cho dịch vụ và nhà cung cấp nước mình"3.
Phạm vi áp dụng:
Nếu trong thương mại hàng hóa là cam kết chung thì trong thương mại dịch vụ
là cam kết cụ thể. Tức là mỗi quốc gia sẽ có cam kết cụ thể về đối xử quốc gia đối với
từng phương thức cung cấp dịch vụ của từng phân ngành dịch vụ. Các quy định thuộc
phạm vi áp dụng nguyên tắc NT trong thương mại dịch vụ:
-

Điều kiện đối với nhà cung cấp dịch vụ muốn cung cấp dịch vụ tại nước sở tại.
Ví dụ: Điều kiện để ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại nước sở tại có
giống điều kiện để ngân hàng trong nước mở chi nhánh hay không, nếu giống
nhau là nguyên tắc NT đã được tuân thủ.

-

Phạm vi hoạt động của nhà cung cấp dịch vụ khi đã được phép cung cấp dịch vụ
tại nước sở tại. Ví dụ: Quyền nhận tiền gửi bằng Việt Nam đồng từ thể nhân
Việt Nam của ngân hàng nước ngồi có giống với ngân hàng VN hay không.

Ngoại lệ: Trong thương mại dịch vụ, GATS không quy định các thành viên chỉ được
áp dụng ngoại lệ ở riêng lĩnh vực nào mà việc áp dụng hạn chế đối xử quốc gia sẽ do
nước sở tại quyết định và đạt được sự đồng thuận từ các nước thành viên khác qua các
vịng đàm phán. Chính vì vậy có thể thấy cam kết về nguyên tắc NT trong Biểu cam
3


Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ - GATS


kết dịch vụ là kết ngược, tại đó các quốc gia nêu ra các trường hơp ngoại lệ của nguyên
tắc NT cho từng phương thức cung cấp dịch vụ cho từng phân ngành dịch vụ.
1.3.3. Trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ
Khoản 8 điều 3 Pháp lệnh số 41/2002/PL-UBTVQH10 quy định:
"8. "Đối xử quốc gia đối với quyền sở hữu trí tuệ" là đối xử khơng kém thuận
lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền sở
hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó của tổ chức, cá nhân nước ngoài
so với tổ chức, cá nhân trong nước." 4
Ngoài ra, nguyên tắc đối xử quốc gia còn áp dụng trong lĩnh vực đầu tư.
Khoản 7 Điều 3 Pháp lệnh số 41/2002/PL-UBTVQH10 quy định:
“7. “Đối xử quốc gia trong đầu tư” là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử
mà Việt Nam dành cho đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài so với đầu tư và nhà đầu tư
trong nước trong những điều kiện tương tự.”5
1.4. Tác dụng và tác động của nguyên tắc đối xử quốc gia.
Nguyên tắc đối xử quốc gia tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hố, dịch
vụ đầu tư trong nước và ngồi nước. (Khơng phân biệt giữa ô tô nhập khẩu và ô tô
sản xuất trong nước; khơng chỉ riêng trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ mà còn trong
lĩnh vực đầu tư – nếu một nước như Việt Nam trước kia chi phí quảng cáo đối với
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi phải cao hơn chi phí quảng cáo cho các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước; hoặc giá bán điện cho các doanh nghiệp
nước ngoài cao hơn cho các doanh nghiệp trong nước v.v… – Đó là sự vi phạm
nguyên tắc đối xử quốc gia).
Nguyên tắc Đối xử quốc gia (NT) thường được áp dụng trong lĩnh vực thương
mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Nếu như nguyên tắc Tối
huệ quốc tạo sự bình đẳng giữa hàng hóa, dịch vụ…của các nước tham gia kí kết thì
4

5

Khoản 8 Điều 3 Pháp lệnh số 41/2002/PL-UBTVQH10
Điều 3 Pháp lệnh 41/2002/PL-UBTVQH10


nguyên tắc Đối xử quốc gia tạo sự bình đẳng giữa hàng hoá, dịch vụ… của các nước
được dành ưu đãi Đối xử quốc giá với hàng hóa, dịch vụ… của nước dành ưu đãi.
Hai nguyên tắc này bổ sung cho nhau để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và
thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế. Khác với nguyên tắc Tối huệ quốc có hiệu
lực ngay lập tức, nguyên tắc Đối xử quốc gia được cam kết thực hiện theo lộ trình
cụ thể. Do tác động của việc thực hiện nguyên tắc Đối xử quốc gia đến khả năng
cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ,... của nước dành ưu đãi rất lớn, ảnh hưởng trực
tiếp đến sự phát triển của thương mại hàng hóa, dịch vụ của quốc gia đó. Đặc biệt
với những nước có năng lực cạnh tranh thấp, khi thực hiện nguyên tắc Đối xử quốc
gia rất dễ mất thị trường nội địa và rơi vào tình trạng nhập siêu trầm trọng, kéo theo
nền sản xuất trong nước kém phát triển. Do đó, mức độ thực hiện ngun tắc Đối xử
quốc gia cịn có hạn chế, vẫn tồn tại sự phân biệt đối xử ở mức độ nhất định. Cụ thể,
so sánh giữa thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ, có thể thấy nguyên tắc
Đối xử quốc gia được áp dụng gần như tuyệt đối trong lĩnh vực thương mại hàng
hóa cịn trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, việc áp dụng nguyên tắc này còn thận
trọng


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ QUỐC GIA
2.1. Vụ việc thực tiễn
Một ví dụ điển hình về nguyên tắc này, có thể kể đến vụ việc Indonesia – ôtô.
Đây là vụ việc gây ảnh hưởng tới công nghiệp ôtô. Trong vụ việc này, bên đứng đơn
gồm Mỹ, Cộng đồng châu Âu, Nhật Bản.
Indonesia thông qua các Chương trình 1993 và 1996 nhằm mục đích tạo thuận

lợi cho việc sản xuất ơtơ trong nước. Chương trình 1993 quy định (1) giảm thuế nhập
khẩu đối với các linh kiện ôtô, mức độ giảm tùy thuộc vào tỷ lệ nội địa hóa của ơtơ đã
thành phẩm; (2) giảm thuế nhập khẩu đối với các linh kiện ôtô, mức độ giảm tùy thuộc
vào tỷ lệ nội địa hóa của linh kiện. Như vậy, tỷ lệ nội địa hóa càng lớn thì thuế nhập
khẩu càng giảm; (3) giảm thuế đánh trên hàng xa xỉ đối với các ơtơ có thỏa mãn một
tỷ lệ nội địa hóa nhất định.
Các biện pháp quy định tại Chương trình 1996 bao gồm: (1) cho các công ty ôtô
của Indonesia thỏa mãn một số điều kiện nhất định hưởng quy chế “công ty ôtô trong
nước”. Các công ty này được miễn thuế đánh trên hàng xa xỉ và miễn thuế nhập khẩu
đối với các linh kiện sử dụng để lắp ráp ôtô. Đổi lại, những công ty này phải thỏa mãn
những điều kiện rất chặt chẽ liên quan tới tỷ lệ nội địa hóa. (2) các ôtô của Indonesia
sản xuất tại nước ngoài bởi công dân Inđônêxia và thỏa mãn các điều kiện liên quan
tới tỷ lệ nội địa hóa sẽ được coi như ơtơ Indonesia sản xuất tại Indonesia. Do đó,
chúng cũng sẽ được miễn thuế nhập khẩu và thuế đánh trên hàng xa xỉ.
Trong vụ kiện này, vấn đề đầu tiên được đặt ra đó là phạm vi áp dụng và tính
chất của các biện pháp chịu chi phối bởi quy tắc đối xử quốc gia. Theo Điều 2.1 của
Hiệp định về đầu tư liên quan đến thương mại quy định “không một Thành viên nào
được phép áp dụng TRIMs trái với các quy định tại Điều III… của GATT 1994” 6. Như
vậy, sau khi xác định các biện pháp của Inđônêxia áp dụng trong khuôn khổ các

6

Khoản 1 Điều 2 Hiệp định về đầu tư liên quan đến thương mại


Chương trình 1993 và 1996 là các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại, cần xem
xét các biện pháp này có vi phạm Điều III hay khơng.
Để chứng minh điều này, bên đi kiện viện dẫn điểm 1 trong Danh mục minh họa
của Hiệp định về đầu tư. Theo điểm 1, “TRIMs không phù hợp với các nghĩa vụ về đối
xử quốc gia được quy định tại Điều III của GATT 1994 bao gồm những biện pháp

mang tính bắt buộc hoặc được thực thi thông qua luật trong nước và các quyết định
mang tính hành chính hoặc các điều kiện mà chỉ khi tuân thủ các điều kiện này mới
được hưởng một ưu đãi nào đó và biện pháp này quy định: (a) doanh nghiệp phải mua
hoặc sử dụng các sản phẩm có xuất xứ trong nước hoặc từ một nguồn cung cấp trong
nước, dù yêu cầu đó được xác định theo sản phẩm nhất định, theo số lượng hoặc giá
trị sản phẩm hoặc theo tỷ lệ về số lượng hoặc giá trị của sản xuất trong nước…”7.
Mặt khác, việc giải thích thuật ngữ “ưu đãi” đặt ra vấn đề liên quan tới phạm vi
áp dụng của quy tắc đối xử quốc gia. Mặc dù trong vụ kiện, thuế nhập khẩu không phải
là một loại thuế hay quy định nội địa, nhưng trên thực tế nó vẫn có tác dụng khuyến
khích mua sản phẩm nội địa. Như vậy, việc ưu đãi thuế quy định tại Chương trình 1996
đối với các sản phẩm chứa linh kiện nội địa đã tạo ra “ưu đãi” đối với sản phẩm quốc
nội trong quá trình cạnh tranh đối với sản phẩm nhập khẩu trên thị trường Indonesia.
Do đó, việc ưu đãi này vi phạm Điều III.4 của GATT 1994.
Mặc dù việc ưu đãi các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm nội địa không tạo nên
nghĩa vụ trói buộc. Tuy nhiên, nó vẫn đem đến kết quả tương tự như các nghĩa vụ trói
buộc, đó là việc các doanh nghiệp sử dụng hàng nội địa, thay vì hàng nhập khẩu. Do đó,
nó ảnh hưởng tới điều kiện cạnh tranh công bằng giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu,
từ đó vẫn tạo ra phân biệt đối xử giữa hai loại hàng này.
Trong vụ kiện trên, các bên đi kiện cho rằng Inđônêxia phân biệt đối xử về thuế
bán hàng đối với sản phẩm của họ và do đó Inđơnêxia đã vi phạm Điều III.2. Hơn nữa,
sự phân biệt đối xử của Inđônêxia dựa duy nhất trên nguồn gốc linh kiện hoặc quốc
7

Điểm 1 Danh mục minh họa của Hiệp định về đầu tư


tịch của người sản xuất. Do đó, cho dù một ơtơ hay linh kiện ơtơ có hồn tồn tương tự
với hàng Inđơnêxia được nhập khẩu vào nước này thì vẫn chịu thuế cao hơn, vì nó
khơng có nguồn gốc Indonesia hoặc không thỏa mãn điều kiện liên quan tới giá trị nội
địa. Do đó, Inđơnêxia vi phạm Điều III.2 của GATT 1994.

Từ vụ việc trên có thể thấy Inđơnêxia đã vi phạm nghiêm trọng Điều III của
Hiệp định GATT năm 1994 và điều đó đã ảnh hưởng đến quyền lợi của các nước khác
về mặt hàng ôtô khi nhập khẩu vào Indonesia.
Bình luận quan điểm cá nhân về việc áp dụng các quy định của Luật trên thực
tiễn:
Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và đãi ngộ tối huệ quốc là 2 quy chế pháp lý quan
trọng và ưu đãi dành cho người nước ngoài, cũng như là 2 quy chế pháp lý quan trọng
trong hoạt động của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Trong bối cảnh tồn cầu hố hiện nay, việc các quốc gia mở cửa hội nhập kinh
tế là điều tất yếu, quốc gia nào cũng tích cực thu hút vốn đầu tư cũng như mở rộng thị
trường hàng hoá, tuy nhiên, sự chênh lệch về điều kiện kinh tế xã hội giữa các quốc gia
là không tránh khỏi, do đó việc đặt ra hai nguyên tắc trên là điều vô cùng cần thiết.
Đối với chế độ đối xử quốc gia, việc người nước ngoài cũng như pháp nhân
nước ngồi được hưởng chế độ này nhằm xố bỏ sự phân biệt đối xử, tạo ra sự bình
đẳng pháp lý trong các quan hệ dân sự, thương mại, tố tụng giữa cơng dân và pháp
nhân nước ngồi và cơng dân, cá nhân nước sở tại. Do quốc gia nào cũng muốn bảo vệ
quyền lợi của công dân, pháp nhân nước mình, nên việc áp dụng chế độ đối xử quốc
gia sẽ tạo sự giao lưu cũng như hợp tác giữa các quốc gia với nhau trên cơ sở tôn trọng
và bình đẳng, thơng qua các lĩnh vực thương mại hàng hố, dịch vụ hay sở hữu trí tuệ.
Qua đó, các cá nhân xác lập được quyền và nghĩa vụ cũng như địa vị pháp lý bình đẳng
với cơng dân, pháp nhân nước sở tại, là cơ sở cho sự phát triển, cũng như hội nhập của
các nước với khu vực.


Thực tế luật NT đã và đang được áp dụng cho nhiều nước và các nước đang
tuân thủ khá tốt để tạo môi trường cạnh tranh công bằng. Tuy nhiên đâu đó vẫn cịn
một vài trường hợp khơng tn thủ và gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Ví dụ điển hình
đó là việc Mỹ đánh thuế q cao cho mặt hàng cá da trơn xuất khẩu của Việt Nam. Bộ
Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: “Việt Nam không bán phá giá mặt hàng
filet cá tra, cá ba sa đông lạnh vào thị trường Hoa Kỳ và việc Hoa Kỳ áp thuế chống

bán phá giá đối với những mặt hàng này là không công bằng". Vào thời điểm đó, các
nhà sản xuất Việt Nam vơ cùng bức xúc với quyết định của Mỹ vì Việt Nam cho rằng
mức thuế đó là khơng hợp lý và q cao, trái với nguyên tắc đối xử quốc gia. Hay gần
đây nhất, sản phẩm mật ong Việt Nam nhập vào Mỹ vị áp thuế lên tới 20%. Có thể
thấy một quốc gia lớn như vậy nhưng đơi lúc vẫn cịn sự bất công và không tuân thủ
nguyên tắc đối xử quốc gia.
2.2. Kiến nghị, đề xuất hiệu quả
Bên cạnh những mặt tích cực và những thuận lợi mà nguyên tắc đối xử quốc
gia đem lại, bên cạnh đó nó cũng có những mặt tiêu cực, ảnh hưởng đáng kể đến lợi
ích của các nước. Điển hình nhất là vấn đề việc tuân thủ các nguyên tắc cũng như là
các chính sách giữa các quốc gia. Bởi vì lẽ đó hơn hết các nước cần phải chấp hành
một
cách nghiêm túc trong việc đối xử công bằng giữa sản phẩm của các nước ngoại địa và
nội địa, không phân biệt,... để tránh những hậu quả, hệ lụy đáng tiếc xảy ra. Vì vậy, cần
có những biện pháp áp dụng hiệu quả để đạt được lợi ích phù hợp. Ngồi ra, trong q
trình tồn cầu hoá hiện nay, việc các quốc gia mở cửa hội nhập nền kinh tế là điều tất
yếu, và hơn hết, quốc gia nào cũng tích cực thu hút vốn đầu tư cũng như mở rộng thị
trường hàng hoá dựa trên mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh thương mại của mình, tuy
nhiên, sự chênh lệch về điều kiện kinh tế xã hội giữa các quốc gia là không tránh khỏi,
do đó nguyên tắc đối xử quốc gia được áp dụng trong hồn cảnh này là điều vơ cùng
cần thiết và phải được áp dụng một cách linh hoạt, tránh lạm dụng quá mức. Đồng thời,
đối với chế độ đối xử quốc gia, việc các pháp nhân nước ngoài được hưởng chế độ này


là nhằm xoá bỏ sự phân biệt đối xử, tạo ra sự bình đẳng pháp lý trong các quan hệ dân
sự, thương mại, tố tụng giữa công dân và pháp nhân nước ngồi và cơng dân, cá nhân
nước sở tại. Do quốc gia nào cũng muốn bảo vệ quyền lợi của cơng dân, pháp nhân
nước mình, nên việc áp dụng chế độ đối xử quốc gia sẽ tạo sự giao lưu cũng như hợp
tác giữa các quốc gia với nhau trên cơ sở tơn trọng và bình đẳng, thơng qua các lĩnh
vực thương mại hàng hoá, dịch vụ hay sở hữu trí tuệ. Qua đó, các cá nhân xác lập được

quyền và nghĩa vụ cũng như địa vị pháp lý bình đẳng với cơng dân, pháp nhân nước sở
tại, là cơ sở cho sự phát triển, cũng như hội nhập của các nước với khu vực.


KẾT LUẬN
Như vậy, hiệp định GATT có ý nghĩa hết sức quan trọng, việc áp dụng đầy đủ
và đúng đắn các nội dung về nguyên tắc đối xử quốc gia theo quy định của Hiệp định
chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) trong khn khổ WTO sẽ là địn bẩy
đồng thời là cầu nối, giúp các quốc gia trên thế giới xây dựng tình đồn kết, hợp tác,
giao lưu với nhau nhằm bảo vệ hịa bình chung cũng như là cơ sở cho giao thương.
Việc trao đổi, xuất khẩu hàng hóa giữa các nước được thuận lợi, đảm bảo quyền cạnh
tranh bình đẳng giữa hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa trong nước.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1.]

Hiệp định TRIMS về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại.

[2.]

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại – GATT 1994.

[3.]

Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ - GATS

[4.]

Pháp lệnh số 41/2002/PL-UBTVQH10 của UBTVQH ngày 25/5/2002 về đối

xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế.

[5.]

Giáo trình Luật thương mại quốc tế, trang 51-23. Nhà Xuất Bản Công An Nhân
Dân. Hà Nội. 2017

[6.]

Đề tài Thực tiễn áp dụng nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử quốc gia
(NT) trong thương mại quốc tế. Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp. Truy cập tại:
.Truy cập ngày
28/11/2022

[7.]

Nguyên tắc đối xử quốc gia - National Treatment – NT. Dân Kinh Tế. Truy cập
tại: />Truy cập ngày 28/11/2022

[8.]

Tiểu luận luật thương mại quốc tế về nguyên tắc đối xử quốc gia GATT. Truy
cập tại: Truy cập ngày 28/11/2022

[9.]

9. Tiểu luận So sánh nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc. Tài liệu
– Ebook . Truy cập ngày 27/11/2022

[10.] 10. Vy Lê (2019). Nguyên tắc đối xử quốc gia. Studocu. Truy cập tại:

. Truy cập ngày 28/11/2022
[11.] 11. Nguyễn Văn Dương (16/10/2022). Nguyên tắc đối xử quốc gia là gì? Nội
dung nguyên tắc đối xử quốc gia (NT). Luật Dương Gia. Truy cập tại:


Truy cập ngày 26/11/2022.
[12.] Nguyễn Thị Hoài Thắm. Phân tích nguyên tắc đối xử quốc gia trong thương mại
quốc tế. Luật ACC. Truy cập tại Truy cập ngày 26/11/2022.



×