Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

(TIỂU LUẬN) đề tài ẢNH HƯỞNG của HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA đến tư DUY và SUY NGHĨ của SINH VIÊN KHOA hàn QUỐC học TRƯỜNG đh KHXHNV ĐHQG HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Đề tài :

ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA ĐẾN TƯ
DUY VÀ SUY NGHĨ CỦA SINH VIÊN KHOA HÀN QUỐC
HỌC TRƯỜNG ĐH KHXH&NV-ĐHQG HCM
Giảng viên hướng dẫn: TS Cao Thị Châu Thủy.
Chủ nhiệm đề tài: Nhóm 427.
Họ và tên:
Lê Minh Thư (nhóm trưởng)
Dương Thị Lệ Quyên
Lê Thị Mỹ Duyên
Trần Thị Thủy Tiên
Mang Anh Phương
Dương Thị Nhật Anh
Nguyễn Thị Lệ Giang
Trần Nguyễn Trường Vy
Trần Đình Thảo Ngun
TP.Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2022


MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ.................................................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG......................................................................................................... 2
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... 3
LỜI CAM ĐOAN............................................................................................................. 4
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................... 5
1. Thực trạng tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Hàn Quốc học,


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM.................................5
2. Ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa đến tư duy và suy nghĩ của sinh viên
Khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM................................15
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 24
1. Kết luận............................................................................................................... 24
2. Kiến nghị............................................................................................................. 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 29
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 31
1. Phiếu khảo sát...................................................................................................... 31
2. Các số liệu, kết quả thống kê............................................................................... 41
3. Kết quả thống kê.................................................................................................. 57
4. Minh chứng khảo sát........................................................................................... 62
BẢNG ĐÁNH GIÁ NHÓM........................................................................................... 64


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Mức độ thường xuyên tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Hàn
Quốc học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM........................................................... 5
Biểu đồ 2: Mức độ cần thiết của các loại hoạt động ngoại khóa đối với sinh viên Khoa
Hàn Quốc học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.................................................... 8
Biểu đồ 3: Mức độ quan tâm của sinh viên Khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH
KHXH&NV, ĐHQG-HCM đến các loại hoạt động ngoại khóa....................................... 10
Biểu đồ 4: Yếu tố tác động đến việc tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa
Hàn Quốc học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.................................................. 11
Biểu đồ 5: Mức độ chủ động tham gia các loại hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa
Hàn Quốc học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.................................................. 13
Biểu đồ 6: Mức độ tập trung trong quá trình tham gia các loại hoạt động ngoại khóa của
sinh viên Khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.........................14
Biểu đồ 7: Mức độ thay đổi trong suy nghĩ của sinh viên Khoa Hàn Quốc học, Trường
ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM sau khi tham gia hoạt động ngoại khóa.........................15

Biểu đồ 8: Ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa đến mối quan hệ xã hội của sinh viên
Khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM........................................ 18

1


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Lý do sinh viên Khoa Hàn Quốc học tham gia hoạt động ngoại khóa..................6
Bảng 2: Quan điểm của sinh viên khoa Hàn Quốc học về việc tham gia hoạt động ngoại
khóa là vì điểm rèn luyện................................................................................................... 7
Bảng 3: Hoạt động ngoại khóa sinh viên Khoa Hàn Quốc học quan tâm........................... 9
Bảng 4: Ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa trong việc thúc đẩy động lực cho sinh
viên Khoa Hàn Quốc học, Trường Đại học KHXH & NV ĐHQG-HCM........................16
Bảng 5: Ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa đến việc hoàn thiện kỹ năng của sinh viên
Khoa Hàn Quốc học, Trường Đại học KHXH & NV ĐHQG-HCM................................ 20
Bảng 6: Ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa đến học tập của sinh viên Khoa Hàn Quốc
học, Trường Đại học KHXH & NV ĐHQG-HCM........................................................... 22

2


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành bài nghiên cứu này, nhóm chúng tơi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ, hỗ trợ và tạo điều kiện từ phía thầy cơ và bạn bè.
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu chúng tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc và kính
trọng tới TS Cao Thị Châu Thuỷ-người đã tận tình hỗ trợ, dành nhiều thời gian và cơng
sức hướng dẫn nhóm chúng tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài nghiên cứu này. Chúc
cô thật nhiều sức khoẻ và hồn thành cơng tác tốt.
Chúng tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh/chị/bạn sinh viên
Khoa Hàn Quốc học ĐH KHXH&NV-ĐHQG HCM đã tin tưởng, giúp đỡ và đóng góp ý

kiến cho nhóm tác giả trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Bài nghiên cứu này cũng được hoàn thiện dựa trên sự tham khảo, kế thừa các cơng
trình nghiên cứu có liên quan, tạp chí, sách, báo chuyên môn của các tổ chức, tác giả
trong và ngồi nước vì thế chúng tơi cũng vơ cùng biết ơn những nhà nghiên cứu đã tiên
phong trong việc nghiên cứu các lĩnh vực của đời sống và khoa học.
Trong suốt q trình thực hiện và hồn thành đề tài nghiên cứu dù đã cố gắng
hồn thiện nhất có thể nhưng khơng tránh khỏi thiếu sót nhóm chúng tơi cũng rất mong
nhận được những đóng góp quý báu từ quý thầy cô.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

3


LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng tơi xin cam đoan, đề tài “Ảnh hưởng của hoạt động tới tư duy và suy
nghĩ của sinh viên Khoa Hàn Quốc học ĐH KHXH&NV-ĐHQG HCM” là một cơng
trình nghiên cứu do nhóm nghiên cứu thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Cao Thị Châu
Thuỷ. Đề tài là cơng trình nghiên cứu mà nhóm đã nỗ lực thực hiện trong suốt quá trình
học tập trong học phần “Phương pháp nghiên cứu khoa học”. Các số liệu và thơng tin
nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực và khách quan.
Chúng tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này với bộ môn và nhà
trường nếu như có vấn đề xảy ra.

4


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Thực trạng tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên Khoa Hàn Quốc

học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM.

Để đánh giá nhận thức của sinh viên Khoa Hàn Quốc học, trường ĐH
KHXH&NV, ĐHQG-HCM về cách hiểu thế nào là hoạt động ngoại khóa, chúng tơi đã
đưa ra các đáp án với các cách hiểu về hoạt động ngoại khóa khác nhau. Trong 131 sinh
viên được khảo sát, có đến 70.2% sinh viên lựa chọn đáp án thể hiện rằng họ hiểu nội
hàm của khái niệm hoạt động ngoại khóa. Cịn lại 29.8% sinh viên chưa hiểu đầy đủ về
khái niệm hoạt động ngoại khóa.
Với cách hiểu như trên của sinh viên đối với hoạt động ngoại khóa, chúng tôi đã
tiến hành đưa ra 5 thang đo để đánh giá mức độ thường xuyên tham gia hoạt động ngoại
khóa của sinh viên khoa Hàn Quốc học như sau:

5


Biểu đồ 1: Mức độ thường xuyên tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh
viên Khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
Kết quả khảo sát của Biểu đồ 1 cho thấy có hơn 58% sinh viên tham gia hoạt động
ngoại khóa ở mức độ “thỉnh thoảng” và “hiếm khi”. Tiếp đó, số sinh viên tham gia
“thường xuyên” và “ rất thường xuyên” chiếm tỷ lệ ít hơn ( chiếm 40,4%). Kết quả trên
đã phản ánh mức độ thường xuyên tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh viên khoa
Hàn Quốc là chưa cao, sinh viên vẫn chưa tham gia một cách tích cực vào các hoạt động
ngoại khóa do nhà Trường, khoa tổ chức.
Ngoài ra, khi khảo sát mục đích của sinh viên khoa Hàn Quốc học khi tham gia
vào hoạt động ngoại khóa, chúng tơi đã nhận được kết quả như sau:
Lý do
Phát triển bản thân
Điểm rèn luyện
Mở rộng mối quan hệ
Làm đẹp CV
Bảng 1: Lý do sinh viên Khoa Hàn Quốc học tham gia hoạt động ngoại khóa.
Về lý do khi tham gia các hoạt động ngoại khóa của sinh viên khoa Hàn Quốc học, có

hơn 50% ý kiến cho rằng họ có nhu cầu tham gia hoạt động ngoại khóa là vì muốn phát triển
bản thân và mở rộng các mối quan hệ xã hội. Sinh viên tham gia vào hoạt động ngoại khóa
do ảnh hưởng bởi điểm rèn luyện chỉ chiếm 27,8% trên tổng số. Những số liệu này cho thấy
rằng đa số sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa là vì để mở mang

6


kiến thức, có nhiều cơ hội học hỏi những kiến thức mới giúp nâng cao bản thân. Với cái
nhìn đúng đắn và thực chất hơn về các vấn để, trong đó có hoạt động ngoại khóa, sinh
viên khơng cịn q đặt nặng vấn để thành tích mặc dù thành tích vẫn là một tiêu chí đánh
giá mức độ rèn luyện của sinh viên. Điều này được chứng minh bởi số câu trả lời tham
gia hoạt động ngoại khóa vì điểm rèn luyện chỉ xếp vị trí thứ 2 trong bảng. Ngoài ra,
bảng khảo sát ý kiến về quan điểm “sinh viên tham hoạt động ngoại khóa là vì điểm rèn
luyện” dưới đây cũng thể hiện rõ quan điểm trên:
Câu trả lời
Đồng ý một phần
Đồng ý
Không đồng ý
Bỏ trống
Bảng 2: Quan điểm của sinh viên khoa Hàn Quốc học về việc tham gia hoạt
động ngoại khóa là vì điểm rèn luyện.
Sau khi nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích, tổng hợp từ những câu trả lời của
người tham gia về ý kiến cho rằng “Sinh viên tham gia vào các hoạt động ngoại khóa là
vì điểm rèn luyện” thì được kết quả như bảng trên. Theo đó, phần đơng sinh viên thể hiện
sự “đồng ý một phần” (chiếm 66,2%) đối với câu hỏi mà nhóm khảo sát đã đặt ra. Điều
này có nghĩa điểm rèn luyện khơng phải là yếu tố tiên quyết khiến các bạn sinh viên
quyết định tham gia vào hoạt động ngoại khóa mà chủ yếu là xuất phát từ sự chủ động
của chính sinh viên. Một vài câu trả lời khác cho rằng vì họ muốn mở rộng các mối quan
hệ xã hội hay đơn giản họ tham gia vào hoạt động ngoại khóa là vì sở thích. “Khơng hẳn,


7


hoạt động ngoại khóa đối với mình là một cách để có thể học hỏi và phát triển những
định hướng của bản thân, củng cố những kỹ năng của mình”- Trích câu trả lời của một
bạn sinh viên tham gia khảo sát.
Hiện nay có rất nhiều sinh viên tham gia vào hoạt động ngoại khóa với nhiều mục
đích đa dạng như học hỏi kiến thức, trau dồi kinh nghiệm hay với mong muốn cống hiến
sức trẻ của bản thân cho cộng đồng, đất nước. Trong đó, Lê Văn Phúc (2002) sinh viên
năm hai, trường ĐH Khoa học xã và Nhân Văn TP.HCM là thủ lĩnh tổ chức thiện nguyện
Fly To Sky và là thành viên Ban Thường trực Mạng lưới Tình nguyện Quốc gia khu vực
miền Nam thuộc Trung tâm Tình nguyện Quốc gia đã có những chia sẻ rằng “Tình
nguyện khơng phải để lấy giấy làm chứng nhận, hay gom điểm rèn luyện.”
Ngoài việc khảo sát về những lý do khi tham gia vào hoạt động ngoại khóa, chúng
tơi cũng khảo sát về mức độ cần thiết của mỗi loại hoạt động ngoại khóa của sinh viên
khoa Hàn Quốc học.

8


Biểu đồ 2: Mức độ cần thiết của các loại hoạt động ngoại khóa đối với sinh
viên Khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
Theo kết quả thống kê thì số lượng sinh viên cho rằng “hoạt động ngoại khóa là
khơng cần thiết” chiếm rất ít (chưa đến 15%) ở cả bốn loại hoạt động. Ngồi ra, có sự
chênh lệch khá lớn (hơn 30%) giữa mức độ “cần thiết” và “rất cần thiết” ở hai loại hoạt
động về thể chất và về việc tổ chức sự kiện. Trong khi đó ở hai loại hoạt động cịn lại thì
khơng có nhiều sự chênh lệch giữa hai mức độ này. Qua kết quả trên, ta thấy được phần
đông sinh viên đều nhận thấy sự cần thiết của cả bốn loại hoạt động ngoại khóa đặc biệt
là các hoạt động về học thuật và tình nguyện. Ở bài nghiên cứu về Tổ chức hoạt động

ngoại khóa cho sinh viên ngành đa phương tiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và
phát triển nguồn lực đơn vị, ThS. Bùi Thị Thu Huế (2014) cũng cho rằng ngay từ những
năm đầu của bậc đại học, cần có những hoạt động ngoại khóa giúp sinh viên hiểu rõ hơn
về mơn học, kích thích nguồn sáng tạo và sự đam mê nghề nghiệp cho sinh viên, đồng
thời giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng mềm. Ta thấy rằng việc tổ chức các hoạt động
ngoại khóa trong môi trường đại học là rất quan trọng và mang tính thiết yếu.
Với những đánh giá về mức độ cần thiết của các hoạt động ngoại khóa, chúng tơi
tiến hành khảo sát về mức độ quan tâm của sinh viên đối với các hoạt động ngoại khóa
trên và thu được kết quả như sau:
Hoạt động ngoại khóa
Hoạt động kỹ năng
Hoạt động tình nguyện
Hoạt động học thuật
Hoạt động thể chất

9


Hoạt động nghệ thuật

1

0.3
Bảng 3:
Hoạt
động
ngoại
khóa
sinh
viên

Khoa
Hàn
Quốc
học
quan
tâm.
Số liệu
bảng 3 cho
thấy, sinh viên
Khoa Hàn
Quốc học quan
tâm nhiều đến
các hoạt động
mang tính học
thuật và phát
triển kỹ năng
mềm (54.8%).
Các hoạt động
xã hội
– tình nguyện
cũng thu hút
được nhiều sự
quan tâm của
sinh

viên


(30.2%). Có thể nhận thấy, sinh viên tập trung sự
quan tâm vào các hoạt động giúp phát triển kỹ

năng chuyên môn, kỹ năng mềm và hoạt động xã
hội hơn những hoạt động mang tính chất giải trí
như hoạt động nghệ thuật.
Để cụ thể hóa mức độ quan tâm đến các
hoạt động ngoại khóa của sinh viên, chúng tơi
đưa ra 3 thang đo đối với mỗi loại hoạt động. Kết
quả khảo sát như sau:

Biểu đồ 3: Mức độ quan tâm của sinh
viên Khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH
KHXH&NV, ĐHQG-HCM đến các loại hoạt
động ngoại khóa.
Theo kết quả khảo sát (biểu đồ 3), tỉ lệ sinh
viên “quan tâm” và “rất quan tâm” đến các hoạt
động về học thuật (98.5%) và tình nguyện (96.5%)
chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối.

10


Bên cạnh đó, hoạt động về thể chất (80.2%) và hoạt động ngoại khóa về việc tổ chức sự
kiện (76.3%) cũng chiếm được nhiều sự quan tâm từ sinh viên. Từ đó, có thể thấy rằng
sinh viên quan tâm đến cả bốn loại hoạt động ngoại khóa trên; điều này xuất phát từ
những nhận thức của sinh viên về mức độ cần thiết của các hoạt động ngoại khóa. Trong
đó, hoạt động liên quan đến học thuật và hoạt động xã hội (hoạt động tình nguyện) thu
hút được sự quan tâm của phần lớn sinh viên Khoa Hàn Quốc học.
Nhằm mục đích làm rõ sự quan tâm của sinh viên khoa Hàn Quốc học đối với các
hoạt động ngoại khóa có hay khơng việc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gia đình, bạn bè, xã
hội,...chúng tơi đã tiến hành đưa ra những ý kiến sau đây:


Biểu đồ 4: Yếu tố tác động đến việc tham gia hoạt động ngoại khóa của sinh
viên Khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

11


Kết quả thu được cho thấy, số sinh viên có câu trả lời “đồng ý” và “hoàn toàn đồng
ý” với quan điểm “Trường, khoa có tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa phù hợp với khả
năng của tơi” chiếm tỷ lệ cao nhất trên tổng số (68.7%). Qua đó cho thấy, việc nhà
Trường, khoa tiến hành tổ chức hoạt động ngoại khóa phù hợp với thị hiếu, khả năng của
sinh viên đóng vai trị rất quan trọng, đó là yếu tố gây tác động lớn đến quyết định của
sinh viên khi tham gia vào hoạt động ngoại khóa. Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động
phù hợp, công tác tuyên truyền thuyết phục được nhiều sinh viên tham gia cũng được
xem là một yếu tố tác động đến sinh viên khoa Hàn Quốc học khi tham gia hoạt động
ngoại khóa.
Ngồi ra, quan điểm cho rằng sinh viên tham gia hoạt động ngoại khóa là định
hướng của bố mẹ nhận về phần lớn ý kiến không tán thành. Cụ thể câu trả lời “khơng
đồng ý” và “hồn tồn khơng đồng ý” đối với nhận định “Tơi tham gia hoạt động ngoại
khóa do định hướng của bố mẹ chiếm vị trí cao nhất là 24,4%. Số liệu này thể hiện các
bạn sinh viên không bị lệ thuộc quá nhiều bởi yếu tố gia đình khi tham gia vào hoạt động
ngoại khóa.
Bên cạnh những yếu tố tác bên ngoài tác động đến việc tham gia hoạt động ngoại
khóa, chúng tơi đã khảo sát về mức độ chủ động của sinh viên khoa Hàn Quốc học ở
từng loại hoạt động ngoại khóa.

12


Biểu đồ 5: Mức độ chủ động tham gia các loại hoạt động ngoại khóa của sinh
viên Khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

Thông qua kết quả khảo sát ở biểu đồ 5, ta thấy rằng gần 90% sinh viên trả lời là
“chủ động” và “rất chủ động” đối với các hoạt động về học thuật và tình nguyện, trong đó
mức độ “chủ động” chiếm cao nhất. Tuy nhiên, ở hoạt động về thể chất và về tổ chức sự
kiện, số sinh viên lựa chọn mức độ “không chủ động” chiếm tỉ lệ nhiều hơn (khoảng
10%) so với “rất chủ động” cùng với đó thì mức độ “chủ động” vẫn chiếm đa số. Như
vậy, ta có thể thấy rằng một phần nhỏ các sinh viên không chủ động tham gia vào các
hoạt động ngoài giờ học về thể chất và việc tổ chức sự kiện nhưng số sinh viên chủ động
và rất chủ động tham gia các loại hoạt động này đều chiếm đa số. Ngoài ra, sinh viên
khoa Hàn Quốc học cũng thường chủ động đăng ký các hoạt động học thuật như là các
cuộc thi, tọa đàm… liên quan đến ngành học. Hoặc những dự án mang tính cộng đồng
cũng đem lại sự thu hút của đối với sinh viên.

13


Cuối cùng, chúng tôi đã khảo sát về mức độ tập trung trong quá trình tham gia các
loại hoạt động ngoại khóa của sinh viên khoa Hàn Quốc học với ba mức độ bao gồm:
không tập trung, tập trung, rất tập trung.

Biểu đồ 6: Mức độ tập trung trong quá trình tham gia các loại hoạt động
ngoại khóa của sinh viên Khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHCM.
Theo kết quả nghiên cứu được thống kê ở biểu đồ 6, chúng tôi nhận thấy ở cả bốn
loại hoạt động ngoại khóa thì sinh viên “tập trung” trong q trình tham gia chiếm phần
lớn (hơn 2/3). Thêm vào đó, tỷ lệ sinh viên ở mức độ “tập trung” trở lên ở các hoạt động
về học thuật (97.7%) và tình nguyện (93.9%) đều cao hơn 90%. Như vậy, sinh viên khoa
Hàn Quốc học có xu hướng tập trung khi tham gia cả bốn loại hoạt động ngoại khóa, đặc
biệt là các hoạt động về học thuật. Trong bài nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp nâng
cao các hoạt động ngoại khóa” (2016) đã chỉ ra rằng nhận thức của sinh viên trong quá

14



trình tham gia hoạt động ngoại khóa là một trong những yếu tố cần lưu ý. Sự nhận thức
này cần được xây dựng và rèn luyện không chỉ trong quá trình diễn ra hoạt động mà cịn
cần được duy trì sau khi hoạt động đó kết thúc và ở các hoạt động khác trong tương lai.
Từ các số liệu trên có thể đánh giá một cách khách quan rằng sinh viên khoa Hàn
Quốc học ngoài việc tiếp thu những kiến thức chuyên ngành thì họ cũng dành sự quan
tâm rất lớn đến hoạt động ngoại khóa do trường, khoa tổ chức. Đặc biệt là đối với những
hoạt động mang tính học thuật, hội thảo bổ trợ cho ngành học của mình. Nguyên nhân vì
các hoạt động này sẽ giúp sinh viên mở rộng, đào sâu được những kiến thức chuyên
ngành và xây dựng được những kỹ năng cần thiết (với 91.6% sinh viên tham gia khảo sát
tham gia hoạt động ngoại khóa vì để phát triển bản thân). Từ đây, có thể thấy sinh viên
khoa Hàn Quốc học có những hiểu biết nhất định về những lợi ích về hoạt động ngoại
khóa đem lại, họ dành sự quan tâm đặc biệt đến những hoạt động phát triển bản thân,
hoàn thiện năng lực phẩm chất.
2. Ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa đến tư duy và suy nghĩ của sinh viên

Khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.

Biểu đồ 7: Mức độ thay đổi trong suy nghĩ của sinh viên Khoa Hàn Quốc học,
Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM sau khi tham gia hoạt động ngoại khóa.

15


Để làm rõ vấn đề hoạt động ngoại khóa ảnh hưởng đến tư duy và suy nghĩ của sinh
viên, nhóm chúng tôi đã khảo sát và đưa ra kết quả sau: Trong 131 sinh viên Khoa Hàn
Quốc học, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM tham gia khảo sát có đến 90,8% sinh
viên thay đổi trong suy nghĩ sau khi tham gia hoạt động ngoại khóa. Theo bài nghiên cứu
của BU Journal of Graduate Studies in Education (2013) chỉ ra rằng hoạt động ngoại

khóa tác động mạnh mẽ đến nhận thức của sinh viên trong nhiều lĩnh vực. Qua đó cho
thấy được, hầu hết sinh viên sau khi tham gia hoạt động ngoại khóa có tiếp thu và nhận
thức được những kiến thức cũng như các kỹ năng mà hoạt động ngoại khóa mang lại cho
bản thân họ.
Đầu tiên, để làm rõ sự ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa trong việc thúc đẩy
động lực của sinh viên khoa HQH-ĐH KHXH&NV-ĐHQG HCM. Nhóm chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu và thu được kết quả như sau:

Ảnh hưởng
Hoạt động
ngoại khóa
thúc đẩy động
lực cho sinh
viên
Người tham gia
hoạt động
ngoại khóa sẽ
thành cơng hơn
trong cuộc
sống
Bảng 4: Ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa trong việc thúc đẩy động lực
cho sinh viên Khoa Hàn Quốc học, Trường Đại học KHXH & NV ĐHQG-HCM.

16


Theo như kết quả đã tổng hợp, có thể thấy 99 sinh viên (75,5%) đồng ý rằng “hoạt
động ngoại khóa thúc đẩy động lực cho bản thân”, 2 sinh viên (1,5%) “không đồng ý”.
Vấn đề này liên quan đến Lý thuyết về sự tự quyết là thuyết về động lực của con người
được phát triển bởi Edward L.Deci và Richard M.Ryan (1985), nghiên cứu chỉ ra rằng

động lực bên trong gắn với việc thực hiện hành vi bởi sự hứng thú liên quan trực tiếp đến
hành động, mà động lực bên trong là sự quan tâm, thỏa mãn. Từ đó có thể thấy rằng sinh
viên quan tâm đến hoạt động ngoại khóa vì nó mang lại động lực nhằm thúc đẩy phát
triển bản thân.
Tuy nhiên có 71 sinh viên trung lập với ý kiến: “người tham gia hoạt động ngoại
khóa sẽ thành cơng hơn trong cuộc sống”. Qua đó có thể thấy đa số sinh viên đồng ý hoạt
động ngoại khóa tác động nhiều đến động lực nhưng đóng vai trị là yếu tố trong thành
cơng thì chỉ ở mức trung bình, chưa đóng góp lớn vào sự thành cơng trong cuộc sống.
Tiếp đến, hoạt động ngoại khóa là một trong những cách kết nối các mối quan hệ
cộng đồng. Mỗi hoạt động ngoại khóa cung cấp cho sinh viên tham gia một cơ hội khác
để mở rộng mạng lưới quan hệ.
Để xác định sự ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa đến mối quan hệ xã hội của
sinh viên khoa Hàn Quốc học, chúng tôi tiến hành khảo sát đối tượng sinh viên khoa Hàn
Quốc học trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM và thu được kết quả dưới đây:

17


Biểu đồ 8: Ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa đến mối quan hệ xã hội của
sinh viên Khoa Hàn Quốc học, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
Số liệu biểu đồ 8 cho thấy, đa phần sinh viên khoa Hàn Quốc học đồng ý với quan
điểm “hoạt động ngoại khóa có khuynh hướng phát triển sự kết nối cộng đồng” (77,8%)
và 1 sinh viên không đồng ý với quan điểm trên (0.8%). Như vậy, qua việc tham gia các
hoạt động ngoại khóa sinh viên có xu hướng giao lưu kết bạn trong những lĩnh vực khác
nhau, biết thêm nhiều kỹ năng xã hội. Bằng việc giao lưu, kết nối với những đối tượng,
những nhóm sinh viên khác nhau sẽ giúp sinh viên trưởng thành hơn về mặt giao tiếp,
phát triển sự kết nối trong cộng đồng sinh viên. Mặt khác khi tiếp xúc với những bạn
năng động, giỏi giang, sinh viên sẽ trở nên linh hoạt hơn, có động lực phát triển hơn.
Không chỉ vậy, thông qua mối quan hệ bạn bè, sinh viên có dịp phát triển ngơn ngữ, hịa
nhập và thích nghi với hồn cảnh mới (Lan Hương (2021)). Các CLB học tập như văn

học, lập trình, tiếng Anh, CLB nghệ thuật như nhảy hiện đại, chơi nhạc cụ và CLB thể

18


thao đều là môi trường tốt cho sinh viên gắn kết hơn với bạn bè. Ở đó, những sinh viên
có chung sở thích được giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ đam mê với nhau.
Ngoài ra, đối với các cơ hội về học tập, nghề nghiệp, quan hệ xã hội nói chung,
hơn một nửa sinh viên cho rằng ít tham gia các hoạt động ngoại khóa làm mất đi những
cơ hội (53,44%) của bản thân. Và theo ý kiến của Thạc sĩ Đinh Thị Phương Anh – Bí thư
chi bộ, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Lương Yên, những hoạt động ngoại khóa là
một trong những mơi trường giúp các học sinh, sinh viên có được cơ hội phát triển bản
thân và nhân cách tốt hơn. Như vậy, sau khi thực hiện khảo sát, đa phần sinh viên đồng ý
với quan điểm tham gia hoạt động ngoại khóa có khuynh hướng phát triển sự kết nối
cộng đồng (77,86%) và hơn một nửa số sinh viên đồng ý rằng việc ít tham gia hoạt động
ngoại khóa làm mất đi những cơ hội của bản thân. Từ kết quả trên, chúng tôi đưa ra kết
luận việc tham gia hoạt động ngoại khóa ảnh hưởng tích cực đến các quan hệ xã hội của
sinh viên khoa Hàn Quốc học, trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM.
Hoạt động ngoại khóa tạo ra khơng gian giúp sinh viên có cơ hội giao lưu, tiếp xúc
và học hỏi, từ đó phát triển các mối quan hệ. Khơng chỉ vậy hoạt động ngoại khóa cịn
trang bị cho sinh viên những kỹ năng quan trọng và cần thiết để có thể ứng xử tốt với
chính những mối quan hệ mới được tạo ra ấy. Để chứng minh cho luận điểm này, chúng
tôi đã thực hiện khảo sát và thu được kết quả như sau:

Ảnh hưởng

Cải thiện kỹ năng
làm việc nhóm

19

Trở nên kỷ luật hơn


Phát triển kỹ năng
sống cho sinh viên
Tăng khả năng xây
dựng hình ảnh cá
nhân
Góp phần hồn thiện
tư chất của sinh viên
Bảng 5: Ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa đến việc hoàn thiện kỹ năng
của sinh viên Khoa Hàn Quốc học, Trường Đại học KHXH & NV ĐHQG-HCM.
Theo kết quả Bảng 5, số lượng câu trả lời “Đồng ý” cho tất cả các quan điểm
chiếm hơn 50% trong khi số lượng câu trả lời “Không đồng ý” chỉ chiếm chưa đến 10%
trong tổng số câu trả lời, cho thấy sinh viên khoa Hàn Quốc học tham gia khảo sát cho
rằng hoạt động ngoại khóa có tác động quan trọng đến quá trình hồn thiện kỹ năng của
sinh viên. Trong đó quan điểm được lựa chọn nhiều nhất là “Cải thiện kỹ năng làm việc
nhóm” và “Phát triển kỹ năng sống cho sinh viên” với 99 câu trả lời (75,6%), cũng là hai
kỹ năng quan trọng và cần thiết đối với sinh viên. Bên cạnh đó, liên hệ với kết quả khảo
sát ở bảng 2 chương I, sinh viên lựa chọn tham gia hoạt động ngoại khóa với lý do “Phát
triển bản thân (91,6%)”, từ đó có thể thấy hoạt động ngoại khóa đã đáp ứng được nhu
cầu, kỳ vọng của sinh viên trước khi lựa chọn tham gia một hoạt động ngoại khóa nào đó
và giúp cho họ tự cảm nhận được bản thân đã thay đổi sau khi tham gia các hoạt động ấy.

Tiếp đến, quan điểm được lựa chọn ít nhất là “Trở nên kỷ luật hơn” với 72 câu trả
lời (54,9%), qua đó có thể nhận thấy các hoạt động ngoại khóa hiện nay khơng tập trung
vào mục tiêu hình thành kỷ luật cho sinh viên hay thay đổi sinh viên trở nên kỷ luật và nề

20



nếp hơn mà chú trọng phát triển cho sinh viên các kỹ năng cần thiết ở môi trường đại học
như kỹ năng làm việc nhóm, các kỹ năng sống để thích nghi với mơi trường mới. Tổ
chức văn hóa giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã định hướng mục đích của việc
học tập: "Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tồn tại". Vì vậy, ngoài
việc trau dồi kiến thức, người học cần được trang bị các kỹ năng sống để tồn tại, chung
sống và hạnh phúc (Nguyễn Thị Phương Thảo (2018)).
Từ những ảnh hưởng đó hoạt động ngoại khóa đang góp phần hồn thiện tư chất
của sinh viên (70,2% sinh viên đồng ý). Không chỉ là nơi để sinh viên thư giãn, giao lưu
và kết bạn, hoạt động ngoại khóa cịn hồn thành tốt vai trị là lớp học đề cao tính tương
tác và thực hành với nhiều trải nghiệm thực tế đã thực sự ảnh hưởng đến tư duy và suy
nghĩ của sinh viên, từ đó giúp họ thay đổi, được rèn luyện và hoàn thiện kỹ năng, là bước
đệm để sinh viên vươn lên trở thành cơng dân tồn cầu. Theo The St. Nicholas School
(2021), một trong những lợi ích lớn nhất mà các hoạt động mang lại là những kỹ năng vơ
cùng cần thiết của một cơng dân tồn cầu, bao gồm thiết lập mục tiêu, làm việc theo
nhóm, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề, tư duy phân tích,...
Hoạt động ngoại khóa là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến q trình hồn thiện kỹ
năng của sinh viên, đặc biệt là những kỹ năng cần thiết và có ích cho việc học tập của họ.
Chính vì vậy trong q trình tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy rằng hoạt động ngoại khóa
cũng tác động đến q trình học tập của sinh viên khoa Hàn quốc học. Để làm rõ sự ảnh
hưởng này, nhóm chúng tơi đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả như dưới đây:

Không đồng ý
Nội dung khảo sát
Tần số
(N)

21
Hứng thú hơn trong
học


tập

sau


tham gia hoạt động
ngoại khố
Hoạt
khố
thành tích học tập

động
làm

Ít tham
động ngoại khố có
thể hồn thành tốt
việc học

gia

Bảng 6: Ảnh hưởng của hoạt động ngoại khóa đến học tập của sinh viên
Khoa Hàn Quốc học, Trường Đại học KHXH & NV ĐHQG-HCM.
Kết quả bảng 6 cho thấy: Đa phần sinh viên khoa Hàn Quốc học đều cho rằng
hoạt động ngoại khóa mang lại ảnh hưởng tích cực cho học tập. 58.8% Sinh viên hứng
thú hơn trong học tập sau khi tham gia hoạt động ngoại khóa và 6.1% phản đối điều này.
Thu thập dữ liệu trong nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng 75.5% “đồng ý” hoạt động ngoại
khoá làm tăng động lực cho sinh viên. Theo thuyết về động lực của con người được phát
triển bởi Edward L.Deci và Richard M.Ryan (1985), động lực bên trong gắn với thực

hiện hành vi bởi sự hứng thú liên quan đến hành động, vì vậy hoạt động ngoại khoá đã
mang lại tư duy, động lực tích cực, tạo cơ sở nền cho việc duy trì và nâng cao thành tích.
Việc tham gia hoạt động ngoại khố có mối tương quan tích cực và nhất quán với
việc tham gia học tập thường xuyên, và việc đi học đầy đủ tương quan với điểm trung
bình cao hơn (Olson, 2008). Kết quả khảo sát cũng cho thấy: Sinh viên “đồng ý” “tham
gia hoạt động ngoại khoá làm tăng thành tích học tập” chiếm 47.4% trong khi đó chỉ có
7.6% sinh viên “khơng đồng ý”, số liệu này chứng tỏ khi tham gia hoạt động ngoại khóa

22


×